MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ. 3
1. Sự cần thiết của nghiên cứu. 3
2. Mục tiêu nghiên cứu. 4
3. Đối tượng nghiên cứu. 4
4. Phạm vi nghiên cứu. 4
5. Phương pháp nghiên cứu. 4
Chương 1 – NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TTQT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 5
1.1 Sự cần thiết của hoạt động TTQT qua ngân hàng. 5
1.1.1 Khái niệm về TTQT. 5
1.1.2 Sự cần thiết của TTQT qua ngân hàng thương mại. 5
1.1.3 Vai trò của hoạt động TTQT của ngân hàng. 6
1.2. Các phương thức TTQT 7
1.2.1 Phương thức chuyển tiền ( Remittance ) 7
1.2.1.1 Chuyển tiền trả sau 7
1.2.1.2 Chuyển tiền trả trước 8
1.2.2 Phương thức nhờ thu ( Collections ) 8
1.2.2.1 Nhờ thu trơn ( Nhờ thu không kèm chứng từ - Clean collection) 9
1.2.2.2 Nhờ thu kèm chứng từ ( Documentary – Collection ) 10
1.2.3. Phương thức tín dụng chứng từ - Documentary Credit 11
1.2.3.1 Khái niệm phương thức tín dụng chứng từ 11
1.2.3.2 Các loại thư tín dụng 13
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TTQT của ngân hàng thương mại 14
1.3.1 Nhân tố chủ quan 14
1.3.2 Nhân tố khách quan 14
Chương 2 - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN ( SACOMBANK ) CHI NHÁNH HUẾ 15
2.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín- Chi nhánh Thừa Thiên Huế 15
2.1.1 Giới thiệu về NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Thừa Thiên Huế. 15
2.1.1.1 Giới thiệu 15
2.1.1.2 Tình hình nguồn lực lao động của Sacombank CN – Huế (2007 – 2009) 16
2.1.1.3 Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của phòng ban Sacombank Huế 17
2.1.2 Đánh giá hoạt động của Sacombank CN – Huế (2007 - 2009) 19
2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn qua 3 năm 2007 – 2009. 19
2.1.2.2. Hoạt động cho vay qua 3 năm 2007- 2009. 20
2.1.2.3. Kết quả kinh doanh của Sacombank Huế qua 3 năm 2007 – 2009. 22
2.2 Thực trạng về thanh toán quốc tế tại Sacombank CN – Huế (2007 – 2009). 23
2.2.1 Sự ra đời và phát triển 23
2.2.2. Quy trình một số phương thức TTQT chủ yếu tại Sacombank CN – Huế. 24
2.2.2.1 Phương thức chuyển tiền 24
2.2.2.2 Phương thức tín dụng chứng từ (L/C) 28
2.2.2.3 Một số phương thức khác 38
2.2.3. Phân tích tình hình TTQT tại Sacombank CN – Huế (2007 - 2009) 39
2.2.3.1 Phân tích tình hình TTQT theo loại tiền 39
2.2.3.2 Phân tích tình hình TTQT theo hình thức thanh toán 40
2.2.3.3 Phân tích tình hình TTQT theo sản phẩm 41
2.2.3.4 Phân tích tình hình TTQT theo đối tượng 43
2.2.4. Đánh giá về hoạt động Thanh Toán Quốc Tế trong thời gian qua 44
2.2.4.1 Kết quả đạt được 44
2.2.4.2 So sánh lý thuyết – thực tế về TTQT tại Sacombank CN - Huế 45
2.2.4.3 Hạn chế và nguyên nhân 50
Chương 3 - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI SACOMBANK HUẾ 52
3.1 Định hướng phát triển của Sacombank Huế 52
3.2 Một số giải pháp phát triển hoạt động TTQT Sacombank Huế 53
3.2.1 Hiện đại hóa công nghệ thanh toán của NH 53
3.2.2 Nâng cao năng lực thực hiện thanh toán của đội ngũ cán bộ nhân viên TTQT 54
3.2.3 Tăng cường huy động vốn ngoại tệ 55
3.2.4 Giải pháp thu hút khách hàng 56
- Thực hiện chính sách khách hàng hợp lý 56
- Đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh đối ngoại. 57
- Đổi mới phong cách phục vụ, giao tiếo văn minh lịch sự. 58
- Đẩy mạnh công tác tiếp thị và quảng cáo. 58
3.2.5 Tư vấn cho khách hàng trong nghiệp vụ TTQT 59
3.2.6 Đẩy mạnh hoạt động tín dụng xuất NK 60
- Hoạt động tài trợ XK. 60
- Hoạt động tài trợ XK: 60
3.2.7 Đảm bảo an toàn trong hoạt động TTQT 61
3.2.8 Giải pháp khác 62
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63
1. Kết luận 63
2. Kiến nghị 63
2.1 Đối với NH Sacombank 63
- Mở rộng và củng cố quan hệ đại lý với NH nước ngoài. 64
- Tạo điều kiện cho Chi nhánh có đủ thẩm quyền thực hiện TTQT cho khách hàng của Chi nhánh 64
- Hiện đại hoá công nghệ thanh toán qua hệ thống NH . 65
- Soạn thảo chi tiết các qui định trong thanh toán quốc tế. 66
2.2 Đối với nhà nước 66
2.2.1 Tạo môi trường pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế. 66
a. Nghiên cứu ban hành luật ngoại hối. 67
b. Nghiên cứu ban hành luật hối phiếu, luật séc và các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế. 67
2.2.2 Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. 68
a. Đẩy mạnh hoạt động Xuất Nhập Khẩu, cải thiện cán cân thương mại quốc tế. 68
b. Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài, quản lý chặt chẽ vay nợ nước ngoài. 69
69 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2143 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh ngân hàng SACOMBANK Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vận đơn; Hối phiếu; Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of orginal – C/O)
Bước 3: Xử lý chứng từ bất hợp lệ (BHL)
Gửi thông báo BHL
- Soạn thông báo BHL, in điện trình kiểm soát viên chi nhánh kiểm tra và trình tiếp giám đốc chi nhánh ký và duyệt điện.
