Đề tài Giải pháp phát triển xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào Nhật Bản

MỤC LỤC

 

Lời mở đầu 1

I. Lý luận chung về xuất khẩu thủy sản Việt Nam

 vào Nhật Bản 2

1. Khái niệm và vai trò thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam 2

2. Nghiên cứu và phát triển thị trường xuất khẩu thủy sản 3

3. Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường xuất khẩu thủy sản 5

4. Kinh nghiệm phát triển thị trường xuất khẩu 7

II. Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Nhật 10

1. Đặc điểm thị trường Nhật Bản 10

2. Tình hình xuất khẩu thủy sản vào thị trường Nhật Bản 11

3. Đánh giá tình hình xuất khẩu thủy sản vào thị trường Nhật Bản 20

III. Giải pháp phát triển xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào Nhật Bản 24

1. Mục tiêu và phương hướng phát triển thị trường xuất khẩu 24

2. Các giải pháp 25

3. Các điều kiện để thực hiện 31

Kết luận 33

Tài liệu tham khảo 34

 

doc36 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1473 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp phát triển xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào Nhật Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệu khả quan hơn. Giá trị xuất khẩu thuỷ sản sáu tháng đầu năm 2004 đạt 108 triệu USD đưa tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường lên trên 26%, tiếp tục đứng vị trí thứ hai trong tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của cả nước, nhưng đã có sự thu hẹp khoảng cách so với thị trường Mỹ. Điều này cho thấy sự nỗ lực chuyển hướng thị trường này tăng 78% khối lượng và trên 80% giá trị. Tuy nhiên việc đưa hàng vào thị trường này cũng đang tiềm ẩn một số khó khăn đòi hỏi nguồn gốc, tình trạng nhiễm khuẩn. Tôm của Việt Nam được khách hàng Nhật Bản quan tâm còn vì chất lượng. Nếu mức thuế DOC kết luận sơ bộ cho tôm của ấn Độ và Thái Lan cũng thấp thì tôm của Việt Nam sẽ được các nhà nhập khẩu Nhật quan tâm. Nhìn chung xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản so với thị trường khác có sự khác biệt. Thị trường Sản lượng (tấn) Giá trị (đô la Mỹ) 2002 2003 2002 2003 Châu á (không kể Nhật) 134744.06 90503,71 497803341 290925817 Châu Âu 28612,78 38186,88 73719852 116739138 Mỹ 98664,54 122162,89 654977324 777656159 Nhật Bản 96251,41 97953,91 537459466 582837870 Thị trường khác 100385,20 132259,39 288860933 431417822 Tổng 458657,99 481066,78 2022820916 2199576806 Nguồn: Trung tâm khoa học KHKT và kinh tế thuỷ sản- Bộ thuỷ sản Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu của Nhật chủ yếu là các mặt hàng cao cấp như tôm đông lạnh, tôm hùm, bạch tuộc đông, mực đông, cua biển, cá chình. Gần đây, do người tiêu dùng Nhật Bản hạn chế việc mua các sản phẩm này nên các mặt hàng cao cấp trên có giảm xuống về số lượng và giá trị, đồng thời lại tăng các mặt hàng thủy sản thông thường. Nhập khẩu tôm của Nhật Bản đạt mức cao nhất là năm 1995 với giá trị 3,92 tỷ USD. Hiện nay, nhập khẩu tôm của Nhật giữ ở mức trung bình dưới 20 nghìn tấn/tháng. Một thực tế khó khăn là mặc dù chính phủ Nhật Bản đã dùng các biện pháp vốn trước đây rất hữu hiệu như giảm giá bán nhưng nay người tiêu dùng đòi hỏi tăng cường tính an toàn, bổ dưỡng và ngon lành đối với mặt hàng tôm. Các nhà xuất khẩu tôm còn có thể thấy thị trường Nhật Bản đang đơn giản hóa các kênh phân phối, loại bỏ trung gian, cả một số nhà buôn lớn để đến với các đầu