PHẦN MỞ ĐẦU.1
1.1. Ý NGHĨA, VAI TRÒ CỦA KHU CÔNG NGHIỆP. 4
1.1.1. Khái niệm và phân loại KCN. 4
1.1.1.1. Khái niệm KCN: 4
1.1.1.2. Đặc điểm KCN. 4
1.1.1.3. Phân loại KCN 6
1.1.2. Vai trò của KCN đối với phát triển kinh tế xã hội . . . 6
1.1.2.1. KCN là đầu mối quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư trong nước, đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI). 6
1.1.2.2. phát triển các KCN góp phần tạo công ăn việc làm và xóa đói giảm nghèo. 7
1.1.2.3. Nâng cao năng lực công nghệ quốc gia và chất lượng nguồn nhân lực. 8
1.1.2.4. Thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương và đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá. 8
1.2. QUAN NIỆM VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KCN. 9
1.2.1.Quan niệm về phỏt triển bền vững. 9
1.2.1.1. Quan niệm 9
1.2.1.2. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững 10
1.2.2. Phỏt triển bền vững KCN. 10
1.2.2.1. Khỏi niệm 10
1.2.2.2. Sự cần thiết phỏt triển bền vững KCN 12
1.2.2.3. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững KCN. 14
1.3.KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KCN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG. 19
1.3.1.Kinh nghiệm của các nước trên thế giới về phát triển KCN theo hướng bền vững 19
1.3.1.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản. 19
1.3.1.2. Kinh nghiệm của Thỏi Lan. 21
1.3.2. Kinh nghiệm trong nước. 24
1.3.2.1. Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dương. 24
1.3.1.2. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng. 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KCN BèNH XUYấN - VĨNH PHÚC TRONG NHỮNG NĂM QUA. 29
2.1. TỔNG QUAN VỀ TỈNH VĨNH PHÚC. 29
2.1.1.1. Vị trí địa lý. 29
2.1.1.2. Đặc điểm địa hỡnh. 29
2.1.1.3. khí hậu 30
2.1.2. Tiềm năng tài nguyên khoáng sản và nguồn nhân lực. 30
2.1.2.1. Tài nguyên đất. 30
2.1.2.2. Tiềm năng khoáng sản. 31
2.1.3. Tiềm năng về kinh tế. 31
2.1.4. Hệ thống kết cấu hạ tầng. 33
2.1.4.1. Giao thông. 33
2.1.4.2. Hệ thống cấp điện. 35
2.1.4.3. Hệ thống cấp thoát nước đã và đang được đầu tư đảm bảo công suất đủ đáp ứng tốt cho nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội nói chung và nhu cầu phát triển các KCN nói riêng. 36
2.1.4.4. Bưu chính viễn thông. 38
2.1.4.5. Về tài chính ngân hàng. 38
2.1.4.6. Về hải quan. 39
2.1.4.7. Về cơ sở đào tạo. 39
2.1.4.8. Bối cảnh kinh tế – xã hội trong nước. 39
2.1.5.Khả năng cung cấp nguyên liệu đầu vào tại địa phương cho phát triển công nghiệp và KCN. 41
2.1.5.1. Nguồn nguyên liệu từ nông lâm, thủy sản. 41
2.2. TỔNG QUAN VỀ KCN BÌNH XUYÊN - VĨNH PHÚC. 41
2.2.1. Cơ sở hạ tầng KCN Bình Xuyên - Vĩnh Phúc. 42
2.2.2. Hạ tầng và Dịch vụ. 43
2.3. TÌNH HÌNH THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO KCN BÌNH XUYÊN - VĨNH PHÚC. 44
2.3.1.Quy mụ vốn đầu tư vào KCN Bỡnh Xuyờn - Vĩnh Phỳc. 49
2.3.2. Cơ cấu vốn. 49
2.3.2.1. Cơ cấu vốn theo ngành nghề kinh doanh. 49
2.3.2.2. Cơ cấu vốn đầu tư phân theo trong nước và nước ngoài. 49
2.3.3. Đánh giá cơ chế chính sách thu hút vốn đầu tư vào KCN Bỡnh Xuyờn - Vĩnh Phỳc 49
2.3.3.1. Chính sách đất đai. 49
2.3.3.2. Chính sách về lao động. 49
2.3.3.3. Các chính sách khác. 49
2.4. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KCN BèNH XUYấN - VĨNH PHÚC 49
2.4.1. Thực trạng phỏt triển bền vững nội tại KCN. 49
2.4.2. Đánh giá tác động lan tỏa của KCN Bỡnh Xuyờn - Vĩnh Phỳc. 51
2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ SỰ HèNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KCN BèNH XUYấN – VĨNH PHÚC. 56
2.5.1. Những kết quả đó đạt được. 56
2.5.2. Những tồn tại bất cập cần giải quyết. 60
2.5.3. Nguyờn nhõn của những tồn tại trờn. 61
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KCN BèNH XUYấN - VĨNH PHÚC . . 64
95 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1915 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp phát triển bền vững khu công nghiệp bình xuyên tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uất 5.000 m3/ngày-đêm), Yên Lạc, Lập Thạch và xã Thổ Tang (Vĩnh Tường) với công suất 3.000 m3/ngày-đêm. Dự kiến đến hết năm 2005 đạt 7/9 huyện lỵ có hệ thống cấp nước sạch.
