1. Xây dựng các chính sách và biện pháp hữu hiệu góp phần bình ổn giá trên thị trường, tránh cạnh tranh không lành mạnh dẫn đến bán hạ giá, phá giá không có lợi cho sản xuất thuốc trong nước.
2. Có chính sách ưu tiên, phát triển các sản phẩm từ nguồn dược liệu trong nước và xuất khẩu ưu đãi miễn giảm thuế có chính sách gieo trồng thu mua chế biến dược liệu ngăn chặn nguồn dược liệu bất hợp pháp.
3. Xây dựng quy trình thủ tục đăng kí sản xuất thuốc hợp lý, giảm thiểu thời gian chờ đợi.
4. Hạn chế nhập các loại thuốc thông thường trong nước có khả năng sản xuất như: Vitamin B 1, Vitamin B2.
5. Ngăn chặn tình trạng nhập lậu và buôn bán trái phép thuốc giả,thuốc kém phẩm chất thuốc quá hạn sử dụng. Do lợi ích thu được từ sản xuất và kinh doanh sản phẩm dược rất lớn nên hiện tượng lẫn lộn giữa hàng giả và hàng thật, chất lượng tốt và kém thường xuyên xảy ra gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp dược trong nước và nguy hại tới sức khoẻ của nhân dân.
80 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1269 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp phát triển đa dạng hoá sản phẩm ở công ty cổ phần dược và thiết bị vật tư y tế bộ giao thông vận tải Traphaco, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hướng phát triển đúng đắn qua từng giai đoạn như việc xác định cơ cấu mặt hàng phù hợp với cơ chế thị trường để giảm sức ép cạnh tranh, hàng hoá phong phú đa dạng, công ty dần chiếm được lòng tin của người tiêu dùng bằng chất lượng sản phẩm và phương thức phục vụ văn minh. Trong 7 năm từ 1993 đến nay công ty đã mở rộng danh mục sản phẩm từ 20 đến 80 mặt hàng đây là một thành tựu đáng ghi nhận. Công ty từng bước tạo được vị thế của mình trên thị trường dược phẩm, là bạn hàng và đối tác quan trọng của Công ty dược Bình Lục, công ty dược Hải Dương, các xí nghiệp dược trung ương thuộc tổng công ty dược.
Công ty khẳng định vị trí quan trọng của mình trong ngành công nghiệp dược với một số chỉ tiêu đạt đưọc qua các năm như sau:
Biểu 2 :Một số chỉ tiêu cơ bản của công ty năm 1998-2000.
STT
Tên chỉ tiêu
1998
1999
2000
1
Tổng doanh thu(VNĐ)
48418074000
49948976223
81000000000
2
Doanh thu sản xuất
40332072000
42403500507
71000000000
3
Doanh thu kinh doanh
8086002000
7545475716
10000000000
4
Lương bình quân
(đồng/ngưòi/tháng)
1.070.000
1.316.000
1.700.000
5
Nộp ngân sách
1238227843
1982964169
3500000000
6
Tỷ suất LN sau thuế
64,65 %
137,56 %
151,7 %
7
Lao động bình quân
280 người
316 người
360 người
Nguồn: Phòng kế toán
Từ đó các chỉ tiêu trên có thể thấy rằng dựa trên sự lãnh đạo sáng suốt của ban giám đốc công ty và sự giúp đỡ tận tình của Bộ và sở GTVT cùng với chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, công ty TRAPHACO đã có sự lớn mạnh không ngừng.
- Doanh thu của năm 2000 so với năm 1998 là 168,75 %, năm 1999 là 165,3 %. Đây là con số rất đáng khích lệ thể hiện hướng đi đúng dắn của công ty trong phát triển sản phẩm nắm bắt được nhu cầu thị trường.
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế tăng từ 64,65 % năm 1998 lên151,7 % năm 2000 tạo điều kiện cho tích lũy phát triển sản xuất, mở rộng quy mô của công ty, chứng tỏ hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh là rất cao.
Cùng với việc thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận công ty đã nâng cao mức sống của người lao động, thu nhập của người lao động trong công ty cao hơn hẳn so với các doanh nghiệp cùng ngành.
Ngoài ra khoản nộp ngân sách của công ty tăng rất nhanh năm 2000 tăng so với năm 1998 là 182 %, so với năm 1999 là 84 % góp phần thực hiện các mục tiêu chung của nền kinh tế và phát triển đời sống xã hội.
