MỤC LỤC
TÓM TẮT CÔNG TRÌNH . i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT . iv
MỤC LỤC . vi
DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ . x
LỜI NÓI ĐẦU . 1
CHưƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT
KHẨU . 5
1. Tổng quan về hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu . 5
1.1. Tổng quan về hoạt động tín dụng xuất khẩu . 5
1.1.1. Khái niệm về tín dụng xuất khẩu . 5
1.1.2. Phân loại tín dụng xuất khẩu . 5
1.1.2.1. Căn cứ vào chủ thể cấp tín dụng . 5
1.1.2.2. Căn cứ vào quy trình xuất khẩu . 7
1.1.2.3. Căn cứ vào sự đảm bảo . 8
1.2. Tổng quan về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu . 9
1.2.1 Khái niệm về bảo hiểm . 9
1.2.2. Tổng quan về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu . 11
1.3. Vai trò của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu . 15
1.3.1. Giúp các nhà doanh nghiệp an tâm hơn trước các rủi ro . 16
1.3.2. Khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tăng cường xuất khẩu và
thúc đẩy sản xuất phát triển. 17
1.3.3. Mở ra nhiều cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp trong nước . 18
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu . 20
2.2. Nhân tố vi mô . 22
3. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong việc phát triển hoạt động
bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và bài học cho Việt Nam . 24
3.1. Kinh nghiệm của Brazil . 24
3.1.1. Chính sách phát triển ngoại thương của Brazil . 25
3.1.2. Hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Brazil từ năm 1962 đến
năm 1992 . 26
3.1.3. Mô hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu mới của Brazil (từ năm 1992
đến nay) . 27
3.1.3.1 Sự ra đời của các tổ chức tham gia bảo lãnh . 27
3.1.3.2. Sự ra đời của Hãng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Brazil (SBCE) 29
3.2. Kinh nghiệm của Mỹ . 31
3.2.1. Khái quát chung . 32
3.2.2. Vai trò của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Mỹ . 32
3.2.3. Chương trình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu . 33
3.3. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam . 35
CHưƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM TÍN DỤNG
XUẤT KHẨU TẠI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY . 39
1. Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua . 39
1.1. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn từ quý I/2006 đến
quý I/2009 . 39
1.2. Một số hạn chế còn tồn tại . 43
1.2.1. Về năng lực sản xuất hàng xuất khẩu . 43
1.2.2. Về hoạt động xuất khẩu . 44
1.3. Nguyên nhân của những hạn chế và kết luận . 45
1.3.1. Nguyên nhân của những hạn chế . 45
1.3.2. Kết luận . 46
2. Thực trạng của hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu . 46
2.1. Môi trường pháp lý . 46
2.1.1. Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tín dụng xuất khẩu và bảo hiểm
tín dụng xuất khẩu . 46
2.1.1.1. Đối với hoạt động tín dụng xuất khẩu . 46
a. Chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu của Việt Nam . 46
b. Cơ quan thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu . 49
2.1.1.2. Đối với hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu . 51
2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng xuất khẩu và bảo hiểm tín dụng xuất
khẩu . 53
2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng xuất khẩu . 53
2.2.1.1. Tổng quan về hoạt động tín dụng xuất khẩu . 53
2.2.1.2. Thành tích đạt được. 56
2.2.1.3. Hạn chế còn tồn tại . 57
2.2.2. Thực trạng hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu . 59
2.2.2.1. Tổng quan về hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu . 59
2.2.2.2. Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân . 62
CHưƠNG III: ĐỊNH HưỚNG VÀ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT
TRIỂN THỊ TRưỜNG BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI VIỆT
NAM TRONG THỜI GIAN TỚI . 64
1. Dự báo tình hình phát triển của hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
trong thời gian tới . 64
1.1. Cơ sở dự báo . 64
1.1.1. Cơ hội đối với hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu . 64
1.1.2. Thách thức đối với hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu . 65
