LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1. Ngân hàng thương mại và hoạt động của ngân hàng thương mại. 3
1.1.1. Bản chất của ngân hàng thương mại. 3
1.1.2. Chức năng của NHTM. 4
1.1.2.1. Chức năng thủ quỹ và trung gian thanh toán. 4
1.1.2.2. Chức năng trung gian tín dụng. 4
1.1.2.3. Chức năng tạo tiền. 5
1.1.3. Các nghiệp vụ cơ bản của Ngân hàng thương mại 6
1.1.3.1 Tiền gửi 6
1.1.3.2 Cho vay 7
1.1.3.3 Bảo lãnh 9
1.1.3.4 Nghiệp vụ thanh toán trong nước và quốc tế 9
1.2. Nghiệp vụ kinh doanh thẻ của ngân hàng thương mại. 11
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của thẻ thanh toán 11
1.2.2. Khái niệm và đặc điểm của thẻ thanh toán. 15
1.2.2.1. Khái niệm 15
1.2.2.2. Đặc điểm cơ bản của thẻ thanh toán 15
1.2.3. Phân loại thẻ. 16
1.2.3.1. Theo công nghệ sản xuất: 16
1.2.3.2. Theo chủ thể phát hành: 17
1.2.3.3. Theo tính chất thanh toán của thẻ: 17
1.2.3.4. Theo hạn mức tín dụng 19
1.2.3.5. Theo phạm vi sử dụng của thẻ 19
1.2.4. Các chủ thể tham gia vào nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ. 19
1.2.5. Những lợi ích của việc sử dụng thẻ thanh toán. 22
1.2.5.1. Đối với người sử dụng thẻ. 22
1.2.5.2. Đối với đơn vị chấp nhận thẻ 24
1.2.5.6. Đối với ngân hàng 25
1.2.5.7. Đối với phát triển kinh tế- xã hội 26
1.2.6. Nghiệp vụ kinh doanh thẻ tại NHTM hiện nay. 27
1.2.6.1. Cơ sở pháp lý của việc tổ chức và kinh doanh thẻ. 27
1.2.6.2. Trình tự các bước của nghiệp vụ kinh doanh thẻ. 27
1.2.7. Những rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ. 30
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thẻ của NHTM. 33
1.3.1.Các nhân tố nội bộ ngân hàng 33
1.3.1.1. Điều kiện khoa học công nghệ: 33
1.3.1.2. Khả năng về vốn 33
1.3.1.3. Nguồn nhân lực 33
1.3.2. Các nhân tố từ bên ngoài. 34
1.3.2.1. Các điều kiện về mặt xã hội 34
1.3.2.2. Các điều kiện về kinh tế 34
1.3.2.3. Điều kiện về pháp lý 35
1.3.2.4. Điều kiện về cạnh tranh 35
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ CỦA NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM 36
2.1. Khái quát sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Techcombank. 36
2.1.1. Khái quát về Techcombank 36
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Techcombank 38
2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tại Tech 39
2.2.1. Tổng quan về hoạt động kinh doanh thẻ tại Việt Nam trong thời gian qua. 39
2.2.2. Thực trạng tình hình kinh doanh thẻ tại Tech. 43
2.2.2.1. Sự phát triển của thẻ tại Techcombank. 43
2.2.2.2. Công nghệ trong thanh toán thẻ của Techcombank 44
2.2.2.3. Thực tế thanh toán thẻ tại Techcombank 45
2.3. Đánh giá hoạt động kinh doanh thẻ tại Techcombank 51
2.3.1. Những kết quả đã đạt được. 51
2.3.2. Những vấn đề còn tồn tại. 53
2.3.3. Nguyên nhân của các tồn tại. 55
2.3.3.1. Nguyên nhân từ thị trường và khách hàng 55
2.3.3.2. Nguyên nhân từ phía ngân hàng 56
2.3.3.3. Những vướng mắc về pháp luật 58
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM 59
3.1. Định hướng phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại Techcombank 59
3.1.1. Định hướng chung về phát triển hoạt động kinh doanh của Techcombank 59
3.1.1.1. Các mục tiêu chung toàn hệ thống 59
3.1.1.2. Các định hướng kinh doanh chủ đạo năm 2007: 60
3.1.2. Định hướng về phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của Techcombank 64
3.1.3. Tiềm năng của thị trường thẻ Việt Nam. 66
3.2. Giải pháp phát triển sản phẩm thẻ thanh toán tại Techcombank. 68
3.2.1. Nâng cao tiện ích của thẻ do Techcombank phát hành: 68
3.2.2. Điều chỉnh hạn mức tín dụng để thu hút khách hàng. 69
3.2.3. Nghiên cứu và phân tích thị trường 70
3.2.4. Có chính sách phí hợp lý để thu hút khách hàng. 70
3.2.5. Chính sách khuyếch trương sản phẩm và quan hệ khách hàng 70
3.2.5.1. Chính sách tiếp thị 70
3.2.5.2. Chính sách khách hàng: 71
3.2.6. Mở rộng mạng lưới dịch vụ và các ĐVCNT 72
3.2.7. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 73
3.3. Một số kiến nghị nhằm thực hiện giải pháp phát triển kinh doanh thẻ tại Techcombank 74
3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ 74
3.3.1.1. Đầu tư kỹ thuật và cơ sở hạ tầng 74
3.3.1.2. Công tác chống tội phạm thẻ 75
3.3.1.3. Tạo môi trường kinh tế xã hội ổn định. 75
3.3.1.4. Đầu tư cho hệ thống giáo dục. 76
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 76
3.3.2.1. Cải thiện các chính sách về phát hành thẻ 76
3.3.2.2. Thay đổi chính sách quản lý đối với Techcombank một cách phù hợp. 78
KẾT LUẬN 79
85 trang |
Chia sẻ: Huong.duong | Lượt xem: 1337 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ro.
