MỤC LỤC:
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHO VAY CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.1.DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG NỀN KINH TẾ
1.1.1.Khái niệm
1.1.2. Đặc điểm của Doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.1.3.Vai trò của Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế
1.2.CHO VAY ĐỐI VỚI DN NHỎ VÀ VỪA TẠI NHTM
1.2.1. Hình thức cho vay:
1.2.1.1 Căn cứ vào thời hạn cho vay.
1.2.1.2 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay.
1.2.1.3 Căn cứ vào tài sản đảm bảo.
1.2.2. Nhân tố ảnh hưởng đến cho vay nhỏ và vừa:
1.2.2.1. Các nhân tố thuộc về ngân hàng.
1.2.2.2. Các nhân tố từ phía khách hàng.
1.2.2.3. Các nhân tố từ môi trường.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHO VAY CÁC DN NHỎ VÀ VỪA TẠI BIDV NAM HÀ NỘI
2.1.VÀI NÉT VỀ BIDV NAM HÀ NỘI
2.1.1 GIỚI THIỆU CHUNG
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Nam Hà Nội
2.1.2.1.Tình hình huy động vốn:
2.1.2.2. Công tác tín dụng:
2.1.2.3. Các hoạt động và dịch vụ khác:
2.1.2.4. Kết quả kinh doanh:
2.2. THỰC TRẠNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI BIDV NAM HÀ NỘI
2.2.1. Tình hình cho vay đối với Doanh Nghiệp nhỏ và vừa.
2.2.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay đối với Doanh Nghiệp nhỏ và vừa.
2.2.2.1. Kết quả đạt được.
2.2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY ĐỐI VỚI DN NHỎ VÀ VỪA TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NAM HÀ NỘI
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA BIDV NAM HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI.
3.1.1. Định hướng phát triển chung về cho vay đối với Doanh Nghiệp nhỏ và vừa của Nhà Nước.
3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động cho vay đối với Doanh Nghiệp nhỏ và vừa.
3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY ĐỐI VỚI DN NHỎ VÀ VỪA TẠI BIDV NAM HÀ NỘI
3.2.1. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ.
3.2.2. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định.
3.2.3. Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp.
3.2.4. Hoàn thiện hoạt động marketing.
3.2.5. Giảm thiểu thời gian trong qui trình xét cấp tín dụng
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.
3.3.1. Chính Phủ.
3.3.2. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
3.3.3. Kiến nghị với các Doanh Nghiệp nhỏ và vừa
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
59 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5103 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp phát triển cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Nam Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iá tiêu dùng tăng 7,2%, cao hơn so với mức tăng cùng kỳ năm 2004 là 2,1%), lạm phát có nguy cơ tăng cao hơn các năm trước đã khiến người dân có xu hướng phải giữ lại tiền để đề phòng sự mất giá của đồng tiền. Bên cạnh đó, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, do đó nhu cầu mua sắm và xây dựng của người dân ngày càng tăng và chưa có xu hướng chậm lại. Sự biến động của các thị trường trong và ngoài nước cũng là một trong những nguyên nhân; như thị trường nhà đất, thị trường lãi suất trên thị trường tiền tệ nói chung và trên địa bàn Hà Nội nói riêng,…
Trong 3 năm gần đây, tiền gửi tiết kiệm của dân cư tại BIDV Nam Hà Nội hầu như không có sự tăng trưởng nào đáng kể. Năm 2006, tiền gửi tiết kiệm của dân cư đạt 216.842 triệu đồng, giảm 0,92% so với năm 2005 và giảm 5.16% so với năm 2004.
Mặc dù BIDV Nam Hà Nội đã có nhiều biện pháp nhằm nâng cao khối lượng huy động tiền gửi từ các khoản tiết kiệm, như các chế độ ưu đãi về lãi suất đối với các khách hàng, các phương thức trả lãi thoả thuận, tích cực triển khai các sản phẩm mới theo chỉ đạo của Hội sở chính: Tiết kiệm dự thưởng với quy mô giải thưởng rất lớn và hấp dẫn, tiết kiệm gửi góp,… Mặc dù vậy vẫn không có sự thay đổi lớn, người dân chủ yếu chuyển từ tài khoản tiết kiệm thông thường sang tiết kiệm dự thưởng, không có thêm được nhiều khách hàng, do vậy vốn huy động từ các khoản tiền tiết kiệm của dân cư hầu như không thay đổi, không có sự tăng trưởng nào đáng kể, một phần cũng do các nguyên nhân đã trình bày ở trên.
