Đề tài Giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại VPBank – Chi nhánh Hà Nội

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 3

1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VPBANK – CHI NHÁNH HÀ NỘI 3

2. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VPBANK – CHI NHÁNH HÀ NỘI 5

3. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VPBANK – CHI NHÁNH HÀ NỘI TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 10

3.1 Hoạt động huy động vốn 13

3.2 Hoạt động tín dụng 15

3.3 Hoạt động thanh toán quốc tế 17

4. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA VPBANH – CHI NHÁNH HÀ NỘI 19

4.1 Thuận lợi 19

4.2 Khó khăn: 20

KẾT LUẬN 22

 

 

doc23 trang | Chia sẻ: Huong.duong | Lượt xem: 1690 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại VPBank – Chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ố Hà Nội theo công văn số 327/GTC ngày 20/10.1994. Đến nay, Phòng Giao Dịch đã chính thức được nâng cấp thành chi nhánh cấp II mang tên Chi nhánh Hoàn Kiếm theo công văn chấp thuận số 39/NHNN – HNA7. KSĐB NGÀY 4/8/2003 của NHNN thành phố Hà Nội. - Ngày 12/11/2004, mở phòng giao dịch Chương Dương tại Hà Nội: Chi nhánh NHNN thành phố Hà Nội ban hành công văn số 638/ NHNN- HNA7 ngày 26/10/2004 chấp nhận cho VBP mở phòng giao dịch Chương Dương tại Hà Nội. - Ngày 19/2/2005, nâng cấp phòng giao dịch Cát Linh thành chi nhánh cấp II Cát Linh: VPBank nhận được công văn chấp thuận số 23/UB – KHKT, ngày 20/1/2005 của Uỷ ban nhân dân quận Đống Đa, công văn chấp thuận số 79/NHNN – HAN7, ngày 31/1/2005 của Chi nhánh NHNN thành phố Hà Nội cho phép chuyển đổi phòng giao dịch Cát Linh thành Chi nhánh cấp II trực thuộc Chi nhánh cấp I Hà Nội. - Ngày 09/3/2005, nâng cấp phòng giao dịch Giảng Võ thành chi nhánh cấp II Giảng Võ: VPBank nhận được công văn chấp thuận số 23/UB – KHKT, ngày 20/1/2005, của UBND quận Đống Đa, công văn chấp thuận số 79/NHNN – NHA7, ngày 31/1/2005 của chi nhánh NHNN TP. Hà Nội cho phép đổi phòng giao dịch Giảng Võ thành chi nhánh cấp II trực thuộc chi nhánh cấp I Hà Nội. - Ngày 23/5/2005, nâng cấp phòng giao dịch Trần Hưng Đạo thành chi nhánh cấp II Trần Hưng Đạo - Ngày 20/7/2006, khai trương VPB Bách Khoa hoạt động trực thuộc chi nhánh VPBank Hà Nội. - Ngày 25/9/2006, khai trương VPBank Tràng An, trực thuộc VPBank Hà Nội. - Ngày 18/12/2006, khai trương VPBank Minh Khai hoạt động trực thuộc VPBank Hà Nội. - Ngày 05/4/2007, khai trương VPBank Bà Triệu hoạt động trực thuộc VPBank Hà Nội. - Ngày 11/4/2007, khai trương VPBank Chợ Mơ hoạt động trực thuộc VPBank Hà Nội. - Ngày 25/12/2006, khai trương VPBank Yên Phụ hoạt động trực thuộc VPBank Hà Nội. - Ngày 27/1/2007, khai trương VPBank Thuỵ Khê, hoạt động trực thuộc VPBank Hà Nội. 2. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VPBANK – CHI NHÁNH HÀ NỘI VPBank – Chi nhánh Hà Nội là chi nhánh cấp I của ngân hàng VPBank, cơ cấu tổ chức của Chi nhánh như sau: P. KẾ TOÁN TIN HỌC GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC P. PHỤC VỤ K/H P. THẨM ĐỊNH TÀI SẢN P. TT Q. TẾ K/H CÁ NHÂN GIAO DỊCH KHO QUỸ P. GIAO DỊCH KHO QUỸ P. TỔ CHỨC H/C P. THU HỒI NỢ K/H DOANH NGHIỆP Chức năng của các phòng ban như sau: * Ban giám đốc: - Giám đốc Chi nhánh có nhiệm vụ điều hành hoạt động hàng ngày của cả chi