MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .
CHưƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ PHÁI SINH
1. Những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ phái sinh .
1.1. Khái niệm .
1.3. Phân loại công cụ phái sinh .
1.3.1. Hợp đồng kỳ hạn (Forward contract) .
1.3.2. Hợp đồng tương lai (Fututes Contract) .
1.3.3. Hợp đồng quyền chọn (Options Contract) .
1.3.4. Hợp đồng hoán đổi (Swaps Contract) .
1.4. Vai trò nghiệp vụ phái sinh đối với các ngân hàng thương mại
1.4.1. Vai trò của công cụ phái sinh trong việc phòng ngừa rủi ro
1.4.2. Kinh doanh cung cấp dịch vụ bảo hiểm rủi ro cho khách hàng
1.4.3. Những công cụ quan trọng cho mục đích đầu cơ của các NHTM .
2. Các điều kiện phát triển nghiệp vụ phái sinh tại ngân hàng thương mại
2.1. Điều kiện vĩ mô .
2.1.1. Điều kiện pháp lý .
2.1.2. Điều kiện thị trường .
2.1.3. Điều kiện hạ tầng cơ sở .
2.2. Điều kiện từ phía ngân hàng .
2.2.1. Quy trình làm việc .
2.2.2. Đội ngũ cán bộ phái sinh .
2.2.3. Công nghệ .
2.3. Điều kiện từ phía khách hàng .
3. Bài học kinh nghiệm từ một số nước trên thế giới trong việc thực hiện các nghiệp
vụ phái sinh .
3.1. Bài học từ Mỹ .
3.2. Bài học từ Trung Quốc .
3.2.1. Thị trường phái sinh Trung Quốc .
3.2.2. Thể chế tài chính tham gia thị trường phái sinh Trung Quốc
3.3. Bài học từ Ấn Độ .
3.4. Bài học cho Việt Nam .
CHưƠNG II: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ PHÁI SINH TẠI CÁC
NGÂN HÀNG THưƠNG MẠI VIỆT NAM
1. Tổng quan về thị trường phái sinh Việt Nam .
1.1. Thị trường kỳ hạn Việt Nam .
1.2. Thị trường tương lai Việt Nam .
1.3. Thị trường quyền chọn Việt Nam .
1.3.1. Quyền chọn tiền tệ .
1.3.2. Quyền chọn tiền Đồng Việt Nam .
1.3.3. Quyền chọn vàng .
1.3.4. Quyền chọn lãi suất .
1.4. Thị trường hoán đổi Việt Nam .
1.4.1. Hoán đổi ngoại tệ .
1.4.2. Hoán đổi lãi suất .
2. Thực trạng thực hiện nghiệp vụ phái sinh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
2.1. Nghiệp vụ kỳ hạn .
2.2. Nghiệp vụ tương lai .
2.3. Nghiệp vụ quyền chọn .
2.3.1. Quyền chọn ngoại tệ .
2.3.2. Quyền chọn tiền đồng .
2.3.3. Quyền chọn vàng .
2.3.4. Quyền chọn lãi suất .
2.4. Nghiệp vụ hoán đổi .
2.5. Ví dụ áp dụng công cụ phái sinh tại Eximbank và Sacombank
2.5.1. Eximbank .
2.5.2. Sacombank .
3. Đánh giá thực trạng phát triển nghiệp vụ phái sinh tại các ngân hàng thương mại
Việt Nam .
3.1. Những kết quả đạt được .
3.1.1. Góp phần phổ biến công cụ phái sinh cho doanh nghiệp trong nước
3.1.2. Tăng cạnh tranh giữa các ngân hàng, thúc đẩy hoạt động NHTM phát triển
3.1.3. Phòng ngừa rủi ro cho ngân hàng, doanh nghiệp, bình ổn nền kinh tế
3.2. Những tồn tại .
3.3. Nguyên nhân .
CHưƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ PHÁI SINH TẠI CÁC NGÂN
HÀNG THưƠNG MẠI VIỆT NAM .
1. Cơ hội và thách thức trong việc phát triển nghiệp vụ phái sinh tại các ngân hàng
thương mại Việt Nam .
1.1. Cơ hội .
1.2. Thách thức .
2. Giải pháp phát triển nghiệp vụ phái sinh tại ngân hàng thương mại Việt NamError!
Bookmark not defined.
2.1. Giải pháp vĩ mô .
2.1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp lý liên quan tới các công cụ phái sinh . Error!
Bookmark not defined.
2.1.2. Hoàn thiện, phát triển thị trường hàng hóa và thị trường tài chính . Error!
Bookmark not defined.
2.1.3. Hoàn thiện quy chế kế toán và thuế .
2.1.4. Thành lập Sở giao dịch Chứng khoán phái sinh
2.2. Giải pháp từ phía các ngân hàng thương mại .
2.2.1. Các cấp lãnh đạo ngân hàng cần nhận thức được sự cần thiết của việc sử dụng các
công cụ phái sinh .
2.2.2. Tổ chức kinh doanh nghiệp vụ phái sinh .
2.2.3. Đẩy mạnh công tác marketing các sản phẩm phái sinh . Error! Bookmark not
defined.