1.2. Dự báo . 66
2. Định hướng triển khai và phát triển thị trường bảo hiểm tín dụng xuất
khẩu . 67
2.1. Mục tiêu . 67
2.2. Định hướng cho mô hình công ty bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Nhà
nước . 68
2.2.1. Về hình thức tổ chức . 68
2.2.2. Về cơ chế tài chính . 69
2.2.3. Về sản phẩm cung cấp . 70
2.2.4. Về cơ chế phí bảo hiểm . 71
2.2.5. Về cơ chế bồi thường . 72
3. Những giải pháp nhằm phát triển thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay . 73
3.1. Giải pháp vĩ mô . 73
3.2. Giải pháp vi mô . 74
3.2.1. Giải pháp cho khách hàng sử dụng (các doanh nghiệp xuất khẩu) . 74
3.2.2. Giải pháp cho các nhà cung cấp dịch vụ . 75
4. Kiến nghị nhằm phát triển hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu . 76
4.1. Kiến nghị đối với Chính phủ . 76
4.2. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước . 76
4.3. Kiến nghị đối với các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. 78
KẾT LUẬN . 79
PHỤ LỤC . a
Phụ lục số 1: Trích dẫn một số nguyên tắc bảo hiểm trong . a
Đạo Luật Council Directive 98/29/EC . a
Phụ lục số 2: Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg về việc thành lập Ngân hàng
Phát triển Việt Nam . c
Phụ lục số 3: Trích dẫn một số điều trong Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày
20/12/2006 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước . m
Phụ lục số 4: Trích dẫn một số điều trong Luật Kinh doanh Bảo hiểm số
24/2000/QH10 . v
Phụ lục số 5: Nghị định số 110/2002/QĐ-TTg về việc lập, sử dụng và quản lý
Quỹ bảo hiểm xuất khẩu ngành hàng . aa
Phụ lục số 6: BẢNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM
TÍN DỤNG XUẤT KHẨU. dd
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . kk
125 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2496 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp phát triển hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có. Điều này
nhanh chóng dẫn đến sự bất ổn về tỷ giá hối đoái, giá trị đồng USD giảm mạnh.
15
42
Các doanh nghiệp trong nước lo ngại những rủi ro về mặt kinh tế và chính trị khi
xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ sang thị trường vốn được coi là trọng điểm này. Đây
chính là nguyên nhân khiến cho kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn
này giảm mạnh.
Từ quý III/2008 đến quý IV/2008: Trong thời gian này, Cục Dự trữ Liên
bang Mỹ (FED) và Bộ Tài chính Mỹ đang cố gắng hết sức trong việc đoạt quyền
kiểm soát của các tập đoàn chuyên cho vay thế chấp của Mỹ nằm hỗ trợ thị trường
nhà đất Mỹ. Cùng lúc đó, Ngân hàng Trung ương các nước trên thế giới đã đổ hàng
tỉ USD vào các thị trường tiền tệ với nỗ lực hạ nhiệt tình trạng căng thẳng và ngăn
chặn sự đóng băng của hệ thống tài chính toàn cầu. Điều này đã phần nào giúp cải
thiện tình hình tài chính vốn đang trong giai đoạn hết sức khó khăn này, mở ra một
hướng đi mới cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Mặc dù khối lượng hàng
xuất khẩu sang thị trường Mỹ có giảm sút do lo ngại những rủi ro về kinh tế lẫn
chính trị xảy ra nhưng lại tạo điều kiện cho hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam thâm
nhập được các thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc.. Nhìn chung, trong
giai đoạn này, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã có sự hồi phục đáng kể.
Từ quý I/2009 đến nay: Tốc độ tăng xuất khẩu 22% của bốn tháng đầu
năm 2009 thấp hơn 25% so với cùng kì năm 200816, cho thấy xu hướng tăng trưởng
xuất khẩu đang chậm lại. Bù đắp cho sự sụt giảm xuất khẩu dầu thô và một số mặt
hàng chủ lực khác như gạo, xe đạp, phụ tùng xe đạp, sản lượng xuất khẩu của nhiều
mặt hàng khác như dệt may, sản phẩm nhựa, hàng điện tử, các sản phẩm gỗ, hàng
thủ công mỹ nghệ, thuỷ sản...đều tăng mạnh. Sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu
những mặt hàng trên là do tăng cả lượng và gía, tuy nhiên tăng về lượng đóng góp
đáng kể. Bên cạnh đó, một số yếu tố khách quan có thể ảnh hưởng xấu đến xuất
khẩu như dịch cúm gia cầm, dịch sâu gây hại cho sản xuất nông nghiệp…cũng gây
khó khăn cho hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu trong thời gian tới.
16
Theo Báo cáo của Bộ thương mại về Tình hình xuất khẩu quý I/2009.
