Nghiệp vụ môi giới chứng khoán 4
1.1 Khái quát về công ty chứng khoán 4
1.1.1 Khái niệm và phân loại công ty chứng khoán 4
1.1.1.1 Khái niệm 4
1.1.2 Mô hình của công ty chứng khoán 9
1.1.3 Hoạt động của công ty chứng khoán 11
1.1.3.1 Các nghiệp vụ cơ bản 11
1.1.3.2 Các nghiệp vụ phụ trợ 14
1.2 Nghiệp vụ môi giới của công ty chứng khoán 15
1.2.1 Bản chất và vai trò của nghiệp vụ môi giới chứng khoán 15
1.2.1.1 Bản chất và đặc điểm nghiệp vụ 15
1.2.1.2 Vai trò của hoạt động môi giới chứng khoán. 19
1.2.2 Quy trình giao dịch 22
1.2.3 Kỹ năng nghiệp vụ của người môi giới 29
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động môi giới chứng khoán 32
Chương II 36
Thực trạng nghiệp vụ môi giới chứng khoán của các công ty chứng khoán tại Việt Nam 36
2.1 Quá trình phát triển và tình hình hoạt động của công ty chứng khoán tại Việt Nam 36
2.1.1 Sự ra đời của các công ty chứng khoán 36
2.1.1.1 Bối cảnh kinh tế 36
2.1.1.2 Sự thành lập các công ty chứng khoán Việt Nam 38
Tên CtyCK 39
94 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1276 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp phát triển nghiệp vụ môi giới tại công ty chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, mỗi phòng phụ trách một mảng vấn đề nào đó như nghiên cứu và phát triển, công nghệ thông tin. Một số công ty có thể có cách thức tổ chức như sau:
* Phòng giao dịch (Phòng môi giới) : thực hiện giao dịch tại Sở giao dịch.Phòng này thực hiện các hoạt động như: Môi giới, mua bán chứng khoán cho khách hàng; Mua bán chứng khoán cho công ty; Lưu ký chứng khoán; Đại diện giao dịch tại sàn giao dịch;
Ngoài ra tại các công ty khác nhau, phòng này còn thực hiện các dịch vụ khác như: Đại lý cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán; Đại lý cho vay cầm cố chứng khoán; Quản lý danh mục đầu tư.
* Phòng phân tích và tư vấn đầu tư: Phòng này thực hiện các hoạt động như Phân tích, tư vấn đầu tư và phân tích các hoạt động đầu tư của công ty; Bảo lãnh, đại lý phát hành cổ phiếu, trái phiếu cho các tổ chức, doanh nghiệp; Dịch vụ tư vấn( tư vấn cổ phần hóa, tư vấn tái cơ cấu cho các tổ chức, doanh nghiệp, tư vấn định giá công ty và dịch vụ tư vấn khác).
* Phòng kế toán có nhiệm vụ
Tổ chức thực hiện công tác hạch toán, kế toán , thống kê hoạt động kinh doanh của công ty đúng pháp lệnh kế toán – thống kê của Nhà Nước.
Tổng hợp kết quả kinh doanh, lập báo cáo kế toán thống kê, phân tích tình hình thực hiện của các chỉ tiêu tài chính , chỉ tiêu lợi nhuận của toàn công ty và chi nhánh;
Tham mưu cho giám đốc trong việc tổ chức thực hiện chế độ quản lý tài chính theo các quy định hiện hành của Bộ tài chính và của công ty chứng khoán
* Phòng hành chính, tổng hợp, nhân sự:
Quản lý tổ chức nhân sự trong toàn công ty;
Chiến lược, kế hoạch phát triển , quản lý chi nhánh;
kiểm tra, kiểm soát nội bộ ;
Pháp chế, chế độ;
Công nghệ thông tin;
Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới;
Thông tin, đối ngoại ;
Quản trị văn phòng;
Thi đua, khen thưởng;
Nhìn chung, tổ chức các CtyCK còn thô sơ, lý do chính là vấn đề chi phí và hiệu quả. Các CtyCK rất ngần ngại việc mở rộng cơ cấu tổ chức và nhân sự do lượng công việc không nhiều mà các khoản thu nhập quá ít, chưa thể trang trải toàn bộ chi phí hoạt động và nếu đã mở rộng thì thu hẹp lại rất khó khăn.