Tuy nhiên vì sự phát triển bền vững của công ty trong tương lai và tránh những rủi ro nền kinh tế thị trường mang lại, công ty vẫn từng bước xây dựng và hoàn thiện chiến lược kinh doanh trên cơ sở phân tích những yếu tố thuận lợi và khó khăn. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công ty phải phân tích và khắc phục triệt để những tồn tại làm giảm hiệu quả kinh doanh trở thành công ty hàng đầu trong ngành dược.
4. Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ảnh hưởng đến hoạt động đa dạng hoá sản phẩm của công ty:
4.1. Đặc điểm về tính chất sản phẩm:
Dược phẩm, vật tư thiết bị y tế là loại hàng hoá được nhà nước quy định trong nhóm hàng hoá đặc biệt nên ngoài những thuộc tính chung của hàng hoá nó còn có những thuộc tính riêng có và những thuộc tính này có ảnh hưởng quyết định đến phương hướng đa dạng hoá sản phẩm của công ty.
- Thuốc chiếm một vị trí quan trọng trong chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân của Đảng và nhà nước ta do đó hoạt động sản xuất kinh doanh được tạo điều kiện khuyến khích phát triển. Nhà nước đã tạo ra nhiều văn bản, các qui định pháp luật nhằm khuyến khích thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, đa dạng hoá sản phẩm cũng như phân phối thuốc của các doanh nghiệp trong nước làm lành mạnh môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.
- Giá trị sử dụng của thuốc lớn và tăng trưởng nhanh, nó đang chuyển dần thành thuộc tính hàng hoá thực sự, rất có khả năng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia có vị trí quan trọng về quốc phòng, chính trị và khoa học đây là một tác động tích cực thúc đẩy công ty đa dạng hoá mặt hàng.
- Sản phẩm thuốc chữa bệnh chỉ có một loại phẩm cấp là loại I nhà nước không cho phép lưu hành thuốc thứ phẩm vì vậy hiệu quả đa dạng hoá của công ty phụ thuộc rất lớn vào vấn đề chất lượng sản phẩm.. Yêu cầu sản xuất dược phẩm về chất lượng rất cao đòi hỏi sự đầu tư thích đáng cơ sở vật chất và công nghệ để phù hợp với khối Asean và thế giới nên vốn cho phát triển sản phẩm mới là rất lớn
- Mỗi loại thuốc có một tác dụng khác nhau theo từng loại bệnh nên chủng loại thuốc trên thị trường phong phú giúp công ty dễ xác định mặt hàng sản xuất tối ưu.
- Thuốc chữa bệnh có thời gian sử dụng nhất định và đòi hỏi công tác bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản phải cẩn thận, chu đáo, khoa học.
- Hình dạng thuốc có nhiều loại: viên, ống, tuýp, gói...
Ngoài ra ngày nay trên thị trường có tới hàng nghìn loại thuốc khác nhau và được chia thành các nhóm chính như: thuốc bổ, thuốc kháng sinh, thuốc thông thường, thuốc độc bảng A-B, thuốc chuyên khoa, chế độ bảo quản mỗi loại thuốc cũng khác nhau và cũng vì thuốc có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của con người nên công ty không thể sản xuất và tiêu thụ một cách tràn lan vì vậy xác định sản phẩm đa dạng hoá phải dựa trên nhu cầu thực tế và các quy định chính sách của nhà nước.
4. 2. Đặc điểm về sự đa dạng của nguyên vật liệu :
Công ty với chức năng chủ yếu là sản xuất và trực tiếp tiêu thụ sản phẩm do công ty sản xuất ra vì vậy vấn đề đảm bảo nguyên vật liệu về số lượng, chất lượng, tính đồng bộ là yếu tố rất quan trọng để tiến hành sản xuất kinh doanh. Với danh mục sản phẩm hơn 80 mặt hàng gồm sản phẩm đông dược, tân dược và mỹ phẩm, công ty phải sử dụng 190 loại nguyên phụ liệu là hoá chất, dược liệu và các loại tá dược .
