DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT 5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ 6
LỜI MỞ ĐẦU 7
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 9
1.1. Khái niệm và vai trò của thanh toán quốc tế đối với ngân hàng thương mại 9
1.1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế 9
1.1.2. Vai trò của thanh toán quốc tế đối với Ngân hàng Thương mại 10
1.2. Thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT - phương thức thanh toán phổ biến nhất 11
1.2.1. Các bên tham gia trong phương thức TDCT 11
1.2.2. Nội dung của phương thức TDCT 13
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TTQT theo phương thức TDCT 19
1.3.1. Các nhân tố chủ quan 20
1.3.2. Các nhân tố khách quan 22
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG VPBANK CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG 25
2.1. Khái quát Ngân hàng Thương mại Cổ phần Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam 25
2.1.1. Giới thiệu tổng quát 25
2.1.2. Cơ cấu tổ chức 26
2.2. Thực trạng hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chi nhánh Hai Bà Trưng 28
2.2.1. Thanh toán L/C hàng nhập khẩu 28
2.2.2. Thanh toán L/C hàng xuất khẩu 33
2.3. Đánh giá chung hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại Ngân hàng VPBank 37
2.3.1. Những kết quả đạt được 37
2.3.2. Những tồn tại trong hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại Ngân hàng VPBank và nguyên nhân 38
Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTQT THEO PHƯƠNG THỨC TDCT TẠI NGÂN HÀNG VPBANK 40
3.1. Định hướng phát triển của VPBank 40
3.2. Giải pháp phát triển hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại Ngân hàng VPBank 41
3.2.1. Đa dạng hoá các loại hình L/C sử dụng 41
3.2.2. Thực hiện các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán L/C 42
3.2.3. Mở rộng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức TDCT. 43
3.2.4. Thực hiện các chính sách khách hàng phù hợp 45
3.2.5. Đẩy mạnh công nghệ tin học, hiện đại hoá hoạt động ngân hàng 46
3.2.6. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 47
3.2.7. Thiết lập rộng rãi các chi nhánh và ngân hàng đại lý 48
3.3. Kiến nghị 48
3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước 48
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 48
3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng VPBank 49
Kết luận 52
Danh mục tài liệu tham khảo 53
51 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1227 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam, chi nhánh Hai Bà Trưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện pháp thích hợp mà Nhà nước sử dụng để điều chỉnh các hoạt động ngoại thương của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định, nhằm đạt được mục tiêu đặt ra trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của quốc gia đó. Nhiệm vụ của chính sách ngoại thương là điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế theo chiều hướng có lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Sự phát triển của hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động ngoại thương nói riêng kéo theo sự phát triển của các lĩnh vực khác: như đầu tư quốc tế, TTQT , bảo hiểm…Đối với TTQT nói chung và hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng, việc phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại có một ý nghĩa to lớn. Việc phát triển của kinh tế đối ngoại đặc biệt là ngoại thương làm phát sinh nhiều nhu cầu thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ với các quốc gia khác. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các nghiệp vụ TTQT nói chung và hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng. Hơn thế nữa, kinh tế ngoại thương phát triển sẽ yêu cầu nhiều loại hình dịch vụ TTQT trong đó có TTQT theo phương thức tín dụng để đáp ứng nhu cầu thanh toán đa dạng của nó.
b/ Môi trường kinh doanh
Hoạt động thanh toán quốc tế là hoạt động chụi nhiều ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, chính trị, pháp luật, xã hội. Các doanh nghiệp có xu hướng tìm kiếm những thị trường có độ an toàn, đó là do hoạt động thương mại quốc tế là hoạt động phức tạp, chụi tác động ảnh hưởng của nhiều yếu tố cũng như tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, khi các yếu tố đó ổn định các doanh nghiệp thấy được quyền lợi của họ được đảm bảo, sẽ tạo niềm tin cho các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh tại nước đó, làm tăng nhu cầu thanh toán L/C, và ngược lại.
Bên cạnh đó hành lang pháp lý, văn bản hướng dẫn thanh toán quốc tế có phân định rõ ràng lợi ích nghĩa vụ hợp pháp của các bên tham gia xuất nhập khẩu sẽ tạo niềm tin cho cả người nhập khẩu và người xuất khẩu, khuyến khích thanh toán quốc tế phát triển.
c/ Sự biến động của tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là giá cả của đồng tiền nước này được biểu hiện bằng đơn vị đồng tiền nước khác.
Trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ, có qui định đồng tiền nào dùng thanh toán và thời gian thanh toán. Vì thế, trong thời gian thanh toán, nếu tỷ giá thay đổi tăng hay đồng nội tệ giảm giá trị, khi đó người nhập khẩu sẽ bị thiệt hại do phải mua ngoại tệ với giá cao và xu hướng là người nhập khẩu sẽ hạn chế mở L/C nhập nhằm giảm bớt chi phí do mua với giá cao, kết quả là L/C nhập khẩu giảm. Ngược lại, khi tỷ giá giảm, đồng nội tệ tăng giá, nhu cầu mở L/C nhập khẩu tăng.
Tỷ giá hối đoái là một nhân tố nhạy cảm. Sự biến động lên xuống của nó sẽ ảnh hưởng đến nhiều hoạt động trong nền kinh tế thế giới trong đó có hoạt động TTQT nói chung và hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng của ngân hàng.
Kết luận chương 1: Chương một đã trình bày những lý luận cơ bản về TTQT nói chung: khái niệm, vai trò, nhân tố tác động, các phương tiện và phương thức TTQT. Đây là cơ sở cho những phân tích, đánh giá về thực trạng hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại VP Bank, để từ đó tìm ra những kết quả đã đạt được và những tồn tại trong hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại VP Bank.
Chương 2
Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng VPBANK chi nhánh Hai bà Trưng
2.1. Khái quát Ngân hàng Thương mại Cổ phần Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam
2.1.1. Giới thiệu tổng quát
VP Bank được thành lập theo giấy phép hoạt động số 0042/NH - GP của Thống đốc NHNN Việt Nam, cấp ngày 12/8/1993 với thời gian hoạt động là 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 4/9/1993 theo giấy phép thành lập số 1535/QĐ - UB ngày 4/9/1993.
Vốn điều lệ khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Sau đó VP Bank tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 70 tỷ VND theo quyết định số 193/QĐ - NH5 ngày 12/9/1994 và tăng lên 174,9 tỷ VND theo quyết định số 53/QĐ - NH5 ngày 18/3/1996 của NHNN tương đương 174.900 cổ phiếu của 97 cổ đông.
Khởi đầu với vốn điều lệ 20 tỷ, sau đó , do nhu cầu phát triển , theo thời gian VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ. Đến nay (tháng 4 năm 2007) , VPBank đã quyết định tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ lên 1500 tỷ. Số lượng nhân viên của VPBank trên toàn hệ thống tính đến nay có trên 1000 người, trong đó phần lớn là các cán bộ, nhân viên có trình độ đại học và trên đại học (chiếm 87%), thường xuyên được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng của VPBank.
Tính đến tháng 8 năm 2006, Hệ thống VPBank có tổng cộng 37 điểm giao dịch gồm có: Hội sở chính tại Hà Nội, 21 Chi nhánh và 16 phòng giao dịch tại các Tỉnh, Thành phố lớn của đất nước là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc; Bắc Giang và 2 Công ty trực thuộc. Năm 2006, VPBank sẽ mở thêm các Chi nhánh mới tại Vinh (Nghệ An); Thanh Hóa, Nam Định, Nha Trang, Bình Dương; Đồng Nai, Kiên Giang và các phòng giao dịch, nâng tổng số điểm giao dịch trên tòan Hệ thống của VPBank lên 50 chi nhánh và phòng giao dịch. Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới giao dịch trên đây, trong năm 2006, VPBank cũng đã mở thêm hai Công ty trực thuộc đó là Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản; Công ty Chứng khoán VPBank. Quan hệ quốc tế của ngân hàng được mở rộng. Hiện nay, ngân hàng có quan hệ đại lý với 450 ngân hàng đại lý của 120 nước trên thế giới. Sự mở rộng mối quan hệ này giúp cho ngân hàng ngày càng phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Việc ứng dụng các công nghệ hiện đại cũng được ngân hàng quan tâm và từng bước thực hiện nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Là một NHTM cổ phần, cơ cấu tổ chức của ngân hàng VPBank được tổ chức theo mô hình của một công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp. Ngân hàng Thương mại Cổ phân Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank) đã thiết lập một cơ cấu quản trị điều hành phù hợp với các tiêu chuẩn về tổ chức và hoạt động của Ngân Hàng Thương Mại (Nghị Định 49/2000/NĐ - CP ngày 12/09/2000 của Chính Phủ và các hướng dẫn về các tổ chức và hoạt động của hội đồng quản trị; ban kiểm soát; Tổng giám đốc Ngân Hàng Thương mại cổ Phần Nhà nước và Nhân dân (Quyết định 1087/QĐ - NHNN ngày 27/08/2001 của Ngân Hàng Nhà nước)
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của ngân hàng . Hội đồng quản trị của VPBank gồm 6 thành viên, họp định kỳ hàng quý, có quyền nhân danh ngân hàng để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của ngân hàng. HĐQT có vai trò xây dựng định hướng chiến lược tổng thể và định hướng hoạt động lâu dài cho Ngân Hàng, ấn định mục tiêu tài chính giao cho ban điều hành. Hội đồng chỉ đạo và giám sát hoạt động của ban điều hành thông qua một số hội đồng và ban chuyên môn do Hội đồng thành lập như Ban kiểm tra - kiểm soát nội bộ, Hội đồng tín dụng, Hội đồng quản lý Tài sản Nợ - Tài sản Có; Hội đồng đầu tư...
Ban điều hành gồm có Tổng giám đốc điều hành chung, bốn Phó Tổng giám đốc phụ tá cho Tổng giám đốc và một kế toán trưởng. Ban điều hành có nhiệm vụ cụ thể hóa chiến lược tổng thể và các mục tiêu do Hội đồng quản trị đề ra bằng các kế hoạch, phương án kinh doanh, tham mưu cho hội đồng quản trị các vấn đề về chiến lược, chính sách và trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Ngân Hàng.
Ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ được thành lập chính thức ngày 13/03/1996. Nhiệm vụ của Ban là kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động của các đơn vị trực thuộc hệ thống VPBank về sự tuân thủ pháp luật, các quy định pháp lý của ngành Ngân Hàng và các quy chế thể lệ, quy trình nghiệp vụ của VPBank . Qua đó đánh giá chất lượng điều hành và hoạt động của từng đơn vị; tham mưu cho Ban điều hành cũng như đề xuất khắc phục yếu kém, đề phòng rủi ro nếu có.
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng VPBank
Ban kiểm soát
Đại hội cổ đông
Hội đồng tín dụng
Hội đồng quản trị
Các ban tín dụng
Ban điều hành
Phòng KTKT nội bộ
Hội sở Hà Nội
Phòng phục vụ khách hàng doanh nghiệp Phòng phục vụ khách hàng cá nhân
Chi nhánh TP.HCM
Phòng thẩm định tài sản đảm bảo
Phòng thu hồi nợ
Chi nhánh Hải Phòng
Phòng TTQT và kiều hối
Phòng ngân quỹ
Phòng kế toán
Chi nhánh Đà Nẵng
Văn phòng
Phòng tổng hợp và quản lý CN
Các phòng giao dịch và chi nhánh khác
Phòng giao dịch và kho quỹ
Trung tâm tin học
Trung tâm đào tạo
Trung tâm dịch vụ kiều hối phát chuyển tiền nhanh (Western Union).
2.2. Thực trạng hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam chi nhánh Hai Bà Trưng
Từ khi thành lập cho đến nay, lượng khách hàng chủ yếu của Ngân hàng VPBank là các doanh nghiệp vừa và nhỏ phục vụ trong các lĩnh vực xây dựng công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, dịch vụ. Ngành thương mại và du lịch có tỉ trọng đầu tư là 20%. Ngoài ra, những doanh nghiệp nhà nước khác, những doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh cũng là những khách hàng mà ngân hàng đang và sẽ sẵn sàng phục vụ.