2.1.2.2 Hoạt động nghiệp vụ tại các CtyCK Việt Nam
Ngay khi Trung tâm Giao dịch chứng khoán(TTGDCK) Thành phố Hồ Chí Minh đi vào hoạt động từ 20/07/2000, 6 CtyCK đầu tiên đã bắt đầu thực hiện những giao dịch đầu tiên trên TTCK tập trung này. Cho đến nay đã có 9 công ty chứng khoán trở thành thành viên và triển khai hoạt động tại TTGDCK.
“ Các tổ chức tài chính trung gian sau khi được cấp giấy phép hoạt động đã tập trung hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và cơ sở vật chất đảm bảo cho việc kết nối, hoạt động với Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, các nghiệp vụ tự doanh, tư vấn đầu tư liên quan đến mua bán chứng khoán đã được triển khai.
Tuy nhiên, các công ty chứng khoán còn gặp nhiều khó khăn, do khối lượng giao dịch ít, các nhà đầu tư không mặn mà với thị trường, vì vậy nguồn thu còn hạn chế, đây cũng là tất yếu khi thị trường mới ra đời. Các công ty chứng khoán đã nhận thấy điều đó, và đã cố gắng tìm cách khắc phục khó khăn vì sự phát triển của thị trường trong tương lai” 2
UBCKNN: Báo cáo tình hình hoạt động năm 2002 và Phương hướng hoạt động năm 2003
Hiện nay, hầu hết các công ty chứng khoán vẫn chưa sử dụng hết các nghiệp vụ chứng khoán, và trên thực tế, chất lượng của các nghiệp vụ chưa cao.
Đến nay, nghiệp vụ môi giới vẫn là nghiệp vụ được triển khai tích cực nhất. Tính đến tháng 31/12/2002, số tài khoản giao dịch khách hàng mở tại công ty chứng khoán là trên 13000 trong đó có tài khoản của 91 nhà đầu tư có tổ chức và 33 nhà đầu tư nước ngoài. Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh thu của các công ty trong năm 2001 là nghiệp vụ môi giới. Đây là hoạt động chủ đạo của các CtyCK và là hoạt động mang lại nguồn thu nhập chủ yếu trong tổng thu nhập từ chứng khoán của công ty.
Bắt đầu từ năm 2001, các CtyCK đã nghiên cứu, xây dựng và ban hành được quy trình nghiệp vụ môi giới riêng cho công ty mình. Các công ty đã đưa phần mềm giao dịch vào hoạt động nhằm hiện đại hoá giao dịch. Năm 2001, tổng doanh thu của các công ty chứng khoán là 35,153 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ dịch vụ môi giới là 9,238 tỷ đồng và trên thực tế các công ty đã có lãi. Sang năm 2002, do thị trường chứng khoán kéo dài một năm trầm lắng nên doanh thu của công ty giảm đáng kể.
Các công ty chứng khoán cũng gặp khó khăn trong bối cảnh khung pháp lý về CK và TTCK chưa hoàn thiện, nhiều khách hàng lợi dụng gây ảnh hưởng xấu đến thị trường. Chẳng hạn, trước khi có lệnh cấm huỷ lệnh, các huỷ bỏ với số lượng lớn thường xuyên xảy ra gây tác động xấu đến thị trường. Nhưng với việc quy định cấm lệnh huỷ mà UBCKNN ban hành sau đó lại làm khó khăn cho nhân viên môi giới khi họ vào sai lệnh. Một ví dụ điển hình như vậy đã xảy ra tại công ty chứng khoán Thăng Long trong phiên giao dịch ngày 09/03/2001.
