Đề tài Giải pháp phòng chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng tại thành phố Hồ Chí Minh

Theo một quan chức của Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh, hành vi vi phạm pháp luật về thuế của các đối tượng nêu trên ngày càng liều lĩnh và tinh vi. Đơn cử là trường hợp của Phạm Đại Tự và Đặng Văn Lĩnh, thủ đoạn của hai bị cáo này đã khiến cơ quan thuế phải mất gần một năm mới nhận diện được dấu hiệu vi phạm, sau đó cơ quan điều tra cũng phải mất thêm 3 năm mới có kết luận cuối cùng. Qua vụ việc này cho thấy, cơ quan thuế cũng cần được tăng cường lực lượng và nghiệp vụ để đủ khả năng đấu tranh phòng, chống các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng.

Theo nghiên cứu các vụ án ở trên thì bằng thủ đoạn tinh vi một số cá nhân đã lợi dụng sự thông thoáng của pháp luật về doanh nghiệp nhằm thành lập các doanh nghiệp nhằm có cơ sở cho việc mua bán hoá đơn giá trị gia tăng. Với đặc điểm hoạt động rất tinh vi, trốn tránh sự quản lý của cơ quan chức năng nên các doanh nghiệp này đã nhiều lần thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng.

 

doc49 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2409 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp phòng chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc nguồn tiền nhằm thu mua được lượng hàng hóa đã nêu ra trong các giấy tờ. Để thực hiện việc này thì các doanh nghiệp vi phạm đã lập ra các hợp đồng vay tiền khống, có trả tiền lãi hoặc lập danh sách đóng góp vốn và phương án kinh doanh, chia lãi…Nhưng tất cả đều là hợp đồng giả, địa chỉ giả; vẫn có trường hợp để đối phó với các cơ quan chức năng thì doanh nghiệp có vay vốn ngân hàng sử dụng vào mục đích khác nhưng giải trình với các cơ quan chức năng là sử dụng vào việc thu mua hàng nông, lâm, hải sản để xuất khẩu. Trong việc tạo dựng nguồn tiền để thu mua hàng hóa xuất khẩu thì các doanh nghiệp đã tạo cho mình một lý do nhằm chứng minh cho việc thu mua hàng hóa xuất khẩu của mình là có thật. Chính vì sự hợp lý trong việc thể hiện việc vay tiền để mua hàng hóa xuất khẩu mà các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp “ma” đã che giấu được việc mua hàng hóa của doanh nghiệp mình là có thật. Các doanh nghiệp “ma” được đăng kí và hoạt động trên giấy tờ nên bằng việc tạo ra nguồn tiền để mua hàng hóa nhằm xuất khẩu đã tích cực tạo điều kiện cho việc che giấu việc không hoạt động trên thực tế của các doanh nghiệp “ma” nêu trên. Chính từ kết quả đạt được trong hoạt động này mà các doanh nghiệp vi phạm luôn chú trọng cho việc tạo nguồn tiền để mua hàng hóa, mà ở đây nguồn tiền trên đều là giả. Và cũng chính từ việc tạo nguồn tiền như thế mà cơ quan chức năng rất khó quản lý và điều tra về nguồn tiền này. Do phương thức vay tiền là trực tiếp, trong một số trường hợp vay cả vốn ngân hàng để tránh bị phát hiện nên việc kiểm tra của các cơ quan chức năng thường không đạt kết quả. Ở đây đã cho thấy sự tinh vi, xảo quyệt trong hoạt động của các doanh nghiệp vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng. Thứ ba, sau khi mua hàng hóa để xuất khẩu và chứng minh được doanh nghiệp đã vay vốn để mua lượng hàng hóa thì các doanh nghiệp vi phạm đã thực hiện một số “động tác” khác nhằm làm hợp lý trong quá trình lập hồ sơ khống của mình để tránh việc bị phát hiện từ phía cơ quan chức năng ở các giai đoạn sau trong quá trình lừa đảo chiếm đoạt tiền hoàn thuế của nhà nước. Lượng hàng hóa