MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KINH TẾ NGẦM 5
1.1. KHÁI NIỆM KINH TẾ NGẦM 5
1.1.1. Đôi nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề kinh tế ngầm 5
1.1.2 Kinh tế ngầm như là một bộ phận của nền kinh tế phi chính thức 11
1.2. PHÂN LOẠI CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG KHU VỰC KINH TẾ NGẦM 18
1.2.1. Các hoạt động sản xuất ngầm 18
1.2.2. Các hoạt động kinh tế phi pháp 19
1.2.3. Các hoạt động tội phạm, lừa đảo – phi kinh tế 20
1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỚNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH TẾ NGẦM 20
1.3.1. Nhóm các yếu tố kinh tế 20
1.3.2. Nhóm các yếu tố chính trị - xã hội 23
1.4. KHU VỰC KINH TẾ NGẦM Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 25
1.4.1. Khu vực kinh tế ngầm tại các nước OECD 25
1.4.2. Khu vực kinh tế ngầm tại các nước đang phát triển 27
1.4.3. Khu vực kinh tế ngầm tại các nước có nền kinh tế chuyển đổi 29
1.4.4. Một số chương trình nghiên cứu về kinh tế ngầm đang và sẽ được triển khai trên thế giới 30
1.4.5. Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ thực tiễn nghiên cứu về kinh tế ngầm của các nước trên thế giới 33
CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG ĐỘ LỚN VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA KHU VỰC KINH TẾ NGẦM 35
2.1. HỆ THỐNG TÀI KHOẢN THỐNG KÊ QUỐC GIA SNA (System of National Accounts) UN 1993 – CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CƠ BẢN ĐỂ KHẢO SÁT KHU VỰC KINH TẾ NGẦM 35
2.2. PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG ĐỘ LỚN CỦA KHU VỰC KINH TẾ NGẦM 40
2.2.1. Giới thiệu tổng quát về các hướng tiếp cận khi đo lường độ lớn của khu vực kinh tế ngầm 40
2.2.2. Một số phương pháp đo lường kinh tế ngầm cơ bản 42
2.2.3. Lựa chọn phương pháp đo lường kinh tế ngầm phù hợp với điều kiện kinh tế quốc gia 53
2.3. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA KHU VỰC KINH TẾ NGẦM TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN 57
2.3.1. Một số điểm cần lưu ý khi đánh giá ảnh hưởng của kinh tế ngầm 57
2.3.2. Phương pháp chung để đánh giá ảnh hưởng của kinh tế ngầm 59
2.3.3. Đánh giá ảnh hưởng của kinh tế ngầm đến các hoạt động kinh tế quốc tế 62
2.3.4. Đánh giá ảnh hưởng của khu vực kinh tế ngầm đến sự phát triển kinh tế quốc dân 63
2.3.5. Đánh giá ảnh hưởng của kinh tế ngầm tới an ninh kinh tế quốc gia 68
CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA KHU VỰC KINH TẾ NGẦM TẠI VIỆT NAM 70
3.1. KHU VỰC KINH TẾ NGẦM TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 70
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển khu vực kinh tế ngầm tại Việt Nam 70
3.1.2. Đặc điểm của khu vực kinh tế ngầm tại Việt Nam 71
3.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của khu vực kinh tế ngầm ở nước ta 73
3.1.4. Những khó khăn chung khi tiến hành khảo sát khu vực kinh tế ngầm tại nước ta (từ kinh nghiệm khảo sát ở Hà Nội) 77
3.2. ĐÁNH GIÁ ĐỘ LỚN CỦA KHU VỰC KINH TẾ NGẦM Ở VIỆT NAM 79
3.2.1. Đánh giá chung 79
3.2.2. Đánh giá bằng phương pháp tỷ lệ co giản tiêu thụ điện năng/mức tăng GDP 82
3.2.3. Đánh giá bằng phương pháp tỷ lệ thất nghiệp – việc làm 84
3.3. ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA KINH TẾ NGẦM ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN (QUA KHẢO SÁT TẠI TP. HÀ NỘI) 91
3.3.1. Ảnh hưởng của kinh tế ngầm tới năng lực sản xuất 91
3.3.2. Ảnh hưởng của kinh tế ngầm tới phát triển kinh tế vĩ mô 94
3.3.3. Ảnh hưởng của kinh tế ngầm tới vấn đề an sinh xã hội 99
3.4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ KHU VỰC KINH TẾ NGẦM TẠI HÀ NỘI 100
CHƯƠNG IV. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ KHU VỰC KINH TẾ NGẦM TẠI VIỆT NAM 103
4.1. PHƯƠNG HƯỚNG QUẢN LÝ KHU VỰC KINH TẾ NGẦM TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008-2015 103
4.2. CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN - DÀI HẠN 106
4.2.1. Ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển bền vững 106
4.2.2. Phát triển nông thôn 106
4.2.3. Phát triển khu vực kinh tế chính thức ở thành thị 111
4.2.4. Phát triển thị trường lao động 112
4.3. CÁC GIẢI PHÁP CẤP THIẾT – NGẮN HẠN 114
KẾT LUẬN 117
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 119
PHỤ LỤC vi
140 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2501 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nhằm quản trị ảnh hưởng của khu vực kinh tế ngầm tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a với mức độ tội phạm hóa và thiếu minh bạch của nền kinh tế rất cao. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng các nước trong khu vực và trên thế giới lo ngai, e sợ khi làm ăn với các doanh nghiệp trong nước. Nói cách khác, kinh tế ngầm là hiểm họa cô lập kinh tế quốc gia trong cộng đồng thế giới. Hệ lụy của vấn đề này cức kỳ nghiêm trọng. Chúng ta đã có bài học xương máu trong những năm tháng thực hiện chính sách kế hoạch hóa tập, bị cấm vận kinh tế và cô lập gần nhu hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Tất cả đã dẫn đất nước vào tình trạng vô cùng khó khăn vào những năm 1982-1986.