43
1.2. Một số hạn chế còn tồn tại
1.2.1. Về năng lực sản xuất hàng xuất khẩu
Có thể thấy trong giai đoạn từ quý I/2006 đến nay, hoạt động sản xuất hàng
xuất khẩu của nước ta hiện nay đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên
bên cạnh những mặt tích cực nói trên vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định, thể
hiện ở những mặt sau:
Thứ nhất, quy mô sản xuất hàng xuất khẩu nhìn chung còn khá khiêm tốn
so với năng lực tiềm năng của nền kinh tế. Tuy có sự tăng trưởng nhanh nhưng
chưa thật sự ổn định và bền vững. Điều này chủ yếu là do đầu tư xã hội cho sản xuất
hàng xuất khẩu (nhất là khu vực kinh tế có 100% vốn đầu tư trong nước) nhìn
chung còn thấp, ảnh hưởng đến khả năng gia tăng quy mô sản xuất và xuất khẩu.
Thứ hai, cơ cấu sản xuất hàng xuất khẩu còn lạc hậu, tỷ trọng hàng thô và
hàng sơ chế tuy đã có giảm so với trước nhưng vẫn còn cao17, sản lượng có hàm
lượng công nghệ cao còn nhỏ bé. Trong số sản phẩm công nghiệp chế tạo thì hàng
gia công giá trị thấp vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn. Việc sản xuất những mặt hàng này
phụ thuộc nhiều vào điều kiện thiên nhiên và giá cả thị trường thế giới như hàng
nông sản, thuỷ - hải sản, hay phụ thuộc vào bên trung gian thứ ba (phía đặt hàng gia
công) như hàng dệt may, da giầy…
Thứ ba, việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nói chung, trong từng lĩnh vực
ngành hàng nói riêng chưa bám sát tín hiệu của thị trường thế giới, do đó nhiều
sản phẩm sản xuất ra để xuất khẩu nhưng không thể tiêu thụ được. Năng lực sản
xuất, chất lượng, giá thành nhiều sản phẩm không đủ sức cạnh tranh trên thị trường
khu vực và thế giới. Việc kiểm soát chất lượng sản phẩm xuất khẩu ngay từ khâu
sản xuất còn chưa được coi trọng, chặt chẽ, triệt để, dẫn đến nhiều lô hàng, nhất là
hàng thuỷ sản đã bị bạn hàng trả lại do không đảm bảo chất lượng vì có dư lượng
chất kháng sinh trong sản phẩm hoặc sử dụng chất bảo quản vượt quá mức cho
phép.
17
Kim ngạch xuất khẩu của nhóm ngành hàng này vẫn chiếm 43,9% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước (Báo
cáo tóm tắt về Thương mại Việt Nam năm 2006, phương hướng phát triển năm 2007 của Bộ Thương Mại, tại
Hội nghị thương mại toàn quốc ngày 01-02 tháng 2/2007)
44
Thứ tư, năng lực cạnh tranh chưa được cải thiện rõ rệt trên cả 3 cấp độ
(nền kinh tế, doanh nghiệp và mặt hàng xuất khẩu). Khi các doanh nghiệp sản
xuất hàng xuất khẩu có quy mô còn nhỏ bé thì những cải cách ở cấp độ nền kinh tế
nhằm năng cao khả năng cạnh tranh quốc gia và cải thiện môi trường kinh doanh
chưa phát huy được hiệu quả. Điều này thể hiện ở chỗ trong thời gian qua các chỉ số
đánh giá của tổ chức quốc tế về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của
các doanh nghiệp Việt Nam đều ở mức độ thấp so với khu vực. Trong khi đó, quy
mô đầu tư vào khâu sản xuất để nâng cao khả năng cạnh tranh của mặt hàng xuất
khẩu còn chưa thoả đáng.
1.2.2. Về hoạt động xuất khẩu
Mặc dù xuất khẩu của Việt Nam đã được những kết quả tương đối khả quan
nhưng những hạn chế không phải là ít. Các hạn chế lớn tập trung vào những mặt
sau:
Thứ nhất, quy mô xuất khẩu còn nhỏ bé, tổng kim ngạch xuất khẩu bình
quân đầu người còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Thứ hai, xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhưng chưa vững chắc và thường bị
ảnh hưởng bởi các cú sốc từ bên ngoài như sự biến động giá cả trên thị trường thế
giới, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hay sự xuất hiện của các rào cản thương
mại mới của nước ngoài…. Trong khi đó, khả năng chủ động nắm bắt những cơ
hội thuận lợi để thâm nhập và khai thác các thị trường xuất khẩu mới của các
doanh nghiệp còn nhiều hạn chế.