Biểu 3 :Nhu cầu một số loại nguyên vật liệu chính của công ty năm 2000
TT
Tên nguyên vật liệu
Đơn vị
Số lượng
1
Đồng sunfat
Kg
1078
2
Đưòng kính
Kg
280.821
3
Acid Benzoic
Kg
158
4
Bột Talc
Kg
1118
5
Cồn 950
Lit
13021
6
Gừng chế
Kg
124
7
Nhân sâm
Kg
100
8
Phẩm mầu Tartrazin
Kg
118
9
PVP
Kg
48
10
Sunfacylum
Kg
10
Nguồn: Phòng Kế hoạch - kinh doanh
Một điều đặc biệt là 100% nguyên liệu đầu vào của các hàng tân dược đều phải nhập và phải phụ thuộc rất lớn vào các đối tác nhập hàng vì vậy khi muốn phát triển mở rộng sản xuất những sản phẩm mới thì việc lựa chọn nhà cung ứng là rất quan trọng để giúp công ty giảm sự thụ động khi mua các yếu tố đầu vào. Do phải phụ thuộc lớn vào đối tác nước ngoài nên công ty dễ bị ép giá làm tăng giá thành sản phẩm và do nhập hàng bằng ngoại tệ nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của tỷ giá hối đoái, năm 1998 do tỷ giá đồng ngoại tệ tăng doanh nghiệp phải giảm 30 tỷ giá trị hàng sản xuất do không đưa được một số mặt hàng mới vào sản xuất như kế hoạch. Nguyên vật liệu sản xuất hàng đông dược của công ty đa phần không đạt tiêu chuẩn chất lượng đầu vào như nhân sâm nhập từ Triều tiên, tam thất nhập từ Trung Quốc...nên công ty phải tự xây dựng lấy các tiêu chuẩn cho mình đòi hỏi nhiều thời gian chuẩn bị cho đa dạng hoá
Hiện nay, nguồn cung cấp các loại dược liệu của công ty rất đa dạng, có thể là do các công ty nước ngoài mang vào Việt Nam qua hệ thống chi nhánh ở Việt Nam và nguồn dược liệu có được do hợp tác gieo trồng thu mua chế biến với các công ty dược địa phương theo dược liệu thế mạnh của từng vùng. Công ty đã liên doanh cùng công ty dược Lào cai đầu tư xây dựng xưởng chiết suất dược liệu tại Sapa để tạo nguồn nguyên liệu phong phú khi thực hiện đa dạng hoá các mặt hàng đông dược.
Ngoài ra nguyên vật liệu sản xuất thuốc rất phức tạp về tính chất lý -hoá học. Giữa các loại dược liệu có thể có những phản ứng hoá học với nhau do vậy nếu khâu bảo quản không đảm bảo sẽ gây tác hại tới chất lượng của sản phẩm, làm cho các sản phẩm bị mất uy tín trên thị trường gây ảnh hưởng đến hiệu quả đa dạng hoá sản phẩm .
4. 3. Đặc điểm về máy móc thiết bị :
Biểu 4 : Một số máy móc thiết bị chủ yếu của công ty
TT
Tên máy
Kí hiệu
Số lượng
Đặc điểm
Công suất
1
Máy xay
VN
11
Inox
3 Kw
2
Máy nhào trộn
VN
14
Inox
3 Kw
3
Máy xay hạt
TQ
9
Inox
3 Kw
4
Tủ sấy tầng sôi
VN
7
Inox
17 Kw
5
Tủ sấy tĩnh điện
Mỹ
6
Inox
4 Kw
6
Máy dập viên Z23
TQ
10
33 chày
4,5 Kw
7
Máy bao viên
Nhật
10
3 Kw
8
Máy ép vỉ
VN
5
13 Kw
9
Máy hút bụi
JAPAN
6
0,5
10
Máy nén khí
Mỹ
5
Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh
Là một công ty sản xuất rất nhiều sản phẩm và không ngừng sản xuất sản phẩm mới nên công ty phải sử dụng tới hơn 40 loại máy móc thiết bị. Mỗi năm công ty phải đầu tư một lượng vốn rất lớn để bổ sung máy móc thiết bị cho phù hợp với công tác sản xuất như máy dập viên, máy sấy tầng sôi, máy ép vỉ, máy tự hút chân không...Nhưng vẫn có một khối lượng tương đối lớn máy móc thiết bị của công ty đã cũ được các cấp chủ quản đầu tư từ trước năm 1990, đây là một lực cản trong việc mở rộng danh mục sản phẩm và tiến hành sản xuất các sản phẩm mới. Máy móc thiết bị của công ty có 70% là hàng ngoại nhập còn lại 30 % là hàng đặt trong nước..Với 80% thiết bị máy móc là ngoại nhập đảm bảo về chất lượng, sản phẩm của công ty đã đáp ứng được yêu cầu của thị trường tăng doanh số bán hàng lên nhiều lần, tăng hiệu quả của hoạt động đa dạng hoá.