Ảnh hưởng nghiêm trọng thứ hai của kinh tế ngầm tới các mối quan hệ chính trị của quốc gia đó chính là việc đánh mất các mối quan hệ quốc tế. Cô lập lâu dài, chúng ta sẽ mất dần các mối quan hệ với bạn bè, bạn hàng, đối thủ cạnh tranh, thậm chí các nước có quan điểm chính trị đối lập. Trong môi trường toàn cầu hóa như hiện nay, cô lập và đánh mất quan hệ - đồng nghĩa với việc chúng ta tự đẩy mình vào ngõ cụt. Do đó, chính phủ phải hết sức quan tâm đến việc kiểm soát ảnh hưởng của khu vực kinh tế ngầm. Bởi nếu không kiểm soát tốt, chúng ta đang đi ngược lại xu thế phát triển chung của nhân loại.
Ảnh hưởng kinh tế
Về kinh tế, sự phát triển của khu vực kinh tế ngầm trước hết sẽ làm tổn hại nghiêm trọng đến hình ảnh quốc gia. Sẽ không mấy người mặn mà đến thăm và tìm các cơ hội làm ăn tại một đất nước mà họ không hiểu hệ thống kinh tế - tài chính đang vận hành như thế nào? Quyền lực kinh tế đích thực đang nằm ở đâu? Chính phủ? Các nhà, nhóm tài phiệt? Các công ty đa quốc gia hay là giới tội phạm kinh tế? Đây cũng đồng nghĩa với chúng ta bị đẩy ra bên lề thị trường quốc tế. Không chỉ là thị trường kinh doanh, thị trường công nghệ và điều đáng lo ngại hơn là cả thị trường lao động. Kinh tế ngầm phát triển, có nghĩa là nền kinh tế chính thống đang thu hẹp, hệ thống pháp luật gần như bị vô hiệu hóa. Các cơ chế đảm bảo tài chính, đảm bảo đầu tư, đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài sẽ chỉ là những chính sách trên giấy tờ: hữu đanh – vô thực. Có nghĩa sẽ chẳng còn một nhà đầu tư chân chính, dài hạn nào yên tâm rót tiền vào với mục đích làm ăn lâu dài. Như vậy, giấc mơ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài – nguồn lực cơ bản để phát triển kinh tế, sẽ không thể thành hiện thực.
Và cuối cùng, nếu kinh tế ngầm phát triển đến một mức độ đủ mạnh, nhiều ông chủ doanh nghiệp lớn, thậm chí các tập đoàn đa quốc gia lại là thành viên của một nhóm lợi ích ngầm nào đó. Mục đích cơ bản của họ là sử dụng công cụ nhà nước để thực hiện những vụ lợi cá nhân hoặc nhóm cá nhân. Điều này rất dễ dẫn đến nhưng mâu thuẩn kinh tế không chỉ giữa các phe phái mà không khéo sẽ được nâng cấp thành mẫu thuẫn giữa các quốc gia. Điều mà bất kỳ một chính phủ bình thường nào cũng không hề mong muốn.
Đánh giá ảnh hưởng của khu vực kinh tế ngầm đến sự phát triển kinh tế quốc dân
Ảnh hưởng đến năng lực sản xuất
Mối quan hệ giữa sự phát triển của khu vực kinh tế ngầm và năng lực sản xuất (thông qua số đo là sản lượng) được biểu diễn trên Hình 3.