Ngoài các nhà máy trên, hiện tỉnh đang triển khai và kêu gọi đầu tư một số dự án cấp nước lớn lấy nước từ Sông Lô: Dự án JIBIC, công suất dự kiến 100.000m3/ngày-đêm, tổng vốn 120 triệu USD; đang kêu gọi đầu tư (Hà Lan) dự án 500.000m3/ngày-đêm. Đồng thời, sẽ đầu tư xây dựng nhà máy nước ở khu vực cầu Liễn Sơn công suất đến năm 2010 khoảng 20.000m3/ngày-đêm và nâng dần công suất nhà máy này để đảm bảo đến năm 2015 đạt tổng công suất 80.000 m3/ngày-đêm.
Hệ thống cung cấp nước sạch của tỉnh cho đến nay vẫn chưa đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân và cho sản xuất công nghiệp. Cung cấp nước đô thị chưa tốt và chất lượng nước chưa đạt yêu cầu.
Cấp nước đô thị và các KCN:
Để đáp ứng nhu cầu dùng nước của tỉnh cho đến năm 2010 là 60.000m3/ngày-đêm, cần nâng cấp nhà máy nước Vĩnh Yên lên 32.000m3/ngày-đêm và nhà máy nước Phúc Yên lên 20.000m3/ngày-đêm, trước hết đảm bảo nước cho 2 thị xã Vĩnh Yên và Phúc Yên, các KCN và các trung tâm huyện. Để đáp ứng nhu cầu nước cho phát triển công nghiệp và dân sinh trong tương lai các dự án lớn như đã nêu đang được triển khai xây dựng, dự kiến đáp ứng đủ nhu cầu nước ở quy mô lớn.
Thoát nước:
Hệ thống thoát nước mới được xây dựng ở các đô thị lớn, song nhìn chung đều chưa đáp ứng yêu cầu. Nhiều thị trấn thường xẩy ra ngập úng vào mùa mưa, gây ô nhiễm môi trường nhiêm trọng. Cho đến nay, hệ thống thoát nước thải của hầu hết các điểm dân cư đô thị đang là vấn đề bức xúc, cần được quan tâm đầu tư thỏa đáng để đảm bảo môi trường sống không ô nhiễm cho nhân dân.
Trong tương lai, tỉnh đã chú trọng đầu tư để đảm bảo nước thải sinh hoạt và công nghiệp được sử lý 100% trước khi thải ra sông, suối. Tại các khu đô thị và KCN xây dựng hệ thống thoát nước mưa riêng, nước thải riêng. Sớm đầu tư cho dự án thoát nước Vĩnh Yên và Phúc Yên giai đoạn 2006-2010.
2.1.4.4. Bưu chính viễn thông.
Pháp lệnh BCVT năm 2020 xác định bưu chính viễn thông là ngành kinh tế dịch vụ quan trọng thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân. Quyết định số 158 ngày 18/10/2001 của thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển BCVT đến năm 2010 và định hướng 2020 cũng đã xác định BCVT Việt Nam trong mối liên kết với tin học, truyền thông tạo thành cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia và phải là một ngành mũi nhọn. xuất phát từ vai trò quan trọng theo hướng phát triển của ngành là: “Ưu tiên đầu tư xây dựng mạng truyền thông có liên quan đến khả năng đáp ứng cho nhu cầu về cung cấp dịch vụ đa dạng, chất lượng cao, băng thanh rộng theo xu thế hội tụ về công nghệ thông tin”.
Phấn đấu nâng mật độ máy điện thoại trên 100 dân từ 39 máy năm 2007 lên 55-60 máy vào năm 2010 và 85 máy vào năm 2020.
Nâng cấp mở rộng và hiện đại hóa bưu điện thị xã để phù hợp với nhu cầu về thông tin liên lạc cho một tỉnh ven thủ đô đang phát triển theo hướng gia tăng các ngành dịch vụ và đang phát triển các mối giao lưu kinh tế – văn hóa với bên ngoài.
Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị hiện đại hóa mạng lưới điện thoại.
Đến năm 2010 xa lộ thông tin quốc gia nối với tất cả các xã trong tỉnh bằng cáp quang và các phương thức truyền dẫn kế hoạchác; ít nhất có khoảng 30% số thuê bao có khả năng truy cập viễn thông và internet băng rộng.
