LỜI NÓI ĐẦU 2
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHNT VÀ THỊ TRƯỜNG BHNT 4
1.Một số lý luận chung về BHNT 4
1.1.Đặc điểm và tác dụng của BHNT 4
1.1.1.Khái niệm & đặc điểm: 4
a. Khái niệm: 4
b. Đặc điểm của BHNT 5
1.1.2.Tác dụng của BHNT: 6
a. Tác dụng đối với người được BH và gia đình họ: 7
b. Tác động tới doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh. 8
c. Tác dụng đối với xã hội: 9
1.2.CÁC LOẠI HÌNH BHNT & NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HỢP ĐỒNG BHNT 9
1.2.1. Bảo hiểm trong trường hợp tử vong: 10
1.2.2. BH trong trường hợp sống( còn gọi là BH sinh kỳ) 13
1.2.3. BHNT hỗn hợp. 14
1.2.4. Các điều khoản bổ sung 14
1.3. Phí bảo hiểm nhân thọ: 15
1.3.1. nguyên tắc định phí bảo hiểm nhân thọ: 16
1.3.2.tính phí bảo hiểm : 16
1.4. Sơ lược lịch sử phát triển của BHNT 17
1.4.1. Trên thế giới 17
1.4.2.Ở Việt Nam 19
a. Sự ra đời: 19
b. Sự phát triển 19
1.5. Nội dung cơ bản của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ 20
2. Thị trường BHNT: 24
2.1. Khái niệm thị trường BHNT: 24
2.2. Đặc điểm của thị trường BHNT: 25
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM 28
1. Thực trạng triển khai BHNT ở Việt Nam 28
1.1 Thuận lợi: 31
1.2- Những khó khăn: 31
1.3- Triển vọng phát triển 32
2. Một số ý kiến đề xuất 36
KẾT LUẬN 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 44
45 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2884 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp phát triển bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c khoản phí còn chưa trả hết.
1.2.2.. BH trong trường hợp sống( còn gọi là BH sinh kỳ)
Thực chất của loại hình BH này là người BH cam kết chi trả những khoản tiền đều đặn trong một khoảng thời gian xác định hay trong suốt cuộc đời người tham gia BH. Nếu người được BH chết trước ngày đến hạn thanh toán thì sẽ không được chi trả bất kỳ một khoản tiền nào.
Như vậy là các khoản trợ cấp định kỳ chỉ được bắt đầu thanh toán vào
1 ngày ấn định và chỉ được trả khi người được BH còn sống. Cũng có một số công ty BH còn áp dụng các điều khoản bổ sung để hoàn phí BH cho người thụ hưởng quyền lợi BH khi người được BH bị tử vong.
Loại hình BH này rất phù hợp với những người khi về hưu hay những người không được hưởng trợ cấp hưu trí từ BHXH đến độ tuổi tương ứng với tuổi về hưu đăng ký tham gia, để được hưởng những khoản trợ cấp định kỳ hàng tháng. Vì vậy tên gọi “BH tiền trợ cấp hưu trí”, “BH tiền hưu”, “Niên kim nhân thọ”... được các công ty BH vận dụng linh hoạt.
1.2.3. BHNT hỗn hợp.
Là BH cả trong trường hợp người được BH bị tử vong hay còn sống. Yếu tố tiết kiệm và rủi ro đan xen nhau vì thế nó được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các nước trên thế giới.
Vậy ta thấy BHNT hỗn hợp có các đặc điểm sau đáy:
Số tiền BH được trả khi: Hết hạn hợp đồng hay người được BH bị tử vong trong thời hạn hợp đồng.
Thời hạn BH xác định.
Phí BH thường đúng định kỳ và không thay đổi trong suốt thời hạn BH.
Có thể chia lãi thông qua đầu tư phí BH và cũng có thể được hoàn phí khi không có điều kiện tiếp tục tham gia.
Mục đích:
Đảm bảo ổn định cuộc sống gia đình và người thân;
Tạo lập quỹ giáo dục, hưu trí, trả nợ;
Dùng làm vật thế chấp vay vốn hoặc khởi nghiệp kinh doanh...
Khi triển khai BHNT hỗn hợp các công ty BH có thể đa dạng hoá sản phẩm này bằng các hợp đồng có thời hạn khác nhau, hợp đồng phi lợi nhuận, có lợi nhuận và các hợp đồng khác tuỳ theo tình hình thực tế.