nhánh, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và hội đồng quản trị. - Phó giám đốc chi nhánh có nhiệm vụ xem xét, quyết định và phê duyệt các khoản cấp tín dụng trong phạm vi được uỷ quyền, phụ trách công tác kiểm soát nội bộ tại chi nhánh, chịu trách nhiệm về quản lý, giải quyết các công việc phát sinh hàng ngày liên quan đến hoạt động của chi nhánh khi giám đốc chi nhánh vắng mặt. - Ban giám đốc có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, xử lý các hoạt động của các phòng ban và chi nhánh cấp dưới hàng ngày để đảm bảo hoạt động hiệu quả. + Xây dựng chính sách, quy chế, quy trình, các chỉ tiêu áp dụng cho cả chi nhánh, đề ra các chiến lược phát triển trình cho Tổng giám đốc, quy định và thực hiện các hoạt động đối ngoại trong thẩm quyền được cho phép. + Trực tiếp tham gia vào ban tín dụng để xét duyệt cho vay đối với khách hàng tổ chức. Đào tạo và nâng cao kiến thực ngiệp vụ cho cán bộ, công nhân viên, đề ra kế hoạch mở rộng chi nhánh đồng thời phải liên hệ chặt chẽ với hội sở và các chi nhánh khác trong cùng hệ thống. * Phòng giao dịch kho quỹ - Chào đón khách hàng, giới thiệu về các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. - Giải đáp và hướng dẫn khách hàng sử dụng các tiện ích về sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. - Thực hiện mở và quản lý các loại tài khoản trong quan hệ giao dịch với khách hàng. - Thực hiện các yêu cầu thanh toán và chi trả đối với khách hàng không có tài khoản. - Thực hiện việc giải ngân, thu vốn thu lãi trên tài khoản tiền vay. - Thực hiện nghiệp vụ kho quỹ( thu, chi, kiểm đếm và bảo quản tiền). - Bảo mật số liệu, lưu trữ an toàn về số liệu, thông tin liên quan đến khách hàng, bảo quản sổ sách chứng từ kinh tế và các mẫu biểu kế toán thống kê theo đúng chế độ quy định. - Tổ chức mạng lưới kho quỹ và đảm bảo hệ thống kho quỹ trong toàn chi nhánh tuyệt đối an toàn. - Chỉ đạo, tổ chức thực hiện kiểm tra và hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ kho quỹ. * Phòng kế toán tin học: - Phối hợp với các phòng liên quan tham mưu cho giám đốc về kế hoạch và thực hiện quản lý quỹ tiền lương, khen thưởng phúc lợi - Tổ chức hạch toán kế toán tài sản cố định, công cụ lao độngtại chi nhánh. - Tính và trích nộp thuế, bảo hiểm xã hội theo quy định, quản lý các khoản chi phí và thu nhập của chi nhánh. - Thực hiện quản lý các giao dịch nội bộ, phối hợp với phòng ngân quỹkiểm soát đối chiếu tiền mặt, hàng ngày lưu trữ chứng từ và lập, in báo cáo theo quy định của ngân hàng VPB và của NHNN. - Xây dựng kế hoạch tài chính của chi nhánh theo định kỳ và theo dõi thực hiện kế hoạch được tổng giám đốc phê duyệt. Tham mưu cho Tổng giám đốc về điều hành tổ chức phục vụ kinh doanh từng thời kỳ. Lập bảng cân đối kế toán, kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ . * Phòng phục vụ khách hàng: Chia theo đối tượng bao gồm khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp phòng thực hiện nhiệm vụ trực tiếp giao dịch với các khách hàng là cá nhân và các doanh nghiệp để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ. Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay và quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của ngân hàng VPB. Trong phòng, mỗi cán bộ nhân viên sẽ đượng phân chia theo dõi và quản lý một số khách hàng nhất định. Nhiệm vụ cụ thể của phòng như sau: - Tiếp xúc, hướng dẫn khách hàng, tư vấn, góp ý và đề xuất sản phẩm dịch vụ phục vụ yêu cầu của khách hàng, kiến nghị các sản phẩm dịch vụ mới. - Thu thập thông tin về khách hàng, thường xuyên theo dõi các hoạt động của khách hàng, kịp thời phát hiện các dấu hiệu để có biện phát xử lý và xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng. - Tiếp nhận hồ sơ xin vay vốn, bảo lãnh của khách hàng, thẩm định cho ý kiến đề xuất để cấp trên có cở sở xem xét giải quyết thẩm định hồ sơ của khách hàng. - Chịu trách nhiệm về mặt pháp lý liên quan đến hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng. - Thường xuyên kiểm tra giám sát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng sau khi đã cấp tín dụng. - Phân tích, tổng hợp báo cáo tình hình tín dụng tại chi nhánh. - Lưu trữ các chứng từ, tài liệu giấy tờ liên quan đến khách hàng, đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, lưu trữ các giấy tờ tài sản đảm bảo và các chứng từ liên quan. * Phòng thẩm định tài sản: - Nắm vững các quy định nghiệp vụ, kỹ năng phân tích, tìm hiểu các quy định liên quan để đảm bảo kết quả thẩm định tốt nhất. - Nghiên cứu hồ sơ do khách hàng nộp, tham khảo thêm các thông tin từ các phương tiện thông tin, hệ thống thông tin rủi ro của NHNN, thông tin từ các đồng nghiệp và các nguồn khác để đảm bảo kết quả thẩm định có độ tin cậy cao. - Đánh giá độ tin cậy của các chứng cứ. - Xem xét hoạt động giao dịch của khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng tại ngân hàng. * Phòng thanh toán quốc tế: Là bộ phận phụ trách các nghiệp vụ liên quan tới ngoại tệ và thanh toán quốc tế , thực hiện các nghiệp vụ tài trợ thương mại phục vụ các giao dịch thanh toán xuất nhạp khẩu cho khách hàng. - Thực hiện mở L/C cho khách hàng. - Thực hiện giao dịch mua bán ngoại tệ với khách hàng. - Thực hiện mối quan hệ quốc tế với các Ngân hàng đại lý. - Thực hiện các dịch vụ đối ngoại khác. - Dịch thuật các chứng từ, tài liệu liên quan đến lĩnh vực thanh toán quốc tế cho ngân hàng và khách hàng. * Phòng thu hồi nợ - Tiến hành thu hồi nợ khi đến hạn phải thu. - Đôn đốc thu hồi nợ, thường xuyên đánh giá lại kết quả kinh doanh của khách hàng để đề ra giải pháp khi khó thu hồi. * Phòng tổ chức nhân sự: - Tham mưu cho ban giám đốc về các mặt: Tổ chức, nhân sự,tuyển dụng và đào tạo, bồi dưỡng và quản lý nguồn nhân lực cho toàn chi nhánh hợp đồng, đề bạt, thuyên chuyển, lương, các chế độ chính sách, bảo hiểm ý tế, bảo hiểm xã hội - Thực hiện công tác an ninh, đảm bảo an toàn cho toàn chi nhánh và khi cần tăng cường lực lượng bảo vệ. - Thi đua, khen thưởng, kỷ luật. Mỗi phòng ban thực hiện một chức năng nhiệm vụ khác nhau nhưng sự tách biệt đó lại nằm trong mối quan hệ hữu cơ, hoạt động của phòng giao dịch – kho quỹ, phòng khách hàng, phòng thanh toán quốc tế, phòng thẩm định tài sản, phòng thu hồi nợ và phòng kế toán tin học tạo thành một chuỗi liên hoàn như một guống máy và sự hoạt động của phòng tổ chức hành chính được coi như là thứ dầu bôi trơn khi đảm bảo chế độ tiền lương, thưởng phạt một cách công bằng là cơ sở để các phòng ban yên tâm thực hiện nhiệm vụ của mình. Và mỗi phòng ban thực hiện tốt nhiệm vụ của mình sẽ cùng nhau tạo ra một môi trường kinh doanh vững mạnh, đó chính