Phát triển mạng lưới bưu chính theo hướng cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa.
Phát triển các mạng thông tin dùng riêng, ưu tiên mạng riêng phục vụ cho hoạt động của các cơ quan của Đảng, Nhà nước, phục vụ quốc phòng an ninh, bảo đảm yêu cầu bảo mật và an toàn thông tin.
2.1.4.5. Về tài chính ngân hàng.
Hệ thống ngân hàng không ngừng đổi mới công nghệ, tăng cường cơ sở vật chất, thực hiện nối mạng thanh toán giữa các ngân hàng trong nước và quốc tế, đảm bảo vốn cho nhu cầu vay của các thành phần kinh tế.
2.1.4.6. Về hải quan.
Hải quan Vĩnh Phúc luôn tạo điều kiện thuận lợi đối với các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp. Mọi thủ tục xuất nhập được khai báo qua mạng. Việc kiểm tra hải quan và thông quan được thực hiện tại Vĩnh Phúc.
2.1.4.7. Về cơ sở đào tạo.
Trên địa bàn Vĩnh Phúc có gần 20 trường Trung, Cao ,Đại học và chuyên nghiệp dạy nghề với đội ngũ giáo viên gần 1000 người và trên 13.000 học sinh theo học/năm. Hàng năm tốt nghiệp trên 4000 học sinh. (Xem bảng 2.2 phụ lục)
2.1.4.8. Bối cảnh kinh tế – xã hội trong nước.
Nổi lên hàng đầu áp lực của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ trên thị trường trong nước và thế giới.
Cạnh tranh và hội nhập lúc này thật sự là yếu tố sống còn của nền kinh tế liên quan trực tiếp đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư. Thời hạn chuẩn bị thực hiện đầy đủ các cam kết tự do hóa thương mại trong khuân khổ các hiệp định đã ký kết (AFTA, Hiệp định thương mại Việt – Mỹ) và các cam kết theo quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) (Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên) không còn nhiều, song năng lực cạnh tranh cả ở cấp quốc gia lẫn cấp doanh nghiệp đều chưa đáp ứng.
Một áp lực nữa là nền kinh tế nước ta phải nhanh chóng thoát khỏi tình trạng của một nước nghèo và kém phát triển, bảo đảm phát triển bền vững.
Nhu cầu cấp bách thoát khỏi trạng thái nước nghèo, khắc phục nguy cơ tụt hậu xã hơn nữa về kinh tế so với các nước trong khu vực, đòi hỏi phải tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh, trong đó trọng tâm là thay đổi khu vực nông nghiệp – nông thôn.
Các nguồn lực phát triển xét trong bối cảnh mới với nhiều yếu tố mới có những tác động cả tích cực và hạn chế đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư.
Nhu cầu việc làm đối với lao động trong tỉnh phần lớn có trình độ thấp là một áp lực rất lớn. Nhu cầu cải tiến công nghệ rất lớn do hầu hết các cơ sở sản xuất của ta ở mức độ lạc hậu. Muốn có được những sản phẩm mang tính cạnh tranh cao, tương đương với khu vực cần một lượng vốn đầu tư lớn, trong khi khả năng huy động vốn của ta khó khăn. Đây là vấn đề nan giải cho toàn bộ nền kinh tế và từng ngành.
Sự thay đổi về thể chế và trạng thái nền kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với quan niệm và sự hình thành cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư.
Cơ cấu kinh tế và gắn kết với nó là cơ cấu đầu tư tùy thuộc rất nhiều vào yếu tố thể chế: thế chế kinh tế thị trường khác hẳn thể chế kinh tế chỉ huy tập trung. Tính chất đang chuyển đổi về cơ chế hiện nay có ảnh hưởng lớn tới tư duy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu.
Về trạng thái kinh tế, nền kinh tế Việt Nam không chỉ đang trong thời kỳ chuyển đổi cơ chế, mà đồng thời còn đang trong thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hóa. Những nước công nghiệp hóa ngày nay, trong đó có nước ta, mà Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã nêu rõ, muốn rút ngắn khoảng cách tụt hậu, phải không những chuyển dịch từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp sang nền kinh tế chủ yếu dựa vào công nghiệp như trước đây, mà còn phải đồng thời và nhanh chóng chuyển từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp sang nền kinh tế có tỷ trọng dịch vụ dựa trên cơ sở công nghệ hiện đại ngày càng cao, tức là phải chuyển tiếp sang nền kinh tế của thời kỳ hậu công nghiệp (trong khi chưa có nền công nghiệp phát triển), rồi tiến dần đến có những yếu tố của nền kinh tế tri thức. Đó thực sự là bài toán khó và khó và cũng chưa có tiền lệ lịch sử.
