MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG ĐỀ TÀI
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH TRONG ĐỀ TÀI
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TRONG ĐỀ TÀI
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DU LỊCH MICE
1.1 NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH MICE: . . 1
1.1.1 Khái niệm về du lịch MICE . . . 1
1.1.1.1 Meeting . . . .
1.1.1.2 Intensive . . . . 1
1.1.1.3 Conference . . . . 1
1.1.1.4 Event . . . . 1
1.1.2 Đặc điểm của du lịch MICE. . . 2
1.1.2.1 Đặc điểm về loại hình MICE . . . 2
1.1.2.2 Đặc điểm về khách MICE . . . 3
1.1.3 Các yếu tố bảo đảm cho sự thành công của du lịch MICE . 3
1.1.4 Lợi ích do du lịch MICE đem lại . . . 4
1.2 NHỮNG RỦI RO TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE . 4
1.2.1 Kinh tế. . . . 4
1.2.2 Xã hội . . . . 4
1.2.3 Văn hoá . . . . 6
1.2.4 Công nghệ . . . . 7
1.2.5 Chính trị . . . . 7
1.2.6 Con người. . . . 7
1.2.7 Điều kiện tự nhiên . . . 8
1.2.8 Cơ sở hạ tầng . . . . 9
1.3 XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT
NAM
1.3.1 Xu hướng phát triển MICE trên thế giới . . 9
1.3.2 Xu hướng phát triển MICE tại Việt Nam . . 10
1.4 KINH NGHIỆM THỰC TIỂN TRONG DU LỊCH MICE . 10
1.4.1 Kinh nghiệm của Singapore . . . 10
1.4.2 Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh. . 11
1.4.3 Kinh nghiệm của Vũng Tàu . . . 12
1.4.4 Những bài học rút ra . . . 12
Kết luân chương 1
CHƯƠNG II: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCCH
MICE TẠI NHA TRANG-KHÁNH HOÀ
2.1 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE TAI NHA TRANG-KHÁNH
HOÀ
2.1.1 Điều kiện tự nhiên . . . 14
2.1.2 Văn hoá, lễ hội, con người . . . 15
2.1.3 Cơ sở hạ tầng . . . 17
2.1.4 Ẩm thực . . . . 18
2.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐỂ DU LỊCH MICE NHA TRANG –
KHÁNH HOÀ . . . . 19
2.2.1 Kinh tế. . . . 19
2.2.2 An ninh-chính trị-luật pháp . . . 20
2.2.2.1 Chính trị- luật pháp . . . 20
2.2.2.2 An ninh. . . . 21
2.2.3 Giao thông và những ảnh hưởng của nó . . 21
2.2.4 Môi trường công nghệ . . . 22
2.3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE TẠI NHA TRANG-KHÁNH
HOÀ TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA . . 22
2.3.1 Khách du lịch . . . 22
2.3.1.1 Tình hình chung về thị trường du khách quốc tế . . 22
2.3.1.2 Khách du lịch MICE . . . 23
2.3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh về thị trường MICE . . 23
2.3.2.1 Khối lữ hành . . . 24
2.3.2.2 Khối khách sạn . . . 25
2.3.3 Thị trường nhà cung cấp dịch vụ MICE và hướng đầu tư phát triển phục vụ
du lịch MICE . . . 25
2.3.3.1 Hệ thống cơ sở lưu trú . . . 25
2.3.3.2 Các câu lạc bộ hội nghị hội thảo . . . 27
2.3.3.3 Trung tâm hội nghị triển lãm . . . 27
2.3.3.4 Hãng vận chuyển . . . 27
2.3.3.5 Nhà cung cấp dịch vụ phụ trợ . . . 28
2.3.4 Nguồn nhân lực phục vụ du khách . . 28
2.3.5 Các hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch . . 29
2.4 NHỮNG ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU CỦA DU LỊCH MICE TẠI NHA
TRANG-KHÁNH HOÀ. . . 30
2.4.1 Những điểm mạnh . . . 30
2.4.2 Những điểm yếu . . . 30
2.5 CƠ HỘII VÀ THÁCH THỨC CHO VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE
TẠI NHA TRANG-KHÁNH HOÀ . . . 30
2.5.1 Cơ hội . . . . 30
2.5.2 Thách thức . . . . 31
Kết luận chương 2
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE TẠI NHA
TRANG-KHÁNH HOÀ
3.1 MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP . . 32
3.1.2 Mục tiêu của giải pháp . . . 32
3.1.2 Quan điểm đề xuất các giải pháp . . . 32
3.2 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP . . . 32
Bảng phân tích SWOT
3.3 CÁC GIẢI PHÁP . . . 33
3.3.1 Giải pháp1: Giải pháp liên kết để phát triển thị trường MICE . 33
3.3.1.1 Nội dung của giải pháp . . . 33
3.3.1.2 Điều kiện thực hiện. . . 35
3.3.1.3 Lợi ích dự kiến của giải pháp . . . 35
3.3.2 Giải pháp 2: Giải pháp thành lập trung tâm xúc tiến phát triển du lịch MICE
3.3.2.1 Nội dung của giải pháp . . . 35
3.3.2.2 Điều kiện thực hiện. . . 37
3.3.2.3 Lợi ích dự kiến của giải pháp . . . 37
3.3.3 Giải pháp 3: Giải pháp xây dựng và phát triển du lịch MICE tại Nha Trang . 38
3.3.3.1 Mục tiêu của giải pháp . . . 38
3.3.3.2 Nội dung của giải pháp . . . 38
3.3.3.3 Lợi ích mong đợi từ giải pháp . . . 41