Trong 02 năm 2005 và 2006, NHĐT&PTVN đã tiến hành việc phát hành các đợt chứng chỉ tiền gửi (CDs) với mục đích nhằm huy động thêm vốn để nâng cao năng lực tài chính, kích thích khả năng cạnh tranh trên thị trường Ngân hàng trong nước, hướng đến mục tiêu là đích đến của nhiều khoản đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tới.
2.1.2.2. Công tác tín dụng:
Đến tháng 12/2006, các chỉ tiêu tín dụng của BIDV Nam Hà Nội đã đạt được như sau:
Bảng 3: Kết quả hoạt động tín dụng của BIDV Nam Hà Nội
qua các năm 2004, 2005, 2006
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Tỷ lệ tăng trưởng((%)
2006/04
2006/05
Dư nợ Tín dụng
555.606
663.099
706.590
11,96
3,17
1. Cho vay ngắn hạn
66.093
185.811
224.458
54.5
9.42
2. Cho vay trung dài hạn
264.566
73.295
68.156
-59,03
-3,63
3. Uỷ thác cho vay vốn
10.355
15.296
12.950
11.13
-8.3
4. Cho vay đồng tài trợ
214.592
388.697
401.026
30.28
1.56
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Nam Hà Nội)
Bảng 4: Kết quả hoạt động tín dụng của BIDV Nam Hà Nội trong năm 2007 tính đến hết quý 3
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Quý I/2007
Quý II/2007
Quý III/2007
1. Cho vay ngắn hạn
91.000
88.621
55.947
2. Cho vay trung dài hạn
74.400
18.801
46.891
3. Uỷ thác cho vay vốn
5.400
1.200
9.400
4. Cho vay đồng tài trợ
343.476
421.883
605.746
(Nguồn: Phòng kế hoạch nguồn vốn)
Qua bảng trên ta có thể thấy được sự biến động trong cơ cấu dư nợ tín dụng, các khoản cho vay trung và dài hạn có xu hướng giảm dần, trong khi các khoản tín dụng ngắn hạn, cho vay đồng tài trợ đều tăng qua các năm. Cuối năm 2005 BIDV Nam Hà Nội trở thành chi nhánh cấp I nên trong cơ cấu tổng tài sản cũng như cơ cấu nguồn huy động hay dư nợ tín dụng đều có sự thay đổi nhất định. Về cơ cấu vốn theo kỳ hạn: Quý II năm 2007 chiếm 77%, Quý III năm 2007 chiếm 67%. Tính đến cuối Quý III năm 2007 dư nợ tín dụng ngắn hạn là 529.947 triệu đồng, tăng 24% so với Quý II năm 2007 .
Dư nợ tín dụng năm 2006 của BIDV Nam Hà Nội tiếp tục có sự phục hồi tiếp theo năm 2005. Năm 2004, do tình hình kinh tế trong và ngoài nước có nhiều biến động và diễn biến phức tạp nên nền kinh tế Việt Nam không có nhiều chuyển biến tích cực, các khoản đầu tư ngắn, trung và dài hạn giảm. Các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước không có được môi trường đầu tư thuận lợi, do vậy các khoản cho vay ngắn, trung – dài hạn đã giảm. Tuy vậy, hoạt động tín dụng đã được cải thiện đáng kể cả về quy mô cũng như chất lượng trong 2 năm 2005 và 2006, chất lượng thẩm định được nâng cao, các nghiệp vụ tín dụng được cải thiện đã góp phần thu hút thêm được các khách hàng đến giao dịch.
- Dư nợ tín dụng ngắn hạn năm 2006 đạt 224.458 triệu đồng chiếm tỷ trọng 31,77% trong tổng dư nợ, tăng mạnh so với 2 năm 2004 và 2005 lần lượt là 339,6% và 120,8%. Trong năm 2006, BIDV Nam Hà Nội cũng đã tiến hành giải ngân các khoản vay, bảo lãnh theo hợp đồng hạn mức đã ký; đồng thời ký các hợp đồng hạn mức với Công ty CP Dược phẩm Mediplantex, Công ty CP Cơ khí số 7,… BIDV Nam Hà Nội cũng xem xét về đề nghị vay vốn ngắn hạn của các khách hàng, giải ngân, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng; thẩm định các dự án cho vay đối với các công ty: Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Tiến Vũ, Công ty CP Vật tư Kỹ thuật và Vận tải ôtô, Công ty TNHH Minh Trường Sinh, Công ty vận tải viễn dương Vinashin…; tiếp cận một số công ty mới có nhu cầu vay vốn ngắn hạn. Nhu cầu vay vốn ngắn hạn bằng VNĐ vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cả nhu cầu.