Nhân viên CSCNT giả mạo hoá đơn thanh toán thẻ: Khi thực hiện giao dịch, nhân viên CSCNT cố tình in ra nhiều bộ hoá đơn thanh toán cho một giao dịch nhưng chỉ đưa cho chủ thẻ ký vào một bộ hoá đơn. Các hoá đơn còn lại bị giả mạo chữ ký của chủ thẻ để thu đòi tiền từ NHTTT. Trường hợp này dẫn đến rủi ro cho CSCNT hoặc NHPH.
Tạo băng từ giả: Các tổ chức tội phạm dùng các thiết bị chuyên dụng thu thập thông tin thẻ trên băng từ của thẻ thật tại CSCNT, sử dụng phần mềm riêng để mã hoá, in và tạo băng từ trên thẻ giả và thực hiện các giao dịch giả mạo. Loại thẻ này đang phát triển tại các nước tiên tiến và gây thiệt hại cho chủ thẻ, NHPH và NHTT.
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thẻ của NHTM.
1.3.1.Các nhân tố nội bộ ngân hàng
1.3.1.1. Điều kiện khoa học công nghệ:
Các ứng dụng của tin học đã tạo nên những tiện ích kỳ diệu của thẻ. Thanh toán thẻ gắn liền với các máy móc thiết bị hiện đại nên nếu hệ thống này có trục trặc thì sẽ gây ách tắc trong toàn hệ thống. Vì vậy, đã đưa ra dịch vụ thẻ, ngân hàng phải đảm bảo một công nghệ thanh toán hiện đại theo kịp yêu cầu của thế giới. Hơn nữa, chỉ khi có trình độ kỹ thuật cao thì việc vận hành, bảo dưỡng, duy trì hệ thống máy móc phục vụ phát hành, thanh toán thẻ mới có hiệu quả, từ đó thu hút thêm người sử dụng nó.
1.3.1.2. Khả năng về vốn
Hoạt động thẻ đòi hỏi một chi phí đầu tư cao cho việc lắp đặt những thiết bị và công nghệ hiện đại như máy ATM, máy thanh toán thẻ tại các điểm bán hàng (POS). Vì vậy, vốn đầu tư là điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất đối với ngân hàng trong bước đầu triển khai dịch vụ thẻ trên thị trường và đầu tư đổi mới công nghệ thẻ bắt kịp với những tiến bộ trên thế giới.
1.3.1.3. Nguồn nhân lực
Là một phương tiện thanh toán hiện đại, thẻ mang tính tiêu chuẩn hoá cao độ và có quy trình vận hành thống nhất. Thẻ đòi hỏi phải có một đội ngũ nhân lực có khả năng, trình độ và kinh nghiệm tiếp cận, đáp ứng đầy đủ, thông suốt và hiệu quả quy trình hoạt động, đảm bảo cho thẻ phát huy được những tiện ích vốn có của nó.
Tóm lại, thẻ chịu tác động của nhiều yếu tố và giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tác động một cách tổng hợp đến sự phát triển của phương tiện thanh toán hiện đại này. Đối với Việt Nam, phát triển thẻ còn yếu và thiếu rất nhiều điều kiện, đòi hỏi các ngân hàng phải nỗ lực rất nhiều để khắc phục những hạn chế và tự tìm ra hướng đi, giải pháp cho mình.