Sự phát triển kinh té – xã hội nói chung và phát triển công nghiệp, khu công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có ảnh hưởng lớn đến phát triển công nghiệp và KCN của Vĩnh Phúc.
Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, nơi tập trung tới trên 25 – 30% sản lượng công nghiệp của cả nước (tính đến tháng 3 năm 2007, cả nước có 90 KCN đã thành lập và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có 16 khu). Ngoài các KCN đã thành lập và đi vào hoạt động, có 11 khu đã được thành lập và đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản, đưa tổng số KCN được thành lập lên 27 khu, chiếm 18% số KCN và 16,7% tổng số diện tích các KCN cả nước.
Sản xuất công nghiệp của Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc cho đến thời điểm hiện nay vẫn còn đang tập trung chủ yếu ở khu vực Thành phố Hà Nội và lân cận như Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng NinhKhu vực này trong những năm qua có sức thu hút lớn, hấp dẫn các nhà đầu tư phát triển công nghiệp.
Tuy nhiên, sự tập trung quá mức sản xuất công nghiệp tại khu vực Thành phố Hà Nội và lân cận dọc theo trục Quốc lộ số 5 đã và đang tạo ra sự quá tải về hệ thống kết cấu hạ tầng khu vực. Việc đầu tư mới, mở rộng và nâng cấp các trục đường cao tốc Hà Nội (Nội Bài) đi Hạ Long, đường quốc lộ số 18, đường quốc lộ số 5 (mới) đã và sẽ tiếp tục tạo cơ hội phát triển mới cho các tỉnh Bắc Bộ nói chung, các tỉnh phía Bắc sông Hồng, các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc trong đó có Vĩnh Phúc nói riêng, đặc biệt là trong phát triển công nghiệp.
Cùng với sự phát triển của công nghiệp và các KCN trên địa bàn Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, kinh tế – xã hội Vùng cũng có những bước phát triển vượt bậc trong những năm gần đây, tạo ra thị trường lớn cho sự phát triển của công nghiệp Vĩnh Phúc. Hà Nội với vị thế là một trong hai trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, trung tâm đầu não về tiềm lực khoa học và nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển của công nghiệp và các KCN Vĩnh Phúc.
Hệ thống cảng biển khu vực cụm cảng sổ 1 ( bao gồm Quảng Ninh và Hải Phòng) đã và đang được đầu tư trở thành cụm cảng lớn nhất phía Bắc gắn với hệ thống đường bộ (đã nêu ở trên) ngày càng được đầu tư hiện đại mở ra cơ hội rất lớn cho sự phát triển của công nghiệp và KCN Vĩnh Phúc.
2.1.5. Khả năng cung cấp nguyên liệu đầu vào tại địa phương cho phát triển công nghiệp và KCN.
2.1.5.1. Nguồn nguyên liệu từ nông lâm, thủy sản.
Mặc dù khí hậu Vĩnh Phúc thuận lợi cho việc phát triển một ngành nông nghiệp đa dạng; tuy nhiên khó hình thành được vùng sản xuất chuyên canh quy mô lớn vì quỹ đất ít. Do vậy, có thể nói nguồn nguyên liệu từ nông, lâm sản tại chỗ không nhiều để phát triển công nghiệp chế biến với quy mô lớn. Tuy nhiên, Vĩnh Phúc có thể phối hợp với một số tỉnh có tiềm năng về nông nghiệp trong trung du miền núi phía Bắc, công nghiệp chế biến nông sản vẫn có khả năng phát triển trên cơ sở nguồn nguyên liệu ngoài tỉnh.
2.2. Tổng quan về KCN Bình Xuyên - Vĩnh Phúc.
Huyện Bình Xuyên có tổng diện tích tự nhiên là 19.536 ha, số dân trên 113.000 người, trong đó có trên 56.000 người trong độ tuổi lao động. Huyện Bình Xuyên có vị trí khá thuận lợi đó là nằm ở giữa 2 trung tâm kinh tế và đô thị của tỉnh là thành phố Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên, với địa bàn nằm gọn trên trục quốc lộ số 2, cách ga đường sắt tuyến Hà Nội - Lào Cai khoảng 2Km (ga Phúc Yên), cách Trung tâm Thủ đô Hà Nội 45Km, cách sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 20Km tạo điều kiện cho việc thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
KCN Bình Xuyên là cửa ngõ nối liền các KCN lớn của tỉnh với cụm cảng hàng không Nội Bài. Bình Xuyên được xác định là huyện trọng điểm công nghiệp có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hoá của tỉnh Vĩnh Phúc.
Hình 2.3: Sơ đồ quy hoạch chi tiết KCN Bình Xuyên - Vĩnh Phúc
Nguồn: Công tyTNHH đầu tư xây dựng An Thịnh.