2.2.4. Đào tạo nguồn nhân lực .
2.2.5. Trang bị công nghệ phù hợp .
2.2.6. Tăng cường cơ chế kiểm soát nội bộ .
2.2.7. Mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng nước ngoài
2.2.8. Phát triển các sản phẩm phái sinh mới .
2.2. Giải pháp từ phía khách hàng .
3. Kiến nghị nhằm phát triển nghiệp vụ phái sinh tại các ngân hàng thương mại Việt
Nam .
3.1. Kiến nghị với Chính phủ .
3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước .
KẾT LUẬN .
93 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7336 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp phát triển nghiệp vụ phái sinh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạc đá quý thực sự quan tâm tìm kiếm công cụ bảo vệ rủi
ro giá vàng. Tuy nhiên đến nay, quyền chọn vàng vẫn còn khá mới mẻ đối với cả các
ngân hàng cung cấp và các nhà đầu tư tại thị trường Việt Nam.
4
3
Về đối tượng giao dịch, quyền chọn vàng được áp dụng đối với các cá nhân và tổ
chức có nhu cầu muốn bảo hiểm rủi ro sự biến động của vàng. Tuy nhiên, cũng như các
loại quyền chọn khác, khách hàng chỉ là người mua quyền chọn chứ không phải là người
bán. Thực tế cho thấy lượng khách hàng giao dịch quyền chọn vàng chủ yếu là các doanh
nghiệp kinh doanh vàng, sử dụng quyền chọn vàng để phòng ngừa rủi ro cho hoạt động
nhập vàng hoặc mua bán vàng là chính. Mục đích đầu cơ không phổ biến ở Việt Nam khi
các chủ thể chưa am hiểu về tình hình thị trường vàng thế giới và trong nước cũng như
thiếu khả năng phân tích, dự đoán về biến động giá vàng tương lai.
Khách hàng muốn thực hiện quyền chọn vàng phải giao dịch vàng tối thiểu 50 lượng
và mức trả phí khá cao. Vì vậy, trên thị trường vàng, hợp đồng quyền chọn vàng đang dần
bị thay thế bởi các nghiệp vụ mua bán giao ngay hoặc kỳ hạn 3 đến 6 tháng do phí phải
trả trong hợp đồng kỳ hạn thấp hơn nhiều so với dịch vụ quyền chọn vàng và phù hợp với
khách hàng có thu nhập ổn định và nhu cầu thanh toán thực sự,.
1.3.4. Quyền chọn lãi suất
Phần lớn nguồn vốn tài trợ cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt
Nam là nguồn vay nợ từ bên ngoài, đặc biệt từ ngân hàng. Đối với các doanh nghiệp có
các hợp đồng tín dụng trung, dài hạn với giá trị lớn và lãi suất cố định luôn phải đối mặt
với nguy cơ rủi ro lãi suất rất lớn. Từ nhu cầu phòng ngừa rủi ro như vậy quyền chọn lãi
suất ra đời tại Việt Nam.
Bắt đầu từ ngày 07/09/2004, NHNN thực hiện chương trình thí điểm 1 năm cho
phép NHTM thực hiện nghiệp vụ quyền chọn lãi suất. Các NHTM phải có quy trình
nghiệp vụ quyền chọn lãi suất phù hợp với thông lệ quốc tế và không trái pháp luật Việt
Nam, trong đó có các biện pháp phòng ngừa rủi ro. Số vốn gốc hợp đồng quyền chọn lãi
suất tối đa bằng 15% vốn tự có của ngân hàng. Tổng số vốn gốc tối đa của tất cả các hợp
đồng quyền chọn lãi suất trong thời gian thí điểm không quá 50% vốn tự có.
Theo quy định hiện nay, các giao dịch quyền chọn lãi suất được phép thực hiện tại
Việt Nam đối với những khoản cho vay và đi vay trung hạn (dưới 5 năm) bằng USD hoặc
bằng EUR. Đối tác thực hiện giao dịch quyền chọn lãi suất là các doanh nghiệp hoạt động
4
4
tại Việt Nam, các NHTM hoạt động tại Việt Nam được NHNN cho phép và các ngân
hàng nước ngoài.
1.4. Thị trƣờng hoán đổi Việt Nam
1.4.1. Hoán đổi ngoại tệ
Cùng với giao dịch kỳ hạn ngoại tệ, hoán đổi ngoại tệ lần đầu tiên được phép thực
hiện tại Việt Nam vào năm 1998 theo Quy chế hoạt động giao dịch hối đoái kèm theo
Quyết định số 17/1998/QĐ-NHNN7 ngày 10/01/1998. Chỉ có các NHTM, ngân hàng đầu
tư và phát triển mới được giao dịch hoán đổi với các TCTD khác, các pháp nhân Việt
Nam, và NHNN. Trong đó, NHNN tiến hành các giao dịch hối đoái với các TCTD thông
qua thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Các NHTM, ngân hàng đầu tư và phát triển muốn
thực hiện hoán đổi ngoại tệ phải có Quyết định của Thống đốc NHNN cho phép kinh
doanh ngoại hối; có hệ thống thông tin, báo cáo thống kê tốt, nắm được trạng thái ngoại tệ
của các chi nhánh và toàn bộ hệ thống trong ngày; có quy chế quy định trạng thái ngoại tệ
cho các bộ phận kinh doanh ngoại hối trong hệ thống; báo cáo đầy đủ, thường xuyên số
liệu về doanh số, trạng thái ngoại tệ của NHNN; có đội ngũ cán bộ được đào tạo, thông
thạo các nghiệp vụ giao dịch hối đoái.14 Mức phí giao dịch hoán đổi do các NHTM ấn
định nhưng trong biên độ mà nhà nước cho phép.