Thứ ba, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chưa hợp lý, thể hiện trên cả ba
phương diện: (1) chủng loại hàng hoá xuất khẩu còn đơn điệu, chậm xuất hiện
những mặt hàng xuất khẩu mới; (2) các mặt hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng còn
thấp, chủ yếu vẫn là các mặt hàng như khoáng sản chịu ảnh hưởng trực tiếp tư
những biến động chính trị trên thế giới (như dầu thô, than đá), nông - lâm - thuỷ hải
sản , trong khi các mặt hàng công nghiệp như dệt may, da giày, điện tử và linh kiện
máy tính…chủ yếu vẫn mang tính chất gia công; (3) quá trình chuyển dịch cơ cấu
mặt hàng xuất khẩu theo hướng công nghiệp hoá diễn ra chậm và chưa có giải pháp
cơ bản, triệt để; cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua chủ yếu chuyển
45
dịch theo chiều rộng mà chưa đi vào chiều sâu, xuất khẩu chủ yếu dựa vào khai thác
lợi thế so sánh sẵn có mà chưa khai thác được lợi thế cạnh tranh thông qua việc xây
dựng các ngành công nghiệp có mối liên kết chặt chẽ với nhau hình thành chuỗi giá
trị gia tăng xuất khẩu lớn.
Thứ tư, năng lực cạnh tranh còn yếu kém ở cả 3 cấp độ (nền kinh tế, doanh
nghiệp và mặt hàng xuất khẩu). Trong đó những hạn chế từ phía doanh nghiệp
chuyển biến chậm: đại bộ phận có quy mô nhỏ, yếu về năng lực, kém về kiến thức
và kinh nghiệm kinh doanh thương mại quốc tế, phần nhiều doanh nghiệp không có
chiến lược kinh doanh, xuất khẩu dài hạn, mức thụ động cao.
1.3. Nguyên nhân của những hạn chế và kết luận
1.3.1. Nguyên nhân của những hạn chế
Thứ nhất, nếu như tăng trưởng kinh tế góp phần tích cực vào tăng trưởng xuất
khẩu của Việt Nam thì các bất ổn về kinh tế, chính trị, xã hội trên thế giới lại đem
đến cho xuất khẩu Việt Nam những tác động ngược lại. Điển hình là cuộc khủng
hoảng nhà đất Mỹ đã kéo theo cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gây ảnh hưởng
nghiêm trọng tới hoạt động xuất khẩu của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam,
khiến cho tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2008 giảm mạnh.
Thứ hai, các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản chiếm một tỷ trọng tương đối lớn
trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, song đây lại chính là những mặt hàng mà
giá cả thế giới biến động thất thường nhất.
Thứ ba, năng lực dự báo, nhận biết các biến động bất thường, rủi ro tiềm ẩn
trên thị trường quốc tế của các cơ quan quản lý còn hạn chế, trong khi khả năng
thích ứng với bối cảnh mới của thị trường thế giới của các doanh nghiệp xuất khẩu
còn yếu. Thêm vào đó, công tác của mạng lưới đại diện, đặc biệt về thương mại ở
nước ngoài chưa thực sự hỗ trợ tốt cho hoạt động xuất khẩu, các chương trình xúc
tiến thương mại, nhỏ lẻ, rời rạc hiệu quả chưa cao.
Thứ tư, những lúng túng, bị động trong việc khai thác các thị trường xuất khẩu
thời gian qua xuất phát từ sự thiếu chuẩn bị của cả phía các cơ quan quản lý Nhà
nước và các doanh nghiệp. Các cơ quan quản lý Nhà nước chưa thực sự làm tốt
công tác phổ biến, hướng dẫn và chuẩn bị điều kiện để đón những cơ hội về thị
46
trường xuất khẩu do các hiệp định và thoả thuận hợp tác thương mại đem lại, trong
khi các doanh nghiệp lại mang nặng tư tưởng trông chờ vào những hướng dẫn, hỗ
trợ của Nhà nước.
1.3.2. Kết luận
Qua việc phân tích những nguyên nhân của các hạn chế còn tồn tại ở trên, có
thể dễ dàng nhận thấy rằng nguyên nhân cơ bản của sự yếu kém về năng lực sản
xuất hàng xuất khẩu cũng như về hoạt động xuất khẩu trong thời gian vừa qua tại
Việt Nam chính là sự lúng túng của các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước trong
việc tự tăng cường khả năng phòng vệ trước các rủi ro từ những biến động bất
thường khó lường của thị trường thế giới cũng như những rủi ro kinh tế trong quá
trình giao dịch mua bán với các đối tác nước ngoài.