3.3.4 Giải pháp 4: Giải pháp thu hút vốn đầu tư tại Nha Trang – Khánh Hoà. 41
3.3.4.1 Mục tiêu của giải pháp . . . 41
3.3.4.2 Nội dung của giải pháp . . . 41
3.3.4.3 Lợi ích dự kiến từ giải pháp . . . 43
3.3.5 Giải pháp 5: Xây dựng khu trung tâm văn hoá ẩm thực quốc tế tại Nha
Trang
3.3.5.1 Mục tiêu của giải pháp . . . 43
3.3.5.2 Nội dung của giải pháp . . . 43
3.3.5.3 Lợi ích dự kiến từ giải pháp . . . 45
3.3.6 Giải pháp 6: Giải pháp phát triển sản phẩm mới . . 45
3.3.6.1 Mục tiêu của giải pháp . . . 45
3.3.6.2 Nội dung hoạt động . . . 45
3.3.6.3 Hiệu quả của giải pháp mang lại . . . 48
3.3.7 Giải pháp 7: Giải pháp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực . 48
3.3.7.1 Mục tiêu của giải pháp . . . 48
3.3.7.2 Nội dung hoạt động . . . 48
3.3.7.3 Hiệu quả của giải pháp . . . 49
3.4 CÁC KIẾN NGHỊ . . . 50
3.4.1 Kiến nghị đối với chính quyền . . . 50
3.4.2 Kiến nghị đối với sở du lịch tỉnh Khánh Hoà . . 50
3.4.3 Kiến nghị đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch . 50
Kết luận chương 3
Kết luận
Danh mục tài lịêu tham khảo
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu khảo sát và kết quả khảo sát
Phụ lục 2: Quy hoạch và đầu tư
Phụ lục 3: Kinh nghiệm phát triển du lịch MICE
Phụ lục 4: Một số tiềm năng phát triển du lịch MICE tại Nha Trang-Khánh Hoà.
155 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5846 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp phát triển du lịch mice tại Nha Trang – Khánh Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng vấn đề này, chính quyền
cần mềm dẻo trong việc giải thích những lơi ích mang lại cho tỉnh mà họ-người dân trong
tỉnh sẽ được hưởng. Bên cạnh đó, một việc khó khăn hơn là tạo niềm tin nơi họ, giúp họ
tin và nhân ra được sự quan tâm thật của chính quyền và hơp tác cùng chính quyền. Việc
này thật khó khăn, do phải được tích luỹ thông qua quá trinh hoạt động lâu dài của chính
quyền.
Thứ ba, ngoài những chính sách như vậy, cũng cần có một phương tiện nhằm đưa
những chính sách đó đến tay nhà đầu tư. Có thể có những nhà đầu tư rất quan tâm đến
Nha Trang-Khánh Hòa, họ tự tìm đến xin đầu tư, xây dựng. Nhưng những vị khách như
vậy không nhiều, và chủ yếu là xây mới, ít chú trọng đến việc tôn tạo lại các địa điểm đã
xuống cấp. Chính vì thế, ngoài việc dùng các phương tiện truyền thông như e-mail, các
trang web của tỉnh, các công văn mời đẩu tư,… cũng nên có một “ngày hội đầu tư” của
tỉnh, nhằm giới thiệu các dự án, các chính sách dành cho đầu tư bên cạnh đó, các nhà đầu
tư cũng có thể hỏi thêm hoặc đóng góp ý kiến cho các công trình, các dự án tại đây. Do
các nhà đầu tư cũng không có nhiều thời gian, nên chương trình này cũng chỉ nên kéo dài
trong hai ngày, xin đưa ra quy trình cụ thể như sau:
Trong đó, khâu khá quan trọng là khâu chọn đối tượng: không phải bất cứ ai cũng
được chọn vào trong danh sách tham dự vào ngày hội này. Hiện nay, một số công trình
mang tính khoa học, văn hoá (khu tham quan “viện Hải Dương Học)đã xuống cấp, chính
vì vậy, cần thu hút các nguồn vốn ODA, các tài trợ không hoàn lại hay hoàn lại một phần
từ nước ngoài. Bên cạnh đó, một đối tượng nữa, đó là các nhà đầu tư trong và ngoài nước
hiện cũng đang quan tâm và đang đâu tư vào tỉnh. Thứ nữa là các nhà đầu tư đang muốn
đầu tư vào lĩnh vực du lịch, nhưng không biết nên đầu tư vào đâu(do Việt Nam có rất
nhiều nơi cũng đang thu hút). Để tìm được những nhà đầu tư này: thì đối tượng đầu
tương đối dễ tìm(thông qua chính phủ, văn phòng đầu tư tỉnh), còn đối tượng thứ ba tỉnh
cần thật nhanh và khéo trong việc tìm kiếm. Do họ là các đối tượng ẩn, vì vậy có thể tìm
hiểu thông qua các thông tin về danh sách các nhà đầu tư chuyên thực hiện các dự án
trước đây(những ai chuyên đầu tư vào các khu resort, các nhà hàng, các khu vui chơi, giải
trí,… hay những nhà đầu tư đang bắt đầu vào trong lĩnh vực du lịch, một lĩnh vực khác
với lĩnh vực trước đây của họ), phải linh hoạt trong việc điều tra các đối tượng này thông
qua báo chí, internet, khiđã điều tra được họ là đối tượng tiềm năng rồi, thì đối với người
trong nước cần gửi giấy mời đến họ. Đối với khách nước ngoài, cần có thông tin về giờ
bay, nơi ở, cử người đến tận nơi đ êể mơì gọi (đối với các vị tất tiềm năng).
