Trong báo cáo năm 2000, Cơquan chống các chất gây nghiện quốc tế(INCSR)
đã sắp xếp nguy cơrửa tiền ởcác nước trên thếgiới vào một hệthống phân loại
gồm có 3 mức: nhóm mức độlo ngại cao, nhóm mức độlo ngại trung bình và các
nhóm được theo dõi. Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có mức độlo ngại trung bình.
Việt Nam trởthành mục tiêu của hoạt động rửa tiền do hệthống thanh tra, giám
sát, các hệthống kếtoán và tìm hiểu khách hàng của các ngân hàng còn kém phát
triển. Mức độsửdụng tiền mặt và các luồng chuyển tiền không chính thức khá lớn
khiến cho việc kiểm soát các giao dịch, thanh toán trởnên khó khăn.
76 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3258 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ửa tiền;
- Quyết định số 1002/QĐ-NHNN ngày 08/07/2005 do NHNN ban hành về việc
thành lập Trung tâm Thông tin phòng chống rửa tiền trực thuộc NHNN.
Văn bản pháp lý quan trọng hiện nay trong lĩnh vực phòng, chống rửa tiền là
Nghị định số 74/2005/NĐ-CP ngày 07/06/2005 do Chính phủ ban hành và có hiệu
lực thi hành từ ngày 01/08/2005. Nghị định ra đời đã tạo hành lang pháp lý cũng
như thể hiện cam kết của Việt Nam về phòng, chống loại tội phạm kinh tế này trong
tiến trình hội nhập quốc tế.
Một trong những nội dung đáng chú ý của Nghị định 74 đó là yêu cầu giám sát
các khoản giao dịch tiền mặt có giá trị lớn nhằm phòng ngừa những thương vụ rửa
tiền. Các định chế tài chính phải kiểm soát chặt và báo cáo về những giao dịch tiền
mặt (gồm đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng) trong ngày của một cá nhân, hay tổ chức
mà tổng trị giá từ 200 triệu đồng trở lên; đối với giao dịch tiền gửi tiết kiệm thì tổng
giá trị là 500 triệu đồng trở lên. Các mức giá trị giao dịch tiền mặt sẽ được Thủ
tướng quy định lại cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
theo từng thời kỳ.
32
Giao dịch được coi là đáng ngờ khi các bên liên quan cung cấp thông tin nhận
biết khách hàng không chính xác, không đầy đủ, không có báo cáo giao dịch...
Ngoài ra, giao dịch thực hiện theo lệnh hay ủy quyền của cá nhân, tổ chức có liên
quan đến hoạt động tội phạm nằm trong danh sách thống kê và cảnh báo do Bộ
Công an lập ra, cá nhân, tổ chức tham gia giao dịch với số tiền có giá trị lớn không
tương xứng hoặc không liên quan tới các giao dịch thường ngày... Có tổng cộng 13
giao dịch được coi là giao dịch đáng ngờ được nêu một cách khá chi tiết trong Nghị
định 74/2005/NĐ-CP.
Trong quá trình điều tra, cơ quan có thẩm quyền được áp dụng các biện pháp
như phong tỏa tài khoản, niêm phong hoặc tạm giữ tài sản, tạm giữ người vi phạm
và các biện pháp ngăn chặn khác theo quy định. Ngoài một số nội dung như trên,
trong Nghị định về phòng, chống rửa tiền cũng quy định các cơ quan phối hợp tham
gia và thành lập Trung tâm Thông tin phòng, chống rửa tiền trực thuộc NHNN.
Theo yêu cầu của Chính phủ, các định chế tài chính phải xây dựng quy trình
kiểm soát, kiểm toán nội bộ bảo đảm cho việc phòng, chống rửa tiền có hiệu quả và
phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành. Một quy trình về tìm hiểu, cập
nhật thông tin và thủ tục nhận biết khách hàng cũng phải được xây dựng nhằm giám
sát chặt những khách hàng cũng như giao dịch đáng ngờ.
Người phạm tội có liên quan đến rửa tiền thì bị xử lý theo Bộ luật Hình sự.