ra hiệu quả nhất. 2. Tình hình xuất khẩu thủy sản vào thị trường Nhật Bản 2.1. Số lượng và kim ngạch Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 1998-2003 sang Nhật hầu như tăng, trung bình là 11%/năm. Trong đó, năm 2000 đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất 22,5%, mặc dù 2001 chỉ tăng nhẹ so với năm 2000 nhưng đến năm 2002 lại vọt lên 9,52% và đến năm 2003 tăng 7,6% so với năm 2002. Năm 1998 kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản đạt 363,2 triệu USD chiếm 43,2% giá trị xuất khẩu chung, đến năm 2002 đạt 96,25 nghìn tấn giá trị 537,46 triệu USD, chiếm 26,6% giá trị xuất khẩu chung. Năm 2003 đạt giá trị 578,42 triệu USD, chiếm 25,8% giá trị xuất khẩu chung. Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng năm 2004 sang thị trường này là 2,8 tỷ USD, tăng19% so với cùng kỳ năm 2003, tháng 10 đã đạt được mức 80 triệu USD gấp 2,5 lần những tháng đầu năm. Tuy tỷ trọng xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản có giảm nhưng về giá trị tăng đáng kể. Các loại thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật đều có chất lượng cao đang được bạn hàng ưa thích nhất là tôm, mực tươi. Do đó giá cũng cao, đã mang lại nguồn ngoại tệ quan trọng và ổn định những năm qua. Hiện nay, Việt Nam là một trong 4 nước xuất khẩu thủy sản lớn vào Nhật Bản, sau Thái Lan, ấn Độ, Inđônêxia. Mục tiêu tăng trưởng tiêu tăng trưởng bình quân hàng năm là 10%. Năm 2005 dự kiến Việt Nam sẽ xuất khẩu được 600-700 triệu USD. Đây là mục tiêu có khả năng đạt được. Kim ngạch thủy sản xuất khẩu sang Nhật Bản không những tăng liên tục mà ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Nhật Bản. Điều này thể hiện qua số liệu sau: Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam-Nhật Bản Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Giá trị (triệu USD) 363,19 395,2 482,16 490,76 537,46 578,42 % tăng +10,9 +12,2 +10,1 +10,95 +10,76 Nguồn: Tổng cục Hải quan Tỷ trọng mặt hàng thủy sản xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Tổng KNXK 1.740 1.962 2.621 2.509 2.438 2.910 Giá trị XKTS 363,19 395,2 482,16 490,76 537,46 578,42 Tỷ trọng (%) 20,87 20,14 18,39 19,56 22,05 19,86 Nguồn: JETRO; Hải quan Việt Nam Hiện nay, có hơn 600 doanh nghiệp của Việt Nam đang trực tiếp hoặc gián tiếp xuất khẩu thủy sản ra thị trường thế giới thì có hơn 200 doanh nghiệp xuất khẩu hàng đi Nhật. Trong số này đã có gần 100 đơn vị áp dụng HACCP. Những doanh nghiệp này có giá trị kim ngạch xuất khẩu chiếm hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Trình độ chế biến của nhiều đơn vị được đánh giá là đạt mức tiêu biểu của khu vực và trên thế giới, góp phần làm tăng giá trị hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Nhật Bản là thị trường quan trọng và đang đứng thứ hai trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Mặc dù khối lượng và giá trị xuất khẩu liên tục tăng nhưng con số vẫn thấp so với tổng giá trị nhập khẩu thủy sản vào thị trường Nhật Bản. Thị phần của thủy sản Việt Nam còn rất khiêm tốn, giá trị xuất khẩu thủy sản của chúng ta mới chỉ chiếm 4,15% năm 2002 (555,49 triệu USD), trong khi đó các nước lân bang như Inđônêxia-7,36%; Thái Lan-7,62%; Đài Loan-4,8%. Hiện nay, Việt Nam xếp thứ 13 trong tổng số các nước xuất khẩu thủy sản sang thị trường này. 2.2. Chủng loại mặt hàng xuất khẩu sang Nhật Bản Các mặt hàng chủ yếu là tôm, cá, mực, bạch tuộc đông lạnh và mực khô. Các mặt hàng chủ yếu xuất sang Nhật trong năm 2003 là (khối lượng-nghìn tấn/giá trị-triệu USD/tỷ trọng % về giá trị): Tôm 52,01/380,23/65,7; mực và bạch tuộc đông 142,26/57,78/10,0; cá 14,81/54,15/9,4; hàng khô 1,97/14,55/2,5; hải sản khác 15,35/77,7/13,4. Như vậy, xuất khẩu sang Nhật Bản chủ yếu là tôm đông, nhuyễn thể và cá chiếm tới 86,6% giá trị xuất khẩu sang thị trường Nhật. Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản Đơn vị tính: khối lượng: nghìn tấn giá trị: triệu USD Mặt hàng Năm 2002 So với năm 2001(%) Năm 2003 So với năm 2002(%) KL Giá trị KL Giá trị KL Giá trị KL Giá trị Tôm 49,25 347,4 +39,4 +20,2 52,01 380,23 +5,6 +9,5 Cá 15,28 56,46 +13,4 +13,9 14,81 54,15 -3,1 -4,1 Mực, bạch tuộc 16,23 66,05 +21,5 +7,2 14,26 57,78 -12,2 -12,9 Hàng khô 3,66 23,49 +21,5 +24,7 1,97 1,55 -46,2 -38,9 Hải sản khác 12,17 44,57 +20,2 +25,1 15,35 71,71 +26,1 +50,8 Tổng cộng 96,25 527,46 +9,51 98,40 588,42 +2,2 +7,62 Nguồn: Tạp chí thương mại thủy sản 2/2004 *Nhóm mặt hàng tôm: Năm 2001, Việt Nam xuất khẩu tôm vào thị trường Nhật Bản khối lượng 246,98 nghìn tấn, trị giá 289,56 triệu USD, tương đương mức của năm 2000 và đứng hàng thứ 3 trong số các nước cung cấp tôm cho Nhật. Năm 2002 và 2003, đối với mặt hàng tôm đông lạnh, Nhật Bản vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam tương ứng với khối lượng 4,25 nghìn tấn và 52,01 nghìn tấn, giá trị 347,40 triệu USD và 380,23 triệu USD. Như vậy, về khối lượng năm 2002 đã tăng 39,4% so với 2001 và giá trị tăng 20% do giá tôm từ cuối năm 2001 ở Nhật tăng lên và chất lượng tôm của Việt Nam cũng được cải thiện hơn. Thị trường tôm Nhật Bản chiếm 36,7% trong tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam năm 2002. Điều đáng mừng là: nước ta xuất khẩu tôm vào Nhật cuối năm 2002 chiếm 16,68% thị phần, vượt qua ấn Độ để trở thành nước cung cấp tôm thứ 2 cho thị trường Nhật Bản, sau Inđônêxia, tuy nhiên, cũng đáng quan tâm là về khối lượng tôm đông xuất sang Nhật, Việt Nam đứng thứ 2 nhưng về giá trị chỉ đứng thứ 3 vì giá tôm rất thấp, trung bình chỉ 7,1USD/kg (giá trung bình năm 2003). Giá tôm trung bình của Việt Nam tại thị trường Nhật cũng còn rất thấp so với giá tôm của Thái Lan, Inđônêxia, thậm chí còn thấp hơn cả giá trung bình của thị trường Nhật Bản:10,7USD/kg(1998). Nếu so với Thái Lan (12,5USD/kg), Inđônêxia và Phillipin (10,2USD/kg) thì giá tôm đông lạnh của chúng ta xuất sang Nhật có ý nghĩa quan trọng hiện nay. Hiện nay, tôm Việt Nam chỉ chiếm11,4% thị phần tại đây và khoảng cách với các nước dẫn đầu như Inđônêxia còn khá xa. Mặt khác, tôm xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Nhật chưa đa dạng về chủng loại và mới chủ yếu là tôm đông lanh sơ chế trong khi đó thị trường Nhật Bản nhập khẩu tới gần 20 mặt hàng chủng loại tôm như: sống, tươi, đông lạnh, khô, muối, chín, xông khói, chế biến... Mặt hàng tôm xuất khẩu mang lại ngoại tệ nhiều nhất trong các loại thủy sản. Khoảng 85% tôm xuất khẩu của Việt Nam còn dưới dạng đông lạnh chưa qua chế biến nên trị giá ngoại tệ thu được còn thấp so với khả năng. *Nhóm mặt hàng cá Từ năm 1998 trở về trước, xuất khẩu cá của Việt Nam chủ yếu tập trung vào thị trường Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Xingapo, Ôxtrâylia và một khối lượng nhỏ vào EU. Sản phẩm cá của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật chủ yếu là cá đông lạnh: cá ngừ, cá