1.2.4. Các điều khoản bổ sung
Khi triển khai các loại hình BHNT, nhà BH còn nghiên cứu đưa ra các điều khoản bổ sung để đáp ứng các nhu cầu đa dạng của người dân. Thông thường có các điều khoản bổ sung sau đây hay được vận dụng.
Điều khoản bổ sung BH nằm viện và phẫu thuật: Nhà BH cam kết trả các chi phí nằm viện và phẫu thuật cho người được BH khi họ bị ốm đau, thương tích.
Nếu như người đó tự gây ra thương tớch, tự tử, mang thai và sinh nở... thì không được hưởng quyền lợi BH.
Điều khoản bổ sung BH tai nạn: Nhằm trợ giúp chi phí trong điều trị thương tật từ đó bự đắp sự mất mát hay giảm thu nhập do bị chết hay bị thương tích cho người được BH. Những trường hợp tự thương, tai nạn do nghiện rượu, ma tuý...sẽ không được hưởng quyền lợi BH.
Điều khoản bổ sung BH sức khoẻ: Thực chất của điều khoản này là nhà BH sẽ cam kết thanh toán khi người được BH mắc các chứng bệnh hiểm nghèo như: Đau tim,
Ung thư,
Suy gan,
Suy hô hấp...
Mục đích tham gia bảo hiểm ở đây nhằm có được những khoản tìa chính nhất định để trợ giúp thanh toán các khoản chi phí y tế lớn và góp phần giải quyết, lo liệu các nhu cầu sinh hoạt ngay trong thời gian điều trị .
Ngoài ra còn có các điều khoản bổ sung khác như: hoàn phí BH, miễn thanh toán phí khi bị tai nạn, thương tật... nhằm tăng tính hấp dẫn để thu hút người tham gia.
Mặc dù tính phí cao hơn, nhưng các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có các điều khoản bổ sung đã đáp ứng được nhu cầu đa dạng cảu người tham gia bảo hiểm.
1.3. Phí bảo hiểm nhân thọ:
Việc xác định phí bảo hiểm nhân thọ khá phức tạp, bởi vì nó chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Do đó, quá trình định phí để đưa ra được một bảng phí đầy đủ, phù hợp với đặc điểm của từng loại SPBH nhân thọ phair tuân thủ một số nguyên tắc nhất định.
1.3.1. nguyên tắc định phí bảo hiểm nhân thọ:
Phí được xác định sao cho tất cả các khoản thu trong tương lai phải đủ để trang trải các khoản chi phí và các khoản tiền, đồng thời mang lại lợi nhuận hợp lý cho công ty. Đây là nguyên tắc mà còn là mục tiêu số một của các công ty bảo hiểm .
Phí được tính toán dựa trên những cơ sở khoa học nhất định như quy luật số lớn trong toán học, bảng tỷ lệ tử vong trong thống kê, quy luật tuổi thọn tăng dần trong dân số , quy luật lạm phát đông tiền trong các nền kinh tế...
Quá trình định phí phải dựa vào một số giả định. Các gải định phải đảm bảo tính thống nhất và hợp lí. Thường có các giả diịnh sau:
Giả định về tỷ lệt ử vong giữa các ngành nghề . các vùng địa lý,các địa phương( giả điịnh giống nhau hay không giống nhau).
Giả định về tỷ lệ lãi suấtgiữa các loại hình đầu tư, tỷ trọng lãi suất trong từng loại hình đầu tư.
Giả định về chi phí(cao hơn hay thấp hơn ) giữa các bộ phận như: như đại lý, marketting, quản lý , thuê văn phòng...
Giả định tỷ lệ hợp đồng bị hủy bỏ.
Giả định về thời gian thanh toán...
Phí bảo hiểm nhân thọ còn phải đảm bảo yếu tố cạnh tranh. Yếu tố này phụ htuộc vào thị trường hiện tại cũng như trong tương lai của công ty, thuế và một số vấn đề liên quan đến hệ thống quản lý vĩ mô của chính phủ.
1.3.2.tính phí bảo hiểm :
Phí bảo hiểm thực tế là người tham gai bảo hỉểm nộp cho công ty bảo hiểm gọi là phí toàn phần.
công thức:
P = f + d ;
Trong đó: d: là phí hoạt động gồm chi phí cho các hợp đông, chi phí thu phí bảo hiểm, chi phí quản lý,
F : là phí thuần .
Muốn tính được phí thuần cần phải dựa vào bảng tỷ lệ tử vong.
