Đề tài Giái pháp phát triển hoạt động môi giới chứng khoán tại Công ty chứng khoán Vndirect

Lời mở đầu 1

Chương I: Những vấn đề cơ bản về hoạt động môi giới chứng khoán(MGCK) 3

1.1 Hoạt động môi giới chứng khoán 3

1.1.1. Tính tất yếu khách quan hình thành nghề môi giới chứng khoán 3

1.1.2. Khái niệm MGCK 6

1.1.3. Nội dung hoạt động môi giới chứng khoán. 6

1.1.3.1. Tiếp cận và thu hút khách hàng 6

1.1.3.2. Chăm sóc khách hàng. 7

1.1.3.3. Thực hiện lệnh giao dịch của khách hàng. 8

1.1.4 Rủi ro và quản lý rủi ro trong hoạt động MGCK 10

1.1.4.1 Những loại rủi ro trong hoạt động môi giới chứng khoán 10

1.1.4.2 Quản lý rủi ro 12

1.1.5. Các loại môi giới chứng khoán 13

1.1.5.1. Môi giới chứng khoán toàn phần, môi giới trọn gói ( Full – Service Broker). 13

1.1.5.2. Môi giới chứng khoán bán phần – môi giới chiết khấu (Discount Broker) 14

1.1.5.3. Môi giới độc lập hay “hai đô la” 14

1.1.6. Chức năng của hoạt động môi giới chứng khoán. 15

1.1.6.1. Cung cấp thông tin và tư vấn cho khách hàng: 15

1.1.6.2. Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính, giúp khách hàng thực hiện giao dịch theo yêu cầu và vì lợi ích của họ. 16

1.1.7. Vai trò của nghề môi giới chứng khoán 17

1.1.7.1. Giảm chi phí giao dịch. 17

1.1.7.2. Phát triển sản phẩm và dịch vụ trên thị trường. 17

1.1.7.3. Cải thiện môi trường kinh doanh. 18

1.1.8 Nguyên tắc hoạt động MGCK 21

1.2. Phát triển hoạt động MGCK 24

 1.2.1 Khái niệm phát triển hoạt động MGCK

1.2.2. Các chỉ tiêu đo lường sự phát triển của hoạt động MGCK. 24

1.2.2.1. Số lượng tài khoản giao dịch 25

1.2.2.2. Giá trị chứng khoán giao dịch 26

1.2.2.3. Doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động môi giới. 26

1.2.2.4. Thị phần trong hoạt động MGCK 27

 1.2.2.5 Sự phát triển các sản phẩm dịch vụ

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động MGCK. 27

1.2.3.1. Nhân tố khách quan 27

1.2.3.2. Nhân tố chủ quan 29

 

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MGCK TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VNDIRECT 32

2.1 Giới thiệu chung về VNDS 32

2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển 32

2.1.2Cơ cấu tổ chức 34

2.1.3 Các sản phẩm, dịch vụ 35

2.2. Thùc tr¹ng ho¹t ®éng m«i giíi chøng kho¸n t¹i VNDS 35

2.2.1. Sè l­îng tµi kho¶n 36

2.2.2. Gi¸ trÞ chøng kho¸n giao dÞch. 38

2.2.3. Doanh thu m«i giíi. 39

2.2.4. Sù ph¸t triÓn c¸c s¶n phÈm dÞch vô. 41

2.3. Đánh giá hoạt động môi giới chứng khoán của công ty chứng khoán Vndirect 42

2.3.1. Kết quả: 42

2.3.1.1. Kết quả đạt được: 42

2.3.1.2. Nguyên nhân 43

2.3.2. Hạn chế 45

2.3.2.1. Hạn chế: 45

2.3.2.2. Nguyên nhân:

 

