Một là, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, sớm triển khai hướng dẫn Luật Chứng khoán (đã có hiệu lực từ 1-1-2007) theo hướng bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, đồng bộ với các quy định khác của pháp luật Việt Nam, nhưng phải phù hợp với thông lệ quốc tế. Nâng cao năng lực quản lý và kiểm soát của Nhà nước đối với thị trường tài chính nói chung và TTCK nói riêng, trong đó chú trọng kiểm soát các hoạt động kinh doanh đối với thị trường OTC để bảo đảm sự ổn định của thị trường và cả đối với các nhà đầu tư nước ngoài để tránh sự thao túng thị trường của những nhà đầu tư này.
Quản lý điều hành TTCK đòi hỏi các yêu cầu tối thiểu sau:
- Kiểm soát quy mô thị trường: quy mô thị trường được hiểu đơn giản là số lượng các công ty niêm yết, tổng vốn điều lệ niêm yết, tổng vốn hoá của thị thị trường. Vẫn biết, cổ phần hoá làm tăng hiệu quả của doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế nhưng tốc độ cổ phần hoá nhanh, tương ứng với tốc độ niêm yết trên TTCK như trong thời gian vừa qua tiềm ẩn rủi ro lớn. Nếu như ở thị trường tín dụng, tốc độ tăng trưởng tín dụng cao sẽ gắn liền với chất lượng tín dụng thấp và đòi hỏi Ngân hàng Nhà nước phải kiểm soát tốc độ tăng tín dụng thì đối với TTCK cũng vậy, tốc độ tăng quy mô thị trường quá nhanh luôn đi kèm với chất lượng dòng vốn đầu tư thấp và biểu hiện rõ ràng nhất là cảnh tranh mua tranh bán trên thị trường khiến chỉ số chứng khoán biến động quá mạnh và ẩn chứa rủi ro cao.
18 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1129 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian tới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ố cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư. TTCK hoạt động càng năng động và có hiệu quả thì tính thanh khoản của các chứng khoán giao dịch trên thị trường càng cao.
2.4. Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp
Thông qua chứng khoán, hoạt động của các doanh nghiệp được phản ánh một cách tổng hợp và chính xác, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động của doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện, từ đó cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm.
2.5. Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô
Các chỉ báo của TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén và chính xác. Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng, nền kinh tế tăng trưởng; ngược lại giá chứng khoán giảm sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế. Vì thế, TTCK được gọi là phong vũ biểu của nền kinh tế và là một công cụ quan trọng giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Thông qua TTCK, Chính phủ có thể mua và bán trái phiếu Chính phủ để tạo ra nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách và quản lý lạm phát. Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể sử dụng một số chính sách, biện pháp tác động vào TTCK nhằm định hướng đầu tư đảm bảo cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế.
3. Cơ cấu thị trường chứng khoán.
Xét về sự lưu thông của chứng khoán trên thị trường, TTCK có hai loại:
- Thị trường sơ cấp: Là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành. Trên thị trường này, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành.
- Thị trường thứ cấp: Là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp.Thị trường thứ cấp đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành.
4. Các nguyên tắc hoạt động của TTCK:
4.1.Nguyên tắc cạnh tranh:
Theo nguyên tắc này, giá cả trên TTCK phản ánh quan hệ cung cầu về chứng khoán và thể hiện tương quan cạnh tranh giữa các công ty. Trên thị trường sơ cấp, các nhà phát hành cạnh tranh với nhau để bán chứng khoán của mình cho các nhà đầu tư, các nhà đầu tư được tự do lựa chọn các chứng khoán theo các mục tiêu của mình. Trên thị trường thứ cấp, các nhà đầu tư cũng cạnh tranh tự do để tìm kiếm cho mình một lợi nhuận cao nhất, và giá cả được hình thành theo phương thức đấu giá.
4.2.Nguyên tắc công bằng:
Công bằng có nghĩa là mọi người tham gia thị trường đều phải tuân thủ những qui định chung, được bình đẳng trong việc chia sẻ thông tin và trong việc gánh chịu các hình thức xử phạt nếu vi phạm vào những qui định đó.
