Đề tài Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hoá

 

Lời mở đầu .1

ChươngI: Rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại 2

I. Ngân hàng thương mại và hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại .3

1. Ngân hàng thương mại .3

1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại .3

1.2. Vai trò, chức năng của các ngân hàng thương mại 6

1.3.Các nghiệp vụ của các ngân hàng thương mại .10

2. Tín dụng .11

2.1. Khái niệm 11

2.2. Phân loại tín dụng ngân hàng .13

2.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế .16

II. Rủi ro và lý thuyết phòng ngừa rủi ro tại các ngân hàng thương mại .16

1. Khái niệm và phân loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng 16

1.1. Khái niệm 16

1.2. Phân loại .18

2. Những nguyên nhân chính gây ra rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại .19

2.1. Nguyên nhân từ phía khách hàng 19

2.2. Nguyên nhân từ phía ngân hàng .19

2.3. Nguyên nhân từ thị trường .19

3. Các chỉ tiêu đánh gía rủi ro trong hoạt động ngân hàng .20

3.1. Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng .20

3.2. Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro thanh khoản .20

3.3. Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro lãi suất .20

III. Rủi ro tín dụng và sự cần thiết phòng ngừa rủi ro tín dụng .21

1. Rủi ro tín dụng .21

1.1. Khái niệm .21

1.2. Phân loại rủi ro tín dụng .22

2. Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng .22

2.1 Những dấu hiệu phát sinh từ khách hàng .22

2.2 Những dấu hiệu phát sinh từ chính sách tín dụng của ngân hàng 25

3. ảnh hưởng và tác động của rủi ro tín dụng với hoạt động kinh doanh của ngân hàng .26

4. Các chỉ tiêu đánh gía rủi ro tín dụng .27

5. Nhân tố gây ra rủi ro tín dụng 29

5.1. Những nguyên nhân xuất phát từ ngân hàng .30

5.2. Những nguyên nhân xuất phát từ khách hàng .31

5.3. Những nguyên nhân khác 32

6. Nguyên lý phòng ngừa rủi ro tín dụng .32

Chương II. Thực trạng rủi ro tín dụng và hoạt động phòng ngừa rủi ro tín dụng tại NHNN&PTNT Thanh hoá . 34

I. Lịch sử hình thành và phát triển . 34

 II. Tổ chức bộ máy . 34

III.Tình hình hoạt động kinh doanh . 36

1.Kết quả hoạt động kinh doanh .36 2.Thực trạng hoạt động cho vay .38

IV.Thực trạng công tác thẩm định tại ngân hàng .40

1.Thẩm định khách hàng .40

2.Thẩm định tình hình kinh doanh .41

3.Thẩm định dự án đóng tàu HOANG SON STAR 43

4.Thẩm định dự án vay vốn lưu động .46

5.Tổng hợp nhu cầu vay vốn của khách hàng 49

6.Thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay 50

 

7.Kết luận và đề xuất .51

Chương III. Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại NH .54

I. Định hướng phát triển của NH . 54

1. Mục tiêu kinh doanh năm 2007 .54

2. Dự kiến triển khai hoạt động phòng ngừa rủi ro tín dụng tại NH 55

II. Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại NH .56

Kết luận .62

Danh mục tài liệu tham khảo .63

 

 