1.3.2. Các nhân tố từ bên ngoài.
1.3.2.1. Các điều kiện về mặt xã hội
Sự phát triển và mức độ phát triển thanh toán thẻ tại mỗi quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào trình độ phát triển của xã hội đó. Nó gồm có những nội dung chính sau:
Thói quen giao dịch của công chúng: Thói quen sử dụng phương tiện thanh toán nào của công chúng là một nhân tố đặc biệt quan trọng tác động đến sự phát triển thẻ thanh toán tại mỗi quốc gia bởi nó tạo ra môi trường cho thanh toán thẻ. Thẻ rất khó hoặc không thể phát triển trong một xã hội mà chi tiêu bằng tiền mặt đã trở thành một thói quen không thể thay đổi trong công chúng. Chỉ khi việc thanh toán được thực hiện chủ yếu qua hệ thống ngân hàng thì thẻ thanh toán mới thực sự phát huy được hiệu quả sử dụng của nó.
Trình độ dân trí nói chung: Thẻ là một phương tiện thanh toán hiện đại nên sự phát triển của nó phụ thuộc rất nhiều vào sự am hiểu của công chúng đối với nó. Trình độ dân trí ở đây được hiểu như khả năng tiếp nhận và sử dụng thẻ thanh toán của công chúng, cũng như nhận thức được những tiện ích của thẻ thanh toán như một phương tiện thanh toán hiện đại. Một trong những nguyên nhân chính khiến cho thẻ thanh toán xuất hiện tại Việt Nam đã hơn 10 năm nhưng chưa phát triển lắm là chỉ có một nhóm nhỏ công chúng biết đến phương thức thanh toán hiện đại này.
1.3.2.2. Các điều kiện về kinh tế
Tiền tệ ổn định: là tiền đề, là điều kiện cơ bản cho việc mở rộng sử dụng thẻ đối với bất kỳ quốc gia nào. Người dân sẽ rút tiền mặt và tiêu dùng ồ ạt khi đồng tiền bị mất giá nhanh chóng và rõ ràng không ai muốn sử dụng thẻ trong trường hợp này. Tiền tệ ổn định tạo điều kiện mở rộng sử dụng thẻ và ngược lại, mở rộng sử dụng thẻ tạo điều kiện ổn định tiền tệ.
Sự phát triển ổn định của nền kinh tế: Thanh toán thẻ không thể phát triển trong điều kiện thu nhập dân cư còn thấp, các khoản chi tiêu nhỏ lẻ nên sự phát triển ổn định của nền kinh tế, tiền đề của mức thu nhập cao và ổn định của người dân, là điều kiện cần thiết của hoạt động kinh doanh thẻ.
1.3.2.3. Điều kiện về pháp lý
Hoạt động thẻ của các ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào môi trường pháp lý mỗi quốc gia. Một hành lang pháp lý thống nhất cho hoạt động thẻ tạo cho các ngân hàng một sự chủ động khi tham gia thị trường thẻ, trong việc đề ra chiến lược kinh doanh. Một môi trường pháp lý đầy đủ hiệu lực, chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ mới có thể đảm bảo cho quyền lợi của tất cả các bên tham gia phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng trên thị trường thẻ, từ đó tạo nền tảng vững chắc cho phát triển thẻ trong tương lai.
1.3.2.4. Điều kiện về cạnh tranh
Mở rộng phát hành và thanh toán thẻ phụ thuộc rất nhiều vào cạnh tranh trên thị trường. Sự cạnh tranh lành mạnh buộc các ngân hàng phải có suy nghĩ nghiêm túc cho việc đầu tư phát triển loại hình thanh toán hiện đại, tạo cho ngân hàng sự chủ động, sáng tạo trong việc cung cấp những sản phẩm thẻ chất lượng tốt nhất đem lại lợi ích cao nhất cho khách hàng để thu lợi nhuận.
Chương 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ CỦA NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM
2.1. Khái quát sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Techcombank.
2.1.1. Khái quát về Techcombank
Được thành lập vào ngày 27 tháng 09 năm 1993, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng và trụ sở chính ban đầu được đặt tại số 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Trải qua 14 năm hoạt động, đến nay Techcombank đã khẳng định được thương hiệu là một trong những Ngân hàng Thương mại Cổ phần hàng đầu của Việt Nam, với số vốn điều lệ lên tới 1.500 tỷ VNĐ, hệ thống mạng lưới chi nhánh rộng khắp trong cả nước, cung cấp đầy đủ các dịch vụ ngân hàng hiện đại.
Lịch sử phát triển của Techcombank có thể tóm tắt qua các giai đoạn như sau:
1995
Tăng vốn điều lệ lên 51,495 tỷ đồng. Thành lập Chi nhánh Techcombank Hồ Chí Minh, khởi đầu cho quá trình phát triển nhanh chóng của Techcombank tại các đô thị lớn.
1996
- Thành lập Chi nhánh Techcombank Thăng Long cùng Phòng Giao dịch Nguyễn Chí Thanh tại Hà Nội và tăng vốn điều lệ tiếp tục lên 70 tỷ đồng.