4.3.Nguyên tắc công khai:
Chứng khoán là loại hàng hoá trừu tượng nên TTCK phải được xây dựng trên cơ sở hệ thống công bố thông tin tốt. Theo luật định, các tổ chức phát hành có nghĩa vụ phải cung cấp thông tin đầy đủ theo chế độ thường xuyên và đột xuất thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, Sở giao dịch, các công ty chứng khoán và các tổ chức có liên quan.
4.4.Nguyên tắc trung gian:
Nguyên tắc này có nghĩa là các giao dịch chứng khoán được thực hiện thông qua tổ chức trung gian là các công ty chứng khoán. Trên thị trường sơ cấp, các nhà đầu tư không mua trực tiếp của nhà phát hành mà mua từ các nhà bảo lãnh phát hành. Trên thị trường thứ cấp, thông qua các nghiệp vụ môi giới, kinh doanh, các công ty chứng khoán mua, bán chứng khoán giúp các khách hàng, hoặc kết nối các khách hàng với nhau qua việc thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán trên tài khoản của mình.
4.5.Nguyên tắc tập trung:
Các giao dịch chứng khoán chỉ diễn ra trên sở giao dịch và trên thị trường OTC dưới sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức tự quản.
5. Các thành phần tham gia TTCK
Nhà phát hành: Là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua TTCK dưới hình thức phát hành các chứng khoán.
Nhà đầu tư: Là những người thực sự mua và bán chứng khoán trên TTCK. Nhà đầu tư có thể được chia thành 2 loại:
Nhà đầu tư cá nhân: là những người có vốn nhàn rỗi tạm thời, tham gia mua bán trên TTCK với mục đích kiếm lời.
Nhà đầu tư có tổ chức: là các định chế đầu tư thường xuyên mua bán chứng khoán với số lượng lớn trên thị trường. Các định chế này có thể tồn tại dưới các hình thức sau: công ty đầu tư, công ty bảo hiểm, Quỹ lương hưu, công ty tài chính, ngân hàng thương mại và các công ty chứng khoán.
Các công ty chứng khoán: Là những công ty hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, có thể đảm nhận một hoặc nhiều trong số các nghiệp vụ chính là môi giới, quản lý quỹ đầu tư, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư chứng khoán và tự doanh.
Các tổ chức có liên quan đến TTCK:
- Uỷ ban chứng khoán Nhà nước: là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với TTCK ở Việt nam.
- Sở giao dịch chứng khoán: là cơ quan thực hiện vận hành thị trường và ban hành những quyết định điều chỉnh các hoạt động giao dịch chứng khoán trên Sở phù hợp với các quy định của luật pháp và UBCK.
- Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán: là tổ chức phụ trợ, phục vụ các giao dịch chứng khoán.
- Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm: là công ty chuyên cung cấp dịch vụ đánh giá năng lực thanh toán các khoản vốn gốc và lãi đúng thời hạn và theo những điều khoản đã cam kết của công ty phát hành đối với một đợt phát hành cụ thể.
II. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.
Sự ra đời thị trường chứng khoán Việt Nam.
Việc buôn bán cổ phiếu ở Việt Nam đã diễn ra sôi động kể từ sau khi các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, nhưng thị trường chứng khoán nước ta mới chính thức hoạt động từ năm 2000, kể từ khi ra đời Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ngày 28-7-2000. Trước đó Nhà nước ta đã chuẩn bị những điều kiện cần thiết về mặt tổ chức, quản lý, cán bộ, luật hoạt độngcho thị trường chứng khoán ra đời.
Cho đến nay TTCK đã có Luật Chứng khoán và hàng loạt các văn bản pháp lý điều chỉnh; Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) được giao chức năng quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK; trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động chứng khoán và TTCK theo các quy định của pháp luật.
Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố HCM TGDCK chuyển đổi theo hướng chuyên nghiệp hoá, được chuyển thành Sở GDCK. Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội hoạt động từ năm 2005 và đang mở rộng việc tổ chức thị trường sang lĩnh vực trái phiếu, cổ phiếu của công ty đại chúng.
