Đề tài Giải pháp phát triển nguyên liệu bông đáp ứng nhu cầu ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010

Lời Mở đầu 1

Chương I 3

Sự cần thiết phải phát triển nguyên liệu bông đáp ứng nhu cầu ngành dệt may Việt nam đến năm 2010 3

I.Đặc điểm ngành dệt may việt nam 3

1. Trong các ngành công nghiệp Dệt- May là ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động. 3

2. Nguyên liệu cho ngành dệt may. 4

3. Đặc điểm về sản phẩm và thị trường của hàng dệt may. 6

4. Đặc điểm về nguồn vốn đầu tư cho ngành dệt - may 8

4.1. Đặc điểm về nguồn vốn đầu tư cho ngành dệt 8

4.2. Đặc điểm về nguồn vốn đầu tư cho ngành may 9

5. Ngành công nghiệp dệt may là ngành có tính tập trung cao. 9

II. Sự cần thiết phải phát triển nguyên liệu bông 10

1. Sự cần thiết phải phát triển nguyên liệu bông xuất phát từ hiệu quả về mặt kinh tế. 10

1.1.Nhu cầu nguyên liệu bông 10

1.2. Tài nguyên đất đai, cơ cấu cây trồng,lao động được sử dụng có hiệu quả và hợp lý. 10

1.3.Đơn vị kinh doanh bông có lãi tạo điều kiện tái đầu tư cho sản xuất. 11

2. Sự cần thiết phải phát triển nguyên liệu bông xuất phát từ hiệu quả về mặt xã hội. 11

3. Sự cần thiết phải phát triển nguyên liệu bông xuất phát từ hiệu quả về môi trường. 11

III. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguyên liệu bông. 12

1. Điều kiện tự nhiên. 12

2. Các vấn đề khoa học kỹ thuật của trồng bông. 14

2.1. Về giống. 14

2.2. Quá trình sản xuất bông. 14

3. Sự biến động của thị trường bông và những chủ trương chính sách của Nhà nước. 17

 

Chương II: Đánh giá tình hình phát triển nguyên liệu bông ở Việt Nam giai đoạn 1990 - 2001. 18

I. Tình hình sản xuất và tiêu thụ bông ở nước ta giai đoạn 1990 - 2001. 18

1. Khái quát về tình hình sản xuất và tiêu thụ bông trên thế giới. 18

1.1.Về tình hình sản xuất bông trên thế giới. 18

1.2.Tình hình tiêu thụ bông trên thế giới. 19

1.3.Tình hình xuất khẩu và biến động giá cả. 20

2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ thị trường bông trong nước. 22

2.1. Các giai đoạn phát triển 22

2.2. Tình hình sản xuất bông trong nước 24

2.3. Tình hình thu mua, chế biến và tiêu thụ bông trong nước. 32

3. Hiệu quả kinh tế của trồng bông tại một số địa phương. 35

II- Đánh giá chung về thành tựu và những mặt hạn chế đối với sản xuất, và tiêu thụ bông trong nước. 41

1. Những thành tựu: 41

2. Những hạn chế: 44

Chương III: Giải pháp phát triển nguyên liệu bông phục vụ ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010. 48

I. Phương hướng và mục tiêu phát triển nguyên liệu bông. 48

1. Nhu cầu bông ở nước ta. 48

2. Phương hướng phát triển bông 49

2.1. Phát triển cao độ lợi thế so sánh thị trường 49

2.2. Phát triển vùng sản xuất nguyên liệu bông tập trung. 50

2.3. Hình thành vùng sản xuất bông thâm canh cao trong điều kiện có tưới. 51

2.4. Sản xuất hạt giống và hướng dẫn kỹ thuật. 51

2.5. Sử dụng đầy đủ, nguồn lao động trong nông nghiệp. 51

3. Mục tiêu phát triển. 52

II. Các giải pháp phát triển nguyên liệu bông đáp ứng nhu cầu ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010. 53

1. Chuyển dịch nhanh cơ cấu cây trồng và bố trí sử dụng đất cho trồng bông. 53

1.1. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng sang trồng bông: 53

1.2. Bố trí sử dụng đất cho trồng bông. 54

2. Những vấn đề khoa học công nghệ cần giải quyết để phát triển bông đến năm 2010. 58

2.1. Mục đích của nghiên cứu khoa học công nghệ cho phát triển nguyên liệu bông đến năm 2010. 58

2.2. Một số nội dung nghiên cứu khoa học chính từ nay đến năm 2010 59

3. Đầu tư phát triển nguyên liệu bông. 61

3.1. Đầu tư các yếu tố đầu vào cho sản xuất nguyên liệu bông. 61

3.2. Đầu tư cho cơ sở chế biến 66

3.3. Đầu tư nâng cao năng lực đội ngũ quản lý và tay nghề của công nhân kỹ thuật. 70