mà doanh nghiệp mua để xuất khẩu được vận chuyển trong nội địa rồi tới các cửa khẩu để xuất khẩu. Để chứng minh lượng hàng hóa đó đã được vận chuyển đến các cửa khẩu thì các doanh nghiệp vi phạm đã làm giả các hợp đồng vận chuyển, thanh toán cước vận chuyển hàng hóa trong nội địa và ra cửa khẩu nhằm chứng minh cho mình sẽ xuất khẩu. Việc làm giả các hợp đồng vận chuyển hàng hóa trong nội địa và ra cửa khẩu đã giúp cho doanh nghiệp làm rõ việc mua bán, xuất khẩu lượng hàng hóa như trong giấy tờ đã thực sự diễn ra. Từ đó chứng minh là doanh nghiệp đã thu mua hàng hóa, vận chuyển hàng hóa đó từ các điểm thu mua đến cửa khẩu để thực hiện việc xuất khẩu. Sau khi thực hiện xong công đoạn đó, doanh nghiệp tạo ra các hợp đồng mua bán ngoại thương và thanh toán trực tiếp với các doanh nghiệp nước ngoài. Nhưng ở đây cả hợp đồng mua bán ngoại thương và các doanh nghiệp ký kết các hợp đồng ấy đều là giả. Một số trường hợp việc thanh toán được xác nhận thanh toán khống qua ngân hàng, trong đó phần lớn là các doanh nghiệp không rõ địa chỉ ở Trung Quốc, Lào làm giả hồ sơ xuất khẩu. Thông qua việc thực hiện các hợp đồng giả với các doanh nghiệp ở nước ngoài nhưng không rõ địa chỉ và thông thường là các doanh nghiệp ở các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào…Thì doanh nghiệp vi phạm đã tạo cho mình được các hồ sơ, chứng từ cho việc xuất khẩu số lượng hàng hóa khống trên. Việc lập hồ sơ này có nhiều điểm thuận lợi cho doanh nghiệp vi phạm đồng thời lại gây ra sự khó khăn cho các cơ quan nhà nước trong việc tìm ra các sai phạm của doanh nghiệp. Trong một số trường hợp khác doanh nghiệp vi phạm trong việc hoàn thuế có ký kết hợp đồng ngoại thương nhưng không thực hiện mà mục đích chỉ dùng để làm thủ tục đổi hàng và để được hoàn thuế giá trị gia tăng. Thứ tư, với một lượng hàng hóa đã được doanh nghiệp mua để làm hàng xuất khẩu thì khi xuất sang nước ngoài, các doanh nghiệp đã quay vòng hàng nông sản hay thực chất là xuất một ít hàng sang Trung Quốc, sau đó lượng hàng hóa này được quay về Việt Nam bằng nhiều đường khác nhau để xuất được nhiều lần. Đây là một thủ đoạn rất xảo quyệt của các doanh nghiệp vi phạm trong hoàn thuế giá trị gia tăng. Việc tạo ra lượng hàng hóa khống để xuất khẩu thì doanh nghiệp phải tốn công sức để tạo các hóa đơn, chứng từ nhằm hợp thức hóa số hàng trên. Sau đó hàng hóa được xuất ra nước ngoài từ đó các doanh nghiệp được hoàn thuế. Bằng cách đưa lượng hàng đó quay lại Việt Nam qua các đường khác nhau mà thường là buôn lậu thì doanh nghiệp sẽ có tiếp một lượng hàng hóa để tiếp tục thực hiện các giai đoạn trước như khai khống, làm các giấy tờ giả khác tiếp tục rút tiền từ ngân sách nhà nước. Thứ năm, doanh nghiệp đã móc nối với một số cán bộ Hải quan cửa khẩu xác nhận khống bộ hồ sơ xuất khẩu. Để có được một bộ hồ sơ hoàn thuế thì có thể bằng cách thông qua việc móc nối với một số cán bộ Hải quan để xác nhận việc xuất khẩu của doanh nghiệp trong khi chẳng hề có hàng hóa xuất, các doanh nghiệp chỉ hợp thức hóa các hóa đơn chứng từ thông qua việc lấy xác nhận của Cơ quan Hải quan là đã có xuất khẩu một lượng hàng hóa trong diện được hoàn thuế giá trị gia tăng và từ đó việc doanh nghiệp đã xuất khẩu được xác nhận và được hoàn thuế theo qui định. Ở đây cho thấy việc quản lý về xuất nhập khẩu vẫn còn những kẽ hở và các doanh nghiệp đã lợi dụng việc tiếp tay của một số cán bộ thoái hóa, biến chất trong Cơ quan Hải Quan để có thể thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, mà ở đây chính là vi phạm trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng. Không chỉ xác nhận khống việc xuất khẩu hàng hóa cho doanh nghiệp, một số Cán bộ Hải quan còn tiếp tay để doanh nghiệp khai khống trong hồ sơ hoàn thuế như: khai tăng giá và khối lượng, giá trị hàng xuất khẩu, bố trí hàng thật trên hàng giả: hai lít tinh dầu trên mỗi phi nước lã, một ít mực khô trong các bao cát, cỏ hoặc chỉ xuất một xe hàng nhưng có 5-7 doanh nghiệp đều cho là hàng của doanh nghiệp mình… Việc trốn tránh sự phát hiện từ phía cơ quan chức năng theo phương thức này rất nguy hiểm vì có sự tiếp tay từ “bên trong” hay nói rõ hơn là từ phía cán bộ, công chức nhà nước. Chính một số cán bộ làm việc tại cơ quan nhà nước trong việc kiểm tra, kiểm duyệt, quản lý mà tiếp tay cho doanh nghiệp thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, rút tiền từ ngân sách nhà nước. Đây là một điểm đáng chú ý. Thứ sáu, hình thành các đường dây gồm một số cá nhân, các chi nhánh, các văn phòng hoặc các doanh nghiệp chuyên làm dịch vụ hoàn thuế bằng hồ sơ giả với tỷ lệ ăn chia 60%-40% tùy thoả thuận, khi bị phát hiện thì giải tán công ty, đốt sổ sách…Những đối tượng này đôi khi thực hiện theo qui trình ngược lại,sau khi được Hải quan xác nhận bộ hồ sơ xuất khẩu khống mới tổ chức hợp thức hóa đầu vào bằng nhiều thủ đoạn khác nhau. Tóm lại, qua quá trình nghiên cứu các thủ đoạn của các doanh nghiệp vi phạm trong việc hoàn thuế giá trị gia tăng đối phó với việc kiểm tra, quản lý của các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết các thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng có thể rút ra một số vấn đề như sau: Thủ đoạn của các doanh nghiệp này rất xảo quyệt, tinh vi và có cả sự tiếp tay của một số cán bộ trong cơ quan nhà nước. Có thể nói rằng để hợp thức hóa một bộ hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng doanh nghiệp đã phải hợp thức hóa rất nhiều hóa đơn chứng từ trong đó từ việc khai khống hàng hóa thu mua, tạo nguồn tiền vốn giả để thu mua hàng hóa ảo, tiếp đến là làm giả hồ sơ vận chuyển, kho bãi đến nơi tập kết hàng hóa để xuất khẩu ở các cửa khẩu, làm hồ sơ xuất khẩu khống bằng việc móc nối với một số cán bộ thoái hóa, biến chất trong Cơ quan Hải quan. Từ những phương thức, thủ đoạn nhằm thực hiện được các yêu cầu trên có thể thấy rằng, việc am hiểu pháp luật của các doanh nghiệp là rất cao cho nên việc các doanh nghiệp lợi dụng những sơ hở trong pháp luật để thu lợi cũng rất tinh vi. Không chỉ thực hiện các thủ đoạn ấy để rút tiền một lần, các doanh nghiệp đó còn bằng các thủ đoạn tinh vi khác để có thể sử dụng chỉ một lượng hàng để có thể tạo được nhiều hồ sơ hoàn thuế. Thực trạng của việc vi phạm pháp luật trong hoàn thuế diễn ra ngày càng phức tạp, tính chất chuyên nghiệp trong việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng đã thể hiện rõ qua việc đã có rất nhiều doanh nghiệp “ma” được thành lập và “hoạt động” chỉ nhằm mua bán hóa đơn giá trị gia tăng cũng như làm hồ sơ giả để nhận tiền hoàn thuế giá trị gia tăng. Bằng các thủ đoạn đã nêu trên, cộng với sự lỏng lẻo trong công tác kiểm tra, quản lý công việc hoàn thuế giá trị gia tăng, hàng ngàn tỷ đồng của ngân sách nhà nước đã lọt vào túi một số cá nhân xấu. Nghiên cứu nắm được các thủ đoạn này giúp cho cơ quan chức năng có thể phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh cũng như phòng