doc79 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2045 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giái pháp phát triển hoạt động môi giới chứng khoán tại Công ty chứng khoán Vndirect, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, nguồn tiền ra khỏi thị trường nhiều, doanh thu và lợi nhuận của các công ty chứng khoán đều giảm nhưng thị phần của công ty đó trên thị trường lại tăng thì chứng tỏ, công ty vẫn rất thu hút được sự quan tâm và tin tưởng của các NĐT, thị phần lớn cũng đồng nghĩa với vị thế cao hơn thể hiện uy tín của công ty trên thị trường. Do đó, thị phần môi giới cũng là một trong các yếu tố không thể thiếu khi đánh giá mức độ phát triển hoạt động môi giới của một công ty chứng khoán. 1.2.2.5 Sự phát triển các sản phẩm dịch vụ Đánh giá sự phát triển của hoạt động MGCK không chỉ qua các chỉ tiêu trên mà nó còn được phản ánh qua việc hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ nhằm mang đến cho khách hàng những tiện ích tốt nhất, hiệu quả nhất. Thông qua quá trình tiếp xúc, chăm sóc khách hàng và phân tích nhu cầu thị trường, nắm bắt được các yêu cầu của khách hàng, công ty chứng khoán sẽ tạo ra nhiều và ngày càng nhiều hơn nữa các sản phẩm, tiện ích sao cho phù hợp với từng nhóm khách hàng khác nhau. Khách hàng sẽ có được nhiều sự lựa chọn khác nhau để phù hợp nhất với mình. Hiểu để đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của khách hàng sẽ giúp cho mối quan hệ của khách hàng với công ty ngày càng trở nên mật thiết hơn. Qua đó, giữ chân được khách hàng gắn bó lâu dài, lại thu hút được thêm nhiều khách hàng mới, từng bước nâng cao uy tín và vị thế của công ty trên thương trường. 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động MGCK. 1.2.3.1. Nhân tố khách quan Đó là những nhân tố ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động môi giới, khó có thể kiểm soát được. Nó tác động chung đến tất cả các công ty chứng khoán dù nhiều hay ít. * Sự phát triển chung của thị trường chứng khoán. Hoạt động MGCK chịu ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển của thị trường chứng khoán. Hay nói rõ hơn sự phát triển của TTCK và hoạt động MGCK tỉ lệ thuận với nhau. Hoạt động MGCK khó có thể phát triển khi mà thị trường kém hấp dẫn của NĐT. Và ngược lại, hoạt động MGCK không thể không tăng trưởng nhanh trong thời kỳ thị trường tạo ra nhiều lợi nhuận. Khi thị trường phát triển, đây sẽ là một kênh đầu tư hấp dẫn, lãi nhiều khiến cho các NĐT không ngừng tham gia, kéo theo nâng cao nhu cầu MGCK. Thêm vào đó, các hàng hoá trên thị trường ngày càng phong phú, đa dạng. Việc lựa chọn đầu tư vào loại chứng khoán nào không phải là điều dễ dàng. Bên cạnh sự đa dạng của hàng hoá thì cũng có sự xuất hiện của nhiều loại rủi ro mới mà không phải ai cũng lường trước được. Do vậy, vai trò của nhà MGCK càng được khẳng định hơn. Mặt khác, trước sự cạnh tranh của các công ty chứng khoán bắt buộc mỗi công ty phải không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, nghiên cứu đưa ra các sản phẩm tiện ích mới phù hợp với nhu cầu đầu tư, từ đó nâng cao uy tín của công ty cũng như tác động tích cực đến chất lượng hoạt động MGCK. * Thu nhập và thói quen đầu tư Nhân tố này ảnh hưởng khá nhiều đến sự phát triển hoạt động MGCK. Đơn giản thế này, những quốc gia phát triển, dân cư thu nhập cao, các kênh đầu tư đa dạng, khi có thu nhập, người dân thường không có thói quen dùng tiền để cất trữ tại nhà mà sẽ dùng để đầu tư sinh lời. TTCK là một kênh đầu tư sinh lời cao, thu hút được rất nhiều người tham gia. Do vậy, công việc của nhà môi giới cũng sẽ tất bật hơn. Với số lượng khách hàng nhiều, doanh số giao dịch lớn thì hoạt động môi giới chứng khoán ngày càng phát