Đề tài Giải pháp phát huy vai trò nhà nớc trong việc khuyến khích tinh thần cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

Mở cửa thị trường tài chính, nâng cao hoạt động của hệ thống ngân hàng để từ đó thay dần cho việc hỗ trợ vốn từ ngân sách chính phủ, thông qua đó tận dụng triệt để nguồn vốn sẵn có trong dân chúng, làm giảm các cơn sốt về đầu tư bất động sản, và các loại kim loại quí cũng như ngoại tệ mạnh, đây là một biện pháp tích cực làm giảm các khoản nợ nước ngoài và khuyến khích toàn bộ dân chúng tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, trong thời gian tới cần phải nới lỏng, tháo bỏ dần việc thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi, chính phủ chỉ nên hỗ trợ về vốn tín dụng ưu đãi trong thời gian đầu khi mà doanh nghiệp thật sự khó khăn và sau đó là doanh nghiệp phải tự lực cánh sinh, đây là một chính sách rất phù hợp với tình hình thực tế của các doanh nghiệp Việt Nam, tạo điều kiện để tăng khả năng sáng tạo, chủ động trong công việc, để có thể nâng cao được lệ nội địa hoá. Mặt khác, chính phủ phải kết hợp đồng bộ các chính sách khác như: chính sách giảm thuế hợp lí một phần vừa kích thích các doanh nghiệp phát triển mặt khác tăng bội thu ngân sách, nó còn có tác dụng chống buôn lậu, trốn thuế. Đến hết năm 2003 Việt Nam thực hiện chính sách ưu đãi tín dụng khoảng hơn 40 các ngành chủ chốt, là rất còn quá nhiều trước quá trình hội nhập, dự kiến (20/05/2004) Việt Nam phải giảm xuống còn 14, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam.

 

doc75 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1629 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp phát huy vai trò nhà nớc trong việc khuyến khích tinh thần cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tư nước ngoài mà năng lực công nghệ quốc gia được tăng cường và là đối thủ, đối tác quan trọng để các doanh nghiệp Việt Nam có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm cũng như năng suất lao động. Ngoài ra họ còn cải thiện đáng kể mức thu nhập của lực lượng lao động của Việt Nam, đồng thời tạo nên nhiều sản phẩm và ngành nghề mới, tích cực góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển lực lượng sản xuất của đất nước. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra gần 35% giá trị sản phẩm công nghiệp. Về thương mại, làm tăng khả năng cung ứng hàng hoá cho thị trường, giảm nhu cầu nhập khẩu hàng hoá thiết yếu,góp phần bình ổn thị trường trong nước, nâng cao đời sống xã hội, góp phần đáng kể trong việc mở rộng thị trường, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Từ những năm tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước cho đến thời đại toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế, bộ mặt kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến. Song kinh tế Việt Nam chưa đủ mạnh để vươn lên và nguyên nhân quyết định đến điều này là năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu. Bảng 6: Xếp hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong giai đoạn 1997-2002 Năm Tên nước 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Việt Nam 49 39 48 53 62 65 Trung Quốc 29 28 32 41 47 33 Tổng số nước 53 53 59 59 75 80 Nguồn: Diễn đàn kinh tế thế giới. Mặc dù nhà nước đã có nhiều giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, nhưng thực tế vai trò và tác dụng của những giải pháp đó còn nhiều hạn chế, thiếu tính