chống các thủ đoạn nhằm rút tiền nhà nước của các doanh nghiệp trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng. Và cũng thông qua việc nắm rõ các thủ đoạn ấy,các nhà làm luật có cơ sở để đưa ra phương hướng sửa đổi pháp luật cho chặt chẽ hơn cũng như tăng cường công tác quản lý, kiểm tra trong việc thực thi chính sách thuế giá trị gia tăng và hoàn thuế giá trị gia tăng đạt hiệu quả. 1.2.3 Nguyên nhân của tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng Nguyên nhân của thực trạng vi phạm trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng như trên là do: Một là, cơ chế chính sách về hoàn thuế chưa phù hợp, chưa chặt chẽ dẫn đến vi phạm của các doanh nghiệp. Xuất phát từ qui định việc thực hiện các hoạt động để hoàn thuế cho các doanh nghiệp trong diện đáng được hoàn thuế để hỗ trợ cho việc kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế trong nước chưa phù hợp, chưa chặt chẽ nên mới tạo điều kiện để doanh nghiệp lợi dụng vi phạm. Trước hết lỗi một phần là do từ phía cơ quan nhà nước có chức năng đưa ra chính sánh, cơ chế để thực thi Luật Thuế giá trị gia tăng. Công tác quản lý Nhà nước của các ngành chức năng còn nhiều tồn tại, sơ hở, thiếu sót, nhất là trong các văn bản hướng dẫn thi hành và trong công tác kiểm tra, kiểm soát. Chính từ việc quản lý nhà nước trên lĩnh vực thuế giá trị gia tăng còn nhiều thiếu sót, sơ hở, tồn tại làm yếu đi sự quản lý từ phía cơ quan Nhà nước cũng như tạo ra các sơ hở để doanh nghiệp có điều kiện thực hiện hành vi phạm pháp. Các hoạt động của doanh nghiệp đều được quy định rõ, mà ở đây cụ thể là việc đóng thuế giá trị gia tăng cũng như việc lập hồ sơ hoàn thuế một cách nghiêm ngặt, rõ ràng, chặt chẽ thì vừa thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, sự quản lý nhà nước rất nghiêm ngặt và cũng tạo cho doanh nghiệp có ý thức chấp hành pháp luật tốt, cũng như hạn chế việc tạo điều kiện để doanh nghiệp có thể lợi dụng thực hiện các hành vi trái pháp luật. Trong việc kiểm tra, kiểm soát còn yếu, thiếu văn bản hướng dẫn thi hành đã gây khó khăn lớn cho các cơ quan chức năng trong việc thu thuế và hoàn thuế giá trị gia tăng, từ đó làm cho việc thực thi, áp dụng pháp luật giữa các cơ quan nhà nước không đồng bộ, không thống nhất. Bên cạnh đó, sự lỏng lẻo trong quản lý luôn đi kèm với việc tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, doanh nghiệp xấu lợi dụng thực hiện các hoạt động lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản. Đây luôn là vấn đề có mối quan hệ chặt chẽ, khi cơ chế còn chưa phù hợp, chưa chặt chẽ, rõ ràng thì việc sai phạm trong lĩnh vực đó sẽ tăng nhanh về số lượng cũng như tăng tính tinh vi, phức tạp trong phương thức, thủ đoạn hoạt động. Cơ chế trong hoàn thuế có nhiều sơ hở luôn là điểm thuận lợi để những cá nhân xấu có kiến thức về pháp luật lợi dụng. Tuy đã có những chấn chỉnh từ phía các cơ quan chức năng trong việc thực thi các chính sách và công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát nhưng vẫn chưa đủ sức để ngăn chặn tình trạng vi phạm đang diễn ra ngày càng nhiều và phức tạp trong tình hình hiện nay. Chính từ việc có thể lấy từ ngân sách nhà nước một lượng tiền lớn mà chỉ thông qua một số công đoạn thực hiện bằng các giấy tờ, hóa đơn, chứng từ giả, khai khống và móc nối giữa các doanh nghiệp với nhau cũng như với một số cán bộ trong cơ quan nhà nước mà các doanh nghiệp xấu luôn tìm mọi phương thức, thủ đoạn và tìm mọi