III. Kiến nghị các chính sách và tổ chức thực hiện 71

1. Kiến nghị Chính sách 71

1.1. Đổi mới cơ chế quản lý. 71

1.2. Khuyến khích các thành phần kinh tế. 71

1.3. Đầu tư, tín dụng và thuế. 71

1.4. Về khoa học và công nghệ. 72

1.5. Về tiêu thụ và quỹ bảo hiểm cây bông. 73

2. Kiến ngnghị tổ chức chỉ đạo thực hiện. 74

Kết luận 75

Tài liệu tham khảo 77

 

doc81 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1393 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp phát triển nguyên liệu bông đáp ứng nhu cầu ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng hạt (tấn) 1990 1.603,6 4,7 752,2 1991 11.624 7,0 8.172 1992 15.620 7,2 11.229 1993 6.330 7,6 4.804 1994 7.610 5,67 4.615 1995 11.755 7,2 8.440 1996 10.774 6,2 6.666 1997 11.245 9,6 10.820 1998 19.964 9,7 19.460 1999 17.705 9,4 17.485 2000 22.600 9,2 20.700 2001 25.916 10,98 28.452 2002 31.504 10,48 33.000 Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Để thấy được dõ nét hơn tình hình sản suất bông trong nước, dưới đây ta tìm hiểu tình hình sản suất bông trong hai niên vụ vừa qua: Qua báo cáo tổng kết của Công ty bông Việt Nam *Niên vụ 2001/2002 diện tích trồng bông đạt 25.915ha trong đó vụ mưa đạt 23.333ha, vụ khô đạt 2.582ha (tăng so với vụ 2000/2001 là 67,33%). Niên vụ 2001/2002 có những vấn đề cần quan tâm: Chú trọng đến phát triển bông có tưới nhằm thực hiện định hướng tăng nhanh tỷ trọng bông vụ mưa có tưới bổ sung cuối vụ và bông vụ khô tưới tiêu chủ động trong tổng diện tích trồng bông. Năng suất bông trên tất cả các địa bàn đều được cải thiện hơn các năm qua, bình quân chung toàn Công ty trong vụ mưa 2001/2002 đạt 10,98 tạ/ha. Đặc biệt trên địa bàn xã Cư Jut đạt 15 tạ/ha. Đạt năng suất cao ngoài yếu tố thời tiết, yếu tố chủ quan giữ vai trò quyết định thắng lợi vụ bông vừa qua. Ngoài ra còn có phần ứng dụng tốt và thực hiện đồng bộ các khoa học tiến bộ kỹ thuật về giống, mật độ cây, dinh dưỡng, sử dụng chất điều khiển sinh trưởng cây, phun KNO3 qua lá, sử lý đúng các biện pháp phòng chống bệnh xanh lùn ở những cây có nguy cơ lây nhiễm nặng, hệ thống khuyến nông nâng cao hơn về chất lượng hoạt động, có chính sách cơ chế đầu tư cho nông dân rõ ràng (tổng đầu tư hơn 20 tỷ đồng, bình quân 857.000đ/ha) đã góp phần tích cực vào tăng năng suất bông. Đây là năm đạt sản lượng bông hạt nhất (sau năm 2002) từ trước tới nay, tất cả các vùng trồng bông đều tăng sản lượng. Cả nước đạt 25.904 tấn (vụ mưa) và 2.548 tấn vụ kho, sản lượng cả niên vụ đạt 28.452 tấn bằng 223,85% so với niên vụ 2000/2001, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kế hoạch năm đầu tiên thực hiện chiến lược tăng tốc của Tổng Công ty Dệt May Việt Nam. Tuy nhiên, việc quản lý chất lượng bông niên vụ 2001/2002 vẫn chưa thật tốt, nhất là còn tình trạng lẫn dây nilon vào bông do chưa "triệt" được việc nông dân dùng bao nilon đựng bông và dây nilon để dùng bao hàng. * Niên vụ 2002/2003 Niên vụ 2002/2003 đạt kết quả cao nhất từ trước tới nay, diện tích trồng bông tăng hơn 20%, sản lượng tăng 16% so với niên vụ 2001/2002, thực hiện được yêu cầu về tăng trưởng của Tổng Công ty Dệt May Việt Nam. Đạt được kết quả đó do các nguyên nhân cơ bản sau đây: Trong điều kiện có sự biến đổi khắt khe về thời tiết trên diện rộng của vụ mưa năm 2002/2003, năng suất giữ được bình quân 10,47tạ/ha là thành công lớn của tổ chức sản xuất, quản lý kỹ thuật ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, nhất là tăng mật độ cây lên trên 3 vạn, có nơi trên 4 vạn đã giữ cho năng suất cao ở các địa bàn Tây Nguyên. Lực lượng khuyến nông được tổ chức chặt chẽ, có nề nếp, tâm huyết với nghề mặc dù đơn giá tiền lương bị