Bảng tỷ lệ tử vong nữ giới
Tuổi
(x)
Số sống
(lx)
Số tử vong (dx)
Tỷ lệ sinh tồn
( Px)
Tỷ lệ tử vong
(qx)
45
97.465
154
0.99842
0.00158
46
97.311
164
0.99831
0.00169
47
97.147
178
0.99817
0.00183
48
96.969
193
0.99801
0.00199
49
96.776
208
0.99785
0.00215
50
96.568
225
0.99767
0.00233
1.4. Sơ lược lịch sử phát triển của BHNT
1.4.1. Trên thế giới
Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi người thường gặp những rủi ro bất ngờ khó lường trước được. Chính vì vậy, BH ra đời để chia sẻ rủi ro với số đông và một vài người trong số họ gánh chịu. Có thể nói trên thế giới BHNT ra đời từ năm 1583, với hợp đồng đầu tiên được ký kết giữa người được BH là William Gybbon ở Luân Đôn – Anh Quốc. Tuy nhiên mãi cho đến năm 1759, công ty BHNT đầu tiên mới được thành lập ở Châu Mỹ nhưng chỉ bán BH cho các con chiên nhà thờ. Ba năm sau, BHNT được phát triển rộng rãi cho tất cả nhân dân do công ty BHNT đầu tiên của Anh thành lập năm 1762.
Từ đó đến nay, hàng loạt công ty BHNT ra đời, BHNT không chỉ xuất hiện ở các nước Châu Âu, Châu Mỹ mà còn xuất hiện ở Châu Á : Nhật năm 1881; Hàn Quốc năm 1905; Singapore năm 1908...;
Theo thống kê năm 1994 phí bảo hiểm cảu các nước trên thế giới như:
Nhật là 477.016 triệu USD, chiếm thị phần là 42,55 %., và là nước có doanh thu phí cao hơn các nước khác trên thế giới ( Mỹ: 241.419 triệu USD, có thị phần là 22,42 %; hay Anh là 74.786 có thị phần: 6,67%....)
Biểu 1: Doanh thu phí BHNT một số nước năm 1994
STT
Nước
Phí BH( triệu USD)
Thị phần thị trường(%)
1
Nhật
477.016
42,55
2
Mỹ
241.419
22,42
3
Anh
74.786
6,67
4
Pháp
69.741
6,62
5
Đức
51.400
4,58
Năm 2001 các khu vực như: châu á, châu âu, bắc mỹ ... đã có sự thay đổi cơ cấu phí BHNT do đó cũng ảnh hưởng tới doanh thu phí của các nước nói chung và các doanh nghiệp bảo hiểm của các nước nói riêng .
B¶ng 2: C¬ cÊu phÝ BHNT vµ BHPNT theo khu vùc n¨m 2001.
STT
Khu vùc
C¬ cÊu phÝ b¶o hiÓm (%)
BHPNT
BHNT
1
Ch©u ¸
25
75
2
B¾c Mü
57
43
3
Ch©u ¢u
50
50
4
Nam Mü
80
20
5
Ch©u Phi
29
71
6
C¸c khu vùc kh¸c
60
40
7
Toµn thÕ giíi
43
57
(Nguån: B¶n tin thÞ trêng b¶o hiÓm n¨m 2001)
1.4.2.Ở Việt Nam
a. Sự ra đời:
Ở Việt Nam trước năm 1975, công ty Hưng Việt ( Miền Nam Việt Nam) đó triển khai loại hình bảo hiểm “BHNT” và hoạt động trong thời gian ngắn chỉ
1 – 2 năm. Đến năm 1987, Tổng công ty Bảo Hiểm Việt Nam (Bảo Việt) đó tổ chức nghiên cứu đề tài “BHNT và việc vận dụng vào Việt Nam” và đến năm 1990 Bảo Việt đó triển khai nghiệp vụ “Bảo hiểm sinh mạng cá nhân – một loại hình ngắn hạn của Bảo Hiểm nhân thọ”
Sau một thời gian nghiên cứu, ngày 20/03/1996 Bộ Tài Chính đã ký Quyết định số 281/TC/TCNH, cho phép Tổng công ty Bảo Hiểm Việt Nam triển khai 2 loại hình BHNT là:
BHNT có thời hạn 5 năm, 10 năm.
