Đề tài Giải pháp phát triển làng nghề truyền thống ven sông Nhuệ tỉnh Hà Tây phục vụ cho du lịch

Mục lục

 

Phần mở đầu.

Chương I: Cơ sở lý luận chung về du lịch

I Du lịch 1

1.1 Khái niệm về du lịch 1

1.2 Chức năng của du lịch 2

1.3 Tài nguyên du lịch 3

1.4 Đặc điểm của du lịch 4

1.5 Ý nghĩa của du lịch 5

II Làng nghề truyền thống.

1 Khái niệm 5

2 Đặc điểm của làng nghề truyền thống 6

2.1 Đặc điểm 6

2.2 Thực tế môi trường thể chế và tác động của nó tới hoạt động

của làng nghề 10

3 Các yếu tố phát triển làng nghề truyền thống Việt Nam 15

Chương II Thực trạng của việc phát triển làng nghề truyền thống ven sông Nhuệ.

I Sơ lược về sự hình thành và phát triển làng nghề truyền thống ven sông Nhuệ.

1 Sự ra đời của làng nghề truyền thống Việt Nam 18

2 Tình hình hoạt động và phát triển làng nghề Hà Tây 21

II Hoạt động phát triển bốn làng nghề truyền thống

1 Đặc điểm chung của làng nghề truyền thống Hà Tây 26

2 Thực trạng phát triển của bốn làng nghề truyền thống ven sông Nhuệ 27

2.1 Làng Vạn Phúc 27

2.1.1 Lịch sử Vạn Phúc 27

2.1.2 Những tác động về mặt kinh tế của làng nghề 28

2.1.3 Những tác động về văn hoá xã hội của làng nghề 30

2.1.4 Những tác động về môi trường của làng nghề 31

2.2 Làng điêu khác Nhân Hiền 34

2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 34

2.2.2 Thực trạng của làng nghề 35

2.2.2.1 Văn hoá 35

2.2.2.2 Những tác động đối với kinh tế 36

2.3 Làng nghề khảm trai Thôn Ngọ 39

2.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển 39

2.3.2 Thực trạng phát triển của làng nghề 40

2.3.2.1 Văn hoá 40

2.3.2.2 Những tác động của làng nghề đối với kinh tế 40

2.4 Giầy da Phú Yên 45

2.4.1 Lịch sử hình thành làng nghề 45

2.4.2 Kinh tế của Phú Yên 45

2.4.3 Văn hoá 49

2.5 Đánh giá chung. 51

2.5.1 Những tích cực và hạn chế đối với việc phát triển ỏ bốn làng nghề trên 51

2.5.2 Khả năng kết hợp với khai thác du lịch tại bốn làng nghề 57

2.5.3 So sánh thực trạng phát triển làng nghề truyền thống ven sông Nhuệ 58

Chương III Giải pháp cơ bản nhằm khai thác du lịch tại bốn làng nghề truyền thống ven sông Nhuệ - Hà Tây.

3.1 Các chính sách của nhà nước. 61

3.1.1 Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống. 61

3.1.2 Đầu tư vốn thúc đẩy hoạt động sản xuất. 61

3.1.3 Quy hoạch không gian và lãnh thổ. 62

3.1.4 Chính sách về thuế. 62

3.2 Chính sách phát triển bốn làng nghề truyền thống ven sông Nhuệ tại Hà Tây 62

3.2.1 Xây dựng cơ sỏ hạ tầng - vật chất kỹ thuật 62

3.2.2 Chính sách phát triển kinh tế của tỉnh đối với các làng nghề truyền thống của tỉnh 63

3.2.3 Tổ chức thi nghề, liên hoan du lịch làng nghể truyền thống hàng năm 64

3.3 Chính sách tổ chức nghề tại địa phương 65

3.3.1 Đổi mới công nghệ trang thiết bị, đa dạng hoá sản phẩm 65

3.3.2 Xây dựng quy hoạch các xưởng sản xuất và các khu trưng bày sản phẩm 66

3.3.3 Chính sách phát triển du lịch làng nghề tại địa phương. 66

3.4 Giải pháp về môi trường 67

3.5 Một số kiến nghị phát triển làng nghề và hoạt động du lịch tại bốn làng nghề 68

Môt số hình ảnh giới thiệu về tour du lịch sông Nhuệ

Kết luận.

Tài liệ sách tham khảo và ký hiệu.