Kế đến là việc gửi các thư mời đến ngày hội này. Ngoài các thông tin, lời chào
cần thiết như:ngày, giờ, địa điểm,…Trong thư còn đính kèm nội dung của ngày hội,
chương trình dự kiến, điểm qua một vài chính sách ưu đãi của tỉnh đối với các nhà đầu tư.
Đăc biệt, trong thư mời cần nêu rõ các ưu đãi nhận được khi tham gia vào ngày hội nàu
như: vé máy bay, tham quan, vận chuyển,…và tỉnh sẽ mời gọi các công ty, các nhà hàng,
khách sạn cùng tỉnh tham gia vào tài trợ cho hoạt động này. Do đây là các chủ đầu tư,
nếu thấy hài lòng, họ không những là nhà đầu tư mà còn có thểlà khách hàng thân thiết
nơi đây của các công ty du lịch. Ngày hội này cũng là dịp quảng bá cho du lịch của tỉnh.
Và điều không thể thiếu, đó là những hoạt động của ngày hội. Có thể diễn ra trong
hai ngày:
+ Ngày thứ nhất, dự kiến có các hoạt động sau:
Trình bày các ưu đãi của các công ty khi đầu tư nơi đây, và nêu lên được sự nổi
bật cuả các ưu đãi này so với các nơi khác.
Giới thiệu các khu có thể xây dựng, các hoạt động, các dịch vụ đang có tiềm năng
cho việc phát triển du lịch MICE tại tỉnh.
Đối với các công trình kêu gọi tôn tạo, trùng tu, nâng cấp,… cần nêu ra những
điều mà công trình này mang lại trước đó, đồng thời trình bày các khó khăn, các
đìêu cần phải cải tạo,…
Kêu gọi sự đóng góp ý kiến của các thành viên tham dự.
+ Ngày thứ hai: đưa các nhà đầu tư đi đến thực tế các điểm dự kiến kêu gọi đầu
tư, các công trình cần cải tạo,à cuối cùng là sự đóng góp ý kiến của nhà đầu tư về các
công trình sau khi đi thực tế. + Cuối cùng, để cho các nhà tài trợ có cơ hội tự quảng bá,
tỉnh với uy tín của mình sẽ giới thiệu họ cho các nhà đầu tư, và tỉnh cũng phải chịu trách
nhiệm trước sự giớ thiệu của mình, nên khi kêu gọi tham gia tài trợ cũng phải có sự chọn
lọc. Mỗi nhà đầu tư sẽ có một tập tài liệu nói về các công ty tham gia tổ chức, cùng một
số ưu đãi khi sử dụng tour của các công ty này, nhất là tour MICE.
Ngoài ra, ngân sách của tỉnh dành cho du lịch cũng cần phối hợp chặt chẽ với các
nhà đầu tư, tránh việc tỉnh kêu gọi một đường, trong khi đó tỉnh lại phát triển một nẻo.
Làm cho việc đầu tư dàn trải và trở nên vô ích
3.3.4.3 Lơi ích dự kiến từ giải pháp:
Thông qua các chính sách, ngày hội đầu tư, du lịch MICE tại tỉnh sẽ có nhiều cơ
hội để phát triển, có thêm nhiều nguồn vốn, nhiều công trình phục vụ cho loại hình này.
Đồng thời, các công trình có tính khoa học, văn hoá cũng được cải tạo, đưa vào phục vụ
cho loại hình MICE.
3.3.5 Giải pháp xây dựng khu trung tâm văn hoá, ẩm thực quốc tế tại Nha
Trang.
3.3.5.1 Mục tiêu của giải pháp:
Tại Nha Trang hiện nay các khu vui chơi cũng nhu ăn uống cao cấp vẫn còn thiếu
thốn khá nhiều. Mặc dù đã là một thành phố du lịch lâu đời, nhưng tiềm năng về du lịch
nơi đây vẫn đang được khai thác mà thôi, chứ chưa được phát triển nhiều. Mục tiêu của
giải pháp là mang lại cho Nha Trang một trung tâm ẩm biển phogn phú từ các nước trên
thế giới, đồng thời cũng là cơ hội học hỏi, giao lưu văn hoá thông qua các lễ hội được tổ
chức tại đây. Khách du lịch khi đến Nha Trang không chỉ đi một nước, nhưng được khám
phá nhiều quốc gia tại một nơi thông qua văn hoá ẩm thực và lễ hội.