Do thuốc là sản phẩm đặc biệt nên có giá trị kinh tế cao, qui trình công nghệ đảm bảo khép kín và vô trùng. Mỗi sản phẩm đều có một qui trình công nghệ và tiêu chuẩn kỹ thuật để kiểm tra chất lượng tất cả dược liệu tá dược đưa vào sản xuất đều được kiểm tra chặt chẽ theo tiêu chuẩn của dược điển Việt Nam hoặc của Anh, Mỹ ( đối với những sản phẩm mà dược điển Việt Nam chưa có). Mỗi loại sản phẩm của công ty đòi hỏi kỹ thuật sản xuất về công thức chế phối nguyên liệu riêng và chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào khâu này. Dây chuyền công nghệ mỗi loại thuốc rất phức tạp và đòi hỏi có tính đồng bộ cao vì vậy đây chính là một cản trở không nhỏ trong việc đa dạng hoá sản phẩm của công ty. Công nghệ của công ty chủ yếu được chuyển giao ngang tức là chuyển và nhận công nghệ đã sản xuất đại trà, có độ tin cậy dễ mua bán. Khi thực hiện đa dạng hoá tập trung vào các mặt hàng đông dược và các sản phẩm trà thuốc thì đặc điểm này giúp cho công ty giảm thiểu rủi ro và có điều kiện chọn lựa.
Tuy vậy, vốn đầu tư cho máy móc thiết bị công nghệ của công ty là rất lớn , ví dụ như khi muốn đa dạng hoá các mặt hàng trà thuốc cạnh tranh với trà nhúng nhập ngoại công ty phải đầu tư tới 4,5 tỷ đồng cho một dây chuyền công nghệ đóng trà nhúng tự động vì nhu cầu vốn khi thực hiện đa dạng hoá là rất lớn.
4.4. Đặc điểm về đội ngũ lao động :
Cùng với sự phát triển của toàn công ty, mỗi năm nhân lực của công ty tăng dần để đáp ứng nhu cầu mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh..Bước vào kinh tế thị trường công ty đã xác định việc đa dạng hoá sản phẩm sẽ mở đường cho sản xuất gắn bó mật thiết với thị trường rộng lớn giải quyết được yêu câù công ăn việc làm cho người lao động.
Biểu 5 : Tình hình lao động qua các năm 1996-2000
Năm
Tổng số lao động
Chênh lệch
Lao động nữ
Tỷ lệ nữ (%)
1996
217
+60
135
62,21
1997
248
+31
158
63,7
1998
280
+32
180
64,28
1999
316
+36
200
63,29
2000
360
+44
240
66,67
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
Theo thống kê số lượng lao động nữ của doanh nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao trung bình 63,7% một năm, hầu hết là lao động nữ ở khối trực tiếp sản xuất điều này là hợp lý đối với đặc điểm ngành dược đòi hỏi sự cẩn trọng, tỉ mỉ trong công việc.
Nguồn lao động của công ty chủ yếu từ các trường Đại học Dược khoa Hà nội, Trung học Hải Dưong, các tỉnh hợp lý hoá gia đình, các trình dược viên từ nước các hãng nước ngoài về, con em được đào tạo qua các lớp dược tá Sở y tế GTVT. Trong đó số cán bộ đại học và trên đại học hiện nay là 110 người chiếm hhơn 305 đây là tỷ lệ cao nhất so với các doanh nghiệp cùng ngành đây là nguồn chất xám rất lớn của công ty.
Biểu 6 : Trình độ lao động năm 2000
TT
Chỉ tiêu
Số lượng (người)
Tỷ trọng (%)
1
LĐ có trình độ ĐH
110
30,5
2
LĐ có trình độ CĐ,TC
80
22,2
3
LĐ có trình độ phổ thông
170
47,3
Tổng số LĐ
360
100
Công ty đã không ngừng trẻ hoá đội ngũ lao động, tuổi bình quân lao động của công ty là 27,5 tuổi. Đây chính là điểm mạnh về nhân lực của công ty, lực lượng lao động trẻ, nhiệt tình trong công việc, sáng tạo trong phát triển sản phẩm mới, mở rộng quy mô kinh doanh.