Trung tâm Lưu ký chứng khoán ra đời từ năm 2005 cũng đang tích cực chuyển đổi cả về chất và lượng để chuẩn bị cho mô hình hoạt động theo hình thức Công ty TNHH. Dù còn đơn sơ nhưng lần đầu tiên Trung tâm này đã được thiết lập được kênh thông tin ra thị trường
Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo chứng khoán sau nhiều năm liền nắm thế độc quyền đào tạo người hành nghề, nay đứng trước một bước ngoặt: phải thực hiện công tác xã hội hoá đào tạo chứng khoán, mà lộ trình đầu tiên là chia sẻ quyền đào tạo để thi lấy chứng chỉ cơ bản, chứng chỉ phân tích cho 5 trường đại học khối kinh tế.
Hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua.
Sự hiện diện của TTCK Việt Nam sau hơn 7 năm đã đem lại một kết quả không thể phủ nhận: xác lập nên một kênh dẫn vốn quan trọng, với tổng giá trị vốn hoá tăng nhanh qua các năm. Trong 5 năm đầu, mức vốn hoá của thị trường mới chỉ tăng lên 0,5 tỉ USD nhưng vài năm gần đây mức vốn hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng đột biến, tổng giá trị vốn hóa tính cho lượng cổ phiếu niêm yết năm 2006 khoảng 18 tỷ USD, tương đương 33% GDP của năm, sang đến năm 2007 tổng mức vốn hóa vào khoảng 20 tỷ USD chiếm gần 40% GDP, tăng hơn 1400 lần so với năm 2000, và nếu tính cả trái phiếu thì đạt mức 46% GDP. Về giá trị giao dịch chu chuyển trên thị trường: mỗi ngày giá trị giao dịch trên thị trường lên tới hàng nghìn tỷ đồng và người dân Việt Nam tính trung bình cứ 1.000 người có 3 người tham gia đầu tư trên thị trường niêm yết. Nhưng cho đến năm 2008 do tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều bất ổn, hoạt động của thị trường chứng khoán đã giảm sút mức vốn hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam đang suy giảm, hàng chục ngàn tỉ đồng đã “bay hơi”. Ngày 28-11-2008 mức vốn hóa cổ phiếu của sàn TPHCM còn 172.944 tỉ đồng, sàn Hà Nội còn 52.807 tỉ đồng, tổng cộng 225.751 tỉ đồng. Nếu tính cả trái phiếu, mức vốn hóa hai sàn là 403.147 tỉ đồng. So với mức vốn hóa của thị trường 13 tháng trước đó là 423.000 tỉ đồng (ngày 28-10-2007), giá trị vốn hóa hiện tại không thấp hơn bao nhiêu. Nhưng nằm giữa hai con số đó có hai yếu tố: thứ nhất giá trị trái phiếu niêm yết tăng vọt và thứ hai số lượng công ty niêm yết cũng tăng lên. Lẽ ra với số lượng hàng hóa được bổ sung, nếu VN-Index ít biến động, mức vốn hóa thị trường phải tăng gấp nhiều lần. Minh chứng cho những đồng tiền “bay hơi” là mức vốn hóa của nhiều doanh nghiệp tụt giảm. Vào ngày 12-3-2007, ngày VN-Index đạt đỉnh 1.170 điểm, SAM (Công ty Cáp và Vật liệu viễn thông Sacom) có giá thị trường 9.172 tỉ đồng, nhưng đến ngày 28-11-2008 chỉ còn 1.007 tỉ đồng; REE (Công ty cổ phần Cơ điện lạnh) là 7.888 và 1.811 tỉ đồng; STB (Sacombank) là 27.922 và 10.282 tỉ đồng; VNM (Công ty Sữa Việt Nam) là 31.482 và 13.408 tỉ đồng; FPT là 37.094 và 7.060 tỉ đồng; VSH là 10.250 và 3.492 tỉ đồng...