- Gửi thông báo cho TTQT: ngày fax thông báo BHL chậm nhất lúc 16h ngày làm việc thứ 5 kể từ ngày chứng từ đến chi nhánh, ghi rõ các điểm sai biệt.
- Thông báo cho khách hàng, ngoại trừ các BHL được nêu trên Cover Letter, chi nhánh chỉ được thông báo cho khách hàng các nội dung BHL bằng văn bản sau khi thống nhất với Phòng TTQT.
- Phòng TTQT tiếp nhận hồ sơ từ chi nhánh và kiểm tra hồ sơ, trình lãnh đạo phòng ký và duyệt điện chuyển vào Swift. Sau đó chuyển điện về chi nhánh và chi nhánh sẽ in điện giao cho khách hàng.
Gia hạn thanh toán
Việc gia hạn thanh toán phải được hòa tất trước ngày đáo hạn L/C, thủ tục tiến hành theo bước sau:
Giao dịch viên nhận văn bản của khách hàng thực hiện các bước: soạn điện đề nghị nước ngoài gia hạn thanh toán, sau đó trình KSVCN/TPCN ký và trình tiếp cho GĐCN ký bản thảo và duyệt điện và chuyển về Hội sở.
TTVHS duyệt điện, trình KSTHS/TPHS ký. Sau đó duyệt điện qua swift, kết nối chuyển điện ra nước ngoài và chuyển điện ra chi nhánh.
Thông báo cho khách hàng kết quả khi nhận điện của Hội Sở
Cập nhật ngày thanh toán mới nếu được gia hạn.
Giãm giá trị thanh toán
Việc giảm giá trị thanh toán được thực hiện giống như gia hạn thanh toán trừ trường hợp NH chuyển chứng từ chủ động gởi điện đồng ý giảm giá trị thanh toán.
Hoàn trả bộ chứng từ
Việc từ chối thanh toán và hoàn trả chứng từ chỉ được thực hiện khi có văn bản chính thức của khách hàng với điều kiện: bộ chứng từ BHL; có điện yêu cầu NH hoàn trả chứng từ; xác định thương vụ có tính chất lừa đảo.
Nhận văn bản của khách hàng, lập phiếu đề nghị, trình kiểm soát viên chi nhánh và giám đốc chi nhánh ký rồi chuyển bộ chứng từ và 2 văn bản này lên Phòng TTQT (Hội sở)
Bảo quản bộ chứng từ nghiêm ngặt
Lập Cover Letter hoàn trả bo chứng từ khi nhận điện có mật mã đồng ý thu hồi lại chứng từ của NH chuyển chứng từ, trình Kiểm soat viên Hội sở và ban Tổng Giám Đốc ký
Photo toàn bộ bản gốc bộ chứng từ và lưu hồ sơ
Thu phí phát sinh, cập nhật phát sinh vào.
* Quy trình thanh toán L/C NK
Đối với L/C trả ngay
Bộ chứng từ hợp lệ: phải thanh toán trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận chứng từ. Khi thanh toán bộ chứng từ BHL phải có phiếu đề nghị ký hậu vận đơn đã có chữ ký xác nhận của Giám Đốc chi nhánh.
Các bước thực hiện:
GDVCN cho khách hàng ký quỹ bổ sung, xuất ngoại bảng, lập phiếu thanh toán theo mẫu 02 – TTQT
GDV xác nhận số dư, hạch toán. Sau đó tiến hành soạn điện MT202, MT756, MT999 (nếu có) trên chương trình Smartbank, in điện, trình tất cả các giấy tờ vừa tạo ra trên cho kiểm soát ký, sau đó trình toàn bộ hồ sơ và B/L ký hậu cho Giám Đốc ký, duyệt điện chuyển lên Hội sở đồng thời chuyển bản thảo điện, phiếu thanh toán có chữ ký của Giám Đốc chi nhánh và phiếu chuyển khoản về Hội Sở.
Hội sở căn cứ vào điện MT202 chỉnh sửa cho đúng kỹ thuật thanh toán, duyệt điện Smartbank vào Swift và chuyển ra nước ngoài, chuyển điện đã duyệt về chi nhánh.