triển. Ngược lại là đối với các nước kém phát triển, thu nhập phần lớn được sử dụng cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày. Vì vậy lượng tiền nhàn rỗi rất ít. Họ thường có thói quen giữ tiền bên mình hoặc gửi tiền vào ngân hàng thay vì đầu tư mạo hiểm. Tại những nước này thị trường chứng khoán mới đi vào hoạt động, các kỹ năng tiếp cận khách hàng của nhân viên môi giới còn kém do đó chưa thể thay đổi tâm lý cố hữu trong dân thường lo sợ mất tiền hơn là kiếm được tiền. Sự hiểu biết của dân cư đối với TTCK còn hạn chế, người đầu tư chưa có chiến lược cụ thể khi tham gia thị trường mà chủ yếu hành động theo phong trào. Bởi vậy, hoạt động môi giới tại những quốc gia này chắc chắn là không có điều kiện phát triển như ở những nước mà dân chúng có mức thu nhập cao. * Luật pháp và môi trường đầu tư: Một quốc gia có tình hình kinh tế chính trị xã hội ổn định, vững mạnh sẽ tạo được lòng tin đối với nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các nhà đầu tư sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi tham gia vào thị trường, các công ty cũng sẵn sàng mở rộng quy mô hoạt động. Chính điều đó buộc các CTCK phải hoạt động có hiệu quả nhằm đáp ứng những đòi hỏi của thị trường, trong đó hoạt động MGCK cần được ưu tiên hàng đầu vì môi giới là người đầu tiên trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Ngược lại, ở những quốc gia có tình hình kinh tế chính trị xã hội không ổn định với sự hoạt động kém hiệu quả của thị trường tài chính sẽ làm các nhà đầu tư e dè khi tham gia vào thị trường. Từ đó tác động tiêu cực đến hoạt động của các CTCK nói chung và hoạt động MGCK nói riêng. Ngoài ra, khi tham gia vào thị trường, các nhà đầu tư quan tâm rất nhiều đến chính sách quản lý của nhà nước. Tuỳ vào đặc điểm, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước mà mỗi quốc gia có chính sách quản lý riêng về CK và TTCK. Một chính sách quản lý đúng đắn, phù hợp sẽ có tác dụng to lớn tới việc thúc đẩy hoạt động MGCK của các CTCK. Trái lại, một chính sách cứng nhắc, thiếu hợp lý sẽ gây nhiều hạn chế cho hoạt động MGCK, từ đó ảnh hưởng không tốt đến các CTCK. Hệ thống pháp luật của mỗi nước cũng tác động rất lớn đến sự tham gia của nhiều chủ thể nói chung và nhà đầu tư nói riêng. Một hệ thống luật pháp đầy đủ, đồng bộ, có hiệu lực và luôn đảm bảo sự công bằng, bảo vệ quyền lợi người đầu tư sẽ là nhân tố thúc đẩy khuôn khổ các quy định của luật pháp. Vì vậy, hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước sẽ có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh chứng khoán nói chung và hoạt động môi giới chứng khoán nói riêng. 1.2.3.2. Nhân tố chủ quan Đó là những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động môi giới của CTCK. Những nhân tố này xuất phát từ chính bản thân công ty, vì thế có thể cải thiện và nâng cao được. * Chất lượng nhân viên môi giới chứng khoán Chất lượng nhân sự là yếu tố quyết định hàng đầu của mọi công ty nói chung và công ty chứng khoán nói riêng. Một công ty không thể hoạt động hiệu quả khi nó mang trong mình một đội ngũ nhân viên yếu kém, thiếu năng lực. Đối với công ty chứng khoán cũng vậy, hoạt động môi giới khó có thể phát triển tốt nếu như đội ngũ nhân viên môi giới kém năng động. Thành công của nhân viên môi giới cũng là thành công của công ty chứng khoán. Với một đội ngũ nhân viên môi giới giỏi, với sự tinh thông nghiệp vụ cá nhân có thể đem lại những khoản lợi nhuận đáng kể cho công ty. Còn ngược lại, sự mất uy tín của một nhân viên môi giới nào đó sẽ là thiệt hại lớn cho chính công ty đó. Nhà môi giới được coi như bộ mặt của công ty chứng khoán. Trong một thị trường đầy tính cạnh tranh, uy tín là điều quan trọng nhất. Nhà đầu tư có thể dễ dàng