2.2.1. Cơ sở hạ tầng KCN Bình Xuyên - Vĩnh Phúc.
Tổng diện tích đất quy hoạch gần 1000ha. Giai đoạn I là 271ha, được Thủ tướng chính phủ phê duyệt đầu tư xây dựng theo văn bản số 805/CP-CN, với chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật là công ty TNHH Đầu tư Xây dựng An Thịnh.
Hình 2.4: Bản đồ quy hoạch hạ tầng kỹ thuật KCN Bình Xuyên - Vĩnh Phúc.
Nguồn: Công ty TNHH đầu tư xây dựng An Thịnh.
Thiết kế quy hoạch KCN Bình Xuyên đã được Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng An Thịnh nghiên cứu rất kỹ về mặt địa hình, địa thế, học hỏi kinh nghiệm từ các khu công nghiệp khác trong cả nước.
Hiện nay, Tổng số vốn đầu tư thực hiện vào xây dựng cơ sở hạ tầng KCN đạt 177,8 tỷ đồng/573 tỷ đồng, đạt 31%.
2.2.2. Hạ tầng và Dịch vụ.
KCN Bình Xuyên được thành lập phù hợp với các điều kiện chung của tỉnh.
Cơ sở hạ tầng:
Cấp điện: Hạ tầng điện qua trạm bến áp 110/220 KV - (2x25)MVA.
Cấp nước: Nước sạch được cung cấp từ nhà máy nước Phúc Yên qua hệ thống xử lý và cung cấp trực tiếp đến mỗi nhà máy. Công suất tổng cộng 12000m3/ngày.
Viễn thông: khả năng mạng viễn thông 1000 số, cung cấp bởi EVN Telecom.
Môi trường đầu tư: Theo quyết định của Ban Quản Lý Khu công nghiệp, năm 2008, giá thuê đất là 60-66 USD/m2/49 năm, tương đương với 1,12-1,34 USD/m2/năm. Giá trên có thể thay đổi theo quy định của khu công nghiệp: Thời hạn thuê đất là 49 năm, phí duy tu bảo dưỡng hạ tầng hàng năm là 0,3 USD/m2/năm.
Thủ tục thuê đất tại KCN Bình Xuyên: Thủ tục thuê đất tại KCN Bình Xuyên đơn giản, thuận tiện qua các bước; Doanh nghiệp và Nhà đầu tư làm bản ghi nhớ thuê đất và đóng tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc có thể chia làm nhiều lần; KCN Bình Xuyên có trách nhiệm giữ phần đất đã giới thiệu trong thời gian 03 tháng kể từ ngày ký biên bản ghi nhớ thuê đất; Khi doanh nghiệp có giấy phép đầu tư, hợp đồng thuê đất sẽ được ký và KCN Bình Xuyên bàn giao những văn bản, giấy tờ có liên quan; giao mặt bằng, cắm mốc giới khu đất. KCN Bình Xuyên sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp hoàn tất các hồ sơ, thủ tục.
Chính sách ưu đãi: Các doanh nghiệp khi đầu tư vào KCN Bình Xuyên sẽ được hưởng những ưu đãi về thuế hơn sản xuất bên ngoài KCN theo Nghị định 29/CP ngày 14/03/2008 của thủ tướng Chính phủ, theo quyết định số 2475 QĐ-UB của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, hưởng mọi quyền lợi theo Quy chế quản lý và hoạt động của KCN Bình Xuyên.
Hỗ trợ khách hàng: Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong KCN Bình Xuyên thêm thuận lợi trong hoạt động kinh doanh, phòng xúc tiến Đầu tư của KCN Bình Xuyên thực hiện các chương trình: Hướng dẫn đầu tư các thủ tục liên quan, thẩm định hồ sơ đầu tư, hỗ trợ đăng ký các thủ tục hải quan, đăng ký hợp đồng giao thuê đất, lập thủ tục cấp giấy chủ quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng, trích lục bản đồ, hỗ trợ thủ tục thành lập công ty mới, hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký con dấu, mã số thuế, hỗ trợ lắp đặt điện thoại, hợp đồng cung cấp điện, nước, hỗ trợ xin visa cho các doanh nghiệp.
2.3. Tình hình thu hút đầu tư vào KCN Bình Xuyên - Vĩnh Phúc.
Khu công nghiệp Bình Xuyên là một trong những khu công nghiệp trọng điểm của tỉnh Vĩnh Phúc, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Trong định hướng phát triển vùng Hà Nội và quy hoạch chuỗi các khu công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc, Khu công nghiệp Bình Xuyên trở thành một mắt xích có ý nghĩa rất quan trọng.