cách để che giấu hành vi của mình đã thực hiện trước cơ quan nhà nước. Một lượng tiền lớn từ ngân sách nhà nước đã bị chiếm đoạt thông qua các hoạt động lừa đảo do doanh nghiệp trước sẽ tạo cho doanh nghiệp sau một động cơ lớn để thực hiện tiếp tục các hoạt động phi pháp này. Hai là, ý thức chấp hành pháp luật của nhiều doanh nghiệp còn kém, mà ở đây là ý thức chấp hành pháp luật trên lĩnh vực thuế giá trị gia tăng. Đây là nguyên nhân xuất phát từ động cơ trục lợi của các cá nhân xấu. Chính từ việc có ý thức kém trong việc thực hiện Luật thuế giá trị gia tăng là nguyên nhân chính của các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hoàn thuế. Nếu các thiếu sót, khiếm khuyết trong cơ chế hoàn thuế còn nhiều nhưng các doanh nghiệp có ý thức chấp hành tốt cơ chế chính sách trong việc hoàn thuế thì việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ không phức tạp như hiện nay. Có thể thấy rằng, chính nguyên nhân này mới trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình phát sinh cũng như phát triển của các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực hoàn thuế trong tình hình hiện nay. Một mặt là do công tác quản lý nhà nước về chính sách thuế nói chung và thuế giá trị gia tăng nói riêng của các cơ quan chức năng còn nhiều hạn chế, thiếu sót, công tác quản lý kiểm tra, kiểm soát còn nhiều bất cập, yếu kém nên chưa hạn chế được các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hoàn thuế. Nhưng trực tiếp tác động để thực hiện các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền hoàn thuế của nhà nước là các yếu tố thuộc về phía các doanh nghiệp xấu. Chính các doanh nghiệp mới là chủ thể thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật và ở đây hành vi được thực hiện do ý muốn chủ quan từ phía doanh nghiệp. Ba là, công tác xác minh hóa đơn chứng từ có biểu hiện quá tải, hiệu quả thấp nhưng vẫn còn chậm cải tiến, việc kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế đối với các đối tượng nộp thuế chưa được đổi mới cho phù hợp với điều kiện hạn hẹp về mặt thời gian kiểm tra và số lượng doanh nghiệp không ngừng tăng lên ở một thành phố lớn, tập trung nhiều đầu mối kinh tế như ở thành phố Hồ Chí Minh. Có thể thấy rằng việc kiểm tra quản lý của các cơ quan chức năng được thể hiện rõ nhất thông qua việc xác minh hóa đơn chứng từ từ phía các doanh nghiệp nộp hồ sơ xin hoàn thuế giá trị gia tăng. Một doanh nghiệp muốn được hoàn thuế phải được xác minh, xác nhận các hóa đơn chứng từ mà công việc xác minh ấy là do cơ quan chức năng thực hiện. Chính từ việc xác minh đó cơ quan chức năng xem xét doanh nghiệp đó có vi phạm về hồ sơ, thủ tục xin hoàn thuế hay không? Nếu có vi phạm hay nói rõ hơn là doanh nghiệp đã làm hồ sơ, hóa đơn chứng từ khống để lừa đảo chiếm đoạt tiền hoàn thuế khi nộp lên mà cơ quan chức năng ấy thực hiện tốt các công tác kiểm tra, quản lý thì sẽ phát hiện ngay các vi phạm này. Từ đó có thể thấy một trong những nguyên nhân của tình trạng vi phạm pháp luật trên lĩnh vực hoàn thuế là do sự chậm trễ trong xác minh hóa đơn, chứng từ đã làm lọt các trường hợp vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hoàn thuế. Việc chậm trễ, hiệu quả thấp trong việc kiểm tra hóa đơn chứng từ là do lực lượng kiểm tra thì số lượng có hạn, chất lượng không cao, lại do số lượng doanh nghiệp đăng ký hoạt động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh rất lớn. Một lượng lớn hồ sơ do các doanh