BHNT trẻ em ( an sinh giáo dục).
b. Sự phát triển
Với hơn 14 năm hoạt động, BHNT không còn mới mẻ trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, ngay khi ra đời BHNT đó có những bước phát triển với tốc độ khá nhanh. Đến hết tháng 12 năm 1996 Công ty BHNT đã tập huấn và hướng dẫn triển khai với 1256 hợp đồng và số phí thu gần 1 tỷ VNĐ. Một năm sau, 31/12/1997 có 39/42 công ty từ Bình Thuận trở ra triển khai BHNT với số hợp đồng khai thác được là 25.937 hợp đồng, đưa tổng số hợp đồng đang có hiệu lực của công ty đang quản lý lên đến 35.558 hợp đồng với doanh thu gần 20 tỷ VNĐ.
Hiện nay, BHNT đang được đánh giá là phát triển nhất ở miền Bắc Việt Nam, và sẽ phát triển mạnh hơn nữa trong tương lai và doanh thu của nghiệp vụ này rất lớn. Sự nhận định này được chứng minh qua những năm hoạt động của BHNT trên thị trường BHVN hiện nay. Tính đến nay trên thị trường BHVN có 29 DNBH, trong đó có 7 doanh nghiệp BHNT thì có 6/7 là doanh nghiệp BHNT nước ngoài. Chính vì thế, thị trường BHVN sẽ có sự cạnh tranh giữa các DNBH rất gay gắt, điều đó đã làm cho thị trường BHVN trở nên sôi động và không kém phần quyết liệt.
Định hướng phát triển đến năm 2010:
Doanh thu : 6.000 đến 10.000 tỷ VNĐ.
Tỷ trọng: 50% trên tổng phí BH toàn thị trường.
1.5. Nội dung cơ bản của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
Khái niệm:
Hợp đồng BHNT là sự cam kết giữa hai bên theo đó bên nhận BH ( công ty BH) có trách nhiệm và nghĩa vụ chi trả cho bên được BH khi có các sự kiện BH xảy ra còn bên được BH có trách nhiệm và nghĩa vụ đóng phí BH như đó thoả thuận theo quy định của pháp luật.
Đây là 1 hợp đồng dân sự song vụ, mỗi bên tham gia đều có quyền và nghĩa vụ đối với nhau.
Bên nhận BH chính là các công ty BHNT. Khi cam kết nhận BH, trách nhiệm và nghĩa vụ của công ty là chi trả STBH khi có sự kiện BH xảy ra với người được BH đó thoả thuận trong hợp đồng. Sự kiện BH trong BHNT thường bao gồm:
Tử vong.
Sống đến một độ tuổi nhất định.
Thương tật.
Hết hạn hợp đồng.
Bên nhận BH không được huỷ bỏ hay thay đổi các điều khoản trong hợp đồng và cũng không được khiếu nại đòi phí BH.
Bên được BH trong hợp đồng BHNT có thể là ba người sau:
Người được BH là người mà sinh mạng và cuộc sống của họ được BH theo các điều kiện của hợp đồng. Người được bảo hiểm có thể là người đã trưởng thành hoặc chưa đủ tuổi thành niên phải thông qua người đại diện hợp pháp đứng và ký hợp đồng.
Người tham gia BH là người đứng ra yêu cầu BH, thoả thuận và ký kết hợp đồng. Người tham gia BH bắt buộc phải là người có năng lực pháp lý đầy đủ theo quy định của pháp luật.
Người tham gia BH là người chịu trách nhiệm nộp phí và có quyền yêu cầu huỷ hợp đồng BH. Người tham gia BH có thể là người được BH và cũng có thể không phải là người được BH. Ta thấy người tham gia BH và người được BH là hai người khác nhau chỉ khi người được BH chưa đủ tuổi thành niên hoặc trong các hợp đồng BH theo nhóm.
Người được hưởng quyền lợi BH là người được nhận STBH hoặc các khoản trợ cấp do cụng ty BH thanh toán như đã nêu trong hợp đồng. Đây là người do người tham gia BH chỉ định.
Nếu việc chỉ định không rõ ràng, STBH được giải quyết theo luật thừa kế. Người được hưởng quyền lợi BH thường là người được BH, chỉ là người khác khi người được BH chết.
Xác định rõ người được hưởng quyền lợi BH là vấn đề hết sức quan trọng để tránh được những tranh chấp, khiếu nại.
Hợp đồng BHNT rất đa dạng do các công ty BH thực hiện đa dạng hoá sản phẩm để đáp ứng các nhu cầu phong phú của người tham gia.