Các công ty chứng khoán cũng đã triển khai hoạt động tự doanh nhưng tỷ trọng vẫn còn thấp hơn nhiều so với hoạt động môi giới. Lý do cũng xuất phát từ sự ít ỏi của hàng hóa kèm theo nguyên tắc thực hiện lệnh của khách hàng trước lệnh công ty. Danh mục đầu tư của các CtyCK được đánh giá là chưa đa dạng mặc dù các công ty có ý thức đầu tư vào trái phiếu và một số cổ phiếu chưa niêm yết. Công ty chứng khoán BSC và IBS đã tập trung phần lớn trong tổng giá trị vốn tự doanh của mình vaò các trái phiếu Ngân Hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam và trái phiếu Chính Phủ, Công ty FSC và công ty BVSC đầu tư vào cổ phiếu niêm yết, Công ty ACBS đầu tư vào cổ phiếu chưa niêm yết. Trong năm 2001, ba công ty chứng khoán có doanh thu hoạt động tự doanh cao nhất là: Công ty chứng khoán ACBS đạtn 3 tỷ đồng; Công ty chứng khoán Đệ Nhất đạt 1,8 tỷ đồng và công ty chứng khoán ARSC đạt 1,8 tỷ đồng. Công ty chứng khoán SSI và TSC chưa có doanh thu từ hoạt động này. Tổng giá trị tự doanh của các công ty chứng khoán trong năm 2001 là 34 tỷ đồng bằng 1,69% tổng giá trị giao dịch trên toàn thị trường. Tính đến 31/12/2002, hầu hết các công ty đều có doanh thu từ hoạt động tự doanh. Tuy nhiên, doanh thu này nhìn chung đều giảm sút so với năm 2001. Doanh thu từ tự doanh chứng khoán của Công ty chứng khoán Đệ Nhất là 676 triệu, chỉ bằng một nửa so với năm 2001. Công ty này nắm giữ các chứng khoán REE, SAM, TMS,HAP,BT6, GMD, SAV,TRI và nắm giữ cổ phiếu không niêm yết của công ty Hải Vân Nam. Doanh thu từ tự doanh của công ty chứng khoán Bảo Việt là 254 triệu, chỉ bằng 1/5 so với doanh thu từ hoạt động này của công ty năm 2001. Công ty ARSC là công ty có doanh thu từ tự doanh lớn nhất , đạt 4,9 rỷ, tăng gấp 2 so với năm 2001. Có thể nói, hoạt động tự doanh là một tiềm năng lớn của các công ty chứng khoán. Tuy nhiên, hiện nay các công ty vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc triển khai hoạt động này do thị trường chứng khoán chưa phát triển, thiếu các công cụ đầu tư có chất lượng để đáp ứng nhu cầu đầu tư của các công ty. Hơn nữa, tính thanh khoản của các chứng khoán thấp do đó nhiều công ty đầu tư vào cổ phiếu hiện vẫn chôn vốn trên thị trường chưa thể thu hồi được.
Trình độ cán bộ chưa cao, tâm lý ngại mạo hiểm và thiếu năng động trong việc tìm kiếm các hoạt động mới, sự hạn chế của cơ quan quản lý Nhà nước là những nhân tố cản trở hoạt động kinh doanh chứng khoán của các công ty chứng khoán này. Ngoài ra, Các công ty chứng khoán chưa thể hiện được vai trò bình ổn thị trường. Khi thị trường qua nóng họ phải là người bán ra cổ phiếu để làm giảm áp lực của thị trường; ngược lại khi thị trường ảm đạm do cổ phiếu liên tục rớt giá, chính họ phải mua vào cổ phiếu, kích thích đầu tư để hâm nóng trở lại thị trường. Vai trò của nhà tạo thị trường còn được biết đến thông qua việc phân luồng các nhà đầu tư, chuyển bớt được phần nào nhu cầu đầu tư cổ phiếu sang trái phiếu để làm giảm áp lực trên thị trường cổ phiếu.