 

doc77 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2040 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp phát triển làng nghề truyền thống ven sông Nhuệ tỉnh Hà Tây phục vụ cho du lịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phẩm tới hàng trăm loại lụa là, gấm vóc, the, đũi được làm ra ở một trình độ cao, tinh tế và hoàn mỹ bậc nhất, khôn thua kém hàng cùng loại của Trung Quốc và Nhật Bản. Làng Chuyên Mỹ có nghề khảm trai lâu đời, sản phẩm cua Chuyên Mỹ ngày càng đa dạng, phong phú về mẫu mã với nhiều mặt hàng mới như sập gụ, tủ chè, cuốn thư, bàn ghế nhiều sản phẩm từ cốt lứa để tạo ra các loại chim, lọ bát, hộp tráp,... Làng nghề điêu khắc Nhân Hiền có nghề điêu khắc từ rất lâu đời. Trước đây, nghề điêu khắc chỉ dừng lại ở việc làm hoành phi, chạm trổ các hình rồng phượng nơi chốn cung đình. Sau hoà bình lập lại hàng điêu khắc được giới thiệu và xuất khẩu đi nhiều nước. Ngoài làm tượng gỗ, người Nhân Hiền còn khắc trên đá đặc biệt là khắc hình người trên đá phục vụ nhu cầu trong nước. Làng giầy da Phú Yên cũng phát triển mạnh, hầu hết các hộ trong thôn đều tham gia đóng giầy. Từ những vật liệu trong nước, các nghệ nhân có thể cho ra đời những đôi giầy vừa rẻ, bền, đẹp. 2. Thực trạng phát triển của bốn làng nghề truyền thống ven sông Nhuệ. Gồm 4 làng : Vạn Phúc, Nhân Hiền, Ngọ Hạ, Phú Yên . 2.1 Làng Vạn Phúc. Thôn Vạn Phúc - Xã Vạn Phúc - Thị xã Hà Đông. Tổng số hộ: 1112. Số hộ sản xuất CN - TTCN 657 hộ chiếm tỷ lệ 59%. Tổng lao động 2558 người. Trong đó lao động SX CN -TTCN 1321 người chiếm 59%. Tổng giá trị sản xuất 11.01 tỷ đồng. Thu nhập bình quân( TNBQ ) 2,3 triệu đồng/ người/ năm. TNBQ từ sản xuất CN -TTCN 2,2 triệu đồng/ người/ năm. 2.1.1 Lịch sử Vạn Phúc. Làng Vạn Phúc nằm ở ngoại thị Hà Đông tỉnh Hà Tây từ xa xưa đã nổi tiếng là một vùng que có nghề dệt lụa và từ đó lụa Vạn Phúc gắn liền với địa danh Hà Đông. “ Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông”. Giai điệu trầm bổng ngọt ngào ấy đã đi vào tâm trí con người vào lời ca của một bài hát “ áo lụa Hà Đông”, để gợi cho ta một điều tinh tế trong văn hoá trang phục và ăn mặc của người con gái với chất lụa tơ tằm Vạn Phúc. Và cứ như vậy trải qua mấy trăm năm nay, nghề dệt lụa đã trở thành nghề truyền thống của làng Vạn Phúc. Tương truyền rằng tổ nghề của làng Vạn Phúc là bà Lã Thị Nga được phong thành hoàng làn. Bà sống giữa thế kỷ 7,8 khi nước nhà bị đô hộ. Thời ấy dân ta phải luôn đem những sản vật quý của đất nước đi cống nộp cho bọn đô hộ các sản phẩm cống nộp là: lụa, sa, the...Các cụ trong làng kể lại Bà Lã Thị Nga, con một hào phú ỏ làng Cao Bằng, một lần theo chồng đi kinh lý tới ấp Vạn Bảo, thấy đất đai thơ mộng, bà xin ở lại lập ấp dạy dân trồng dâu, nuôi tằm dệt cửi, mang lại nghề dệt lụa cho dân Vạn Phúc. Trong hậu cung của đình làng nơi thờ bà họ Lã, vẫn bày các thúng Sơn, thước Son, kéo bắng sứt, vạch bằng ngà là những đồ dùng của thợ may. Bà là thành hoàng làng của Vạn Phúc và dân làng vẫn lấy ngày sinh của bà mồng 10 tháng 8 âm và ngày mất 25 tháng 12 là ngày tế lễ và giỗ tổ. Nhờ có bà mà nhân dân Vạn Phúc ngày này càng giàu đẹp phát triển đi lên cùng nghề dệt lụa. Ngày nay, nhân dân Vạn Phúc vẫn không quên công lao của bà và đang từng bước đi lên xây làng mình trở thành làng mạnh về kinh tế, văn hoá, xã hội văn minh, môi trường sách đẹp. 2.1.2 Những tác động về kinh tế của làng nghề. Lụa Vạn Phúc có tiếng từ xưa là thứ vải có chất liệu sang trọng dành cho các tầng lớp quan lại, nhà giàu, và dùng để cúng tiến vua chúa, triều đình. Ngày nay, cơ chế mở cửa, thị trường lụa Vạn Phúc có điều kiện vươn xa, không chỉ dành cho các du khách ngoại quốc mà cũng