3.3.5.2 Nội dung của giải pháp gồm hai phần: thực hiện và điều hành
Phần một:
Biểu đồ 3.3
Tại Nha Trang hiện nay các nơi
ăn uống còn ít và các món ăn tại các
điểm ăn uốnng này vẫn chưa đa dạng,
còn trùng lăp với nhiều nơi. Trong khi
đó, một số món ăn đặc trưng lại chưa
hay ít được phục vụ trong những nơi
cao cấp. Điều này làm cho du khách có
đánh giá về thức ăn tại Nha Trang chỉ ở
mức khá (3.75/5 điểm, xem thêm bảng
3.2 ở trên), trong khi đó ẩm thực tại nơi
đây theo đánh giá của nhóm là khá phong phú và phù hợp với khẩu vị của ba miền Việt
Nam. Theo khảo sát của nhóm thì việc xây dựng khu trung tâm văn hoá ẩm thực này
được các du khách cũng như các nhà tổ chức MICE tại thành phố Hồ Chí Minh cho là
khá cần thiết để phát triển du lịch MICE với số điểm trung bình do khách du lịch đánh giá
là 4.21/5 điểm và các công ty tại thành phố Hồ Chí Minh đánh giá là 3.83/5 điểm.
* Kế hoạch xây dựng như sau:
+ Địa điểm xây dựng: ta có thể chọn khu sân bay Nha Trang, vì tại đây có vị trí rất thuận
lơi cho giao thông. Sân bay này nằm ngay trên đường Trần Phú, rất gần với trung tâm
thành phố Nha Trang, đặc biệt khu đất này hiện đang được đánh giá là khu đất “vàng”
của Nha Trang, được chính phủ quan tâm khá nhiều, thông qua quyết định số 01QĐ-TTg
hay quyết định số 302QĐ-TTg(xin xem thêm phụ lục) của thủ tướng chính phủ. Sau khi
sân bay Nha Trang được dời ra Cam Ranh, thì chính quyền tỉnh cũng có kế hoạch sử
dụng khu đất “vàng” này để phát triển kinh tế-xã hội. Chính vì những thuận lợi như vậy,
mà nhóm nghiên cứu quyết định chọn khu đất này để xây kku trung tâm văn hoá-ẩm thực
quốc tế.
+ Dự kiến các khu cần xây dựng: khu trung tâm này gồm có hai phần.
Thứ nhất là khu nhà hội nghị, triển lãm tổng hợp rộng khoảng 10000 mét vuông
gồm có hội trường chính khoảng 4000 chỗ ngồi, nơi đây dùng để tổ chức các sự kiện vào
loại trung của các công ty, cáchội nghị khách hàng hay những cuộc triển lãm, các tiệc
trong nhà…
Thứ hai là một quần thể các khu nhà hàng-khách sạn được bày trí theo truyền
thống của 6 nước:Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia. Mỗi
một khu này rộng khoảng 10.000mét vuông bao gồm hai phân khu chính: khu nhà hàng-
khách sạn và khu vườn truyền thống phản ánh những đặc trưng của các quốc gia đó, đặc
biệt những khu vườn này còn là nơi tổ chức các buổi tiện buffe lớn của trung tâm khi có
yêu cầu. Đối với khu nhàhàng-khách sạn của mỗi khu, nó bao gồm phần nhà hàng ở hai
tầng của toà nhà và khoảng 5 tầng để cho các dịch vụ lưu trú. Cả hai phần này đều được
bài trí theo truyền thống của nước đó, đặc biệt ở khu nhà hàng, các đầu bếp phải có ít
nhất một đầu bếp của nước sở tại đến làm tại nhà hàng này, rải rác sáu ngày trong tuần tại
các nhà hàng, sẽ có buổi trình diễn về ẩm thực do đầu bếp tại những nước tại các phân
khu nhà hàng thực hiện(ví dụ: thứ hai, đầu bếp Nhật Bản sẽ trình diễn những tung hứng,
quay dao theo, làm cá, cắt đồ,…, thứ ba là đầu bếp Hàn Quốc sẽ trình bày những món ăn
làm từ kim chi …) và thực khách sẽ được thưởng thức ngay trong buổi trình diễn đó.
Phần nhà hàng có công suất phục vụ khoảng 1200 lượt thực khách/ngày với khoảng 400
chỗ ngồi, tuỳ theo truyền thống mà có những phòng ăn dành riêng cách biệt với những
nhóm khác hay theo giống phương tây xếp các chỗ ngồi cạnh nhau. Còn khách sạn cũng
vậy,với công suất tối đa khoảng 500 khách/ngày, những khách sạn này đều phải đạt tiêu
chuẩn từ 4 sao trở lên nhưng vẫn còn mang đậm nét truyền thống của các quốc gia đó.
* Kế hoạch hoạt động:
+ Đối tượng khách: chủ yếu là khách MICE của các công ty, ngoài ra trung tâm còn sẵn
sàng đón tiếp mọi đối tượng khách có nhu cầu.