Hoạt động tư vấn đầu tư được các CtyCK thực hiện dưới 2 hình thức tư vấn niêm yết và tư vấn đầu tư. Việc tư vấn cho cá nhân các nhà đầu tư được các công ty thực hiện miễn phí. Việc làm này một phần giúp các công ty nâng cao nghiệp vụ, tạo dựng hình ảnh công ty và định hướng đầu tư cho khách hàng. Nhằm cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư, một số công ty như BVSC, TSC, BSC đã phát hành hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng các bản tin nội bộ, những bản tin này được phát không cho các nhà đầu tư mở tài khoản tại công ty. Tuy nhiên, các công ty chưa thực sự tư vấn cho khách hàng biết cách sử dụng vốn của mình một cách hiệu quả. Cho đến nay, hoạt động nghề nghiệp công ty triển khai nhiều là tư vấn niêm yết. Các công ty cổ phần đủ điều kiện thường khoán cho các chuyên viên phân tích, tư vấn thực hiện các bước chuẩn bị từ soạn thảo bản cáo bạch, chuẩn bị hồ sơ pháp lý công ty, các báo cáo kế toán, kiểm toán, điều lệ công ty...Một thực tế ở thị trường chứng khoán Việt Nam là công tác tư vấn nói chung hay những bản phân tích công ty nói riêng, còn ở mức độ trung bình. Nguyên nhân do bởi trình độ của các chuyên viên còn hạn chế. Quả thực, để tuyển được chuyên viên phân tích giỏi thì mức thu nhập phải tương xứng, nhưng các công ty chứng khoán đều vấp phải bài toán chi phí trong bối cảnh của một TTCK chưa phát triển, thu nhập chính còn hạn chế nên chưa thể đầu tư nhiều vào nghiệp vụ này. Trong tương lai, các công ty sẽ phải tập trung nhiều hơn vào nghiệp vụ này bởi mục đích thực sự của các nhà đầu tư hay công ty cổ phần là chất lượng tư vấn nên chi phí công việc cũng được gia tăng tương xứng, đủ để thu hút nhân tài vào trong lĩnh vực này và bù đắp chi phí của công ty chứng khoán. Hy vọng lúc đó, các bản phân tích sẽ thuyết phục hơn, chất lượng đầu tư cao hơn, môi trường kinh doanh minh bạch và công bằng hơn.
Trong năm 2002, hầu hết các công ty đều có doanh thu từ hoạt động tư vấn, 3 CtyCK không có doanh thu là TSC, IBS, ARSC. Doanh thu từ tư vấn đầu tư của CtyCK Bảo Việt tuy chỉ bằng 36% so với năm 2001, đạt 125 triệu đồng song vẫn là công ty có doanh thu tư vấn lớn thứ hai . Công ty SSI là công ty có doanh thu tư vấn lớn nhất, đạt 1,5 tỷ. Ngoài ra, doanh thu của các công ty chứng khoán khác tuy có tăng so với năm 2001 nhưng đạt giá trị không đáng kể. Công ty FSC đạt 18 triệu, CtyCK BSC đạt 65 triệu, ACBS đạt 50 triệu.
Tính đến ngày 30/4/2003, trong 10 công ty chứng khoán được cấp phép hoạt động thì có tới 8 công ty đăng ký thực hiện nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư. Song tính đến 30/12/2003 mới chỉ có công ty chứng khoán BVSC, IBS triển khai thực hiện và doanh thu từ hoạt động này còn khiêm tốn so với tiềm năng. Năm 2001, doanh thu từ hoạt động này của công ty chứng khoán BVSC là 322 triệu đồng, công ty IBS là 2 triệu đồng. Năm 2002, số công ty thực hiện nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư nâng lên 4 công ty, đó là BVSC, BSC, TSC IBS với giá trị uỷ thác lên đến nhiều tỷ đồng. Đối tượng khách hàng nhận uỷ thác đầu tư bao gồm cả khách hàng là cá nhân và khách hàng là tổ chức. Đầu năm 2003, công ty chứng khoán BSC đã đưa ra dịch vụ quản lý danh mục đầu tư bảo đảm với lợi nhuận cam kết tối thiểu 8,8% Năm, thời hạn đầu tư là 1 năm. Sáu công ty khác chưa có doanh thu từ hoạt động này. Nguyên nhân là do các công ty chứng khoán vừa mới thành lập, còn đang tập trung kiện toàn bộ máy, đào tạo cán bộ đồng thời, thị trường mơí đi vào hoạt động, hàng hoá còn chưa nhiều, tổng giá trị thấp. Do quy mô thị trường nhỏ nên dễ ảnh hưởng bởi yếu tố đầu cơ và dễ tổn thương khi nền kinh tế có biến động lớn. Biến động giá chứng khoán trong thời gian qua ảnh hưởng không nhỏ tới giá trị danh mục đầu tư và tạo nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư. Công chúng đầu tư còn mới làm quen với một loại hình đầu tư mới và chưa tin tưởng vào công ty chứng khoán. Khung pháp lý cho hoạt động của thị trường còn chưa hoàn chỉnh, sự điều hành của Uỷ ban chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán còn nặng tính hành chính.