Trong những năm qua, với sự nỗ lực hết mình của cán bộ, nhân viên trẻ, có kiến thức về kinh tế thị trường, có trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao, năng động, quyết đoán, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ khách hàng, lại dưới sự chỉ đạo của các chuyên viên, cán bộ nhiều năm kinh nghi với phương châm quản lý khoa học, hiệu quả nên hoạt động của ngân hàng đã đạt được những kết quả nhất định. Trong đó doanh số hoạt động thanh toán quốc tế đóng góp đáng kể lên sự thành công đó, trong đó giá trị thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị hoạt động thanh toán quốc tế theo các phương thức khác. Tuy nhiên lượng L/C mở tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam chi nhánh Hai Bà Trưng vẫn chủ yếu là mở L/C hàng nhập khẩu, còn L/C hàng xuất khẩu thông qua ngân hàng vẫn còn ít.
2.2.1. Thanh toán L/C hàng nhập khẩu.
2.2.1.1. Quy trình thanh toán thư tín dụng nhập khẩu.
Bước 1: Mở, điều chỉnh L/C và ký quỹ.
- Khi nhận được thư yêu cầu mở hoặc điều chỉnh L/C của khách hàng, phải kiểm tra nội dung theo mẫu quy định của Ngân hàng VPBank, kiểm tra nguồn vốn (vốn vay, vốn tự có) và khả năng thanh toán của khách hàng đối với L/C yêu vầu mở, để yêu cầu ký quỹ và hoặc xem xét điều kiện miễn/ giảm ký quỹ theo quy định của Tổng Giám đốc.
- Sau khi kiểm tra nếu hợp lệ, thanh toán viên lập hồ sơ L/C, đưa số liệu vào máy vi tính theo quy định. Việc mở hoặc điều chỉnh L/C được thực hiện bằng một trong những phương thức sau:
Điện:
+ Bằng SWIFT theo mẫu điện MT750; MT701, 700 (mở L/C), MT 707 (sửa L/C)
+ Bằng Telex: Có mã khoá (Testkey).
Thư:
+ Theo mẫu quy định của Ngân hàng Thương mại Cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam và phải có đầy đủ chữ ký có thẩm quyền.
- Khi mở L/C xác nhận, trong L/C phải chỉ ra tên và địa chỉ đầy đủ của Ngân hàng xác nhận trường hợp Ngân hàng thông báo đồng thời là ngân hàng xác nhận thì trong L/C phải ghi Confirm và chỉ rõ phí xác nhận cũng như các phí liên quan đến việc xác nhận (nếu có) do bên nào chịu trách nhiệm thanh toán.
Nếu ngân hàng xác nhận không phải là ngân hàng thông báo, chuyển tiền ký quỹ chú ý đối với L/C xác nhận, số tiền khách hàng ký quỹ không được thấp hơn số tiền ngân hàng thương mại cổ phần phải ký quỹ tại ngân hàng nước ngoài.
- Trường hợp phí sửa đổi, điều chỉnh do người hưởng lợi chịu, trong điện hay thư gửi ngân hàng thông báo phải ghi rõ: Phí sửa đổi, điều chỉnh sẽ được trừ vào tiền hàng khi thanh toán L/C hoặc lập thư đòi phí sau.
Phải có hồ sơ theo dõi các khoản phí đã đòi hỏi Ngân hàng nước ngoài, trong vòng 30 ngày không nhận được tiền phí thì phải nhắc lại ngân hàng thông báo. Định kỳ vào đầu tháng sau đó phải báo cáo số liệu về việc thu phí nước ngoài cho Trưởng phòng để xử lý kịp thời các khoản phí chưa thu được.
Biểu phí dịch vụ thư TDCT nhập khẩu tại Ngân hàng VPBank được quy định như sau:
Bảng 2.1 : Biểu phí dịch vụ thư TDCT nhập khẩu tại Ngân hàng VPBank
STT
Giao dịch
Mức phớ
Mức phớ tối thiểu
Mức phớ tối đa
THƯ TÍN DỤNG NHẬP KHẨU
1.
Phát hành thư tín dụng
- Ký quỹ 100%
0,07%
9USD
135USD
- Ký quỹ dưới 100%
9USD
180USD
+ Sụ́ tiờ̀n ký quỹ
0,07%
+ Sụ́ tiờ̀n khụng ký quỹ
0,09%
2.