tìm đến MGCK nhưng cũng không khó để loại họ ra. Thị trường sẽ tự đào thải những nhân viên MG yếu kém về năng lực và tư cách đạo đức. Vì vậy, các CTCK muốn giành thắng lợi trong cạnh tranh thì trước tiên phải xây dựng được một đội ngũ nhân viên MG mạnh về nghiệp vụ, giỏi về chuyên môn và nhất thiết phải có đạo đức nghề nghiệp để chiếm được lòng tin của khách hàng, nâng cao uy tín cho công ty và từng bước phát triển hoạt động môi giới. * Chiến lược kinh doanh của công ty Mỗi chính sách chiến lược khác nhau sẽ tạo ra được những hiệu quả khác nhau. Nhận thức của ban lãnh đạo công ty về tầm quan trọng của hoạt động môi giới đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của một CTCK. Một CTCK mà hoạt động môi giới không mạnh thì công ty đó sẽ khó tạo được chỗ đứng, danh tiếng và uy tín trên thị trường cho dù công ty kinh doanh có lãi từ nhiều mảng khác. Chính vì vậy, cần xác định hoạt động môi giới là hoạt động trọng tâm, cần được đầu tư thích đáng. Từ đó, ban lãnh đạo công ty sẽ đề ra những chiến lược định hướng phát triển, để tạo ra được các chính sách phù hợp với yêu cầu của NĐT, xây dựng các chính sách khách hàng, chính sách đào tạo, tuyển dụng cán bộ, chính sách đãi ngộ, lương thưởng cho nhân viên hay tăng cường hoạt động kiểm soát * Biểu phí dịch vụ môi giới Một mức phí môi giới rẻ sẽ tạo được sức hút lớn đối với nhà đầu tư tham gia mở tài khoản và tiến hành giao dịch. Từ đó mở rộng được mạng lưới khách hàng, nâng cao doanh số, thị phần, góp một phần lớn vào sự phát triển của hoạt động môi giới. Nhưng bên cạnh biểu phí hợp lý thì công ty chứng khoán cũng cần chú trọng đến việc nâng cao chất lượng các sản phẩm tiện ích sao cho phù hợp với từng loại nhà đầu tư. *Uy tín và quy mô hoạt động của công ty chứng khoán Uy tín là một điều không thể thiếu được trong kinh doanh. Và trên thị trường chứng khoán mang đầy rẫy những rủi ro thì nó lại càng quan trọng hơn. Một công ty chứng khoán khi đã mất uy tín, không có độ tin cậy thì sẽ không thể tồn tại được. Khi mới tham gia đầu tư hay đã đầu tư, khách hàng đều muốn tìm đến những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất, có uy tín nhất để thay mặt họ thực hiện các quyết định đầu tư. Qui mô hoạt động của công ty chứng khoán cũng là một yếu tố góp phần lớn trong việc thu hút nhà đầu tư đến với họ. Một công ty có vốn lớn, được đầu tư trang thiết bị hiện đại, tiện dụng mặt bằng ở một vị trí đẹp dễ quan sát, website quảng bá được đầu tư nhiều sẽ giúp cho hình ảnh của công ty dễ dàng đến với nhà đầu tư hơn. Một công ty chứng khoán có uy tín và qui mô hoạt động rộng lớn sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến với mình, do đó số lượng tài khoản sẽ không ngừng tăng lên, ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển hoạt động MGCK. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MGCK TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VNDIRECT 2.1 Giới thiệu chung về VNDS 2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển VNDirect là công ty thành viên của tập đoàn đầu tư IPA, một tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tài chính và đầu tư bất động sản.Công ty Cổ phần chứng khoán Vndirect hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 0103014521 ngày 7 tháng 11 năm 2006 do Sở Kế Hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp.Công ty tiến hành các hoạt động kinh doanh chứng khoán theo Giấy phép hoạt động kinh doanh số 101/UBCK-GP ngày 31 tháng 12 năm 2007 do Uỷ ban chứng khoán nhà nước cấp.Trong quá trình hoạt động, công ty đã 3 lần thay đổi Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh và được uỷ ban Uỷ ban chứng khoán nhà nước cấp bổ sung Giấy phép kinh doanh chứng khoán số 101/UBCK-GPĐCCTCK