Tính đến thời điểm này, mới có công ty BVSC và công ty VCBS là có doanh thu từ hoạt động bảo lãnh phát hành với giá trị lần lượt là 558,3 triệu đồng và 5 triệu đồng. Công ty chứng khoán BVSC thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành trái phiếu Quỹ hỗ trợ phát triển với giá trị trên 100 tỷ đồng. Từ đầu tháng 11 năm 2002, công ty chứng khoán này cũng đã hoàn tất việc xây dựng phương án huy động vốn qua phát hành trái phiếu công trình cho dự án xây dựng đường Cầu Giẽ- Ninh Bình theo đơn đặt hàng của Bộ Giao thông – Vận tải. Trong dự án này, Công ty chứng khoán Bảo Việt tham gia với tư cách là người tư vấn phát hành trái phiếu cho Bộ Giao thông vận tải. Sau khi dự án này được Chính phủ phê duyệt, Công ty sẽ tham gia làm đại lý phát hành hoặc bảo lãnh phát hành cho đợt phát hành này.
Có thể nói, nhu cầu vốn của các doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn, các công ty đều có thể phát hành cổ phiếu và trái phiếu, các DNNN, các quỹ đầu tư phát triển có thể phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, việc phát hành chứng khoán của các công ty còn nhiều hạn chế. Do khả năng huy động trên thị trường chưa cao nên các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chủ yếu tìm kiếm nguồn vốn bằng cách vay các NHTM hoặc các quỹ đầu tư phát triển. Đây cũng là khó khăn cho các công ty chứng khoán triển khai nghiệp vụ này. Đến nay, hầu hết các công ty mới chỉ làm đại lý phát hành cho công ty cổ phần giấy Hải Phòng, trong đợt công ty này phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn và làm đại lý phát hành cho một số công ty cổ phần chưa niêm yết. Do hình thức bảo lãnh phát hành hiện nay là cam kết chắc chắn trong khi phí bảo lãnh phát hành không được vượt quá 3% nên công ty chứng khoán cũng gặp khó khăn khi muốn triển khai nghiệp vụ này.
Năm 2002, VCBS là công ty có doanh thu từ bảo lãnh phát hành lớn nhất, đạt 2,5 tỷ đồng, tiếp đến là công ty BVSC đạt 1,3 tỷ, ARSC đạt 889 triệu đồng, IBS đạt 84 triệu, BSC đạt 52 triệu. TSC, FSC là 2 công ty không có doanh thu từ hoạt động này.
Ngoài các nghiệp vụ chính, các công ty chứng khoán phối hợp với tổ chức tín dụng, công ty viễn thông nhằm cung cấp thêm các dịch vụ hỗ trợ khách hàng như cầm cố chứng khoán, ứng trước tiền bán chứng khoán, theo dõi giao dịch, đặt lệnh giao dịch mà không cần tới sàn giao dịch của công ty; ký hợp đồng thực hiện việc lưu ký chứng khoán, quản lý danh sách cổ đông với các công ty cổ phần chưa niêm yết.
Như vậy, hoạt động nghiệp vụ của các công ty chứng khoán chưa được triển khai đầy đủ và đa dạng. Nhưng cùng với sự phát triển của thị trường, các công ty chứng khoán đang nổ lực khắc phục các yếu kém và khẩn trương chuẩn bị tiền đề cho việc đa dạng hoá, phát triển và hoàn thiện nghiệp vụ của mình.
2.1.2.3 Đánh giá chung tình hình hoạt động của các công ty
Qua thời gian hoạt động, nhìn chung các CtyCK tuân thủ theo đúng Nghị định 48/1998/NĐ-CP của Chính Phủ, cũng như các quy định của UBCKNN và Luật Doanh nghiệp. Trên thực tế, các công ty chứng khoán cũng đã đáp ứng một số yêu cầu phục vụ khác hàng và đạt được các chỉ tiêu về doanh số có thu nhập. Một số công ty đã và đang triển khai chi nhánh và đại lý để có thể tiếp nhận lệnh của khách hàng tại các địa phương trong nước.