Trường hợp các cá nhân, tổ chức có trách nhiệm trong phòng, chống rửa tiền, nếu vi
phạm quy định mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt vi
phạm hành chính, với mức phạt có thể lên tới 30 triệu đồng, thậm chí có thể bị tước
giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề.
Theo đánh giá của các chuyên gia trong và ngoài nước, việc ban hành nghị định
riêng về phòng, chống rửa tiền là quyết tâm lớn của Việt Nam, đặc biệt trong bối
cảnh hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng còn yếu, trong khi tình trạng tham
nhũng diễn ra tinh vi, mức độ sử dụng tiền mặt cao và các luồng chuyển tiền không
chính thức khá lớn.
33
Ngày 08/07/2005, NHNN đã ra Quyết định số 1002/QĐ-NHNN về việc thành
lập Trung tâm Thông tin phòng chống rửa tiền trực thuộc NHNN. Đây là bước đi
tiếp theo cụ thể hoá việc thực thi Nghị định số 74 về việc phòng chống rửa tiền trên
lãnh thổ Việt Nam. Theo Quyết định này, từ 01/08/2005, Trung tâm Thông tin
phòng chống rửa tiền sẽ hoạt động. Đây là đơn vị trực thuộc NHNN, hoạt động như
một đơn vị sự nghiệp, có chức năng làm đầu mối tiếp nhận và xử lý thông tin và
thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến rửa tiền tại Việt Nam. Trung tâm thông tin
phòng chống rửa tiền được quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan
cung cấp tài liệu, hồ sơ các thông tin về các giao dịch tại ngân hàng khi có vấn đề;
cung cấp tài liệu, thông tin giúp Thống đốc NHNN Việt Nam và các cơ quan chức
năng thực hiện nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền.
Vấn đề xử lý tội phạm rửa tiền được thực hiện theo đều 251 của Bộ luật Hình sự
năm 1999. Trong điều luật đã xác định, hành vi hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm
tội mà có là hình thức hợp thức hóa tiền, tài sản bằng cách thông qua các hoạt động
ngân hàng tài chính, đầu tư, hợp đồng kinh tế và các giao dịch khác để che giấu
nguồn gốc phạm tội. Thực chất của tội phạm này là người có tiền thực hiện các
hành vi rửa tiền nói trên hoặc người khác biết được nguồn gốc bất hợp pháp của
tiền, tài sản đó nhưng đã giúp sức tiếp tay, tạo điều kiện để hợp pháp hóa.
Luật các Tổ chức Tín dụng cũng có quy định trách nhiệm của tổ chức tín dụng
đối với các khoản tiền có nguồn gốc bất hợp pháp tại điều 19. Theo đó, tổ chức tín
dụng và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng không được che giấu, thực hiện
bất kỳ dịch vụ nào liên quan đến khoản tiền đã có bằng chứng về nguồn gốc bất hợp
pháp. Trong trường hợp phát hiện các khoản tiền có dấu hiệu bất hợp pháp, tổ chức
tín dụng và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng phải thông báo ngay cho cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
Trong Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26/03/2002 của NHNN Việt
Nam ban hành Qui chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ
thanh toán cũng có qui định tại khoản 2 Điều 26 – Nghĩa vụ của tổ chức cung ứng
34
dịch vụ thanh toán “Từ chối thực hiện giao dịch thanh toán đã có bằng chứng về
nguồn gốc bất hợp pháp”.
Những văn bản pháp lý trên đã tạo bước khởi đầu cho cuộc chiến chống rửa tiền
tại Việt Nam. Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là một khung pháp lý hoàn chỉnh và
thống nhất cho hoạt động phòng, chống rửa tiền tại Việt Nam.