được nhân dân trong nước ưa chuộng. Lụa Vạn Phúc vẫn có tiếng van may áo, may váy vừa đẹp, vừa mát lại hợp vệ sinh trông thật sang trọng và thanh lịch. Những mét lụa Vạn Phúc sản phẩm của một làng nghề ven đô luôn luôn được đánh giá là thứ hàng sang trọng, đẹp nức tiếng bao đời nay. Vừa đặt chân đến đầu ngõ, nơi đầu làng vào Vạn Phúc, một ngôi làng vừa cổ, vừa hiện đại, du khách sẽ thấy ngay những cửa hàng, cửa hiệu giới thiệu và trưng bày sản phẩm với đủ màu sắc sặc sỡ. Từ đầu thế kỷ 20, lụa Vạn Phúc không chỉ dừng lại ở mặt hàng lụa đơn thuần mà đã phát triển rât đa dạng phong phú như vân, the, đũi tuýt so, lụa hoa văn hoa các loại. Những sản phẩm này đã vươn xa ra các thị trường nước ngoài như Thái Lan, Lào, sang Pháp, Nhật Bản tham gia các hội chợ Mácxây, Nam Vang( Campuchí ), Viên Chăn( Lào ), có sáu nghệ nhân được tặng bằng khen và các phần thưởng ở hội chợ này. Qua đó, khách du lịch đánh giá: hàng dệt lụa Vạn Phúc trở thành thứ sản phẩm tinh xảo, thể hiện trình độ cao của tay nghề người thợ Vạn Phúc. Nghề dệt lụa phải trải qua nhiều thời kỳ phát triển thăng trầm. Thời kỳ hợp tác xã làm ăn tập thể, lúc này chủ yếu làm gia công cho nhà nước theo kế hoạch, có xã có khoảng 359 máy dệt thủ công và một số máy chạy điện, sản lượng trung bình khoảng 450.000 m/ năm. Sau ngày giải phóng Miền nam, hợp tác xã mua thêm 120 máy dệt từ Sài Gòn chuyển ra, cơ sở vật chất được nâng dần lên. Thời kỳ biến động chính trị Đông Âu, làng nghề có lúc thăng trầm, sản phẩm khó tiêu thụ, đã có lúc tưởng như nghề dệt đã mai một. Sau những năm 1991, thời kỳ cơ chế quản lý thay đổi, nghề dệt cũng chuyển về hộ gia đình hơn 100 máy dệt chuyển cho xã viên. Từ đây, làng nghề dệt Vạn Phúc hoạt động theo quy mô hộ, hợp tác xã chỉ còn là đơn vị kinh doanh dịch vụ, cung ứng kỹ thuật. Cơ chế đổi mới của nhà nước tạo điều kiện cho nghề dệt mở rộng và phát huy khả năng kỹ thuật, thu hút các lớp thợ có tay nghề cao và đào tạo thêm những lớp trẻ vào làm nghề. Thêm vào đó thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng được mở rộng, thúc đẩy các nghệ nhân làng nghề thay đổi mẫu mã, tìm tòi nhiều kiểu mới, phong phú và đa dạng Các hộ gia đình cũng đầu tư mua sắm thêm cơ sở, vật chất, máy móc, trang thiết bị. Năm 1992 là 150 máy dệt, đến năm 2000 là 750 máy, 2001 trên 1000 máy. Trung bình mỗi hộ gia đình có từ 2 - 4 máy, sản lượng dệt hàng năm tăng gấp 7-8 lần những năm mới chuyển đổi cơ chế. Sản phẩm lụa Vạn Phúc hiện nay rất đa dạng phong phúc, nhiều là lụa hoa, the, vân, sa, đũi. Cũng có nhiều loại lụa chất lượng trung bình dành cho những người lao động bỉnh thường. Nhưng cũng có loại lụa có chất lượng cao, đòi hỏi tay nghề và kỹ thuật cao. Công nghệ dệt lụa cũng khá phức tạp và qua nhiều khâu. Với sợi dọc thì từ tơ nguyên liệu đánh ống, mắc theo trục dọc( một mắt cửi có từ 6000 đến 8000 sợi phải 4000 răng ), đưa vào dệt sơi ngang thì từ sợi tơ ta đánh suốt đưa vào con thoi đưa lên dệt. Khi dệt xong, khâu nhuộm rất quan trọng. Nhuộm tẩy chuột là kỹ thuật độc đáo, cả xã Vạn Phúc chỉ có 20 hộ nhuộm, trong đó có một hộ kỹ thuật nhuộm cao cấp theo kinh nghiệm gia truyền. Sau nhuộm là đưa sang phơi( sấy cán ) qua đánh thước rồi trở thành lụa Vạn Phúc. Nghề dệt lụa đã trở thành nghề sản xuất chính của nhân dân Vạn Phúc, thu hút phần lớn số lao động trong làng từ người già đến trẻ em đều say sưa với nghề. Cũng từ nghề dệt lụa đã hình thành nên một nhóm hệ thống dịch vụ xung quanh làng nghề, xưởng kỹ thuật, công cụ kỹ thuật cải tiến hoa văn cung ứng vật tư nguyên liệu, tẩy nhuộm, đội ngũ dịch vụ tiêu thụ sản phẩm... để có làng khép kín từ khâu công nghệ, nguyên liệu đến hoàn thành sản phẩm hàng