đồng bộ. Dưới sự tác động của những giải pháp đó, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều tiến bộ nhưng vẫn ở mức thấp so với trình độ chung của các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Trong các nước ASEAN năm 2000-2002 thì Việt Nam đứng hàng thứ 11, so với thế giới, năm 2002 trong 80 nước thì năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và quốc gia đứng hàng thứ 65. Khả năng cạnh tranh của các sản phẩm Việt Nam không cao.Việt Nam chỉ có ưu thế trong những sản phẩm được tạo ra từ sử dụng nhiều nhân công lao động, hàm lượng công nghệ thấp, mang tính mùa vụ (giầy dép, dệt may ) và phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên (lương thực, thực phẩm, thuỷ hải sản). Đây chính là một hướng đi ngược so với nên kinh tế thế giới, nền kinh tế của dịch vụ, công nghệ thông tin và hàm lượng chất xám, khoa học kĩ thuật cao. Trong khi các nước trên thế giới cho ra những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, thì Việt Nam phải mua lại thế hệ công nghệ cũ kĩ, lạc hậu với năng suất lao động thấp hơn, nguồn lao động sử dụng các loại máy móc thiết bị này nhiều, khấu hao nhanh, do đó làm cho chi phí sản xuất cao đẩy mức giá sản phẩm lên, điều này làm giảm tính cạnh tranh. Bên cạnh những thiếu sót đó Việt Nam còn có những thành công đáng kể , năm 2003 chúng ta đã vươn lên hàng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo với sản lượng xuất khẩu đạt 3,5 triệu tấn. Mặc dù năng lực của chúng ta còn rất thấp và cách xa so với các nước phát triển như là: Nhật, Mỹ,.., nhưng những mặt hàng của chúng ta đã có thể tạo ra niềm tin đối với người tiêu dùng của các nước đó, đó chính là các mặt hàng như: cá Tra, cá Basa, cà phê Trung Nguyên... 3 . Những khó khăn làm giảm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam 3.1. Thiếu vốn kinh doanh Vốn là một nguồn lực quan trọng nhất, không thể thiếu cho việc hình thành và hoạt động của doanh nghiệp. Vậy mà các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hoạt động không ít các doanh nghiệp nằm trong tình trạng thiếu hay không đủ lượng vốn cần thiết để mở rộng sản xuất, mở rộng đầu tư, nâng cao năng suất, nhưng lại có một số doanh nghiệp có vốn lại sử dụng vốn không hiệu quả. Ngoài ra tình hình tài chính của các doanh nghiệp hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề khác mà nổi bật nhất là các khoản nợ khó đòi. 3.2. Trình độ quản lí và đội ngũ cán bộ còn thấp Chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, nhân lực là một trong những yếu tố sản xuất hàng đầu trong bất cứ nền sản xuất nào, để có được sức cạnh tranh cao, nguồn lực lao động phải có chất lượng cao (bao gồm sức khoẻ, năng lực chuyên môn, quản lí, nắm bất thị trường, tinh thần trách nhiệm, tác phong công nghiệp ,,), nhất là trong điều hội nhập kinh tế và khi nhiều nền kình tế trên thế giới vận hành dựa vào tri thức. Trong thời đại kinh tế thị trường, kẻ nào mạnh thì kẻ đó sẽ thắng, sẽ nuốt chửng kẻ yếu. Những người đứng đầu phải thật sự nhanh nhạy, nắm bắt thông tin một cách tổng quát và tập trung vào những điểm cần thiết. Thực tế ở Vịêt Nam hiện nay nhân tố con người vẫn chỉ ở dạng tiềm năng hoặc chỉ có lợi thế về số lượng, do lao động chủ yếu vẫn là lao động phổ thông, thiếu tác phong công nghiệp, chậm trễ trong việc thu nhận và xử lí thông tin. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu bức thiết của doanh nghiệp. 