Theo quyết định trên, kỳ hạn giao dịch tối đa đối với giao dịch hối đoái hoán đổi là 6
tháng từ ngày ký hợp đồng giao dịch. Đến năm 2004, kỳ hạn này được đổi thành từ 3
ngày đến 365 ngày theo quyết định số 648/2004/QĐ-NHNN ngày 28/5/2004.
Trước khi quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN ra đời thì ngân hàng thực hiện giao
dịch hoán đổi với NHNN theo biểu phí như sau:
Bảng 4: Biểu phí giao dịch hoán đổi của NHNN
Kỳ hạn 7 ngày 15 ngày 30 ngày 60 ngày 90 ngày
Mức tỷ giá hoán đổi 0,80% 0,85% 1,00% 1,35% 1,70%
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
14
Điều 5, Quy chế hoạt động giao dịch hối đoái kèm theo Quyết định số 17/1998/QĐ-NHNN7
4
5
Như vậy, sau khi thực hiện bán giao ngay ngoại tệ cho NHNN để lấy VND, đồng
thời mua kỳ hạn 7 ngày lượng ngoại tệ đó thì ngân hàng phải bỏ ra chi phí là 0,8% trên
tổng lượng ngoại tệ giao dịch với tỷ giá lúc ký hợp đồng hoán đổi. Tương tự các mức phí
cho giao dịch hoán đổi kỳ hạn 15 ngày là 0,85%; 30 ngày là 1,00%; 60 ngày là 1,35% và
90 ngày là 1,70%. Với mức phí cao như vậy, ngân hàng chỉ thực hiện giao dịch hoán đổi
với NHNN khi thực sự cần thiết.
Quyết định 1452/2004/QĐ-NHNN của thống đốc NHNN quy định cách xác định tỷ
giá kỳ hạn trong giao dịch hoán đổi, đó cũng chính là cách xác định tỷ giá kỳ hạn có cùng
kỳ hạn. Tỷ giá hoán đổi luôn cao hơn rất nhiều so với tỷ giá giao ngay có cùng kỳ hạn. Kỳ
hạn của giao dịch hoán đổi càng dài thì chênh lệch giữa tỷ giá hoán đổi và mức biến động
tỷ giá giao ngay cùng thời kỳ càng lớn, xu thế này chỉ khuyến khích giao dịch một chiều
là mua giao ngay và bán kỳ hạn ngoại tệ để kiếm chênh lệch, do đó ngân hàng chưa thực
hiện giao dịch hoán đổi với các doanh nghiệp.
Việc áp dụng giao dịch hoán đổi đã giúp ngân hàng kiểm soát tốt nguồn vốn khả
dụng, giúp giải quyết tình trạng thiếu hụt vốn VND tạm thời, từ đó nâng cao được hiệu
quả kinh doanh. Nhưng do sự hạn chế của NHNN về đối tượng sử dụng và cách tính tỷ
giá chưa phù hợp nên từ khi ra đời đến nay đã hơn 9 năm mà thị trường hoán đổi ngoại tệ
vẫn chưa phát triển mạnh.
1.4.2. Hoán đổi lãi suất
Hoán đổi lãi suất ở Việt Nam khá phát triển, ngân hàng và doanh nghiệp thực hiện
giao dịch hoán đổi lãi suất nhằm phòng ngừa rủi ro biến động lãi suất thị trường.
Tuy nhiên, để có thể thực hiện nghiệp vụ này, các ngân hàng phải có đủ các điều
kiện: có vốn tự có từ 1.000 tỷ đồng hoặc giá trị tương đương trở lên; đảm bảo các tỷ lệ an
toàn vốn trong hoạt động kinh doanh theo quy định của NHNN Việt Nam; đã có quy trình
thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất, trong đó gồm cả biện pháp phòng ngừa rủi ro; có
tổng lãi ròng các giao dịch hoán đổi lãi suất là số dương (trường là số âm thì tối đa bằng
5% vốn tự có của ngân hàng đó); đối với trường hợp thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất
ngoại tệ, thì phải được NHNN Việt Nam cho phép hoạt động ngoại hối; đối với trường
4
6
hợp thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất giữa hai đồng tiền, phải thực hiện các quy định
về quản lý ngoại hối liên quan đến việc trao đổi vốn gốc.