+ Hoạt động: cứ khoảng hai tháng một lần, tại đây sẽ diễn ra một lễ hội đặc sắc của một
trong sáu quốc gia: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia. Mỗi
một quốc gia chỉ được tổ chức một lễ hội trong một năm, và giữa năm nay với năm trước
không có sự trùng lắp các lễ hội. Do lễ hội tại các quốc gia này khá phong phú, nên nhóm
nghiên cứu tin rằng việc trùng lắp các lễ hội trong hai năm thậm chí là ba năm là không
thể xảy ra. Và những lễ hội này do những người của chính nước có lễ hội được tổ chức sẽ
tham gia vào ban cố vấn, vì chỉ có những người tại nước của họ mới hiểu hết về văn hoá
nước họ. Ngoài ra, những người này cũng phải có nhiệm vụ tìm hiểu thật kỹ nếu chưa
biết rõ, để có thể trả lời những câu hỏi của du khách. Và Tất nhiên, món ăn phục vụ cho
những lễ hội đó chính là những món đặc trưng của quốc gia đó dành cho ngày lễ hội này,
món đặc trưng của lễ hội(nếu có) phải được thưởng thức. Nếu không có nguyên liệu ở
Việt Nam, thì việc nhập khẩu nguyên liệu đó là cần thiết. Và trong các lễ hội này, các trò
chơi dân gian cũng được tổ chức cho mọi người cùng tham gia, nếu được thì nên chơi trò
chơi của nước đăng cai tổ chức, nếu nước đó trong dịp lễ hội được tổ chức có quá ít trò
chơi(dưới ba trò), thì có thể linh hoạt thêm những trò chơi dân gian khác hay thêm vào
các trò chơi của các quốc gia trong trung tâm. Mỗi một khu phải có ít nhất một trò chơi
dân gian. Thức ăn được phục vụ theo dạng buffe. Mỗi lễ hội chỉ được kéo dài nhiều nhất
là trong hai đếm ba ngày, tuỳ theo tính quan trọng cũng như hấp dẫn của lễ hội. Riêng
vào tháng giêng âm lịch, tại trung tâm sẽ tổ chức mừng tết cổ truyền. Và việc tổ chức này
cũng luân phiên theo tưng quốc gia có ngày 1/1 âm lịch là ngày đầu năm(ví dụ: năm 2010
tổ chức tết theo kiểu Việt Nam, 2011 tổ chức theo kiểu Trung Quốc, tương tự cho những
năm tiếp theo). Trong những ngày tổ chức lễ hội, các nhà hàng của các quốc gia khác vẫn
hoạt động bình thường, nhưng với nhịp đô bớt sôi động hơn ngày thường để tập trung cho
ngày lễ hội.
Điều kiện thực hiện giải pháp:
Có nguồn vốn đầu tư lớn.
Nhà điều hành phải có sự am hiểu về các quốc gia mà có nhà hàng-khách sạn
trong trung tâm.
Các lễ hội phải được lên kế hoạch từ năm trước(tháng mấy tổ chức lễ hội gì, như
thế nào, ra sao,…) nhằm thu hút được một lượng khách muốn tham gia tìm hiểu.
Lượng khách đến trung tâm phải lớn để đảm bảo cho sự hoạt động chủa trung tâm
này(khoảng 30.000 lượt khách/tháng)
3.3.5.3 Lợi ích dụ kiến từ giải pháp:
Nha Trang sẽ có thêm một khu vui chơi, giải trí và có thể là nơi học hỏi văn hoá
hấp dẫn. Chỉ đến với một khu trung tâm, nhưng du khách đã được đi đến 6 quốc gia khác
nhau trong vùng Châu Á,thông qua ẩm thực và lễ hội ở mỗi quốc gia du khách(nhất là
khách Châu Âu) có thể hiểu thêm về văn hoá các nước phương đông nhiều hơn hay ít
nhất cũng có cái nhìn sơ nét về các quốc gia này. Doanh thu có được từ trung tâm sẽ giúp
cho tỉnh có được nguồn thu ổ định(bất kể là cho thuê hay tỉnh tự đứng ra quản lý từ
nguồn vốn của tỉnh).
3.3.6 Giải pháp phát triển sản phẩm mới:
3.3.6.1 Mục tiêu của giải pháp:
Nhằm mục đích tạo ra những sản phẩm mới đặc thù trong việc thu hút khách du
lịch nói chung và khách du lịch MICE nói riêng, và cũng là biện pháp quan trọng để gây
ấn tượng tốt cho khách du lịch để họ có thể vẫn nhớ đến Nha Trang tong những lần du
lịch tiếp theo. Ngoài ra, thông qua một số biện pháp này nhằm giúp được giảm tình trạng
khách đến chỉ trong mùa du lịch cao điểm.