Đối tượng BHNT là tất cả những người từ 1 tuổi ( trên 12 tháng tuổi) đến trên 60 tuổi. Người tham gia BH có thể tham gia bất kỳ một loại hình BH nào theo yêu cầu và nguyện vọng của mình.
Khi tham gia BH người tham gia phải viết giấy yêu cầu BH. Giấy yêu cầu BH là 1 bộ phận của hợp đồng BH. Trong giấy này người tham gia BH phải kê khai đầy đủ:
Tên tuổi.
Giới tính.
Chỗ ở.
Tình trạng sức khoẻ...
Căn cứ vào giấy yêu cầu BH công ty BH quyết định có nhận BH hay không. Giấy này phải được lưu trong hồ sơ mỗi hợp đồng BH.
Các quy định trong hợp đồng BH có nhiều điểm khác nhau ở mỗi nước.
Hợp đồng BHNT có thể thay đổi theo yêu cầu của người tham gia BH. Ví dụ: BH tử kỳ cố định có thể chuyển thành 1 hợp đồng BHNT trường sinh;... Tuy nhiên cần thấy rằng sự chuyển đổi này không nhằm mục đích trục lợi BH.
Người tham gia rất quan tâm đến khía cạnh sau khi tham gia BHNT vì những lý do nào đó mà không còn khả năng đóng phí tiếp tục và huỷ hợp đồng thì có được hưởng quyền lợi gì không? Câu hỏi này được trả lời: họ sẽ nhận lại được 1 số tiền nào đó gọi là giá trị hoàn lại ( hay giá trị giải ước ) nhưng với điều kiện:
Trong hợp đồng hay đơn BH đó có sự chỉ rõ về giá trị giải ước từng năm 1 cách đầy đủ.
Trong hợp đồng đó có một phần dự phòng phí đủ lớn do công ty BH tính toán.
Tuy nhiên trong một số loại hợp đồng BHNT như: hợp đồng tử vong có kỳ hạn xác định, hợp đồng có STBH trả sau... việc hoàn phí không được thực hiện.
Hợp đồng BHNT là hợp đồng dài hạn vì vậy chủ yếu được ký kết với từng cá nhân. Việc ký kết theo nhóm rất ít và nếu có thì chủ yếu là loại hình BH tử vong có kỳ hạn xác định.
Trên đây là các nội dung cơ bản của hợp đồng BHNT nhưng để hợp đồng BHNT đi vào thực tế thì các bên phải tham gia ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, khi tham gia ký kết hợp đồng các bên phải chú ý các quy định sau đáy:
- Hiệu lực của hợp đồng: Thường được tính từ ngày nộp phí BH đầu tiên. Ngày nộp phí BH đầu tiên phải được ghi chép thống nhất và chính xác trong cả hoá đơn thu phí và cả giấy yêu cầu BH... Hợp đồng buộc phải được ký kết giữa những người có đủ năng lực pháp lý.
- Tuổi của người được BH hay người tham gia BH căn cứ vào tuổi trong giấy khai sinh, chứng minh thư, hộ chiếu hay hồ sơ hộ khẩu. Căn cứ vào ngày sinh trong các loại giấy tờ này để tính độ tuổi được nhận BH. Thông thường các công ty BH vận dụng 2 cách tính tuổi :
Tính tuổi theo ngày sinh nhật ngay sau ngày bắt đầu được nhận BH.
Tính tuổi sát với ngày sinh nhật.
- Luật và những văn bản dưới luật về BH thường quy định loại trừ những trường hợp sau đây trong trường hợp tử vong, công ty BHNT không chịu trách nhiệm chi trả
Người được BH tự tử.
Người được BH bị kết ản tử hình.
Người được thụ hưởng quyền lợi BH cố ý gây ra tử vong cho người được BH.
Chiến tranh, nội chiến gây ra cái chết cho người được BH ( rủi ro này thường có những thoả thuận riêng).
- Số tiền BH giảm đi: khi hợp đồng có hiệu lực trong 1 thời gian nào đó ( có thể là 1 năm hay 2 năm trở lên) người tham gia BH có thể duy trì hợp đồng miễn phí với số tiền BH giảm đi.
- Những quy định về nộp phí BH: Trong BHNT, phí BH có thể nộp theo tháng, quý, năm hoặc đóng 1 lần. Việc đa dạng hoá thời hạn nộp phí đó tạo điều kiện cho người tham gia BHNT có kế hoạch sử dụng ngân sách gia đình hợp lý. Ngày định kỳ thu phí được các đại lý ký thoả thuận với người tham gia.