thu, cá bò, cá basa, cá cơm,... Các nhà cung cấp chính là Công ty du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Công ty thủy sản Hạ Long, Công ty TNHH thủy sản Trúc An,... So với giá tôm, giá cá xuất khẩu sang thị trường Nhật có biên độ biến động tương đối hẹp, giá các loại sản phẩm như cá nục heo, cá thu phi lê hầu như không thay đổi giá trong suốt hai năm qua. Xuất khẩu cá của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản hàng năm vẫn tăng với mức trung bình 10-15% về giá trị. Năm 2002 đạt 15,28 nghìn tấn, giá trị 56,46 triệu USD tăng so với năm 2001 là 13,4% về khối lượng và 13,9% về giá trị. Nhưng triên 11 tháng đầu năm 2003, khối lượng xuất sang Nhật Bản đật 13,51 nghìn tấn, giá trị 50,15 triệu USD giảm so với cùng kỳ năm 2002 tương ứng 3,3% về khối lượng và 2,3% về giá trị. *Nhóm mực và bạch tuộc đông lạnh Năm 2002, Nhật Bản đã nhập khẩu từ Việt Nam 16,23 nghìn tấn, giá trị 66,05 triệu USD tăng 21,1% về khối lượng và 7,2% về giá trị so với năm 2001. Mực nang của Việt Nam đã dành được vị trí thứ 2 tại thị trường Nhật Bản, sau Thái Lan với tỷ trọng chiếm 15,37% trong tổng số nhập khẩu của Nhật Bản. Hộp tôm, hộp cá ngừ của ta cũng đang dần có chỗ đứng trên thị trường Nhật. Điều chúng ta quan tâm nhiều hơn nữa tới hai mặt hàng đặc sắc là hộp thủy sản (chủ yếu là tôm và hộp cá ngừ) thì sẽ mở ra triển vọng lớn cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Xét về cơ cấu thị trường, năm 2002, thị trường Mỹ vươn lên đứng đầu trong việc nhập khẩu tôm đông lạnh, chiếm 34% ( Nhật chiếm 36,7%). Tại thị trường xuất khẩu cá đông lạnh, Mỹ cũng dẫn đầu với 144,98 triệu USD trong khi Nhật chỉ chiếm 16%. Riêng thị trường mực và bạch tuộc xuất khẩu của Việt Nam, Nhật chiếm tỷ trọng áp đảo (52%) với 66,05 triệu USD và Mỹ chiếm 2,8% (3,34 triệu USD). Nhưng xuất khẩu hai mặt hàng này sang Mỹ tăng đột biến (90% năm 2000) trong khi sang Nhật chỉ tăng 11,8%. Như vậy, hàng thủy sản của Việt Nam, nhất là tôm, mực, được thị trường Nhật Bản đánh giá khá cao. Việt Nam là một trong bốn nước hàng đầu xuất khẩu tôm và mực vào thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, thời gian gần đây quota nhập khẩu mực ống phân bổ cho Việt Nam trong việc đảm bảo duy trì quan hệ bạn hàng truyền thống với các nhà nhập khẩu Nhật. Đối với thị trường có hạn ngạch này, trong thời gian tới cần xem xét hỗ trợ về giá nhằm duy trì kim ngạch hàng năm để hạn ngạch phân bổ cho mặt hàng không bị giảm. 2.3. Giá cả và phương thức xuất khẩu *Giá các mặt hàng thủy sản của nước ta những năm trước đây thường thấp hơn giá cùng chủng loại của một số nước trong khu vực như Thái Lan, Inđônêxia, Trung Quốc, ấn Độ,... Tuy nhiên 3 năm gần đây, do dịch bệnh và môi trường xuống cấp ở Thái Lan và Inđônêxia nên năng suất nuôi trồng của họ đã bị giảm sút nghiêm trọng, kèm theo đó giá cũng bị hạ theo. Đối với thủy sản của nước ta, nhờ uy tín về chất lượng tăng nên hai năm gần đây giá các mặt hàng thủy sản của ta vẫn giữ được mức giá như trước. Biểu: giá bình quân của một số mặt hàng thủy sản xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản STT Mặt hàng Năm 2002 (USD/kg) Năm 2003 (USD/kg) 1 Tôm 7,053 7,089 2 Cá các loại 3,695 4,012 3 Hải sản khô 4,069 4,072 4 Mực và bạch tuộc 6,418 6,304 5 Hải sản khác 3,662 4,548 Nguồn: Tạp chí thương mại thủy sản 2/2003 và 2/2004 *Phương thức xuất khẩu Đa số các nhà xuất khẩu thủy sản nước ta ký kết hợp