ngày 31 tháng 12 năm 2007.Công ty thực hiện các hoạt động với đầy đủ nghiệp vụ kinh doanh, bao gồm hoạt động môi giới, lưu ký chứng khoán, tư vấn tài chính doanh nghiệp, tự doanh và bảo lãnh phát hành chứng khoán. Công ty được thành lập và điều hành bởi một nhóm các chuyên gia tài chính và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp giàu kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Với số vốn điều lệ 300 tỷ đồng, hệ thống hạ tầng công nghệ hiện đại, mạng lưới chi nhánh và đại lý nhận lệnh trên toàn quốc, cùng với đội ngũ cán bộ điều hành và hơn 150 chuyên viên có nền tảng kiến thức tài chính chuyên sâu, bề dày kinh nghiệm về môi trường kinh doanh và mạng lưới quan hệ hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước, VNDirect đã khẳng định được vị thế là một trong những công ty chứng khoán trẻ có dịch vụ uy tín nhất trên thị trường. Vốn điều lệ theo Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh lần đầu là 50 tỉ đồng.Trong năm 2007,công ty tăng vốn điều lệ từ 50 tỷ VND lên 300 tỷ VND theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông sô 142/2007/VNDS ngày 11 tháng 5 năm 2007 và Giấy phép hoạt động kinh doanh sửa đổi số 87/UBCK-GP ngày 19 tháng 11 năm 2007 do uỷ ban chứng khoán nhà nước cấp.Theo đó,công ty chứng khoán VNdirect trở thành Công ty con của Công ty cổ phần đầu tư IPA Công ty được thành lập vào cuối năm 2006 với tên gọi chính thức là VNDIRECT SECURITIES CORPORATION (tên viết tắt là VNDS.,CORP). Theo quyết định số 22/UBCK-GPHĐ thì công ty chính thức đổi tên là VNDIRECT SECURITIES COMPANY (tên viết tắt là VNDS., CO). Khi mới thành lập VNDirect có trụ sở chính tại 100- phố Lò Đúc- Hà Nội.Vào tháng 10/2008 thì VNDirect chính thức chuyển trụ sở giao dịch về số 1- Nguyễn Thượng Hiền- Hà Nội. Tên gọi đầy đủ : Công ty cổ phần chứng khoán Vndirect Tên viết tắt : VNDS Trụ sở chính : Số 1 Nguyễn Thượng Hiền – Hai Bà Trưng – HN   Văn phòng Hồ Chí Minh: 51 Bến Chương Dương, Quận 1, TP HCM, Việt Nam   ĐẠI LÝ: DANH SÁCH ĐẠI LÝ NHẬN LỆNH CỦA VNDIRECT : Đại lý nhận lệnh VNDirect - PVFC chi nhánh Hải Phòng: Địa chỉ: Số 5 Hồ Xuân Hương, Quận Hồng Bàng, Hải Phòng :. Đại lý nhận lệnh VNDirect - PVFC chi nhánh Nam Định : Địa chỉ: Số 26 Lê Hồng Phong, Phường Vị Hoàng, Nam Định :. Đại lý nhận lệnh VNDirect - PVFC chi nhánh Đà Nẵng: Địa chỉ: Số 234 Nguyễn Văn Linh, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng :. Đại lý nhận lệnh VNDirect - PVFC chi nhánh Cần Thơ: Địa chỉ: Số 131A Trần Hưng Đạo, Phường An Phú, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ :. Đại lý nhận lệnh VNDirect - PVFC chi nhánh Vũng Tàu: Địa chỉ: Số 8 Hoàng Diệu, TP Vũng Tàu :. Đại lý nhận lệnh VNDirect - ASC chi nhánh Nha Trang : Địa chỉ: Số 25 Lê Lợi, Phường Xương Huân, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa :. Đại lý nhận lệnh VNDirect - Việt Á- TP HCM: Địa chỉ: Số 31 Lý Thường Kiệt, Phường 7, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh :. Đại lý nhận lệnh VNDirect - Tâm Hoàng Trang - Vĩnh Phúc: Địa chỉ: Số 20 Đường Kim Ngọc, phường Ngô Quyền, TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. 2.1.2Cơ cấu tổ chức 2.1.3 Các sản phẩm, dịch vụ _Tài khoản môi giới _ môi giới giao dịch chứng khoán _ Môi giới thoả thuận _ Đấu giá IPO _ Hỗ trợ vốn đầu tư _Phân tích và tư vấn đầu tư _ Tư vấn tài chính doanh nghiệp _ Tư vấn bảo lãnh phát hành _ Niêm yết _ Tái cấu trúc _ Tư vấn thâu tóm và sáp nhập doanh nghiệp _ Tư vấn cổ phần hoá 2.2. Thực trạng hoạt động môi giới chứng khoán tại VNDS So với lịch sử hàng trăm năm của các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới như Mỹ, Anh, Đức, Nhật thì chỉ với hơn 9 năm hình thành và phát triển, dường như thị trường chứng