- Thủ tục trả tiền BH: Khi có các sự kiện xảy ra như quy định trong hợp đồng, người được hưởng quyền lợi BH phải thụng báo cho công ty BH biết về tình trạng người được BH, địa chỉ và những thông tin cần thiết khác, sau đó hoàn tất hồ sơ khiếu nại và nộp cho công ty hoặc người đại diện của công ty.
Sau một thời gian quy định, công ty BHNT sẽ trả tiền BH và tiền lãi, tiền thưởng (nếu có) cho người được hưởng quyền lợi BH.
2. Thị trường BHNT:
2.1. Khái niệm thị trường BHNT:
Thị trường BHNT là một phần nhỏ trong thị trường BH do đó việc khái niệm thị trường BHNT nói riêng cũng giống như thị trường BH nói chung. Vậy thị trường BHNT là nơi mua và bán các SPBH liên quan đến tuổi thọ của con người.
SPBH nhân thọ cũng như các SPBH khác là sản phẩm vô hình, không thể cảm nhận được hình dáng, kích thước, màu sắc...; không được bảo họ bản quyền; là sản phẩm vừa mang tính tiết kiệm vừa mang tính rủi ro. Tính tiết kiệm ở đây thể hiện ngay trong từng cá nhân, từng gia đình một cách thường xuyên, có kế hoạch và có kỷ luật. còn tính rủi ro được thể hiện khi người được bảo hiểm khôngmay giặp rủi ro, trong thời hạn hợp đồng bảo hiểm đã được ấn định, những người thân của họ sẽ nhận được những khoản trợ cấp hay STBH từ công ty bảo hiểm.
Tham gia vào thị trường BHNT có người mua, tức là khách hàng, người bán và các tổ chức trung gian.
2.2. Đặc điểm của thị trường BHNT:
Cũng giống như các thị trường khác thị trường BHNT nói riêng và thị trường BH nói chung có những đặc trưng chung như:
Cung, cầu về các loại sản phẩm luôn biến động. Thị trường BHVN có 7 doanh nghiệp BHNT và luôn đưa ra thị trường những sản phẩm mới thích ứng với thị trường. SPBH ngày một nhiều và luôn gắn liền với sự phát triển của khoa học kỹ thuật của nền kinh tế, của quá trình hội nhập và toàn cầu hóa... điều đó chứng tỏ SPBH không ngững được cải thiện và sáng chế, phát minh ra cái mới.
Cầu về SPBH cũng không ngừng tăng lên. Khi nền kinh tế phát triển thì các tổ chức kinh tế xã hội cũng phát triển theo, đời sống vật chất và tinh thần của dân cư cũng được cải thiện... do đó nhu cầu đa dạng hóa về SPBH cũng tăng lên.
Cung cầu về sản phẩm bảo hiểm phát triển song hành. Cầu tăng thì cung tăng và ngược lại. Ở đây không có hiện tượng mất cân đối giữa cung cầu, không có hiên tượng khủng hoảng thừa.
Giá cả sản phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Giá cả BH thực chất là phí BH. Phí bảo hiểm là số tiền mà người mua – khách hàng nộp cho DNBH trênc ơ sở thoả thuận giữa người bán và người mua về dịch vụ bảo hiểm nào đó. Phí bảo hiểm giữa người mua và người bán cũng có thể xem đó là giá chấp nhận của thị trường về dịch vụ bảo hiểm. P hí bảo hiểm bao gồm pphí thuần và phụ phí. Phí bảo hiểm được tính trên cơ sở số tiền bảo hiểm với tỷ lệ phí bảo hiểm. Phí BH luôn thay đổi theo thời gian. Bởi vì mỗi thời gian có xác suất rủi ro khác nhau, mức độ thiệt hại khác nhau, điều kiện BH cũng thay đổi theo nhận thức của con người... Phí BH phụ thưộc vào quy luật cung cầu của thị trường, quy luật cạnh tranh, phụ thuộc vào chính sách quản lý của Nhà nước.
