MỤC LỤC
NỘI DUNG ĐỀ CƯƠNG SƠ BỘ. 2
1. Điều kiện xuất hiện thị trường hàng hoá và dịch vụ. 2
a. Việc chuyển dần từ mua bán hàng hoá với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang mua bán theo cơ chế thị trường. 2
b. Việc chuyển thị trường từ trạng thái chia cắt , khép kín theo địa giới hành chính “tự cấp, tự túc” sang tự do lưu thông. 4
c. Doanh nghiệp nhà nước được sắp xếp lại, đội ngũ các nhà quản lý được đào tạo theo cơ chế mới. 5
d. Ngành du lịch, dịch vụ là một nghành chính được đặc biệt quan tâm đẩy mạnh trong thời kì phát triển CNH- HĐH. 6
2. Những nhân tố ảnh hưởng đến thị trường hàng hoá và dịch vụ. 6
a. Thị trường gắn liền với phân công lao động xã hội và sản xuất hàng hoá. 6
b. Gắn liền nhu cầu cuộc sống xã hội với nhu cầu của nền kinh tế. 7
c. Công tác quản lý của cơ quan có thẩm quyền ảnh hưởng trực tiếp đến hàng hoá, dịch vụ. 7
d.Quan hệ kinh tế giữa các cá nhân , giữa các doanh nghiệp trên thị trường. 8
3.Những vấn đề ảnh hưởng đến việc phát triển thị trường hàng hoá dịch vụ. 8
a. Bước đầu còn sơ khai, non trẻ nên chưa có sự thống nhất trong toàn quốc. 8
b. Các thành phần kinh tế rất đông đảo, có nhiều hình thức sở hữu khác nhau. 9
c. Ảnh hưởng bởi quan hệ cung cầu trên thị trường 10
d. Việc phát triển thị trường quốc tế cả về chất và lượng. 11
e. Sự điều tiết quản lý vĩ mô của nhà nước đối với thi trường. 11
f. Ngành dịch vụ cũng có một vị trí quan trọng ảnh hưởng đến nền kinh tế. 12
4. Những nhân tố để phát triển thị trường hàng hoá và dịch vụ. 13
a. Cơ sở lý luận thực tiễn. 13
b. Thực trạng của phát triển thị trường hàng hoá và dịch vụ. 14
c. Các giải pháp phát triển thị trường hàng hoá và dịch vụ. 17
DỰ KIẾN TÀI LIỆU VÀ SỐ LIỆU THAM KHẢO. 21
22 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1572 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp phát triển thị trường hàng hoá và dịch vụ trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h vụ theo hướng đa dạng hoá, toàn cầu hoá thì việc phát triển trong chính các doanh nghiệp, các công ty đang là một mối quan tâm sâu sắc.
Để tạo sức cạnh tranh, phát triển nhiều loại hình hàng hoá,Nhà nước đã thực hiện sáp nhập khoảng 3.000 doanh nghiệp vào các doanh nghiệp khác có liên quan về công nghệ, thị trường và giải thể khoảng 3.500 doanh nghiệp. Nhờ đó đã nâng quy mô vốn bình quân của DNNN từ 3,1 tỷ lên 11,5 tỷ đồng, giảm bớt tài trợ của ngân sách nhà nước cho doanh nghiệp bị thua lỗ và thúc đẩy các DNNN phải hoạt động có hiệu quả hơn. Các doanh nghiệp, công ty đẩy mạnh sản xuất, tạo sản phẩm mới phục vụ nhu cầu người tiêu dùng. Đây là yếu tố chính để đẩy mạnh phát triển chất lượng cũng như giảm giá thành của sản phẩm.
Mạng lưới của công ty, doanh nghiệp được mở rộng đến nhiều tỉnh thành trong cả nước mở rộng hơn thị trường hàng hoá, dịch vụ. Phục vụ tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của người dân, cũng chính vì thế mà số lượng sản phẩm sản xuất được ngày càng nhiều và chất lượng cũng được khắc phục hơn.Khi đã phát triển được thị trường trong nước, Nhà nước còn quan tâm nhiều hơn đến việc phát triển thị trường hàng hoá ở nước ngoài, tạo môi trường cạnh tranh và thu ngoại tệ. Chính vì vậy cần chú trọng hơn đến việc xây dựng thương hiệu, đổi mới, quảng bá hình ảnh của sản phẩm.