hoá. Tóm lại: Nền kinh tế Vạn Phúc đã có những bước phát triển thăng trầm, có những lúc tưởng chừng như mai một, nhưng chính lúc đó nhân dân trong làng lại càng quyết tâm giữ cho được nghể truyền thống của mình. Chính vì vậy mà trong những năm gần đây kinh tế Vạn Phúc đang ngày một phát triển đi lên. Tính đến năm 2001 sản xuất thủ công nghiệp ở Vạn Phúc chiếm 63,5% hộ dân trong làng. Thu nhập của người dân hiện nay là 520000 - 570000 đ/tháng. Đời sống của nhân dân trong làng được cải thiện - dẫn đến sức mua đồ dùng sinh hoạt, vật chất ngày càng gia tăng. Kinh tế phát triển tạo điều kiện cho văn hoá - xã hội - giáo dục được cải thiện và nâng cấp. 2.1.3 Những tác động về văn hoá xã hội của làng nghề . Nghề dệt lụa Vạn Phúc không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế, mà còn thể hiện nét đẹp văn hoá của người Việt nam. Và tấm lụa Vạn Phúc cũng thể hiện nét đẹp về văn hoá Vạn Phúc. Con người Vạn Phúc cũng hết sức nhạy cảm và tinh tế phát huy những truyền thống tốt đẹp của cha ông để lại, người dân trong làng Vạn Phúc cùng nhau giữ nghề truyền nghề và bảo vệ nghề cho con cháu muôn đời sau trong làng. Nhân dân trong làng cùng nhau xây dựng làng trở thành một trong những làng văn hoá đầu tiên của tỉnh Hà Tây. Trong cơ chế thị trường, khi mà toàn thể đất nước đang từng ngày từng giờ thay đổi, Vạn Phúc cũng theo đó mà đi lên phát triển kinh tế. Nhưng không vì thế mà văn hoá truyền thống của làng bị mai một. Họ đã tiếp thu những tinh hoa, những văn minh tiên tiến của đô thị, của nước ngoài kết hợp với phong tục tập quán truyền thống quê hương để làm giàu thêm và phong phú hơn cho văn hoá của làng xã mình. Đó chính là nếp sống xưa - hoà quyện với nếp sống hiện đại, văn hoá truyền thống xưa hoà quyện với văn hoá ngày nay để cùng tồn tại và hội nhập. Toàn nhân dân Vạn Phúc kêu gọi” toàn dân đoàn kết xây dựng nếp sống văn hoá “ đạt kết quả cao: 95% số hộ trong làng được đánh giá là gia đình văn hoá. Nhờ có những chính sách mới về văn hoá của đảng và nhà nước, nhân dân trong làng cũng đoàn kết hơn. Việc tổ chức lễ hội, mừng thọ, tiệc cưới, việc tang và các hoạt động tình nghĩa khác chu đáo, tiêt kiệm.. tình làng nghĩa xóm càng thêm mật thiết gắn bó. Các phương tiện thông tin truyền thông được khai thác dười nhiều hình thức, truyền tin sáng tạo phục vụ kịp thời nhiệm vụ chính trị của địa phương. 2.1.4 Những tác động về môi trường của làng nghề. Cảnh quan môi trường - đường xá sạch đẹp, 100% ngõ xóm trong làng được bê tông hoá, ý thức về việc bảo vệ môi trường của người dân ngày càng được cải thiện, do giáo dục về môi trường và bảo vệ môi trường của cán bộ xã. Tuy nhiên, trong làng vẫn có ô nhiễm đặc biệt là ô nhiễm tiéng ồn, ảnh hưởng đến tâm lý đến việc nghe của nhân dân trong làng. Ngoài ra còn ô nhiễm nguồn nước. Hầu hết các dung dịch nhuộm vải của các hộ gia đình đều đổ xuống cống, xuống đất sông hồ, ảnh hưởng đến đời sống của người dân trong làng. Hầu hết các chất thải này đều rất độc và chưa qua xử lý. Làng Vạn Phúc hiện nay đang trên đà đổi mới mà phát triển ngày một khởi sắc. Số hộ giàu lên ở vùng quê cách mạng này ngày một nhiều hơn, số hộ đói nghèo giảm đến mức thấp nhất. Làng nghề phát triển thu hút 100% số lao động đều có việc làm ổn định kể cả người già và em nhỏ., thu nhập bình quân 500 - 600 ngàn đồng một lao động. Đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của làng ngày được cải thiện và nâng cao. Lụa của làng Vạn Phúc ngày càng phong phú đa dạng về mẫu mã, chất lượng, ngày càng được cải thiện, nó sẽ chiếm lĩnh thị trường, sánh ngang với sản phẩm lụa cao cấp của Hàng Châu (Trung Quốc ), hay Miến Điện ( Myama ). Ngành dệt lụa Hà Đông đã vực dậy một sức sống mới trong cơ chế mới, không hề phai nhạt bản sắc vốn có của một làng nghề truyền thống Việt Nam. Mãi mãi lụa Vạn Phúc vẫn làm đẹp cho cuộc đời bằng những sản phẩm mịn màng mổi tiếng của một sản phẩm văn hoá đặc sắc Việt Nam. Một Số Hình ảnh Về Làng Lụa Vạn Phúc. Chủ Tịch Nước Lê Đức Anh Về Thăm Làng Vạn Phúc Hà Đông 1994. Nhuộm Tơ Tằm Bằng Phương Pháp Thủ Công. 2.2 Làng Điêu Khắc Nhân Hiền . 