- Dư nợ tín dụng trung – dài hạn của BIDV Nam Hà Nội năm 2006 giảm so với 2 năm 2004, 2005. Năm 2006, chỉ tiêu này chỉ đạt 68.156 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 9,6% trong tổng dư nợ, giảm 59,03% so với năm 2004 (đạt 264.566 triệu đồng) và giảm 3,63% so với năm 2005 (đạt 73.295 triệu đồng). Nhận thấy dư nợ tín dụng trung- dài hạn có xu hướng giảm mà nhất là giảm mạnh trong giai đoạn từ 2004 sang năm 2005 nguyên nhân là do BIDV Nam Hà Nội đã nhận thức đúng đắn trong việc sử dụng nguồn vốn mà mình nắm giữ, muốn vốn của mình được quay vòng nhanh nhất để mang lại hiệu quả cao nhất trong công việc kinh doanh tiền tệ.
Trong những năm vừa qua, BIDV Nam Hà Nội đã thực hiện hàng loạt danh mục đầu tư, cho vay theo đúng tính chất của một ngân hàng hiện đại, đáp ứng được phần nào các nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp cũng như tòan bộ nền kinh tế, góp phần giữ vững vị thế của hế thống BIDV trên địa bàn và trên cả nước.
2.1.2.3. Các hoạt động và dịch vụ khác:
Hoạt động dịch vụ năm 2006 đã tăng so với các năm trước cả về quy mô và chất lượng. Trong năm 2006, thu từ hoạt động dịch vụ đạt (thu dịch vụ ròng) 25.600 triệu đồng, dù tăng không đáng kể so với năm 2004 và 2005 (đạt lần lượt là 25.650 triệu đồng và 24.502 triệu đồng) nhưng các dịch vụ ngân hàng đã có nhiều cải thiện cả về chất lượng và quy mô, thuận lợi, nhanh chóng và hợp lý đối với các khách hàng.
Trong năm 2006, BIDV Nam Hà Nội đã mở mới 906 L/C hàng nhập với tổng số tiền trên 15 triệu USD, xử lý các bộ chứng từ hàng nhập trị giá gần 60 triệu USD; thực hiện thông báo gần 400 L/C hàng xuất trị giá 2.3 triệu USD; đòi tiền và chiết khấu gần 80 bộ chứng từ trị giá gần 11 triệu USD; xử lý các bộ các bộ chứng từ nhờ thu hàng nhập thu phí gần 120.000 USD… Các khoản thanh toán quốc tế khối lượng lớn tập trung chủ yếu vào một số công ty, như: Công ty CP Dược phẩm Medilantex, Công ty CP Công nghệ Bách Khoa, Công ty CP Đại Hữu, Công ty XNK Intimex,…
BIDV Nam Hà Nội cũng tích cực thực hiện công tác Marketing và đưa ra những chính sách ưu đãi hợp lý nhằm tăng doanh số và lượng khách hàng đến giao dịch tại BIDV Nam Hà Nội, phối kết hợp với các phòng, điểm giao dịch để nắm bắt các thông tin về phía khách hàng. BIDV Nam Hà Nội đã tiến hành tăng cường việc tìm kiếm, phát triển khách hàng, tập trung vào các đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ, những doanh nghiệp cổ phần, TNHH hoạt động trong các ngành triển vọng; đẩy mạnh công tác quảng cáo, quảng bá sản phẩm mới; Dịch vụ thanh toán trong nước được mở rộng, tăng cả về quy mô và chất lượng. Hoạt động thẻ được phát huy mạnh mẽ, hệ thống thanh toán tự động ATM được lắp đặt và sử dụng trên nhiều địa bàn trong cả nước. BIDV cũng như BIDV Nam Hà Nội luôn cố gắng đem đến cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ nhanh chóng và thuận lợi nhất.
Với sự nỗ lực không ngừng của toàn hệ thống, hoạt động thanh toán quốc tế tăng trưởng đều đặn qua các năm. BIDV Nam Hà Nội cũng đã mở rộng các dịch vụ thanh toán như thanh toán biên mậu, thanh toán CAD (Cash Against Document), mua bán thanh toán séc du lịch, phát hành séc thanh toán Ngân hàng (Bank Drafts), Đại lý thanh toán thẻ Visa, Master card, kiều hối,… Công tác kinh doanh ngoại tệ có lãi, thu hút được nhiều nguồn tiền chuyển đổi trong và ngoài nước.