Tu chỉnh thư tín dụng
- Tu chỉnh tăng sụ́ tiờ̀n
Như phỏt hành thư tớn dụng
- Các tu chỉnh khác
9USD
3.
Ký họ̃u vọ̃n đơn
1,8USD
4.
Chṍp nhọ̃n hụ́i phiờ́u/ chṍp nhọ̃n thanh toán thư tín dụng trả chọ̃m (phí tính trọn quý)
- Ký quỹ 100%
0,15%/quý
30USD
- Ký quỹ dưới 100%
0,25%/quý
30USD
5.
Thanh toán thư tín dụng
0,14%
10USD
135USD
6.
Hủy thư tín dụng
9USD
(Nguồn : Website của Ngân hàng VPBank)
- Khi L/C hết hiệu lực hoặc L/C được phép huỷ phải thông báo cho khách hàng về việc huỷ L/C đồng thời hoàn trả ký quỹ (nếu có) sau khi đã thu đủ các phí có liên quan đến giao dịch.
Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra chứng từ và trả tiền.
- Khi nhận được chứng từ giao hàng từ Ngân hàng nước ngoài, ngân hàng xuất trình thanh toán viên phải kiểm tra chứng từ trước khi giao cho khách hàng.
- Khi nhận được điện của nước ngoài thông báo chứng từ không phù hợp, thanh toán viên phải thông báo ngay cho người mua chi tiết những điểm không phù hợp, yêu cầu người mua trả lời bằng văn bản trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Ngân hàng VPBank.
+ Nếu người mua chấp nhận thanh toán, thực hiện việc thanh toán như quy định.
+ Nếu người mua không chấp nhận thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán một phần, thanh toán viên phải điện thông báo ngay cho ngân hàng đòi tiền biết.
Việc thông báo Ngân hàng xuất trình chứng từ không được quá 7 ngày làm việc của ngân hàng kể từ ngày tiếp theo ngày nhận chứng từ.
- Trường hợp nhận được chứng từ của ngân hàng nước ngoài gửi đến nhờ thu theo L/C do chứng từ không phù hợp, yêu cầu người mua, trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Ngân hàng VPBank phải có ý kiến bằng văn bản về bộ chứng từ đó.
+ Nếu không chấp nhận thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán một phần thì phải thông báo ngay cho ngân hàng xuất trình chứng từ biết.
- Trường hợp với người mua yêu cầu ngân hàng thương mại cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam phát hành bảo lãnh nhận hàng hoặc ký hậu vận đơn để nhận hàng nhập theo L/C, người mua phải có yêu cầu bằng văn bản và cam kết trả tiền kể cả khi chứng từ không phù hợp và thu thủ tục phí theo biểu phí hiện hành của Ngân hàng Thương mại Cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam.
- Trường hợp khách hàng yêu cầu chỉ định ngân hàng hoàn trả ngay khi mở L/C, cần xem xét từng trường hợp cụ thể để quyết định có chấp thuận chỉ định ngân hàng hoàn trả hay không, nhưng phải đủ các điều kiện.
+ L/C hạn chế thanh toán tại một ngân hàng chiết khấu có tín nhiệm với ngân hàng VPBank.
+ Ngân hàng được chỉ định hoàn trả phải là ngân hàng giữ tài khoản và là ngân hàng đại lý của Ngân hàng VPBank.
2.2.1.2. Thực trạng thanh toán L/C hàng nhập khẩu
Với chính sách của Đảng và Nhà nước mở cửa nền kinh tế đã tạo ra luồng khí mới làm thay đổi bộ mặt nền kinh tế Việt Nam đặc biệt tạo điều kiện cho hoạt động nhập khẩu Việt Nam phát triển: Việc Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN, diễn đàn APEC, quá trình bình thường hoá quan hệ Việt Nam - Hoa kỳ, ký hiệp định thương mại Việt Mỹ và tới đây là việc Việt Nam gia nhập tổ chức Kinh tế thế giới WTO...
Để đạt được kết quả đó phải kể đến các chính sách như: chính sách thương mại thúc đẩy hội nhập với nền kinh tế thế giới, chính sách phát triển cơ sở hạ tầng... đồng thời thúc đẩy phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ.