Trong điều kiện các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các cơ quan quản lý
Nhà nước chưa đủ khả năng dự báo, nhận biết những biến động bất lợi tiềm ẩn
nhiều rủi ro của tình hình kinh tế thế giới thì việc đưa ra một công cụ hỗ trợ tín
dụng xuất khẩu mới nhằm hạn chế các rủi ro tiềm ẩn có khả năng phát sinh trong
quá trình xuất khẩu của hàng hoá Việt Nam ra các thị trường lớn trên thế giới là hết
sức cần thiết. Đây không chỉ là biện pháp đẩy mạnh hoạt động tín dụng xuất khẩu
kích thích xuất khẩu mà qua đó, còn tạo tâm lý yên tâm cho các doanh nghiệp trong
tiến trình gia nhập thương mại kinh tế toàn cầu.
Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết của thực tế, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đã ra
đời ở Việt Nam như một công cụ hỗ trợ tín dụng xuất khẩu và thúc đẩy hoạt động
xuất khẩu quốc gia. Dưới đây, đề tài sẽ nghiên cứu thực trạng của hoạt động bảo
hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
2. Thực trạng của hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
2.1. Môi trƣờng pháp lý
2.1.1. Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tín dụng xuất khẩu và bảo
hiểm tín dụng xuất khẩu
2.1.1.1. Đối với hoạt động tín dụng xuất khẩu
a. Chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu của Việt Nam
47
Với mục tiêu tăng cường hỗ trợ cho xuất khẩu và phù hợp với nguồn lực tài
chính trong nước, chính sách tín dụng xuất khẩu trong giai đoạn hiện nay tập trung
vào các hình thức sau:
a.1. Hình thức hỗ trợ xuất khẩu
Cho vay dự án đầu tư phục vụ xuất khẩu:
- Đối tượng là các dự án đầu tư trong nước phục vụ cho xuất khẩu và các dự án
đầu tư ra nước ngoài thuộc danh mục Nhà nước khuyến khích.
- Mức vốn cho vay tối đa bằng 70% tổng mức vốn đầu tư của dự án.
- Thời hạn cho vay tối đa 15 năm.
- Đồng tiền cho vay: đồng Việt Nam. Đối với các dự án có nhập thiết bị nước
ngoài hoặc dựa án đầu tư ở nước ngoài có đủ nguồn ngoại tệ trả nợ thì được cho vay
bằng USD.
- Lãi suất cho vay cố định cả đời dự án và được xác định bằng lãi suất trái
phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm cộng phụ trội là 0.5%/năm. Trường hợp vay bằng
USD thì mức lãi suất được xác định bằng SIBOR 6 tháng cộng độ phụ trội là
2%/năm.
Cho vay ngắn hạn xuất khẩu:
- Đối tượng bao gồm cho vay người bán (nhà xuất khẩu) và cho vay người
mua (nhà nhập khẩu).
+ Cho vay người bán là cho vay nhà xuất khẩu có hợp đồng xuất khẩu hàng
hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ vay vốn tín dụng xuất khẩu quy
định cho từng thời kỳ, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế, chiến lược xuất
khẩu.
+ Cho vay người mua là cho vay nhà nhập khẩu nước ngoài mua hàng hoá,
dịch vụ do Việt Nam sản xuất nằm trong danh mục hàng hoá, dịch vụ vay vốn tín
dụng xuất khẩu, được Chính phủ hoặc Ngân hàng trung ương nước nhập khẩu bảo
lãnh.
- Mức vốn cho vay tối đa bằng 85% giá trị hợp đồng xuất khẩu (bên bán), hợp
đồng nhập khẩu (bên mua) đã ký kết hoặc giá trị L/C, hối phiếu hợp lệ tuỳ theo từng
hình thức vay....
48
- Thời hạn cho vay xác định theo khả năng thu hồi vốn phù hợp với đặc điểm
của từng hợp đồng xuất khẩu và khả năng trả nợ của chủ đầu tư nhưng tối đa là
không quá 12 tháng.