1998
- Trụ sở chính được chuyển sang Toà nhà Techcombank, 15 Đào Duy Từ, Hà Nội.hành lập Chi nhánh Techcombank Đà Nẵng tại Đà Nẵng.
1999
- Techcombank tăng vốn điều lệ lên 80,020 tỷ đồng.
2001
- Tăng vốn điều lệ lên: 102,345 tỷ đồng. Ký kết hợp đồng với nhà cung cấp phần mềm hệ thống ngân hàng hàng đầu trên thế giới Temenos Holding NV, về việc triển khai hệ thống phần mềm Ngân hàng GLOBUS cho toàn hệ thống Techcombank nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
2002
- Thành lập các Chi nhánh Hải Phòng tại Hải Phòng và trở thành Ngân hàng cổ phần có mạng lưới giao dịch rộng nhất tại thủ đô Hà Nội. Mạng lưới bao gồm Hội sở chính và 8 Chi nhánh cùng 4 Phòng giao dịch tại các thành phố lớn trong cả nước. Chuẩn bị phát hành cổ phiếu mới để tăng vốn điều lệ Techcombank lên 202 tỷ.
2003
- Chính thức phát hành thẻ thanh toán F@stAccess-Connect 24 (hợp tác với Vietcombank) vào ngày 05/12/2003.
- Triển khai thành công hệ thống phần mềm Globus trên toàn hệ thống vào ngày 16/12/2003. Tiến hành xây dựng một biểu tượng mới cho ngân hàng.
- Vốn điều lệ tăng lên 180 tỉ tại 31/12/2004.
2004
- Ngày 09/06/2004: Khai trương biểu tượng mới của Ngân hàng.
- Ngày 13/12/2004 Ký hợp đồng mua phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ với Compass Plus.
2006
- Nhận giải thưởng về thanh toán quốc tế từ the Bank of NewYorks, Citibank.
- Tháng 8/2006: Moody’s, hãng xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới đã công bố xếp hạng tín nhiệm của Techcombank, ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam được xếp hạng bởi Moody’s.
- Tháng 9/2006: Hoàn thiện hệ thống siêu tài khoản với các sản phẩm mới Tài khoản Tiết kiệm đa năng, Tiết kiệm trả lãi định kỳ.
- Ngày 24/11/2006: Tăng vốn điều lệ lên 1.500 tỉ đồng.
- Ngày 15/12/2006: Ra mắt thẻ thanh toán quốc tế Techcombank Visa.
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Techcombank
Trong bối cảnh nền kinh tế có nhũng bước phát triển mạnh mẽ và tình hình cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng khác, Techcombank đã có những kết quả kinh doanh rất ấn tượng.
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu hoạt động cơ bản của Techcombank (Tỷ đồng)
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng doanh thu
149.0
311.6
386.2
496.6
905.5
1,346.0
Tổng tài sản
2,385.9
4,059.8
5,510.4
7,667.5
10,666.0
17,326.0
Vốn điều lệ
102.4
117.9
180.0
412.7
617.0
1,500.0
Lợi nhuận trước thuế, sau dự phòng rủi ro
9.9
10.1
42.2
107.0
286.0
356.0
Lợi nhuận sau thuế
6.8
6.9
29.3
77.2
206.0
257.0
ROE (%)
7.4
6.3
15.5
26.1
45.0
Nhìn vào Biểu trên, chúng ta có thể thấy qua các năm, techcombank không ngừng tăng trưởng mạnh mẽ. đến năm 2006, với mức Vốn điều lệ đạt 1.500 tỷ VNĐ, tổng tài sản đạt trên 13 nghìn tỷ đồng, Techcombank đã vươn lên đứng vào nhóm năm ngân hàng cổ phần có quy mô vốn và tổng tài sản lớn nhất. Ngân hàng cũng khẳng định vị trí hàng đầu của mình về tăng trưởng, lợi nhuận, công nghệ và phát triển mạng lưới.
Doanh thu hoạt động của Ngân hàng cũng không ngừng tăng cao. Doanh thu từ mức nhỏ bé là 149 tỷ đồng vào năm 2001, đã tăng trưởng liên tục trong 06 năm liên tiếp và lên tới 1.346 tỷ đồng vào năm 2006. Dư nợ tín dụng đến cuối năm 2006 cũng lên tới 5.380 tỷ đồng tăng 55% so với cuối năm 2006. Chất lượng tín dụng của Techcombank được duy trì và kiểm soát chặt chẽ, lượng dự phòng rủi ro tín dụng cũng được kiểm soát thường xuyên, đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng. Với sự trợ giúp của công nghệ, năng suất lao động trong thời gian qua cũng được cải thiện, quy trình cung ứng các sản phẩm mới được triển khai và hoàn thiện, các cân đối lớn của ngân hàng như huy động, cho vay, cơ cấu dư nợ được quản lý tốt hơn.