là cơ sở để các phòng ban khác hoạt động tốt hơn, tạo điều kiện để Chi nhánh phát triển, mở rộng thị trường tạo lên một hình ảnh tốt trong tâm trí khách hàng. Đánh giá hiệu quả hoạt động của các phòng ban: Hệ thống phòng ban của Chi nhánh VPBank Hà Nội là khá đầy đủ và có quy mô lớn so với các chi nhánh khác cùng hệ thống, tuy nhiên, do mới được sắp xếp lại và còn đang trong quá trình hoàn thiện do nên các bộ phận hoạt động chưa thực sự đạt được hiệu quả cao, mặc dù đã được phân thành các phòng ban riêng biệt nhưng do luôn phải thay đổi cho phù hợp với quá trình phát triển nên còn nhiều xáo trộn, hoạt động chưa rõ ràng, ví dụ như bộ phận phòng khách hàng cá nhân, các nhận viên đựoc tuyển dụng là nhan viên tín dụng họ có thể giỏi về nghiệp vụ tín dụng, thực hiện phân tích, đánh giá được các dự án để ra quyết đinh, tuy nhiên trong quá trình làm việc của mình, các nhân viên tín dụng là phải đảm đương trách nhiệm của một nhân viên quản trị rủi ro. Đặc biệt nhân viên của mỗi phòng hoặc nhân viên giữa các phòng thường xuyên xảy ra trình trạng thoái thác trách nhiệm cho người khác hoặc phòng khác. Bên cạnh đó, mối liên hệ giữa các phòng ban chưa cao, chưa có sự kết hợp ăn ý với nhau để thúc đẩy hiệu quả hoạt động của toàn Chi nhánh, đơn cử như nhân viên phòng tín dụng không biết nhân viên kế toán của phòng kế toán do sự thay đổi về nhân sự. Điều này gây khó khăn rất lớn trong quá trình làm việc. Bởi vì là nhân viên của bộ phận nào cũng cần nắm rõ về hiệu quả hoạt động của Chi nhánh mình để có phương hướng chung trong hoạt động. 3. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VPBANK – CHI NHÁNH HÀ NỘI TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực năm 1997, nhiều ngân hàng đã rơi vào tình trạng phá sản hoặc bị sát nhập, sau một thời gian dài NHNN đã ngừng việc mở rộng thêm hệ thống ngân hàng để đảm bảo an toàn cho toàn hệ thống nói riêng và ổn định nền kinh tế Việt Nam nói chung thì những năm gần đây, hệ thống ngân hàng tài chính của Việt Nam đã không ngừng phát triển đặc biệt là từ năm 2006 trở lại đây với sự thành lập của hàng loạt các ngân hàng mới với các quy định chặt chẽ hơn. Do đó, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn của các ngân hàng đã được cải thiện đáng kể và để đảm bảo khả năng cạnh tranh của mình thì các ngân hàng đã ồ ạt đua nhau tăng vốn điều lệ, tăng tỷ lệ an toàn theo quy định quốc tế. NHNN và các cơ quan chức năng cũng đã tạo mọi điều kiện để ổn định nền kinh tế vĩ mô, về chính trịtạo ra một môi trường mới giúp các ngân hàng phát triển. Cùng với xu thế đó, VPBank nói chung và VPBank chi nhánh Hà Nội nói riêng đã không ngừng lỗ lực mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch và tăng vốn điều lệ vừa để đáp ứng nhu cầu phát triển vừa tăng khả năng cạnh tranh. với phương châm “hoàn thiện trên từng bước phát triển”, VPBank không ngừng hoàn thiện mình không chỉ trong công tác chuyên môn mà còn không ngừng hoàn thiện nhân cách, tác phong của từng nhân viên để ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Là một ngân hàng thương mại đô thị đa năng, hoạt động với phương châm: Lợi ích của khách hàng là trên hết, lợi ích của người lao động được quan tâm, lợi ích của cổ đông đã chú trọng, đóng góp có hiệu quả vào sự phát triển của cộng đồng. chính vì