Để đáp ứng nhu cầu thực tế của người tiêu dùng cũng như chất lượng của hàng hóa, dịch vụ thì đội ngũ quản lý cũng cần phải được quan tâm chú trọng hơn nữa. Quản lý được đẩy mạnh, phát triển trình độ theo nhu cầu mới sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc lưu thông hàng hoá, phát triển dịch vụ.
d. Ngành du lịch, dịch vụ là một nghành chính được đặc biệt quan tâm đẩy mạnh trong thời kì phát triển CNH- HĐH.
Nước ta có vị trí địa lý thuận lợi, khí hậu ôn hoà và nhiều danh lam thắng cảnh đẹp đã tạo điều kiện tốt cho việc phát triển du lịch trong nước. Đổi mới, quan tâm phát triển, khai thác tiềm năng các điểm du lịch trong nước.
Các nghành hàng không, vận tải , bưu chính viễn thông…cũng được sự quan tâm phát triển của nhà nước. Nhiều chính sách đổi mới đã được áp dụng triệt để, nhằm đáp ứng nhu cầu phân phối hàng hoá trong nước, đẩy mạnh chất lượng dịch vụ.
Nhóm cơ chế và biện pháp chính sách giúp cho các doanh nghiệp, ngành tăng cường năng lực, khả năng cạnh tranh của sản xuất sản phẩm dịch vụ xuất khẩu, thông qua đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện hoạt động và công nghệ, tiền vốn để nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm giá thành sản phẩm. Về cơ chế tạo nguồn vốn đầu tư phải huy động bằng nhiều nguồn, nhưng trong đó phải kể đến nguồn vốn từ ngân sách ưu đãi đầu tư của nhà nước và các nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại, vốn đầu tư nước ngoài. Có nhiều chính sách tạo điều kiện giảm chi ngoại tệ nhập khẩu đối với một số ngành dịch vụ có nhập khẩu một số loại trang thiết bị chuyên dụng, thiết bị, vật liệu rẻ tiền mau hỏng, bằng các chính sách tạo điều kiện sản xuất để thay thế hàng nhập khẩu để giảm nhập khẩu (hàng không, tàu biển).
Những nhân tố ảnh hưởng đến thị trường hàng hoá và dịch vụ.
a. Thị trường gắn liền với phân công lao động xã hội và sản xuất hàng hoá.
Để phát triển và mở rộng thị trường hàng hoá thì vấn đề nâng cao chất lượng hàng hoá được quan tâm chú ý, năng suất lao động được đẩy mạnh. Nước ta đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, cơ hội nhiều hơn nhưng thách thức cũng không phải là ít. Chính vì vậy mà quá trình chuyên môn hoá trong sản xuất cần được áp dụng triệt để, tạo chất lượng sản phẩm cao và đồng bộ. Nhưng thực tế quá trình chuyên môn hoá chưa thực sự thu được kết quả như mong muốn. Nhà nước vẫn đang nỗ lực để có thể thay đổi được tình hình trên. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh sản xuất hàng hoá xuất khẩu cũng được chú ý. Nước ta có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên nên việc phát triển xuất khẩu hàng nông sản trở thành thế mạnh, đặc biệt là: gạo, cà phê, hồ tiêu, cá tra, cá ba sa... Xuất khẩu hàng lương thực, thực phẩm của nước ta ngày càng phát triển, mở ra một thị trường hàng hoá, dịch vụ rộng lớn. Bên cạnh đó, quá trình xuất khẩu còn gặp một số trục trặc khi các nước nhập khẩu ngày càng sử dụng nhiều rào cản trong quan hệ thương mại quốc tế, cạnh tranh thương mại ngày càng gay gắt, dẫn đến sản lượng xuất khẩu một số mặt hàng giảm xuống. Ngoài ra thị trường giá thế giới biến động phức tạp, tăng giảm thất thường (gạo, dầu thô...), thông tin thị trường thế giới thiếu và không chính xác đã tác động nhiều tới kim ngạch xuất khẩu.
b. Gắn liền nhu cầu cuộc sống xã hội với nhu cầu của nền kinh tế.
Việc đặt nhu cầu của người tiêu dùng lên hàng đầu là yếu tố quan trọng nhất giúp phát triển thị trường hàng hoá, dịch vụ. Nhiều mặt hàng mới được thay đổi hình thức mẫu mã cũng như chất lượng. Đa dạng hoá loại hình dịch vụ tạo điều kiện cạnh tranh phục vụ nhu cầu cuộc sống.