3.3. Thiếu thị trường tiêu thụ Sản xuất sản phẩm và cung cấp dịch vụ thì phải xác định được thị trường thâm nhập. Các doanh nghiệp Việt Nam là phần lớn thiếu thông tin về sản phẩm, thị hiếu tiêu dùng, kênh phân phối, giá cả sản phẩm cạnh tranh với doanh nghiệp mình trên thị trường xuất khẩu, đặc biệt là các thông tin về pháp luật của thị trường muốn thâm nhập. Khi đã thâm nhập được thì gặp nhiều khó khăn về cả pháp luật, chính trị, văn hóa do đó việc chiếm thị phần sẽ rất khó khăn và cái khó ở đây là phải tìm cho doanh nghiệp mình một thị trương đầu ra ổn định và lâu dài, mà không phải chịu sự bảo hộ và trợ cấp của chính phủ. 3.4. Trình độ khoa học - Công nghệ Khoa học - Công nghệ là yếu tố quyết định đối với hàng hóa về giá cả, chất lượng, hình thức, tính ưu việt. Các doanh nghiệp Việt Nam trong tình trạng khoa học, công nghệ, kỹ thuật thấp kém, tụt hậu so với công nghệ hiện đại ngày nay rất nhiều, máy móc thiết bị thì thuộc thế hệ cũ kĩ, năng suất lao động lại thấp. Trình độ công nghệ lạc hậu đã dẫn đến chi phí đầuvào của Việt Nam trung bình cao gấp 1,5 lần so với mức thế giới, 1,3 - 1,5 lần so với các nước trong khu vực ASEAN làm tăng các khoản chi phí khác làm cho giá các sản phẩm tăng hạn chế khả năng cạnh tranh, do đó đã gây ra cho các doanh nghiệp những bất lợi lớn: - Chưa có tiềm năng để sản xuất một mặt hàng có chất lượng, theo tiêu chuẩn quốc tế ở mức giá ngang bằng hay thấp hơn mức giá phổ biến trên thị trường thế giới - Chưa tạo ra lợi thế cạnh tranh của mình, rất thụ động trong việc nghiên cứu sản phẩm và thâm nhập thị trường - Các tiêu chí về chất lượng sản phẩm (như chỉ tiêu đánh giá an toàn thực phẩm, yếu tố cấu thành, thời hạn bảo hành, mức độ gây ô nhiễm…) , giá thành, trình độ khoa học công nghệ, trình độ tay nghề, thị phần của doanh nghiệp về sản phẩm và dịch vụ còn quá thấp. III . vai trò của chính phủ trong việc khuyến khích tinh thần cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam Việt Nam là một đang phát triển và hội nhập muộn, quy mô và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như của quốc gia còn hết sức nhỏ bé, vì vậy để tham gia nhanh và có hiệu quả vào thị trường thế giới, khai thác lợi thế của đất nước trong việc định hướng, hỗ trợ các chủ thể trong nền kinh tế. Đặc biệt trước những biến động phức tạp trong quan hệ thương mại quốc tế, trước sự bảo hộ và tự vệ của các nước phát triển đối với các sản phẩm sản xuất trong nước vốn được coi là sản phẩm có lợi thế thì vai trò của nhà nước càng trở nên quan trọng. Vai trò của nhà nước trong thương mại quốc tế thể hiện trươc hết ở việc tạo lập môi trường pháp lý, chính sách kích thích sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường quốc tế theo hướng vừa phù hợp voí điều kiện thực tế của đất nước, vừa phù hợp với luật chơi quốc tế, với các hiệp ước, định chế quốc tế. Một môi trường pháp lý và chính sách thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường ra nước ngoài nhằm tăng qui mô xuất khẩu và khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, đồng thời bảo hộ hợp lý thị trường trong nước trước sự xâm nhập ngày càng mạnh mẽ của hàng hóa và dịch vụ nước ngoài. 