ảnh hưởng trực tiếp của giá bông thấp nhưng lực lượng này vẫn phát huy hết trách nhiệm, đóng góp vào kết quả sản xuất chung. Chú trọng phát triển bông có tưới ở các địa bàn trọng điểm Gia Lai, duyên hải Nam Trung Bộ, Ninh Thuận - Bình Thuận, Quảng Nam, Quảng Ngãi, sớm hình thành vùng tập trung sản xuất nguyên liệu tập trung trên quy mô lớn. Sự thành công của 3 vùng trọng điểm là những bài học thiết thực để thực hiện định hướng tăng nhanh tỷ trọng bông vụ mưa có tưới để bổ sung cuối vụ và bông vụ khô tưới tiêu chủ động trong tổng diện tích gieo trồng bông. Thực hiện một cuộc cách mạng toàn diện về công tác chất lượng bông, từ nhận thức đến đưa ra các biện pháp giải quyết cụ thể. Chất lượng bông được quan tâm đúng mức của các cấp quản lý Công ty càng ngày chúng ta càng thấy rõ hơn yêu cầu chất lượng của ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đối với nguyên liệu bông và đây là vấn đề có ý nghĩa sống còn của doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó đến nay chất lượng bông xơ đã được cải thiện cơ bản độ đồng đều trong từng lô hàng xuất ra được khách hàng chấp nhận, yên tâm sử dụng bông sản xuất trong nước. Bảng 8: Kết quả sản xuất bông từ niên vụ 2002 đến 2003 Chỉ tiêu ĐVT Thực hiện nhiệm vụ 2001 Nhiệm vụ 2002 Kế hoạch Thực hiện I Vụ mưa Diện tích Ha 23.333 26.100 27.942 Sản lượng Tấn/ha 25.904 28.170 28.000 Năng suất BQ Tấn/ha 11.10 10.79 10.02 II. Vụ khô Diện tích Ha 2.582 4.400 3.562 Sản lượng Tấn/ha 2.548 6.175 5.000 Năng suất BQ Tấn/ha 9.86 14.03 14.229 III. Niên vụ Diện tích Ha 25.915 30.500 31.504 Sản lượng Tấn/ha 28.452 34.345 33.000 Năng suất BQ Tấn/ha 10.98 11.26 10.47 Nguồn: Bộ Nông nghiệp & PTNT 2.3. Tình hình thu mua, chế biến và tiêu thụ bông trong nước. 2.3.1. Tình hình thu mua bông. Trong điều kiện yêu cầu chất lượng bông xơ của nhà máy dệt sợi, trong công tác thu mua nguyên liệu đầu vào đã chuyển hóa lại chất lượng như độ ẩm, phân loại rõ ràng... Từ năm 1999 đến nay, công ty bông trung ương và địa phương đã đặt ra tiêu chuẩn bông khô và phải được phân loại riêng bông trắng tối và bông vàng đen và sẽ đảm bảo mua hết các loại bông cho dân. Tại tất cả các điểm thu mua bông vụ mùa 2000 - 2001 đã có máy đo độ ẩm để thu mua bông với chất lượng tốt, tạo lòng tin cho những người nông dân làm tốt. Việc thu mua bông đảm bảo thanh toán đủ cho dân khi bán bông không để xảy ra mua thiếu của dân. Đến nay, công ty bông Đồng Nai đã mua được 520 tấn và công ty bông trung ương đã mua được trên 15.000 tấn bông hạt. Năm 1999 và 2000, công ty bông trung ương và các dịa phương đã cố gắng tổ chức thu mua phần lớn sản lượng bông hạt theo các hợp đồng đã ký đầu vụ với giá 5.200 đồng/kg năm 1999, 5.500 đồng/kg năm 2000, đảm bảo cho nông dân yên tâm sản xuất. 2.3.2. Chế biến bông. Chất lượng bông xơ không chỉ phụ thuộc vào bông hạt tốt mà còn phụ thuộc rất nhiều vào khâu chế biến, bắt đầu từ khi vừa thu hoạch xong, xơ chế cho đến chế biến. Bông hạt sau khi thu mua phải chế biến ngay càng sớm càng tốt để giữ chất lượng sợi ít thay đổi, hạn chế kho chứa nguyên liệu. Thực trạng của công nghiệp chế biến bông xơ của ngành công nghiệp bông tính đến năm 2000: Năng lực chế biến bông xơ toàn ngành hiện có 52 máy với tổng công suất khoảng 150 tấn/ngày, trong đó của Công ty bông Việt Nam khoảng 100 tấn/ngày. Thời gian qua, Nhà nước mới chỉ phê duyệt một số dự án đầu tư xây dựng cơ sở chế biến bông vừa và tương đối lớn ở Đồng Nai, Đắc Lắc, Ninh Thuận với các thiết bị nhập của Mỹ, ấn Độ.... Các thiết bị này tương đối khá, cho chất lượng bông xơ cao, dây chuyền khép kín nên không bụi. Nhờ đầu tư đổi mới công nghệ và xây lắp, do đó bông xơ đạt chất