Sản lượng
Kinh tế ngầm
Khối lượng sản xuất tối đa
N
M
O
K
L
Ảnh hưởng của kinh tế ngầm tới hoạt động sản xuất kinh doanh
Hình 3 cho chúng ta thấy mối quan hệ mật thiết giữa sự phát triển của khu vực kinh tế ngầm và năng suất sản xuất (kinh doanh) của nền kinh tế. Trong một giai đoạn nào đó (từ điểm O qua L đến điểm M) sự phát triển của kinh tế ngầm sẽ góp phần làm gia tăng sản lượng của cải vật chất làm ra trong toàn nền kinh tế, góp phần cùng kinh tế chính thức đưa sản lượng này đạt giá trị cực đại tại điểm M. Sở dĩ có hiện tượng này là vì tại giai đoạn này các hoạt động ngầm vừa được hình thành và bắt đầu đưa vào sử dụng. Tác động phản nghịch của các hoạt động này đối với nền kinh tế chưa cao, không những thế nhiều hoạt động ngầm tại thời kỳ này đã góp phần tích cực giải quyết nạn thất nghiệp, góp phần đảm bảo thu nhập cho một số bộ phận người dân. Nền kinh tế nói chung đang được hưởng lợi từ các hoạt động ngầm (không kêt các hoạt động phi kinh tế). Tuy nhiên, nếu kinh tế ngầm tiếp tục phát triển, vượt qua ngưỡng tối đa (từ điểm M qua N tới K), lúc này kinh tế ngầm thực sự là hiểm họa của nền kinh tế vì nó sẽ làm năng lực sản xuất nói chung dần dần triệt tiêu. Các hoạt động ngầm phát triển, lấn át các hoạt động chính thức buộc khu vực kinh tế này phải thu hẹp. Nguồn thu của Chính phủ sẽ gặp nhiều khó khăn, các vấn đề an sinh xã hội sẽ không được bảo đảm. Kinh tế ngầm phát triển, có thể đem lại nguồn lợi khổng lồ cho một nhóm người, nhưng về bản chất đây là khu vực kinh tế không được kiểm soát hoặc là không thể kiểm soát được. Nó phát triển đồng nghĩa với việc nền kinh tế bị tội phạm hóa, hệ thống chính trị lung lay, các vấn đề an ninh kinh tế quốc gia trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Nhìn chung nền kinh tế trong hoàn cảnh này sẽ rơi vào tình trạng khôn người lái. Sản xuất vì vậy sẽ đình trệ, sản lượng giảm đến mức tối thiểu, xã hội đang sống trong giai đoạn tiền khủng hoảng. Kinh tế nước Nga giai đoạn 1991-1998 là một ví dụ điển hình. Xem thêm: Nguyễn Văn Minh, (2002). Kinh tế Nga sau khủng hoảng. Tạp chí Phát triển Kinh tế, ĐHKT TP.HCM, số 143, tháng 09.2002.
Ảnh hưởng tới kinh tế vĩ mô
Các chỉ số kinh tế vĩ mô thường được quan tâm nhiều nhất đó là: tốc độ tăng trưởng kinh tế; tỷ lệ lạm phát; tỷ lệ thất nghiệp; khả năng tích lũy của các chủ thể kinh tế và tình trạng phát triển cân bằng giữa các khu vực, ngành kinh tế. Có thể thấy cùng với sự nới rộng phạm vi hoạt động của khu vực kinh tế ngầm các chỉ số kinh tế vĩ mô đều bị ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực. Sản xuất ở khu vực chính qui thu hẹp sẽ kéo theo tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, gây khó khăn trong vấn đề thu nhập và tích lũy của một bộ phận không nhỏ những người lao động chân chính. Nhà nước không thu được thuế, dẫn đến tình trạng bội chi ngân sách. Nếu kéo dài chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát. Lạm phát gia tăng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tăng trưởng kinh tế. Đó là chưa kể kinh tế ngầm phát triển tạo nên sự mất cân đối giữa các khu vực kinh tế. Bởi vì đã là các hoạt động ngầm nên hoàn toàn không chịu sự kiểm soát nào của các cơ quan quản lý nhà nước. Do đó các chủ thể kinh tế ngầm hoàn toàn tự do quyết định giá cho sản phẩm của mình phụ thuộc vào nhu cầu và khả năng tiêu thụ của thị trường. Nếu hoạt động ngầm nở rộ, có nghĩa là đã hình thành hẳn hoi một thị trường ngầm với cấu trúc, qui mô và cơ chế hoạt động không giống với cơ chế thị trường. Kinh tế ngầm càng lớn thì thị trường càng méo mó và mất cân đối. Đây chính là tiền đề của các cuộc khủng hoảng kinh tế và bất an trong xã hội.
Ổn định kinh tế vĩ mô, cũng đồng nghĩa với việc chúng ta phải phát triển đối ta khả năng của khu vực kinh tế chính thức, tức là từng bước thu hẹp ảnh hưởng của kinh tế ngầm.