1. Ban hành và đổi mới hệ thống luật pháp 1.1. Luật Doanh nghiệp Chính phủ đã ban hành Luật doanh nghiệp(12/06/1999). Một trong những mục tiêu của Luật doanh nghiệp là giải phóng và phát huy mọi lực lượng, mọi tiềm năng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho mọi người, mọi gia đình, mọi doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển, không hạn chế về qui mô và địa bàn hoạt động trong những lĩnh vực mà pháp luật không cấm, khắc phục sự giảm sút của khu vực kinh tế này. Nhà nước khuyến khích, hướng dẫn, giúp đỡ doanh nghiệp và nhân dân đầu tư và phát triển có hiệu quả. Để đạt được mục tiêu trên chính phủ đã đưa ra trong luật nhiều điều khoản và qui định làm cho những doanh nghiệp, công ty thành lập trước đó năng động hơn trong việc mở rộng thị trường và trong chính hoạt động của doanh nghiệp, công ty mình và làm tăng tính cạnh tranh. Số lượng doanh nghiệp Việt Nam thành lập gia tăng do thủ tục thành lập đơn giản hơn (trước đây, muốn thành lập một doanh nghiệp thì các nhà đầu tư cần phải qua 28 cửa và rất nhiều thủ tục, con dấu nhưng hiện nay có rất nhiều địa phương đã tiến hành cải cách nhằm giảm dần xuống, thậm chí còn 1 cửa và một con dấu như Đồng Nai, Bình Dương…), môi trường và phạm vi hoạt động được tự do hơn, thoải mái hơn. Với sự gia tăng của các doanh nghiệp Việt Nam và không có sự hạn chế về môi trường, phạm vi hoạt động trong những lĩnh vực pháp luật không cấm, sẽ không thể không có chung những doanh nghiệp có chung một lĩnh vực hoạt động, thêm vào đó là các doanh nghiệp nước ngoài cũng ngày một gia tăng. Đây là một môi trường cạnh tranh lớn giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau và với các doanh nghiệp nước ngoài. Các doanh nghiệp Việt Nam buộc phải phát huy và tìm kiếm những khả năng có sẵn và cơ hội để giành được chỗ đứng trên thị trường. Dưới đây là một số nội dung mà luật doanh nghiệp Việt Nam qui định có tác dụng đến tinh thần kinh doanh của doanh nghiệp Vịêt Nam: -Cải cách thủ tục hành chính trong việc thành lập doanh nghiệp theo hướng góp việc xin giấy phép thành lập và đăng kí kinh doanh thành một thủ tục, những cải cách đó của nhà nước trong luật doanh nghiệp sẽ làm giảm bớt những chi phí về thời gian, công sức, tiền bạc trong việc thành lập doanh nghiệp.Điều này đã tác động và thúc đẩy sự thành lập của các doanh nghiệp. -Đảm bảo định hướng phát triển của nhà nước đồng thời mở rộng quỳên tự chủ, sáng tạo trong kinh doanh của các doanh nghiệp và dân cư. -Với mục đích khuyến khích doanh nghiệp và dân cư trực tiếp đầu tư vốn để kinh doanh, mở rộng qui mô ngành, nghề kinh doanh, luật doanh nghiệp đã bổ sung thêm các loại hình doanh nghiệp để nhà đầu tư lựa chọn đồng thời tạo cơ sở pháp lí giúp nhà đầu tư giảm và phân bổ rủi ro hợp lí trong quá trình kinh doanh. -Qui định việc chia tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp và chuyển đổi từ loại hình này sang loại hình khác, tạo cho doanh nghiệp cơ hội và khả năng linh hoạt trong mở rộng qui mô, ngành nghề kinh doanh để có được sức mạnh và điều kiện cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài. -Bãi bỏ yêu cầu về vốn pháp định như là một điều kiện để thành lập doanh nghiệp. 1.2 . Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (hiệu lực 01/01/1999) Luật thuế thu nhập doanh nghiệp ra đời không những để đảm bảo sự đóng góp cân bằng, hợp lí giữa các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vào ngân sách nhà nước mà còn nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp góp phần khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực cũng như các khu vực khác nhau, thể hiện qua những nội dung cụ thể sau: * Miễn thuế, giảm thuế cho các cơ sở sản xuất kinh doanh mới thành lập Cơ sở sản xuất mới thành lập được miễn 2 năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế và được giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp trong thời gian 2 năm tiếp theo. Riêng các cơ sở sản xuất thành lập ở miền núi, hải đảo, và vùng có khó khăn khác thì được thêm 2 năm miễn giảm thuế nữa Cơ sở mới thành lập thuộc các dự án ưu đãi đầu tư được miễn thuế, giảm thuế +> Đối với cơ sở sản xuật mới thành lập được miễn thuế 2 năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế thu nhập tối đa là 4 năm tiếp theo. Đầu tư miền núi, hải đả , vùng khó khăn khác thời gian được miễn thuế thêm từ 1-2 năm, giảm 50% số thuế thu nhập từ 1-5 năm tiếp theo + > Đối với cơ sở kinh doanh hàng hoá, dịch vụ mới thành lập được giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp trong 1-2 năm đầu, riêng đầu tư miền núi trong vòng tối đa là 5 năm tiếp theo * Miễn thuế, giảm thuế với cơ sở kinh doanh trong nước trong đầu tư dây chuyền sản xuất mới, mở rộng qui mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất. * Cá nhân có thuế thu nhập 3 triệu đồng Việt Nam trở lên đóng thuế thu nhập nhưng đến ngày 01/07/2004 thì mức đóng thuế thu nhập chịu thuế thu nhập là trên 5 triệu đồng Việt Nam. Như vậy về cơ bản với sự ra đời của hai hệ thống luật trên đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho quá trình thành lập các doanh nghiệp mới và khuyến khích quá trình hoạt động của các doanh nghiệp nhất là đối với các doanh nghiệp mới thành lập, hoạt động ở những vùng hải đảo, vùng kinh tế khó khăn. Ngoài ra luật đầu tư, luật lao động và một số luật khác cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các cá nhân, tổ chức kinh tế. 2 . Các chính sách phát huy vai trò của chính phủ trong việc khuyến khích tinh thần cạnh tranh đối với các doanh nghiệp Việt Nam Một nền kinh tế muốn phát triển đòi hỏi phải có sức cạnh tranh cao, có cạnh tranh thì mới luôn đảm bảo đổi mới và hoàn thiện.Thiếu tính cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh hay tinh thần cạnh tranh chưa cao, thì các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung sẽ bị tụt hậu. Do đó yêu cầu đặt ra đối với chính phủ là cần coi trọng hoạt động điều tiết, phải có quyết sách để khuyến khích tinh thần cạnh tranh của các doanh nghiệp đang ở dạng tiềm năng làm nền tảng cho sự ổn định và phát triển kinh tế bền vững trong dài hạn. Đây là những yếu tố mà Việt Nam thiếu trong giai đoạn hiện nay. Kể từ những năm thực hiện đổi mới cho đến những năm Mỹ xoá bỏ cấm vận Việt Nam (1995), chính phủ đã đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích tinh thần cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, và Việt Nam đã có những bước đầu tiên khá là vững chắc mặc dù chưa đạt hiệu quả như chúng ta mong muốn. 2.1. Đầu tư từ ngân sách nhà nước Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội để tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi và giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đầu vào. Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển nền kinh tế, và là yếu tố quan trọng tạo ra môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp. Nhưng muốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đòi hỏi phải có một lượng vốn rất lớn mà khả năng của doanh nghiệp lại có hạn đòi hỏi nhà nước phải đứng ra bỏ vốn ra đầu tư. Nhà nước đầu tư vốn có tính chất “ khơi nguồn” vào một số ngành công nghiệp được lựa chọn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và các ngành này phát triển, trên cơ sở đó sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm ở những doanh nghiệp và những ngành khác. Ngoài ra, chính phủ cần tạo vốn cho một số ngành công nghiệp then chốt, được lựa chọn mà năng suất của ngành này tạo nên chi phí sản xuất của ngành khác, mà một thực tế là bản thân ngành đó lại không có khả năng thu hút và huy động vốn trên thị trường do phải dùng một lượng vốn quá lớn nhưng thời gian thu hồi vốn lại chậm, do đó việc ưu tiên vốn từ ngân sách nhà nước cho các ngành này là vô cùng quan trọng. 2.2. Chính sách thuế. Có một hệ thống thuế gián thu phù hợp để điều chỉnh tiêu dùng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị phần, nó có tác động trực tiếp làm thay đổi giá cả hàng hoá, tuỳ vào mức cung cầu trên thị trường. Thực hiện chính sách thuế quan bảo hộ: Các rào cản thuế quan cũng như các biện pháp bảo hộ được thực hiện thông qua áp dụng hàng rào thuế quan cao đối với một số ngành công nghiệp non trẻ trong nước trong một thời kì nhất định. Thực hiện phân biệt mức thuế suất dùng để hạn chế hay nâng đỡ khả năng cạnh tranh của từng doanh nghiệp thông qua việc thực hiện các mức thuế suất phân biệt. Có thể đánh thuế thấp đối với các sản phẩm cần khuyến khích hoặc đánh thuế cao đối với các sản phẩm cần hạn chế tiêu dùng, nâng cao về khả năng cạnh tranh về giá của mình so với các đối thủ khác ở thị trường trong nước. Thực hiện các chính sách ưu đãi về thuế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, để thực hiện khuyến khích và ưu đãi. Nhà nước có thể sử dụng cả thuế trực thu và thuế gián thu, nhất là việc sử dụng thuế thu nhập doanh nghiệp để tác động trực tiếp đến lợi ích của doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng, nhà nước thực hiện việc miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ làm tăng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, nâng cao khả năng tích luỹ về vốn đây là một nguồn vốn hết sức quan trọng, và là nguồn vốn nội lực của doanh nghiệp để có thể đổi mới thiết bị, công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong dài hạn. Các hình thức miễn, giảm thuế mà nhà nước sử dụng + > Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp do sử dụng lợi nhuận để lại với mục đích tái đầu tư thực hiện để đổi mới công nghệ và thiết bị. + > Miễn, giảm thuế cho sản xuất sản phẩm mới. + > Miễn, giảm thuế nhập khẩu đối với thiết bị và nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. + > Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. + > áp dụng khấu hao nhanh tài sản cố định, một hình thức giảm thuế cho doanh nghiệp để tập trung vốn đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ. 2.3 . Chính phủ có những chính sách để khuyến khích và phát huy nội lực của các doanh nghiệp dựa trên lợi thế so sánh Việt Nam có rất nhiều điều kiên để phát triển như có vị trí địa lí thuận lợi, có tài nguyên thiên nhiên phong phú, khí hậu ôn hoà..., nhưng những điều trên không thể tạo ra được một sự bình ổn, phát triển lâu dài trong điều kiện nền kinh tế tri thức như ngày nay. Chính phủ cần có chính sách hợp lí để vừa khai thác hiệu quả các yếu tố đó và vừa phải phát huy được lợi thế của mình. Về những nguồn lực khác như vốn, khoa học công nghệ là những nguồn lực cần có nhiều thời gian để có thể khắc phục được nhưng nguồn lực về con người thì mới có thể khắc phục được trong thời gian ngắn hơn. 2.3.1. Các chính sách làm tăng hiệu quả làm việc của đội ngũ lao động, đặc biệt đó là những chính sách tác động trực tiếp đến năng suất lao động của người lao động thông qua các chính sách về thu nhập và phúc lợi 2.3.1.1 . Chính sách về thu nhập Cần có chính sách nâng cao thu nhập cho người lao động, để ngoài việc phục vụ các nhu cầu sinh hoạt cơ bản, họ còn có thể có một cuộc sống thoải mái hơn, thông qua đó có thể cải thiện được hiệu quả làm việc, kích thích họ lao động hăng say hơn, nâng cao được tính năng động sáng tạo trong công việc, và đặc biệt là chống tham nhũng , một tệ nạn làm cho ngân sách nhà nước bị thất thoát Với mức thu nhập là 290.000 đ/ 1 đơn vị hệ số lương(HSL) như hiện nay(với hệ số lương cho sinh viên mới tốt nghiệp đại học là 1,78 ) còn quá thấp so với công lao động mà họ đã bỏ ra, khi mà giá của một số mặt hàng thiết yếu ngày càng có xu hướng tăng lên, ước tính quí I năm 2004 chỉ số giá của ta đã ở mức kỉ lục >5%, thì mức phù hợp là 500.000đ-700.000đ thậm chí còn hơn nữa. Ngoài ra cần phải có một mức thuế thu nhập hợp lí để tăng khả năng cạnh tranh của lao động Việt Nam so với lao động các nước khác, tránh tình trạng chảy máu chất xám, một nguồn lực rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay, dự tính đến tháng 10/2004 chính phủ sẽ tăng lương (hệ số lương cho sinh viên mới ra trường là 2,11) và thay đổi mức thuế thu nhập. 2.3.1.2 .Chính sách về bảo đảm phúc lợi cho người lao động Việc trả lương cho những người lao động chính qui về hưu ( ở tuổi 55 đối với nữ, tuổi 60 đối với nam ) là chưa thật sự khuyến khích họ lao tốt nhất, thậm chí là làm cho họ có sự ỷ lại, vì, một mặt hàng tháng doanh nghiệp phải nộp 15% cho các loại tiền (BHYT, BHXH, công đoàn ) trong đó người lao động phải chịu là 1-3%, mặt khác họ cho rằng mình làm việc như thế nào cũng có phúc lợi sau khi về hưu nên năng suất lao động không cao, theo em thay vào đó ta có thể có một chính sách là bảo đảm cho con em họ được hưởng trợ cấp của chính phủ đến 18 tuổi theo từng mức, từng tỉ lệ nhất định. Đây có thể là một biện pháp hoàn toàn mới nhưng nó có tác động trực tiếp đến người lao động, làm cho họ có thể an tâm về tương lai của con cái họ để có thể tập trung vào làm việc, kích thích họ tăng năng suất lao động và phần đóng góp tích luỹ cho con em họ càng nhiều, và tích luỹ cho gia đình họ được nhiều, sẽ khuyến khích họ đầu tư, tiết kiệm và chi tiêu thông qua đó sẽ kích cầu được hoạt động sản xuất, tiêu dùng và đầu tư Mô hình 2: Nâng cao năng suất của người lao động Tỉ lệ tích luỹ cho con cái cao Lương cao Chú tâm làm việc kích thích sáng tạo năng suất lao động cao Mức lương ở đây sinh viên khi mới rời khỏi trường đại học thì với mức lương khởi điểm là 610.000 đồng với hệ số lương là 2,11 như vậy sau khi sinh viên tốt nghiệp và đi làm thì sẽ nhận được là: 610.000 *2,11-0,15*(610.000*2,11)=1.094.035 đồng Việt Nam (trong đó đã trừ đi 15% tích luỹ cho con cái) Muốn vậy thì họ phải, tìm tòi, học hỏi, trau dồi kinh nghiệm nâng cao trình độ của mình, làm cho trình độ lao động của lực lượng lao động Việt Nam tăng lên. Do đó muốn quản lí được họ thì phải có trình độ quản lí tương ứng hoặc cao hơn phù hợp với lực lượng lao động, có nghĩa là trình độ quản lí sẽ cao lên và phương