thế, mà trong thời gian vừa qua, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng cùng với sự quyết tâm của anh em cán bộ nhân viên hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Bảng 3.1- Báo cáo kết quả kinh doanh của VPBank – chi nhánh Hà Nội từ năm 2006 đến 31/12/2008 Đơn vị (triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 I. Thu nhập lãi thuần 27.749 55.909 76.414 1. TN lãi và các khoảncó t/c lãi 85.494 149.654 369.202 2. Chi phí lãi và các khoản có t/c lãi (57.745) (93.745) (292.788) II. Thu nhập phí dịch vụ 1.046 1.680 1.870 1. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 2.132 4.607 6.631 2. Chi phí hoạt động dịch vụ (1.086) (2.927) (4.761) III. Lãi/ lỗ thuần từ hoạt động KDNH (165) 33 (224) IV. Lãi/lỗ thuần từ hoạt động khác 723 1.876 2.742 1. Thu nhập từ hoạt động khác 749 1.907 2.775 2. Chi phí hoạt động khác (26) (31) (33) V. Chi phí hoạt động (9.792) (25.427) (36.331) VI. chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (1.371) (3.117) (5.393) VII. Lợi nhuận trước thuế 18.190 30.924 39.078 VIII. Thuế thu nhập doanh nghiệp (5.093) (8.658) (10.941) IX. Lợi nhuận sau thuế 13.097 22.266 28.137 ( Nguồn: báo cáo KQKD VPBank – chi nhánh Hà Nội từ năm 2006 – 2008) Căn cứ vào bảng số liệu trên ta có thể thấy được tốc độ tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong những năm gần đây. Đối với thu nhập lãi thuần là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho chi nhánh trong năm 2007 đã có những thay đổi đáng kể, tăng đến 100% nhưng sang đến năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tình hình thị trường tài chính Việt Nam liên tục có những biến động phức tạp, vì thế trong những tháng đầu năm cùng với toàn bộ hệ thống chi nhánh đã thực hiện thắt chặt cho vay đồng thời phải huy động vốn với chi phí lớn để thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN, do đó mà tốc độ tăng thu nhập lãi ròng đã giảm đi đáng kể so với năm 2007. Tuy nhiên đẩy không phải là những dấu hiệu tiêu cực do hoạt động yếu của chi nhánh mà đây là tình hình chung của nền kinh tế. Điều đáng nói ở đây là thu nhập từ lãi của ngân hàng luôn bù đắp được những chi phí từ lãi. Do thu nhập từ lãi thuần gặp khó khăn do đó chi nhánh đã tích cực tăng thu từ lĩnh vực dịch vụ và lĩnh vực khác để đảm bảo lợi nhuận sau thuế của chi nhánh luôn dương và hoạt động có hiệu quả. Năm 2009 sẽ là năm hứa hẹn nhiều thách thức mới với hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung, nhưng với kết quả kinh doanh như trên Chi nhánh sẽ có những bước đi vững chắc để vượt qua được “cơn bão” này và tiếp tục có những bước tiến đáng kinh ngạc trong thời gian tiếp theo. Sau đây là tình hình hoạt động cụ thể của chi nhánh: 3.1 Hoạt động huy động vốn Huy động vốn là một hoạt động được VPBank cũng như VPBank – chi nhánh Hà Nội rất chú trọng, với mục tiêu chung là đảm bảo vốn cho vay, an toàn thanh khoản và tăng nhanh tài sản Có, nâng cao vị thế của VPBank trong hệ thống ngân hàng. Do đó, trong các năm qua, các hoạt động huy động vốn từ dân cư cũng như khu vực liên ngân hàng đã được chi nhánh khai thác triệt để. Việc cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn giữa các tổ chức tín dụng trong những năm gần đây diễn ra vô cùng gay gắt, sự phát triển sôi động của thị trường chứng