Năm 2006, công tác thẩm định và quản lý tín dụng luôn được đảm bảo đúng tiến độ, đúng quy trình thẩm định của BIDV Nam Hà Nội. Công tác thẩm định được tiến hành nhanh chóng và chính xác, thoả đáng đối với các đối tác khách hàng, đảm bảo là chỗ dựa cho nghiệp vụ đề phòng rủi ro tín dụng của BIDV Nam Hà Nội. Các phòng ban có thẩm quyền về thẩm định và quản lý tín dụng lập các báo cáo định kỳ đúng hạn, các báo cáo đột xuất gửi lên cấp trên nhanh chóng, chính xác, thuận lợi cho công tác quản lý của các cấp lãnh đạo ngân hàng. Công tác tổ chức – kế toán được hoạch toán đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ phát sinh, kiểm tra và phát hiện xử lý kịp thời các lỗi sai sót trong thanh toán. Các công tác của BIDV Nam Hà Nội được thực hiện chuyên nghiệp, quy mô, nhằm cung cấp được các dịch vụ hoàn thiện cho khách hàng.
2.1.2.4. Kết quả kinh doanh:
Lợi nhuận trước thuế của BIDV Nam Hà Nội năm 2006 đạt 43.659 triệu đồng, tăng so với năm 2005 (23.856 triệu đồng), tăng so với năm 2004 (đạt 21.328 triệu đồng). Công tác trích dự phòng rủi ro tín dụng cũng được BIDV Nam Hà Nội hết sức quan tâm và chú trọng. Số tiền trích quỹ dự phòng rủi ro luôn chiếm khoảng 2/3 lợi nhuận sau thuế. BIDV Nam Hà Nội luôn đặt công tác đảm bảo chất lượng và an toàn tín dụng lên hàng đầu, đảm bảo hiệu quả kinh doanh của BIDV Nam Hà Nội an toàn và chất lượng
2.2. THỰC TRẠNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI BIDV NAM HÀ NỘI
2.2.1. Tình hình cho vay đối với Doanh Nghiệp nhỏ và vừa.
* Doanh số cho vay.
Là chỉ tiêu phản ánh quy mô cấp tín dụng của ngân hàng đối với nền kinh tế. Đây là chỉ tiêu phản ánh chính xác, tuyệt đối về hoạt động cho vay trong một thời gian dài, thấy được khả năng hoạt động tín dụng qua các năm.
Bảng 5: Doanh số cho vay theo thành phần năm 2006.
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
Số tiền
Tỷ trọng %
Số tiền
Tỷ trọng %
Số tiền
Tỷ trọng %
Số tiền
Tỷ trọng %
-Doanh số cho vay
245,422
100
199,849
100
228,399
100
294,121
100
- DN Lớn
201,982
82,3
156,941
78,53
185,916
81,4
245,649
83,52
- Doanh Nghiệp nhỏ và vừa
43,442
17,7
42,908
21,47
42,483
18,6
48,472
16,48
(Nguồn: Phòng tín dụng)
Bảng 6: Doanh số cho vay theo thành phần tính đến hết
quý III năm 2007.
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Quý I
Quý II
Quý III
Số tiền
Tỷ trọng %
Số tiền
Tỷ trọng %
Số tiền
Tỷ trọng %
-Doanh số cho vay
236,24
100
256,781
100
255,022
100
- DN Lớn
68,04
28
126,354
49,2
115,016
45,6
- Doanh Nghiệp nhỏ và vừa
168,2
72
130,427
50,8
141,963
54,4
(Nguồn: Phòng tín dụng)
Qua bảng số liệu trên ta thấy trong năm 2006: Nhìn chung, tổng doanh số cho vay tương đối ổn định và có xu hướng tăng. Trong đó, doanh số cho vay đối với DN Lớn luôn chiếm số lượng và tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với doanh số cho vay đối với Doanh Nghiệp nhỏ và vừa.
Doanh số cho vay đối với Doanh Nghiệp nhỏ và vừa trong quý II có sự giảm sút đáng kể so với doanh số cho vay của quý I, nhưng lại có xu hướng tăng dần trong quý III và quý IV của năm. Cụ thể: doanh số cho vay quý II giảm 45,051 tỷ đồng so với quý I đầu năm (245,422 tỷ đồng); doanh số cho vay quý III là 185,916 tỷ đồng, tăng 28,975 tỷ đồng so với quý II và doanh số cho vay quý IV tăng 88,708 tỷ đồng so với quý II, tăng 59,733 tỷ đồng so với doanh số cho vay quý III.