doc66 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1219 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khách hàng. Xuất hiện các khoản nợ do khách hàng không có khả năng hoàn trả hoặc khách hàng không muốn trả nợ hoặc do việc tiêu thụ hàng, thu hồi công nợ chậm hơn dự kiến. Mức độ vay thường xuyên gia tăng, yêu cầu các khoản vay vượt quá nhu cầu dự kiến. Tài sản đảm bảo không đủ tiêu chuẩn, giá trị tài sản bị giảm sút so với định giá khi cho vay. Có dấu hiệu tài sản đã cho người khác thuê, bán hoặc trao đổi hoặc đã biến mất, không còn tồn tại. Có dấu hiệu cho thấy khách hàng trông chờ vào các nguồn thu nhập bất thường khác không phải từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính hoặc từ hoạt động được đề xuất trong phương án vay vốn để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính. Có dấu hiệu tìm kiếm sự tài trợ nguồn vốn lưu động từ nhiều nguồn khác đặc biệt từ các đối thủ cạnh tranh của ngân hàng. Có dấu hiệu sử dụng nhiều khoản tài trợ ngắn hạn cho các hoạt động đầu tư dài hạn. Chấp nhận các nguồn vốn vay với giá cao với mọi điều kiện. 2.1.2 Dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý, tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Có chênh lệch lớn giữa doanh thu và dòng tiền thanh toán so với mức dự kiến khi khách hàng đề nghị cấp tín dụng. Những thay đổi bất lợi trong cơ cấu vốn, tỷ lệ thanh khoản hay mức độ hoạt động của khách hàng. Xuất hiện bất đồng và mâu thuẫn trong quản trị điều hành, tranh chấp trong quá trình quản lý. Xuất hiện ngày càng nhiều các khoản chi phí bất hợp lý như sự gia tăng đột biến trong chi phí quảng cáo, tiếp khách; tập trung quá mức chi phí để gây ấn tượng như thiết bị văn phòng hiện đại, phương tiện giao thông đắt tiền. Thay đổi thường xuyên tổ chức của ban điều hành. Xuất hiện dấu hiệu hội chứng hợp đồng lớn (sẵn sàng bỏ các hợp đồng có giá trị nhỏ và vừa nhưng có khả năng thu được tỷ suất lợi nhuận cao để tìm kiếm các hợp đồng có giá trị lớn với bạn hàng có tên tuổi dù lợi nhuận thu về có khả năng đạt thấp hơn, sẵn sàng cắt giảm lợi nhuận để đạt được các hợp đồng lớn, theo đuổi chiến lược mượn thương hiệu. Xuất hiện hội chứng sản phẩm đẹp : theo đuổi sản phẩm không thích hợp về mặt thời gian và năng lực hiện tại mà không chú ý đến các yếu tố khác. Có dấu hiệu phát hiện ra quá trình kiểm soát , thẩm định dự án sai dẫn đến việc đầu tư dự án không hiệu quả. Do áp lực nội bộ dẫn tới tung ra thị trường các sản phẩm dịch vụ quá sớm khi chưa hội đủ các điều kiện chín muồi hoặc đặt ra hạn mức thời gian kinh doanh, doanh số không thực tế, tạo mong đợi trên thị trường không đúng lúc. Khó khăn trong phát triển sản phẩm, dịch vụ mới do thay đổi những chính sách của nhà nước như chính sách thuế, xuất nhập khẩu…hoặc do thiên tai, hoả hoạn ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của khách hàng. Đối với khách hàng là tư nhân, cá thể có dấu hiệu người vay bị bệnh kéo dài hoặc chết. 2.2 Dấu hiệu từ những chính sách tín dụng của ngân hàng. Đánh giá và phân loại không chính xác về mức độ rủi ro của khách hàng, đánh giá qúa cao năng lực của khách hàng. Cấp tín dụng dựa theo cam kết không chắc chắn và thiếu tính bảo đảm của khách hàng về việc duy trì một khoản tiền gửi lớn hoặc các lợi ích do khách hàng đem lại từ khoản tín dụng được cấp. Tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh, vượt quá khả năng và năng lực kiểm soát cũng như nguồn vốn của ngân hàng. Cho vay dựa trên các sự kiện bất thường có thể xảy ra, chẳng hạn như sát nhập, thay đổi địa vị pháp lý từ chi nhánh lên công ty con hạch toán độc lập. Soạn thảo các điều kiện ràng buộc trong hợp đồng tín dụng mập mờ, không rõ ràng, không xác định rõ lịch hoàn trả đối với từng khoản vay, cố ý thoả hiệp các nguyên tắc tín dụng với khách hàng mặc dù biết có tiềm ẩn rủi ro. Chính sách tín dụng quá cứng nhắc hoặc lỏng lẻo để khe hở cho khách hàng lợi dụng. Cung cấp tín dụng với khối lượng lớn cho khách hàng không thuộc phân đoạn thị trường tối ưu của ngân hàng. Hồ sơ tín dụng không đầy đủ, thiếu sự tuân thủ hay tuân thủ không đầy đủ các quy định hiện hành về phê duyệt tín dụng. Có khuynh hướng cạnh tranh thái quá, hạ thấp lãi suất cho vay, phí dịch vụ hay thực hịên chiến lược giữ chân khách hàng bằng các khoản tín dụng mới để họ không có quan hệ với các tổ chức tín dụng khác mặc dù biết rõ các khoản tín dụng này tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao. 3. ảnh hưởng, tác động của rủi ro tín dụng tới hoạt động kinh doanh ngân hàng. Hoạt động tín dụng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhưng lại chiếm 70-80% lợi nhuận của ngân hàng. Do đó những rủi ro trong hoạt động này gây ra những thiệt hại đáng kể cho ngân hàng, nó là môt nguyên nhân quan trọng kéo theo những rủi ro khác xảy ra hàng loạt theo phản ứng dây chuyền như rủi ro thanh khoản, rủi ro vỡ nợ…. Hãy tưởng tượng, một khoản nợ cũ được ngân hàng dự tính thu hồi để đầu tư vào một dự án hoặc đơn giản hơn là để thanh toán cho một khách hàng đến rút tiền (Vì ta biết rằng về nguyên tắc không được từ chối yêu cầu rút tiền của khách hàng). Do không thu hồi được , nên không thể thanh toán cho khách hàng, sự chậm trễ này có thể gây hoang mang cho một khách hàng và kéo theo tất cả khách hàng của ngân hàng. Họ đồng loạt đi rút tiền, ngân hàng thiếu tiền mặt phải đi vay nóng với lãi suất cao… dẫn đến rủi ro thanh khoản xảy ra đầu tiên, kéo theo rủi ro về lợi nhuận, phá sản… Vậy có thể thấy hậu quả thường thấy khi gặp rủi ro tín dụng là phát sinh nợ quá hạn. Có thể nói rằng không một ngân hàng thương mại nào mà trong bảng tổng kết tài sản hàng năm lại không có nợ quá hạn, nhưng tỉ lệ này thường chỉ nên chiếm một tỉ lệ rất nhỏ mà thôi. Có thể nói tỷ lệ nợ quá hạn ở các ngân hàng được giữ ở mức độ an toàn tối thiểu có thể xử lý được và thường là dưới 5%. Từ nợ quá hạn có thể kéo theo nợ xấu, nợ khó đòi hay nợ không thể đòi được. Một ngân hàng có những khoản nợ không thể thu hồi bắt buộc phải khoanh nợ hoặc yêu cầu được phép xoá khoản nợ đó đi. Điều đó làm cho nguồn vốn của ngân hàng giảm đi cùng với lợi nhuận giảm. Có thể thấy một số hậu quả do nợ quá hạn gây ra cho hoạt động của ngân hàng. Thứ nhất, làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng do không thu hồi được những khoản nợ đã cho vay. Thứ hai, khả năng sinh lời của ngân hàng giảm. Thứ ba, tính thanh khoản giảm sút, do thiếu tiền mặt dẫn đến thanh khoản khó khăn. Thứ tư, các dịch vụ ít giá trị do thiếu vốn để đầu tư. Thứ năm, làm cho hình ảnh ngân hàng bị xấu đi. Thứ bẩy, giảm khả năng mở rộng của ngân hàng. Thanh