Công ty đã mở nhiều lớp nâng cao tay nghề cho công nhân và dược tá sản xuất, mở nhiều lớp nâng cao trình độ kỹ năng quản lý cho cán bộ quản lý nhất là những người có nhiệm vụ xây dựng chiến lược sản phẩm của công ty.
Trong năm 2000, công ty đã không tuyển thêm cán bộ đại học tuy nhiên do nhu cầu lao động của một số mặt hành mở rộng sản xuất, công ty có sử dụng một số lao động phổ thông bổ sung cho các doanh nghiệp, cơ cấu lao động của công ty rất linh hoạt nên đáp ứng kịp thời nhu cầu của đa dạng hoá
Ngoài ra với thu nhập bình quân người lao động tăng nhanh chóng năm1998 là 1.070.000VNĐ, năm 1999 là 1.316.000VNĐ, năm 2000 là 1.700.000VNĐ là một động lực mạnh khuyến khích người lao động hết mình vì công việc.
4.5. Đặc điểm về nguồn vốn :
Qua phân tích đặc điểm nguyên vật liệu và thiết bị máy móc của công ty ta thấy rằng để thực hiện đa dạng hoá sản phẩm trên cơ sở đầu tư mới là rất lớn . Đây là một thử thách không nhỏ đối với doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất sản phẩm mới dây chuyền công nghệ trị giá cao và phải nhập ngoại. Nguồn vốn sản xuất kinh doanh của công ty được hình thành từ 4 nguồn: tự có của doanh nghiệp, vay ngân hàng, huy động cổ đông, thuê bao tài chính nên có thể đáp ứng nhanh chóng nhu cầu đầu tư khi thực hiện đa dạng hoá.
Biểu 7 : Cơ cấu nguồn vốn của công ty
ĐVT: Tr..Đ
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
2000
Theo cơ cấu
20189,56
27187,5
33567,8
35918,5
Vốn lưu động
17115,94
23785,1
27831,5
29134
Vốn cố định
3073,62
3402,4
5736,3
6784,5
Theo nguồn
20189,56
27187,5
33567.8
38918,5
Vốn chủ sỡ hữu
5456,78
6451,8
7100
8000
Vốn vay
14732,78
20735,7
26467,8
30918,5
Nguồn:Phòng kế toán-tài chính
Ta thấy rằng vốn của công ty từ năm 1997 đến năm 2000 hàng năm đều tăng lên chứng tỏ công ty không ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh. Vốn cố định tăng chứng tỏ có sự đầu tư lớn về máy móc thiết bị khi thực hiện đổi mới chủng loại sản phẩm. Tuy nhiên vốn lưu động của công ty tăng lên lại do tăng quá nhanh khoản phải thu và tồn kho trong khi vốn đầu tư cho một sản phẩm mới là rất lớn nên có những sản phẩm mới rất có tiềm năng nhưng không thể triển khai do thiếu vốn
Cùng với sự tăng lên của lãi chia phân phối, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng 57,1% năm 2000 so với năm 1999 . Từ hiệu quả đạt được, hiện tại công ty thực hiện giảm bớt các khoản nợ để tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao hơn nữa trong thời gian tới.
II. Thực trạng đa dạng hoá sản phẩm tại công ty Traphaco :
Tình hình đa dạng hoá sản phẩm trong những năm qua:
1.1. Đa dạng hoá theo hình thức đổi mới chủng loại :
1.1.1. Thiết lập chủng loại sản phẩm mới đối với công ty nhưng không mới với thị trường
Tiền thân là một xưởng dược nhỏ bé, phục vụ cho cán bộ, công nhân viên ngành đường sắt, công ty chỉ sản xuất một số mặt hàng thuốc thông dụng tiêu thụ trên thị trường như Vitamin B1, Vitamin C.... Những mặt hàng này rất khó tiêu thụ trên thị trường vì phải cạnh tranh với hàng nhập ngoại và của nhiều doanh nghiệp khác. Là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo hình thức tự sản - tự tiêu, xí nghiệp không phải lo đầu ra, đầu vào, không phải quan tâm đến nhu cầu thị trường, sản xuất theo kế hoạch của Sở y tế - Tổng cục Đường sắt đặt ra. Do vậy xí nghiệp chưa quan tâm đến đa dạng hoá sản phẩm.