Những năm gần đây, do thực làm tốt công tác đền bù, giải phóng mặt bằng nên đã thu hút được đông đảo các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Tính đến hết năm 2008, đã lấp đầy 60% diện tích với 41 dự án đầu tư. KCN Bình Xuyên ưu tiên những ngành truyền thống và có nhiều lợi thế của địa phương nhằm thu hút nhiều lao động, phát huy hiệu quả đầu tư nhanh, với các ngành công nghiệp sản xuất và chế biến tổng hợp, công nghiệp nhẹ, ít ô nhiễm môi trường: công nghiệp vật liệu xây dựng, trang trí nội thất, chế biến nông sản, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng cao cấp, các ngành công nghiệp điện tử cơ khí lắp ráp.
2.3.1. Quy mô vốn đầu tư vào KCN Bình Xuyên - Vĩnh Phúc.
Tính đến cuối năm 2008, Khu công nghiệp đã đón 41 dự án đầu tư vào KCN, gồm 20 dự án trong nước(DDI) với tổng vốn đầu tư là 1201 tỷ đồng tương đương gần 117 triệu USD và 21 dự án nước ngoài( FDI) với tổng vốn đăng ký gần 180 triệu USD; tổng diện tích đất công nghiệp cho thuê 91,85 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy là 60%. Thu hút hàng ngàn lao động địa phương tham gia sản xuất. Có thể nói, với những thuận lợi về nhiều mặt, đặc biệt là lợi thế vị trí, cơ sở hạ tầng, thủ tục hành chính cùng chính sách ưu đãi đầu tư đã tạo nên một khu công nghiệp đầy sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
Bảng 2.3: Vốn đầu tư trong nước và nước ngoài
vào KCN Bình Xuyên giai đoạn 2002 - 2008.
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
DDI (Triệu USD)
23,564375
13,5325
10,84625
2,921875
22,34125
8,68
45,122175
FDI (Triệu USD)
0
0,5
0
3,6
15,23617
102
58
Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc.
Hình 2.5: Số vốn đầu tư qua các năm.
Đơn vị tính: triệu USD.
Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc.
Được sự quan tâm của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh trong lãnh đạo, chỉ đạo, sự phối hợp của các cấp, các ngành trong công tác xúc tiến đầu tư thu hút đầu tư trên địa bàn, KCN Bình Xuyên đã thu hút được một số lượng khá lớn các dự án đầu tư trong và ngoài nước.
Trong năm 2007 đã có 37 dự án đầu tư vào KCN, gồm 20 dự án DDI với tổng vốn đầu tư là 1310,179 tỷ đồng và 17 dự án FDI với tổng vốn đăng ký là 118,732166 triệu USD; tổng diện tích đất công nghiệp cho thuê 87,85 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy là 50,2%. KCN Bình Xuyên đã và đang trở thành điểm dừng chân đầu tư của không ít nhà đầu tư lớn như Công ty Piaggio & C S.p.A và Công ty Piaggio Vespa B.V; lin Ming Liang(Đài Loan); Công ty cổ phần Think(Đài Loan), Power on International Corp. đã đến tìm hiểu và đăng ký đầu tư. Đáng chú ý, tiếp theo bước tiếp thị và thu hút thành công dự án sản xuất, lắp ráp xe máy tay ga, xe mô tô của công ty TNHH Piaggio Việt Nam vào KCN Bình Xuyên với vốn đầu tư đăng ký 45 triệu USD.
Năm 2008, tuy có nhiều yếu tố tác động bất lợi đến sản xuất và đời sống nhân dân: Khủng hoảng tài chính, kinh tế thế giới suy thoái, lạm phát tăng cao; đầu tư xây dựng cơ bản đình trệ; mất điện luân phiên trên diện rộng; giá vật tư, vật liệu xây dựng, xăng dầu, lương thực, tăng cao và diễn biến phức tạp;...Song KCN Bình Xuyên vẫn duy trì ở mức thu hút tương đối cao với 8 dự án đầu tư, tổng số vốn đăng ký lên tới 169,95 tỷ đồng (tương đương 103 triệu USD).
2.3.2. Cơ cấu vốn.
Vốn đầu tư vào KCN đều tăng khá so với năm trước. Trong năm 2008, KCN Bình Xuyên Thu hút được 8 dự án đầu tư trong đó có 3 dự án DDI và 5 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký là 1649,95 tỷ đồng (tương đương 103 triệu USD) tăng hơn 188% so với năm 2006. (Bảng 2.6 phụ lục)
Tính đến hết năm 2008, KCN có 21 dự án FDI với tổng vốn đầu tư gần 180 triệu USD gấp gần 1,52 lần tổng vốn đầu tư trong nước(20 dự án DDI).