2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển. Làng nhân Hiền thuộc xã Hiền Giang Huyện Thường Tín. Trước đây Nhân Hiền vốn có tên là Cổ Hiền. Thời Lê ở Cổ Hiền có Nguyễn Trung Quán thi đỗ tiến sĩ năm 1700 làm quan trong triều. Người dân Nhân HIền rất tháo vát đảm đang. Ngôi chợ làng đông vui tấp nập là chỗ để chị em phụ nữ làng Nhân HIền trổ tài khôn khéo đảm đang. Còn đàn ông ở Nhân Hiền lại biết rất nhiều nghề, nổi tiếng nhất là nghề chạm trổ. Các cụ trong ban chấp hành người cao tuổi cho biết, thợ mộc làng Nhân Hiền nổi tiếng cả nước. Thời nhà Nguyễn, các hoàng đế cho xây dựng lâu đài cung điện, các quan ở bộ công đã về tận Nhân Hiền để tìm thợ chạm khắc và nhiều cụ ở địa phương đã được triệu vào kinh đo Huế làm việc. Các cụ còn cho biết thêm, thời Pháp có cụ làng Nhân Hiền được mời về Hà Nội đóng tủ sách cho thư viện Quốc Gia, mặt hàng tinh xảo đó đã được đưa đi đấu xảo rất được khen ngợi. Nghe nói tủ sách này hiện vẫn để ở thư viện Quốc Gia Hà Nội, nhiều hiệp thợ mộc có tay nghề nổi tiếng trong nước tìm đến tham quan, song cho đến nay vẫn chưa có tay thợ nào đóng nổi chiếc tủ tiện lợi như thế. Từ xưa nhiều nghệ nhân, thợ giỏi làng Nhân Hiền từng góp sức làm các công trình kiến trúc nổi tiếng của nhà nước như Văn Miếu( Hà Nội ), đình làng Đỉnh Bảng( Bắc Ninh ), đình làng Hoàng Xã( Hà Tây )… Sau khi hoà bình lập lại, hàng điêu khắc được giời thiệu và xuất khẩu đi nhiều nước. Sản phẩm chủ yếu mà những người thợ Nhân Hiền làm ra là tượng phật, tượng Di Lặc. Ngoài làm tượng gỗ, người Nhân HIền còn khắc trên đá. Đặc biệt là khắc hình người trên bia phục vụ nội địa rất nhiều. Những nghệ nhân giỏi ở Nhân HIền thời nào cũng có, cụ ứng Trọng Nhân có nhiều kinh nghiệm trong việc chạm phù điêu chân dung và phong cảnh. Bất kể bằng chất liệu gỗ hay sừng, ngà cụ đều tạo được những kỳ công tuyệt đẹp ví như tác phẩm giỏ cua. Cái giỏ với chất liệu ngà chỉ to bằng ngón chân cái mà cụ diễn tả đầy đủ chi tiết như miệng hom, từng chiếc nan, nhìn kỹ lại thấy cả một đàn cua bò trong giỏ, bên ngoài giỏ là những con cua rất sống động. Một tác phẩm nữa là đàn ba ba cũng rất hấp dẫn người xem.. Ngoài công việc sáng tạo, cụ còn truyền dạy nghề cho thợ ở hợp tác xã. Nghệ nhân Hoàng Văn Thiều vừa sáng tác vừa dạy nghề, đẫ một thời làm giáo viện dạy nghề có uy tín ở trong trường Mỹ Nghệ của tỉnh Hà Tây. Nay tuổi cao, cụ đã nghỉ hưu, song công việc sáng tạo luôn thôi thúc cụ truyền lại những kinh nghiệm cho lớp thợ trẻ của xóm làng( Tạp chí dân tộc học số 1- 1991). 2.2.2 Thực trạng của làng nghề. 2.2.2.1 Văn hoá. Các di tích lịch sử văn hóa. Làng Nhân Hiền không chỉ được công nhận là làng nghề mà còn là làng văn hoá. Làng có Đình, có Chùa với khuôn viên rộng, nhiều cây cổ thụ bao quanh, kiến trúc cổ kính. Thời Tự Đức dân làng được ban tặng biển ngạch Mỹ tục khả phong đưa về treo ở quán chợ. Bấy giờ chợ Cầu Chiếc của Hiền Giang nổi tiếng đông vui. Quán chợ năm gian rộng lớn, dân tứ xứ đế họp chơm thường đến chiêm ngưỡng, thời kháng chiến chống Pháp chợ bị thiêu huỷ, bức biển ngạch cũng bị mất luôn. Gần đây dân làng trùng tu lại đinh, đang có dự kiến khôi phục lại biển ngạch, hiện nay ban di tích đã cho viết bốn chữ Mỹ tục khả phong ở cửa đình làng Nhân Hiền. Cũng như