Bắt đầu với 2 công ty niêm yết vào năm 2000, sau một thời gian hoạt động số lượng công ty niêm yết và số lượng loại trái phiếu chính phủ được giao dịch ngày càng gia tăng. Năm 2007 số DN niêm yết tăng thêm trên Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) là 37,72%, trên Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HASTC) là 61,36%. Về số tuyệt đối là tăng thêm 97 doanh nghiệp. Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng được cải thiện và rất khả quan, sản xuất ngày càng hiệu quả. Tính đến ngày 30/6/2008 số lượng công ty niêm yết trên cả hai sàn Hồ Chí Minh và Hà Nội là 299 doanh nghiệp và hơn 500 loại trái phiếu được giao dịch. Số lượng các công ty niêm yết cũng có ý nghĩa tích cực đối với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam vì việc gia tăng số lượng công ty lên sàn sẽ giúp cho mức độ đa dạng hoá của thị trường được tăng lên. Đây là yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát rủi ro khi tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán. Hơn nữa thông qua quá trình niêm yết, cơ cấu các ngành kinh tế trong thị trường chứng khoán sẽ ngày càng được hoàn chỉnh. Điều này giúp cho thị trường phát triển một cách ổn định hơn, không còn hiện tượng thị trường chứng khoán tăng giảm chỉ phụ thuộc vào một số mã hoặc một số ngành. Cuối cùng là quy mô thị trường càng lớn sẽ làm giảm bớt khả năng xảy ra tình trạng thao túng giá cổ phiếu trên thị trường như thời gian trước.
Cùng với sự phát triển về số lượng công ty niêm yết, số lượng nhà đầu tư, các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, tổ chức lưu ký cũng không ngừng gia tăng cả về quy mô và chất lượng. Đến cuối năm 2007 đã có 55 công ty chứng khoán, 18 công ty quản lý quỹ, 61 tổ chức lưu ký. Vốn điều lệ của các công ty đạt 5.354 tỷ đồng, gấp 7,4 lần năm 2005. Nhà đầu tư tham gia vào TTCK ngày càng đông đảo thể hiện ở số lượng tài khoản chứng khoán mới mở tăng mạnh, đặc biệt là trong 3 tháng đầu năm. Hiện có khoảng 200.000 tài khoản chứng khoán, trong đó 4.400 tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài, tăng 7 lần so với năm 2005 và 1,5 lần so với năm 2006. Số lượng các nhà đầu tư có tổ chức cũng tăng lên đáng kể về số lượng quỹ đầu tư hoạt động tại Việt Nam, quỹ đầu tư nước ngoài, quỹ đầu tư trong nước. Ngoài ra, còn có hơn 50 tổ chức đầu tư theo hình thức uỷ thác qua công ty chứng khoán. Kể từ đầu năm 2007, hơn 40 doanh nghiệp đã được tổ chức đấu giá cổ phần hóa với gần 451 triệu cổ phần, trong đó có 2 tập đoàn lớn là Công ty Phân Đạm và Hóa chất Dầu khí và Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam.
Những vấn đề liên quan đến TTCK, trong đó những quy định về đăng ký, lưu ký, công khai và minh bạch, giám sát và kiểm tra của các cơ quan chức năng quản lý hoạt động của TTCK từng bước được hoàn thiện. Đáng chú ý là Chính phủ đã chỉ đạo việc phối hợp giữa Bộ Tài chính, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước trong việc tăng cường kiểm soát TTCK ở nước ta. Sự ra đời của Luật Chứng khoán (có hiệu lực từ ngày 01-01-2007) đã tạo khung pháp lý cao cho TTCK phát triển góp phần thúc đẩy khả năng hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế của TTCK Việt Nam.
Diễn biến chỉ số VN- Index đã phán ánh phần nào thực trạng kinh tế của đất nước trong các thời điểm. Chỉ số VN-Index cũng đã chứng minh sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường vào năm 2007. Nếu trong phiên giao dịch đầu tiên ngày 28-7- 2000, VN-Index ở mức 100 điểm thì tháng 3 - 2007, chỉ số này đã đạt ở mức kỷ lục trên 1.170 điểm, và và từ đó, xoay quanh ngưỡng 1000 điểm. Năm 2007 thị trường chứng khoán được coi là phát triển nóng, Tình hình sôi động của TTCK trong năm 2007 phản ánh hiện tượng kinh tế tốt lành là: nền kinh tế Việt Nam đã và đang tăng trưởng và có xu hướng tiếp tục tăng trưởng; vốn cho đầu tư phát triển được huy động qua kênh TTCK và vẫn còn điều kiện phát triển qua kênh này trong thời gian tới, do nhiều doanh nghiệp lớn (trong đó có các ngân hàng thương mại nhà nước) tiến hành cổ phần hoá, phát hành trái phiếu, thực hiện niêm yết tại các công ty chứng khoán. Tuy nhiên, việc phát triển “nóng” của TTCK cũng sẽ phát sinh 2 vấn đề cần phải quan tâm: (việc các nhà đầu tư nước ngoài có điều kiện thao túng, dễ gây rủi ro cho TTCK trong nước; cũng đã tác động khá mạnh đến thị trường bất động sản, đẩy giá nhà, đất lên cao.