3.3.6.2 Nội dung hoạt động:
Để có thể tạo ấn tượng cho khách và thu hút được khách du lịch quay trở lại thì
sản phẩm đặc thù đóng vai trò rất quan trọng. Ngay cả Việt Nam hay Nha Trang cũng
vậy, muốn đẩy mạnh phát triển thị trường du lịch MICE bền vững, thu hút được nhiều
khách du lịch MICE thì sản phẩm phải luôn luôn hấp dẫn, độc đáo, mới mẻ. Theo thống
kê của Tổng Cục Du lịch Việt Nam thì có khoản 80% khách du lịch đến Việt Nam một
lần rồi không quay trở lại vì ngành du lịch chưa có sản phẩm mới và độc đáo . Theo như
một cuốc phỏng vấn nhỏ với 10 du khách nước ngoài, thì 100% thừa nhận tiềm năng và
ưu thế du lịch Việt Nam hơn hẳn Thái Lan, Singapore và có thể qua mặt luôn cả
Malaysia, nhưng “cái dở” của Việt Nam là gần như không biết khai thác cũng như không
có sản phẩm du lịch độc đáo hấp dẫn họ. Du khách Việt Nam thông thường chỉ để tham
quan và tắm biển. Nhằm nâng cao sức hấp dẫn của điểm đến, thu hút nhiều du khách đến
Nha Trang, thì Nha Trang cần triển khai một số chương trình xây dựng sản phẩm mới
như sau:
Tạo ra nhiều lễ hội, sự kiện
Nha Trang nên tạo nhiều sự kiện lễ hội diễn ra trong năm và có sự dàn trải trong các mùa
để tránh tình trạng ứ đọng khách vào một mùa cao điểm. Từ các sự kiện lễ hội chính của
Nha Trang như, Lễ hội Tháp Bà (diễn ra từ ngày 20 – 23/3 âm lịch hang năm), lễ hội Cá
Voi, lễ hội Am Chúa (tổ chức ngày 24/4 âm lịch), festival biển diễn ra hàng năm từ tháng
6 – 7, các sự kiện lịch sử trong nước, các sự kiện giải trí quốc tế, các sự kiện thể thao
quốc tế (ví dụ như cuộc thi thuyền buồm, bong chuyền bãi biễn, ...).
Lễ hội “Ẩm thực miền biển”
Ngoài ra, Nha Trang có một lợi thế là nguồn hải sản phong phú vì vậy tại sao
chúng ta không tổ chức lể hội “Ẩm Thực miền biển”, trong lễ hội này sẽ giới thiệu với du
khách về các món ngon của các vùng miền biển từ Nam ra Bắc. Lễ hội ẩm thực này nên
diễn ra trong khoảng 1 tuần từ tháng 8 – 9. Với độ phong phú của ẩm thực được chế biến
từ hải sản tươi ngon của Nha Trang có thể làm cho lễ hội thêm phong phú, hấp dẫn và có
thể mang lại cho du khách cái nhìn mới về ẩm thực Nha Trang. Vì một số người chỉ cho
rắng đặc sản Nha Trang chỉ có yến sào, hay bánh canh, ... Bên cạnh việc tổ chức một lễ
hội “Ẩm thực miền biển” với các món ăn được chế biến từ thuỷ sản của các vùng miền cả
nước ta có thể thu hút các doanh nghiệp sản xuất rượu đặc biệt là các rượu đặc sản của
Việt Nam hoặc các loại nước giải khát trên cả nước để tạo nên sự phong phú cũng như
hấp dẫn cho thực khách. Hơn nữa ta cũng có thể thu hút được các hãng rượu vang nổi
tiếng của thế giới tham gia lễ hội một mặt có thể giúp cho họ quảng cáo sản phẩm, mặt
khác làm cho lễ hội vừa mang âm hưởng của Việt Nam và xu hướng hội nhập với thế
giới. Bên cạnh đó việc này cũng tạo điều kiền để ta có thể tạo điều kiện đẩy mạnh giao
thương.
Để lễ hội diễn ra thành công thì cần có sự liên kết không những giữa các nhà hàng
hải sản không chỉ trong tỉnh mà cần có sự tham gia của các nhà hàng - khách sạn của các
vùng khác. Bên cạnh đó, vào dịp lễ hội “Ẩm thực miền biển” diễn ra cần có sự phối hợp
giữa các nhà hàng.
Tuần lễ thời trang biển
Nha Trang được mệnh danh là thành phố biển, với bãi biển dài và được công nhận
là một trong 29 vịnh đẹp nhất thể giới. Ngoài các sự kiện quan trọng về biển như festival
biển thì tuần lễ thời trang biển cũng là một sự kiện hấp dận thu hút sự chú ý của khách du
lịch. Để tuần lễ có thể diễn ra thành công thì việc phát động và có sự liên kết giữa các
công ty may mặc trong nước để họ có điều kiện giới thiệu sản phẩm và công ty. Ngoài ra
việc này còn đẩy mạnh sự mua sắm của khách du lịch.Vì sau tuần lễ thời trang biển diễn
ra những sản phẩm được giới thiệu sẽ được trưng bày và bán cho du khách tại các hệ
thống cửa hàng như siêu thị, các shop thời trang ...
Đồng thời, qua những lần tổ chức tuần lễ thời trang, các công ty may mặc sẽ cảm
thấy Nha Trang là một thị trường mới hấp dẫn. Do đó, họ sẽ có xu hướng mở rộng chi
nhánh nhờ vậy làm tăng thêm các địa chỉ mua sắm cho khách du lịch Nha Trang.