nhiều làng quê khác của Hà Tây, làng Nhân Hiền đã đăng ký xây dựng làng văn hoá mới theo tiêu chuẩn của UBND tỉnh ban hành. Chi bộ và nhân dân Nhân Hiền đã biết gạn đục khơi trong những truyền thống tốt đẹp của dân làng được hun đúc qua bao thế hệ đang được phát huy mạnh mẽ. Cuộc sống ở đây đang nhộn nhịp, hối hả, ngôi chợ làng vẫn đông vui tấp nập. Hàng hoá ở các nguồn Thường Tín, Thanh Oai, lân cận vẫn ùn ùn đưa về đây đã góp phần làm cho cuộc sống của dân làng thêm phong phú. Chợ họp vẫn đông vui, nhưng quán chợ không còn, biển ngạch không còn. Tuy thế, tinh thần của tấm biển khen vẫn luôn in đậm trong lòng người dân Nhân Hiền, hơn thế nữa nó vẫn hàng ngày, hàng giờ nhắc nhở mọi người trong làng phải biết làm gì để gìn giữ những mỹ tục tốt đẹp ấy. Các lễ hội truyền thống gắn với làng nghề. Hàng năm, hội làng Nhân Hiền được tổ chức từ 10 – 13 tháng giêng âm lịch thu hút đông đảo khách thập phường tới dự hội. Từ ngày 10 dân làng tổ chức rước thành Hoàng làng là Lỗ Văn Tiên Sinh ra Văn trai sau đó đén 13 lại rước về đình. Ngoài ra, trong hội còn có rất nhiều họat động và trò chơi bổ ích cho mọi người tham gia. 2.2.2.2 Những tác động của làng nghề đối với kinh tế. Tình hình kinh tế của Nhân Hiền ngày càng phát triển mạnh. Ngày xưa, chủ yếu sống bằng nông nghiệp bây giờ điêu khắc trở thành nghề chính, có 67% dân số trong làng làm nghề này. Theo thống kê của sở công nghiệp Hà Tây thì: Tổng số hộ Trong đó:Hộ sản xuất CN - TTCN 494( Hộ ) 360( Hộ ), chiếm tỷ lệ 73% Tổng số lao động Trong đó: Lao động SX CN - TTCN 1235( Người ) 617( Người ), chiếm tỷ lệ 50% Tổng giá trị sản xuất Trong đó: Giá trị SX CN - TTCN 4,41( Tỷ đồng ) 1,89(Tỷ đồng ), chiếm tỷ lệ 43% Thu nhập bình quân( TNBQ ) TNBQ từ sản xuất CN-TTCN 1,35( Triệu đồng )/ người/ năm 2,15 (Triệu đồng )/ người/ năm Sản phẩm của Nhân Hiền không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu đi nhiều nước Đài Loan, Hồng Kông, Campuchia, Lào, ấn độ, Thái Lan... ở Nhân Hiền hình thành nhiều xưởng sản xuất với quy mô vừa và nhỏ thu hút được lực lượng lao động lớn trong làng và những làng lân cận đến làng làm thuê. Nhiều ông chủ lớn ở các nơi về tận làng để đặt hàng như xưởng gỗ Bác Trúc, xưởng gỗ bác Tân, xưởng đá Phú Ninh... đều là những xưởng có uy tín trong làng. ả Đánh giá. Làng nghề điêu khắc Nhân Hiền ngày càng phát triển với quy mô lớn. Thủ công nghiệp đã chiếm phần lớn thu nhập của người dân. Sự phát triển của làng nghề đã làm tăng thu nhập của người dân và giúp Nhân Hiền trở thành thôn giàu mạnh nhất xã Hiền Giang. Tuy nhiên, ở đây không có hợp tác xã phát triển làng nghề, đầu ra cho sản phẩm không ổn định nên các xưởng sản xuất thì chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng. Điều quan trọng là Nhân Hiền chưa biết kết hợp khai thác du lịch ở làng nghề của mình. Nếu du lịch được kết hợp khai thác cùng với phát triển làng nghề thì nên kinh tế của Nhân Hiền ngày càng phát triển bởi lúc này không chỉ có ý nghĩa đơn thuần là làm nghề để bán sản phẩm mà phát triển du lịch sẽ kèm theo nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Nhân Hiền. Một Số Hình ảnh Về Làng Điêu Khắc Nhân Hiền Chùa Làng Nhân Hiền –Hiền Giang –Thường Tín –Hà Tây. Sản Phẩm Điêu Khắc Làng Nhân Hiền . 