Nhờ có môi trường đầu tư tốt và có nhiều chính sách phù hợp như: chính sách ưu đãi về giá đất, thuế, giải phóng mặt bằng cũng như thủ tục hành chính, KCN Bình Xuyên đã thu hút được các nhà đầu tư lớn đến từ châu á như Hàn Quốc, Đài Loan với số vốn lên tới gần 50 tỷ USD; đặc biệt là nhà đầu tư đến từ Italia và Hà Lan, 2 nhà đầu tư này đã cùng nhau góp vốn để thành lập công ty Piaggio Việt Nam với số vốn 45 triệu USD. Đây là dự án đầu tư lớn đầu tiên của tập đoàn Italia vào Việt Nam, thể hiện sự thay đổi trong hướng đầu tư của các doanh nghiệp Italia. Nó thể hiện tiềm năng lớn của thị trường cũng như những lợi ích trong việc cải tiến chính sách thu hút đầu tư của Tỉnh và Chính Phủ Việt Nam. Piaggio sẽ là tập đoàn đầu tiên, mở đường cho những tập đoàn khác của Italia đầu tư vào KCN Bình Xuyên nói riêng và tỉnh Vĩnh Phúc nói chung.
2.3.2.1. Cơ cấu vốn theo ngành nghề kinh doanh.
Qua phân tích cơ cấu vốn từng dự án trong KCN Bình Xuyên cho thấy vốn theo ngành nghề đầu tư vào KCN được phân cụ thể : VLXD, trang trí nội thất chiếm 30,03% tổng số vốn đầu tư đăng ký vào KCN; Ngành SX hàng tiêu dùng cao cấp chiếm 25,54%; Điện tử cơ khí lắp ráp chiếm tỷ lệ tương ứng là 13,36%; Chế biến nông sản, thực phẩm chỉ chiếm có 1,49% trong tổng số vốn đầu tư đăng ký (minh hoạ tại bảng 2.4). Như vậy căn cứ vào tình hình thực tế về số vốn đầu tư trong từng ngành nghề kinh doanh của các dự án, đặt ra cho ban quản lý KCN thấy được phải có chiến lược, xác định mục tiêu, định hướng phát triển KCN để có những biện pháp xúc tiến đầu tư cho phù hợp.
Bảng 2.4: Cơ cấu vốn kinh doanh trong KCN Bình Xuyên.
Phân theo ngành nghề
Số
dự án
Tổng vốn đầu tư đăng ký (USD)
Tỷ lệ %
VLXD, trang trí nội thất.
10
60.232.500
30,03
Chế biến nông sản, thực phẩm.
3
2.984.375
1,49
SX hàng tiêu dùng cao cấp.
5
51.246.000
25,54
điện tử cơ khí lắp ráp.
8
26.808.041
13,36
Khác
11
59.347.500
29,58
Tổng
37
200.618.416
100
Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc.
Hình 2.6: Cơ cấu vốn phân theo ngành nghề kinh doanh trong KCN.
Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc.
2.3.2.2. Cơ cấu vốn đầu tư phân theo trong nước và nước ngoài.
Số vốn đầu tư trong nước: Tính đến hết năm 2008, KCN Bình Xuyên đã thu hút được 20 dự án trong nước đạt 1210 tỷ đồng (tương đương 117 triệu USD).
( Bảng 2.6 phụ lục)
Nhiều dự án lớn hoạt động có hiệu quả như: Công ty CP ống thép Việt Đức, Công ty TNHH Tiền Phong, sản xuất gạch Ceramic; Công ty TNHH Prime Group với số vốn đầu tư ban đầu lên tới 251,83 tỷ đồng, hiện nay đã có uy tín trên thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.
Số vốn đầu tư nước ngoài: Tính đến hết năm 2008, KCN Bình Xuyên đã thu hút được 21 dự án nước ngoài đạt gần 180 triệu USD( Bảng 2.7 phụ lục)
Từ năm 2002 đến nay, số vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có xu hướng tăng, giai đoạn 2002 - 2006 chỉ thu được 19,236166 triệu USD (chiếm 16,2% tổng số vốn), thì đến năm 2007 đã đạt tới 99,496 triệu USD (chiếm 83,8% tổng số vốn FDI).
2.3.3. Đánh giá cơ chế chính sách thu hút vốn đầu tư vào KCN Bình Xuyên - Vĩnh Phúc.
Các kết quả đã đạt được trong những năm qua là do ban quản lý KCN đã làm tốt vai trò tham mưu cho UBND tỉnh trong việc xây dựng các cơ chế chính sách phù hợp với điều kiện của tỉnh và phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, nhất là các chính sách về ưu đãi đầu tư của Tỉnh, các chính sách về đền bù, giải phóng mặt bằng, về phí hạ tầng KCN, các cơ chế phối hợp với các cấp, các ngành, các nhà cung cấp dịch vụ KCN như thông tin liên lạc, điện nước cụ thể:
2.3.3.1.Chính sách đất đai:
Môi trường đầu tư: theo quyết định của Ban Quản Lý Khu công nghiệp, năm 2008, giá thuê đất là 60-66 USD/m2/49năm, tương đương với 1,22-1,34 USD/m2/năm với phương thức thanh toán nhanh gọn, linh hoạt. Giá trên có thể thay đổi theo quy định của khu công nghiệp, thời hạn thuê đất là 49 năm, phí duy tu bảo dưỡng hạ tầng hàng năm là 0,3 USD/m2/năm.