lượng bông cấp 1 Việt Nam tương đương bông nhập khẩu nâng được tỷ lệ xơ từ 32- 33% như trước đây lên 37% như hiện nay, góp phần hạ giá thành sản phẩm, nâng cao uy tín. Số thiết bị này chiếm khoảng 40% tổng công suất cán bông toàn ngành. Số còn lại là máy nhập của Trung Quốc từ vài chục năm trước hoặc chế tạo trong nước cải tiến từ các mẫu máy nhập khẩu. Số máy này có công suất nhỏ từ 2 tạ đến 1 tấn bông hạt/các/máy. Máy nhỏ có ưu điểm là giá rẻ, dễ di chuyển đến các vùng có sẵn nguyên liệu, nhưng chất lượng bông xơ cán ra không cao, lẫn nhiều tạp chất, bụi bặm cho công nhân. Thông thường, vụ cán bông chỉ kéo dài trong khoảng 3 tháng vì bông cồng kềnh, tốn diện tích kho, dễ cháy và dễ xuống phẩm cấp. Với sản lượng gần 18.000 tấn bông hạt như năm 1998, đã phải cán trong hơn 4 tháng. Hiện nay, nước ta còn rất hạn chế các thiết bị dây chuyền chế biến bông như: máy cán bông, hút bông từ xa, máy làm sạch bông hạt, máy sấy bông hạt và máy làm sạch xơ. Những dây chuyền chế biến khép kín hiện có tương đối lạc hậu như bộ phận sấy bông hạt, bộ phận tách đá và tạp chất chất lượng thấp, kích thước không phù hợp hiện nay. Vì vậy, đầu tư đổi mới công nghệ chế biến bông đảm bảo năng suất và chất lượng cao đang là vấn đề bức thiết, là điều kiện cần trong phải giải pháp phát triển nguyên liệu bông phục vụ cho ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010. Bảng 9: Chế biến bông trong năm 2002 Nhà máy Lượng bông hạt đưa vào chế biến (tấn) Bông xơ Chế biến (tấn) Hạt bông thương phẩm (tấn) Tổng số Vụ mưa 01/02 Vụ khô 02/03 Vụ mưa 02/03 chế biến trong năm 2002 Đắk Lắk 16.150 11.000 750 5.000 5.900 9.100 Tâm Thắng 5.000 5.000 1.825 2.800 Nha Trang 5.825 3.500 1.700 1.000 2.100 3.300 Phan Thiết 4.810 2.100 750 2.000 1.750 2.700 Đồng Nai 4.980 2.300 800 2.000 1.800 2.800 Hà Nội 1.240 40 1.200 140 720 Tổng 39.140 18.940 4.000 16.200 13.815 21.420 Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2.3.3. Tiêu thụ bông xơ trong nước. Thị trường tiêu thụ bông xơ và các sản phẩm của bông trong nước là rất lớn. Hiện nay nước ta có khoảng trên 20 máy kéo sợi, trong đó có gần 10 nhà máy kéo sợi được trang bị máy móc hiện đại có công suất lớn từ 25 - 50 ngàn cọc sợi, nâng tổng số trong nước lên gần 1 triệu cọc để đáp ứng đủ bông sơ pha chế kéo sợi cần khoảng 60.000 - 70.000 tấn/năm. Mức tăng trưởng của ngành dệt may bình quân hàng năm 14%, cho nên thị trường bông xơ trong nước còn rất lớn, ổn định và lâu dài. Hiện nay, lượng bông xơ trong nước chỉ đáp ứng khoảng 10% nhu cầu, còn lại phải nhập khẩu từ nước ngoài. Bảng 10: Báo cáo tiêu thụ bông xơ của các đơn vị vụ mưa 2001/2002 Tên công ty KH Tổng cty Tiêu thụ bông xơ vụ 2001/2002 So sánh KH 2001 - 2002 Trong tháng 12 Lũy kế đến báo cáo Dệt Hà Nội 1.500 125 1.250 83,31 Dệt 8/3 60 510 85,00 Dệt Nam Định 1.200 204 1.313 109,41 Dệt Vĩnh Phú 300 259 86,19 Dệt Huế 600 402 66,99 Dệt Việt Thắng 800 101 730 91,30 Dệt Thắng Lợi 600 205 34,16 Dệt Đông Nam 500 820 163,99 Dệt Thành Công 600 103 17,17 Dệt Nha Trang 1.500 304 1.811 120,76 Dệt Phong Phú 1.500 460 2.085 138,98 Dệt Hòa Thọ 500 207 41,38 Viện KTKT DM 45 Đơn vị khác 300 1.127 1.443 481,14 Tổng số 10.500 2.321 11.183 106,81 Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Hiệu quả kinh tế của trồng bông tại một số địa phương. * Tại Đăk Lăk. - Nếu trồng bắp lai vụ 1, trông bông lai vụ 2, thu nhập bông trên 1ha gieo trồng là 6,03 triệu đồng, gấp 2,1 lần so với trồng bắp lai vụ 2 vụ thu nhập 2,86 triệu đồng và 1,13 lần so với trồng đậu vụ 2: 5,32 triệu đồng. Thu nhập ngày công làm bông bình quân gần 40.000 đồng. - Nếu trồng đậu vụ 1, trồng bông vụ 2, thu nhập từ bông trên 1ha 8,86 triệu đồng, bằng 3,1 lần so với trồng bắp vụ 2 và 1,66 lần so với trồng đậu vụ 2, thu nhập ngày công bình quân 65.440 đồng. - ở mô hình thâm canh, số hộ trồng bông đạt năng suất bông từ 16 - 20tạ/ha có thu nhập bình quân 6,63 triệu đến 7,75 triệu/ha, lãi từ 4,52 đến 5,86 triệu/ha. Số hộ đạt năng suất 20 - 30 tạ/ha có thu nhập bình quân 9,52 triệu,lãi 7,3 triệu/ha. Dưới đây là kết quả nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu bông Nha Hố vụ bông năm 2000 trên các mô hình thâm canh tại Đăk Lăk. Bảng 11. Hiệu quả kinh tế trên các mô hình thâm canh bông tại Đăk Lăk năm 2000 Đơn vị: 1000 đồng Chỉ tiêu Bông xen đậu tương Bông xen ngô Bông sản xuất của nông dân Tổng chi 5.960 6.212 2.950 - Làm đất 620 420 300 - Công gieo 300 360 180 - Bón phân + Làm cỏ 600 600 600 - Phun thuốc 60 60 - - Công bắt sâu 150 150 - - Thu hoạch 1.800 1.320 600 - Giông bông 390 390 400 - Giống ngô - 152 - - Giống đậu tương 250 - - - Phân bón 1.700 1.700 870 - Thuốc BVTV 90 90 - Tổng thu 12.460 9.026 5.335 - Bông 9.460 7.106 5.335 - Ngô - 1.920 - - Đậu tương 3.000 - - Thu nhập 9.220 6.138 3.580 - Công lao động 3.530 3.880 1.680 - Lãi 6.500 2.814 2.385 Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn * Ghi chú: - Năng suất bông mô hình xen đậu tương: 17,2 tạ bông hạt/ha - Năng suất đậu tương trong mô hình xen bông: 7,5 tạ/ha - Năng suất bông mô hình xen ngô: 12,92 tạ/ha - Năng suất ngô trong mô hình xen bông: 16 tạ/ha - Năng suất bông thuần của nông dân: 9,7 tạ/ha - Giá: bông 5.500 đ/kg, đậu tương 4.000đ/kg, ngô 1.200đ/kg So sánh ruộng sản xuất bông đại trà và ruộng mô hình thâm canh bông cho thấy rằng các chỉ tiêu của ruộng sản xuất bông đại trà đều thấp hơn so với ruộng bông mô hình. Chứng tỏ người nông dân còn mang tính quảng canh chưa thực hiện được chế độ thâm canh tăng năng suất Bảng 12: So sánh hiệu quả kinh tế của ruộng mô hình với ruộng đại trà Đơn vị tính: ha STT Chỉ tiêu Ruộng bông mô hình Ruộng bông đại trà Số lượng Thành tiền (đồng) Số lượng Thành tiền (đồng) I Đầu tư vật tư 1 Giống (kg) 3,1 403.000 3,1 403.000 2 Phân bón 1.550.000 807 - NPK (kg) 200 208.000 150 408.000 - Lân (kg) 200 220.000 - Urê (kg) 100 225.000 50 110.000 - SA (kg) 150 161.000 100 150.000 - KCl (kg) 70 72.000 50 115.000 - VCC (kg) 3 1 24.000 - KNO3 (kg) 10 3 Thuốc BVTV 436.000 168.000 - Monceren (kg) 0,8 176.000 0,4 88.000 - Divixin (kg) 0,3 180.000 - Admire (kg) 0,4 80.000 0,4 80.000 4 Công làm (công) 220 3.300.000 180 2.700.000 5 Tổng chi (đồng) 5.689.000 4.078.000 II Tổng thu (kg) 2.270 11.804.000 1.310 6.812.000 6 Lợi nhuận 6.115.000 2.734.000 Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn So sánh hiệu quả kinh tế cây bông trồng ở ruộng mô hình và ruộng đại trà trên diện tích 1ha lời chênh lệch là 3.381.000 đồng. Với kết quả này cho thấy trên một diện tích canh tác thâm canh bông bao giờ cũng tốt hơn canh tác quảng canh. * Tại Đồng Nai Nếu trồng bắp lai vụ 1, trồng bông vụ 2 đều cho thu nhập bình quân từ bông 6,4 triệu, bằng 1,5 lần so với bắp vụ 2 và 1,7 lần so với đậu vụ 2. Thu nhập ngày công làm bông bình quân từ 37.120 đến 46.420 đồng. ở mô hình thâm canh, số hộ đạt năng suất bông 16 - 20 tạ/ha, lãi 4,8 triệu đồng/ha và năng suất bông đạt 20 tạ/ha,lãi 6,3 triệu đồng. * Tại Ninh Thuận Bảng 13: Hiệu quả kinh tế trên các mô hình thâm canh bông tại Nha Hố Đơn vị: 1.000 đồng Chỉ tiêu Bông xen đậu xanh Bông hàng khép xen đậu xanh (1/2) Bông xen ngô Tổng chi 8.534,8 9.377,3 10.158,8 - Thu cố định 4,584,8 4.584,8 4.584,8 - Công chăm sóc 1.050,0 1.125,0 1.050,0 - Công thu hoạch 1.242,5 1.369,0 1.180,0 - Phân bón 1.265,5 1.954,0 2.903,5 - Thuốc BVTV 345,0 345,0 