2.2.3. Các biện pháp phòng, chống rửa tiền tại Việt Nam
Tại Việt Nam, các biện pháp phòng, chống rửa tiền được thực hiện theo những
quy định trong Nghị định 74 như sau:
Thứ nhất là các biện pháp phòng ngừa chung buộc các định chế tài chính phải
tuân thủ như: xây dựng quy trình từ lúc nhận biết khách hàng, thực hiện các giao
dịch, lưu giữ các số liệu, chứng từ cho đến khâu kiểm soát, kiểm toán nội bộ. Bên
cạnh đó, các định chế tài chính phải đào tạo nhân viên, bố trí công việc phù hợp để
có thể thực hiện quy trình một cách hiệu quả nhất. Và yếu tố không thể thiếu khi
thực hiện quy trình này là phải có sự phối hợp với các cá nhân, cơ quan, tổ chức
khác trong việc phòng, chống rửa tiền.
Thứ hai, nghị định đưa ra các trường hợp cần nhận biết khách hàng, các yêu cầu
nhận biết, các thông tin cần thu thập về khách hàng và một số các biện pháp để
nhận biết khách hàng. Đây là giai đoạn đầu nhưng hết sức quan trọng trong quá
trình nhận diện tội phạm rửa tiền.
Thứ ba là các mức giao dịch phải báo cáo theo quy định, bao gồm:
- Một hoặc nhiều giao dịch trong một ngày do cá nhân hay tổ chức thực hiện
bằng tiền mặt có tổng giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên hoặc bằng ngoại tệ,
bằng vàng có giá trị tương đương.
- Đối với giao dịch tiền gửi tiết kiệm thì mức tổng giá trị của một hay nhiều
giao dịch bằng tiền mặt trong một ngày do cá nhân, tổ chức thực hiện là
500.000.000 đồng trở lên hoặc bằng ngoại tệ, bằng vàng có giá trị tương
đương.
Thứ tư, các giao dịch đáng ngờ được xác lập thông qua 13 dấu hiệu sau:
35
1) Các bên liên quan tới giao dịch cung cấp thông tin nhận biết khách hàng
không chính xác, không đầy đủ, không nhất quán hoặc thuyết phục cá nhân,
tổ chức cung ứng dịch vụ không báo cáo giao dịch đến cơ quan nhà nước có
thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
2) Các giao dịch được thực hiện theo lệnh hay ủy quyền của các cá nhân, tổ
chức có liên quan đến hoạt động tội phạm nằm trong danh sách thống kê và
cảnh báo do Bộ Công an lập ra nhằm phòng ngừa, đấu tranh chống rửa tiền
và chống sử dụng tiền hay tài sản để tạo điều kiện hay tài trợ cho hoạt động
phạm tội trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam;
3) Các giao dịch mà qua thông tin nhận dạng hoặc qua xem xét về cơ sở kinh tế
và pháp lý của các bên tham gia giao dịch có thể xác định được mối liên hệ
giữa các bên tham gia giao dịch với các hoạt động phạm tội hoặc có liên
quan tới cá nhân, tổ chức nêu tại điểm 2;
4) Các cá nhân, tổ chức tham gia giao dịch với số tiền có giá trị lớn không
tương xứng hoặc không liên quan tới hoạt động thường ngày hay bất cứ hoạt
động hợp pháp nào;
5) Có sự thay đổi đột biến trong doanh số giao dịch trên tài khoản; tiền gửi vào
và rút ra nhanh khỏi tài khoản; doanh số giao dịch lớn trong ngày, nhưng số
dư tài khoản rất nhỏ hoặc bằng không;
6) Các giao dịch chuyển tiền có giá trị nhỏ từ nhiều tài khoản khác nhau về
một khoản tiền lớn hay chuyển qua nhiều tài khoản khác nhau về một tài
khoản trong một thời gian ngắn hoặc ngược lại; tiền được chuyển lòng vòng
qua nhiều tài khoản; các bên liên quan không quan tâm đến phí giao dịch;
7) Sử dụng tín dụng thư và các phương thức tài trợ thương mại khác có giá trị
lớn, chiết khấu với giá trị cao nhằm chuyển tiền giữa các quốc gia khi giao
dịch này không liên quan đến hoạt động thường xuyên của khách hàng;
8) Pháp nhân không thực hiện giao dịch trong một thời gian dài trên tài khoản
của mình kể từ khi mở; doanh nghiệp trong nước mở và sử dụng tài khoản ở
nước ngoài dưới tên pháp nhân hoặc thể nhân nước ngoài;
36
9) Chuyển lượng tiền lớn từ tài khoản ngoại hối của doanh nghiệp ra nước
ngoài sau khi nhận được nhiều khoản tiền nhỏ được chuyển vào bằng
chuyển tiền điện tử, séc, hối phiếu;
10) Doanh nghiệp nước ngoài chuyển tiền ra nước ngoài ngay sau khi nhận
được vốn đầu tư hoặc chi trả tiền ra nước ngoài không phù hợp với tính chất
hay nhu cầu của hoạt động kinh doanh;
11) Các công ty bảo hiểm thường xuyên đền bù hoặc chi trả bảo hiểm với số
tiền lớn cho cùng một khách hàng;
12) Các tổ chức chứng khoán chuyển tiền không phù hợp với các hoạt động kinh
doanh chứng khoán;
13) Bất cứ giao dịch nào khác mà các định chế tài chính thấy có biểu hiện bất
thường hoặc cơ sở pháp lý không đáng tin cậy.