đồng bán hàng cho các nhà thương mại bán buôn của Nhật Bản theo giá FOB, rồi từ đây thủy sản mới được cung cấp cho các nhà chế biến và hệ thống kinh doanh bán lẻ của Nhật Bản. Việc tìm kiếm khách hàng, xây dựng hợp đồng, xác định giá cả mua bán thủy sản... phía Việt Nam luôn ở thế bị động phụ thuộc vào đối tác Nhật Bản. Việc xuất khẩu qua trung gian như vậy, bên cạnh những ưu điểm là chi phí lưu thông thấp, thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam có quy mô hoạt động nhỏ và năng lực tiếp cận thị trường còn hạn chế, thì việc xuất khẩu qua trung gian này có rất nhiều nhược điểm, giá xuất khẩu thủy sản thấp, chủ yếu phải tham khảo giá xuất khẩu của nước khác, không tạo nên thương hiệu cho sản phẩm thủy sản ở Việt Nam, không trực tiếp tiếp cận với người tiêu dùng Nhật Bản nên khi thị hiếu thay đổi sẽ khó nắm bắt kịp. Hiện nay, rất ít doanh nghiệp thủy sản Việt Nam áp dụng các hình thức Marketing để tìm kiếm khách hàng. Trong khi đó, các nhà kinh doanh thủy sản của Thái Lan, Trung Quốc có sự hỗ trợ của chính phủ thực hiện quảng cáo, tiếp thị, liên kết với các nhà bán buôn, siêu thị tổ chức các đợt khuyến mại rất có hiệu quả. Ngoài ra các nhà xuất khẩu còn thành lập văn phòng giao dịch thủy sản ở Nhật Bản. 2.4. Hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp 2.4.1. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu thủy sản Đây là công việc đầu tiên và cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh thủy sản xuất khẩu, giúp doanh nghiệp biết được xu hướng và sự biến đổi nhu cầu thị hiếu của khách hàng, sự phản ứng của họ đối với sản phẩm của mình nên chúng ta phải trả lời các câu hỏi sau: Đâu là thị trường có triển vọng đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam, khả năng tiêu thụ sản phẩm đó trên thị trường đó ra sao. Thị trường đang cần những mặt hàng xuất khẩu thủy sản nào? Tình hình cung cấp thủy sản cho thị trường đó của các nước khác đó như thế nào? Luật pháp và các quy định bắt buộc khi đưa thủy sản vào thị trường đó. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu thông qua các phương pháp nghiên cứu tại phòng làm việc, tại hiện trường... Kết quả nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp hoạch định chiến lược xuất khẩu xây dựng phương án xuất khẩu và lựa chọn phương thức giao dịch hiệu quả. 2.4.2. Tiến hành đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu thủy sản Các doanh nghiệp cần tổ chức giao dịch đàm phán, soạn thảo hợp đồng kinh tế, chuẩn bị hợp đồng. Các bên có thể tiến hành đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp hoặc thông qua thư từ giao dịch hoặc qua điện thoại, Internet. Điều này là do điều kiện kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp quyết định. Khi đàm phán đòi hỏi phải chuẩn bị tốt mọi vấn đề liên quan đến hợp đồng mua bán, người thực hiện đàm phán đòi hỏi hiểu biết rõ ràng và có kinh nghiệm. Những điều khoản trong hợp đồng phải rõ ràng, chặt chẽ, quyền lợi, nghĩa vụ giữa các bên phải tương ứng. Ký kết hợp đồng có thể trực tiếp giữa các bên hoặc ký gián tiếp thông qua thư từ chào hàng hay đơn đặt hàng. 2.4.3. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu thủy sản Sau khi hợp đồng xuất khẩu thủy sản được ký kết, phải tiến hành thực hiện hợp đồng bao gồm: - Người bán chuẩn bị hàng thủy sản xuất khẩu theo đúng yêu cầu hợp đồng về số lượng, chất lượng, bao bì, nhãn mác. Công việc này bao gồm: Thu mua nguyên liệu thủy sản xuất khẩu, tổ chức chế biến thủy sản, đóng bao bì lên nhãn mác, kẻ các ký mã hiệu cho hàng thủy sản xuất khẩu. - Yêu cầu người mua bước đầu làm các thủ tục thanh toán. Nếu thanh toán bằng tín dụng chứng từ thì bên mua phải làm thủ tục mở thư tín dụng cho người bán hưởng. Nếu thanh toán bằng phương thức thanh toán đổi chứng từ trả tiền ngay thì người mua phải làm thủ tục chuyển tiền đến ngân hàng bên nước người bán để mở tài khoản ký thác phục vụ cho thanh toán hợp đồng đã ký. Nếu hợp đồng xuất khẩu có điều kiện người mua phải ứng trước tiền cho người bán thì người mua phải làm thủ tục chuyển số tiền ứng trước sang ngân hàng bên người bán thì người bán mới giao hàng. - Kiểm tra chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu - Làm thủ tục hải quan cho hàng thủy sản xuất khẩu - Giao hàng thủy sản xuất khẩu - Làm thủ tục thanh toán 2.1.4. Đánh giá kết quả thực hiện hợp đồng xuất khẩu Cần xem xét những nhược điểm gặp phải để giúp cho việc thực hiện các hợp đồng xuất khẩu thủy sản sau tốt hơn. Cần dựa vào các chỉ tiêu như: doanh thu xuất khẩu, lợi nhuận, mức doanh lợi xuất khẩu, các chi phí xuất khẩu. 3. Đánh giá tình hình xuất khẩu thủy sản vào thị trường Nhật Bản Kim ngạch xuất khẩu nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng của Việt Nam sang Nhật Bản vẫn đạt mức cao và tương đối ổn định. Từ năm 1995-2003 kim ngạch xuất khẩu thủy sản liên tục gia tăng đã đưa thủy sản trở thành mặt hàng có giá trị lớn trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản. Năm 1998, kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào Nhật Bản vẫn chiếm 50% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản với 429,3 triệu USD. Năm 2002 giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam-Nhật Bản đạt mức 537,46 triệu USD chiếm 26,68% giá trị xuất khẩu chung. Năm 2003 vừa qua đạt 578,4 triệu USD chiếm 25,8%. Theo hiệp hội chế biến xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, từ đầu năm đến nay, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân là do sản phẩm tôm hùm Việt Nam đang dần thế chân cá sản phẩm của Inđônêsia tại xứ sở hoa anh đào. Các chuyên gia ngành thuỷ sản cho rằng, đây là dấu hiệu tích cực khi Việt Nam đang bắt đầu bước vào mùa thu hoạch tôm sú. Hiện các sản phẩm cá da trơn của Việt Nam cũng đã có vị thế mới trên thị trường Nhật Bản và EU. Chỉ riêng sáu tháng đầu năm, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá của Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng gần bằng cả năm 2003 nhờ mở rộng thêm nhiều thị trường mới và đa dạng cơ cấu sản phẩm xuất khẩu như nghêu, sò,... Bảy tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản chính ngạch của cả nước là 1,214 tỷ USD tăng 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái, trong số 7 thị trường Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, ASEAN, Đài Loan có tới 5 thị trường có giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tăng đáng kể. Mặc dù ngay sau khi Mỹ áp thuế chống phá giá, mức giá của sản phẩm tôm Việt Nam tại thị trường Mỹ cùng Nhật Bản nhìn chung không giảm. Song vào thời điểm hiện nay, giá mỗi cân tôm đã giảm 500-7000 đồng. Mặt khác, vào trung tuần tháng 8, Nhật Bản- thị trường tiêu thụ tôm lớn nhất của Việt Nam lại nghỉ tết và giảm mua. Đứng đầu về giá trị kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm nay là thị trường Nhật Bản, đạt 377,986 triệu USD. Hiện nay Nhật Bản chiếm 31,1% thị trường trong khi Mỹ chỉ chiếm 24,9%. Sự nỗ lực trong việc tăng cường và mở rộng thị trường xuất khẩu thủy sản là một trong những nguyên nhân chính thức làm gia tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này. Theo báo cáo của Bộ thủy sản, Việt Nam từ chỗ xuất khẩu hai thị trường trung gian là Hồng Kông và Xingapo thì hiện nay đã có 5 thị trường chính là Nhật, Mỹ, EU, Trung Quốc và khu vực Đông Nam á. Thị trường Nhật Bản trong những năm đầu của thập kỷ 90 chiếm từ 65-75% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Song do biến động trong khu vực và đông yên mất giá nên thị trường này đã giảm xuống. Mặc dù vậy, cho đến thời điểm này, đây vẫn là thị trường lớn nhất ,chiếm 40,7% với kim ngạch đạt được 381,3 triệu USD. Đứng sau Nhật Bản là Mỹ, thị trường này đang được cải thiện từ 7- 8% thị phần nay đã tăng lên 13,8 %. Trong các mặt hàng thủy sản xuất khẩu vào Nhật Bản tốc độ tăng mạnh nhất là tôm đông lạnh và mực. Tôm đông lạnh Việt Nam chiếm tỷ trọng xấp xỉ 11% thị phần của Nhật Bản. Thực tế cho thấy, thị trường xuất khẩu thủy sản chưa ổn định, chủng loại sản phẩm xuất khẩu còn nghèo nàn chủ yếu bao gồm tôm, mực đông lạnh sơ chế (chiếm 50%khối lượng) tỷ lệ sản phẩm có giá trị cao còn ít ,chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm theo các tiêu chẩn quốc tế còn hạn chế, chưa phù hợp với yêu cầu các nước nhập khẩu lớn. Do đó, giá sản phẩm thấp, chỉ bằng 70% giá sản phẩm cùng loại của Thái Lan, Inđônêxia nhưng vẫn không đủ sức cạnh tranh. Rõ ràng chỉ có lợi thế về tài nguyên thủy sản phong phú, điều kiện khí hậu thuận lợi, giá lao động rẻ hơn so với các nước khác nhưng do trình độ công nghệ và khoa học còn thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém lại thiếu kinh nghiệm trong quản lý, khiến cho lợi thế so sánh trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam chưa được phát huy và xuất khẩu chưa được hiểu quả cao.Thêm vào đó, chúng ta chưa đẩy mạnh được xuất khẩu trực tiếp vào các thị trường chính mà chủ yếu vẫn phải xuất khẩu qua trung gian môi giới và các trung tâm tái xuất như: Singapo, Hông Kông chưa đủ khả năng bán hàng theo điều kiện CIF và các điều kiện khác có hàm lượng dịch vụ bán hàng cao hơn chưa sử dụng được hình thức đại lý bán hàng thủy sản ở các nước tiêu thụ lớn như EU, Nhật,... nên không tận dụng được các cơ hội thị trường để đẩy mạnh xuất khẩu. Cho đến nay chúng ta vẫn thiếu một kế hoạch và chương trình tổng thể xúc tiến hàng thủy sản Việt Nam vào nước ngoài, mặc dù có tiến hành một số hoạt động như: tham gia các hội chợ thương mại, cử các đoàn cán bộ đi khảo sát ở nước ngoài nhưng nhìn chung những hoạt động này mang tính tự phát và chưa có thể coi đó là hoạt động xúc tiến xuất khẩu thực sự nếu xét về việc đặt mục tiêu lên kế hoạch, áp dụng các hình thức hoạt động xúc tiến và đánh giá kết quả của hoạt động này. Bên cạnh đó, vấn đề giao hàng cũng gây tín nhiệm lớn cho hàng hóa của ta như: giao hàng thiếu, hàng kém phẩm chất, không đúng quy cách so với yêu cầu của Nhật Bản hay thậm chí có dị vật như các trường hợp của xí nghiệp 86 thuộc Seaprodex Đà Nẵng bị khiếu nại vì giao hàng hải sản không đúng chủng loại. Quy mô các doanh nghiệp Việt Nam còn nhỏ bé chưa đáp ứng được các hợp đồng lớn của Nhật. Điều này dẫn đến một số công ty của ta không đủ khả năng cung ứng