Tuần lễ thể thao
Cũng như một số nơi đã tổ chức, họ phát động phong trào thể thao như một cuộc
thi nhỏ dành cho tất cả mọi người. Phong trào thể thao này diễn ra với khẩu ngữ “Sống
khoẻ và có ích”, một phần của phong trào này là quyên góp cho làng trẻ SOS, nhà mở,
nhà tình thương ... một phần mang lại niềm vui cho người tham gia đặc biệt là du khách
làm cho họ cảm thấy gần gũi hơn với con người Nha Trang. Chương trình diễn ra tuần lễ
thể thao gồm có các bước như sau:
* Bước 1: Phát động cho chương trình. Thông qua các biểu ngữ bằng
cả tiếng Việt, tiếng Anh và cả tiếng Pháp. Giới thiệu qua các website của tỉnh cũng như
một số website khác có liên kết. Ngoài ra thong qua hệ thống khách sạn trong tỉnh cũng
có thể quảng bá cho chương trình này.
* Bước 2: Chuẩn bị cho trương trình diễn ra. Chuẩn bị các trang
thiết bị cần thiết.
* Bước 3: Tổ chức đăng ký tham gia và diễn ra cuộc thi.
Chương trình của cuộc thi “Tuần lễ thể thao” như sau: Cuộc thi gồm có các môn
thi kết hợp. Có hai nội dung thi chính là thi đơn và thi đôi. Gồm có các phần thi như sau:
(1) Chạy bộ dọc đoạn đường Trần Phú.
(2) Đạp xe đạp quanh thành phố qua các con đường chính như Trần
Phú, Thái Nguyên, 3/2, Hương lộ 45 Ngọc Hiệp dọc qua sông Cái, ra lại Trần Phú.
(3) Phần thi cuối là bơi tại biển đối diện công viên Yến Phi.
Cuộc thi “Ấn tượng Festival biển”
Cuộc thi này dành cho 2 đối tượng là người địa phương và khách du lịch. Thông
qua cuộc thi ta sẽ có được những đánh giá cũng như những lời nhận xét trong đó có khen
và chê để chúng ta có thể rút kinh nghiệm trong việc tổ chức, và phát huy được một số
điểm mạnh hiện có trong festival biển hàng năm. Cuộc thi này tạo ra nhằm 2 mục đích
chính. Thứ nhất, đối với người địa phương làm cho họ có sự quan tâm hơn đến phát triển
du lịch của địa phương và đưa ra những ý kiến đóng góp trên cương vị là chủ nhà. Thứ
hai, đối với du khách trong cả nước cũng như quốc tế sẽ làm họ hồi tưởng và nhớ đến
Nha Trang nhiều hơn, ngoài ra qua cuộc thi chúng ta sẽ biết được đánh giá của du khách
về du lịch Nha Trang nói chung và festival biển Nha Trang nói riêng. Biết được những
điểm yếu nào cần được khắc phụ và những điểm mạnh nào nên phát huy.
Tạo nhiều món ăn hấp dẫn độc đáo cho du khách
Trước hết vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm phải đặt lên hàng đầu, vì một số du
khách đặc biệt là khách nước ngoài và ngay cả Việt Kiều về nước họ vẫn rất e ngại về
vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đến với Nha Trang, không chỉ có các món ngon về hải sản vì Nha Trang không
chỉ có biển mà còn có núi. Và những món ăn của Nha Trang nên có sự phong phú, và nên
mang âm hưởng của Việt Nam như chả giò, phở, gỏi cuốn, bánh xèo, bánh căn, thịt cá
sấu... Đối với khách MICE thì nhu cầu ẩm thực của họ cũng rất cao và có phần hơi khó
tính. Để đáp thoã mãn nhu nhiều khẩu vị cầu kỳ của nhiều du khách khác nhau từ những
trung tâm ăn uống ngoài trời như Chợ đêm ở Nha Trang, những nhà hàng đẳng cấp quốc
tế hay những quán ăn sang trọng có phòng riêng và có sức chứa lớn đối với các đoàn
khách MICE.
Ở Nha Trang ngoài yến, tôm hùm và một số hải sản khác được đánh giá là đẳng
cấp. Nhưng những món ngon khác như bánh căn, bánh canh, các món ăn được chế biến
từ sứa ... Những món ăn này tuy không được đánh giá cao nhưng nó mang lại một nguồn
dinh dưỡng rất cao. Vì vậy tại sao chúng ta không nâng tầm những món ăn bình dị này để
có thể đáp ứng được nhu cầu ẩm thực của du khách.Thay vì được chế biến giản dị, chúng
ta nên trang trí một cách cầu kỳ, đẹp mắt làm tăng tính thích thú cho du khách và được
giới thiệu trong những nhà hàng sang trọng. Ở Nha Trang có một quán bún rất hay mà
chủ quán lại là một giáo viên của trường Trung học phổ thong Lý Tự Trọng. Quán bún
này đã được nhiều trang website quảng cáo và đặc quán bún này được đặt một cái tên rất
lạ “Bún cá ... trữ tình”. Với cách trưng bày đặc biệt, và chúng ta có thể vừa thưởng thức
vừa tận hưởng tiếng nhạc làm cho món ăn được nâng tầm giá trị. Đây cũng là một cách
quảng bá và nâng giá trị món ăn cũng rất hay. Tại sao chúng ta không nhân rộng mô hình
này?