Trong thanh toán hàng nhập khẩu tại Ngân hàng VPBank thì thanh toán theo phương thức chuyển tiền là phổ biến nhất. Vậy làm sao để phát triển hình thức thanh toán quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ phát huy hhiệu quả hơn nữa tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam chi nhánh Hà Nội?
Bảng 2.2 : So sánh tỷ trọng thanh toán theo L/C các phương thức thanh toán khác.
Đơn vị tính: USD
Phương thức thanh toán
Năm 2005
Năm 2006
Số tiền
Tỷ trọng %
Số tiền
Tỷ trọng %
Chuyển tiền
18.920.175,25
61,17%
20.328.126,55
61,12%
Nhờ thu
2.539.499,00
8,21%
1.359.366,23
4,08%
L/C nhập
9.468.299,40
30,62%
11.569.744,00
34,80%
Tổng chi
30.927.973,25
100
33.257.236,78
100
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam).
Thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần VPBank được thực hiện thông qua 3 phương thức thanh toán là chuyển tiền, nhờ thu và L/C. Qua bảng trên ta thấy doanh số thanh toán chuyển tiền đi và L/C tín dụng chứng từ nhập khẩu đều tăng qua các năm. Tuy nhiên đáng chú ý là thanh toán nhờ thu giảm nhanh chóng từ 8,21% năm 2005 xuống còn 4,08% năm 2006 trong khi doanh số thanh toán chuyển tiền đi vẫn tăng nhưng tỷ trọng lại giảm năm 2004 là 61,17% đến năm 2006 còn 61,12%. Còn doanh số thanh toán bằng L/C cũng liên tục tăng, khiến tỷ trọng trong thanh toán theo phương thức này luôn cao, năm 2005 là 30,62% đến năm 2006 là 34,8%.
Cơ cấu nhập khẩu qua các năm chủ yếu là các mặt hàng chiến lược đặc biệt là trong lĩnh vực máy tính, đầu điện tử và dịch vụ và những mặt hàng này có xu hướng tăng đều, giá trị cao nên giá trị thanh toán L/C nhập khẩu qua ngân hàng thương mại cổ phần VPBank chiếm tỷ trọng lớn.
Doanh số thanh toán nhập khẩu năm 2005 đạt 43.106.163,65 USD thì đến năm 2006 đã tăng lên 53.522.236,78 USD. Để hiểu rõ những biến động của thanh toán bằng L/C ta đi sâu vào hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu qua các năm.
Bảng 2.3 : Tình hình thanh toán L/C nhập khẩu
Đơn vị tính: USD
Năm
Số lượng
Giá trị
%
2005
106
9.468.299,40
30,62%
2006
120
11.569.744
34,80%
(Nguồn: Báo cáo hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng Thương mại Cổ phần VPBank).
Như giải thích ở trên, do tình hình kinh tế tác động đến hoạt động TTQT theo phương thức TDCT doanh thu thanh toán bằng L/C nhập khẩu có sự thay đổi chậm. Năm 2006 so với năm 2005 tăng 4,15% về số lượng. Như vậy ta thấy, so với phương thức chuyển tiền bằng điện thì phương thức thanh toán tín dụng chứng từ bằng L/C nhập vẫn chưa được sử dụng phổ biến, tốc độ tăng vẫn còn chậm và chưa có tính chất đột phá. Sự mất ổn định của môi trường kinh tế, nhất là sự biến động liên tục về giá trị đồng tiền của các nước đã làm cho các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu cả nước và ngoài nước không tránh khỏi e dè hơn, nhiều hợp đồng lớn đã bị huỷ bỏ, các hợp đồng được thực hiện chủ yếu là các hợp đồng có giá trị nhỏ. Sự tăng trưởng đó, duy trì mức độ thanh toán ổn định là cả một sự cố gắng của đội ngũ cán bộ, nhân viên trong ngân hàng đặc biệt là các thanh toán viên.
Ngoài ra, để phát triển hoạt động thanh toán bằng L/C Ngân hàng Thương mại Cổ phần VPBank không ngừng mở rộng mối quan hệ đại lý rộng khắp với các ngân hàng trên thế giới, giúp cho việc thanh toán diễn ra thuận tiện, chính xác, an toàn.