Cập nhật và mở bìa lưu hồ sơ.
Chi nhánh nhận điện từ Hội Sở, in điện, giao điện cho khách hàng và lưu hồ sơ.
Đối với L/C trả chậm
Sau khi nhận hối phiếu đã được khách hàng chấp nhận thanh toán, chi nhánh chuyển phiếu đề nghị đi điện chấp nhận thanh toán lên Hội Sơ, đến ngày đáo hạn mới thực hiện thanh toán như trên.
*Quy trình hủy L/C
- Đối với L/C còn hiệu lực
L/C không hủy ngang chỉ được hủy khi có sự đồng ý của các bên tham gia, đồng thời chỉ được thực hiện yêu cầu hủy L/C của khách hàng khi bộ chứng từ đã được xuất trình hoặc đã thanh toán hết các bộ chứng từ đã xuất trình.
Người mở yêu cầu hủy L/C
Các bước thực hiện
Giao dịch viên chi nhánh tiếp nhận, kiểm tra điều kiện hủy.
Tiến hành các bước trên hệ thống máy tính soạn điện hủy L/C gởi đến NH người thụ hưởng và điện xác nhận lại cho Sacombank.
Trình KSVCN kiểm tra và trình tiếp GĐCN duyệt
Giao dịch viên gởi bản thảo và điện lên P.TTQT
P.TTQT kiểm tra và duyệt điện theo nội dung bản thảo rồi kết nối chuyển điện ra nước ngoài.
Thanh toán viên Hội Sở kiểm tra nội dung bản thảo điện, trình kiểm soát, trưởng phòng ký.
Tiến hành duyệt điện và đẩy điện ra nước ngoài qua SWIFT.
Nếu L/C được hủy, giao dịch viên tiến hành giải tỏa tiền ký quỹ cho khách hàng đồng thời thu phí phát sinh, xuất ngoại bảng và đóng hồ sơ.
- Đối với L/C đã hết hạn hiệu lực
Các bước thực hiện
GDVCN tiến hành giải tỏa ký quỹ cho khách hàng đồng thời thu các phí phát sinh, xuất ngoại bảng và thông báo cho hội sở đóng hồ sơ với điều kiện.
- L/C đã hết hiệu lực sau 15 ngày (nếu gửi bàng thư thường thì 30 ngày) khách hàng phải yêu cầu hủy bằng văn bản.
- L/C hết hạn hiệu lực chưa hết 15 ngày (nếu bằng thư thường thì 30 ngày) khách hàng phải cam kết đảm bảo thanh toán nếu sau khi rút tiề quỹ, có chứng từ gởi đến phù hợp với điều kiện và điều khoản của L/C.
- Trường hợp L/C hết hiệu lực 3 tháng trở lên và không nhận được văn bản đề nghị của khách hàng, chi nhánh lập văn bản thông báo cho khách hàng, đề nghị khách hàng có ý kiến về việc đóng hồ sơ L/C. Nếu khách hàng đồng ý đóng hồ sơ, giao dịch viên sẽ thu phí, xuất ngoại bảng đồng thời thông báo lên Hội Sở.
Bước 4: Ký hậu vận đơn, phát hành thư bảo lãnh Ngân Hàng
Chi nhánh chỉ được ký hậu vận đơn cho khách hàng khi họ đã nộp đủ tiền thanh toán, hoàn tất thủ tục cầm cố, thế chấp... nếu có yêu cầu tài trợ của NH.
Trích chuyển tiền tập trung thanh toán vào tài khoản ký quỹ hoặc phong tỏa phần tiền chờ thanh toán nếu bộ chứng từ chưa về đến nhằm tránh tình trạng tài khoản không đủ số dư thanh toán.
Giao vận đơn và bộ chứng từ bản chính cho khách hàng, lưu bản sao vận đơn đã được giám đốc chi nhánh ký hậu vào hồ sơ L/C.
b- Phương thức tín dụng chứng từ XK
Bước 1: Thông báo L/C xuất và các bản tu chỉnh (Nếu có)
Tiếp nhận L/C, tu chỉnh gốc kèm thông báo L/C, tu chỉnh do P.TTQT chuyển về và thông báo cho khách hàng.
Lập phiếu đề nghị để giao dịch viên kế toán thu phí thông báo L/C, tu chỉnh.
Thu phí thông báo.
Giao L/C, tu chỉnh gốc cho khách hàng.
Trong trường hợp chi nhánh trực tiếp nhận L/C, tu chỉnh (Nếu có), giao dịch viên chi nhánh phải chuyển toàn bộ L/C, tu chỉnh (Nếu có) cho P.TTQT để thực hiện thông báo L/C, tu chỉnh theo mẫu 05 – TTQT.
Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ khách hàng
Hồ sơ bao gồm:
Phiếu xuất trình chứng từ: Thể hiện nội dung yêu cầu chuyển/ chiết khấu chứng từ.
L/C bản gốc, các bản L/C tu chỉnh (Nếu có)
Các chứng từ theo quy định của L/C
Giao dịch viên chi nhánh tiến hành kiểm tra chứng từ về chủng loại, số liệu thực nhận, đối chiếu với phiếu xuất trình chứng từ do khách hàng liệt kê.