Xét riêng về doanh số cho vay đối với Doanh Nghiệp nhỏ và vừa, ta thấy số lượng doanh số cho vay có sự ổn định và ít biến động, nhưng có xu hướng giảm tỷ trọng trong các quý cuối năm. Doanh số cho vay của các quý I là 43,442 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 17,7% trong tổng doanh số cho vay. Doanh số cho vay của quý II là 42,908 tỷ đồng, có tăng nhưng không đáng kể so với quý I, nhưng tỷ trọng chiếm 21,47% tăng lên do tỷ trọng doanh số cho vay đối với DN Lớn giảm xuống. Doanh số cho vay quý III là 42,483 tỷ đồng, giảm so với quý II cả về số lượng và tỷ trọng (18,6%) và đến quý IV cuối năm, doanh số cho vay là 48,472 có tăng nhưng không đáng kể và chiếm tỷ trọng 16,48%, giảm sút so với quý III là do tỷ trọng doanh số cho vay đối với DN Lớn tăng lên.
Bên cạnh đó, xét riêng đối với Chi nhánh Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Nam Hà Nội, chiến lược kinh doanh thường tập trung quan tâm và phát triển hơn đối với các DN Lớn. Tuy số lượng các doanh nghiệp lớn giao dịch với ngân ít hơn nhiều so với các Doanh Nghiệp nhỏ và vừa nhưng khối lượng vốn vay của các doanh nghiệp này thường rất lớn do có lợi thế về mặt cạnh tranh, về nguồn vốn cũng như giá trị của các khoản tài sản đảm bảo.
Trong năm 2007 những quý đầu của năm dư nợ vẫn tiếp tục tăng nhưng tỷ trọng đang dần chuyển về phía các DN nhỏ và vừa đến hết quý III năm 2007 mặc dù khả năng tăng dư nợ của BIDV Nam Hà Nội là rất cao nhưng trên TW có chỉ thị giới hạn dư nợ trong 750 tỷ nhằm phối hợp với chính sách của Chính Phủ và NHNN kiềm chế lạm phát. Mặt khác đây cũng là chính sách của BIDV trong năm nay nhằm tránh tình trạng tăng trưởng nóng về dư nợ chính vì vậy những khoản vay của các DN đều phải hạn chế để đáp ứng yêu cầu của BIDV
* Dư nợ tín dụng đối với Doanh Nghiệp nhỏ và vừa theo thời hạn.
Để nghiên cứu rõ hơn về tình hình dư nợ đối với Doanh Nghiệp nhỏ và vừa ta có thể xem xét theo góc độ thời hạn tín dụng.
Bảng 7: Dư nợ tín dụng đối với các Doanh Nghiệp nhỏ và vừa theo thời hạn năm 2006
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
Số tiền
Tỷ trọng%
Số tiền
Tỷ trọng%
Số tiền
Tỷ trọng%
Số tiền
Tỷ trọng%
- Dư nợ DN nhỏ và vừa
57,713
100
72,456
100
104,808
100
142,967
100
- Ngắn hạn
42,525
73,68
41,338
57,05
50,361
48,05
69,764
48,8
- Trung và dài hạn
15,188
26,32
31,118
42,95
54,447
52,95
73,203
51,2
( Nguồn: báo cáo cho vay các doanh nghiệp quy về VNĐ)
Qua bảng số liệu trên ta thấy: Về cơ bản các khoản vay của Doanh Nghiệp nhỏ và vừa phần lớn là cho vay ngắn hạn, khối lượng cho vay trung và dài hạn thường thấp hơn so với các khoản vay ngắn hạn. Tuy nhiên, tỷ trọng cho vay trung và dài hạn có xu hướng tăng nhanh trong các quý của năm 2006.
Trong quý I dư nợ ngắn hạn là 42,525 tỷ đồng chiếm một tỷ trọng rất lớn là 73,68% so với tổng dư nợ đối với Doanh Nghiệp nhỏ và vừa. Trong hai quý tiếp theo của năm, dư nợ ngắn hạn có xu hướng giảm dần. Cụ thể trong quý II của năm tỷ trọng dư nợ ngắn hạn chiếm 57,05% và trong quý III tỷ trọng đó là 48,05%. Nhưng đến quý IV cuối năm tỷ trọng dư nợ ngắn hạn tăng hơn so với tỷ trọng quý III. Tuy nhiên, chúng ta lại thấy tổng số dư nợ ngắn hạn lại tăng trong các quý của năm 2006. Dư nợ ngắn hạn của quý IV là 69,764 tỷ đồng, tăng 19,403 so với quý III (50,361 tỷ đồng) và tăng 28,426 tỷ đồng so với quý II (41,338 tỷ đồng).