Bảng 2.4 : Tình hình quan hệ đại lý với các ngân hàng trong và ngoài nước
Năm
Số ngân hàng đại lý
Số nước có quan hệ đại lý
2004
101
50
2005
386
100
2006
450
120
(Nguồn: Báo cáo thường niên qua các năm của Ngân hàng Thương mại Cổ phần VPBank).
Nhìn trên bảng số liệu ta thấy, cùng với năm 2006 có bước đột quá trong thanh toán cũng là năm mà Ngân hàng Thương mại Cổ phần VPBank mở rộng quan hệ đại lý có tăng mạnh. Điều đó cũng giải thích được phần nào về sự tăng doanh số thanh toán qua các năm. Mở rộng quan hệ đại lý góp phần phát triển hoạt động TTQT nói chung và theo phương thức TDCT nói riêng, ngoài ra còn nhằm đưa một số nghiệp vụ mới vào hoạt động, như: chuyển tiền nhanh, nhiệm vụ kiều hối. Điều đó càng khẳng định uy tín của Ngân hàng VPBank được nâng lên.
2.2.2. Thanh toán L/C hàng xuất khẩu
2.2.2.1. Quy trình thanh toán thư tín dụng xuất khẩu
Bước 1: Thông báo thư tín dụng, thông báo sửa đổi thư tín dụng.
- Khi nhận được L/C (MT 700/701) hoặc sửa đổi L/C (MT 707) từ ngân hàng đại lý (ngân hàng của người mua), thanh toán viên phải kiểm tra xác nhận mã Testkey đúng, mẫu chữ ký có thẩm quyền của ngân hàng đại lý (nếu bằng thư) và thông báo theo mẫu quy định gửi khách hàng.
- Trường hợp từ chối thông báo L/C yêu cầu ngân hàng xác nhận L/C, tuỳ từng trường hợp cụ thể Ban Giám đốc xem xét quyết định việc xác nhận hoặc không xác nhận, cần yêu cầu Ngân hàng mở L/C ký quỹ hoặc không ký quỹ.
- Ngân hàng Thương mại Cổ phần VPBank không thông báo sửa đổi L/C, nếu Ngân hàng VPBank không phải là ngân hàng thông báo L/C gốc đồng thời thông báo ngay cho ngân hàng mở L/C về việc không thông báo đó.
- Khi lập thông báo L/C hoặc sửa đổi L/C, thanh toán viên đồng thời lập phiếu thu phí thông báo L/C phí thông báo sửa đổi, phí xác nhận (nếu L/C xác nhận) theo kiểu phí dịch vụ hiện hành của Ngân hàng thương mại Cổ phần
Theo như biểu phí dịch vụ hiện hành của Ngân hàng VPBank do chủ tịch hội đồng quản trị ban hành, mức thu phí đối với thư tín dụng xuất khẩu được quy định như sau:
Bảng 2.5 Biểu phí dịch vụ thư TDCT xuất khẩu tại Ngân hàng VPBank
STT
Giao dịch
Mức phớ
Mức phớ tối thiểu
Mức phớ tối đa
THƯ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU
1.
Thụng báo thư tín dụng
10USD
2.
Thụng báo tu chỉnh thư tín dụng
4,5USD
3.
Chuyờ̉n tiờ́p thư tín dụng qua NH khác
20USD
4.
Chuyờ̉n tiờ́p tu chỉnh thư tín dụng qua NH khác
15USD
5.
Thanh toán thư tín dụng
0,15%
10USD
150USD
6.
Chuyờ̉n nhượng thư tín dụng xuṍt khõ̉u
0,10%
30USD
200USD
7.
Tu chỉnh chuyờ̉n nhượng
- Tu chỉnh tăng sụ́ tiờ̀n
0,10%
30USD
200USD
- Tu chỉnh khác
30USD
8.
Xác nhọ̃n thư tín dụng do ngõn hàng đại lý phát hành
2%/năm
50USD
( Nguồn : Website Ngân hàng VPBank )
Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra, gửi chứng từ và đòi tiền.
- Khi nhận được thư yêu cầu thanh toán (theo mẫu), kèm chứng từ do khách hàng xuất trình cùng bản gốc L/C và các bản sửa đổi liên quan (nếu có), thanh toán viên phải kiểm tra số lượng chứng từ, loại chứng từ và ghi rõ giờ, ngày xuất trình và ký hiệu.