Còn đối với doanh nghiệp muốn thực hiện hoán đổi lãi suất thì phải có giao dịch gốc
được thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam. Giao dịch gốc đó là một
trong các giao dịch tiền gửi, phát hành hoặc đầu tư giấy tờ có giá, vay vốn, cho thuê tài
chính, mua hàng hoá trả chậm. Đồng thời doanh nghiệp phải có khả năng tài chính hoặc
thực hiện các biện pháp bảo đảm do hai bên thoả thuận để thực hiện nghĩa vụ thanh toán
số lãi ròng phải trả cho ngân hàng.
Theo quy chế thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất kèm theo quyết định của Thống
đốc NHNN Việt Nam số 1133/2003/QĐ-NHNN ngày 30/09/2003 quy định thời hạn của
một hợp đồng hoán đổi lãi suất phải phù hợp với thời hạn của khoản vay gốc, nhưng tối
đa là 5 năm kể từ ngày hợp đồng đó có hiệu lực. Kết thúc thời hạn này, các bên có thể gia
hạn hợp đồng, hoặc sửa đổi các thỏa thuận bằng phụ lục hợp đồng, hoặc thanh lý hợp
đồng để ký kết hợp đồng hoán đổi lãi suất mới.
Các ngân hàng bị ràng buộc số nợ gốc của các hợp đồng hoán đổi lãi suất đối với
một doanh nghiệp không vượt quá 30% vốn tự có của ngân hàng.
Đến năm 2006, NHNN đã cho phép các tổ chức tín dụng được phép cung cấp 4 loại
giao dịch hoán đổi lãi suất15: (i) Hoán đổi lãi suất một đồng tiền (đồng Việt Nam hoặc
ngoại tệ). (ii) Hoán đổi lãi suất giữa hai đồng tiền hay hoán đổi lãi suất tiền tệ chéo, trong
đó việc trao đổi vốn gốc đầu kỳ do các bên thỏa thuận thực hiện hoặc không thực hiện,
nhưng bắt buộc phải có trao đổi vốn gốc vào cuối kỳ theo tỷ giá được thỏa thuận từ ngày
hợp đồng có hiệu lực. (iii) Hoán đổi lãi suất bắt đầu trong tương lai, các bên có thể thỏa
thuận về thời điểm trong tương lai mà kể từ thời điểm đó giao dịch bắt đầu có hiệu lực
thanh toán. (iv) Hoán đổi lãi suất cộng dồn, trong đó số lãi phải trả và được nhận được
tính theo các mức lãi suất đã thỏa thuận có kèm theo các điều kiện dựa trên biến động tỷ
giá và lãi suất của thị trường.
15
Quyết định số 62/2006/QĐ-NHNN
4
7
2. Thực trạng thực hiện nghiệp vụ phái sinh tại các ngân hàng thương mại
Việt Nam
Từ khi xuất hiện tới nay các NVPS tại Việt Nam phát triển rất khiêm tốn với những
chương trình thí điểm của NHNN. Nhiều NVPS đã dần được các ngân hàng triển khai
thực hiện. Hiện nay, các nghiệp vụ này đã có mặt tại nhiều NHTM Việt Nam. Một số sản
phẩm phái sinh phức tạp đã bắt đầu xuất hiện, tuy nhiên số lượng còn rất hạn chế và hầu
hết là do các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam thực hiện.
Bảng 5: Tổng hợp các nghiệp vụ phái sinh tại các NHTM Việt Nam
Ngân hàng
Kì hạn
Tương
lai
Quyền chọn Hoán đổi
Hối
đoái
Vàng
Ngoại
tệ
Tiền
Đồng
Vàng
Tiền
tệ
Lãi
suất
Vàng
Citibank X X
SCB X
BIDV X X X X X
VCB X X X X X X
HSBC X X X X
Calyon X
ABN AMRO X
VIB X X X X X
ACB X X X
Techcombank X X X X
MB X X X X
Eximbank X X X X X X
Sacombank X X X X X X X
ICB X X X X
Agribank X X
ANZ X
Nguồn: Tổng hợp từ website của các ngân hàng
4
8
2.1. Nghiệp vụ kỳ hạn
Nghiệp vụ kỳ hạn mà các NHTM thường xuyên thực hiện nhất là mua bán ngoại tệ
kỳ hạn. Giao dịch kỳ hạn ngoại tệ ra đời vào năm 1998, đây là thời điểm nền kinh tế Việt
Nam vừa trải qua giai đoạn tăng trưởng ngoạn mục và chủ trương hội nhập kinh tế đạt
được thành công vượt bậc. Ngoại thương Việt Nam khiến nhu cầu bảo hiểm rủi ro ngoại
hối của các doanh nghiệp cũng như ngân hàng tăng cao. Đây là tiền đề giúp hợp đồng kỳ
hạn ngoại tệ phát huy hiệu quả và được chú trọng sử dụng.
Tuy nhiên, trải qua hơn 12 năm phát triển, nghiệp vụ kỳ hạn ngoại tệ tại các NHTM
vẫn chưa phát triển mạnh, chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với giao dịch giao ngay. Theo thống kê
của BIS, tỷ trọng giao dịch kỳ hạn trên thế giới tăng liên tục, từ chỗ chỉ chiếm 4,58% tổng
doanh số giao dịch ngoại hối toàn cầu năm 1989 đến năm 2009 con số này là 12,08%.