khoản khó khăn dẫn đến ngân hàng phải vay nóng từ bên ngoài với lãi suất cao tạo ra sự phụ thuộc không nên có vào các nguồn tín dụng bên ngoài. Điều này làm giảm sút nguồn vốn của ngân hàng, giảm khả năng cung cấp các dịch vụ do khách hàng yêu cầu. Khả năng sinh lời thấp do ngoài việc chi trả tiền lãi cho khách hàng còn phải chi trả một khoản lãi lớn cho các khoản vay nóng. Do đó giảm sút khả năng chi trả các chi phí hoạt động bao gồm cả tiền lương của công nhân viên hay tiền để cải tạo, nâng cấp trang thiết bị dẫn đến không thực hiện được hiện đại hoá ngân hàng và không thể tăng trưởng được do thiếu vốn. Sản phẩm của các ngân hàng đều giống nhau và đều là các sản phẩm dịch vụ. Không giống như những doanh nghiệp khác, các ngân hàng không thể cạnh tranh nhau về mẫu mã sản phẩm hay hạ giá thành. Các ngân hàng không thể cạnh tranh nhau về lãi suất vì nó sẽ ảnh hưởng đến cả một hệ thống ngân hàng và cả nền kinh tế. Do vậy, chiến lược cạnh tranh của các ngân hàng thương mại chính là chất lượng dịch vụ mà thôi. Muốn chất lượng dịch vụ tốt thì bên cạnh sự hiện đại của công nghệ phải kể đến trình độ của các nhân viên ngân hàng. Nếu một ngân hàng không có đủ tiền để thanh toán cho khách hàng, để trả lương nhân viên, để mở rộng dịch vụ thì không thể khuếch trương hình ảnh của mình, nâng cao uy tín của mình với khách hàng và kết quả cuối cùng là sẽ dẫn đến phá sản mà thôi. 4. Chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng. Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn = (OR1) Tổng dư nợ Như đã trình bày ở trên, có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá rủi ro tín dụng nhưng các ngân hàng thường sử dụng những chỉ tiêu sau để đánh giá chất lượng tín dụng tại ngân hàng của mình. Tỷ lệ nợ quá hạn: Chỉ tiêu này phản ánh bao nhiêu phần trăm trong tổng dư nợ chưa thanh toán bị quá hạn. Nói cách khác, đối với một đồng vốn ngân hàng cho vay ra thì khả năng rủi ro là bao nhiêu. Tỷ lệ này càng cao, rủi ro tín dụng của ngân hàng càng lớn Nợ quá hạn+nợ gia hạn Tổng dư nợ Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ gia hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn và gia hạn = (OR2) Chỉ tiêu này xác định phần nợ gia hạn (về bản chất cũng giống như nợ quá hạn) nhưng đã được tăng thời hạn vay. Tỷ lệ này cho thấy trong dư nợ, ngoài phần nợ thực sự là nợ quá hạn thì có bao nhiêu phần trăm quá hạn được gia hạn. Nếu so sánh tỷ lệ này với tỷ lệ trên (tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ ) có sự khác biệt rất lớn, chứng tỏ ngân hàng đã chuyển rất nhiều khoản nợ quá hạn thành được gia hạn. Gia hạn nợ có thể là một cách giúp khách hàng qua được thời kì khó khăn về tài chính nhưng nếu có quá nhiều khoản gia hạn trong danh mục cho vay của ngân hàng cho thấy đang tiềm ẩn một rủi ro lớn. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ gia hạn = Nợ quá hạn + Nợ gia hạn Tổng tài sản Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ gia hạn so với tổng tài sản. (OR3) Chỉ tiêu này xác định tỷ trọng của nợ quá hạn và được gia hạn trong tổng tài sản của ngân hàng thương mại (nhằm bổ sung thêm cho hai tỷ lệ trên). Tỷ lệ nợ xấu. Nợ xấu + Nợ được xoá Tỷ lệ nợ xấu = (BDR) Tổng dư nợ Chỉ tiêu này xác định tỷ trọng nợ xấu không có khả năng thu hồi đã được loại khỏi bảng cân đối trên tổng dư nợ. Tỷ lệ này càng cao thì rủi ro với ngân hàng càng nghiêm trọng. Tuy vậy, khi ngân hàng không thu hồi được khoản nợ nào thì tỷ lệ này là 1 hay 100% (chính là tổng số tiền của món vay) do đó công thức này không phản ánh hết rủi ro tín dụng. Dư nợ có khoản thanh toán qúa hạn Tổng dư nợ Tỷ lệ rủi ro theo thời gian = Tỷ lệ rủi ro theo thời gian phản ánh vấn đề rủi ro nợ quá hạn một cách trung thực vì nó xem xét toán bộ dư nợ còn lại kể từ khi xuất khoản nợ quá hạn. Điều này rất quan trọng với các món vay nhỏ nhưng có thời hạn dài. Bằng cách tính tỷ lệ nợ quá hạn theo thời gian, các ngân hàng sẽ thấy được tình hình nợ quá hạn là tốt lên hay tồi đi. Các khoản tín dụng có chất lượng trung bình Rủi ro tín dụng tiềm năng Rủi ro tín dụng tiềm năng = Tổng dư nợ Ngoài ra, các ngân hàng cũng thường sử dụng các nhóm chỉ tiêu sau: Điểm của khách hàng: Thông qua phân tích tài chính , năng lực sản xuất kinh doanh, hiệu quả dự án … của khách hàng, ngân hàng sẽ lập một hồ sơ về khách hàng rồi xếp hạng và cho điểm. Điểm của khách hàng sẽ cho thấy rủi ro tiềm ẩn của khoản vay. Các chỉ tiêu liên quan đến chất lượng tín dụng như: + Tỷ lệ tổng lãi treo phát sinh/ tổng thu nhập từ cho vay. + Tỷ lệ miễn giảm lãi / thu nhập từ hoạt động cho vay. + Các khoản cho vay mặc dù chưa đến hạn nhưng có dấu hiệu kém lành mạnh. + Tính kém đa dạng của tín dụng. Ta thấy rằng các nhóm chỉ tiêu trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và phản ánh các mức độ rủi ro khác nhau. Trên cơ sở đó, ngân hàng phụ thuộc vào chiến lược và khả năng của mình để đề ra các kế hoạch bù đắp kịp thời những tổn thất do rủi ro tín dụng xuất phát từ những biến cố không mong đợi đem lại. 5. Nhân tố gây ra rủi ro tín dụng. Hoạt động tín dụng là hoạt động luôn tiềm ẩn những rủi ro mà không một nhà kinh doanh ngân hàng tài ba nào có thể dự đoán chính xác được mức độ thiệt hại của nó. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, nó bao gồm rất nhiều yếu tố không chỉ từ trong nội bộ ngân hàng mà từ chính khách hàng và môi trường bên ngoài. Có thể chia các nhân tố đó thành ba nhóm. 5.1 Nguyên nhân xuất phát từ chính ngân hàng. Nguyên nhân từ phía ngân hàng trên thực tế không phải đều xuất phát từ chính ngân hàng đó mà còn chịu tác động của các yếu tố khách quan gây ra. 5.1.1 Nguyên nhân khách quan. Hoạt động của các ngân hàng thương mại bên cạnh việc chịu sự kiểm soát của nhà nước còn chịu sự quản lý của ngân hàng nhà nước. Do vậy nên một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro cho hoạt động tín dụng của các ngân hàng là các chính sách tín dụng, quy chế cho vay áp dụng cho các ngân hàng thương mại còn chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ và luôn biến đổi.. Bên cạnh đó là do các chế tài của nhà nước như về thuế, quyền sử dụng đất, bán đấu giá tài sản còn có nhiều bất lợi cho việc xử lí những tài sản đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp tuyên bố phá sản. Việc cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước hoặc cho vay theo chỉ định gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu nợ, tài sản đảm bảo bị giảm giá do biến động của thị trường, chất lượng tài sản thế chấp bị hỏng do quá thời hạn bảo hành. 5.1.2 Nguyên nhân chủ quan. Mặc dù có rất nhiều