khoán cũng đồng thời làm dịch chuyển luồng vốn của dân cư và các doanh nghiệp vào đầu tư chứng khoán, cùng với sự cạnh tranh của hàng loạt các chi nhánh, phòng giao dịch khác trong và ngoài hệ thống nhưng với mục tiêu trở thành một chi nhánh đầu đàn của hệ thống VPBank nên Chi nhánh đã đặc biệt quan tâm, tiếp tục tập trung vào cung cấp các sản phẩm dịch vụ mới với nhiều thuận tiện nhằm đem lại lợi ích cao hơn cho khách hàng. Đó chính là lý do mà nguồn vốn của VPBank – chi nhánh Hà Nội tiếp tục được mở rộng và tăng với tốc độ cao. Bảng 3.2 - Tình hình huy động vốn từ năm 2006 đến năm 2008 của PBank – chi nhánh Hà Nội Đơn vị ( tỷ VNĐ) Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng NV huy động 1.087 100% 1.830 100% 2.287 100% Phân theo kì hạn Ngắn hạn 870 80% 1.410 77% 1.623 71% Trung và dài hạn 217 20% 420 23% 644 29% Phân theo cơ cấu Huy động TT I 681 63% 1.531 84% 1.833 80% Huy động TT II 406 37% 299 16% 445 2 20% (Nguồn: Báo cáo KQKD – chi nhánh Hà Nội từ năm 2006 – 2008) Căn cứ vào bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh luôn tăng trong thời gian qua, năm 2006, mặc dù là năm mà thị trường chứng khoán phát triển mạnh mẽ nhưng Chi nhánh đã huy động được đến 1.087 tỷ đồng. năm 2007 thị trường huy động vốn có sự cạnh tranh gay gắt, nhiều ngân hàng mới được thành lập, mạng lưới các chi nhánh NHTM liên tục được mở rộng, tuy nhiên bằng các biện pháp hữu hiệu như: thường xuyên theo dõi và kịp thời điều chỉnh lãi suất huy động để đảm bảo tính cạnh tranh, thực hiện các chương trình khuyến mại với các phần quà hấp dẫn, chi nhánh đã duy trì được tốc độ tăng trưởng nguồn vốn cao. đến 31/12/2007, tổng số vốn huy động của chi nhánh lên tới 1830 tỷ đồng đạt 113% kế hoạch năm 2007và tăng 734 tỷ đồng so với năm 2006 ( tương đương 59,39% so với năm 2006, trong đó nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư( TT I ) đạt 1531 tỷ đồng, tăng 248% so với năm 2006 và nguồn vốn trên thị trường liên ngân hàng(TT II) là 299 tỷ đồng, giảm 705 tỷ đồng so với cuối năm 2006. Năm 2008 do nền kinh tế có nhiều bất lợi, trên thị trường tài chính nguồn vốn trở nên khan hiếm nên tính cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn giữa các ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt, tuy nhiên, hoạt động huy động vốn của chi nhánh vẫn tăng đáng kể tuy không tăng nhiều so với năm 2007 chỉ chiếm 125% nhưng đó là kết quả đáng khích lệ trong lúc khó khăn như vậy. Phân theo kì hạn, thì chi nhánh chủ yếu huy động nguồn vốn ngắn hạn do nguồn vốn này có chi phí thấp hơn và không khan hiếm như nguồn vốn trung và dài hạn, nhưng trong thời gian gần đây thì nguồn vốn trung và dài hạn đang có xu hướng tăng theo chiều hướng tích cực. Phân theo thị trường, thì Chi nhánh chủ yếu huy động trên thị trường I, do thị trường liên ngân hàng ở Việt Nam phát triển chưa thật vững chắc và ổn định. Hoạt động tín dụng Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa và liên tục tăng trưởng mạnh, những năm gần đây, Việt Nam được xem là một trong những nền kinh tế tăng trưởng cao hàng đầu trên thế giới. Nhu cầu vốn đầu tư tăng cao nên hoạt động tín dụng của các ngân hàng khá sôi động. Trong thời gian qua, hoạt động tín dụng của Chi nhánh có tốc độ phát triển đạt mứcc tăng khá. Với chiến lược trở thành ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam do đó Chi nhánh cũng như VPBank chú trọng đã chú trọng là các khách hàng doanh nghiệp ngoài quốc doanh vừa và nhỏ, các cá nhân và hộ gia đình. Bảng 3.3 - Cơ cấu dư nợ tín dụng tại VPBank – chi nhánh Hà Nội từ năm 2006 đến năm 2008. Đơn vị ( triệu VNĐ) Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng dư nợ 603.743 1.598.829 2.046.501 Chỉ tiêu Cho vay ngắn hạn 301.386 835.144 1.092.582 Cho vay trung và dài hạn 298.212 763.685 953.919 Cho vay khác 4.145 - - Theo tiền tệ Cho vay bằng VNĐ 571.260 1.527.219 1.957.175 Cho vay bằng ngoại tệ 32.483 71.610 89.326 ( Nguồn: báo cáo KQKD VPBank – chi nhánh Hà Nội từ năm 2006 – 2008) Căn cứ vào bảng số liệu trên ta thấy, mặc dù cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt, hoạt động tín dụng của Chi nhánh vẫn tăng trưởng tốt, đặc biệt là năm 2007, đó là nhờ sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên trong chi nhánh đã tích cực tiếp thị khách hàng mới, duy trì mối quan hệ với khách hàng cũ. Tổng dư nợ năm 2007 đã tăng 995.086 triệu đồng ( tương ứng với 265% so với năm 2006) và đã vượt 53% so với kế hoạch năm 2007. Năm 2008 do thắt chặt hoạt động cho vay bằng cách áp dụng hạn mực tín dụng đối với chi nhánh, nâng cao chất lượng tín dụng bằng cách sàng lọc khách hàng tốt, từ chối nhu cầu tín dụng của các khách hàng không đáp tứng đủ tiêu chuẩn về tín dụng hoặc đáp ứng ở mức thấp, tạm dừng cho vay đối với khách hàng liên quan đến lĩnh vực rủi ro trong những tháng đầu năm nên tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh đến 31/12/2008 chỉ tăng 28% so với năm 2007. Trong các năm, tính theo loại hình cho vay thì cho vay ngăn hạn chiếm tỷ lệ cao hơn so với cho vay trung và dài hạn, còn cho vay theo tiền tệ thì cho vay bằng VNĐ chiếm tỷ lệ cao so với cho vay bằng ngoại tệ. Chất lượng tín dụng của chi nhánh vẫn tiếp tục duy trì tốt, đảm bảo được yêu cầu của NHNN, tỷ lệ nợ xấu tính đến cuối năm 2006 là ở mức 0.58% tổng dư nợ, 2007 là 0.49% tổng dư nợ và cuối năm 2008 là 0.82% , thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu chung của toàn ngành ngân hàng Việt Nam ( khoảng 7%) 3.3 Hoạt động thanh toán quốc tế Bảng 3.4 – Các chỉ tiêu thanh toán quốc tế từ năm 2006 đến năm 2008 của VPB - chi nhánh Hà Nội. Đơn vị tính ( 1000 USD ) Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tăng/ Giảm Tăng/ Giảm Tăng/ Giảm Trị giá L/C nhập mở trong kỳ 7.326 159% 14.359 96% 26.077 81% Trị giá L/C xuất thông báo trong kỳ 679 90% 1.202 77% 2.067 72% Doanh số chuyển tiền TTR 9.609 79% 17.341 80% 33.641 94% Doanh số nhờ thu 619 142% 1.690 173% 3.008 78% Tổng số phí thu được 734 52% 1.666 127% 2.265 36% ( Nguồn: báo cáo KQKD VPBank – chi nhánh Hà Nội từ năm 2006 – 2008) Căn cứ vào bảng số liệu trên ta thấy, hoạt động thanh toán quốc tế góp phần đem lại thu nhập đáng kể cho Chi nhánh, trong ba năm từ 2006 đến 2008, tốc độ tăng của các chỉ tiêu đạt khá cao, có nhiều chỉ tiêu đạt mức trên 100%. đặc biệt là trong 4 tháng đầu năm 2008 hoạt động thanh toán quốc tế tăng trưởng đều đặn, nhưng khoảng thời gian giữa năm do tình hình nguồn vốn khó khăn nên hoạt động thanh toán quốc tế giảm sút về cả số lượng và doanh số, mặc dù vậy, đây vẫn là một mức tăng đáng kể. Trong tháng 3/2008, VPBank được vinh dự đại diện của Wachovia