Thứ năm, các biện pháp tạm thời được áp dụng trong phòng chống rửa tiền:
- Không thực hiện giao dịch;
- Phong tỏa tài khoản;
- Niêm phong hoặc tạm giữ tài sản;
- Tạm giữ người vi phạm;
- Các biện pháp ngăn chặn khác theo quy định của pháp luật.
Thứ sáu, thành lập Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền có chức năng làm
đầu mối tiếp nhận và xử lý thông tin.
2.2.4. Thực trạng hoạt động phòng, chống rửa tiền tại Việt Nam
2.2.4.1. Nguồn lực cho hoạt động phòng, chống rửa tiền
Về công tác đào tạo nhân lực cho hoạt động phòng, chống rửa tiền, Hiệp hội
ngân hàng Việt Nam từ cuối năm 2003 đã phối hợp với Cơ quan chuyển giao công
nghệ tài chính Luxembourg tổ chức các khóa đào tạo kiến thức về ngân hàng hiện
đại cho các nhân viên ngân hàng là thành viên của hiệp hội. Trong đó, chú trọng
chuyên sâu về công tác nhận biết, phòng và chống các hoạt động rửa tiền.
Trong năm 2006, một Chương trình hỗ trợ kỹ thuật sẽ được triển khai để
Việt Nam tổ chức thực hiện quy định phòng chống rửa tiền có tổng trị giá 630,000
37
USD, trong đó phần tài trợ không hoàn lại của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)
là 500,000 USD và 130,000 USD còn lại là phần vốn đối ứng của Chính phủ Việt
Nam do NHNN đóng góp từ nguồn chi nghiệp vụ của mình.
2.2.4.2. Ảnh hưởng của Nghị định 74 về phòng, chống rửa tiền đến hoạt
động của hệ thống ngân hàng.
Việc cơ quan chức năng giám sát và báo cáo giao dịch "đáng ngờ" qua ngân
hàng làm cho người dân và doanh nghiệp có thu nhập chân chính lo ngại, thậm chí
không muốn quan hệ với ngân hàng vì có cảm giác tài sản của mình luôn bị theo
dõi. Đã có nhiều ý kiến lo ngại rằng số lượng tiền gửi tiết kiệm vào ngân hàng sẽ
giảm và người dân sẽ đầu tư vào vàng, đôla Mỹ hoặc nhà đất để bảo đảm bí mật.
Còn các doanh nghiệp sẽ ưu tiên phương thức thanh toán bằng tiền mặt để khỏi bị
“nhòm ngó” mỗi khi giao dịch qua ngân hàng với giá trị lớn. Việc lập Trung tâm
thông tin phòng, chống rửa tiền càng tạo thêm áp lực tâm lý đối với người dân và
doanh nghiệp, luôn lo sợ vì bất kỳ lúc nào cũng có thể bị thẩm vấn nguồn gốc
những đồng tiền đang có trong tài khoản.