Đồ thị 2.1: Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của Techcombank
Trên đồ thị chúng ta có thể thấy lợi nhuận của Ngân hàng cũng tăng tương ứng với mức tăng trưởng doanh thu, trong năm 2006 lợi nhuận đạt 257 tỷ, ROE bình quân ở mức trên 40% là khá cao so với mức bình quân ngành.
2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tại Tech
2.2.1. Tổng quan về hoạt động kinh doanh thẻ tại Việt Nam trong thời gian qua.
Sau hơn 10 năm thực hiện đổi mới theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, nền kinh tế Việt nam đã và đang từng bước bắt nhịp được với sự phát triển sôi động và linh hoạt của nền kinh tế thế giới. Ngày nay, xu thế toàn cầu hoá đã trở thành một xu thế tất yếu không thể tránh khỏi đối với bất kỳ quốc gia nào. Đây đang thực sự là thời cơ nhưng cũng chính là thách thức lớn đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam để tiến kịp với trình độ của khu vực. Trước áp lực của cạnh tranh quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng khi Việt Nam đang cam kết lộ trình gia nhập AFTA, thực hiện Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ cũng như gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, thì đối thủ cạnh tranh trên thị trường tài chính không còn chỉ là các ngân hàng và tổ chức tài chính trong nước mà còn là các ngân hàng và các tổ chức tài chính lớn nước ngoài cơ bề dày hàng trăm năm kinh nghiệm, mạnh về tài chính, tiến tiến về công nghệ. Để thích ứng với tình hình mới, các NHTM cần phải cải cách mạnh mẽ về mọi mặt đặc biệt là về công nghệ cũng như số lượng và chất lượng của các dịch vụ ngân hàng cung ứng.
Hiện nay, ở Việt Nam, phần lớn các NHTM có qui mô trung bình và khá đều đang tập trung cho phát triển các dịch vụ bán buôn mà dường như bỏ ngỏ thị trường ngân hàng bán lẻ cũng như các dịch vụ mới, một mảng mang lại cho ngân hàng nguồn thu nhập bền vững và ổn định. Điều này đã phần nào làm cho dịch vụ ngân hàng bán lẻ rất nghèo nàn, sản phẩm thiếu thốn và kém thuận tiện cho người sử dụng. Đây thực sự là một bất cập lớn trong ngân hàng nước ta bởi lẽ theo quan điểm của nhiều nhà lãnh đạo ngân hàng thì mảng dịch vụ bán buôn là mảng cạnh tranh lớn và trong những năm sắp tới sẽ không thể chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn thu nhập của các NHTM. Do vậy, các NHTM nước ta cần phải kịp thời quan tâm chú trọng đến thị trường này không chỉ để tăng lợi nhuận cho bản thân ngân hàng mà còn phải giữ được thị trường này không để rơi vào các ngân hàng nước ngoài dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Nhận thức sâu sắc được tầm quan trọng của vấn đề này, trong những năm qua một số NHTM đã bước đầu cung cấp những sản phẩm dịch vụ mới trong đó có dịch vụ thẻ.
Như chúng ta đã biết, dịch vụ thẻ trên thế giới có lịch sử phát triển gần 50 năm và trở thành một phương tiện thanh toán tiên tiến phổ biến nhất ngày nay.
Với những tiện ích đáng kể của mình, thẻ đã bắt đầu được du nhập và Việt Nam từ năm 1990 bằng việc NHNN chấp thuận cho Ngân hàng Ngoại thương (NHNT) thực hiện làm đại lý thanh toán cho các ngân hàng và tổ chức tài chính nước ngoài.
Ba năm sau, năm 1993 Ngân hàng Ngoại thương được phép phát hành thẻ tín dụng quốc tế đầu tiên, đưa công nghệ thẻ thông minh và thị trường Việt Nam, và đến năm 1995 phát hành thí điểm thẻ ATM.
Tháng 4 năm 1995, cùng với Ngân hàng Ngoại thương, ba ngân hàng thương mại khác: Ngân hàng Á Châu (ACB), First VinaBank, Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thẻ quốc tế MasterCard. Tuy nhiên chỉ có Ngân hàng Ngoại thương, sau đó là ngân hàng ACB triển khai công việc phát hành thẻ tín dụng quốc tế và thực hiện thanh toán trực tiếp ( online) với tổ chức thẻ quốc tế MasterCard.
Đến tháng 8 năm 1996, Ngân hàng Ngoại thương, ACB, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Sài gòn Công thương cũng lần lượt trở thành thành viên chính thức của tổ chức thẻ tín dụng quốc tế VISA. Trong đó, Ngân hàng Ngoại thương và ACB thực hiện thanh toán trực tiếp với tổ chức thẻ tín dụng quốc tế VISA. Cũng từ năm 1996, thị trường thẻ Việt Nam sôi động hẳn lên khi có sự tham gia thanh toán và phát hành thẻ của một số chi nhánh ngân hàng nước ngoài như ANZ, HongKong Bank. Vào cuối năm 1997, loại thẻ tín dụng quốc tế thứ 2, thẻ Visa, được phát hành tại Việt Nam.