Dư nợ trung và dài hạn có xu hướng tăng trong các quý của năm 2006. Các tỷ trọng của dư nợ trung và dài hạn trong quý I, II và III theo xu hướng tăng nhanh lần lượt là 26,32%; 42,95%; 52,95%. Đồng thời tổng số dư nợ trung và dài hạn cũng có xu hướng tăng nhanh trong cả năm. Dư nợ trung và dài hạn trong quý IV là 73,203 tỷ đồng, tăng 18,756 so với quý III (54,447 tỷ đồng), tăng 42,085 so với quý II (31,118 tỷ đồng) và tăng 58,015 so với quý I đầu năm2006 (15,188 tỷ đồng). Có kết quả trên là chính do chiến lược phát triển của Chi nhánh trong những năm tới, sẽ đẩy mạnh và tập trung hơn cho vay trung và dài hạn đối với Doanh Nghiệp nhỏ và vừa, giảm bớt tỷ trọng cho vay ngắn hạn đối với Doanh Nghiệp nhỏ và vừa.
* Doanh số thu nợ.
Bảng 8: Doanh số thu nợ đối với Doanh Nghiệp nhỏ và vừa năm 2006.
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
Số tiền
Tỷ trọng %
Số tiền
Tỷ trọng %
Số tiền
Tỷ trọng %
Số tiền
Tỷ trọng %
- DS thu nợ
192,939
100
72,579
100
154,298
100
181,655
100
- DN Lớn
137,488
71,26
54,869
75,6
113,548
73,59
139,293
76,68
- DN nhỏ và vừa
55,451
28,74
17,71
24,4
40,75
16,41
42,362
13,32
( Nguồn: báo cáo cho vay các doanh nghiệp quy về VNĐ )
Bảng 9: Doanh số thu nợ đối với Doanh Nghiệp nhỏ và vừa tính đến hết quý 3 năm 2007
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Quý I
Quý II
Quý III
Số tiền
Tỷ trọng %
Số tiền
Tỷ trọng %
Số tiền
Tỷ trọng %
- DS thu nợ
142,967
100
172,456
100
157,713
100
- DN Lớn
69,764
48,8
141,338
82
102,525
73,68
- Doanh Nghiệp nhỏ và vừa
73,203
51,2
31,118
18
55,188
26,32
( Nguồn: báo cáo cho vay các doanh nghiệp quy về VNĐ )
Qua bảng số liệu trên ta thấy trong năm 2006 : Doanh số thu nợ của doanh nghiệp tương đối tốt. Doanh số thu nợ có sự tăng dần trong các quý cuối năm. Trong đó, doanh số thu nợ đối với DN Lớn vẫn chiếm số lượng và tỷ trọng cao hơn so với doanh số thu nợ đối với Doanh Nghiệp nhỏ và vừa.
Doanh số thu nợ đối với doanh nghiệp lớn có số lượng tăng không đồng đều, tuy nhiên lại có sự tăng dần tỷ trọng tổng doanh số thu nợ qua các quý của năm 2006. Doanh số thu nợ trong quý I đầu năm cao so với các quý khác. Trong quý I, doanh số thu nợ là 137,488 tỷ đồng chiếm 71,26%, lớn hơn doanh số thu nợ vào quý II (54,869 tỷ đồng) và quý III (113,548 tỷ đồng) và nhỏ hơn so với quý IV (139,293 tỷ đồng). Nhưng nhìn chung trong quý II trở đi, doanh số cho vay tăng dần cả về khối lượng và tỷ trọng. Tình hình trên là do thông thường đầu năm, sau khi tổng kết hoạt động kinh doanh của năm trước, các doanh nghiệp lớn thường chi trả cho các khoản vay và trong quá trình hoạt động kinh doanh tiếp theo các doanh nghiệp sẽ thanh toán dần các khoản vay cho ngân hàng.
Ngược lại, doanh số thu nợ đối với các Doanh Nghiệp nhỏ và vừa lại có xu hướng giảm dần trong các quý của năm. Cũng như đối với các doanh nghiệp lớn, trong quý I đầu năm, các Doanh Nghiệp nhỏ và vừa cũng tiến hành thanh toán nợ cho ngân hàng và thanh toán dần trong các quý tiếp theo. Doanh số thu nợ trong quý I là 55,451 tỷ đồng, lớn nhất so với các quý trong năm, chiếm tỷ trọng lớn nhất là 28,74%. Doanh số thu nợ trong quý IV cuối năm là 42,362 tỷ đồng, tăng 1,612 tỷ đồng so với quý III (40,75 tỷ đồng) và tăng 24,652 tỷ đồng so với quý II (17,71 tỷ đồng).