Kết thúc năm tài chính 2001, hầu hết các công ty chứng khoán đều có lợi nhuận, sớm hơn kế hoạch chịu lỗ trong vòng 3-5 năm đầu tiên hoạt động. Doanh thu môi giới bình quân đạt 1,1 tỷ đồng, doanh thu tự doanh bình quân đạt 1,3 tỷ đồng, trong đó công ty SSI là công ty dẫn đầu thị trường về doanh thu từ nghiệp vụ môi giới và tư vấn đầu tư, Công ty chứng khoán ACBS dẫn đầu về doanh thu tự doanh, CtyCK BVSC là công ty duy nhất có doanh thu từ nghiệp vụ bảo lãnh phát hành. Năm 2002 là năm khó khăn cho các công ty chứng khoán trong việc triển khai hoạt động của mình. Tình hình diễn biến thị trường trong năm 2002 có nhiều bất lợi, đặc biệt là giá chứng khoán liên tục giảm sút, kể từ cuối năm 2001 và kéo dài đến cuối năm 2002, số lượng nhà đầu tư tham gia giao dịch ngày càng giảm. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới doanh thu của các công ty chứng khoán. Nhìn chung, lợi nhuận sau thuế của các công ty đều giảm sút so với năm 2001( Bảng 2.3). Các công ty chứng khoán thua lỗ trong hoạt động môi giới và sa lầy trong hoạt động đầu cơ.
Bảng 2.3 Hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán Việt Nam
công ty
lợi nhuận sau thuế(triệu VND)
2000
2001
2002
Bvsc
1037
1862
3378
Fsc
886
2128
1586
Ssi
-950
697
499
Bsc
70
1991
1486
Tsc
-128
528
130
Acbs
-233
7647
4502
Ibs
103
1466
1039
Arsc
0
-703
7859
Vcbs
0
0
1285
Nguồn : UBCKNN
Cho đến nay, sau gần 3 năm, có thể nói hoạt động của các công ty còn rất hạn chế và yếu kém. Các công ty chủ yếu tập trung vào hoạt động môi giới, nghiệp vụ khác cũng có triển khai nhưng chưa thực sự tích cực. Tính chủ động trong việc tìm kiếm và triển khai hoạt động mới yếu, hoạt động thiếu năng động. Các công ty chứng khoán nói chung còn hoạt động với chất lượng dịch vụ và trình độ nghiệp vụ còn ở mức độ rất thấp và chưa có cơ chế ràng buộc lợi ích với khách hàng. Phần lớn lợi nhuận của các CtyCK có được là do được ưu đãi thuế và miễn phí lệ phí cấp phép chứ không phải từ hoạt động kinh doanh chứng khoán hiện có. Phần lớn các công ty đã có lãi trong năm 2001 và 2002 nhưng nếu chúng ta không tính đến ưu đãi thuế thì lãi thực tế sẽ rất thấp.
Thời gian qua, đối mặt với thị trường chứng khoán ở Việt Nam, bên cạnh những thuận lợi nhờ sự ưu ái tài chính của Chính phủ và sự trợ giúp của các công ty mẹ cũng như cơ hội học hỏi kinh nghiệm chuyên môn từ những CtyCK ở các nước có nền kinh tế phát triển, các công ty chứng khoán cũng vẫn còn vấp phải những khó khăn như:
Một là, sự khan hiếm các loại chứng khoán niêm yết, chủng loại nghèo nàn, chưa phải là “ đại diện” cho thực lực kinh tế Việt Nam, tổng giá trị giao dịch thực tế quá nhỏ, trong khi đó thị trường chứng khoán chưa phản ánh được giá trị thực của nó.
Hai là, Thị trường chứng khoán kém sôi động, chỉ số VN-index rớt giá liên tục và sự mất lòng tin của công chúng đầu tư vào thị trường cũng ảnh hưởng không nhỏ tơí hoạt động của các CtyCK.
Ba là, các công ty chứng khoán Việt Nam đang phụ thuộc nặng nề vào hoa hồng từ khách hàng nhỏ lẻ nhằm tạo thu nhập. Hoạt động này sẽ tạo ra nguồn thu nhập không ổn định cho các công ty chứng khoán vì lợi nhuận từ hoạt động môi giới giao động theo tình hình thị trường chứng khoán biến động. Thêm vào đó, việc thể chế hoá các hoạt động giao dịch và sự cạnh tranh giữa các hệ thống giao dịch sẽ làm giảm khả năng sinh lời từ doanh thu của hoạt động môi giới.