- Sau khi kiểm tra chứng từ, thanh toán viên phải rút số dư trên L/C bằng cách ghi vào mặt sau của L/C gốc, nếu chứng từ xuất trình do ngân hàng khác thông báo nên lập hồ sơ theo dõi.
- Việc kiểm tra chứng từ phải thực hiện khẩn trương ngay sau khi nhận được đầy đủ chứng từ của khách hàng và phải đảm bảo đúng quy định của L/C và “các quy tắc và thực hành thống nhất về TDCT - UCP 500" của phòng thương mại quốc tế (ICC) ban hành có hiệu lực.
Sau khi kiểm tra chứng từ.
+ Chứng từ phù hợp với L/C: Gửi đòi tiền theo quy định của L/C.
+ Chứng từ không phù hợp với L/C: Nếu chứng từ xuất trình không phù hợp với điều kiện, điều khoản L/C mà khách hàng không thể sửa chữa được, trên thư hoặc điện đòi tiền gửi ngân hàng nước ngoài phải nêu rõ các điểm không phù hợp và chỉ thị trả tiền nếu được chấp nhận (sử dụng MT 750 nếu bằng SWIFT).
- Trường hợp khách hàng yêu cầu (bằng văn bản) thanh toán ngay bộ chứng từ ngân hàng có thể xem xét áp dụng những hình thức dưới đây.
+ Chiết khấu miễn truy đòi: Ngân hàng mua đứt bộ chứng từ và chịu rủi ro trong việc đòi tiền nước ngoài.
+ Chiết khấu có truy đòi: Ngân hàng thực hiện chiết khấu chứng từ, nếu nước ngoài từ chối thanh toán chứng từ thì Ngân hàng có quyền đòi lại khách hàng.
- Trường hợp ngân hàng mở L/C từ chối thanh toán chứng từ, phải thông báo ngay cho khách hàng kèm theo lý do từ chối. Mặt khác phải điện phản đối lại việc từ chối của ngân hàng nước ngoài nếu lý do từ chối không xác đáng.
- Khi nhận được thư báo có của Ngân hàng nước ngoài, thông báo cho phòng kế toán hạch toán thanh toán tiền hàng và thu phí.
2.2.2.2. Thực trạng thanh toán hàng xuất khẩu
Hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu bằng L/C của ngân hàng thương mại Cổ phần VPBank so với thanh toán bằng L/C nhập khẩu nhỏ hơn về quy mô cũng như giá trị của L/C. Điều này phù hợp với thực trạng chung của nền kinh tế Việt Nam với cơ cấu kinh tế đang từng bước chuyển dịch sang xuất khẩu sau nhiều năm nhập siêu.
Bảng 2.6 : Thanh toán hàng xuất khẩu qua Ngân hàng VPBank
Đơn vị tính: USD
Phương thức thanh toán
Năm 2005
Năm 2006
Số tiền
Tỷ trọng %
Số tiền
Tỷ trọng %
Chuyển tiền
12.178.190
96,3%
20.265.000
97,3%
Nhờ thu
25,000
0,2%
38.500
0,18%
L/C xuất
443.526,33
3,5%
521.099,35
2,52%
Tổng chi
12.646.716,33
100
20.824.598,35
100
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT của Ngân hàng VPBank )
Trong thanh toán xuất khẩu, thanh toán theo phương thức chuyển tiền là lớn nhất, tỷ trọng thanh toán bằng hình thức L/C chiếm một tỷ lệ thấp hơn nhiều so với hình thức thanh toán chuyển tiền. Điều này do thực tế hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam thường là hàng gia công, hàng thô chưa qua chế biến, tinh chế, độ tín nhiệm của khách nước ngoài chưa cao, khi ký kết hợp đồng các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam do không am hiểu nhiều nên thường bị ép thế yếu hơn đối tác nước ngoài, giá xuất thường không được cao. Tuy nhiên tỷ trọng thanh toán theo L/C ngày càng tăng qua các năm, điều đó chứng tỏ các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ngày càng lấy lại được uy tín trên thị trường quốc tế. Đây cũng là một lỗ lực tích cực tư vấn cho khách hàng để trán
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0121.doc