Ngày 10/10/1999 Quyết định số 371/1000/QĐ-NHNN1 của Thống đốc NHNN về qui chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng được ban hành. Đây có thể nói là một bước ngoặt cho việc phát triển dịch vụ thẻ vì nó là một văn bản pháp lý để các NHTM có cơ sở phát hành và thanh toán thẻ. Sau quyết định này số lượng các ngân hàng tham gia triển khai dịch vụ thẻ sẽ nhiều hơn, đó là một trong những yếu tố làm cho việc phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ được phổ biến rộng rãi ở Việt Nam.
Đến ngày 20/12/2000, ACB đã phát hành thẻ tín dụng nội địa đầu tiên ở nước ta với mô hình mới và sáng tạo, thẻ liên kết SAIGON TOURIST - ACB, SAIGON CO-OP-ACB, hiện có hơn 2000 đại lý thanh toán.
Ngày 2/4/2002, NHNT VN đã kí kết hợp đồng đại lý chấp nhận thanh toán thẻ với Diners Club International. Với việc kí kết này, Ngân hàng Ngoại thương VN đã trở thành ngân hàng duy nhất tại Việt Nam thực hiện thanh toán đối với tất cả 5 loại thẻ thông dụng nhất trên thế giới, đó là Visa, MasterCard, Amex, JCB và Diners Club .
Ngày 15/5/2002, NHNT đã đưa sản phẩm thẻ Connect 24 vào sử dụng dựa trên nền tảng của hệ thống dịch vụ ngân hàng trực tuyến VCB - Online.
Ngày 18/3/2003, NHNT đã chính thức trở thành ngân hàng độc quyền phát hành thẻ Amex khẳng định vai trò chủ đạo của NHNT trên thị trường thẻ Việt Nam.
Hiện nay, dẫn đầu thị trưởng thẻ nước ta vẫn là VCB với khoảng 50% thị phần thẻ đã phát hành và khoảng 60% tổng số máy ATM trong cả nước. Có thể nói, VCB là NHTM đi tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh hiện đại này. Đứng thứ hai sau VCB trên thị trường này là Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) với 28% thị phần. ACB đi đầu trong lĩnh vực phát hành thẻ tín dụng nội địa dưới hình thức liên kết thẻ liên kết với các đơn vị kinh doanh lớn trong lĩnh vực giải trí, du lịch.
Qua đây có thể thấy dịch vụ thẻ đã được du nhập vào nước ta từ khá sớm song cho tới nay thẻ vẫn còn là phương tiện thanh toán mới mẻ và xa lạ đối với đa số người dân Việt Nam. Rõ ràng đây sẽ là một thị trường đầy tiềm năng hứa hẹn lợi nhuận lớn trong tương lai. Đây cũng sẽ là một thách thức lớn đối với các NHTM VN: triển khai nhanh chóng nắm bắt thị trường hay để các ngân hàng nước ngoài nắm lấy. Câu trả lời sẽ có trong thời gian tới.
2.2.2. Thực trạng tình hình kinh doanh thẻ tại Tech.
2.2.2.1. Sự phát triển của thẻ tại Techcombank.
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam mới tham gia vào thị trường thẻ chưa được lâu, chính thức là sau khi ký kết Hợp đồng Ngân hàng Đại lý phát hành và thanh toán thẻ số 01/2003 VCB-TCB/HĐKT ngày 27-9-2003 với Ngân hàng Ngoại thương. Theo hợp đồng này Techcombank sẽ trở thành ngân hàng đại lý thanh toán thẻ Connect24 và các thẻ tín dụng Quốc tế và thẻ Debit quốc tế do Ngân hàng Ngoại thương và các ngân hàng khác trong liên minh thẻ phát hành.
Từ ngày 16 tháng 4 năm 2006, Techcombank đã chính thức trở thành các hội viên của Hiệp hội thẻ Ngân hàng Việt Nam (theo quyết định số 87/2006-CQTT ngày 14/4/2006 của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam). Việc trở thành hội viên của Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam giúp Techcombank đóng góp nhiều hơn nữa vào nỗ lực đẩy mạnh hoạt động phát triển thanh toán thẻ, học tập kinh nghiệm, nghiệp vụ cũng như sự hỗ trợ từ Hiệp hội các Ngân hàng bạn để đưa ra hoạt động thanh toán thẻ của Techcombank ngày càng phát triển.