440,0 Tổng thu 15.740,0 17.130,0 14.730,0 - Bông 14.190,0 15.730,0 10.230,0 - Ngô - - 4.500,0 - Đậu xanh 1.550,0 1.400,0 - Thu nhập 9.497,7 10.246,7 6.801,8 - Công lao động 2.292,5 2.494,0 2.230,6 - Lãi 7.205,2 7.752,7 4.571,2 Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bảng 14: Hiệu quả kinh tế của bông và của một số loại cây trồng ngắn ngày vụ 2 Khoản mục N.suất (tạ/ha) Tổng thu (1000đ) Tổng chi (1000đ) Chi LĐ (1000đ) Thu nhập TT (1000đ) Hệ số sinh lãi 1. Lúa đông xuân 38,0 5.700 3.456 1.800 2.235 0,70 2. Đậu xanh 12,0 6.000 3.400 1.800 4.400 1,29 3. Đậu tương 16,0 6.400 3.350 1.500 4.550 1,36 4. Ngô 40,0 6.000 4.282 1.800 3.548 0,82 5. Lạc 18,0 6.300 3.500 1.700 4.500 1,25 6. Bông thuần 12,0 6.600 4.458 2.450 4.592 0,99 7. Bông xen đậu 12,3 8.100 4.778 2.400 5.722 1,98 Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn * Tại Cần Thơ: Vụ Đông Xuân 2000/2001, Công ty bông Việt Nam đã thực hiện mô hình khuyến nông 4ha tại huyện Phụng Hiệp. Kết quả cho thấy: - Tổng chi phí cho 1 ha bông : 5845,09 nghìn đồng + Chi phí vật tư : 2893,09 nghìn đồng + Chi phí lao động : 2952,00 nghìn đồng - Tổng thu cho ha bông : 14.542,00 nghìn đồng (năng suất bình quân là 26,4 tạ/ha, giá bông hạt là 5.500đồng/kg) - Thu nhập(lãi + công lao động): 11.648,91 nghìn đồng - Lãi ròng/1ha : 8.696,91 nghìn đồng (100% hộ trồng bông có lãi) Nếu năng suất bình quân trong sản xuất đại trà đạt 20 tạ/ha, dự tính lãi ròng thu được gần 6 triệu/ha. Như vậy trồng bông vụ Đông Xuân có lợi nhuận cao hơn nhiều so với cây trồng khác (kể cả lúa Đông Xuân) * Tại Sóc Trăng: Gieo 0,9 ha trên đất màu tại P10, thị xã Sóc Trăng, năng suất bình quân 19,9 tạ/ha, thu nhập: 7.908,82 nghìn đồng và lãi ròng 5.100,82 nghìn đồng * Tại An Giang: Trong vụ bông 1992/1993, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang đã tiến hành thử nghiệm một số mô hình trồng bông xen canh với đậu xanh và đậu đỏ Nhật. Kết quả tính thử hiệu quả kinh tế như sau: Theo kết quả điều tra có 90% hộ trồng bông có lãi (số còn lại bông không được chăm sóc), trong đó 20% số hộ lãi từ 5 - 7 triệu đồng/ha, 30% lãi từ 3 - 5 triệu đồng/ha, 40% lãi 3 triệu đồng/ha. Như vậy, trồng bông không chỉ tạo công ăn việc làm, lấy công làm lãi mà còn mang lại lợi nhuận cho người nông dân. Nếu năng suất bình quân đạt cao hơn 10tạ/ha thì lợi nhuận thu được sẽ cao hơn. Kết quả điều tra bông vụ mưa năm 2000/2001 trên 20 nông hộ tại vùng đồi huyện Tịnh Biên cho biết: - Tổng chi phí cho 1 ha bông : 4.263.300 đồng - Tổng thu cho 1 ha bông : 5.720.000 đồng (năng suất bình quân là 11 tạ/ha, giá bông hạt là 5.200 đồng/kg) - Thu nhập(lãi+công lao động) : 4.134.000 đồng - Lãi ròng/1ha : 1.456.700 đồng (100% hộ trồng bông có lãi) Bảng 15: Giá thành sản xuất bông lai tại các vùng kinh tế nông nghiệp (số liệu bình quân tại các điểm điều tra) Đơn vị Duyên hải NTB (vụ mưa 1999) Tây Nguyên (vụ mưa 1999) Đông Nam Bộ (vụ mưa 1999) Đồng bằng SCL (vụ đông xuân 2000-2001) I. Tổng chi phí 4.092 4.150 4.020 5.845 1. Chi phí vận chuyển 1000đ 1.842 1.750 1.620 2.893 2. Lao động 1000đ 2.250 2.400 2.400 2.952 II. Tổng thu 1. Năng suất Tạ/ha 14,0 15,0 18,0 20,44 2. Đơn giá 1000đ/tấn 5.200 5.200 5.200 5.500 3. Giá trị 1000đ 7.280 7.800 9.360 11.242 II. Giá thành sản xuất 1tấn bông hạt 1000đ 2.923 2.767 2.233 2.923 Nguồn: bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Ghi chú: chưa tính thuế nông nghiệp II- Đánh giá chung về thành tựu và những mặt hạn chế đối với sản xuất, và tiêu thụ bông trong nước. Với những tiến bộ kỹ thuật về giống lai, bảo vệ thực vật, kỹ thuật canh tác, bố trí sản xuất bông thích hợp, diện tích bông công nghiệp đã không ngừng được