Hồ sơ phải đủ chứng từ L/C quy định và chứng từ phải có đầy đủ chư ký thẩm quyền.
Trên phiếu xuất trình chứng từ phải thể hiện đầy đủ các chi tiết như: số L/C, trị giá bộ chứng từ, số lượng, loại chứng từ xuất trình, yêu cầu chuyển hay chiết khấu bộ chứng từ, ký xác nhận của người có thẩm quyền... Nếu có chỉnh sửa phải có dấu xác nhận chỉnh sửa của đơn vị.
Ký nhận hồ sơ của khách hàng.
Bước 3: Xử lý bộ chứng từ XK, cập nhật và lưu trữ hồ sơ
Một số vấn đề cần chú ý:
Tư vấn cho khách hàng về uy tín, năng lực tài chính, mạng lưới hoạt động của NH phát hành.
Kiểm tra ngày và nơi hết hiệu lực của L/C, ngày giao hàng chậm nhất và loại mặt hàng XK.
Kiểm tra chứng từ: Chứng từ xuất trình không được mâu thuẫn với nhau và phù hợp với điều khoản, điều kiện của L/C, các tu chỉnh (Nếu có) và quy định của UCP.
Kiểm tra khách hàng về tình hình tài chính, khả năng và uy tín trong thanh toán năng lực sản xuất kinh doanh, uy tín thương hiệu. Nhà NK có phải là đối tác quen thuộc của nhà XK hay không? Có uy tín trên thương trường quốc tế hay không? Tài sản đảm bảo cho số tiền chiết khấu, tỷ lệ bảo đảm, tính mãi lực, độ nhạy cảm giá trên thị trường? Đây là bước kiểm tra đặc biệt quan trọng đối với trường hợp chiết khấu bộ chứng từ.
Thông báo cho khách hàng BHL (Nếu có) và yêu cầu chỉnh sửa.
Lập phiếu kiểm chứng từ và ghi rõ kết quả kiểm tra chứng từ, Trình Ký Trưởng Phòng Chi Nhánh và Giám Đốc Chi Nhánh.
Trường hợp bộ chứng từ nhờ chuyển hoặc chiết khấu trong hạn mức của chi nhánh
Sau khi có kết quả nhận cảu Giám Đốc chi nhánh, giao dịch viên sẽ tiến hành các bước giao dịch “tạo mới L/C XK” cảu phân hệ tài trợ thương mại Smartbank để thực hiện việc lưu thông tin về hồ sơ L/C xuất.
In phiếu nhập ngoại bảng
Chuyển hồ sơ lên Hội Sở, thực hiện các giao dịch “Chi nhánh gửi chứng từ XK” của phân hệ tài trợ thương mại để chuyển trạng thái hồ sơ sang dạng “Đã chuyển”, xuất/ nhập ngoại bảng.
Giải ngân cho khách hàng nếu chiết khấu.
Chuyển hồ sơ lên Hội Sở.
Trường hợp chiết khấu bộ chứng từ vượt hạn mức
Chuyển hồ sơ lên Hội sở trên cơ sở trình ban tổng giám đốc
Sau khi nhận lại L/C, tu chỉnh bản chính, Cover letter, thư/điện đòi tiền từ Hội Sở, giao dịch viên chi nhánh sẽ trả lại toàn bộ chứng từ về L/C, tu chỉnh bản chính cho khách hàng và lưu trữ hồ sơ.
Bướ 4: Xử lý bộ chứng từ khi có BHL, đòi tiền, báo có cho khách hàng.
Thông báo BHL cho khách hàng, yêu cầu khách hàng liên hệ nhà NK để yêu cầu thanh toán hoặc sớm có các hành động thích hợp.
Nếu nhà NK từ chối BHL thì giao dịch viên soạn điện đề nghị NH nước ngoài thu hộ tiền dưới hình thức nhờ thu hoặc yêu cầu NH này gởi trả bộ chứng từ.
Để làm được việc này, NH đề nghị khách hàng phải thực hiện các yêu cầu sau:
Khách hàng phải có công văn đề nghị Sacombank thực hiện nội dung trên
Khách hàng đồng ý thanh toán các chi phí liên quan phát sinh.
Sau đó, giao dịch viên chi nhánh sẽ chuyển điện, bản thảo bức điện và công văn đề nghị của khách hàng lên Hội Sở để thực hiện các bước tiếp theo.
Nếu NH nước ngoài gởi trả bộ chứng từ thì chi nhánh sẽ nhận lại bộ chứng từ từ Hội Sở, trả lại bộ chứng từ cho khách hàng đồng thời thu các chi phí phát sinh (nếu có) tù khách hàng. Soạn điện thanh toán các chi phí phát sinh (nếu có) cho NH nước ngoài chuyển lên Hội Sở, hạch toán thu phí, in phiếu xuất bảng và tất toán hồ sơ.
Điều kiện đòi tiền bộ chứng từ XK.
Bộ chứng từ không có BHL
Quá 7 ngày làm việc tính từ khi NH nhận chứng từ nhận được Bộ chứng từ XK mà chưa có báo có.