Quan tâm sản xuất nhiều sản phẩm thiết thực, phong phú hơn, gần gũi hơn với đời sống của người tiêu dùng. Chính sự cạnh tranh của các sản phẩm đã đẩy mạnh tiêu thụ trong nước, giá thành sản phẩm cũng được thay đổi treo chiều hướng tốt cho người tiêu dùng. Chính sự cạnh tranh gay gắt giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài đã thúc đẩy quá trình xây dựng quảng bá hình ảnh, thương hiệu, từ đó Marketing ở Việt Nam được quan tâm chú trọng phát triển.
Quá trình tiếp cận khách hàng được đẩy mạnh, đây là một dấu hiệu tốt cho quá trình phát triển thị trường hàng hoá trong nước. Dịch vụ du lịch được mở rộng hơn, gắn liền với nhu cầu thiết thực của xã hội, chất lượng dịch vụ được đưa lên hàng đầu. Dịch vụ du lịch phát triển góp phần tăng ngoại tệ, phát triển nền kinh tế trong nước.
c. Công tác quản lý của cơ quan có thẩm quyền ảnh hưởng trực tiếp đến hàng hoá, dịch vụ.
Quá trình quản lý hàng hoá của nhà nước ảnh hưởng một cách trực tiếp đến sự phát triển chất lượng sản phẩm trong nước. Hiện nay, sự quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với thị trường và thương mại đã có nhiều đổi mới. Đổi mới trước hết là cơ chế quản lý thị trường. Từ cơ chế trực tiếp can thiệp, kiểm tra kiểm soát thị trường là chủ yếu chuyển sang cơ chế tác động gián tiếp và tạo lập môi trường chính sách cho kinh doanh trên thị trường.
Các chính sách quản lý và công cụ quản lý của Nhà nước đối với thị trường được nghiên cứu kỹ và thông thoáng hơn. Nhà nước đã tạo lập được môi trường pháp lý cho các hoạt động trên thị trường. Sự tự do, bình đẳng giữa các chủ thể hoạt động trên thị trường được đảm bảo bằng pháp luật. Các thủ tục hành chính cản trở, gây phiền hà cho sản xuất kinh doanh liên tục được sửa đổi và bãi bỏ.
Dù những đổi mới trên đây còn chậm và chưa đáp ứng được yêu cầu nhưng những tác động tích cực cuả những thay đổi đó với thị trường đã thấy rõ và đặt ra sự đòi hỏi cấp thiết hơn . Vấn đề kiểm soát hàng lậu, hàng trốn thuế, hàng nhái hành giả, hàng kém chất lượng được chú trọng quan tâm. Có nhiều biện pháp trong quá trình kiểm tra, thu hồi và sử lý sản phẩm kém chất lượng sẽ tạo điều kiện an toàn thuận lợi hơn cho thị trường hàng hoá trong nước.
Quan hệ kinh tế giữa các cá nhân , giữa các doanh nghiệp trên thị trường.
Các doanh nghiệp Nhà nước chi phối phần lớn khâu bán buôn, tỷ trọng bán lẻ giảm xuống trong tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ. Lực lượng đông đảo nhất trên thị trường là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và tư thương, tiểu thương. Khu vực các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng đã tham gia vào thị trường nội địa. Điều đó đã tạo một môi trường cạnh tranh ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cũng như số lượng hàng hoá.
Nhóm cơ chế và biện pháp chính sách giúp cho các doanh nghiệp, ngành tăng cường năng lực, khả năng cạnh tranh của sản xuất sản phẩm dịch vụ xuất khẩu, thông qua đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện hoạt động và công nghệ, tiền vốn để nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm giá thành sản phẩm.
Nhóm các chính sách tạo điều kiện giảm chi ngoại tệ nhập khẩu đối với một số ngành dịch vụ có nhập khẩu một số loại trang thiết bị chuyên dụng, thiết bị, vật liệu rẻ tiền mau hỏng, bằng các chính sách tạo điều kiện sản xuất để thay thế hàng nhập khẩu để giảm nhập khẩu. Nhiều loại hình sản xuất, phân phối được áp dụng hơn trong quá trình lưu thông hàng hoá.
Những vấn đề ảnh hưởng đến việc phát triển thị trường hàng hoá dịch vụ.
Bước đầu còn sơ khai, non trẻ nên chưa có sự thống nhất trong toàn quốc.