Ảnh hưởng đến sự phát triển của khoa học – công nghệ
Khoa học công nghệ là chìa khóa cơ bản của vấn đề phát triển hiện nay. Khoa học công nghệ không phát triển, đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ tự biến mình thành nô lệ kiểu mới trong nền kinh tế tri thức – nô lệ trí tuệ. Với đặc thù là các hoạt động giấu diếm, trốn tránh cơ quan quản lý – kinh tế ngầm không thể công khai phát triển công nghệ được. Hay nói cách khác, với các hoạt động ngầm vấn đề công nghệ là thứ yếu. Điều quan trọng nhất trong các hoạt động ngầm là lợi nhuận. Trong khi một phần rất lớn lợi nhuận có được tại đây được quyết định không phải bởi công nghệ mà chính bởi khả năng qua mặt các cơ quan quản lý: trốn thuế, trốn đăng ký, sử dụng lao động bất hợp pháp với giá rẻ chưa từng có. Do đó các chủ thể kinh tế ngầm không tập trung đầu tư phát triển công nghệ mà mục đích chính của họ là phải nhanh chóng phát triển sản xuất trên tầng công nghệ hiện có (hoặc có thể có được) để tận thu. Sự thay đổi liên tục trong công tác tác nghiệp làm cho kinh tế ngầm có đặc tính bất ổn – nên không thể bàn tới các vấn đề về đầu tư dài hạn hay phát triển bền vững được. Mà thiếu những điều kiện này, khoa học công nghệ không thể nào phát triển.
Nên không khó để có thể khẳng định sự phát triển của khoa học công nghệ và kinh tế ngầm là hai đại lượng đối nghịch nhau. Muốn khoa học công nghệ phát triển thì phải bằng mọi cách thu hẹp ảnh hưởng của khu vực kinh tế ngầm.
Ảnh hưởng đến các vấn đề an sinh xã hội và lợi ích cộng đồng
Tại điểm xuất phát không phải tất cả các hoạt động ngầm đều có ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. Nhìn từ góc độ nào đó, các hoạt động kinh tế ngầm tại những thời điểm nhất định đóng một vai trò không nhỏ trong việc tạo công ăn việc làm, giảm áp lực thất nghiệp cho xã hội, góp phần tăng thu nhập cho các đối tượng lao động, tức là góp phần chia sẻ kho khăn trong cuộc sống với người dân. Tuy nhiên, khác với các hoạt động phi chính qui – nơi người lao động bung ra làm thêm vì các nhu cầu mưu sinh cấp thiết, các chủ thể kinh tế ngầm có chủ ý trồn tránh cơ quan quản lý nhà nước để trục lợi, hoặc cố tình tổ chức sản xuất các mặt hàng có nhu cầu cao nhưng bị nhà nước cấm sản xuất. Nói như vậy để thấy sản phẩm của khu vực kinh tế ngầm hầu như không được thông qua một qui trình kiểm định nào. Các hoạt động ngầm vì thế cũng tồn tại – giống như một thế giới riêng. Và thế giới ngầm thì rất ít khi quan tâm đến vấn đề an sinh xã hội và lợi ích cộng đồng. Đại đa số các cá nhân hoặc doanh nghiệp khi đã quyết định thực hiện các hoạt động kinh tế ngầm đều hiểu rất rõ trách nhiệm và các hình phạt mà họ phải hứng chịu. Do đó các vấn đề trách nhiệm cộng đồng, an sinh xã hội, sản xuất sạch, phát triển bền vững, văn hóa và đạo đức kinh doanh – thực sự là những vấn đề trái ngược với nguyên lý của kinh tế ngầm. Do đó hoàn toàn hợp lý khi các kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ trọng kinh tế ngầm trong GDP của các nước phát triển thấp hơn nhiều lần (từ 5-8 lần) so với các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi.