Chi nhánh sẽ soạn điện đòi tiền và chuyển lên Hội Sở.
Sau khi Hội Sở duyệt và chuyển điện cho NH nước ngoài sẽ chuyển điện về chi nhánh, chi nhánh nhận được điện báo có sẽ liệt kê các chi phí phát sinh, trình ký trưởng phòng chi nhánh, giám đốc chi nhánh.
Cập nhập trạng thái bộ chứng từ, tính phí thanh toán, trích thu hồi các phí, trích thu hồi vốn và lãi.
Báo có cho khách hàng vào tài khoản, in phiếu xuất ngoại, tất toán hồ sơ, cập nhập vào máy.
2.2.2.3 Một số phương thức khác
- Phương thức nhờ thu: là phương thức mà theo đó nhận được sự ủy thác của khách hàng tiến hành thu tiền từ người có nghĩa vụ trả tiền hoặc yêu cầu người có nghĩa vụ trả tiền chấp nhận thanh toán theo nội dung và điều kiện qui định trong chỉ thị nhờ thu. Có 2 loại nhờ thu:
Nhờ thu trả tiền đối ứng (Documents against payment - D/P): Được dùng trong trường hợp mua tiền trả ngay.
Nhờ thu chấp nhận đối chứng từ (Documents against acceptance - D/A): dùng trong trường hợp bán hàng với điều kiện cấp tín dụng cho người mua. Người mua phải chấp nhận trả tiền vào hối phiếu thì mới nhận được chứng từ gửi hàng.
- Phương thức đổi chứng từ lấy ngay: là phương thức thanh toán trong đó người chấp nhận dựa trên cơ sở hợp đồng ngoại thương yêu cầu NH bên XK mở một tài khoản tín dụng khác để thanh toán tiền cho người XK với điều kiện người XK xuất trình đầy đủ các chứng từ theo yêu cầu.
Tuy nhiên các phương thức này hầu như chưa được sử dụng nhiều tại NH Sacombank CN - Huế.
2.2.3. Phân tích tình hình TTQT tại Sacombank CN – Huế (2007 - 2009)
2.2.3.1 Phân tích tình hình TTQT theo loại tiền
Ta dễ dàng nhận thấy rằng: Ngoại tệ trong hoạt động TTQT qua các năm tăng lên đáng kể, cụ thể: Năm 2007 đạt 29,531,181 USD, năm 2008 đạt 39,842,794 USD tăng 35% (10,329,613 USD) so với 2007, và tới năm 2009 đạt 55,381,484 USD, vậy doanh số xuất NK thu được bằng tiền mặt năm 2009 tăng 39% (15,538,690 USD) so với 2008. Do tình hình kinh tế nhiều biến động, hàng hóa xuất NK gia tăng, các DN sản xuất kinh doanh đều có xu hướng XK hàng hóa đồng thời NK các nguyên liệu, máy móc thiết bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước điển hình như: Công Ty Bia Huế, Công Ty Cổ Phần Sợi Phú Bài, Công Ty Dệt May Huế,... Vì vậy mà nhu cầu TTQT ngày càng đòi hỏi các NH phải có một lượng ngoại tệ đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng. NH hiện nay ngoài việc kinh doanh tiền mặt còn kinh doanh ngoại tệ, vàng,... Mặc dù kinh doanh ngoại tệ sẽ gặp nhiều rủi ro do sự bất ổn chính trị, tình hình khủng hoảng trên thế giới sẽ làm cho đồng tiền mất giá hay tăng, giảm thất thường. Tuy nhiên, với xu thế hội nhập thì đòi hỏi các NH phải tính toán để doanh số thanh toán ngoại tệ ngày một phát triển.
Bảng 5 : Doanh số thanh toán xuất NK theo loại tiền
ĐVT: USD
(Nguồn: Phòng hỗ trợ Sacombank Huế)
2.2.3.2 Phân tích tình hình TTQT theo hình thức thanh toán
Nhìn chung, qua 3 năm các hình thức TTQT đều tăng rõ rệt. Năm 2007 hình thức thanh toán bằng chuyển tiền T/T đạt 8,135,687 USD (27.57%), năm 2008 đạt 12,184,13 USD (30.58%), tăng 49,76% ( 4,048,444 USD), năm 2009 đạt 18,164,311 USD tăng 5,980,180 USD (49.05%) so với năm 2008. Nguyên nhân có được kết quả như thế này là do các mặt hầng xuất NK gia tăng nên khả năng thanh toán cho các đối tác nước ngoài của các DN xuất NK hàng trong nước cũng tăng theo, và tăng liên tục, tăng với tốc độ cao qua các năm. Loại hình thanh toán chuyển T/T được DN chọn để thanh toán tiền hàng cho các đối tác là nhiều nhất. Để có được kết quả này thì phỉa khẳng định rằng NH Sacombank CN – Huế đã và đang có hệ thống công nghệ hiện đại, an toàn và hiệu quả với đội ngũ cán bộ, nhân viên làm việc tốt; do đó chuyển tiền T/T đã phần nào đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhanh chóng, không phải tốn thời gian cho cả đôi bên.