nghiệp gởi đến để xác minh đã làm cho các cơ quan này quá tải cộng với thời gian để xác minh ngắn đã làm hiệu quả, tính chính xác của công tác kiểm tra xác minh các hồ sơ giảm. Có thể nói rằng lượng công ty “ma” ở thành phố Hồ Chí Minh rất lớn, có phương thức, thủ đoạn hoạt động rất tinh vi, xảo quyệt trong việc che giấu sự quản lý của các cơ quan chức năng. Lượng doanh nghiệp này móc nối với nhau và được sự tiếp tay của một số cán bộ thoái hóa, biến chất trong cơ quan nhà nước để lập các hồ sơ giả, lượng hồ sơ này rất lớn và được các doanh nghiệp này gởi cho cơ quan chức năng để xin hoàn thuế. Chính vì lượng lớn hồ sơ này mà việc điều tra, xác minh gặp nhiều khó khăn. Bốn là, trình độ năng lực của một bộ phận cán bộ quản lý nhà nước về thuế còn hạn chế, trách nhiệm trong công tác đôi lúc chưa cao, điều này dẫn đến một tình trạng là công tác quản lý hóa đơn chứng từ ở các khâu chưa được chặt chẽ, việc kiểm tra hóa đơn chứng từ quyết toán của doanh nghiệp thiếu thường xuyên, phần nào đã tạo ra sơ hở để các đối tượng phạm tội lừa đảo lợi dụng để hoạt động. Luật thuế giá trị gia tăng nói chung và cơ chế hoàn thuế giá trị gia tăng nói riêng được qui định còn nhiều vấn đề sơ hở, bất cập cũng như trong việc thực hiện còn nhiều vấn đề phức tạp. Như vậy cần có cán bộ quản lý am hiểu pháp luật, nắm vững cơ chế chính sách quản lý công tác về thu thuế và hoàn thuế. Nhưng ở đây lại có tình trạng một lượng cán bộ thiếu hiểu biết về pháp luật, thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác từ đó việc quản lý các hóa đơn, chứng từ ở các khâu chưa được chặt chẽ. Và từ đó đã để cho các doanh nghiệp lấy đó là điều kiện để thực hiện các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Chỉ khi người áp dụng pháp luật có hiệu quả thì mới tránh được các hành vi vi phạm pháp luật. Cơ quan chức năng quản lý nhà nước trên lĩnh vực thuế hoạt động tốt hay không là phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ hoạt động như thế nào. Mà cơ quan hoạt động tốt thì mới có thể ngăn chặn, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật trên lĩnh vực cơ quan ấy quản lý. Do đó để ngăn chặn hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản tốt khi cán bộ thuế hoạt động tốt. Tiêu chí cho việc hoạt động tốt của cán bộ thuế đó chính là năng lực và tinh thần trách nhiệm.Vì thế phải làm tốt công tác tuyển chọn cũng như đào tạo các cán bộ thuế để có thể hạn chế việc sơ hở trong công tác quản lý hóa đơn chứng từ ở các khâu. Năm là, lợi dụng sự thông thoáng của Luật Doanh nghiệp trong việc thành lập công ty, chưa có cơ chế ràng buộc giữa pháp nhân và cá nhân đăng kí kinh doanh trong môi trường pháp lý nhất định. Chính việc tạo điều kiện thông thoáng trong việc đăng kí kinh doanh của Luật Doanh nghiệp mà một lượng lớn các công ty được thành lập nhưng chất lượng của nó không cao, trong đó rất nhiều là công ty “ma” thành lập chỉ trên giấy tờ, chủ yếu là hoạt động mua bán hóa đơn giá trị gia tăng hoặc móc nối với các doanh nghiệp khác và một số cá nhân để hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tiền hoàn thuế giá trị gia tăng. Không qui định rõ ràng, chặt chẽ việc thành lập doanh nghiệp, mức vốn thành lập nên nhiều công ty khi thành lập số vốn không đủ để hoạt động nhưng vẫn được xác nhận cho thành lập. Từ đó công ty có thể mua các hóa đơn giá trị gia tăng từ cơ quan thuế. Chính việc này đã tạo ra tình trạng mua bán hóa đơn giá trị gia tăng một