Một số ảnh hưởng khác
Ngoài những ảnh hưởng cơ bản nêu trên. Kinh tế ngầm còn tác động đến nhiều khía cạnh khác của đời sống kinh tế xã hội. Ví dụ, như vấn đề chất lượng cuộc sống, vấn đề lãng phí nguồn nhân lực chất lượng cao hay chảy máu chất xám, chảy máu tài chính, làm bần cùng hóa nguồn nhân lực và tội phạm hóa nền kinh tế. Tất cả có thể dẫn đến những bất ổn định kinh tế - chính trị khó lường. Nước Nga là giai đoạn đầu của chuyển đổi kinh tế là một ví dụ điển hình. Những năm 1990-1998, sự bất lực của hệ thống quản lý nhà nước tại Nga đã dẫn đến tình trạng hỗn loạn trong kinh tế cũng như trong xã hội tạo nên một nét đặc trưng nguy hiểm của xã hội Nga lúc nà – tội phạm hoá cao độ. Cựu thủ tướng Nga V. Chernuinarzin, lúc đương nhiệm đã phải thừa nhận “sự hiện diện của quá trình tội phạm hoá toàn bộ đời sống xã hội”. Nhiều nhà hoạt động xã hội, nhà khoa học có uy tín đã lên tiếng cảnh báo về tình trạng báo động của vấn đề tội phạm gắn liền với tham nhũng trong hệ thống nhà nước. Nói cách khác ở tất cả các cấp có thể nhận thấy tình trạng chính quyền làm lá chắn – những “mái nhà” hợp pháp cho các tổ chức tội phạm, đặc biệt là tội phạm kinh tế. Không ít hiện tượng các ông trùm tội phạm, thậm chí tội phạm hình sự trở thành đại biểu quốc hội, hoặc những nhân vật quan trọng trong hệ thống quản lý nhà nước. Sự hình thành và phát triển nền kinh tế “đen” (kinh tế ngầm) – chính là vấn đề nhức nhối trong công cuộc cải cách ở Nga. Theo đánh giá của cựu bộ trưởng nội vụ Nga A. Culicop vào thời điểm 06-1997 có trên 40 nghìn xí nghiệp nhà máy ở Nga chịu quyền kiểm soát của giới tội phạm. Còn tỉnh trưởng vùng Donbaz A. Tuleev cho rằng trong ngành than để đưa được sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng phải trải qua 6 – 7 môi giới trung gian - đại diện của nền kinh tế “đen”. Nguyễn Văn Minh (2002). Kinh tế Nga sau khủng hoảng. Tạp chí Phát triển Kinh tế, số 143, tháng 09-2002. ĐHKT TP.HCM.
So với năm 1990, đến năm 1997 giá trị GDP của Nga giảm sút một cách chóng mặt, trung bình -8.2% mỗi năm. Ngân sách nhà nước thiếu hụt trầm trọng, nợ gia tăng, nhưng nguồn thu nhập chính từ thuế thì lại giảm đáng kể. Cộng thêm vào đó chính sách vay nượn tài chính ngắn hạn lãi suất cao nhằm huy động vốn bù đắp thiếu hụt ngân sách, càng thổi phồng nền tài chính “bong bóng” – dấu hiệu của khủng khoảng nghiêm trọng không thể tránh khỏi.
Chi phí của nhà nước cho các nhu cầu xã hội giảm một cách đáng kể, tình trạng nợ lương triền miên và kéo dài đã trở thành hiện tượng quen thuộc ở Nga trong những năm 1991-1998. Cắt giảm ngân sách nhà nước dẫn đến những vấn đề xã hội nghiêm trọng: theo thống kê chính thức tính đến nửa đầu năm 1992 thu nhập bình quân của người dân Nga giảm đột ngột 2-2.5 lần, số lao động có thu nhập dưới mức sống tối thiểu lên đến 33% (theo thống kê không chính thức con số này là 70-75%); nạn thất nghiệp tăng nhanh: 1991 tỉ lệ thất nghiệp là 7%, năm 1993 đã là 10.4% (7.8 triệu người), năm 1994 – 13.7% (10.2 triệu).
Có thể nói rằng khủng khoảng bao trùm lên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, chính trị tại Nga. Người dân mất dần niềm tin vào chính quyền, vào tương lai và đáng sợ nhất là vào chính bản thân mình. Kết quả nghiên cứu của tiến sĩ y khoa I. Gundarov đã chỉ rõ nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự gia tăng tỉ lệ tử vong trong những năm 1990-1998 - chính là sự suy sụp về tinh thần, đạo đức của người dân, như là hậu quả tất yếu của quá trình cải cách (tử vong vì nghèo khổ 11%, tự tử – 11%, hậu quả của các tệ nạn xã hội – 73%) Gundorov I. (2001). Demographic accident in Russia: the Reasons, Mechanisms, Ways of Overcoming. M.: URCC, 2001
.
Nói như vậy để thấy hậu quả của việc thả nổi quản lý với khu vực kinh tế ngầm nói riêng và kinh tế không được kiểm soát nói chung có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Do vậy, hơn bao giờ hết vấn đề kinh tế ngầm phải được quan tâm đúng mức.