- Lãi suất cho vay tín dụng xuất khẩu được xác định trên cơ sở lãi suất trái
phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm cộng thêm một tỷ lệ (%) nhất định để đảm bảo lãi
suất cho vay tín dụng xuất khẩu phù hợp với lãi suất thị trường.
Trường hợp cho vay bằng USD thì lãi suất cho vay được xác định bằng lãi suất
SIBOR 6 tháng công đội phụ trội là 0,5%/năm.
a.2. Hình thức bảo lãnh
Bảo lãnh vay vốn tín dụng xuất khẩu
- Mục tiêu, phạm vi bảo lãnh: cung cấp cho các nhà xuất khẩu dịch vụ bảo lãnh
để nhận được điều khoản tài trợ tốt nhất từ các ngân hàng thương mại cho việc đầu
tư dự án hoặc sản xuất các sản phẩm hàng hoá dịch vụ thực hiện hợp đồng xuất
khẩu đã ký kết với nước ngoài.
- Mức bảo lãnh: đối với dự án đầu tư tối đa bằng mức vốn vay của tổ chức tín
dụng. Đối với trường hợp vay ngắn hạn, tối đa bằng 85% giá trị hợp đồng.
- Thời hạn bảo lãnh: tối đa bằng thời hạn vay vốn của tổ chức tín dụng.
Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng
Đối tượng bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu là các
doanh nghiệp tham gia xuất khẩu các mặt hàng cần đẩy mạnh xuất khẩu do Chính
phủ quy định, phù hợp với thế mạnh xuất khẩu của nền kinh tế trong từng thời kỳ.
Mức bảo lãnh tối đa không quá 3% giá dự thầu (đối với bảo lãnh dự thầu),
10% giá trị hợp đồng (đối với bảo lãnh thực hiện hợp đồng).
Thời hạn bảo lãnh theo thời hạn thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp xuất
khẩu.
Hiện nay, hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam chủ yếu được điều chỉnh
bởi Nghị định số 151/ 2006/NĐ-CP được ban hành này 20/12/2006 với nội dung
chủ yếu tập trung vào các hình thức bảo lãnh như bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, bảo
lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Như vậy có thể thấy hiện tại ở nước
ta, các cơ quan quản lý Nhà nước mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng chính sách tín
49
dụng hỗ trợ xuất khẩu có tính chất tổng quát, chứ chưa đi vào từng loại hình hỗ trợ
tín dụng cụ thể. Đây chính là hạn chế khiến cho việc xây dựng hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu gặp nhiều
khó khăn do thiếu nền tảng và cơ sở pháp lý để triển khai. Muốn có một khung pháp
lý hoàn thiện để qua đó xây dựng được một mô hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
thực sự có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường như Việt Nam hiện nay, trước hết
cần có sự minh bạch và cụ thể trong các văn bản pháp lý cũng như chính sách tín
dụng xuất khẩu để từ đó làm cơ sở phát triển và hình thành các văn bản quy phạm
phát luật có trọng tâm, hướng tới hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đang còn
hết sức mới mẻ này.
b. Cơ quan thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu
Từ năm 2005 trở về trước, Quỹ Hỗ trợ phát triển là cơ quan thuộc quyền quản
lý của Bộ Tài chính thực hiện chức năng hỗ trợ tín dụng xuất khẩu. Ngày
19/05/2006, Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg18,
quyết định thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) thay thế hệ thống Quỹ
hỗ trợ phát triển nhằm thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Theo
Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất
khẩu của Nhà nước19, Ngân hàng Phát triển Việt Nam đang thực hiện nhiều hình
thức tín dụng xuất khẩu bao gồm tín dụng trung, dài hạn, ngắn hạn, bảo lãnh vay
vốn, bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Bên cạnh đó, Ngân hàng Phát triển Việt Nam
cũng được tham gia hệ thống thanh toán với các ngân hàng và cung cấp dịch vụ
thanh toán theo quy định của pháp luật. Nhìn chung, Ngân hàng Phát triển Việt
Nam kế thừa mọi quyền lợi, trách nhiệm từ Quỹ Hỗ trợ phát triển.
Hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam không vì mục đích lợi nhuận,
tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi. Ngân hàng
Phát triển được Chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và
các khoản nộp Ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật.
18
Nội dung Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg về việc thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam-xem Phụ lục
số 2.
19
Nội dung Nghị định số 151/2006/NĐ-CP quy định về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước-
xem Phụ lục số 3.