Tình hình cơ sở hạ tầng trong nước còn rất thấp kém, rời rạc. Đây chính là yếu tố kìm hãm sự phát triển của thị trường hàng hoá trong nước cũng như việc xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài. Sản xuất chưa thực sự được quy hoạch, đầu tư chuyên môn hóa nên chất lượng sản phẩm và cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém. Nền kinh tế ban đầu theo cơ chế kinh tế kế hoạch, giao dịch chỉ là giao dịch chỉ là việc giao và nhận các sản phẩm nhằm thực hiện các nghĩa vụ có tính pháp lệnh của nhà nước lập kế hoạch.
Quá trình tích tụ và tập trung sản xuất trên thị trường chưa xuất hiện và gặp nhiều khó khăn trong vấn đề vốn đầu tư.
Trước tình hình đó, việc đầu tư vào các khu trung tâm du lịch, giải trí cũng chưa được quan tâm phát triển
Việc xây dựng các điểm du lịch, khu du lịch chưa được quan tâm thích đáng, ngược lại do lợi nhuận trước mắt trong nghề kinh doanh khách sạn dẫn đến đầu tư và cấp giấy phép xây dựng, nâng cấp khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ tràn lan gây nên tình trạng cung về buồng khách sạn vượt quá cầu, giá thuê phòng hạ , công suất sử dụng buồng, phòng thấp , đặc biệt là ở Tp HCM và Hà nội .
Công tác tuyên truyền quảng bá du lich còn yếu kém. Đến nay, toàn ngành đã có 90 công ty lữ hành quốc tế, nhưng số công ty có văn phòng, chi nhánh ở nước ngoài còn quá ít chưa nói đến quy mô và chất lượng hoạt động. Công tác phối hợp thông tin giữa ngành du lịch Việt Nam với các ngành khác để tuyên truyền, quảng bá cho du lịch Việt Nam còn chưa chủ động và hiệu quả chưa cao.
b. Các thành phần kinh tế rất đông đảo, có nhiều hình thức sở hữu khác nhau.
Hiện nay, trên thị trường đã có đủ các thành phần kinh tế, đông đảo thương nhân với các hình thức sở hữu khác nhau. Các doanh nghiệp Nhà nước chi phối 70- 75% khâu bán buôn, tỷ trọng bán lẻ chỉ còn 20- 21% trong tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ.Sự liên kết giữa các thành phần kinh tế, các chủ thể kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chưa được chặt chẽ . Hệ thống hợp tác xã vẫn còn phát huy được vai trò ở nông thôn, miền núi song chỉ còn chiếm trên dưới 1% tổng mức bán lẻ trên thị trường. Lực lượng đông đảo nhất trên thị trường là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và tư thương, tiểu thương. Khu vực các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng đã tham gia vào thị trường nội địa, chiếm tỷ trọng khoảng 3% trong tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ. Số liệu thống kê chi tiết ở bảng 1 bên dưới.
Bảng 1: Tổng mức bán lẻ hàng hoá phân theo thành phần kinh tế
(giá hiện hành)
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Tổng số
Trong đó
Quốc doanh
Tập thể
Tư nhân
Tổng số
Tỷ trọng (%)
Tổng số
Tỷ trọng (%)
Tổng số
Tỷ trọng (%)
1990
19031,2
5788,7
30,4
519,2
2,7
519,2
66,9
1991
33403,6
9000,8
26,9
662,4
2,0
662,4
71,1
1992
51214,5
12370,6
24,2
563,7
1,1
563,7
74,7
1993
67273,3
14650,0
21,8
612,0
0,9
612,0
77,3
1994
93940,0
22921
24,4
751,5
0,8
751,5
74,8
1995
121160,0
27367,0
23,6
1060,0
0,9
1060,0
75,5
1996
145874,0
31123,0
23,3
1358,0
0,9
1358,0
75,8
1997
161899,7
32369,2
22,0
1244,6
0,8
1244,6
77,2
1998
185598,7
36093,8
19,4
1212,6
0,7
1212,6
79,9
1999
200923,7
37500,0
18,6
1400,0
0,7
1400,0
80,7
2000
220400
39231,2
17,8
1763,2
0,8
1763,2
81,4
2001
245300
40965,1
16,7
2453,0
1,0
2453,0
82,3
2002
277000
45428
16,4
3601
1,3
3601
82,3
2003
310500
50301
16,2
4036,5
1,3
4036,5
82,5
Nguồn: Niên giám Thống kê 2001 và kinh tế Việt Nam & thế giới 2003-
c. Ảnh hưởng bởi quan hệ cung cầu trên thị trường
Đây là một yếu tố hoàn toàn phù hợp với quy luật của kinh tế thị trường, quy luật cung- cầu trong quá trình tự do hoá.Trước đây nhiều mặt hàng phải nhập khẩu thì hiện nay nước ta đã có thể đáp ứng được các nhu cầu trong nước và còn có thể tiến tới xuất khẩu. Nhu cầu đa dạng, phát triển và thu nhập tăng lên đã làm cho cầu thị trường phong phú và biến đổi khôn lường.