cách tràn lan, không kiểm soát được. Hiện nay đang nổi lên tình trạng nhiều người thuộc diện đối tượng cấm kinh doanh ở một số ngành nghề, các đối tượng nghiện ma túy, lang thang…Vẫn thành lập được doanh nghiệp để thực hiện hành vi lừa đảo hoặc móc nối làm ăn phi pháp chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng của nhà nước rồi bỏ trốn sang các địa bàn khác, sau đó tiếp tục hoạt động, trốn tránh trách nhiệm và sự phát hiện của cơ quan chức năng. Nhiều cá nhân xấu lợi dụng thành lập công ty nhưng công tác kiểm tra kiểm soát của cơ quan chức năng lại chưa đạt hiệu quả. Cho nên lượng công ty được thành lập ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ngày càng tăng và cùng với đó là sự khó khăn trong việc quản lý cũng như các hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tiền nhà nước có điều kiện để phát triển nhanh và mạnh hơn. Sáu là, còn thiếu sự đồng bộ giữa các ngành, các cấp trong công tác cấp giấy phép đăng kí kinh doanh và quản lý các đối tượng đăng kí kinh doanh, nhất là việc xác định lý lịch tư pháp, đăng ký nộp thuế và việc kiểm tra các nghĩa vụ đóng thuế. Khi việc quản lý của các cơ quan, các ngành còn chưa đồng bộ thì hiệu quả của công tác này sẽ không có được kết quả cao. Nói cách khác là khi việc tập trung quản lý các mặt từ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp tới việc cấp giấy phép, quản lý đối tượng đăng ký, đăng ký nộp thuế và kiểm tra các nghĩa vụ nộp thuế mà còn chưa đồng bộ sẽ tạo ra rất nhiều sơ hở trong hoạt động của các doanh nghiệp. Chính từ việc quản lý các khâu chưa chặt chẽ mà nhiều lúc các cơ quan quản lý chưa thể nắm được hoạt động của các doanh nghiệp đã đăng ký trong địa bàn của mình. Đối với một địa bàn rộng và nhiều vấn đề phức tạp như thành phố Hồ Chí Minh thì vấn đề kiểm soát, quản lý lại càng gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp, thiếu về đội ngũ cán bộ cũng như phương tiện vật chất…Và từ đó đã dẫn tới tình trạng trên giấy tờ thì có nhiều doanh nghiệp đã đăng kí kinh doanh, đã phát sinh quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong đó có đóng thuế giá trị gia tăng, nhưng trên thực tế thì doanh nghiệp đó đóng tại địa điểm nào, hoạt động ra sao, thời gian và phương thức hoạt động như thế nào, có thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp hay không…Thì các cơ quan chức năng có nhiệm vụ quản lý lại không thể nắm được. Đây là một trong những sai sót, bất cập trong quản lý của cơ quan chức năng đã tạo điều kiện cho vi phạm pháp luật diễn ra. Bảy là, còn một số bộ phận cán bộ thuộc cơ quan chức năng liên quan đến chính sách thuế, hoàn thuế tiêu cực, thoái hóa, biến chất, vì động cơ vụ lợi cá nhân đã tiếp tay cho các đối tượng phạm tội bằng các hành vi như xác nhận hồ sơ khống của doanh nghiệp, xác nhận xuất khẩu khống…để các đối tượng phạm tội lợi dụng lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhà nước thông qua hoàn thuế. Đây là một vấn đề nghiêm trọng mà khi phát hiện cần nghiêm trị trước pháp luật. Với tính chất vô cùng nguy hiểm của thực trạng một số cán bộ thoái hóa biến chất như trên thì việc nghiêm trị để thể hiện sự uy nghiêm của pháp luật cũng như răn đe đối với các đối tượng khác là rất cần thiết. Yếu tố tiếp tay từ bên trong của các cán bộ công chức thiếu tinh thần trách nhiệm với công việc, thoái hóa, biến chất là điều kiện vô cùng thuận lợi cho việc thực hiện các hành vi nhằm chiếm đoạt tài sản nhà nước ở