mở rộng chủ yếu ở 3 vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Duyên Hải Nam Trung Bộ. Sản lượng ngày càng tăng, đáp ứng được khoảng 10%/năm nguyên liệu cho công nghiệp dệt. Dưới đây là những thành tựu và hạn chế phát triển bông ở nước ta. 1. Những thành tựu: * Sản xuất tiếp tục tăng trưởng theo chiều hướng tốt, nhất là vùng bông Tây Nguyên, Duyên hải Miền Trung; Việc phục hồi sản xuất bông ở miền Bắc, chuẩn bị điều kiện cho phát triển bông vùng Đồng bằng Sông Cửu Long mở ra triển vọng cho đẩy nhanh hơn nữa tốc độ sản xuất bông. *Các đơn vị kinh doanh bông mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề của giá cả bông thấp trên thị trường thế giới, nhưng với sự nỗ lực của mình, bằng việc tăng sản lượng bông sản xuất để giảm định phí trên đơn vị sản phẩm, cải tiến một bước tổ chức quản lý, nâng cao hơn chất lượng bông, tiết kiệm chi phí sản xuất... bảo đảm kinh doanh có lãi, sử dụng vốn an toàn và hiệu quả. Các ngành sản xuất kinh doanh khác ngoài bông có hiệu quả kinh tế cao, góp phần hỗ trợ tích cực cho nhiệm vụ chính (kinh doanh sản xuất giống, bao bì, đai nẹp, kinh doanh phân bón, gia công hàng sợi, dệt...). * Nghiên cứu hoàn thiện một bước công tác khoán đến người lao động, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, tạo ra động lực phấn khởi, hăng hái tham gia lao động của cán bộ công nhân viên toàn doanh nghiệp, góp phần vào làm tăng trưởng và hiệu quả của sản xuất kinh doanh. * Bước đầu xây dựng được một số cơ sở chế biến bông ở các vùng bông tạp trung với công nghệ hiện đaị đáp ứng công suất chế biến và nâng cao chất lượng bông sơ - tổng công suất các nhà máy hiện nay đạt 30.000tấn bông hạt /năm các thiết bị này tương đối khá cho chất lương tương đối cao, dây chuyền khép kín nên không bụi. Nhờ đầu tư đổi mới công nghệ và xây lắp, do đó bông xơ đạt chất lượng bông cấp một Việt Nam tương đương bông nhập khẩu nâng được tỷ lệ xơ từ 32-33% như trước đây lên 37% như hiện nay, góp phần hạ giá thành sản phẩm. * Đã giải quyết được những vấn đề cơ bản về mặt khoa học kỹ thuật như: Chuyển đổi mùa vụ thích hợp như chuyển trồng bông mùa khô có tưới sang trồng bông mùa mưa nhờ nước trời, bông sinh trưởng trong mùa mưa,thu hoạch trong mùa khô, điều đó làm giảm áp lực sâu hại do sự khống chế của côn trùng phát sinh mạnh trong mùa mưa, làm cho việc trồng bông dễ dàng hơn. Bố trí cây trồng thích hợp như trồng luân xen canh thích hợp với các cây trồng khác trên đất trông cây ngắn ngày tăng thu nhập và hiệu quả kinh tế. Đưa nhiều giống bông mới ra sản xuất như đưa nhiều giống bông kháng rầy chất lượng tốt ra sản xuất như M 456- 10, MCU 9... đặc biệt là giống lai F1 năng suất cao chất lượng tốt. Xây dựng và mở rộng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM trong bảo vệ thực vật cho bông. Sử dụng phân bón hợp lý và sản xuất hạt giống bông lai chất lượng tốt. Xây dựng được các mô hình thâm canh năng suất cao ở các vùng trồng bông *Đã đào tạo được một đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, một lực lượng đông đủ khuyến nông và cộng tác viên từ các chi nhánh đến tận thôn xã để chuyển giao kỹ thuật, đầu tư và bao tiêu sản phẩm cho người trồng bông. *Hiện nay lượng bông xơ sản xuất trong cả nước đã đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu với chất lượng bông tương đương với chất lượng bông nhập khẩu. Nhưng giá rẻ hơn tạo điều kiện cho nghành dệt may giảm chi phí sản xuất, chủ động sản xuất nâng cao khả năng cạnh tranh ngành dệt may và tiết kiệm ngoại tệ cho nhà nước do phải nhập khẩu bông xơ. Ngoài gia còn khai thác được các sản phẩm phụ từ bông bằng công nghệ hiện