Sau khi ký hợp đồng làm ngân hàng đại lý phát hành và thanh toán thẻ với Ngân hàng Ngoại thương, tính đến nay Techcombank đã phát hành được thẻ nội địa F@stAccess-Connect24 và đang dần hoàn thiện một số thủ tục cuối cùng để phát hành thẻ Quốc tế mang thương hiệu MasterCard. Mặc dù sản phẩm thẻ của Techcombank còn hạn chế nhưng các ĐVCNT của Techcombank đều đã chấp nhận thanh toán các thẻ khác như Connect24 của VCB, VisaCard, MasterCard, JCB Card, Amex và Diners Club và mạng lưới các ĐVCNT được triển khai khá rộng rãi, chính điều này đem lại thu nhập đáng kể cho Techcombank. Trong tương lai gần, hệ thống sản phẩm thẻ thanh toán của Techcombank sẽ được phát triển nhanh chóng cả về số lượng thẻ cũng như số các loại thẻ thanh toán. Đây là mục tiêu phấn đấu của Techcombank trong giai đoạn 5 năm 2006 – 2010, là chiến lược chỉ đạo của Hội đồng Quản trị và Ban giám đốc cho toàn hệ thống Techcombank.
2.2.2.2. Công nghệ trong thanh toán thẻ của Techcombank
Mặc dù mới tham gia vào thị trường thẻ nhưng Techcombank đã rất chú trọng vào công tác hiện đại hoá ngân hàng, đặc biệt trong hoạt động thanh toán thẻ. Vì đây là hoạt động đòi hỏi công nghệ cao, hiện đại để làm bật lên được tính ưu việt của thẻ thanh toán nhằm thu hút khách hàng. Chính vì lý do đó mà ngay từ năm 2003, Techcombank đã kết thúc thành công giai đoạn một dự án triển khai hệ thống phần mềm ngân hàng GLOBUS trên toàn bộ mạng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch của mình. Đây là một hệ thống quản trị ngân hàng tập trung trực tuyến hàng đầu trên thế giới do tập đoàn Temenos của Thuỵ Sỹ phát triển và lần đầu tiên được triển khai ở Việt Nam. Điểm nổi bật của GLOBUS là khả năng tích hợp các module chức năng đa dạng như tín dụng, tiền gửi, quản lý nguồn vốn, giao dịch ngoại hối và khả năng tương thích với các chuẩn ngân hàng trên thế giới như hệ thống thanh toán điện tử SWIFT, các kênh thanh toán Internet Banking, ATM
Sau khi triển khai thành công toàn mạng lưới Techcombank, GLUBUS đã bước đầu chứng tỏ tính ưu việc so với hệ thống cũ. Tính năng quản lý tập trung của GLOBUS cũng cho phép công tác quản trị rủi ro được chặt chẽ hơn, thông tin được cập nhật kịp thời hơn. Đồng thời GLOUBUS còn cung cấp những module chuyên dụng cho công tác này như MIS (Management Information System), PM (Position Management).
Đến ngày 13 tháng 12 năm 2006, Techcombank ký hợp đồng “Triển khai phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ” với Compass Plus (Liên Bang Nga). Theo nội dung hợp đồng hãng Compass Pluss sẽ thực hiện triển khai hệ thống phần mềm chuyển mạch (Switching) và hệ thống quản lý thẻ (CMS – Card Management System) cho Techcombank. Đây là kết quả của một quá trình đàm phám chọn đối tác trong suốt thời gian qua của Techcombank, thể hiện những nỗ lực của ngân hàng trong việc tham gia thị trường thẻ.
Hãng Compass Plus là nhà cung cấp phần mềm giải pháp nổi tiếng của Nga và Châu Âu. Hiện tại sản phẩm phần mềm nói chung và phần mềm quản lý thẻ nói riêng của Compass Plus đã có mặt tại nhiều nước trên thế giới. Hiện nay Compass Plus đang là đối tác của các TCTQT và các nhà sản xuất phần mềm hàng đầu thế giới như: Microsoft, Compaq, Visa Card International, Master Card International, NCR, Hypercom, Oracle Đối tác này bắt đầu tham gia vào việc cung cấp giải pháp thẻ từ năm 2006 và Techcombank là đơn vị đầu tiên thực hiện việc triển khai phần mềm này tại thị trường Việt Nam. Theo hợp đồng ký kết, Compass Plus sẽ cung cấp cho Techcombank một phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ đa chức năng (Full Function) đảm bảo cho việc xây dựng một hệ thống quản lý thẻ hoàn chỉnh. Đặc biệt phần mềm quản lý và chuyển mạch thẻ của Compass Plus đảm bảo một sự tương thích hoàn chỉnh với phần mềm quản lý ngân hàng (Core Banking) của hãng Temenos (Thuỵ Sỹ) hiện nay đang được Techcombank sử dụng. Ngoài ra phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ Compass Plus khi được triển khai xong sẽ đảm bảo việc kết nối với hệ thống quản lý thẻ của VCB và các ngân hàng khác trong liên minh thẻ.