2.3 Làng Nghề Trai Thôn Ngọ. (thôn Ngọ Hạ xã Chuyên Mỹ huyện Phú Xuyên) Lịch sử hình thành và phát triển. Làng Ngọ Hạ có nghề khảm lâu đời, người có công truyền dạy nghề cho dân làng tương truyền là cụ Nguyễn Kim và Trương Công Thành ( dân làng kể về tổ nghề đều nhắc đến cả hai cụ ). Ngày đó, do sự tình cờ mà cụ tổ phát hiện ra vẻ đẹp rực rỡ của các vỏ trai dưới ánh sáng mặt trời. Cụ mang về mài dũa, gắn lên một số đồ dùng, thấy đẹp, từ đó cụ luôn nghĩ ra các hình mới để trang trí lên trên các đồ dùng, dần dần cụ đem những kinh nghiệm đó truyền lại cho con cháu, dân làng. Hiện nay, người kế tục được truyền thống nghề là nghệ nhân Nguyễn Văn Tố. Với kỹ thuật tinh xảo, cụ đã sáng tác và đưa nhiều đề tài mới có tính dân tộc và nghệ thuật khảm như đề tài các anh hùng dân tộc trong lịch sử, các tích Kiều... Nhiều bậc thợ ở làng nhờ cụ truyền dạy kinh nghiệm đã trở thành các thợ giỏi có tên tuổi như Nguyễn Thuyết Trình, Nguyễn Văn Hộ, Nguyễn Văn Dinh, Nguyễn Văn Liêm... và hàng ngũ thợ trẻ tài năng này nay đã đi khắp mọi miền trong nước, làm ra những sản phẩm đẹp phục vụ nhân dân và xuất khẩu, đồng thời họ cũng tham gia truyền lại nghề cho nhiều địa phương. Sản phẩm sập gụ, tủ chè, tủ chùa, quả trầu, bình phong, hộp đồ trang sức... sơn khảm trai với nhiều mẫu mã đáp ứng thị hiếu tiêu dùng, đảm bảo chữ tín và chất lượng cao. Nếu người hoạ sĩ dùng sơn màu, thuốc vẽ, người thợ thêu dùng chỉ màu và chất liệ thể hiện sinh động thực tiễn cuộc sống thì người thợ khảm chỉ dùng vỏ trai, xã cừ. Vỏ trai có nhiều loại, trai cánh mỏng vỏ, sẫm màu, trai thịt trắng vỏ dầy mình... Các loại vỏ trai, ốc hến có ở vùng Quy Nhơn, Đà Nẵng, Nha Trang... Ngày càng nhiều người đã ra tận nước ngoài mua nguyên liệu về sản xuất. Mỗi vật phẩm khảm trai đã phản ánh thời đại và tính hữu dụng thẩm mỹ thật cầu kỳ huyền bí, những chân dung, hình hài người lao động” hoa lá, cây cỏ, núi non, cảnh vật” soắn quện với nhau trong cuộc sống thật sinh động. Người thợ bỏ nhiều công phu sáng tác, vẽ, bào, cưa, đục mạn, hạ mặt tranh khảm, mài, đánh bóng hoàn thiện một sản phẩm như một tác phẩm nghệ thuật hấp dãn khiến lòng người ngơ ngẩn. 2 3.2 Thực trạng của làng nghề. 2.3.2.1 Văn hoá. 2.1.1 Các di tích lịch sử văn hoá. Làng khảm chuôn Ngọ, xã chuyên Mỹ là một ngôi làng có truyền thống văn hoá lâu đời, tồn tại hàng nghìn năm cùng với tuổi của làng nghề. Hiện nay, trong làng vẫn còn giữ được nét truyền thống của làng quê Việt Nam. Làng có cả đình và chùa với kiến trúc cổ kính và khuôn viên rộng rãi. Đặc biệt, ở làng Chuôn Ngọ trân trọng thờ Tổ nghề khảm tại ngôi đền giữa làng, trên khuôn viên vừa phả có công trình kiến trúc nghệ thuật thời Nguyễn, xung quanh là những cây cổ thụ ước tính vài trăm tuổi.. Cỗ ngai, bài vị thờ ở chính cung và nhiều đồ thờ tôn vinh Tổ nghề. Bằng công nhận di tích lịch sử văn hoá của Nhà nước ta treo trang trọng tôn vinh danh nhân tổ nghề khảm. 2.1.2 Các lễ hội truyền thống gắn với làng nghề . Ngoài những ngày kỷ niệm chung của cả nước, tiền lệ của làng hàng năm có nhiều ngày lễ được tổ chức vào mũa xuân. Hội làng được tổ chức vào ngày 15- 3 âm lịch là ngày giỗ cụ Tổ nghề Bản Cảnh thành Hoàng Đại Vương Tôn Trương Công Thành. Trong những ngày này đình, chùa, đền, miếu trong làng đều mở cửa để dân làng và khách thập phương đến làng dâng hương hành lễ, và dân làng tổ chức tế lễ mở hội rước kiệu quanh làng và tổ chức các trò chơi để tỏ lòng biết ơn các bậc hiền nhân có công với nước với làng. 2.3.2.2 Những tác động của làng nghề đối với kinh tế. Theo thống kê và xếp hạng tiêu chuẩn làng nghề Hà Tây năm 2000 thì làng nghề khảm trai thôn Chuôi Ngọ xã Chuyên Mỹ huyện Phú Xuyên có: Tổng số hộ: Trong đó: Hộ SX CN - TTCN 420 ( hộ ) 238( hộ ) chiếm tỷ lệ 56,5% Tổng số lao động Trong đó lao động SX CN - TTCN 1237 người. 