Thực tế trong ngày đầu tiên “chống rửa tiền” 01/08/2005 mọi hoạt động giao
dịch qua ngân hàng vẫn diễn ra bình thường. Theo VietNamNet đưa tin ngày
01/08/2005, một cán bộ kế toán của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn chi nhánh Láng Hạ (24 - Láng Hạ, Hà Nội) cho biết, lượng khách đến gửi và
rút tiền tại quầy giao dịch của chị vẫn như bình thường, không thay đổi. Một cán bộ
ngân quỹ làm việc tại quầy giao dịch Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Quảng Ninh (Thành phố Hạ Long) cũng cho biết, lượng khách hàng đến giao dịch
với ngân hàng vẫn như mọi ngày. Một ngày quầy giao dịch của chị phục vụ khoảng
gần trăm khách hàng đến rút và gửi tiền. Một vài khách hàng cũng hỏi nhân viên
ngân hàng rằng áp dụng Nghị định rửa tiền có đáng lo ngại không, nhưng sau khi
được giải thích họ đã không ái ngại gì và tiếp tục gửi tiết kiệm vào ngân hàng. Trao
đổi nhanh với VietNamNet qua điện thoại, đại diện một vài ngân hàng cổ phần khác
tại Hà Nội cũng cho hay, ngày 01/08/2005 tuy là mốc áp dụng Nghị định 74 nhưng
nhịp điệu làm việc của ngân hàng không biến động gì bất thường. Người dân thời
38
gian qua cũng có đến hỏi ngân hàng và có những người có ý định rút tiền ra, nhưng
sau đó lại yên tâm gửi tiền vào lại ngân hàng.
Chúng ta sẽ thử kiểm chứng lại điều này qua việc xem xét tình hình huy
động vốn của các NHTM ở các thời điểm trước và sau ngày Nghị định 74 có hiệu
lực.
Thành phố Hồ Chí Minh được xem là khu vực kinh tế năng động nhất cả
nước nên các giao dịch kinh tế qua hệ thống ngân hàng rất đa dạng và khối lượng
giao dịch cũng rất lớn. Chúng ta sẽ xem xét những ảnh hưởng của Nghị định 74 về
phòng, chống rửa tiền đến nguồn vốn huy động qua hệ thống NHTM ở Thành phố
Hồ Chí Minh.
Bảng 2.1: Số dư vốn huy động qua hệ thống NHTM trên địa bàn TP.HCM
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 30/06/2005 31/12/2005 31/03/2006 30/06/2006
Tổng vốn huy động 164.370 180.970 199.180 226.195
Chia theo loại tiền gửi
Đồng Việt Nam 110.700 122.520 136.268 149.515
Ngoại tệ 53.670 58.450 62.913 76.680
Chia theo đối tượng gửi
Tiền gửi dân cư
(tiết kiệm và kỳ phiếu)
65.740 88.270 97.749 102.258
Tiền gửi tổ chức kinh tế
và cá nhân
98.630 92.700 101.432 123.937
Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo của Cục Thống kê TP.HCM
Nguồn vốn huy động của các NHTM từ 30/06/2005 đến 30/06/2006 luôn tăng
trưởng liên tục. Tốc độ tăng nguồn vốn đến thời điểm 31/12/2005 đạt 10,10% so với
30/06/2005. Riêng 6 tháng đầu năm 2006, tốc độ tăng của nguồn vốn đạt 24,99% so
với đầu năm 2006. Đặc biệt là nguồn vốn huy động được từ tiền gửi dân cư (tiết
kiệm và kỳ phiếu) vẫn gia tăng mạnh cả về số tuyệt đối và tương đối.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tăng trưởng nguồn vốn huy động như:
- Dưới sức ép từ việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất cơ bản và để
đảm bảo nguồn vốn cung ứng trên thị trường tiền tệ, các NHTM trên địa bàn Thành
39
phố Hồ Chí Minh tiếp tục tăng lãi suất huy động tăng và đưa ra nhiều chương trình
khuyến mãi nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi;
- Các NHTM mở rộng quy mô và mạng lưới hoạt động qua việc điều chỉnh tăng
vốn điều lệ và mở thêm nhiều chi nhánh, phòng giao dịch.