Sang đến 2008, VN-index bắt đầu sụt giảm mạnh và thường xuyên tăng giảm. Thị trường trở nên “ảm đạm”, hầu hết các cổ phiếu đều rớt giá, cầu giảm và tính thanh khoản giảm mạnh. Tính từ ngày 01/01/2008 đến 30/09/08 đã có 178 phiên giao dịch trên sàn HaSTC bao gồn 80 phiên tăng điểm và 98 phiên mất điểm. Riêng trong quý 3/2008 đã có 45 phiên tăng điểm và 25 phiên mất điểm trong tổng số 70 phiên giao dịch. Cổ phiếu có dấu hiệu hồi phục trong những phiên GD đầu quý 3 và tăng mạnh ở giữa quý 3 nhưng vẫn chưa đủ sức để giữ chân nhà đầu tư đã làm thị trường giảm mạnh trong những phiên GD ở cuối quý 3. Trong 9 tháng đầu năm 2008, thị trường đã có 4 lần điều chỉnh biên độ: Ngày 27/03: Biên độ của TP. HCM từ +/-5% xuống +/-1; Hà Nội từ +/-10% xuống +/-2% nhằm hạn chế đà giảm giá của cổ phiếu.Ngày 07/04: Biên độ của TP. HCM từ +/-1% lên +/-2%; Hà Nội từ +/-2% lên +/-3%. Ngày 19/06: Biên độ của TP. HCM từ +/-2% lên +/-3%; Hà Nội từ +/-3% lên +/-4% nhằm tăng khả năng thanh khoản cho thị trường. Ngày 18/08: Biên độ của TP. HCM từ +/-3% lên +/-5%; Hà Nội từ +/-4% lên +/-7%.
Thị trường giảm giá trong 2 phiên cuối cùng của tháng 9 và tiếp tục giảm mạnh ở những phiên đầu tháng 10 (chỉ có duy nhất 1 phiên tăng giá vào 02/10/08 trong khoảng từ 01/10 - 10/10/08). Với đà tuột dốc như hiện nay, khả năng phục hồi của thị trường chứng khoán còn rất khó khăn..
Bên cạnh đó, khối lượng giao dịch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2008 ở mức thấp, chỉ cao hơn chút ít so với một nửa khối lượng giao dịch của tháng 12 năm ngoái. Hiện chỉ còn có một doanh nghiệp niêm yết duy nhất có giá trị vốn hóa thị trường trên 1 tỷ USD là ngân hàng ACB, so với mức 9 doanh nghiệp ở thời điểm cuối năm 2007. Số doanh nghiệp niêm yết có giá trị vốn hóa trên 500 triệu USD cũng giảm từ mức 15 doanh nghiệp xuống còn 7 doanh nghiệp.
Các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ra lượng cổ phiếu Việt Nam mà họ đang nắm giữ. Trong tháng 11, lượng bán ròng của khối ngoại là 48 triệu USD, xấp xỉ mức bán ròng của khối này trong tháng 10. Ngoài các quỹ quốc gia, lượng cổ phiếu Việt Nam mà các nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ còn không nhiều, do đó, áp lực bán ra trong thời gian tới sẽ hạn chế. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài, chủ yếu là các quỹ quốc gia, hiện vẫn nắm giữ khoảng 22% lượng cổ phiếu niêm yết, tương đương với hơn một nửa giá trị thị trường của các cổ phiếu sẵn sàng cho giao dịch, so với mức 18% của cuối năm ngoái. Do đó, thời gian tới, thị trường vẫn sẽ chịu tác động từ các động thái của các quỹ này, chẳng hạn việc các quỹ này tăng mức tiền mặt nắm giữ, hay thậm chí đóng cửa.
Nhận diện nguyên nhân sự sụt giảm của thị trường chứng khoán thời gian qua là: Ngoài sự sụt giảm chung của thị trường chứng khoán toàn cầu, thị trường Việt Nam còn chịu tác động của những yếu tố nội tại như sự giảm tốc kinh tế, chính sách của Chính phủ, cũng như sai lầm của các doanh nghiệp niêm yết trong hoạt động đầu tư “tay trái” dẫn tới thua lỗ đậm. Sự lao dốc của thị trường chứng khoán Việt Nam cũng kéo theo sự suy sụp niềm tin của các nhà đầu tư trong nước.
Một số đặc điểm đáng chú ý của TTCK nước ta trong thời gian qua:
- Cùng với sự phát triển của các nhà đầu tư là doanh nghiệp (bảo đảm về năng lực tài chính, có tính chuyên nghiệp trong hoạt động đầu tư chứng khoán...) thì sự phát triển của các nhà đầu tư cá nhân rất đông (chiếm hơn 60% số nhà đầu tư) và nhà đầu tư nước ngoài cũng quan tâm đầu tư vào TTCK nước ta ngày càng nhiều (bao gồm cả những nhà đầu tư có tổ chức và nhà đầu tư cá nhân).
- Tình trạng đầu tư vào cổ phiếu ở nước ta mang tâm lý “đám đông”, cả người có kiến thức và hiểu biết, cả những người mua, bán theo phong trào, qua đó đẩy TTCK vào tình trạng “nóng”, hiện tượng “bong bóng” là có thật và cũng qua đó nhiều người được hưởng từ “một vốn, bốn lời” thậm chí tới 10 hoặc hơn 10 lời.
- Có sự chuyển dịch đáng kể vốn từ ngân hàng thương mại sang đầu tư chứng khoán theo 2 hướng: một là các nhà đầu tư cá nhân rút tiền gửi tiết kiệm để đầu tư chứng khoán, hai là những người khác (bao gồm cả công ty chứng khoán của ngân hàng lại vay tiền của ngân hàng thương mại để kinh doanh chứng khoán. Qua đây cũng phần nào tác động đến hoạt động của ngân hàng thương mại và cả Ngân hàng Nhà nước với vai trò quản lý và điều hành chính sách tiền tệ.
- TTCK là loại thị trường cao cấp và ngày càng có quy mô lớn với rất nhiều thành phần tham gia. Ở nước ta, do TTCK còn mới mẻ và phát triển nhanh nên số lượng người tham gia thị trường theo kiểu “chơi chứng khoán” nhiều hơn số lượng các thành phần đầu tư, do đó thị trường tiềm ẩn nhiều rủi ro và đòi hỏi công tác quản lý điều hành phải theo kịp sự phát triển ngày càng phức tạp của thị trường.
- TTCK niêm yết có quy mô chỉ bằng khoảng 10% so với thị trường chưa niêm yết, trong khi thị trường cho cổ phiếu chưa niêm yết chưa được quản lý, vẫn đang hoạt động theo kiểu tự phát, nên tính bền vững chung của TTCK Việt Nam là không cao.
- Quy mô TTCK Việt Nam tuy có sự tăng mạnh những năm gần đây, nhưng xét về con số tuyệt đối thì còn nhỏ. Tại nhiều TTCK lân cận, tổng giá trị vốn hoá thị trường của họ lớn gấp hàng chục đến hàng trăm lần Việt Nam, như TTCK Hàn Quốc (tổng giá trị vốn hoá 787 tỷ USD); TTCK Hồng Kông (1.465 tỷ USD); TTCK Singapore (335 tỷ USD) Thực tế này cho thấy, con đường trước mắt của TTCK Việt Nam còn rất dài và đến nay, chúng ta mới đi được chặng đầu tiên.