705( người ) chiếm tỷ lệ 57,8%. Tổng giá trị sản xuất. Trong đó giá trị sản xuất CN – TTCN 5,4( Tỷ đồng ) 3,25( Tỷ đồng ) chiếm tỷ lệ 60% Thu nhập bình quân(TNBQ ) TNBQ từ sản xuất CN - TTCN 1,41( Triệu đồng/ người/ năm ) 2( Triệu đồng/ người/ năm ) Nghề khảm Ngọ Hạ qua năm tháng đã trải qua bao bước thăng trầm. ở làng Ngọ, xã chuyên Nỹ có tới 70% số hộ có lao động theo nghề khảm và tham gia các hoạt động dịch vụ phục vụ cho phát triển ngành nghề. Từ cái nôi, điểm xuất phát của nghề khảm trai tại làng Ngọ, đến nay nghề này đã lan ra cả bốn thôn khác là thôn Trung, thôn Thượng, thôn Đồng Vinh và thốn Bối Khê, vừa làm khảm trai, vừa chế biến trai phục vụ cho nghề. Có thể nhắc đến Chuyên Nỹ là một xã nghề. Nừu tính giá trị thu nhập từ ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của Chuyên Mỹ chiến tới 72% tổng giá trị và đây chính là nguồn thu nhập khá giúp cho Chuyên Mỹ trở nên giàu có. Mặc dù biến động của thời gian, nhiều lúc gian truân, chìm nổi nhưng Chuyên Mỹ vẫn giữ được một hợp tác xã thủ công ngày càng có tiếng đó là hợp tác xã sơn khảm Ngọ Hà. Ra đời từ năm 1960, với phương thức tổ chức tập trung, những năm 1970 hàng thủ công Ngọ Hạ đã có mặt ở nhiều nước xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ. Đã có thời điểm bốn hợp tác xã thủ công của xã Chuyên Mỹ được hợp nhất lại thành một hợp tác xã, giải quyết việc làm cho hơn ngàn lao động. Vào lúc khó khăn, hợp tác xã lại được tách ra và từ năm 1990 hợp tác xã Ngọ Hạ vẫn duy trì sản xuất tiếp tục làm hàng khảm lựa theo cơ chế thị trường. Từ năm 1990 đến 1994 các mặt hàng như tủ chè, sập gụ, tượng, khay chè... tiêu thụ rất chạy ở nước bạn Lào và được khách hàng ưa chuộng. Quá trình trưởng thành và đi lên của hợp tác xã là một chặng đường thăng trầm, ảnh hưởng của cơ chế nên ngày càng tìm ra những quy luật, giải pháp, làm ăn có hiệu quả. Hàng khảm không chỉ tiêu dùng nội địa theo thị hiếu Việt Nam, mà sản phẩm Chuyên Mỹ đã có mặt ở thị trường nước ngoài cùng với các nước khó tính chưa quen hàng Việt Nam như Anh, Hà Lan, Nhật, Mỹ và hơn 10 nước trên thế giới. Khảm trai, ốc là công đoạn cuối cùng để hoàn thành sản phẩm, nhưng các mặt hàng khảm có thể chia ra làm 2 mảng lớn như: Khảm trai, ốc trực tiếp trên các sản phẩm mộc như gỗ, đồng, đồi mồi... Khảm( trai, ốc ) sơn mài. Người thợ làng Ngọ có thể thực hiện bất kỳ hình vẽ nào dù tinh tế và phức tạp đến mức nào. Công việc rất nghệ sĩ này đã tự khẳng định và thể hiện tính độc đáo, trí tuệ nhờ vào đôi tay khéo léo, uyển chuyển của những người thợ Chuyên Mỹ. Sản phẩm của Chuyên Mỹ ngày càng đa dạng phong phú về mẫu mã, với nhiều mặt hàng mới. Mới đây, hợp tác xã thủ công sơn khảm Ngọ Hạ còn làm nhiều sản phẩm từ cót nứa( đã ngâm nứa rất kỹ ) để tạo ra các loại chum, lọ, bát, hộp tráp, đĩa... xuất sang các nước Nam Mỹ và Anh Quốc. Điều đáng quý là ở đây luôn giữ chữ tín cho nghề, thợ Chuyên Mỹ không làm hàng kém phẩm chất để ảnh hưởng đến uy tín của nghề. Hàn sơn khảm Ngọ Hạ đã nhận được nhiều phần thưởng cao như Huy chương vàng triển lãm hội chợ Giảng Võ năm 1998, Bộ văn hoá thể thao công nhận di tích văn hoá vào năm 1996, uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây công nhận đạt tiêu chuẩn làng nghề năm 2000. Người thợ Chuyên Mỹ ngoài sản xuất tại địa phương từ rất sớm còn bôn ba khắp nơi để truyền nghề, làm nghề. ở hà nội có phố Hàng Khay, phố của những người thợ khảm Chuyên Mỹ với nhiều cửa hàng sang trọng và nhiều thành phố khác cũng bày bán mặt hàng Ngọ Hạ. Trong sự phát triển đi lên của khoa học kỹ thuât, cải tiến và hiện đại một số công đoạn để giảm sức lao động, tăng năng suất và hiệu suất để tăng khối lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu xã hội. Trải qua bao đời nay, người thợ khảm vẫn bảo vệ được truyền thống lao động và sáng tạo được truyền thống lao động và sáng tạo của cha ông để giữ mãi tiếng thơm cho một làng nghề củ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDL 153.doc
Tài liệu liên quan