- Các ngân hàng không ngừng nâng cấp, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng.
Tuy không có một thống kê chính thức nào về sự tác động của Nghị định 74 đến
tốc độ huy động vốn của các NHTM trong thời gian qua nhưng ta vẫn thấy nguồn
vốn huy động qua các NHTM vẫn không giảm sút.
Lý giải cho vấn đề này ta có thể xem xét đến 2 trường hợp tác động. Thứ nhất,
Nghị định 74 không có tác động đến việc huy động vốn của ngân hàng; thứ hai,
Nghị định 74 chỉ có tác động ít và trong thời gian ngắn nên cũng không làm ảnh
hưởng đáng kể đến tốc độ tăng nguồn vốn huy động, đặc biệt là lượng tiền gửi tiết
kiệm mà phần lớn là tiền mặt trong nền kinh tế.
Có được kết quả như trên là do các cơ quan chức năng thực hiện tốt công tác
tuyên truyền về việc ban hành Nghị định 74 không nhằm hạn chế giao dịch tiền mặt
mà chỉ nhằm theo dõi những khoản giao dịch không bình thường, phục vụ nguồn
gốc bất hợp pháp và về sự thiết thực phải ban hành Nghị định phòng, chống rửa tiền
là nhằm bảo vệ tốt nhất lợi ích của đất nước, của cá nhân và của doanh nghiệp.
2.2.4.3. Về khía cạnh hợp tác quốc tế của Việt Nam trong hoạt động phòng,
chống rửa tiền.
Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 156 của tổ chức cảnh sát
hình sự quốc tế (Interpol) vào năm 1991. Việt Nam và Interpol đã có sự phối hợp
hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Nhiều vụ án quốc tế có
liên quan đến buôn lậu, ma tuý, khủng bố, rửa tiền, … đã bị phát hiện và xử lý kịp
thời. Việt Nam cũng hợp tác chặt chẽ và có hiệu quả với các quốc gia thành viên
khác của Interpol và Hiệp hội cảnh sát các nước Đông Nam Á (Aseanapol) trong
đấu tranh với các loại tội phạm khác như rửa tiền, cướp biển, lừa đảo tài chính,
buôn bán phụ nữ và trẻ em, tội phạm trên mạng Internet.
40
Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hiệp quốc (UNODC)
hiện là tổ chức đi đầu toàn cầu trong công tác chống tội phạm ma tuý và các tội
phạm quốc tế, xuyên quốc gia: buôn người, rửa tiền, tham nhũng, khủng bố, buôn
bán vũ khí… UNODC và Việt Nam cũng đã có sự hợp tác rất lâu trong lĩnh vực
phòng, chống các loại tội phạm này. UNODC hiện đang hỗ trợ Việt Nam trong
nâng cao năng lực phòng chống tội phạm và ma túy, bao gồm việc tăng cường
cường hệ thống lập pháp, tư pháp và hành chính. Trong thời gian tới, các dự án của
UNODC tại Việt Nam sẽ tập trung vào 3 lĩnh vực là công tác thi hành án về ma tuý,
hoạt động cai nghiện ma túy ở các tỉnh phía Bắc và tăng cường năng lực trong
phòng chống tội phạm rửa tiền.
Lực lượng đặc nhiệm trong lĩnh vực tài chính (FATF) được xem như là một
công cụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chống rửa tiền: có nhiệm vụ đánh giá, giám
sát các biện pháp chống rửa tiền, theo dấu các hoạt động rửa tiền ở các quốc gia
thành viên và không phải là thành viên tổ chức này.Việt Nam chỉ mới là quan sát
viên chứ chưa phải là thành viên của tổ chức này. Trở thành thành viên của FATF,
Việt Nam mới chứng minh với thế giới quyết tâm thực sự của mình trong việc tuyên
chiến chống lại tội phạm tham nhũng và các tội phạm khác có liên quan đến hoạt
động rửa tiền. Ngoài ra việc trở thành thành viên của FATF còn giúp Việt Nam
nhận được nhiều hơn nữa sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật chống rửa tiền cũng như tiến
trình hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu trở nên thuận lợi hơn.