lĩnh vực hoàn thuế. Do đó, trong công tác điều tra, xử lý các tội phạm thông qua hoàn thuế giá trị gia tăng để lừa đảo cần chú ý đến yếu tố tiếp tay của cán bộ trong cơ quan nhà nước. Phải chú ý phát hiện, điều tra xử lý các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan như tội phạm kinh tế, tội phạm về chức vụ nhằm không bỏ lọt tội phạm. Tám là, công tác phát hiện điều tra, xử lý các hành vi phạm tội liên quan đến chính sách hoàn thuế, lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hoàn thuế của các cơ quan tư pháp: Công An, Viện Kiểm Sát, Toà án đôi lúc còn chậm, kéo dài, chưa có tác dụng giáo dục răn đe có hiệu quả. Bên cạnh những nguyên nhân khách quan trên là những nguyên nhân chủ quan thuộc về công tác tổ chức hoạt động của Cơ quan điều tra, Viện Kiểm Sát, Toà án như: đội ngũ cán bộ hoạt động chưa phát huy được hiệu quả, sự kết hợp trong việc xử lý giữa các cơ quan này chưa được chặt chẽ… Và chính từ việc chậm trễ, kéo dài và việc xử lý chưa được nghiêm minh, thích đáng, quyết liệt của Cơ quan chức điều tra, Viện Kiểm Sát, Toà án nên chưa tạo ra được sự răn đe, giáo dục có hiệu quả, chưa thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật từ đó dẫn đến hoạt động phạm tội của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh không những không được ngăn chặn mà ngược lại còn tạo điều kiện cho các hành vi vi phạm pháp luật diễn ra ngày càng tăng và phức tạp hơn. Trên đây là một số nguyên nhân có thể rút ra qua công tác điều tra, xử lý các vụ án đã diễn ra trên thực tế cũng như nghiên cứu về nguyên nhân và điều kiện phạm tội của tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế. Chính từ việc nghiên cứu kĩ các nguyên nhân của việc vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hoàn thuế chúng ta mới có thể đưa ra các giải pháp xử lý cho thích hợp. 1.3 Công tác phòng ngừa, đấu tranh chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng của công an thành phố Hồ Chí Minh 1.3.1 Công tác phòng ngừa Tình hình hoạt động của tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế những năm qua luôn diễn biến phức tạp, gây thiệt hại nghiêm trọng tài sản của Nhà nước. Tuy nhiên, do làm tốt công tác nắm tình hình và dự báo trước được tình hình, lực lượng Công an thành phố Hồ Chí Minh bước đầu đã thực hiện tốt công tác phòng ngừa và đạt được những kết quả khả quan trong công tác này. Công tác phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế của Công an thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua được thực hiện tốt trên các nội dung cụ thể như: - Làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong việc chủ động phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế trên địa bàn. Trong những năm qua, công tác phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế đã tập trung vào việc phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý kinh tế nói chung và quản lý các doanh nghiệp nói riêng. Theo chức năng của mình, lực lượng Công an thành phố trên cơ sở nắm tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn đã tham mưu cho Bộ Công an, cho Ủy ban nhân dân thành phố cũng như các cơ quan chức năng có liên quan về những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý kinh tế, quản lý ngành, quản lý doanh nghiệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp phòng chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng tại thành phố Hồ Chí Minh.doc
Tài liệu liên quan