khoán Việt Nam còn quá non nớt. Mặc dù đã tạo được một sự hấp dẫn đáng kể đối với công chúng đầu tư so với những ngày đầu thành lập nhưng số tài khoản giao dịch chứng khoán còn khá khiêm tốn. Với lượng dân cư như Việt Nam, quả thật đây là một thị trường rất tiềm năng. Chính vì vậy, hầu như công ty chứng khoán nào cũng đặt hoạt động môi giới làm hoạt động trọng tâm ngay từ đầu. Không chỉ nhằm tạo niềm tin, gây dựng được hình ảnh tốt đẹp trong con mắt nhà đầu tư mà hoạt động này còn gián tiếp mang lại doanh thu lớn cho công ty chứng khoán. Hơn nữa, trong tương lai không xa, khi TTCKVN đã bước qua thời kỳ sơ khai và đi vào giai đoạn phát triển, sản phẩm dịch vụ dồi dào về số lượng, đa dạng và phong phú về chủng loại, tinh tế và nhạy cảm trong vận hành chức năng thì nhu cầu của nhà đầu tư cần được cung cấp và tư vấn về mặt thông tin là rất lớn. Vì vậy, việc đầu tư mạnh để phát triển nghiệp vụ MGCK tại VNDS nói riêng và mọi công ty chứng khoán nói chung luôn là vấn đề cấp thiết. Được đầu tư mạnh ngay từ đầu, hoạt động MGCK của công ty chứng khoán Vndirect đã có những bước phát triển vượt bậc. Sự phát triển hoạt động MGCK có thể được đánh giá qua nhiều tiêu thức khác nhau, tuy nhiên ta có thể nhìn nhận qua các chỉ tiêu cơ bản sau: 2.2.1. Số lượng tài khoản Số lượng tài khoản là một chỉ tiêu định lượng quan trọng phản ánh năng lực thu hút khách hàng đến với công ty. Qua từng số liệu dưới đây, chúng ta sẽ xem xem mức độ tăng trưởng lượng tài khoản tại VNDS như thế nào: Bảng 2.1. Số lượng tài khoản giao dịch tại VNDS Đơn vị: Tài khoản Năm Khách hàng Năm 2006 (2 tháng cuối) 2007 2008 2009 (2 tháng đầu năm) Trong nước Cá nhân 2098 10501 13757 14084 Tổ chức 2 26 37 38 Nước ngoài Cá nhân 13 194 363 364 Tổ chức 0 1 2 2 S số lượng TK 2113 10722 14159 14488 ( Nguồn: Báo cáo tổng kết của VNDS) Biểu đồ 1: Số lượng tài khoản giao dịch tại VNDS (2 tháng đầu năm) (2 tháng cuối) Nhìn vào bảng số liệu, ta có thể thấy tuy rằng mới thành lập nhưng thực sự Vndirect đã thu hút được một khối lượng khách hàng khá lớn. Kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập 07/11/2006, chỉ trong 2 tháng cuối năm, công ty đã thu hút được 2113 khách hàng, một con số đáng nể. Tiếp tục đến cuối năm 2007, lượng tài khoản đã lên tới 10.722 (trong đó khách hàng nước ngoài là 195, chiếm 1,81%). Đạt được những kết quả đó một phần cũng do những yếu tố khách quan. Công ty chứng khoán Vndirect ra đời đúng vào thời điểm thị trường đang nóng sốt, lên điểm mạnh mẽ. Thị trường mang lại lợi nhuận lớn cho hầu hết các nhà đầu tư. Chính vì vậy, không chỉ ở VNDS mà ở tất cả các công ty chứng khoán, lượng tài khoản đều tăng đột biến. Thế nhưng cũng không thể phủ nhận những nỗ lực mà Vndirect đã tạo ra được. VNDS đã không ngừng cải tiến chất lượng dịch vụ để giữ chân khách hàng truyền thống và thu hút thêm các khách hàng mới đến mở tài khoản giao dịch như nhận lưu ký cả chứng khoán chưa niêm yết, tổ chức các buổi thuyết trình tư vấn miễn phí về thị trường chứng khoán cũng như các cổ phiếu tiềm năng, áp dụng nhận lệnh từ xa qua điện thoại và Fax. VNDS cho phép khách hàng không cần phải ký quỹ tiền mặt khi mở tài khoản giao dịch và không yêu cầu duy trì số dư tối thiểu trên tài khoản. Chính những yếu tố đó là động lực mạnh mẽ mang khách hàng đến với Vndirect. Thế nhưng đến năm 2008 và sang cả năm 2009, số lượng tài khoản tăng lên rất chậm. Tính ra cả năm 2008, số lượng tài khoản tăng thêm là 3437 (tăng 32%), quá ít so với những năm trước. Còn trong 2 tháng đầu năm 2009, chỉ có thêm 329 tài khoản mở mới. Nhưng đó cũng không phải là điều quá khó hiểu bởi vì đó cũng là tình trạng chung của thị trường. Từ khoảng giữa năm 2007, thị trường nhận ra rằng đang mang trong mình “bong bóng tài chính”. Kể từ đó đến nay thị trường lao dốc thẳng tuột, làm cho tất cả các thành phần tham gia đều phải ngỡ ngàng. Thị trường ảm đạm, việc giữ chân nhà đầu tư ở lại đã khó nói chi đến việc mời thêm khách hàng đến mở tài khoản. Vì vậy, với lượng tăng tài khoản khá khiêm tốn vào năm 2008 và đầu năm 2009 cũng không có gì đáng trách. Bên cạnh số khách hàng cá nhân trong nước, VNDS cũng khá thành công khi nhận được sự tin tưởng của một lượng khá lớn khách hàng là các cá nhân nước ngoài và các tổ chức lớn trong và ngoài nước. Cụ thể, hiện tại trong tổng số 14488 tài khoản, VNDS có tài khoản của 38 tổ chức trong nước, 364 tài khoản cá nhân nước ngoài và 2 tài khoản của tổ chức nước ngoài. Để tạo ra được thành công này là bởi công ty có một đội ngũ lãnh đạo giỏi, uy tín và có quan hệ rộng với các tổ chức tài chính trong cũng như ngoài nước. Nhưng hơn hết, chất lượng mới là cái thu hút và làm cho số khách hàng đó gắn kết lâu dài với Vndirect. 2.2.2. Giá trị chứng khoán giao dịch. Giá trị chứng khoán giao dịch mới là chỉ tiêu thực tế nhất mà các công ty chứng khoán cần quan tâm. Có thể số lượng tài khoản mở thì nhiều nhưng lại không hề có giao dịch hoặc giao dịch với tần số thấp thì cũng chẳng đóng góp được bao nhiêu vào doanh thu môi giới. Vì vậy, chỉ tiêu này tác động tích cực đến doanh thu phí môi giới của công ty cũng như vị thế của công ty trên thị trường chứng khoán. Bảng 2.2: Giá trị chứng khoán giao dịch tại VNDS (Đơn vị: Tỷ đồng) Năm 2006 (2 tháng cuối) 2007 2008 2009 (2 tháng đầu) Giá trị CK giao dịch tại VNDS 1320 15.500 9.870 1.364 Toàn thị trường 488.000 542.000 338.000 144.000 Thị phần (%) 1,5 2,86 2,92 3,1 (Nguồn: Báo cáo tổng kết của ủy ban Chứng khoán Nhà nước) biểu đồ 2.2 : thị phần giá trị chứng khoán giao dịch (Nguồn: Báo cáo tổng kết của VNDS) Nhìn trên bảng số liệu, dễ dàng thấy thị phần của Vndirect ngày càng tăng. Năm 2007, tuy mới đi vào hoạt động nhưng cùng với số lượng tài khoản giao dịch mở tại VNDS tăng và sự sôi động của thị trường trong những tháng đầu năm, giá trị chứng khoán đạt cao, hơn 15.500 tỷ đồng; chiếm đến 2,86% thị phần giao dịch toàn thị trường. Tuy so với tổng, những con số này là nhỏ bé nhưng với sự cạnh tranh của hơn 100 công ty chứng khoán trên thị trường thì thị phần này cũng có thể coi là tạm được. Nguyên nhân của giá trị chứng khoán giao dịch đạt cao một phần cũng là nhờ sự gia tăng đáng kể của giá trị chứng khoán giao dịch tự doanh. Nhờ mảng này công ty đã thu thêm được gần 260 tỷ đồng doanh thu trong năm( chiếm hơn 82,3% tổng doanh thu 2007). Do đó mức tăng về giá trị này không phản ánh hoàn toàn kết quả mà hoạt động môi giới đóng góp cho sự phát triển của công ty. Đến năm 2008 và đầu năm 2009, giá trị chứng khoán giao dịch tại Vndirect giảm dần theo tổng giá trị chứng khoán toàn thị trường. Tuy nhiên thị phần của Vndirect vẫn tăng trưởng và ổn định. Năm 2008, nhà đầu tư bỏ thị trường nhiều, phần ở lại cũng chẳng giao dịch mấy, lượng bán át lượng mua nên giá trị giao dịch cũng giảm mạnh. Dù có nỗ lực níu kéo khách hàng ở lại thì những nỗ lực đó cũng chỉ là vô vọng. Cái quan trọng nhất đó là lợi nhuận mà thị trường mang lại cho nhà đầu tư. Đạt được thị phần khá tốt trên thị trường chắc chắn không thể không nói đến thành công của hoạt động môi giới chứng khoán. VNDS được hầu hết nhà đầu tư đánh giá là công ty chứng khoán có dịch vụ tốt, khả năng khớp lệnh nhanh, đặc biệt là giải pháp giao dịch trực tuyến thân thiện và có tiện ích hàng đầu trên thị trường. Nhờ vậy, công ty đã thu hút thêm được một lượng kha khá các nhà đầu tư đến giao dịch và cũng giành được trái tim một số khách hàng của công ty chứng khoán khác. 2.2.3. Doanh thu môi giới. Ngoài việc tạo ra uy