Trong khi đó, tại các NHTM Việt Nam mua bán kỳ hạn ngoại tệ tăng rất ít đi kèm với
tăng trưởng vượt bậc trong doanh số mua bán ngoại tệ khiến tỷ trọng doanh số mua bán
kỳ hạn gần như không thay đổi.
Biểu đồ 3: Doanh số mua bán ngoại tệ tại các NHTM Việt Nam
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
0
5000
10000
15000
20000
25000
30000
35000
40000
45000
50000
Tổng doanh
số mua bán
giao ngay
Tổng doanh
số mua bán
kỳ hạn
4
9
Tốc độ tăng trưởng doanh số giao dịch kỳ hạn trong 3 năm đầu không ổn định. Năm
1999, doanh số kỳ hạn chỉ đạt 425 tỷ VND giảm 5% so với 444,1 tỷ VND năm 1998.
Sang năm 2000, doanh số giao dịch kỳ hạn tăng vọt 139% so với năm 1999 (đạt 1.015,1
tỷ VND). Kể từ năm 2001, tốc độ tăng trưởng giao dịch kỳ hạn tương đối ổn định. Tuy
nhiên, mức tăng là không đáng kể. Ví dụ như trong năm 2008, doanh số giao dịch kỳ hạn
chỉ tăng 16% so với năm 2007 (năm 2008 đạt 3.428 tỷ VND, năm 2007 đạt 2.943 tỷ
VND). Vì doanh số bán lớn hơn doanh số mua, nên nếu xét riêng nghiệp vụ mua bán kỳ
hạn, thì các NHTM luôn ở trạng thái ngoại tệ đoản, nghĩa là chịu rủi ro tỷ giá khi tỷ giá
tăng nhiều hơn so với dự kiến.
Thị trường ngoại hối VN luôn ở tình trạng khan hiếm ngoại tệ, buộc các đơn vị phải
tìm cách mua kỳ hạn để phòng khan hiếm ngoại tệ trên thị trường giao ngay. Vì thế, các
NHTM bán kỳ hạn cho doanh nghiệp nhiều mà mua vào lại ít.
Bảng 6: Tỷ trọng của giao dịch kỳ hạn trên VinaForex
Năm
Tỷ trọng kỳ hạn
/Tổng doanh số mua bán
Tỷ trọng mua, bán kỳ hạn
Tổng mua bán kì hạn Mua kì hạn Bán kì hạn
1998 10,6% 100% 38% 62%
1999 2,8% 100% 39% 61%
2000 5,5% 100% 24% 76%
2001 5,6% 100% 19% 81%
2002 5,6% 100% 14% 86%
2003 4,9% 100% 17% 83%
2004 5,2% 100% 18% 82%
2005 5,5% 100% 22% 78%
2006 5,6% 100% 23% 77%
2007 5,7% 100% 28% 72%
2008 5,9% 100% 31% 69%
2009 6,0% 100% 27% 73%
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
5
0
Tỷ trọng kỳ hạn trên tổng doanh số mua bán chỉ có sự thay đổi rất nhỏ qua các năm.
Trong 5 năm gần đây tỷ trọng này chỉ vào khoảng 5,5%-6,0%. Tỷ lệ mua và bán kỳ hạn
cũng có sự thay đổi qua các năm nhưng nhìn chung khoảng cách giữa mua và bán vẫn rất
rộng. Đặc biệt trong khoảng thời gian từ năm 2001 tới năm 2004, doanh số bán kỳ hạn
gấp hơn 4 lần doanh số mua. Trong các năm 2007, 2008, 2009, doanh số mua kỳ hạn chỉ
vào khoảng 30% tổng giao dịch trên VinaForex.
Tính tới thời điểm ngày 01/07/2010 nghiệp vụ mua bán ngoại tệ kỳ hạn đã được
triển khai thực hiện tại hầu hết các NHTM Việt Nam. Có thể kể tới những ngân hàng lớn
như Agribank, Eximbank, Techcombank, VCB, BIDV, HSBC, Sacombank, Vietinbank,
MB… Tại các ngân hàng, mua bán ngoại tệ kỳ hạn được thực hiện qua hệ thống xử lý và
hạch toán tự động. Khi thanh toán, khách hàng chuyển khoản qua tài khoản Nostro tại
ngân hàng nước ngoài hoặc tại Sở Giao dịch NHNN. Giao dịch mua bán ngoại tệ kỳ hạn
được thực hiện qua một số hình thức như: Reuters, phone, fax... Giao dịch mua bán với
các định chế tài chính chưa tham gia hệ thống giao dịch Reuters thực hiện bằng hợp đồng
ký qua Fax, bản gốc gửi qua EMS. Nghiệp vụ này thường do phòng kinh doanh ngoại tệ
phụ trách. Giao dịch kỳ hạn ngoại tệ được thực hiện với tất cả các ngoại tệ mạnh như
USD, EUR, CAD, GBP, JPY, SGD, AUD, HKD, CHF, CNY...và các ngoại tệ chuyển đổi
khác theo nhu cầu của khách hàng.