Bên cạnh đó hình thức thanh toán bằng Tín dụng chứng từ (L/C) cũng có sự gia tăng cụ thể: Năm 2008 tăng 103.01% (3,466,406 USD) so với năm 2007, năm 2009 tăng 66.03% (4,510,722 USD) so với năm 2008. Mặc dù tốc độ gia tăng có giảm nhưng đây vẫn là kết quả rất tốt và thể hiện đượ cố gắng, quyết tâm của NH. Ta cũng biết rằng L/C là hình thức thanh toán khá phổ biến hiện nay, nó giúp cho các DN khi xuất – NK hàng hóa bảo đảm an toàn và đúng qui định trong hợp đồng khi giao nhận hàng hóa, do đó mà hình thức này rất thích hợp cho người NK cũng như cho người XK.
Ngoài hai hình thức thanh toán trên thì các hình thức thanh toán khác như: thanh toán bằng nhờ thu D/A, nhờ thu D/P cũng tăng rõ rệt qua các năm. Năm 2008 đạt 18,012,435 USD (61.03 %), năm 2008 đạt 20,827,198 USD (52.27 %) tăng 15.663% (2,814,763 USD). Kết quả đạt được từ hình thức thanh toán khác góp phần đáng kể vào kết quả hoạt động TTQT năm 2009 lên tới 25,874,986 USD tăng 5,047,788 USD (24.24 %). Phương thức này tăng cao do khả năng cạnh tranh của các DN xuất NK càng nhiều, và số lượng khách hàng đến giao dịch với NH nhiều hơn để lựa chọn hình thức thanh toán cho phù hợp với khả năng thanh toán hàng hóa của họ.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy rằng với mức doanh thu của các hình thức thanh toán luôn tăng qua các năm, điều này chắc chắn đã góp phần làm tăng thu nhập cho NH
Bảng 6: Doanh số thanh toán xuất NK theo hình thức thanh toán
ĐVT: USD
(Nguồn: Phòng hỗ trợ Sacombank Huế)
2.2.3.3 Phân tích tình hình TTQT theo sản phẩm
Bên cạnh chức năng là tín dụng, các NHTM cũng mở rộng kinh doanh bằng các loại hình dịch vụ đa dạng. Trong năm 2008, việc kinh doanh của các loại hình dịch vụ Sacombank – Huế tăng 35% (10,329,613 USD). Năm 2009 tăng 15,538,690 (39%) so với năm 2008. Tốc độ tăng trưởng năm 2009 cao hơn năm 2008. Cụ thể ta thấy rõ:
Trong đó năm 2008. Trong đó dịch vụ kiều hối đều tăng qua các năm; năm 2007 đạt 15,121,300 USD (51.24%), năm 2008 đạt 19,657,690 USD (49.34%) tăng 4,536,390 (30%) so với năm 2007. Năm 2009 doanh số từ dịch vụ kiều hối là 21,431,234 USD (38,7%) tăng 1,773,544 USD (9.02%). Nguyên nhân làm cho lượng kiều hối tăng lên qua các năm là do kiều bào ở nước ngoài gửi về để kinh doanh, xây nhà cửa, mua sắm trang thiết bị hay trả nợ làm cho lượng ngoại tệ trong hệ thống NH không ngừng tăng lên.
Cùng với sự tăng nhanh của dịch vụ kiều hối là loại sản phẩm du học, mức tăng của loại sản phẩm, dịch vụ này đạt 30% (195,3395 USD) năm 2008 so với 2007, và năm 2009 so với 2008 là 32.45% (274,724 USD). Do nhu cầu kiến thức con người ngày càng phát triển, với việc mong muốn được học hỏi cũng như làm việc trong một môi trường chuyện nghiệp của con em thì ngày nay hầu hết khách hàng tìm với NH ngày càng nhiều hơn để tìm kiếm sự hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc các du học sinh học ở nước ngoài yên tâm về vấn đề chi phí.
So với sản phẩm Kiều hối và Du học thì sản phẩm L/C các loại cũng gia tăng đáng kể thể hiện: năm 2007 đạt 3,365,059 USD (11.4%), năm 2008 đạt 7,006,624 (17.74%) tăng 3,701,565 USD (110%), năm 2009 đạt 9,731,131 USD (17,57%) tăng 2,664,507 USD (37.71%). Nguyên nhân lamf cho hình thức TTQT heo sản phẩm L/C các loại tăng qua các năm cũng chẳng lấy gì làm khó hiểu khi mà hình thức thanh toán tín dụng chứng từ L/C (Như đã nói trên) là sự lựa chọn an toàn cho các DN xuất NK, do đó khách hàng sẽ chọn ra các loại sản phẩm thích hợp với từng món hàng đối với việc xuất hay nhập. Điều này làm cho các sản phẩm L/C các loại này tăng lên thấy rõ.