Tác động cung- cầu đã tác động trực tiếp đến vấn đề phát triển hàng hoá và dịch vụ trong nước. Những nhà kinh doanh thành đạt đều phải xuất phát từ đòi hỏi của khách hàng, bảo đảm chất lượng hàng hoá, giá cả phù hợp và có dịch vụ tối ưu. Cuộc cạnh tranh về chất lượng và giá cả từng bước nhường chỗ cho cuộc cạnh tranh bằng dịch vụ. Từ chỗ dịch vụ chỉ là hoạt động yểm trợ bán hàng đã phát triển thành địa hạt của các nhà đầu tư kinh doanh. Ngành kinh doanh dịch vụ ra đời đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của nền sản xuất xã hội. Bên cạnh đó, quá trình thương mại hoá cũng ảnh hưởng tích cực đến thị trường sản xuất.
d. Việc phát triển thị trường quốc tế cả về chất và lượng.
Sự kiện Việt Nam gia nhập các tổ chức kinh tế trên thế giới là một tiền đè quan trọng trong quá trình phát triển thị trường hàng hoá, dịch vụ, tạo nhiều cơ hội đẩy mạnh sản xuất hàng hoá trong nước. Hàng hoá trong nước được quan tâm hơn về nhiều lĩnh vực, tạo sức cạnh tranh lớn của hàng hoá trong nước với hàng hoá trên thế giới, chính những điều kiện ấy đã ảnh hưởng một cách trực tiếp đến giá cả và chất lượng hàng hoá.
Dù ở mức độ còn hạn chế nhưng sự tác động của tăng trưởng hay suy thoái trên thị trường quốc tế đã bắt đầu ảnh hưởng đến thị trường trong nước. Điều này không chỉ diễn ra đối với những hàng hoá xuất nhập khẩu mà cả hàng hoá nội địa. Đó là tín hiệu tốt lành với nền kinh tế vì nó tạo cơ hội cho các nhà kinh doanh Việt Nam, đồng thời nó cũng tạo ra áp lực và nguy cơ lớn cho sản xuất và kinh doanh trong nước. Điều này cũng cho thấy rằng sự hội nhập của thị trường trong với thị trường khu vực và quốc tế là tất yếu. Vấn đề là chủ động đón nhận và có phương thức ứng xử thích hợp để chuyển từ ngoại lực thành nôị lực.
Trong điều kiện hiện tại của nước ta vấn đề chiếm lĩnh thị trường nội địa, chính sách thay thế hàng nhập khẩu có vị trí đặc biệt quan trọng. Do chính sách của nền kinh tế, hàng hoá ngoại nhập tràn ngập thị trường nội địa. Hàng ngoại đang có ưu thế so với hàng sản xuất trong nước. Thêm vào đó là sự yếu kém về chất lượng, giá cả, quy cách, chủng loại của hàng nội địa và tâm lý sùng bái hàng ngoại đã làm cho hàng nội yếu thế. Vấn đề này tác động trực tiếp đến giá cả của hàng hoá trên thị trường.
e. Sự điều tiết quản lý vĩ mô của nhà nước đối với thi trường.
Trước những năm 1990, quản lý Nhà nước về thị trường và hoạt động thương mại được kế hoạch hoá tập trung. Còn về giá cả thì thực hiện chính sách định giá cứng cho từng loại hàng, duyệt chiết khấu cho từng khâu lưu thông, ấn định giá bán riêng cho từng đối tượng hưởng thụ, giá cả riêng biệt theo từng chính sách phân phối cụ thể.,chính thức tuyên bố chính sách đổi mới, ra đời hệ thống « giá kinh doanh chính thức ».Chế độ tem phiếu được xoá br với một số lượng lớn hàng hoá, giá chính thức của hàng hoá không thiết yếu được nâng lên mức gâng với thị trường tự do.