Việc triển khai thực hiện giao dịch ngoại tệ kỳ hạn tại các NHTM Việt Nam vẫn còn
nhiều hạn chế. Chẳng hạn, tại Vietinbank, nghiệp vụ kỳ hạn tiền tệ chỉ phát triển nhỏ lẻ.
Giá trị các hợp đồng kỳ hạn còn rất thấp. Năm 2008, giá trị ghi sổ kế toán của giao dịch
kỳ hạn tiền tệ tại ngân hàng chỉ bằng 15.354 triệu đồng. Quý I năm nay, giá trị này chỉ
bằng 19.165 triệu đồng và toàn bộ là ký kết với các đối tác trong nước.
Tuy nhiên, tại nhiều ngân hàng, nghiệp vụ kỳ hạn ngoại tệ đã đạt được những thành
công nhất định. Tại Sacombank trong những năm gần đây, tổng giá trị hợp đồng kỳ hạn
tăng khoảng 30%/ năm. Đây là một thành công của ngân hàng trong công tác phổ biến
thông tin được sự hỗ trợ từ phía nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh trong những năm
gần đây.
5
1
Bảng 7: Giao dịch kỳ hạn tiền tệ từ năm 2008 tới nay tại Sacombank
Đơn vị: triệu đồng
Thời gian
Tổng giá trị của hợp
đồng kỳ hạn tiền tệ
Tổng giá trị ghi sổ kế toán
Tài sản Công nợ
2008 561.096 - 6.829
2009 737.900 27.870 -
Quý I năm 2010 987.114 21.247 -
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2008, 2009 và QI/2010 của Sacombank
Tuy có sự phát triển nhanh chóng nhưng quy mô của các hợp đồng kỳ hạn tiền tệ
được ký kết vẫn không lớn tại Sacombank. Điều này cũng giống với Eximbank trong thời
gian trước 2007. Điều bất ngờ là bắt đầu từ năm 2008, các hợp đồng kỳ hạn được
Eximbank ký kết có giá trị tăng vọt. Tổng giá trị hợp đồng kỳ hạn tiền tệ năm 2008 gấp
gần 10 lần năm 2007. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng không ổn định giữa các năm. Năm
2009, tốc độ tăng chỉ vào khoảng 10%.
Bảng 8: Giao dịch kỳ hạn tiền tệ từ năm 2006 tới nay tại Eximbank
Đơn vị: triệu đồng
Thời gian
Tổng giá trị của hợp
đồng kỳ hạn tiền tệ
Tổng giá trị ghi sổ kế toán
Tài sản Công nợ
2006 232.491 2 -
2007 240.234 - 449
2008 2.344.288 101.164 -
2009 2.621.518 788 -
Quý I năm 2010 1.618.713 7.829 -
Nguồn: Các báo cáo thường niên và Báo cáo tài chính QI/2010 của Eximbank
Với giao dịch hối đoái kỳ hạn, Eximbank yêu cầu mức ký quỹ 3% giá trị hợp đồng
cho các giao dịch USD/VND; mức ký quỹ từ 7 – 10% giá trị hợp đồng cho các giao dịch
có loại ngoại tệ khác với giao dịch USD/VND.
5
2
Bên cạnh kỳ hạn tiền tệ, nghiệp vụ mua bán vàng kỳ hạn cũng đã xuất hiện tại các
NHTM Việt Nam và đạt được những bước tiến đáng kể. Tại Eximbank, đến cuối năm
2007, nghiệp vụ kỳ hạn thu hút đến 65 ngàn lượng vàng với 338 hợp đồng được ký kết
mặc dù nghiệp vụ này mới được ngân hàng áp dụng và cho phép khách hàng của mình
thực hiện vào đầu năm 2006.
lượng vàng SJC. Bên cạnh Eximbank, các ngân hàng khác cũng thực hiện nghiệp vụ này
như Sacombank… Một nghiệp vụ kỳ hạn khác là lãi suất kỳ hạn. Hợp đồng kỳ hạn lãi
suất cũng đã được Techcombank tiến hành và đã thu được những kết quả nhất định.
2.2. Nghiệp vụ tƣơng lai
Nghiệp vụ tương lai không được các NHTM Việt Nam sử dụng nhiều như các CCPS
khác trong mục đích phòng vệ. Chính vì vậy, giao dịch tương lai tài chính không phát
triển. Nghiệp vụ tương lai chủ yếu được thực hiện tại Việt Nam hiện nay là các giao dịch
tương lai hàng hóa mà các NHTM làm trung gian.
Tháng 9/2004, NHNN đã cho phép Techcombank thực hiện giao dịch hợp đồng
tương lai trên thị trường hàng hóa. Techcombank là ngân hàng Việt Nam đầu tiên cung
cấp dịch vụ này với mục đích hỗ trợ khách hàng trong việc quản trị rủi ro, hạn chế tối đa
mức thua lỗ có thể có, bảo đảm được lợi nhuận cũng như tiếp cận với các phương thức
kinh doanh hiện đại của các thị trường lớn trên thế giới. Đối tượng khách hàng củ
ộ kinh doanh chuyên sản xuất, xuất khẩu hàng hóa
(hàng nông sản như cà phê, chè, lương thực... và các loại hàng hóa khác). Bên cạnh đó,
Techcombank cũng ký kết hợp đồng tương lai hàng hóa với các doanh nghiệp chuyên
nhập khẩu các mặt hàng như sắt thép, dầu....