Đánh giá ảnh hưởng của kinh tế ngầm tới an ninh kinh tế quốc gia
Từ khi chiến tranh lạnh kết thúc, khả năng xâm phạm an ninh quốc gia bằng quân sự không còn nhiều. Nhưng thay vào đó nguy cơ một đất nước bị mất quyền tự chủ, lệ thuộc hoàn toàn vào sự điều khiển bên ngoài về kinh tế lại càng gia tăng. Có mấy kịch bản chính mô phỏng sự phụ thuộc này. Thứ nhất, nền kinh tế quốc gia có thể bị bên ngoài lủng đoạn, làm rối loạn dẫn đến thảm kịch phá sản. Chính phủ trở thành con nợ, không đủ khả năng thanh toán. Chính phủ tuyên bố phá sản, toàn bộ tài sản quốc gia ở nước ngoài sẽ bị phong tỏa, tài khoản cũng bị đóng băng… Thứ hai, đất nước bị phong tỏa về kinh tế. Phong tỏa cũng có nhiều kiểu. Có thể mạnh mẽ và toàn diện như người ta đang áp dụng với Bắc Triều Tiên hiện nay và Iran tới đây, nhưng cũng có thể nhẹ nhàng, cấm vận dưới vỏ bọc “cạnh tranh thị trường”. Chiêu sách này đặc biệt hiệu quả với những quốc gia phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu, đặc biệt là nhập khẩu nguyên nhiên liệu. Thứ ba, quốc gia bị lệ thuộc về lương thực, có nghĩa là sản xuất nông nghiệp không đủ cung cấp cho nhu cầu nội quốc - làm không đủ ăn. Kịch bản này đặc biệt nguy hiểm đối với những nước đông dân và nền nông nghiệp thô sơ kém phát triển. Thứ tư, quốc gia bị lệ thuộc về công nghệ. Rõ ràng, trong nền kinh tế hậu công nghiệp, khi tri thức trở thành một trong những nguồn lực cơ bản để phát triển, ai nắm giữ được tri thức (mà biểu hiện cụ thể là thị trường công nghệ cao) người đó sẽ chiếm ưu thế tuyệt đối. Lệ thuộc nước ngoài về công nghệ, đồng nghĩa với việc chúng ta đang tự nguyện làm “nô lệ kiểu mới” – nô lệ tri thức. Muốn thoát ra khỏi tình trạng này, không có cách nào khác là phải đầu tư đúng hướng vào giáo dục và y tế. Nguyễn Văn Minh (2007). An ninh kinh tế quốc gia rồi sẽ đi về đâu? Hà Nội: Tạp chí TIA SÁNG số 13, 05.07.2007.
Có thể thấy, nếu kinh tế ngầm thực sự phát triển thì cả bốn kịch bản trên đều có cơ hội thành hiện thực. Kinh tế ngầm phát triển sẽ làm đình trệ nền kinh tế quốc gia (kịch bản thứ nhất); làm đất nước bị cô lập hoặc tự cô lập về kinh tế (kịch bản thứ hai); làm sản xuất sụt giảm, trong đó có cả sản lượng lương thực (kịch bản thứ ba); và cản trở khoa học kỹ thuật phát triển, biến đất nước thành nô lệ về công nghệ (kịch bản thứ tư). Chắc không ai trong chúng ta lại muốn Tổ quốc mình phải kinh qua một trong bốn kịnh bản nêu trên.
***
Khảo sát định lượng khu vực kinh tế phi chính thức nói chung và kinh tế ngầm nói riêng là một vấn đề phức tạp. Tuy rằng tất cả các quốc gia đều công nhận sự tồn tại hiển nhiên của khu vực kinh tế này, nhưng mỗi nước lại có cánh đánh giá và nhìn nhận riêng. Để định lượng khu vực kinh tế ngầm người ta thường sử dụng hai hướng tiếp cận cơ bản: gián tiếp và trực tiếp với 3 phương pháp đặc trưng: 1) phương pháp tính GDP truyền thống thông qua giá trị sản xuất, phân phối và tiêu dùng cuối cùng; 2) phương pháp tiền tệ: thông qua xác định lượng tiền quay vòng trong nền kinh tế ngầm; và 3) phương pháp tính hệ số co giãn giữa tỷ lệ tiêu thụ điện năng/tỷ lệ tăng GDP. Việc Hệ thống tài khoản quốc gia SNA 93 bổ sung phần đánh giá và phân loại khu vực kinh tế chưa được giám sát vào hệ thống thống kê quốc gia đã tạo ra một bước nhảy vọt về lý luận và thực tiễn định lượng kinh tế ngầm. Chúng tôi đã tiến hành phân tích, giới thiệu các điểm mới này cùng các phương pháp thông dụng, đồng thời chỉ rõ phương pháp nào có thể sử dụng hiệu quả trong điều kiện kinh tế Việt Nam. Cũng trong chương này, chúng tôi đã nghiên cứu đề xuất được phương pháp để xác định mức độ ảnh hưởng của kinh tế ngầm tới nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, phương pháp của chúng tôi chỉ dừng lại ở mức độ chỉ ra cơ chế của ảnh hưởng, còn chỉ tiêu hoặc cách thức để đánh giá ảnh hưởng cần phải được tập trung nghiên cứu thêm. Công việc này, một phần chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện trong các phần tiếp theo.
CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA KHU VỰC KINH TẾ NGẦM TẠI VIỆT NAM
KHU VỰC KINH TẾ NGẦM TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
Quá trình hình thành và phát triển khu vực kinh tế ngầm tại Việt Nam
Việt Nam vốn là nước nông nghiệp. Do tính chất thời vụ sản xuất nông nghiệp vào những lúc nông nhàn người nông dân thường tìm đến các công việc để nâng cao mức thu nhập. Dần dần cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, nhiều ngành nghề xuất hiện: giấy, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, chế biến thực phẩm, rèn đúc kim loại… ở mỗi địa phương. Về sau phát triển thành các làng nghề khác nhau: gốm Bát Tràng, tơ lụa Vạn Phúc, gỗ Đồng Kỵ, đúc đồng Đại Bái… phát triển cho đến tận ngày hôm nay.
Trong thời kỳ Pháp thuộc, do sự hình thành và phát triển của một số đô thị, các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa… nhu cầu về các loại sản phẩm thủ công truyền thống được mở rộng. Mặc dù bị các ngành nghề công nghiệp của Pháp cạnh tranh nhưng nhiều ngành thủ công vẫn tồn tại và phát triển, tạo việc làm và thu nhập cho dân cư. Ở các đô thị, các trung tâm văn hóa, chính trị lớn, cuộc sống cao của các tầng lớp trên đã làm nảy sinh nhu cầu về nhiều loại lao động dịch vụ như: lao công, giặt là quần áo, kéo xe tay, con ở… Đó là những lý do thúc đẩy khu vực kinh tế ngầm tồn tại và phát triển.
Trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung, cũng giống như khu vực ngoài quốc doanh, về mặt pháp lý, khu vực kinh tế ngầm không được phép tồn tại. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có những hoạt động phi chính thức như: sửa chữa xe đạp, mua bán phế liệu, sản xuất dấu diếm, bán hàng rong… Ở thời kỳ này, vai trò và độ lớn của khu vực này là không đáng kể trong nền kinh tế, không được đề cập đến trong các số liệu thống kê, chính sách của nhà nước, cũng như chưa có sự quan tâm nghiên cứu đúng mức và hệ thống. Trên thực tế, do thu nhập từ hoạt động kinh tế chính thức còn rất thấp, nên những người có điều kiện tham gia các hoạt động kinh tế phi chính thức lại có thu nhập đáng kể. Chẳng hạn hoạt động thợ may (không đăng ký), bán quán, buôn hàng trốn thuế … luôn là những công việc đưa lại nguồn thu nhập cao.
Trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, nhiều hoạt động kinh tế ngầm được mặc nhiên công nhận nên càng có điều kiện phát triển mạnh mẽ rộng khắp từ thành thị tới nông thôn. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xu hướng đô thị hóa ngày một phát triển mạnh mẽ đã thúc đẩy quá trình di dân từ nông thôn ra thành phố, đồng thời kéo theo sự tăng trưởng của các hoạt động kinh tế ngầm. Sự phát triển bùng nổ của kinh tế ngầm và khu vực kinh tế phi chính thức đã không được thể hiện hết trong các số liệu thống kê. Bởi tại giai đoạn này, chính hệ thống thống kê cũng đang nằm trong quá trình chuyển đổi, đến ngay các hoạt động kinh tế chính thức cũng chưa hề được thống kê một cách đầy đủ. Đó là chưa kể đến phần phương pháp luận và công cụ thống kế chúng ta vẫn còn rất lúng túng. Bên cạnh đó, do nền kinh tế đang chuyển đổi, với khung khổ pháp lý và hệ thống thể chế chưa hoàn thiện, nhiều hoạt động kinh tế mới nảy sinh mà chúng ta chưa biết liệt kê vào khu vực kinh tế nào. Đặc biệt là các hoạt động thuộc khu vực dịch vụ và các ngành mới trước đây chưa từng có trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, ví dụ hoạt động môi giới thương mại, khám chữa bệnh tại nhà, gia sư… Các hoạt động ngày một có chiều hướng gia tăng.