Bốn là, tiềm lực tài chính thấp dẫn đến quy mô hoạt động nhỏ bé, và thu nhập không cao. Công ty chứng khoán lớn nhất chỉ có 60 tỷ đồng vốn đăng ký. Để tham gia đầy đủ các loại hình hoạt động, đặc biệt là loại hình bảo lãnh phát hành và tự doanh, các CtyCK cần phải tăng vốn và tăng nguồn huy động vốn khác. Tuy nhiên, hiện nay các CtyCK đang gặp khó khăn cho việc tăng vốn vì phần lớn những công ty này là công ty TNHH, và là công ty con của NHTM. Cách duy nhất để tăng vốn trong các công ty này là bơm vốn từ NHTM. Mặt khác, các NHTM lại phải đối mặt với những hạn chế việc đầu tư quá mức vào những định chế tài chính khác. Vì vậy, CtyCK là công ty con của NHTM gặp trở ngại rất lớn khi muốn tăng vốn và thành lập thêm các chi nhánh mới.
Có thể nói trong thời gian này, các CtyCK còn gặp phải rất nhiều khó khăn, do đó đòi hỏi các công ty phải nổ lực không ngừng, tìm kiếm cơ hội kinh doanh để duy trì và phát triển hoạt động của mình.
2.2 Thực trạng hoạt động môi giới chứng khoán của các công ty chứng khoán Việt Nam
2.2.1 Khung pháp lý cho hoạt động MGCK
Môi giới chứng khoán là nghiệp vụ chủ yếu của các công ty chứng khoán trong thời điểm hiện nay.
Nghị định 48/1998/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 11/7/1998 là văn bản pháp lý cao nhất hiện tại về chứng khoán và TTCK. Nghị định này quy định việc phát hành chứng khoán ra công chúng, giao dịch chứng khoán và các dịch vụ liên quan đến chứng khoán và TTCK trên lãnh thổ Việt Nam.
Nghị định nêu rõ: ” môi giới chứng khoán là hoạt động trung gian hoặc đại diện mua bán chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng.” Một công ty chứng khoán muốn hành nghề môi giới chứng khoán phải có mức vốn pháp định là 3 tỷ đồng. Theo sau nghị định 48/1998 của Chính phủ, UBCKNN đã ban hành quyết định số 04/1998/QĐ-UBCK3 ngày 13/10/1998 về việc ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của Công ty Chứng khoán. Trong chương 4 của quyết định này nêu rõ: Công ty chứng khoán phải hoạt động theo nguyên tắc giao dịch trung thực và công bằng, vì lợi ích của khách hàng; kinh doanh có kỹ năng, tận tuỵ, có tinh thần trách nhiệm; đảm bảo nguồn tài chính trong cam kết kinh doanh chứng khoán với khách hàng; tổ chức và thực hiện công tác thanh tra và kiểm soát nội bộ để đảm bảo hoạt động cho công ty, nhân viên của công ty phù hợp với các quy định của pháp luật.
Điều 21, Quyết định 04 quy định, việc mở quản lý tài khoản của khách hàng phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa công ty chưng khoán và khách hàng; công ty phải quản lý tài khoản của khách hàng tách biệt với tài sản chứng khoán của công ty. Hàng tháng hoặc theo yêu cầu của khách hàng, công ty chứng khoán phải gửi cho khách hàng bản sao kê tài khoản tiền và chứng khoán trên tài khoản; công ty chứng khoán không được tiết lộ các thông tin về tài khoản của khách hàng nếu chưa được khách hàng đồng ý bằng văn bản trừ những trường hợp thông tin này phải báo cáo cho UBCKNN, TTGDCK hoặc yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong quyết định này cũng nêu rõ công ty chứng khoán được cấp giấy phép thực hiện môi giới, tự doanh phải liên tục duy trì mức vốn khả dụng tối thiểu 8% trên tổng vốn nợ đã điều chỉnh. Quy định này nhằm đảm bảo khả năng tài chính của công ty trong các giao dịch.
Phí môi giới mua bán chứng khoán cho khách hàng: Đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư: tối đa không quá 0,5% trị giá giao dịch. Trái phiếu: Tối đa không quá 0,25% trị giá giao dịch.