Bên cạnh việc chuyển tiền cho các DN thì chuyển tiền cá nhân cũng là một sản phẩm được khách hàng lựa chọn, mặc dù đó chỉ chiếm lượng nhỏ trong dòng sản phẩm nhưng sản phẩm này cũng có sự gia tăng tuy không đáng kể. Cụ thể: năm 2008 tăng 30% (117,864 USD) so với 2007, năm 2009 tăng 304,024 USD (51,26%). Do đa số người dân chỉ thích sử dụng rút tiền bằng thẻ ATM với số tiền nhỏ nhanh chóng mà dù có ở bất kỳ đâu cũng có thể rút tiền thẻ (NH Sacombank có chi nhánh rộng khắp khu vực nước ngoài và sản phẩm thẻ quốc tế đa dạng), dịch vụ chuyển tiền cá nhân chỉ sử dụng cho khách hàng cá nhân với lượng tiền lớn. So với chuyển tiền DN thì chuyển tiền cá nhân chỉ chiếm số ít vì vậy mà sản phẩm này chiếm tỷ trọng không nhiều qua các năm.
Khác với chuyển tiền cá nhân thì sản phẩm thanh toán TTr & TT chiếm tỷ trọng khá cao qua các năm. Ta có thể thấy rằng vào năm 2007 đạt 8,135,687 USD (27.57%), năm 2008 đạt 8,949,256 USD (22.46%) tăng 813,569 USD (10%) so với 2007. Năm 2009 thanh toán TTr & TT đạt 18,164,311 (32.8%) tăng 9,215,055 USD (102.97%). chẳng cần phải giải thích tại sao hình thức thanh toán TT (Như đã nói trên) chiếm một lượng tỷ trọng khá lớn, điều này lý giải cho ta hiểu rằng do hình thức thanh toán TT tăng cao kéo theo sản phẩm TTr & TT cũng tăng rõ rệt.
Với các loại sản phẩm khác như: TT thanh toán dịch vụ, TT bằng bankdraf, chiết khấu bộ chứng từ L/C, mở L/C... cũng đạt tỷ trọng không nhỏ qua các năm. Vào năm 2007 đạt 1,783,607 USD (6,04%), năm 2008 đạt 2,729,438 USD (6,84%) và tăng 53,03% (945,831 USD), năm 2009 đạt 18,164,311 USD (32.8%) tăng 9,215,055 USD (102.97%). Cùng với loại phát triển hàng hóa làm cho các sản phẩm trong TTQT cũng phát triển theo, mặc dù sản phẩm TTQT khá là đa dạng nhưng do nhu cầu chọn lựa của khách hàng còn hạn chế nên các sản phẩm khác cũng tăng không đáng kể. Nói chung dù các sản phẩm này cũng phần nào làm cho thu nhập của NH tăng lên.
Bảng 7: Doanh số thanh toán xuất NK theo sản phẩm
ĐVT: USD
(Nguồn: Phòng hỗ trợ Sacombank Huế)
2.2.3.4 Phân tích tình hình TTQT theo đối tượng
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy rằng, đối tượng là cá nhân luôn chiếm tỷ trọng nhiều hơn so với đối tượng DN và tổ chức. Cụ thể vào năm 2007 đạt 18,076,823 USD (61.25%), năm 2008 đạt 23,208,428 USD (58.25%), tăng 28.39% (5,131,605 USD), năm 2009 25,613,936 USD (46.25%) tăng 2,405,508 USD (10.36%). Nguyên nhân làm cho khách hàng đối tượng cá nhân chiếm tỷ trọng lớn là do lượng kiều hối tăng cao, ngày nay việc cư dân xuất ngoại không còn là “chuyện xưa nay hiếm” nữa mà ngày càng có nhiều hơn. Với số lượng dân cư xuất ngoại ngày càng gia tăng, thì số lượng kiều bào gởi tiền cho người thân ở nhà để mua sắm nhà cửa, đầu tư làm ăn, trang trãi nợ nần qua hệ thống NH cũng gia tăng thấy rõ, và tất nhiên hình thức này khách hàng cá nhân chiếm đại đa số.
Trong khi đó vào năm 2007 đối tượng là DN, tổ chức chỉ đạt 11,436,358 USD (38,75%), năm 2008 16,634,366 USD (41.75%) tăng 45,45% (5,198,009 USD), năm 2009 đạt 29,767,548 USD (53.75%). Để lý giải cho điều này, qua phân tích trên chngs ta thấy rằng DN và tổ chức chỉ dùng ngoại tệ thông qua NH để thanh toán tiền hàng xuất NK hàng hóa hay máy móc. Thiết bị tính ra cũng chưa đa dạng lắm và còn nhiều khó khăn trong vấn đề chi trả nên các DN và tổ chức là đối tượng chiếm tỷ trọng hơn so với cá nhân.
Cho dù là đối tượng là cá nhân hay đối tượng là DN thì trong năm 2008, 2009 nguồn ngoại tệ của Sacombank CN – Huế không ngừng tăng lên, lưu thông ngày càng nhiều theo từng đối tượng khách hàng.