thức sản xuất cũng sẽ thay đổi theo hướng ngày một tiến bộ hơn. 2.3.2 . Chính phủ nên phát huy mạnh mẽ hơn nữa các chính sách về tín dụng Mở cửa thị trường tài chính, nâng cao hoạt động của hệ thống ngân hàng để từ đó thay dần cho việc hỗ trợ vốn từ ngân sách chính phủ, thông qua đó tận dụng triệt để nguồn vốn sẵn có trong dân chúng, làm giảm các cơn sốt về đầu tư bất động sản, và các loại kim loại quí cũng như ngoại tệ mạnh, đây là một biện pháp tích cực làm giảm các khoản nợ nước ngoài và khuyến khích toàn bộ dân chúng tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, trong thời gian tới cần phải nới lỏng, tháo bỏ dần việc thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi, chính phủ chỉ nên hỗ trợ về vốn tín dụng ưu đãi trong thời gian đầu khi mà doanh nghiệp thật sự khó khăn và sau đó là doanh nghiệp phải tự lực cánh sinh, đây là một chính sách rất phù hợp với tình hình thực tế của các doanh nghiệp Việt Nam, tạo điều kiện để tăng khả năng sáng tạo, chủ động trong công việc, để có thể nâng cao được lệ nội địa hoá. Mặt khác, chính phủ phải kết hợp đồng bộ các chính sách khác như: chính sách giảm thuế hợp lí một phần vừa kích thích các doanh nghiệp phát triển mặt khác tăng bội thu ngân sách, nó còn có tác dụng chống buôn lậu, trốn thuế. Đến hết năm 2003 Việt Nam thực hiện chính sách ưu đãi tín dụng khoảng hơn 40 các ngành chủ chốt, là rất còn quá nhiều trước quá trình hội nhập, dự kiến (20/05/2004) Việt Nam phải giảm xuống còn 14, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. 2.3.3 . Chính sách phát triển công nghệ Đây là một nhân tố có thể làm cho năng suất lao động tăng lên hàng trăm lần, đáp ứng được nhu cầu về chất lượng và số lượng. Việt Nam đã có những chính sách khuyến khả năng sáng tạo, sáng chế và phát minh các công nghệ hay dây chuyền sản xuất nhằm nâng cao năng suất nhưng chưa thật sự là một động lực lớn để tăng khả năng sáng tạo và đổi mới công nghệ từ trong nước, mà chủ yếu là nhập từ nước ngoài. Chính phủ cần phải tích cực hơn trong việc khuyến khích các phát minh, sáng chế thông qua các khoản khen thưởng thật lớn, đặc biệt là ưu tiên các phát minh sáng chế ứng dụng ngay vào thực tiễn để làm tăng năng suất lao động. Từng bước nâng cao đột biến các khoản khen thưởng cho các phát minh sáng chế tiên tiến theo kịp thời đại. Hỗ trợ kinh phí cho việc nghiên cứu, phát triển các đề tài, phát minh có tính khả thi cao, thao diễn với thực tế trước khi đưa vào ứng dụng rộng rãi để có thể cải tiến cho phù hợp với thực tế, nhất là khuyến khích các nghiên cứu công nghệ sinh học, nâng cao chất lượng giống khác phục lại đàn gia cầm sau đại dịch vừa qua. ứng dụng các phương thức sản xuất dược phẩm tiên tiến thay thế cho dược phẩm nhập khẩu làm giảm giá thành, các phương thức ngăn ngừa SARS có hiệu quả, đó là nguyên nhân đáng kể làm giảm nhịp độ tăng trưởng kinh tế của nước ta trong năm vừa qua. Bên cạnh đó, các chính sách khuyến khích nhập các loại công nghệ khoa học kĩ thuật hiện đại, đón đầu được khoa học kĩ thuật, có những chính sách hạn chế và xử lí thích đáng đối với những ai cố tình nhập khẩu, hay mua bán các loại công nghệ lạc hậu, lỗi thời, chất lượng không cao. Ngoài ra, chính phủ còn hỗ trợ thông qua việc cung cấp thông tin về các loại công nghệ đang có trên thị trường và bình ổn tỷ giá hối đoái. 2.4 . C

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35557.doc
Tài liệu liên quan