50
Vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam là 5,000 tỷ Việt Nam đồng từ
nguồn vốn điều lệ hiện có của Quỹ Hỗ trợ phát triển. Việc điều chỉnh, bổ sung vốn
điều lệ tuỳ thuộc yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể, bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn của Ngân
hàng và do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Cơ quan quản lý của Ngân hàng Phát triển Việt Nam là Bộ Tài chính. Bộ Tài
chính chủ trì thẩm định kế hoạch tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà
nước hàng năm và dài hạn do Ngân hàng Phát triển Việt Nam lập và gửi Bộ Kế
hoạch và Đầu tư để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định trong kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội.
b.1. Nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước: vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển
Việt Nam, vốn của Ngân sách Nhà nước cấp cho các dự án theo kế hoạch hàng năm,
vốn ODA được Chính phủ giao;
Vốn huy động: phát hành trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi theo quy định
của pháp luật; vay của Tiết kiệm bưu điện, Quỹ Bảo hiểm xã hội và các tổ chức tài
chính, tín dụng trong và ngoài nước; nhận tiền gửi ủy thác của các tổ chức trong và
ngoài nước;
Vốn đóng góp tự nguyện không hoàn trả của các cá nhân, các tổ chức
kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các
hội, các tổ chức trong và ngoài nước;
Vốn nhận ủy thác cấp phát, cho vay của chính quyền địa phương, các tổ
chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức, các cá
nhân trong và ngoài nước.
b.2. Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện
tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo quy định của
Chính phủ;
Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển thông qua các hoạt động: cho
vay đầu tư phát triển; hỗ trợ sau đầu tư; bảo lãnh tín dụng đầu tư;
51
Thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu thông qua: cho vay xuất khẩu; bảo
lãnh tín dụng xuất khẩu; bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất
khẩu;
Nhận ủy thác quản lý nguồn vốn ODA được Chính phủ cho vay lại; nhận uỷ
thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và
ngoài nước thông qua hợp đồng nhận uỷ thác giữa Ngân hàng Phát triển Việt Nam
với các tổ chức uỷ thác;
Ủy thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện nghiệp vụ tín dụng của
Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống thanh
toán trong nước và quốc tế phục vụ các hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt
Nam theo quy định của pháp luật;
Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tín dụng đầu tư phát triển
và tín dụng xuất khẩu.
2.1.1.2. Đối với hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
Về chính sách và các văn bản pháp luật điều chỉnh: Một trong những văn
bản pháp luật được coi là cơ sở điều chỉnh các tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo
hiểm nói chung, xác định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia bảo
hiểm, được áp dụng rộng rãi nhất hiện nay là Luật Kinh doanh Bảo hiểm số
24/2000/QH10 đã được Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 09/12/2000
với mục tiêu chủ yếu là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham
gia bảo hiểm; đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm, góp phần thúc đẩy sự phát
triển bền vững của nền kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân và tăng cường
hiệu lực quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Luật Kinh
doanh Bảo hiểm năm 2000 có chỉ rõ các loại nghiệp vụ bảo hiểm được điều chỉnh
trong phạm vi của Luật, trong đó có bảo hiểm tín dụng và các rủi ro tài chính20. Tuy
nhiên, Luật Kinh doanh Bảo hiểm năm 2000 lại chưa có quy định cụ thể đối với loại
hình bảo hiểm này mà mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra những quy định chung, áp
20
Điều 7 - Chương 1 “Những quy định chung”- Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 được Quốc hội
khoá X, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 09/12/2000 (xem Phụ lục số 4)
52
dụng đối với nhiều loại hình nghiệp vụ bảo hiểm trong phạm vi điều chỉnh. Như
vậy, chưa xét đến hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, chỉ mới xét hoạt động
bảo hiểm tín dụng nói chung cũng có thể thấy hệ thống văn bản pháp lý còn khá
nhiều thiếu sót, không đồng bộ dẫn đến việc xây dựng khung pháp lý điều chỉnh
hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu còn gặp rất nhiều khó khăn.
Mặt khác, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu vẫn còn là hình thức mới xuất hiện ở
Việt Nam. Do vậy, chưa có một văn bản dưới luật nào như thông tư, nghị định,
quyết định... được ban hành nhằm điều chỉnh cụ thể và trực tiếp hoạt động bảo hiểm
tín dụng xuất khẩu và đưa ra những quy định rõ về phương thức hoạt động cũng
như nguyên tắc tính phí, kì hạn bảo hiểm, đối tượng tham gia…của loại hình này.