Bảng 8: Doanh số thanh toán xuất NK theo đối tượng
ĐVT: USD
(Nguồn: Phòng hỗ trợ Sacombank Huế)
2.2.4. Đánh giá về hoạt động Thanh Toán Quốc Tế trong thời gian qua
2.2.4.1 Kết quả đạt được
Góp phần phát triển NH tại Thừa Thiên Huế: Tỉnh Thừa Thiên Huế với diện tích 5.03053,99 Km2, dân số khoảng 1.148 triệu người và dân thành thị chỉ chiếm chưa đầy 40% (Khoảng 402 nghìn người). Huế được xem là một thành phố nhỏ trong cả nước nhưng lại có lịch sử phát triển lâu đời và nền văn hóa đậm đà tính dân tộc. Người dân Huế có đặc điểm là thích bình yên và không ưa mạo hiểm, ngại rủi ro.
Từ trước năm 2004, địa bàn Thừa Thiên Huế là thị trường độc quyền của các NH thương mại quốc doanh như: Vietcombank, Incombank, Agribank và BIDV. Các NH này vào thời điểm bấy giờ chỉ chú trọng phát triển các dịch vụ bán buôn cho các cá nhân hay thành phần DN trong nước mà chưa quan tâm nhiều tới các DN hay tổ chức về xuất NK hàng hóa ra nước ngoài. Do đó mà từ khi ra nhập WTO cho đến nay các NH thương mại nói chung và NH TMCP Sacombank nói riêng đã dần đưa dịch vụ TTQT vào sản phẩm dịch vụ của NH nhằm phục vụ nhu cầu của khách hàng tốt hơn, đồng thời giúp hiểu rõ hơn về dịch vụ của NH, từ đó giúp khách hàng loại bỏ dần tâm lý ngại giao dịch với NH, đến với NH nhiều hơn và mang lại nguồn lợi nhuận lớn mà trước đây đã bị bỏ qua.
Có thể nói, với vai trò là người đi đầu, đóng góp của Sacombank Huế là không nhỏ trong thành quả trên.
Sản phẩm dịch vụ đa dạng: Trong các NH TMCP ở Việt Nam hiện nay thì Sacombank là một trong những NH có số lượng dịch vụ phục vụ khách hàng cá nhân phong phú nhất. Đáp ứng hầu như là đầy đủ các nhu cầu về tài chính cho các cá nhân và DN hiện nay
Cho đến thời điểm này, chi nhánh Sacombank đã triển khai tất cả các loại hình dịch vụ bao gồm:
- Các dịch vụ thẻ (Có 4 loại: Sacombank Visa Credit, thẻ thanh toán Sacompassport, thẻ tín dụng quốc tế Ladies First, Sacombank Visa Debit); khách hàng có thẻ sử dụng tùy vào nhu cầu và khả năng của mình.
- Các dịch vụ chuyển tiền như: chuyển tiền điện tử, chuyển tiền nhanh tại nhà, chuyển tiền từ Việt nam ra nước ngoài và từ nước ngoài vào Việt Nam, chuyển tiền bằng Bankdraft và thông qua hệ thống Swift.
- Và các sản phẩm dịch vụ thanh toán xuất NK theo phương thức như L/C, nhờ thu...
Tạo ưu thế cạnh tranh:
Có thể nói tại thị trường Thừa Thiên Huế, Sacombank Huế đang là NH TMCP có thị phần và qui mô lớn nhất trong lĩnh vực TTQT. Sở dĩ Sacombank dành được ưu thế cạnh trang với các NH bạn vì những lý do:
Mạng lưới giao dịch của Sacombank Huế hiện nay là lớn nhất trên địa bàn trong khối các NH TMCP. Bao gồm 7 phòng giao dịch và 1 chi nhánh, nằm ở vị trí trung tâm thành phố, khu dân cư. Từ đó giúp NH tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn.
Với một mức lãi suất hợp lý và chiến lược kinh doanh hướng vào khách hàng, Sacombank Huế không những giữ chân được khách hàng truyền thống mà còn thu hút thêm nhiều khách hàng mới.
Bằng lợi thế cạnh tranh đã xây dựng được trong khoảng thời gian qua, hy vọng trong thời gian tới Sacombank Huế sẽ tiếp tục phát triển tương xứng với khả năng của mình.
2.2.4.2 So sánh lý thuyết – thực tế về TTQT tại Sacombank CN - Huế
a- Sự giống nhau:
Trên phương diện ly thuyết thì đối với dịch vụ TTQT ở các NH trong nước nói chung và MHTMCP Sacombank nói riêng đều có những mặt giống nhau và gắn liền với thực tế. Bao gồm:
Phương thức thanh toán.
Điều kiện thanh toán.
Quy trình thanh toán.
Nói tới phương thức thanh toán thì ở NH Sacombank hiện nay sử dụng chủ yếu là phương thức chuyển tiền T/T và phương thức tín dụng chứng từ (L/C) là hình thức phổ biến hiện nay, người bán và người mua không thanh toán trực tiến với nhau mà thông qua các công cụ và sự bảo lãnh của NH để thực hiện việc thanh toán này. Do đó, đây là hình thức thanh toán an toàn nhất cho các bên.
Chẳng hạn:
Đối với người nhập khầu (NK): tùy theo yêu cầu của người NK, NH sẽ mở L/C cho người NK, theo đó NH thay mặt người NK để ca
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng sacombank chi nhánh huế.doc