nhưng vẫn ký hợp đồng với Nhật và kết quả là các hợp đồng này thường không thực hiện được gây mất uy tín cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, nếu Việt Nam từ chối không chỉ sẽ mất đơn hàng mà có khi mất cả mối quan hệ làm ăn lâu dài. Doanh nghiệp Việt Nam thường vi phạm điều khoản về thời gian giao hàng. Trong nghệ thuật kinh doanh, ta còn hay bị khó khăn, lúng túng về cách thức bán và giới thiệu hàng làm cho Nhật Bản không hiểu rõ cụ thể về hàng hóa xuất cho họ. III. Giải pháp phát triển xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào Nhật Bản 1. Mục tiêu và phương hướng phát triển thị trường xuất khẩu Mục tiêu * Mục tiêu năm 2004: Phấn đấu hoàn thành kế hoạch nhà nước năm 2004 với tốc độ tăng trưởng cao, cụ thể: - Tổng sản lượng thủy sản: 2.700.000 tấn, đạt 101,88% so với kế hoạch, tăng 6,45% so với cùng kỳ. Trong đó: + Tổng sản lượng hải sản khai thác: 1.450.000 tấn, bằng 100% so với kế hoạch, tăng 1,66% so với cùng kỳ. + Tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác nội địa: 1.250.000 tấn, vượt 4,16% so với kế hoạch, tăng 12,59% so với cùng kỳ. - Giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt 2.600 triệu USD, đạt 100% kế hoạch, tăng 16,07% so với cùng kỳ. * Mục tiêu lâu dài: - Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao, bền vững, tạo chuyển biến rõ nét về chất lượng tăng trưởng, tạo tiền đề thực hiện chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng đến năm 2010. - Tốc độ tăng trung bình về tổng sản lượng thuỷ sản: 6,5-7,5%/năm. + Duy trì, ổn định sản lượng hải sản khai thác, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. + Tốc độ tăng về sản lượng thuỷ sản nuôi. + Tốc độ tăng về sản lượng thuỷ sản nuôi trồng 13-15%/năm. - Giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng trung bình 15-18%/năm. Phương hướng trong những năm tới - Tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu thủy sản Kim ngạch xuất khẩu sẽ dự kiến tăng 2,4 triệu tấn lên 2,55 triệu tấn (trong đó khai thác đánh bắt khoảng 1,4 triệu tấn, nuôi trồng 1,15 triệu tấn) - Tiếp tục đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, hướng xuất khẩu mạnh vào các thị trường truyền thống như Nhật Bản, EU và các thị trường mới như Bắc Mỹ, Trung Quốc nhưng thời gian tới ta tập trung vào Nhật Bản, Bắc Mỹ và EU. Bởi vì Việt Nam đã được EU đưa vào danh sách các nước được xuất khẩu thủy sản và nhuyễn thể vào EU. - Phát triển thêm nhiều mặt hàng thủy sản mới cho xuất khẩu, chú trọng đến hàng thủy sản chế biến chất lượng cao. Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu trong thời gian tới của Việt Nam sẽ có xu hướng phù hợp tương đối với cơ cấu thủy sản của thế giới. Tăng hơn nữa thủy sản xuất khẩu đồ hộp và tăng cường xuất khẩu các mặt hàng thủy sản cao cấp ở dạng sống cũng hứa hẹn nhiều tiềm năng. - Phấn đấu tăng giá xuất khẩu trong điều kiện đảm bảo cạnh tranh. Việt Nam có thể cải thiện giá xuất khẩu thủy sản từ mức thấp hiện nay và nâng mức giá trung bình xuất khẩu hàng thủy sản lên ít ra cũng bưàng 75-85% mức giá xuất khẩu cùng loại sản phẩm của các nước trong khu vực nhưng bảo đảm sức cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh chiến lược giá cần đi liền với giải pháp khác nhau về sản xuất, chế biến và có quan hệ mật thiết với dạng sản phẩm xuất khẩu, nhu cầu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35663.doc
Tài liệu liên quan