Các hợp đồng tương lai hàng hóa được Techcombank cung cấp từ cuối năm 2004.
Đến năm 2005, Ngân hàng đạt được kết quả bước đầu với các thị trường: thị trường Cà
phê Luân Đôn, thị trường New York, thị trường Chicago và thị trường Tokyo.
5
3
Bảng 9: Hợp đồng mua bán hàng hóa tương lai phân theo các thị trường
tại Techcombank năm 2005
Đơn vị: Triệu đồng
Theo các thị trường Hợp đồng mua Hợp đồng bán Số dư thuần
Thị trường Cà phê Luân Đôn 153.189 43.233 109.956
Thị trường New York 12.388 69.155 (56.767)
Thị trường Chicago 44.617 - 44.617
Thị trường Tokyo 4.719 2.179 2.540
Tổng các thị trường 214.913 114.567 100.346
Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính năm 2005 của Techcombank
Từ bảng trên ta cũng có thể thấy Techcombank cung cấp một lượng lớn các hợp
đồng tương lai cà phê cho các đối tác trong nước. Các hợp đồng mua Cà phê chiếm tới
hơn 70% tổng các hợp đồng mua. Thị trường cà phê Việt Nam tiếp tục phát triển tạo tài
sản cơ sở cho các hợp đồng tương lai cà phê phát triển.
Trong những năm tiếp sau, giá trị các hợp đồng mua giảm đáng kể, hợp đồng tương
lai vẫn chưa được chào đón và sử dụng như một công cụ hữu ích. Điều này có thể hiểu là
do các sản phẩm phái sinh thường được sử dụng tại Việt Nam như công cụ phòng vệ, mục
đích đầu cơ không được quan tâm nhiều. Vì thế, khách hàng thường sử dụng hợp đồng kỳ
hạn thay vì hợp đồng tương lai. Các nhà đầu cơ cũng chưa được biết nhiều tới hợp đồng
tương lai. Tuy nhiên, cùng với thời gian, cho tới nay, các hợp đồng tương lai đã bắt đầu
được sử dụng nhiều hơn và có những thành công đáng kể.
Bảng 10: Giá trị hợp đồng tương lai hàng hóa tại Techcombank năm 2004 – 2009
Đơn vị: triệu đồng
Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Mua hàng hóa tương lai 33.243 214.913 12.813 6.051.861 1.395.433 2.923.293
Bán hàng hóa tương lai 5.874 114.567 205.156 5.881.154 1.414.321 2.187.934
5
4
Nguồn: Các báo cáo thường niên của Techcombank
Qua bảng số liệu ta có thể thấy xu hướng tăng rõ ràng thành 2 thời kỳ từ 2006 về
trước và 2007 tới nay. Từ năm 2007 đến 2009, giá trị các hợp đồng tương lai ký kết tăng
mạnh so với trước đó. Hợp đồng hàng hóa tương lai đã dần trở thành sản phẩm truyền
thống của Techcombank và được nhiều người biết đến.
Techcombank có ưu thế về công nghệ để thực hiện nghiệp vụ tương lai hàng hóa.
Ngân hàng có hệ thống máy tính được nối mạng với các thị trường lớn như: LIFFE,
SIMEX, TOCOM, NYBOT...giúp khách hàng theo dõi được diễn biến của giá cả trên thế
giới. Cùng với Techcombank, BIDV là ngân hàng thứ 2 được quyền thí điểm cung cấp
hợp đồng tương lai. Tuy nhiên dù cũng đã có hợp đồng được ký kết, đây vẫn còn là một
nghiệp vụ chưa được phát triển mạnh tại ngân hàng này. VCB cũng đã đưa ra sản phẩm
tương lai ngoại hối.
2.3. Nghiệp vụ quyền chọn
Mặc dù các ngân hàng cung cấp dịch vụ quyền chọn từ năm 2004 nhưng cho đến
nay, loại hình này vẫn chưa phát triển mạnh. Doanh số giao dịch rất nhỏ.
Bảng 11: Doanh số quyền chọn tiền tệ ở VCB, ACB, Eximbank năm 2005-2009
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2005 2006 2007 2008 2009
VCB 1.462 1.818 2.328 3.006 3.730
ACB 679 1.701 4.884 31.812 45.517
Eximbank 3.848 6.128 20.667 23.868 20.508
Nguồn: Báo cáo tổng hợp của NHNN
Đây là các ngân hàng đi tiên phong trong việc thực hiện thí điểm quyền chọn. Tuy
doanh số còn thấp, chiếm tỷ trọng không cao trong tổng doanh số giao dịch ngoại tệ
nhưng con số này lại tăng qua các năm. Nhất là ở ngân hàng ACB trong năm 2008, doanh
số tăng 26.928 triệu đồng so với năm 2007. Các ngân hàng khác cũng đã thực hiện hợp
đồng quyền chọn là Sacombank, Techcombank, Vietinbank,…
2.3.1. Quyền chọn ngoại tệ
5
5
Theo công văn số 135/NHNN-QLNH, Eximbank là ngân hàng đầu tiên trong cả
nước được thực hiện thí điểm nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ. Sau Eximbank,
NHNN cũng cho phép 7 ngân hàng khác thực hiện thí điểm nghiệp vụ này, gồm Citibank,
HSBC, BIDV, ACB, VCB, ICB và Agribank.