2.3. Những nguy cơ dẫn đến hoạt động rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt
Nam trong thời gian tới
Trong khoảng 20 năm trở lại đây, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một xu
thế của thời đại và diễn ra ngày càng sâu về nội dung, ngày càng rộng về quy mô
trên nhiều lĩnh vực. Trong xu thế đó, Việt Nam cũng đã và đang thực hiện giai đoạn
đầu tiên của quá trình hội nhập quốc tế.
Việt Nam đã gia nhập khối ASEAN, tham gia vào khu vực mậu dịch tự do
ASEAN (AFTA), ký Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ và
đang trong quá trình đàm phán để gia nhập WTO, tham gia vào nhiều tổ chức kinh
41
Ngân hàng là lĩnh vực hoàn toàn mở trong cam kết gia nhập Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO) của Việt Nam.
Vấn đề về sở hữu ngân hàng sẽ có những thay đổi căn bản khi Việt Nam gia
nhập WTO bởi các tổ chức tài chính nước ngoài có thể nắm giữ cổ phần của các
ngân hàng Việt Nam. Những ngân hàng yếu kém, quy mô nhỏ sẽ phải sáp nhập.
Đặc biệt, việc xuất hiện các ngân hàng 100% vốn nước ngoài sẽ làm thay đổi mạnh
cơ cấu thị phần tiền tệ.
Trước mắt, ngay từ năm 2006, Việt Nam phải gỡ bỏ dần các hạn chế về tỷ lệ
tham gia cổ phần của các định chế tài chính nước ngoài theo những cam kết trong
Hiệp định Thương mại với Hoa Kỳ. Đến năm 2008, Việt Nam sẽ phải “mở” toàn bộ
các quy định về việc khống chế tỷ lệ tham gia góp vốn, dịch vụ, giá trị giao dịch của
các ngân hàng nước ngoài theo các cam kết trong khuôn khổ Hiệp định khung về
hợp tác thương mại dịch vụ (AFAS) của Hiệp hội các nước ASEAN.
Cơ chế quản lý ngoại hối được đổi mới theo hướng tự do hoá các giao dịch vãng
lai. NHNN cũng đã nới lỏng quy định về đối tượng và điều kiện được mua ngoại tệ
từ NHNN đối với các NHTM; nâng mức phải khai báo Hải quan khi mang tiền mặt
bằng ngoại tệ và đồng Việt Nam ra nước ngoài của các công dân Việt Nam.
Cơ chế quản lý đối với các giao dịch vốn cũng từng bước thay đổi, hoàn thiện,
đảm bảo theo dõi sát tình hình vay trả nợ nước ngoài, tình hình thu thút vốn đầu tư
nước ngoài và tình hình đầu tư ra nước ngoài. Trong quản lý ngoại hối đối với hoạt
động đầu tư ra nước ngoài, NHNN đã mở rộng khả năng tiếp cận các nguồn vốn
ngoại tệ của doanh nghiệp Việt Nam được phép đầu tư ra nước ngoài, thông qua
việc bổ sung, nới rộng các nguồn ngoại tệ doanh nghiệp được phép chuyển ra nước
ngoài để góp vốn đầu tư hoặc thực hiện dự án đầu tư.
Nhằm thực hiện mục tiêu trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng Việt Nam,
NHNN đã xây dựng Đề án về lộ trình nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền Việt
Nam, khắc phục từng bước hiện tượng đô la hoá trong nền kinh tế.
42
Thách thức lớn nhất của ngân hàng Việt Nam đối với quá trình hội nhập quốc tế
trong dịch vụ ngân hàng là xuất phát điểm còn thấp về trình độ phát triển thị trường,
tiềm lực về vốn yếu, công nghệ và tổ chức ngân hàng lạc hậu và trình độ quản lý
thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực cũng như trên thế giới.
Chính từ những thách thức của ngành ngân hàng Việt Nam nên những rủi ro
trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế cho ngành cũng ngày càng tăng nhanh. Một
trong những rủi ro đó chính là hoạt động rửa tiền qua hệ thống ngân hàng sẽ ngày
càng tăng về số lượng và mức độ cũng tinh vi hơn.