Chính sách tiền tệ thắt chặt năm 1990-1992 được áp dung, sử dụng sự sai lệch về lãi xuất và miễn thuế nhằm hỗ trợ khu vực quốc doanh. Các nguồn lực có thể được phân bổ cho các đơn vị quốc doanh sau đó nguồn lực này được sử dụng để tạo ra những hàng hoá mang lại lợi nhuận cao.Đổi mới trước hết là cơ chế quản lý thị trường. Từ cơ chế trực tiếp can thiệp, kiểm tra kiểm soát thị trường là chủ yếu chuyển sang cơ chế tác động gián tiếp và tạo lập môi trường chính sách cho kinh doanh trên thị trường.
Các chính sách quản lý và công cụ quản lý của Nhà nước đối với thị trường được nghiên cứu kỹ và thông thoáng hơn. Nhà nước đã tạo lập được môi trường pháp lý cho các hạot động trên thị trường. Sự tự do, bình đẳng giữa các chủ thể hoạt động trên thị trường được đảm bảo bằng pháp luật. Bộ máy quản lý Nhà nước về thị trường, thương mại đã được sắp xếp lại theo hướng tinh giản, hiệu quả. Các thủ tục hành chính cản trở, gây phiền hà cho sản xuất kinh doanh liên tục được sửa đổi và bãi bỏ. Kết hợp đồng hành cùng chính sách kiềm chế lạm phát, ổn định giá tiêu dung, đảm bảo nhu cầu thiết thực của người tiêu dùng.
Nhà nước áp dụng chính sách tăng thuế nhập khaaur và phí về các dịch vụ công cộng. Điều này ảnh hưởng một cáh trực tiếp đến giá cả hàng hoá, giảm hàng lậu, hnàg kém chất lượng trên thị trường. Mặc dù những thay đổi trên còn châm chạp nhưng đã ít nhiều tác động tích cực dến nền kinh tế hàng hóa trong nước, đặt ra những yêu cầu và đòi hỏi cấp thiêt hơn đối với thị trường trong nước.
f. Ngành dịch vụ cũng có một vị trí quan trọng ảnh hưởng đến nền kinh tế.
Nguồn vốn đầu tư của nhà nước vào sản xuất hàng hoá được quan tâm chú trọng và có định hướng rõ ràng. Nguồn vốn đầu tư vào giao thông vận tải và bưu chính viễn thông tương đối lớn, đạt 142 nghìn tỉ.Trong năm 2004, vốn đầu tư ttoàn ngành giao thông vận tải thực hiện 14816 tỷ đông(125,46% kế hoạch), giải ngân 11378 tỷ đồngtrong đó :
Vốn ngân sách( gồm cả ODA) thực hiện 8040 tỷ, giải ngân 7054 tỷ
Vốn tín dụng ưu đãi thực hiện và giải ngân 473 tỷ
Vốn trái phiếu chính phủ thực hiện 4347 tỷ, giải ngân khoảng 2500 tỷ( 64,02% kế hoạch).Huy động 1028 tỷ từ các dự án BOT.( Nguồn : tài liệu Kinh tế xã hội Việt Nam trước thềm hội nhập- NXB Bộ kế hoạch và đàu tư)
Nguồn vốn đặt ra được dùng vào viẹc phát triển thị trường hàng hóa, giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng.
Xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển mạng viễn thông với cấu trúc mạng thế hệ mới, tiếp tục cáp quang hoá 100% các tuyến trục liên tỉnh ,và nội tỉnh, hình thành xa lộ thông tin trục Quốc gia, cung cấp các dịch vụ thoại và truyền số liệu trên cơ sở hạ tầng thông tin thống nhất, tiếp tục phát triển điện thoại di động truyền thống, phát triển di động băng hẹp CDMA nội tỉnh, Phổ cập dần dịch vụ Internet công cộng, phóng và khai thác hiệu quả vệ tinh viễn thông Việt nam.
Báo cáo ghi lại những thực tế đáng khen ngợi trong chiến lược có sở hạ tầng hiện tại của Việt Nam, trong đó có con số tổng đầu tư cho có sở hạ tầng của Việt Nam trong những năm gần đây giữ ở mức 10% GDP, rất cao so với tiêu chuẩn quốc tế. Chính vì vậy, mạng lưới đường bộ Việt Nam đã tăng hơn gấp đôi chiều dài so với năm 1990, và chất lượng đường cải thiện rõ rệt. Tất cả các khu vực đô thị và 88% các hộ gia đình nông thôn có điện. Số người được dùng nước sạch tăng từ 26% dân số năm 1993 lên đến 49% dân số năm 2002, và trong cùng khoảng thời gian, số người có hố xí vệ sinh tăng từ 10% lến 25% dân số.