- Nguồn nhân lực cho ngành chứng khoán vừa thiếu, vừa yếu nhất là khi số lượng CTCK đang ngày một lớn như hiện nay. Sự giành giật nhân viên có chứng chỉ hành nghề và hiện tượng nhiều công ty chứng khoán mới liên tục đổi “chủ” (Hướng Việt, Quốc Gia, Quốc tế, An Bình, Hà Nội) đã thể hiện sự mất ổn định về nhân sự chủ chốt tại khối các công ty này.
- Triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian tới vẫn chưa có gì sáng sủa. Từ tháng 1/2009, thuế thu nhập cá nhân từ chứng khoán dự kiến sẽ được áp dụng. Mặc dù các mức thuế suất chỉ ở mức thấp, có những đánh giá cho rằng việc áp dụng thuế sẽ có tác động tâm lý xấu, hạn chế sự tham gia của các nhà đầu tư nhỏ lẻ vào thị trường. Trên thực tế, đã có nhiều công ty thông báo trả cổ tức một lần trước cuối năm nay để giúp các nhà đầu tư tránh thuế. Mặt khác, triển vọng kinh tế vĩ mô của Việt Nam cũng có một số vấn đề phải bàn, trong đó phải kể tới thực trạng của hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, việc Việt Nam phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu - lĩnh vực chiếm tới 68% GDP trong năm ngoái - và FDI - lĩnh vực chiếm 25% tổng lượng vốn đầu tư sẽ khiến nền kinh tế Việt Nam dễ bị tổn thương trước những biến động của tình hình bên ngoài.
3. Thuận lợi và thách thức đối với sự phát triển TTCK Việt Nam
Gia nhập WTO, cũng có nghĩa là phải mở cửa và hội nhập, phải chấp nhận những điều khoản đã ký kết với các đối tác nước ngoài và của WTO, trong đó có lĩnh vực dịch vụ, bao gồm cả tài chính, ngân hàng và đương nhiên có cả TTCK. Trong điều kiện đó, sự phát triển của TTCK vừa có những thuận lợi rất cơ bản, nhưng cũng phải đối mặt với những thách thức rất lớn.
Thuận lợi:
Thứ nhất, là tăng trưởng chu chuyển vốn, trong đó đầu tư nước ngoài tăng đáng kể (riêng lĩnh vực đầu tư trên TTCK của các nhà đầu tư nước ngoài như đã nêu trên đã lên đến 4 tỉ USD). Đây là một trong những vấn đề quan trọng thúc đẩy cho việc tăng trưởng kinh tế ở nước ta.
Thứ hai, TTCK phát triển, nhất là thị trường sơ cấp (IPO)(1) trong đó có việc cổ phần hoá các Công ty có yếu tố vốn nước ngoài sẽ có điều kiện tăng huy động nguồn vốn dài hạn để đầu tư vào phát triển sản xuất kinh doanh trong nước, và đương nhiên tác động tích cực trở lại cho sự phát triển của TTCK.
Thách thức:
- Khi mở cửa ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng thì trước hết là tạo ra sức ép về quản lý thị trường vốn trên một số lĩnh vực: Đồng bản tệ sẽ lên giá, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế; Sức ép về gia tăng phương tiện thanh toán nhằm đáp ứng yêu cầu gia tăng lượng ngoại tệ từ nước ngoài chuyển vào và sự thao túng của các nhà đầu tư nước ngoài làm cho tỉ lệ lạm phát tăng, qua đó phải tăng cường năng lực của các cơ quan quản lý để giảm thiểu những rủi ro của thị trường vốn (bao gồm cả thị trường tiền tệ và TTCK).
- Sẽ tạo ra sự dịch chuyển vốn giữa ngân hàng và TTCK, nếu không có sự kiểm soát kịp thời và hiệu quả thì sẽ dẫn đến rủi ro và nếu rủi ro lớn sẽ ảnh hưởng sự an toàn của hệ thống ngân hàng.
- Nếu để TTCK tăng trưởng “quá nóng”, sẽ phát sinh hiện tượng “bong bóng” và do đó yếu tố an toàn cho những nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư cá nhân và cả sự an toàn của TTCK bị ảnh hưởng. Khi TTCK sụp đổ sẽ phải mất nhiều năm mới có thể hồi phục, kéo theo nhiều khó khăn không chỉ cho hệ thống tài chính, ngân hàng mà cả đối với nền kinh tế
III. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI.