2.2.2.3. Thực tế thanh toán thẻ tại Techcombank
a. Sự ra đời của thẻ F@stAccess tại Techcombank
Căn cứ vào công văn số 00621/NHNN-HNN7 ngày 11 tháng 11 năm 2003 và Công văn số 0565/NHNN-NHNN7 ngày 21 tháng 9 năm 2006 của Ngân hàng nhà nước Thành phố Hà Nội về việc chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam được phát hành thẻ nội địa và thẻ Quốc tế mang thương hiệu MasterCard. Bắt đầu từ ngày 15/12/2003, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam chính thức thực hiện phát hành thẻ F@stAccess – Connect24 trên toàn hệ thống.
F@stAccess là loại thẻ thanh toán với 3 tính năng đặc biệt đó là: cùng với chức năng thanh toán truyền thống, thẻ F@stAccess còn giúp bạn gửi tiết kiệm cùng với sản phẩm hỗ trợ F@stSaving (cho phép bạn đầu tư các khoản tiền nhàn rỗi sang tài khoản tiết kiệm với lãi suất hấp dẫn) và vay tiền ngân hàng qua F@stAdvance (cho phép bạn có thể sử dụng vượt số tiền có trong tài khoản của mình trong hạn mức ngân hàng cho phép).
Một số quy định về giao dịch F@stAccess được áp dụng cho các hạng thẻ
Bảng 2.2 Quy định về giao dịch đối với thẻ F@stAccess
Chỉ tiêu
Hạng chuẩn
Hạng Vàng
Hạng đặc biệt
Số tiền rút tối đa 1 lần
2.000.000
2.000.000
2.000.000
Số tiền rút tối thiểu 1 lần
50.000
50.000
50.000
Hạn mức tiền mặt tối đa 1 ngày
10.000.000
15.000.000
20.000.000
Hạn mức chuyển khoản/thanh toán 1 ngày
10.000.000
15.000.000
20.000.000
Số lần giao dịch 1 ngày
10 lần
15 lần
20 lần
(Hạn mức trên không cố định và có thể được thay đổi theo quy định của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam)
Mạng lưới các điểm chấp nhận thẻ của Techcombank không ngừng mở rộng trong cả nước, từ siêu thị, nhà hàng, khách sạn đến các trung tâm thương mại, sân bay và nhiều địa điểm khác. Số lượng máy ATM và POS đã lên đến gần 500 chiếc trên 32 tỉnh thành toàn quốc của Techcombank, VCB và 10 ngân hàng trong liên minh thẻ, cùng với thẻ F@stAccess khách hàng sẽ được cung cấp các tiện ích như:
Rút tiền từ tài khoản cá nhân
Gửi tiền và rút tiền tiết kiệm
Vay tạm ứng và trả nợ ngân hàng
Kiểm tra số dư trên tài khoản, in sao kê giao dịch
Chuyển khoản
Thanh toán các hoá đơn tiền điện, điện thoại, phí bảo hiểm
Ngoài ra khách hàng có thể dễ dàng theo dõi hoạt động giao dịch tài khoản thanh toán và thẻ F@stAccess mọi lúc, mọi nơi qua dịch vụ ngân hàng tại gia Techcombank Homebanking, với bốn phương thức truy cập khác nhau (qua trang chủ Techcombank, E-mail, Mobile và điện thoại cố định).
b. Kết quả hoạt động phát hành và thanh toán thẻ F@stAccess – Connect24 của Techcombank.
Qua quá trình một năm thực hiện phát hành thẻ, kết quả hoạt động phát hành thẻ và thanh toán thẻ của Techcombank đạt được như sau:
Hoạt động phát hành và sử dụng thẻ của Techcombank đã thu được các kết quả bước đầu rất thành công. Cụ thể như sau:
Bảng 2.3 Doanh số phát hành và thanh toán thẻ của Techcombank
Năm
2004
Q2/2005
Q4/2005
Q2/2006
Q4/2006
Số dư TK thẻ
67,504.0
88,948.0
102,512.0
214,009.0
354,500.0
Số thẻ phát hành
14,591.0
50,566.0
81,674.0
129,002.0
Doanh số TT thẻ
240,038.0
629,821.0
559,575.0
713,393.0
Lắp đặt POS
833.0
1,378.0
1,852.0
2,154.0
Nguồn: Báo cáo của Trung tâm thẻ Techcombank
* Về kết quả phát hành: Đã đạt kết quả tốt vượt mức chỉ tiêu đề ra. Theo yêu cầu của hợp đồng hợp tác với VCB trong năm đầu ti
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5580.doc