Năm 1995, xí nghiệp được đổi thành công ty dược phẩm Bộ Giao thông vận tải, với chức năng không chỉ sản xuất thuốc để đáp ứng cho nghành Đường sắt mà phải trực tiếp tham gia kinh doanh và chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình. Đây vừa là một cơ hội vừa là một thách thức lớn đối với công ty. Đứng trước tình thế này, công ty bắt đầu quan tâm lưu ý đến vấn đề đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng chủng loại sản phẩm để tạo công ăn việc làm cho công ty. Nhận thấy rằng đa dạng hoá sản phẩm là xu hướng chung của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường thường xuyên biến đổi, công ty đã tập trung vào chiến lược thiết lập chủng loại, mở rộng danh mục sản phẩm của mình một cách nhanh chóng.
Với những khó khăn hiện hữu như vốn và cơ sở vật chất, thiếu thiết bị, nhà xưởng và văn phòng chủ yếu đi thuê, công ty đã định hướng trước tiên phải phát triển mạnh những sản phẩm dễ sản xuất, thị trường còn trống mà các doanh nghiệp còn bỏ ngỏ. Giai đoạn này, công ty xác định " phát triển kiểu gấp chão” chậm nhưng vững chắc với nhiều dây chuyền sản xuất khác nhau theo tính chất công nghệ trên cơ sở các mặt hàng đã có với 6 phân xưởng sản xuất chính.
Danh mục sản phẩm của công ty năm 1993 chỉ gồm 20 chủng loại sản phẩm với số lượng tiêu thụ thấp và hầu như không đạt hiệu quả kinh doanh, tồn kho lớn gây ứ đọng vốn cho công ty.
Biểu 8 : Tình hình tiêu thụ các mặt hàng năm1994
Tên mặt hàng
Đơn vị
SLSX
SLSX
Tồn kho
Vitamin C
lọ
350.000
300.000
50.000
Vitamin B1
ống
150.000
80.000
70.000
Cồn Iốt
ống
25.000
24.800
2.000
Nước cất tiêm
lọ
35.000
30.000
5.000
Thuốc nhỏ mắt kẽm Sunfat
chai
20.000
13.000
7.000
Nguồn: Phòng KH-KD
Năm 1995, có thể coi là điểm khởi đầu cho chiến lược đa dạng hoá của công ty và bước đầu đã đem lại những kết quả đáng khích lệ. Vào thời điểm này, nhà nước đang có một số chính sách ưu tiên đối với ngành Dược như trợ vốn cho các doanh nghiệp nhà nước, bao tiêu một sản phẩm thông qua các trương trình chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân... để góp phần tăng khả năng sản xuất của các doanh nghiệp và ngăn chặn thuốc ngoại nhập lậu tràn lan. Vì vậy thủ tục đăng ký mặt hàng sản xuất đơn giản và thuận tiện hơn so với các năm trước. Nhận thấy điều kiện thuận lợi trước mắt, năm 1995, công ty đã xây dựng kế hoạch hai năm nhanh chóng thiết lập dài các danh mục sản xuất của mình. Đây là năm có sự tăng trưởng đột biến về chủng loại mặt hàng với gần 40 loại mặt hàng.
Biểu 9 : Tình hình tiêu thụ các sản phẩm mới của công ty năm 1995
STT
Tên mặt hàng
ĐVT
Sản lượng
Doanh thu
1
Atropin 0,5mg
viên
2.500.000
70.000.000
2
Benzosali
tuýp
100.000
80.000.000
3
Fluco- C
tuýp
300.000
350.000.000
4
Flucocin
viên
2.000.000
42.000.000
5
Griscofulvin
tuýp
100.000
130.000.000
6
Clorxit 0,4%
lọ
5.000.000
80.000.000
7
Ketoconazol
tuýp
200.000
6.500.000
8
Kem chống nẻ Hoa hồng
hộp
75.000
220.000.000
9
Haloperidol
viên
1.000.000
250.000.000
10
Menbendazol
viên
1.000.000
80.000.000
11
Sunfarin
hộp
50.000
150.000.000
12
Casoran
gói
400.000
100.000.000
13
Tranictazol
viên
500.000
280.000.000
14
Omerpazol
viên
7.800.000
200.000.000
15
Trafemol
viên
1.000.000
780.000.000
Tổng số
2.818.500.000
Theo biểu trên ta có thể nhận thấy rằng: để thiết lập chủng loại làm phong phú mặt hàng của mình, công ty đã chú trọng sản xuất phần lớn các sản phẩm tân dược, chủ yếu là thuốc chữa bệnh. Đây được coi là một hướng đi đúng đắn trong chính sách phát triển sản phẩm của công ty. Giai đoạn này, thu nhập của người dân đã được cải thiện nhiều ( tuy vậy vẫn chưa phải là cao nên họ có tâm lý chỉ mua thuốc chữa bệnh chứ không mua nhiều các loại thuốc bổ dưỡng), nhu cầu thuốc tăng cao đã bước đầu mang lại những kết quả khả quan cho doanh nghiệp.