Khách hàng nắm giữ chứng chỉ chứng khoán và muốn đưa vào giao dịch, nhân viên yêu cầu khách hàng nộp chứng chỉ chứng khoán trước khi đặt lệnh. Khi khách hàng nộp chứng chỉ, thành viên phải giao cho khách hàng biên lai nhận chứng chỉ chứng khoán và thực hiện lưu ký tại trung tâm giao dịch chứng khoán.
Theo văn bản mới nhất được ban hành, Khách hàng có thể đặt lệnh giới hạn hoặc lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh( ATO). Đây là lệnh mua bán chứng khoán nhưng không ghi trước giá do người đầu tư đưa ra cho môi giới để thực hiện theo mức gía khớp lệnh. Lệnh nhập vào hệ thống giao dịch không được phép huỷ bỏ trong cùng đợt khớp lệnh nhưng được huỷ bỏ phần còn lại của lệnh gốc hoặc hoặc lệnh gốc chưa được thực hiện ở lần khớp lệnh trước. Mức ký quỹ bằng tiền mặt trong trường hợp khách hàng mua chứng khoán là 70% giá trị chứng khoán đặt mua.
Trường hợp người hành nghề kind doanh chứng khoán là: a)Người hành nghề kinh doanh chứng khoán đồng thời làm việc hoặc góp vốn vào 2 hay nhiều công ty chứng khoán, làm giám đốc, thành viên hội đồng quản trị, cổ đông sở hữu trên 5% cổ phần có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành.b) Người hành nghề kinh doanh trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia bán khống chứng khoán không thuộc quyền sở hữu tại thời điểm giao dịch, mua bán chứng khoán trong khi tổ chức phát hành chưa công bố thông tin ra công chúng, công bố tuyên truyền sai sự thật, tham gia hoạt động và cho vay chứng khoán, tham gia hoạt động thao túng, lũng đoạn thị trường.
Tóm lại, qua việc phân tích các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động môi giới chứng khoán có thể rút ra nhận xét sau:
Trong thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong việc soạn thảo, phê chuẩn và ban hành các văn bản pháp luật để điều chỉnh hoạt động theo kịp với sự thay đổi của môi trường kinh tế. Điều này tạo điều kiện tốt cho sự phát triển của công ty chứng khoán nói chung và nghiệp vụ môi giới chứng khoán nói riêng.
Tuy nhiên khung pháp lý hiện nay chỉ phù hợp với thị trường mới thành lập còn nhỏ bé, lượng hàng hóa chưa nhiều. Cơ chế xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khoán chưa cụ thể, mức độ chế tài không cao. Thực tế trong suốt 3 năm hoạt động vừa qua, người môi giới có thể sử dụng hàng ngàn kẽ hở để mưu lợi bất chính, như đặt lệnh trước khách hàng, giao dịch thái quá để lấy phí, mua bán lén lút không thông báo cho công ty chứng khoán. Hoạt động thị trường là mỗi ghi nhận về vấn đề phát sinh chưa được lường trước về mặt kỹ thuật( Mở tài khoản tại nhiều công ty, đặt nhiều lệnh trong một phiên giao dịch) cũng như về ý thức( thông tin sai lệch, chậm trễ, nội gián). Những điều mắt thấy tai nghe đã khiến không ít nhà đầu tư nghi ngờ về đạo đức nghề nghiệp của một số người đang hành nghề môi giới. Hiện tại, chưa có những quy định chi tiết về sự phối hợp thanh tra giữa Uỷ ban chứng khoán Nhà nước và trung tâm giao dịch chứng khoán trong hoạt động giám sát trên thị trường, hay việc phối hợp trong công tác kiểm tra trực tiếp tại công ty chứng khoán. Ngoài ra, cho đến thời điểm này cũng chưa có quy định cụ thể về đạo đức nghề nghiệp của các nhân viên môi giới. Trong quy chế về tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán mới chỉ quy định một cách chung chung về nghĩa vụ của công ty như : Cung cấp một cách đầy đủ, trung thực, kịp thời cho khách hàng, công ty phải tách biệt hoạt động môi giới cho khách hàng và hoạt động tự doanh của công ty...nhưng chưa có những quy định cụ thể những vấn đề đó. Trong chương VIII của Nghị định 48/1998/NĐ-CP, quy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0347.doc