Tiếp tục đẩy mạnh phát triển khoa học kĩ thuật, áp dụng khoa học kĩ thuật vào tổ chức sản xuất và lưu thông hàng hoá. Công tác này đang dần được hoàn thiện, hầu hết việc thanh toán ở các siêu thị, trung tâm buôn bán đều được giao dịch nhờ hệ thống thông tin công nghệ cao.
Xây dựng, nâng cấp đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Áp dụng vận chuyển, lưu thông hàng hoá dịch vụ và ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin để giảm giá thành, kích thích sức mua, kinh doanh có hiệu quả .
Đối với thị trường hàng không: Tăng hệ số sử dụng ghế trên máy bay. Tiếp tục hoàn thiện các dich vụ tại sân bay, trên máy bay để thu hút thêm khách quốc tế, khắc phục tình trạng chậm chuyến, bỏ chuyến...
Đối với dịch vụ hàng hải: Tăng nhanh năng lực của đội tàu biển. Khuyến khích việc đóng tàu trong nước, nếu không đủ năng lực và công xuất đóng trong nước thì cho phép mua mới ở nước ngoài với việc hộ trợ lãi suất sau đầu tư
Đặt thêm văn phòng đại diện quảng bá dịch vụ hàng không ở các nước, nhất là những nước có nhiều khách đến Việt Nam. Thiết lập thêm các đường bay mới và các chuyến bay như Hà Nội - Bắc Kinh, Hà Nội -Tôkyô, Hà Nội đi Châu âu và các nước làng giềng để cạnh tranh với các nước trong khu vực .
Dịch vụ đô thị phát triển mạnh, xuất hiện nhiều trung tâm thương mại, siêu thị, dịch vụ du lịch , nhà hàng , khách sạn…
Việc đầu tư vào phát triển dịch vụ ở Việt Nam đạt được nhiều thành tích tuy nhiên vấn đề khắc phục và cải thiện cơ sở ạh tầng vẫn luôn được coi trọng để ngày càng đáp ứng đâỳ đủ hơn nhu cầu của người tiêu dùng.
Những nhân tố để phát triển thị trường hàng hoá và dịch vụ.
Cơ sở lý luận thực tiễn.
Thị trường là phạm trù kinh tế gắn liền với phân công lao động xã hội và sản xuất hàng hoá.
Cơ cấu thị trường còn sơ khai chưa đồng bộ xét về trình độ và quy mô. Thị trường trong nước phát triển theo hướng đáp ứng nhu cầu đa dạng của sản xuất và tiêu dùng, hỗ trợ tiêu thụ hàng hoá trong nước, đảm bảo ổn định nguồn hàng, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu và giữ vững thị trường xuất khẩu. Tổ chức hoạt động thương mại theo hướng là cầu nối giữa người sản xuất với người tiêu dùngvà hỗ trợ phát triển xuất khẩu, đảm bảo hnàg hoá kưư thông thông thoáng, kiềm chế những biến động giá cả bất lợi đối với những mặt hàng nhạy cảm.
Có thể lấy ví dụ như thị trường dệt may của Việt Nam trong những năm gần đây :
Số liệu ước tính của bộ công thương, năm 2007 xuất khẩu dệt may đạt 7.8 tỉ USD , vượt 450 triệu so với kế hoạch và tăng tới 31% so với năm 2006. Bộ công thương dự báo , năm 2008 xuất khẩu dệt may Việt Nam sẽ tiếp tục trên đà tăng trưởng mạnh. Xuất khẩu dệt may đạt mục tiêu xuất khẩu 9.5 tỉ USD tăng 21% so với năm 2007.
Thực trạng của phát triển thị trường hàng hoá và dịch vụ.
Nhìn chung tình hình phát triển thị trường hàng hoá trong nước đã đạt được nhiêu thành tựu to lớn
Thị trường hàng hoá và dịch vụ có bước đột phá mạnh từ khi Việt Nam áp dụng chế độ khoán trong nông nghiệp và kế hoạch 3 phần. Từ những năm 1980, hình thức khoán hộ đã được áp dụng, sau đó chính sách giao đất, giao rừng cho nông dân kinh doanh lâu dài được phổ biến. Hiện nay các hộ gia đình đang là những đơn vị kinh doanh nông nghiệp phổ biến, đã xuất hiện hàng ngàn trang trại trồng trọt, chăn nuôi với quy mô khác nhau ở cả đồng bằng và miền núi. Thị trường đã đáp ứng hầu như đầy đủ nhu cầu của cuộc sống xã hội và kinh tế.