Tạo ra nhiều nhu cầu giải trí
Nhu cầu giải trí của du khách là rất cao và đa dạng, không chỉ thưởng thức về mặt
vật chất mà còn thưởng thức về mặt tinh thần. Các tour đến Nha Trang hầu như là chưa
lồng ghép được các chương trình nghệ thuật vào trong chùm tour du lịch, vì vậy Sở du
lịch tỉnh nên có phối hợp với Sở văn hoá thông tin thiết kế các chương trình nghệ thuật
mang đậm phong cách Nha Trang và Việt Nam để du khách quốc tế có thể hiểu hơn về
Nha Trang và Việt Nam. Các chương trình như vậy với nội dung có thể là một vở kịch
diễn lại lễ hội lớn ở Nha Trang như lễ hội cá voi với các nghệ thuật như hát bá trạo, hát
trầu; hay các vở kịch cải lương; hát bội, ca múa nhạc dân tộc; múa rối nước; ... để phục
vụ nhu cầu cho khách.
Một số khách nước ngoài khi đến Nha Trang đề phản ánh là buổi tối họ thường
phải đi ngủ sớm vì không có chỗ vui chơi.Một số khu vui chơi giải trí ở Nha Trang chưa
đáp ứng nhu cầu của du khách và cũng chưa có gì hấp dẫn du khách. Vì vậy con số khách
quốc tế đến với khu vui chơi là rất ít. Vì ngay tại nước họ các khu vui chơi còn hấp dẫn
và phong phú hơn vậy việc gì họ phải đến các khu vui chơi ở đây.Ngay cả một số môn
thể thao trên biển như moto nước, nhảy dù, bơi thuyền, ... cũng chưa được phát triển
mạnh do độ an toàn cũng như chi phí. Để giải quyết vấn đề này thì một số doanh nghiệp
như Vinpearl land và khu vui chơi của Wonderfarm nên có những cách quảng cáo thu hút
khách du lịch. Nên tổ chức một số trò chơi mới lạ độc đáo để có thể “kéo chân” du khách.
Ngoài ra, việc đầu tư thêm một số trang thiết bị như moto nước, các thiết bị lặn,
các thiết bị của môn thể thao nhảy dù … là một điều rất nên làm. Do một số trang thiết bị
này của Nha Trang chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu vui chơi của khách.
Một số bãi biễn về đêm dường như không được an toàn với du khách. Nhiều du
khách khi đến Nha Trang đã được các hướng dẫn viên khuyên không nên ra biển vào
buổi tối. Vì vậy để nâng cao trật tự, an ninh về đêm cần tăng cường đội bảo vệ và hệ
thống chiếu sang dọc bờ biển. Làm cho du khách cảm thấy an toàn hơn và bên cạnh đó
khách có thể tham quan cảnh biển về đêm.
Giới thiệu hình ảnh văn hoá hấp dẫn độc đáo
Giới thiệu cho du khách nền văn hoá và lịch sử lâu đời của Khánh Hoà. Cách đây
hàng ngàn năm, con người đã sinh sống nơi đây. Trống đồng tại Nha Trang có niên đại
trên 2000 năm. Trên mảnh đất này còn có nhiều dân tộc sinh sống: Việt, Chăm, Raglai,
Hoa, Giẻ Triêng, Êđê, Tày, Nùng, Muờng, Chăm … Để có thể giới thiệu đến du khách
được sự đa dạng phong phú của văn hoá Nha Trang ta nên xây dựng một bảo tang văn
hoá - lịch sử Nha Trang – Khánh Hòa. Trong thời gian ngắn trước mắt chúng ta có thể
chưa kịp xây dựng xong bảo tàng. Tuy nhiên chúng ta có thể lồng ghép phần giới thiệu về
văn hóa lịch sử Khánh Hoà qua chương trình festival biển. Và xây dựng một chương
trình festival biển năm 2010 với hướng về cội nguồn dân tộc. Trong tuần lễ Festival biển
ta nên tổ chức chương trình “Bảo tàng lịch sử - văn hoá Nha Trang”. Bảo tàng này nhằm
xây dựng mô hình thu nhỏ hình cuộc sống của các dân tộc ít người. Bên cạnh đó để
chương trình thêm phần hấp dẫn, ta nên lồng ghép các lễ hội của các dân tộc vào trong
chương trình. Chương trình này có thể diễn ra trong suốt tuàn lễ hoạt động Festival biển.
Bên cạnh đó, chúng ta nên có một giải pháp lâu dài hơn cho việc giới thiệu hình
ảnh văn hoá đến du khách. Trước hết, thành phố nên đầu tư ngân sách để quy hoạch trùng
tu lại các kiến trúc cổ như tháp bà, chùa Long Sơ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai hoan chinh.pdf
- Tom tat.pdf