Thủ tục thuê đất tại KCN Bình Xuyên đơn giản, thuận tiện qua các bước: doanh nghiệp và Nhà đầu tư làm bản ghi nhớ thuê đất và đóng tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc có thể chia làm nhiều lần; KCN Bình Xuyên có trách nhiệm giữ phần đất đã giới thiệu trong thời gian 03 tháng kể từ ngày ký biên bản ghi nhớ thuê đất. Khi doanh nghiệp có giấy phép đầu tư, hợp đồng thuê đất sẽ được ký và KCN Bình Xuyên bàn giao những văn bản, giấy tờ có liên quan; giao mặt bằng, cắm mốc giới khu đất. KCN Bình Xuyên sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp hoàn tất các hồ sơ, thủ tục.
2.3.3.2. Chính sách về lao động.
Chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh Vĩnh Phúc, hỗ trợ kinh phí đào đào tạo nghề cho lao động của tỉnh. Dự án được hưởng ưu đãi theo quy định này là dự án đầu tư mới, sử dụng lao động chưa qua đào tạo là người của tỉnh Vĩnh Phúc được ngân sách tỉnh hỗ trợ kinh phí một lần để đào tạo nghề là 500.000 đồng/người. Trường hợp tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức đào tạo ở mức cơ bản thì doanh nghiệp chỉ được hỗ trợ 200.000 VNĐ/người.
2.3.3.3. Các chính sách khác.
Chính sách ưu đãi: các doanh nghiệp khi đầu tư vào KCN Bình Xuyên sẽ được hưởng những ưu đãi về thuế hơn sản xuất bên ngoài KCN theo Nghị định 29/CP ngày 14/03/2008 của thủ tướng Chính phủ, theo quyết định số 2475 QĐ-UB của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, hưởng mọi quyền lợi theo Quy chế quản lý và hoạt động của KCN Bình Xuyên.
Hỗ trợ khách hàng: nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong KCN Bình Xuyên thêm thuận lợi trong hoạt động kinh doanh, phòng xúc tiến Đầu tư của KCN đã thực hiện các chương trình: Hướng dẫn đầu tư các thủ tục liên quan; thẩm định hồ sơ đầu tư; hỗ trợ đăng ký các thủ tục hải quan, đăng ký hợp đồng giao thuê đất; lập thủ tục cấp giấy chủ quyền sử dụng đất; giấy phép xây dựng; trích lục bản đồ, hỗ trợ thủ tục thành lập công ty mới; hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký con dấu, mã số thuế; hỗ trợ lắp đặt điện thoại, hợp đồng cung cấp điện, nước; hỗ trợ xin visa cho các doanh nghiệp.
2.4. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KCN BèNH XUYấN – VĨNH PHÚC.
2.4.1. Thực trạng phỏt triển bền vững nội tại KCN.
Phỏt triển bền vững KCN được đỏnh giỏ qua hai tiờu chớ: tiờu chớ đỏnh giỏ phỏt triển bền vững nội tại KCN và tiờu chớ đỏnh giỏ tỏc động lan toả. Tiờu chớ đỏnh giỏ phỏt triển bền vững nội tại KCN tập trung vào cỏc nội dung: vị trớ KCN, quy mụ đất đai, tỷ lệ lấp đầy . Đối với KCN Bỡnh Xuyờn – Vĩnh Phỳc, thực tế phỏt triển mấy năm qua cho thấy, tiờu chớ phỏt triển bền vững nội tại đó phần nào đỏp ứng được nhưng ở mức độ chưa cao. Cụ thể là:
Địa điểm đặt KCN: nhỡn chung KCN Bỡnh Xuyờn được đặt ở vị trớ tương đối hợp lý: vựng đất nụng nghiệp kộm màu mỡ, năng suất khụng cao; gần khu vực cú nhiều tài nguyờn thiờn nhiờn sản xuất vật liệu xõy dựng; thuận tiện về giao thụng cũng như hạ tầng kỹ thuật khỏc.
Quy mụ đất đai: KCN Bỡnh Xuyờn – Vĩnh Phỳc được xõy dựng với nhiều mục tiờu tổng hợp khỏc nhau như: gia tăng giỏ trị sản xuất cụng nghiệp của huyện, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hỳt vốn đầu tư nước ngoài, di dời cỏc cơ sở sản xuất trong nội thị nờn việc xỏc định quy mụ chủ yếu căn cứ v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2033.doc