Đặc điểm của khu vực kinh tế ngầm tại Việt Nam
Đặc điểm hoạt động kinh tế ngầm ở nông thôn. Ở nông thôn, khu vực kinh tế phi chính thức, trong đó có các hoạt động kinh tế ngầm, bao gồm tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trong lĩnh vực phi nông nghiệp của các hộ gia đình; doanh nghiệp nhỏ; cơ sở tổ hợp sản xuất (dưới 10 lao động) và các cá nhân làm nghề tự do. Đây là khu vực rộng lớn, đa dạng và phong phú có mặt ở hầu khắp mọi lĩnh vực hoạt động. Từ hoạt động dịch vụ nông nghiệp, đánh bắt hải sản, chế biến lương thực thực phẩm, cơ khí chế tạo, buôn bán, xây dựng, giao thông vận tải, khai thác vật liệu xây dựng và nhiều dịch vụ khác. Khu vực kinh tế phi chính thức đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo việc làm, tăng thu nhập cho dân cư nông thôn – đô thị, phần nào góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ở khu vực nông thôn trên cả nước có từ 18-20% số hộ nông dân thường xuyên tham gia hoạt động phi nông nghiệp. Điều này cho thấy các hộ kinh doanh phi nông nghiệp hiện là chủ thể quan trọng trong tạo việc làm và thu nhập cho dân cư nông thôn và là chủ thể chính trong khu vực kinh tế phi chính thức ở nông thôn. Khoảng ba phần tư số hoạt động kinh doanh của các hộ gia đình trong khu vực kinh tế phi chính thưc nông thôn tập trung vào các ngành nhất định như dịch vụ nông nghiệp, chế biến lương thực, thực phẩm, cơ khí chế tạo, thương mại và dịch vụ. Những hoạt động này chủ yếu được phát triển dựa trên cở sở nguồn nguyên vật liệu và sức lao động sẵn có ở địa phương. Có thể khái quát những hoạt động chính trong khu vực kinh tế phi chính thức ở nông thôn như sau:
- các ngành nghề trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại ở nông thôn bao gồm: i) hoạt động cung ứng vật tư cho nông nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp và hàng hóa tiêu dùng cho nông thôn, thu mua hàng hóa nông sản, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn; ii) hoạt động dịch vụ có tính công nghiệp phục vụ cho nhu cầu thủy lợi, làm đất, chăm sóc cây trồng, vật nuôi, thu hoạch và sơ chế sản phẩm nông nghiệp, sửa chữa máy nông nghiệp và tàu thuyền nhỏ;
các ngành nghề trong lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: i) ngành nghề san xuất công cụ lao động phục phụ trực tiếp hoạt động nông nghiệp như: cày bừa, máy tuốt lúa và cao hơn là các loại máy gặt đập, máy sấy thóc, máy xay xát…; ii) ngành nghề sản xuất sản phẩm tiêu dùng phục vụ sinh hoạt hàng ngày như: đồ gỗ, đồ gốm, đồ đồng, đồ nhôm, sắt; iii) loại ngành nghề chế biến lương thực, thực phẩm như nghề làm mắm, sấy khô cá tôm, làm bún, bánh đa, đậu phụ…; iv) loại ngành nghề cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác như nghề làm giấy, nghề làm tơ lụa, dệt vải, khai thác vật liệu xây dựng.
Các loại hoạt động kinh doanh trên phân bố không đều giữa các vùng kinh tế trong nước và có xu thế phát triển mạnh mẽ ở những khu vực gần thành thị lớn và trong những vùng có điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp như đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và vùng Đông Nam Bộ.
Trong những năm qua, sự phát triển của khu vực kinh tế này tại nông thôn với chủ thể chính là các hộ kinh doanh phi nông nghiệp đã đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong tạo việc làm và tăng thu nhập cho dân cư nông thôn. Tiền lương bình quân của lao động gia đình của các hộ phi nông nghiệp là 390.000 đồng/tháng và lao động thuê ngoài là 444.000/tháng. Thực tế cho thấy, từ 1993 tới nay, mức độ tăng thu nhập từ hoạt động kinh tế trong khu vực kinh tế phi chính thức nông thôn khoảng 30%. Tỷ trọng thu nhập từ các hoạt động phu nông nghiệp tính trung bình chung cho cả nước chiếm 18-19%. Con số này ở đồng bằng sông Hồng là 28-29%; Bắc Trung bộ là 26,6-27%; đồng bằng sông Cửu Long là 22,9-30%. Điều này chứng tỏ ví trí và vai trò không thể phủ nhận của khu vực kinh tế phi chính thức ở nông thôn Việt Nam Phạm Văn Dũng, Mai Thị Thanh Xuân (2003). Khu vực kinh tế phi chính thức: Thực trạng và những vấn đề đặt ra với công tác quản lý. NXB.: Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 87-88.
.
Đặc điểm hoạt động kinh tế ngầm ở thành thị. Bắt đầu từ đổi mới kinh tế vào năm 1986, nền kinh tế Việt Nam đã chuyển đổi mang tính căn bản sang các quan hệ thị trường và đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của khu vực kinh tế ngầm cả về
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Vấn đề cơ bản về kinh tế ngầm.doc