tín, thương hiệu trên thương trường, mục đích cuối cùng của hoạt động môi giới chứng khoán là mang lại doanh thu môi giới. Ngay từ khi đi vào hoạt động, VNDS đã xác định nghiệp vụ môi giới chứng khoán là nghiệp vụ trọng tâm. Chính vì vậy doanh thu môi giới chiếm một phần quan trọng trong tổng doanh thu của công ty. Bảng 2.3: Doanh thu hoạt động MGCK của VNDS các năm (Đơn vị: Triệu đồng) Năm 2006 (2 tháng cuối) 2007 2008 2009 (2 tháng đầu) VNDS 4374 46.489 25.743 1.740 DTMG toàn thị trường 1.041.428 7.263.906 3.526.438 259.701 Thị phần (%) 0,42 0,64 0,73 0,67 ( Nguồn : Báo cáo tổng kết của VNDS ) Năm 2006, do là thành viên mới của thị trường, chưa thực sự tạo được thương hiệu và uy tín nên doanh thu môi giới của Vndirect chỉ chiếm 0,42% thị phần. Sang năm 2007, trong những tháng đầu cho đến khi Vn-Index lên đỉnh là 1158 điểm vào ngày 13/3/2007, VNDS cũng thu được một khoản doanh thu kha khá. Khi Vn-Index bắt đầu giảm điểm, giao dịch trùng xuống thì doanh thu cũng giảm sút. Tiếp tục sang năm 2008, thị trường cũng không có mấy sức bật ngoại trừ việc Vn-index tăng trở lại gần 600 điểm từ mốc 366 điểm vào khoảng tháng 7,8 , doanh thu môi giới tụt hẳn so với năm trước (giảm 44,63%) cùng giống doanh thu môi giới toàn thị trường. Trước bối cảnh thị trường bước vào giai đoạn suy thoái với sự giảm giá hầu hết các cổ phiếu trên sàn, VNDS một mặt tiếp tục đẩy mạnh phát triển dịch dịch vụ môi giới, một mặt thực hiện giảm phí môi giới để giữ chân các khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới. Hiện nay mức phí môi giới tại VNDS gần như là thấp nhất trong số các công ty chứng khoán (0,1% đối với giao dich tại sàn, 0,2% đối với giao dịch qua điện thoại và online). Có thể nói mức phí này cực kỳ hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Nhưng mới đầu cũng đã ảnh hưởng đến doanh thu môi giới của công ty, làm giảm 0,06% thị phần trong đầu năm 2009. Kể từ sau khi Vndirect ra đời, đã có thêm khoảng hơn 70 công ty chứng khoán khác được thành lập, cuộc cạnh tranh ngày càng trở nên gay cấn hơn. Thế nhưng thị phần của VNDS vẫn tăng ổn định và đang trong xu thế tăng tiếp khi đang có một mức phí được gọi là hợp lý và hấp dẫn. Để thấy rõ hơn sự đóng góp của hoạt động môi giới đối với hoạt động kinh doanh của VNDS chúng ta sẽ cùng xem xét tỷ trọng doanh thu môi giới so với tổng doanh thu của Vndirect. Bảng 2.4. Tỷ trọng doanh thu môi giới so với tổng doanh thu tại VNDS. (Đơn vị tính: triệu đồng) Năm Tổng doanh thu DTMG Tỷ trọng (%) 2006 4.374 402 9,19 2007 323.441 46.489 14,37 2008 244.860 25.743 17,77 2009 1.740 1.113 63,97 ( Nguồn : Báo cáo tổng kết của VNDS) Có thể thấy tỷ trọng doanh thu môi giới chứng khoán so với tổng doanh thu chỉ chiếm 1 lượng nhỏ và có xu hướng tăng. Năm 2006, do mới đi vào hoạt động, với chỉ một lượng nhỏ tài khoản mở mới, doanh thu môi giới chỉ đóng góp được 9,19% trong tổng doanh thu của VNDS. Phần lớn doanh thu của VNDS trong 2 tháng hoạt động có đựơc là doanh thu từ hoạt động tự doanh mà ra. Sang năm 2007, công ty tiếp tục có lãi cao từ hoạt động này. Hoạt động tự doanh năm đó mang lại gần 260 tỷ doanh lợi cho công ty (chiếm hơn 80% tỷ trọng). Ngoài ra thì có thêm một khoản nhỏ doanh thu từ hoạt động tư vấn. Đến năm 2008, mảng tự doanh thua lỗ nhiều do thị trường đi xuống nhưng bù lại, Vndirect tập trung chú trọng phát triển mảng khác nhằm kéo lại chi phí. Với việc nhận bảo lãnh phát hành cho một số công ty mới lên sàn, Vndirect cũng tăng được doanh thu trong mảng này. Doanh thu môi giới giảm nhiều nhưng nhờ tạo được uy tín, nâng cao được thị phần nên mảng môi giới cũng gỡ gạc lại một chút cho các khoản thua lỗ khác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2116.doc
Tài liệu liên quan