Trong năm 2007: với các DN lớn trong quý I, doanh số thu nợ là 69,764 tỷ đồng chiếm 71,26%, lớn hơn doanh số thu nợ vào quý II (141,338 tỷ đồng) và quý III (73,68 tỷ đồng)
Nhìn chung, hiện nay các Doanh Nghiệp nhỏ và vừa có sự tăng nhanh về khối lượng và cả chất lượng, có những bước phát triển mới, làm ăn có lãi và có đủ điều kiện để thanh toán được nợ vay ngân hàng. Điều này chứng tỏ rằng các Doanh Nghiệp nhỏ và vừa đảm bảo khả năng trả nợ tốt, mối quan hệ giữa Doanh Nghiệp nhỏ và vừa và Chi nhánh phát triển theo xu hướng khả quan và trong thời gian này Chi nhánh hoạt động có hiệu quả.
Bảng 10: Cơ cấu cho vay đối với Doanh Nghiệp nhỏ và vừa theo thành phần kinh tế năm 2006.
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
Số tiền
Tỷ trọng %
Số tiền
Tỷ trọng %
Số tiền
Tỷ trọng %
Số tiền
Tỷ trọng %
Dư nợ Doanh Nghiệp nhỏ và vừa
57,713
100
72,456
100
104,808
100
142,967
100
CTyCP
18,791
32,56
23,613
32,59
34,649
33,06
47,365
33.13
Cty TNHH
8,61
14,92
10,817
14,93
15,742
15,02
21,545
15,07
DN Tư Nhân
8,495
14,72
10,694
14,76
15,543
14,83
21,387
14,96
Cty Nhà Nước
21,817
37,8
27,332
37,72
38,874
37,09
52,67
36,84
( Nguồn: báo cáo cho vay các doanh nghiệp quy về VNĐ )
Qua bảng số liệu trên ta thấy: cho vay đối với các Công ty Nhà Nước chiếm tỷ trọng lớn hơn so với các thành phần kinh tế khác. Dư nợ cho vay đối với thành phần kinh tế này tăng lên trong các quý cuả năm nhưng tỷ trọng lại có xu hướng giảm xuống. Trong khi đó, dư nợ cho vay đối với các thành phần kinh tế khác lại có xu hướng tăng dần về cả số lượng và tỷ trọng trong các quý.
Dư nợ cho vay đối với Công ty Nhà Nước vẫn tăng nhanh trong các quý của năm. Quý I đầu năm, dư nợ cho vay chỉ 21,817 tỷ đồng nhưng đến quý IV cuối năm, con số này đã tăng vọt lên tới 52,67 tỷ đồng. Trong quý II, dư nợ cho vay là 27,332 tỷ đồng, tăng 5,515 tỷ đồng so với quý I đầu năm. Dư nợ cho vay quý III cũng tăng mạnh so với quý II (tăng 11,542 tỷ đồng). Nguyên nhân của việc dư nợ cho vay trong từng quý vẫn tăng mạnh nhưng tỷ trọng lại có xu hướng giảm xuống là do sự phát triển mạnh mẽ và dần tiếp cận được vốn ngân hàng của các thành phần kinh tế khác.
Dư nợ cho vay đối với Doanh nghiệp Tư nhân không ngừng tăng qua các quý. Trong quý I đầu năm, dư nợ cho vay là 8,495 tỷ đồng, sau ba tháng dư nợ tăng lên 10,694 tỷ đồng, tăng lên 15,543 tỷ đồng trong ba tháng tiếp và đến quý IV cuối năm con số này là 21,387 tỷ đồng. Tuy có xu hướng tăng nhưng dư nợ của thành phần kinh tế này còn chiếm tỷ trọng thấp. Nguyên nhân là do cho vay đối với thành phần kinh tế này còn nhiều rủi ro, phương thức cho vay đơn điệu.
Đối với các Công ty Cổ phần và Công ty TNHH, hiện nay đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ cả chất lượng và khối lượng trong nền kinh tế. Do vậy, nhu cầu vay vốn của hai thành phần kinh tế này tăng mạnh, uy tín đối với ngân hàng cũng tăng thêm. Do vậy, trong những năm tiếp theo con số cho vay đối với hai thành phần kinh tế này sẽ còn tăng trưởng mạnh hơn nữa.
2.2.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay đối với Doanh Nghiệp nhỏ và vừa.
2.2.2.1. Kết quả đạt được.
* Về dư nợ cho vay.
Tổng dư nợ cho vay đối với Doanh Nghiệp nhỏ và vừa không ngừng tăng trong các quý của năm 2006 và 03 quý đầu năm 2007 đã đem lại lợi nhuận cao cho Chi nhánh.