Không một quốc gia nào có thể ngăn chặn triệt để hành vi rửa tiền mà chỉ có thể
đưa ra các biện pháp thích hợp trong từng thời kỳ để hạn chế ở mức thấp nhất. Ngân
hàng vẫn là “mảnh đất” thường được sử dụng trong hoạt động rửa tiền bởi việc sử
dụng các dịch vụ ngân hàng để thực hiện các giao dịch là điều tất yếu trong nền
kinh tế hiện đại và hệ thống ngân hàng ở Việt Nam vẫn không ngoại lệ.
Chính vì vậy, việc nhận diện những nguy cơ có thể dẫn đến những hoạt động rửa
tiền qua hệ thống ngân hàng sẽ góp phần đưa ra những giải pháp để thực hiện
phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng nói riêng cũng như góp phần vào
cuộc chiến chống rửa tiền của Việt Nam và thế giới.
2.3.1. Về khung pháp lý cho hoạt động phòng, chống rửa tiền
Những nỗ lực chống lại hoạt động rửa tiền hầu như chưa mang lại những thành
quả đáng kể do hiện nay Việt Nam chỉ mới ban hành nghị định về phòng, chống rửa
tiền, vẫn chưa có luật rửa tiền phù hợp với những chuẩn mực quốc tế.
Tội phạm rửa tiền là một loại tội phạm phái sinh, nghĩa là việc đấu tranh chống
tội phạm rửa tiền cần được thực hiện song song với việc đấu tranh với các loại tội
phạm nguồn khác, đó chính là những hành vi phạm tội làm phát sinh các khoản tiền
phạm pháp cần được tẩy rửa. Đây là một trong những đặc thù đối với hoạt động đấu
tranh chống tội phạm rửa tiền. Thực tế là hiện nay các qui định về phòng, chống tội
phạm rửa tiền được qui định rải rác tại các văn bản khác nhau, các thiết chế có chức
năng đấu tranh chống loại tội phạm này lại chưa có một cơ chế hợp tác và phối hợp
hiệu quả và chuyên trách. Nguyên nhân là do chúng ta thiếu một khung pháp luật
43
2.3.2. Môi trường kinh tế Việt Nam
2.3.2.1. Nền kinh tế Việt Nam vẫn là nền kinh tế tiền mặt
Nền kinh tế tiền mặt của Việt Nam hiện cũng là điều kiện thuận lợi cho các
hoạt động rửa tiền. Phần lớn các tội phạm rửa tiền tại Việt Nam đều thích tiền mặt
bởi nó dễ dàng tiêu xài, dễ ẩn danh, các cơ quan chức năng khó kiểm soát. Các hình
thức rửa tiền đơn giản nhất ở Việt Nam thường là mua ôtô, vàng, nhà, đất, đồ cổ,
mua vé số.
Theo thống kê của NHNN, hiện nay lượng tiền mặt sử dụng trong thanh toán
rất lớn, tiền mặt chiếm 20% - 23% trên tổng phương tiện thanh toán. Riêng trong
khu vực Chính phủ trên 90% lương của cán bộ, công chức được trả bằng tiền mặt.
Việt Nam hiện có trên 80 triệu dân với thu nhập 400 USD/người/năm. Các
hình thức thanh toán phi tiền mặt ở Việt Nam mới dừng lại chủ yếu là séc, ủy nhiệm
thu, ủy nhiệm chi, thư tín dụng, thanh toán điện tử, thẻ tín dụng, thẻ ATM... Tuy
nhiên, các hình thức thanh toán phi tiền mặt trên lại được sử dụng một cách không
triệt để, ví dụ như: các hình thức ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi chỉ được thực hiện
phần lớn ở các doanh nghiệp có quy mô lớn, số tiền giao dịch mỗi lần tương đối
cao; hình thức thanh toán điện tử đã phát triển nhanh trong những năm gần đây
nhưng người dân vẫn không quen sử dụng do thời gian chuyển tiền lâu, đặc biệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam.pdf