Bank - một trong bốn ngân hàng lớn của Mỹ trao tặng Chứng nhận đạt tỷ lệ điện chuẩn trong giao dịch thanh toán quốc tế năm 2007. Hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân: Để đạt được những thành tựu như trên phải kể đến sự cố gắng và nỗ lực không ngừng của toàn thể đội ngũ cán bộ công nhân viên mở rộng số lượng, nâng cao chất lượng phục vụ, tạo nên “văn hoá VPBank”, thu hút khách hàng bởi những ấn tượng tốt. tuy nhiên, song song với những thành tựu đạt được đó thì trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục: - Thứ nhất, Quy mô của Chi nhánh rộng nhưng lại không đồng đều giữa các Chi nhánh cấp II và các phòng giao dịch, một số chi nhánh được hình thành trong thời kỳ mà các ngân hàng đua nhau mở thêm các chi nhánh và các phòng giao dịch nay phải cạnh tranh với nhiều chi nhánh khác cùng địa bàn nên hoạt động với hiệu quả chưa cao, trong khi đó, ngành ngân hàng lại là ngành mang tính chất thời vụ rất cao, gây sáo trộn trong ngân hàng khi phải cắt giảm nhân viên hoặc phải bỏ chi phí ra để duy trì mà hoạt động cho các chi nhánh và phòng giao dịch đó. - Thứ hai, công tác huy động vốn tăng về số tương đối nhưng số tuyệt đối tăng không lớn. - Thứ ba, chất lượng tín dụng tốt, đảm bảo được yêu cầu nhưng lại không đồng đều giữa các Chi nhánh cấp II và các phòng giao dịch. - Thứ tư, công tác quản trị điều hành còn nhiều hạn chế nhất là đối với cán bộ cấp phòng. Nguyên nhân của những hạn chế trên là do: - Đội ngũ nhân viên tuy là trẻ, sáng tạo, năng động, có nhiệt huyết nhưng lại thiếu và yếu về kinh nghiệm, kỹ năng giao tiếp, chăm sóc khách hàng của nhiều nhân viênc còn chưa chuyên nghiệp, chưa hiểu sâu sắc các nghiệp vụ và đặc biệt là chưa có khả năng đối phó với mọi tình huống rủi ro. - Sự tăng lên nhanh chóng về số lượng của phòng giao dịch và chi nhánh cấp II tạo điều kiện để tăng trưởng nhưng sự phát triển của trình độ chưa theo kịp nên chất lượng chưa đáp ứng được nhu cầu đặt ra. - Chưa có chiến lược hoạt động và phát triển rõ ràng cho từng Chi nhánh cấp II và phòng giao dịch nhỏ nên chưa nhận rõ được thế mạnh của từng Chi nhánh và phòng giao dịch, điều này dẫn đến các Chi nhánh và đặc biệt là các phòng giao dịch hoạt động tương tự nhau. 4. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA VPBANH – CHI NHÁNH HÀ NỘI 4.1 Thuận lợi Chi nhánh hoạt động trên cơ sở kế thừa toàn bộ bộ máy, cơ cấu hoạt động cũng như thị trường của hội sở trước đây. Điều đó đã tạo ra thuận lợi hơn rất nhiều cho chi nhánh trong quá trình hoạt động so với các chi nhánh khácđược thành lập mới trong cùng hệ thống, chính vì thế ,từ khi đi vào hoạt động, chi nhánh đã kinh doanh hiệu quả có lợi nhuận cao nhất trong toàn hệ thống , luôn dẫn đầu và xứng đáng là vị trí trung tâm của mình tại khu vực phía Bắc. Đội ngũ cán bộ nhân viên: Chi nhánh có đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ Đại học và trên Đại học chiếm tới 89%, lớn hơn mức trung bình của toàn hệ thống, đây quả thực là tỷ lệ ấn tượng với không chỉ các chi nhánh ngân hàng khác trong cùng hệ thống mà còn là đối với các chi nhánh ngân hàng khác hệ thống trên cùng địa bàn. Hà Nội là thủ đô của cả nước, nơi đây có sự tập trung chủ yếu của các tổ chức kinh tế tài

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5683.doc
Tài liệu liên quan