đaị,cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến khác như: dầu ăn thực vật, chế biến thức ăn gia súc, phân bón. *Việc mở rộng diện tích trồng bông đã góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng (thay một phần diện tích cây mía, cây lúa, cây ngô, đậu nành...) so với các loại cây khác thì thu nhập từ cây bông đem lại hiệu quả cao hơn rất nhiều. Cây bông được trồng xen, cuối vụ với các cây trồng khác như các loại đậu, ngô ở hai vụ, nên không tranh chấp đất đai với các loại cây trồng khác. Ngoài ra cây bông còn được trồng xen với các loại cây công nghiệp dài ngày trong giai đoạn chưa khép tán làm tăng thêm thu nhập và hiệu quả sử dụng đất. Vì vậy phát triển bông đã gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đưa cây bông vào hệ thống luân xen canh hợp lý cho từng vùng * Các chính sách đối với người lao động được thực hiện tốt và không ngừng được cải thiện. Đời sống cán bộ, công nhân viên trong công ty bông Việt Nam được nâng lên rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người năm 2001 đạt 1.190.000 đồng/người/tháng. Những hạn chế: *Sản suất bông tuy được mở rộng trên nhiều địa phương nhưng sản xuất còn mang tính tự phát, phân tán, trồng lấn giữa các loại cây trồng, có nhiều nguy cơ gây mất ổn định trong sản xuất. Mặt khác, việc mở rộng quy mô sản xuất bông còn phụ thuộc nhiều yếu tố như: thị trường thế giới, lượng bông nhập khẩu, giá thành sản xuất bông trong nước. Hiện nay giá một số mặt hàng nông sản đang có su hướng tăng dần, làm cho cây bông đối mặt cạnh tranh với một số cây trồng khác. Do vậy, cần được quy hoạch chi tiết và phải chỉ đạo cụ thể ở các địa phương và thống nhất từ cấp Uỷ với chính quyền các cấp, đồng thời cần có sự tham gia tích cực của các Bộ, ngành TW để tổ chức triển khai thực hiện tốt thoe định hướng phát triển cây bông công nghiệp năm 2005 đến năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 17/2002-TTg ngày 21/1/2002. *Tuy sản xuất cây bông có hiệu quả ở một số nơi, nhưng thiếu tính ổn định và bền vững, sức cạnh tranh không cao, có lúc còn thua kém về năng suất, giá cả so với một số cây trồng khác như bắp lai, lúa, mía đường…khi được giá thì diện tích bông có thể tăng lên rất nhanh và ngược lại. Do vậy, để phát triển cây bông phải có chính sách vùng nguyên liệu nhằm ổn định việc phảt triển, tạo điều kiện cho sự ổn định của công nghiệp chế biến tiếp thoe. *Bông lai là loại cây trồng đòi hỏi phải có sự đầu tư cao, trước hết là chương trình giống và khuyến nông nhằm tạo các tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao đến nông dân, để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh. Trong khi đó, khả năng vốn thì có hạn, nên việc mở rộng diện tích bông vải có nhiều khó khăn. Do vậy, việc giải quyết vốn cho các chương trình trênvà cho các doanh nghiệp sản xuất bông vải là rất cần thiết và phải có cơ chế chính sách cụ thể khi các doanh nghiệp này đầu tư trực tiếp cho nông dân sản xuất bông, nhưng vấn đề nay hiện nay đang còn nhiều lúng túng. *Hiện nay, sản xuát bông chủ yêú dựa vào các hộ nông dân, với mức độ sản xuất như hiện nay, thì hình thức trên là phù hợp, nhưng khi mở rông sản xuất thì hình thức trên có nhiều bất cập. Đặc biệt là khâu đầu tư và thu hồi vốn đầu tư, việc đẩm bảo chất lượng sản phẩm, số lượng cán bộ khuyến nông như hiện nay là khó có thể đảm nhận: Việc thu hồi vốn đầu tư trong nông dân cũng không thuận lợi, có đến 5% hộ nông dân không chịu trả nợ hặc chiếm dụng vốn kéo dài. Xử lý tình huống này gặp rất nhiều khó khăn: khi chính quyền địa phương chỉ ủng hộ về chủ chương, còn cơ quan luật p

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37045.doc
Tài liệu liên quan