Sản phẩm du lịch đa dạng và đã có chất lượng tốt hơn. Nhiều sản phẩm du lịch được hình thành như các tuyến du lịch mới cả đường bộ, đường sông, đường biển, cả ở miền núi, cao nguyên, đồng bằng, vùng ven biển và hải đảo. Ngoài các loại hình du lịch truyền thống, đã hình thành các loại hình du lịch mới như đi bộ, leo núi , lặn biển, thăm dò hang động, du lịch xuyên Việt, xuyên Đông Dương bằng xe đạp,ôtô, môtô... Trong đó ta đã chú trọng khai thác các giá trị nhân văn giàu bản sắc văn hoá dân tộc và được du khách đón nhận.
Chất lượng phục vụ được nâng cao, giải quyết được nhiều việc làm. Đến năm 1998 đã có trên 130 nghìn lao động, tăng trung bình hàng năm khoảng 25% năm.Tuy nhiên, do phát triển nhanh, các doanh nghiệp du lịch, các khách sạn, nhà hàng đã thu hút lực lượng lao động lớn nhưng chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu; mới có 7% đạt trình độ đại học, 50% được đào tạo qua các trướng dạy nghề, các khoá bồi dưỡng ngắn hạn, còn lại chưa qua đào tạo.
Hợp tác quốc tế, tuyên truyền quảng bá du lịch được tăng cường. Đến nay Việt Nam đã ký 13 hiệp định hợp tác du lịch với các nước, có quan hệ bạn hàng với 800 hãng của hơn 50 nước và vùng lãnh thổ. Đã thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác du lịch với Trung Quốc và tất cả các nước thành viên ASEAN, trở thành thành viên chính thức của hiệp hội Du lịch Đông Nam á ( ASEANTA ); khôi phục quan hệ hợp tác du lịch truyền thống với liên bang Nga; phát triển quan hệ hợp tác du lịch với Pháp; bước đầu xây dựng quan hệ hợp tác du lịch với Hoa Kỳ.
Công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch ngày càng được quan tâm. Tổng Cục Du lịch đã xuất bản sách hướng dẫn, sản xuất phim Video và đĩa CD-Rom, nối mạng Internet quốc tế tạo điều kiện đưa thông tin du lịch Việt Nam đến các nước trên thế giới. Đã có 13 doanh nghiệp lữ hành quốc tế đặt 23 văn phòng đại diện ở 23 nước.
Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được, quá trình cải cách thay đổi còn nhiều hạn chế cần được khắc phục :
Việc thông thương với thị trường quốc tế còn hạn chế. Thị trường đang còn tồn tại những ách tắc và mâu thuẫn lớn. Về cơ bản, nói chung thị trường còn manh mún và nhỏ lẻ. Thị trường xuất khẩu phát triển nhưng không ổn định, thiếu bền vững, khả năng cạnh tranh còn ở mức thấp. Sự chậm trễ và thiếu đồng bộ trong ban hành các chính sách kinh tế. Thị trường hàng hoá và dịch vụ ở Việt Nam còn chứa đựng nhiều yếu tố tự phát và bất ổn.
Những hạn chế đó có nhiều nguyên nhân khác nhau ảnh hưởng đến :
Bản thân nền kinh tế phát triển từ một nước nông nghiệp lạc hậu, lực lượng sản xuất yếu, kết cấu hạ tầng còn bất cập…Cung cấp cơ sở hạ tầng nhìn chung đem lại những lợi ích xã hội cao, nhưng khi càng nhiều người được tiếp cận với các dịch vụ cơ bản thì lại càng khó để tìm ra các hình thức đầu tư “dễ” có lợi nhuận cao. Sẽ cần thiết phải cải thiện các quy trình lập kế hoạch để xác định các cơ hội đầu tư mang lại lợi ích lớn xã hội. Để tối đa hóa lợi nhuận cho những đầu tư đã lựa chọn, cần phải cải cách điều hành, giải quyết vấn đề động cơ doanh nghiệp và tham nhũng.
Nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc quy hoạch chưa thực sự được đồng bộ và còn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề vố
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 27584.doc