Như vậy trong tương lai, muốn phát triển hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại
Việt Nam, Chính phủ, các Bộ, ban ngành liên quan cần nhanh chóng hoàn thiện
khung pháp lý điều chỉnh đầy đủ và cụ thể về hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất
khẩu.
Về cơ quan thực hiện quản lý và nhà cung cấp sản phẩm: Cùng với việc ban
hành các chính sách và văn bản cụ thể điều chỉnh hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất
khẩu, cần có một cơ quan quản lý Nhà nước đứng ra chịu trách nhiệm thực hiện các
chính sách và văn bản liên quan, đồng thời quản lý và giám sát hoạt động của loại
hình này. Hiện nay tại Việt Nam vẫn chưa có một cơ quan nào đứng ra nhận trách
nhiệm quản lý và giám sát hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Mặt khác, ở
nước ta hiện nay cũng chưa có được một nhà cung cấp loại hình bảo hiểm tín dụng
chuyên nghiệp, đáp ứng đầy đủ nhu cầu cấp thiết của thị trường xuất khẩu nhiều
biến động. Do vậy, cần khẩn trương triển khai thành lập một tổ chức bảo hiểm chịu
trách nhiệm cung ứng các sản phẩm và dịch vụ cho các doanh nghiệp xuất khẩu
trong nước. Trong đề án Đẩy mạnh xuất khẩu 2009 - 2010, Bộ Công thương cũng
đã đề cập đến giải pháp thành lập Công ty bảo hiểm tín dụng xuất khẩu21, tuy nhiên
các giải pháp này đến nay vẫn chưa được thực hiện. Việc tìm ra cơ quan quản lý
Nhà nước cũng như đối tượng cung cấp loại hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đóng
21
ức-li/1574-bo-him-tin-dng-xut-khu-kho-xi-.html
53
vai trò hết sức quan trọng trong việc hoàn thiện và phát triển hoạt động bảo hiểm tín
dụng xuất khẩu trong thời gian tới.
2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng xuất khẩu và bảo hiểm tín dụng xuất
khẩu
2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng xuất khẩu
2.2.1.1. Tổng quan về hoạt động tín dụng xuất khẩu
Với vai trò là cơ quan thay mặt Chính phủ thực hiện chính sách tín dụng hỗ trợ
xuất khẩu, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) được phép thực hiện các nghiệp
vụ cho vay xuất khẩu, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu và thực hiện
hợp đồng xuất khẩu. Tuy nhiên, kể từ khi thành lập đến nay, Ngân hàng Phát triển
Việt Nam mới chỉ tập trung vào nghiệp vụ cho vay xuất khẩu, trong đó chủ yếu là
những khoản vay cho doanh nghiệp xuất khẩu trong nước.
Bảng 2: Doanh số cho vay tín dụng xuất khẩu qua 3 năm từ 2006 đến 2008
(Đơn vị : tỷ đồng)
Nă
m
Doanh số cho vay Số thu nợ Dƣ nợ
200
6
10,755 9,483 2,671
200
7
7,815 8,185 2,384
200
8
9,563 6,900 2,878
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ tín dụng xuất khẩu các năm
2006, 2007, 2008 của Bộ Tài Chính.
Về doanh số cho vay tín dụng xuất khẩu: Trong thời gian từ 2006 đến 2008,
doanh số cho vay tín dụng xuất khẩu có xu hướng giảm. Năm 2006, tổng lượng cho
vay đạt 10,755 tỷ đồng, bằng 103,5% so với cùng kỳ năm 2005 (Số thực hiện năm
2005 là 10,142 tỷ đồng). Doanh số cho vay đã giảm đáng kể xuống còn 7,815 tỷ
đồng vào năm 2007. Điều này có thể được giải thích do việc cơ cấu lại Quỹ Hỗ trợ
phát triển thành Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Doanh số cho vay xuất khẩu lại
54
tăng lên 9,563 tỷ vào năm 2008 và trong 6 tháng đầu năm 2009, con số này đã đạt
12,150,936 tỷ đồng, dư nợ bình quân là 7,951,293 tỷ đồng.
Về cơ cấu mặt hàng cho vay tín dụng xuất khẩu: Có thể thấy rằng qua 3 năm
từ 2006 đến 2008, cơ cấu mặt hàng cho vay tín dụng xuấ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp phát triển hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam.pdf