Sơ đồ 2 : Biểu đồ phản ánh tiền thuốc sử dụng ( USD/1người/năm )
Doanh số của năm 1995 đã tăng lên rất lớn so với năm 1994 tạo đà phát triển cho doanh nghiệp sau này.
Biểu 10 :Kết quả kinh doanh của công ty năm 1994-1995
Doanh số 1994
Doanh số 1995
Chênh lệch
±
%
Sản phẩm cũ
1.100
1278
178
16,18
Sản phẩm mới
2968,5
2968,5
Tổng
1.100
4246,5
3146,5
286,04
Các sản phẩm mới của công ty lúc này không phải là sản phẩm mới đích thực vì nó đã được các doanh nghiệp khác đưa vào sản xuất và đưa ra thị trường. Trên cơ sở nghiên cứu thị phần các mặt hàng đã có, công ty quyết định đưa vào sản xuất những mặt hàng dễ sản xuất, mang tính thời cơ đáp ứng ngay lập tức nhu cầu thị trường, mà thị trường còn trống do các doanh nghiệp lớn bỏ ngỏ, phù hợp với số vốn kinh doanh lúc này chỉ là 15.981.548.659 VNĐ. Các sản phẩm này hầu hết có vốn đầu tư không cao, quay vòng nhanh, điều kiện sản xuất đơn giản và linh hoạt, dần tái đầu tư mở rộng, nâng cấp thiết bị để tái đầu tư mở rộng, để phát triển sản phẩm công nghệ cao, tăng cạnh tranh về sau.
Công ty đã quyết định đưa vào sản xuất “ Kem chống nẻ Hoa hồng” năm 1995 và sản phẩm này có thể coi là một trong những sản phẩm đạt hiệu quả cao trong chiến lược “đa dạng hoá sản phẩm” của công ty. Những năm này, các mặt hàng bảo vệ da chủ yếu nhập từ bên ngoài vào với giá bán cao (từ 17.000 - 18.000 đồng/ 1 hộp / 50g ). Do thành phần của những loại kem này có nhiều chất dưỡng chứ không có nhiều chất bảo vệ da, chỉ phù hợp với những loại da ở khí hậu khô và phù hợp với người có thu nhập cao. Công ty đã đầu tư bổ sung xây dựng dây chuyền sản xuất “kem chống nẻ hoa hồng” có công dụng phù hợp với loại da ở xứ nóng ẩm với giá bán 3.000đ /1 hộp/ 50g dựa trên cơ sở vật chất đã có của phân xưởng sản xuất thuốc mỡ.
Biểu 11 : Tình hình sản xuất và tiêu thụ "Kem chống nẻ hoa hồng"
Năm
1995
1996
1997
1998
KH
TH
KH
TH
KH
TH
KH
TH
Sản xuất
75
79
80
85
150
157
150
160
Tiêu thụ
37
68
107
130
Sơ đồ 3 : Tình hình sản xuất và tiêu thụ “Kem chống nẻ hoa hồng”
Tốc độ tiêu thụ “kem chống nẻ Hoa hồng “ tăng mạnh từ năm 1995 đến năm 1998 do bảo vệ được da khỏi khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và có giá cả hợp với thu nhập của người Việt Nam. Khi tung ra thị trường sản phẩm này, công ty nhận được nhiều sự khen ngợi của người tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên , sản phẩm này cũng chỉ mới giới hạn trong thị trường nội địa, chứ chưa xuất khẩu được ra thị trường nước ngoài vì lý do mẫu mã, và đặc biệt là chất lượng chưa cạnh tranh nổi với sản phẩm cùng loại trên thị trường thế giới.