Nhờ các chủ trương chính sách khuyến khích và thúc đẩy mở rộng và phát triển các Doanh Nghiệp nhỏ và vừa của Nhà nước đã tạo điều kiện cho các Doanh Nghiệp nhỏ và vừa ngày càng lớn mạnh về số lượng và chất lượng. Từng bước nâng cao uy tín, khẳng định khả năng đối với Chi nhánh và do vậy làm tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn của Chi nhánh. Bên cạnh đó là do Chi nhánh đã có nhiều chính sách chủ trương nhằm khuyến khích và đẩy mạnh hoạt động vay đối với các Doanh Nghiệp nhỏ và vừa.
Tóm lại, đây là kết quả đạt được của Chi nhánh trong việc tìm kiếm, mở rộng uy tín, hình ảnh và công tác tín dụng tới các Doanh nghiệp nhỏ và vừa.
* Cơ cấu cho vay đối với các thành phần kinh tế.
Cùng với sự phát triển của các Doanh Nghiệp nhỏ và vừa, cơ cấu cho vay của Chi nhánh đã mở rộng tới tất cả các thành phần kinh tế. Từ các Công ty Nhà Nước cho tới các Công ty Tư nhân. Mọi thành phần kinh tế ngày càng được xét duyệt công bằng trong khi cho vay. Đặc biệt, doanh số cho vay của các thành phần kinh tế như CTCP, CTTNHH, và các DNTN đều tăng mạnh trong các quý của năm 2006 và ba quý đầu năm 2007 có xu hướng tiếp tục tăng mạnh trong các năm tiếp theo. Đây là một trong những chính sách đa dạng hoá các thành phần kinh tế trong cho vay của Chi nhánh nhằm tăng khả năng cạnh tranh và thu hút khách hàng trong nền kinh tế.
2.2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong các công tác và đã đạt được một số kết quả khả quan, song trong quá trình cho vay của Chi nhánh vẫn còn một số hạn chế vướng mắc như sau:
* Doanh số cho vay các Doanh Nghiệp nhỏ và vừa còn hạn chế.
Doanh số cho vay đối với Doanh Nghiệp nhỏ và vừa tuy có xu hướng tăng trong các quý của hai năm trở lại đây nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vốn mạnh mẽ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hiện nay, tuy số lượng các Doanh Nghiệp nhỏ và vừa tăng lên đáng kể nhưng không có nhiều lợi thế để có thể vay vốn tại các ngân hàng. Đặc biệt trong bối cảnh hiện thời, khi các quy định về bảo đảm tiền vay và về thẩm định các dự án chặt chẽ hơn thì các Doanh Nghiệp nhỏ và vừa lại càng có ít cơ hội để cạnh tranh với các DN lớn, nhất là các Doanh Nghiệp nhỏ và vừa vừa mới được thành lập.
Xét riêng đối với Chi nhánh Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Nam Hà Nội, chiến lược kinh doanh thường tập trung quan tâm và phát triển hơn đối với các DN lớn do có lợi thế về mặt cạnh tranh, về nguồn vốn cũng như giá trị của các khoản tài sản đảm bảo. Tuy số lượng các doanh nghiệp lớn giao dịch với ngân ít hơn nhiều so với các Doanh Nghiệp nhỏ và vừa nhưng khối lượng vốn vay của các doanh nghiệp này thường rất lớn nên mang lại nguồn lợi nhuận đáng kể cho Chi nhánh điều mà các Doanh Nghiệp nhỏ và vừa khó có thể làm được.
* Dư nợ cho vay đối với Doanh Nghiệp nhỏ và vừa thấp.
Tuy tốc độ tăng trưởng cho vay các Doanh Nghiệp nhỏ và vừa là nhanh trong các quý nhưng dư nợ cho vay vẫn chiếm tỷ trọng và doanh số thấp trong tổng dư nợ cho vay. Trong tình hình nền kinh tế đang mở rộng quan hệ quốc tế, quá trình hội nhập WTO vừa mới kết thúc, mở ra rất nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức khó khăn, các Doanh Nghiệp nhỏ và vừa là một nhân tố quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Vì vậy, trong thời gian tới Chi nhánh cần phải quan tâm hơn nữa, thông qua việc nghiên cứu, phân tích để đưa ra các giải pháp phù hợp để tiếp tục làm tăng dư nợ đối với Doanh Nghiệp nhỏ và vừa. Dư nợ thấp nguyên nhân là do:
- Năng lực tài chính của các Doanh Nghiệp nhỏ và vừa yếu kém, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chưa cao, sản phẩm thường thiếu sức cạnh tranh, máy móc thiết bị sử dụng đã lạc hậu mà nguồn vốn để tha
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp phát triển cho vay đối với dn nhỏ và vừa tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển bidv nam hà nội.doc