Thị trường BHNT cũng như các thị trường khác, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp để tranh giành khách hàng, để thu lợi nhuận diễn ra liên tục, gay go, quyết liệt. Do đặc điểm của SPBH là dễ bắt chước, không được abỏ hộ bản quyền nên các DNBH đổ xô vào những sản phẩm được thị trường chấp nhận bằng cách cải tiến để hoàn thiện sản phẩm đó hơncác doanh nghiệp khác; bằng cách tuyên truyền quảng cáo sâu rộng hơn, hấp dẫn để thu hút khách hàng và đặc biệt giảm chi phí và tăng tỷ lệ hoa hồng để giành giật khách hàng , chiếm lĩnh thị trường ... Cạnh tranh diễn ra trên nhiều khía cạnh, thủ thuật.
Cùng với cạnh tranh là liên kết. Cạnh tranh càng mạnh thì liên kết càng phát triển. liên kết thường diễn ra giữa các doanh nghiệp mới , còn yếu về tiềm lực để tạo ra sức mạnh cạnh tranh, liên kết giữa các doanh nghiệp có thế mạnh để hòa hoãn, cùng phát triển tránh gây thiệt hại cho nhau . liên kết còn diễn ra giữa các doanh nghiệp nhơ và doanh nghiệp lớn để tăng sức mạnh cho doanh nghiệp nhỏ, để đảm bảo an toàn trong cạnh tranh và cũng để tăng thêm đông minh cho doanh nghiệp lớn. liên cũng là xu hướng của hội nhập và toàn cầu hóa.
Thị trường bảo hiểm Việt Nam tuy mới hình thành và phát triển ,nhưng cạnh tranh cũng diễn ra gay gặt giữa các doanh nhgiệp với đủ thủ thuật và mánh khóe. Cạnh tranh cũng gay thiệt hại đáng kể cho một số doanh nghiệp, nhưng cũng mang lại thành công cho các doanh nghiệp có lợi thế...
Thị phần của các DNBH luôn thay đổi. Nói đến thị phần là nói đến thị trường phát triển không còn mang tính độc quyền. thị phần của DNBH luôn thay đổi là do số lượng hợp đồng doanh nghiệp tham gia vào thị trường thay đổi, do chiến lược Markettinh, chiến lược sản phẩm, chiến lược giá .... thay đổi không những giữ vững được thị phần của mình mà còn giành giật được thị phần của doanh nghiệp khác.
Ngoài ra thị trường BHNT là thị trường cung cấp những sản phẩm BH liên quan đến rủi ro và mang tính tiết kiệm khác với thị trường BH phi nhân thọ thì cung cấp sản phẩm BH mang tính rủi ro, những rủi ro bất ngờ không thể dự đoán được. Thị trường BHNT có đối tượng khách hàng rộng
Chương II
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM
1. Thực trạng triển khai BHNT ở Việt Nam
Trên thị trường BHVN có 29 công ty BH, trong đó BHNT có 5 công ty và luôn đưa ra thị trường BHNT những sản phẩm bảo hiềm nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Do đó cung về sản phẩm bảo hiểm rất nhiều. Tính chất của SPBH nhân thọ nói riêng và SPBH nói chung là sản phẩm vô hính, dễ sao chép và không được bảo hộ bản quyền, vì thế chỉ cần một công ty bảo hiểm đưa ra thị trường một sản phẩm bảo hiểm mới thì lập tức các công ty bảo hiểm cạnh tranh có thể bán một cách hợp lý sản phẩm bảo hiểm là bản sao của các hợp đồng của các doanh nghiệp BH khác. Chính điều đó đã làm cho tính cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm trở nên sôi động.
Không như các doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm hữu hình,thì họ cạnh tranh trên mọi phương diện, chẳng hạn như: cạnh tranh về giá cả sản phẩm, cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, cạnh tranh cả về dịch vụ sau khi sử dụng sản phẩm. Mặt khác các doanh nghiệp này còn có thể giới thiệu sản phẩm của mình một cách cụ thể thông qua màu sắc, hình dáng, kích thước, mùi vị,...trong khi đó SPBH có tính chất đặc biệt được nêu ở trên đã làm cho việc cạnh tranh của các DNBH trở nên khó khăn nhưng không kém phần sôi dộng. Thông thường các DNBH canh tranh nhau về phí, cách thức thanh toán khi đáo hạn hợp đồng, chất lượng SPBH thể hiện qua cách thức phục vụ của các nhân viên bán SPBH ... Do SPBH nhân thọ mang tính rủi ro nên việc quảng cáo cho sản phẩm bảo hiểm là rất khó vì tâm lý của người Việt không muốn nói đến rủi ro, không muốn thấy cụ thể những hậu quả của rủi ro. Hiên nay có hai công ty bảo hiểm nhân thọ đã thực hiện được các chương trình quảng cáo sản phẩm của mình, đó là công ty TNHH bảo hiểm Prudental Việt Nam và công ty liên doanh TNHH bảo hiểm Bảo Minh - CMG.
Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ một phần làm phần tác động đến doanh thu và thị phần của doanh nghiệp. việc thực hiện các cam kết mở cửa thị trường bảo hiểm đã làm thay đổi đáng kể bộ mặt cảu thị trường BHVN. Cùng với số lượng tăng lên của các sản phẩm, sự xuất hiện của những gương mặt mới trên thị trường bảo hiểm kể từ năm 1994 đã làm thay đổi thị pjần trên thị trường này. Năm 2000 thị phần của bảo việt nhân thọ chiếm 71,4 % dến năm 2001 còn là 54,3 % và năm 2004 là 39% , nhưng Prudential thì lại tăng được thị phần của mình từ 18,8 % (2000) lên 38 % (2004). Ngoài thị phần cảu Prudential tăng ra còn có Chifon – Manulife, Bảo Minh - CMG và AIA. Sự tăng về thị phần này là do sự vươn lên cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp nước ngoài.
ThÞ phÇn b¶o hiÓm nh©n thä qua c¸c n¨m ( theo doanh thu phÝ).
N¨m 2001 N¨m 2002
Thị trường BHVN nói chung là như vậy, còn thị trường BH Hải Phòng cũng không tránh khỏi những xu hướng đang phát triển của thị trường BH nước nhà. Lúc mới đầu, khi sản phẩm bảo hiểm xuất hiện đầu tiên ở Hải phòng cũng không tránh được tình trạng tiêu thụ sản phẩm ít. Đó là do nhiều yếu tố , trong đó yếu tố tâm lý của người tiêu dùng có tác động lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm bảo hiểm. Nếu bạn hỏi một người dân bất kì nghĩ thế nào về SPBH nói chung hay SPBH nhân thọ nói riêng thì không ít người dân đã trả lời gửi tiền tiết kiệm ngân hàng tôt hơn là mua bảo hiểm. điều đó nói lên người dân vẫn chưa hiểu rõ về SPBH nhận thọ cũng như SPBH nói chung. Thứ hai là việc quảng bá SPBH không dễ dàng, do mới thành lập thì doanh nghiệp thường chú trong vào việc ổn định về mặt tổ chức công ty, nên ít nhiều cũng chưa thị sát được thị hiếu của người dân nơi đây nhằm bán được nhiều SPBH và cung cấp những dịch vụ mà khách hàng cần . Bên cạnh đó không thể thiếu yếu tố kinh tế, xã hội , văn hóa của người dân Hải Phòng , bởi khi bạn hiểu được văn hóa của mỗi vùng miền thị bạn sẽ tìm được nhu cầu của họ và tim được thị trường mục tiêu mà công ty cần phải xác định. Từ đó công ty xây dựng những chiến lược quan trọng và phu hợp nhằm phát triển kinh doanh của công ty như chiến lược marketing, chién lược về giá... đồng thời mở rộng được thị phần của công ty.
Đến nay, thị trường bảo hiểm ở Hải Phòng ngày một phát triển hơn. Do đời sống của người dân nơi đây được nâng cao ,điều đó dẫn tới nhu cầu của người dân cũng tăng, rong đó không thể thiếu nhu cầu về bảo hiếm. vì thư nhất gnười dân đã nhận thức rõ lợi ích mà SPBH nhân thọ mang lại , không chỉ mang tính tiết kiện mà còn giúp cho người dân an tâm hơn khi có rủi ro xảy ra đối với mình và gia đình mình; thứ hai họ cũng muốn thể hiện sự quan tâm, sự chăm lo của bản thân với người thân cảu mình. Do đó mà công ty đã cung cấp những sản phẩm rất hữu ích cho khách hàng. Ngoại ra công ty còn chú trọng vào việc quảng bá sản phẩm BHNT của mình bằng các tờ rơi, bằng phương tiện thông tin đại chúng hay bằng chính uy tín của công ty... đã đem lại cho người dân một sự tin tưởng. Khi đời sống của người dân được nâng cao thì đi theo đó là do kinh tế của Hải Phòng cũng một phát trỉển hơn khi đất nước ta thực hiện công cu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36583.doc