Một là, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, sớm triển khai hướng dẫn Luật Chứng khoán (đã có hiệu lực từ 1-1-2007) theo hướng bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, đồng bộ với các quy định khác của pháp luật Việt Nam, nhưng phải phù hợp với thông lệ quốc tế. Nâng cao năng lực quản lý và kiểm soát của Nhà nước đối với thị trường tài chính nói chung và TTCK nói riêng, trong đó chú trọng kiểm soát các hoạt động kinh doanh đối với thị trường OTC để bảo đảm sự ổn định của thị trường và cả đối với các nhà đầu tư nước ngoài để tránh sự thao túng thị trường của những nhà đầu tư này.
Quản lý điều hành TTCK đòi hỏi các yêu cầu tối thiểu sau:
- Kiểm soát quy mô thị trường: quy mô thị trường được hiểu đơn giản là số lượng các công ty niêm yết, tổng vốn điều lệ niêm yết, tổng vốn hoá của thị thị trường. Vẫn biết, cổ phần hoá làm tăng hiệu quả của doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế nhưng tốc độ cổ phần hoá nhanh, tương ứng với tốc độ niêm yết trên TTCK như trong thời gian vừa qua tiềm ẩn rủi ro lớn. Nếu như ở thị trường tín dụng, tốc độ tăng trưởng tín dụng cao sẽ gắn liền với chất lượng tín dụng thấp và đòi hỏi Ngân hàng Nhà nước phải kiểm soát tốc độ tăng tín dụng thì đối với TTCK cũng vậy, tốc độ tăng quy mô thị trường quá nhanh luôn đi kèm với chất lượng dòng vốn đầu tư thấp và biểu hiện rõ ràng nhất là cảnh tranh mua tranh bán trên thị trường khiến chỉ số chứng khoán biến động quá mạnh và ẩn chứa rủi ro cao.
Vì vậy, phải kiểm soát quy mô thị trường phù hợp với quy mô nền kinh tế và chất lượng dòng vốn đầu tư, nếu không có thể gây ra hậu quả rất xấu cho thị trường. Kiểm soát quy mô TTCK bao gồm kiểm soát số lượng doanh nghiệp niêm yết mới, kiểm soát việc phát hành tăng vốn của các doanh nghiệp đã niêm yết. Thậm chí, lộ trình cổ phần hoá DNNN cũng cần xem xét lại và nên tiến hành cổ phần hoá theo phương thức thu gọn, tức là bán từng phần cho đối tác chiến lược, cán bộ nhân viên và một số nhà đầu tư liên quan theo mức giá xác định chứ không đấu giá ra thị trường. Chúng ta biết rằng dòng vốn đầu tư trong xã hội là hữu hạn, nếu mở rộng ra ở khu vực gián tiếp thì phải thu hẹp ở khu vực khác và một khi dòng vốn bị thay đổi quá đột ngột có thể làm biến dạng nền kinh tế. Trong tình hình TTCK đang tuột dốc như hiện nay mà HOSE và HASTC vẫn đang chuẩn bị cấp phép niêm yết mới thì quả là bất thường.
- Tạo dựng niềm tin cho thị trường: theo dõi trên TTCK trong thời gian vừa qua rất dễ dàng nhận thấy phần đông nhà đầu tư mất phương hướng, khi thì bị dẫn dắt bởi nhà đầu tư nước ngoài, có lúc thì ăn theo các yếu tố cơ bản vĩ mô và tình hình tài chính doanh nghiệp, đôi khi bị tác động của các chỉ số chứng khoán quốc tế và giá vàng Chính vì vậy, cần phải nhanh chóng tạo dựng niềm tin cho nhà đầu tư bằng các yếu tố chủ quan và khách quan. Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, chính sách của Chính phủ và thông tin doanh nghiệp niêm yết phải kịp thời, chính xác nhằm giúp cho nhà đầu tư lựa chọn lĩnh vực kinh d
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6062.doc