Tính đến tháng 6/2004, chỉ có 50 hợp đồng quyền chọn được ký kết với doanh số
thực hiện hơn 50 triệu USD của Eximbank với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập
khẩu, còn 7 ngân hàng còn lại không ký được hợp đồng nào. Từ 2004 đến 2007, mặc dù
không còn giới hạn về số lượng ngân hàng tham gia giao dịch quyền chọn ngoại tệ nhưng
thực tế cho thấy các hoạt động mua bán này chưa thực sự sôi động, chỉ tập trung vào chi
nhánh các ngân hàng nước nước ngoài như HSBC hay Citibank và một số ít ngân hàng
Việt Nam như Eximbank, Techcombank.
Cho tới nay, các ngân hàng đều đã thực hiện quyền chọn ngoại tệ với các đồng tiền
tự do chuyển đổi như USD, CAD, JPY, CHF, SGD, AUD, GBP, HKD. Các ngân hàng
thường quy định quy mô tối thiểu hợp đồng quyền chọn tương đương 100.000 USD
(Techcombank, VCB, MB…).
Hình thức quyền chọn được quy định khác nhau tùy ngân hàng. Techcombank quy
định hình thức giao dịch quyền chọn kiểu Châu Âu, tức là hợp đồng chỉ được thực hiện
khi đến ngày đáo hạn, thời gian kết thúc giao dịch là 13h Hà Nội hoặc 15h Tokyo. Nhưng
với Eximbank thì chỉ nêu ra có hai loại quyền chọn kiểu Mỹ và quyền chọn kiểu Châu Âu
chứ không quy định khách hàng phải chọn loại nào.
Tuy mới thực hiện nhưng các ngân hàng đã đạt được những kết quả nhất định.
Bảng 12: Doanh số giao dịch quyền chọn ngoại tệ tại VCB-HCM
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Doanh số
quyền chọn
Tỷ lệ tăng
(%)
(%) quyền chọn
/giao ngay
(%) quyền chọn
/tổng doanh số
2006 14.774 31,29 0,21 0,17
2007 18.244 23,07 0,19 0,16
2008 23.121 27,59 0,18 0,16
5
6
2009 32.814 26,33 0,20 0,17
Nguồn: Phòng kinh doanh ngoại tệ Ngân hàng VCB
Doanh số quyền chọn tuy có tăng qua các năm với tốc độ cao (31,29% năm 2006;
23,07% năm 2007; 27,59% năm 2008; 26,33% năm 2009) nhưng vẫn còn chiếm một
lượng quá nhỏ đối với tổng doanh số giao ngay cũng như đối với tổng doanh số giao dịch
của ngân hàng (chưa đến 0,2%).
Tại Eximbank, tổng giá trị của hợp đồng quyền chọn tiền tệ năm 2008 đạt 11.709
triệu đồng. Đến quý I năm 2010, tổng giá trị của các hợp đồng mua tiền tệ mà Eximbank
mua vào đạt 2.543 triệu đồng tương ứng trên bảng cân đối kế toán là 15 triệu đồng tài sản.
Tổng giá trị các hợp đồng mua tiền tệ mà Eximbank bán ra đạt 2.584 triệu đồng tương
ứng với 31 triệu đồng công nợ trên bảng cân đối kế toán. Ngân hàng chỉ là trung gian
trong các hợp đồng quyền chọn này; thực hiện mua/bán của khách hàng và cân đối lại trên
thị trường liên ngân hàng. Như vậy các giao dịch này được phòng ngừa rủi ro. Đối với các
giao dịch đầu cơ, Eximbank quản lý rủi ro về các mức giới hạn của mỗi giao dịch viên;
hạn mức về trạng thái ngoại hối chưa cân bằng cho từng loại ngoại tệ; hạn mức về tổng
trạng thái ngoại tệ của ngân hàng theo quy định của NHNN.
Sacombank cũng thực hiện mua bán quyền chọn tiền tệ. Năm 2008, tổng giá trị các
giao dịch quyền chọn mua tiền tệ của Ngân hàng bằng 2.784 triệu đồng. Giao dịch quyền
chọn bán có tổng giá trị 2.411 triệu đồng. Các con số này khá giống với Eximbank. Nhìn
chung các giao dịch quyền chọn tiền tệ được các ngân hàng triển khai đã bắt đầu có
những kết quả đáng ghi nhận.
2.3.2. Quyền chọn tiền đồng
Tháng 4/200
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp phát triển nghiệp vụ phái sinh tại các ngân hàng thương mại việt nam.pdf