Xuyên suốt chính sách sản phẩm là nghiên cứu sản phẩm mới, coi đó là vấn đề sống còn và hiệu quả. Việc nghiên cứu phát triển sản phẩm mới là nhiệm vụ thường xuyên của công ty để thực hiện tốt đa dạng hoá sản phẩm, nội dung này được khái quát trong số mặt hàng đăng ký và được cấp mới của Bộ y tế từ năm 1994 đến nay.
Biểu 12 : Khảo sát số lượng mặt hàng nghiên cứu và xin phép lưu hành
qua các năm 1994 - 2000
Năm
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Mặt hàng nghiên cứu
18
20
26
14
7
25
17
Mặt hàng cấp số ĐK
21
19
19
16
11
40
23
Mặt hàng đưa vào sản xuất
35
40
42
48
70
80
82
Sơ đồ 4 : Tình hình nghiên cứu và sản xuất mặt hàng mới.
Với đặc điểm sản phẩm thuốc tân dược đòi hỏi một chất lượng cũng như yêu cầu cao trong quy trình sản xuất, công ty đã chủ yếu đầu tư phát triển sản xuất thuốc uống, do dạng thuốc này được sử dụng rộng rãi còn thuốc tiêm hiện nay có xu hướng giảm và hơn nữa đầu tư đòi hỏi vốn cao khó cạnh tranh với hàng ngoại.
Số lượng mặt hàng mới đưa vào sản xuất của công ty tăng trưởng rõ rệt trong giai đoạn 1994 - 2000
Sơ đồ 5 : Số lượng mặt hàng đưa vào sản xuất từ năm 1994 - 2000.
Qua khảo sát ta nhận thấy, công ty luôn duy trì và khai thác các tiềm năng của mình, không ngừng tạo ra nhiều sản phẩm, hay nói cụ thể hơn: để chiếm thị phần lớn và lâu dài trên thị trường, công ty đã phải có các mặt trong tay là các sản phẩm đang chiếm lĩnh trên thị trường, bên cạnh đó phải có các sản phẩm đã định hình để đăng ký sẽ được đưa ra thi trường để tiêu thụ từ nay về sau căn cứ vào sự phát triển của thị trường dược phẩm.
Công ty có thể có được các sản phẩm mới theo các cách sau:
- Sưu tầm, mua công thức, hợp tác với các tổ hợp cá nhân và có thể thông qua các vùng gieo trồng chế biến dược liệu, hợp tác với các công ty khác như: công ty Bình Lục, công ty dược Nam Hà, công ty dược Hải Dương... ( hướng này được áp dụng cho các sản phẩm đông dược như: các loại trà thuốc, viên ích mẫu, hoạt huyết dưỡng lão, nhân sâm tam thất...)
- Đầu tư cho bộ phận nghiên cứu và phát triển, áp dụng cho các sản phẩm mới thực sự hoặc các sản phẩm đồng loại trên thị trường.
- Hợp tác với Viện nghiên cứu như với Viện Công nghệ Sinh học, viện dược liệu
Biểu 13 : Các mặt hàng đã có trên thị trường được công ty xin cấp SĐK đưa vào sản xuất và tiêu thụ năm 1996 - 1997 - 1998.
TT
1996
1997
1998
1
Tra-sturon
Caporil
Viên ích mẫu
2
Trapha
Trafedin
Paphemin-fort
3
Nước xúc miệng T-B
Tranidazol
Vermox
4
Atropinsunfat
Gluco
Dimenhydrinat
5
Benzosail(mỡ)
Aspyrin
Grisecofunvin
6
Traseptol
7
Flucocin(mỡ)
8
Rifampicin(mỡ)
9
Cloroxit0,25g
10
Tranicin
Tổng số
10
5
5
Ta thấy qua các năm, số lượng các sản phẩm đồng loại trên thị trường được đưa vào sản xuất tương đối nhiều. điều đó thể hiện sự nghiên cứu khả năng tình hình sản xuất, xu thế phát triển, nhu cầu thị trường và tình hình cạnh tranh của các doanh nghiệp khác đối với công ty. Với điều kiện của mình, công ty thấy khó có thể đi tiên phong với sản phẩm mới đích thực được mà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0582.doc