điều kiện khách quan ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của các ngân hàng , nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là các yếu tố chủ quan do ngân hàng gây ra. Trước hết phải kể đến việc thu thập thông tin trong quá trình trước khi ra quyết định cho vay không đủ dẫn đến thiếu thông tin nên không phân tích toàn diện. Ngân hàng không tôn trọng đầy đủ quy trình cho vay, làm thiếu hoặc bớt một số khâu dẫn đến tạo kẽ hở để khách hàng chiếm đoạt vốn của ngân hàng. Việc điều tra kiểm soát đối tượng vay vốn về phương án kinh doanh lúc đầu không đảm bảo, thiếu cân nhắc dẫn đến sơ hở, thiếu đảm bảo cho đầu tư vốn có hiệu quả. Do đội ngũ nhân viên ngân hàng còn yếu kém. Do áp lực cạnh tranh mà ngân hàng có thể đơn giản hoá phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng không kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc kiểm tra, đôn đốc quá trình sử dụng vốn vay và thu hồi vốn dẫn đến nhiều khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. Do tình trạng gian lận, tham nhũng, cố tình vi phạm quy định hoặc có hành vi lừa đảo gây thất thoát vốn nghiêm trọng của một số cán bộ ngân hàng. 5.2 Nguyên nhân từ phía khách hàng. 5.2.1 Nguyên nhân chủ quan. Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến thua lỗ, không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Do trình độ kinh doanh và khả năng điều hành doanh nghiệp quá kém dẫn đến làm ăn không hiệu quả. Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thiếu sự linh hoạt , không cải tiến quy trình công nghệ, không trang bị máy móc hiện đại… dẫn đến sản phẩm không cạnh tranh được, bị ứ đọng không có khả năng tiêu thụ, doanh nghiệp không có tiền trả nợ cho ngân hàng. Do chính bản thân doanh nghiệp chủ ý muốn lừa đảo nhằm chiếm dụng vốn của ngân hàng. 5.2.2 Nguyên nhân khách quan. Có thể thấy nhũng nguyên nhân khách quan sau gây ra những hậu quả xấu cho hoạt động kinh doanh của khách hàng, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng. Do sự thay đổi bất thường của những chính sách kinh tế của nhà nước như thuế, XNK… Do những nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn… Do thay đổi về luật kinh tế ở những nước có quan hệ làm ăn với doanh nghiệp. Do các hành vi gian lận trên thị trường như hàng giả tràn lan làm tổn hại tới doanh thu của doanh nghiệp. 5.3 Những nguyên nhân khác. Bên cạnh những nguyên nhân từ hai phía ngân hàng và khách hàng cũng có nhiều nguyên nhân gây rủi ro khác. Do môi trường pháp lý lỏng lẻo, thiếu đồng bộ. Do sự biến động của tình hình chính trị_xã hội trong và ngoài nước gây khó khăn cho doanh nghiệp dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. Ngân hàng không theo kịp sự phát triển của xã hội, nhất là sự bất cập trong trình độ chuyên môn cũng như công nghệ ngân hàng. Do sự biến động của nền kinh tế. Sự điều tiết của bàn tay vô hình của cơ chế thị trường. Sự bất bình đẳng trong việc đối xử của nhà nước giành cho các ngân hàng thương mại khác nhau. Chính sách của nhà nước chậm thay đổi hoặc chưa phù hợp với tình hình phát triển đất nước. 6. Nguyên lý phòng ngừa rủi ro tín dụng. Vì rủi ro tín dụng xuất phát từ nhiều nguyên nhân như đã trình bày ở trên và nó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng vàvị thế của mỗi ngân hàng, do vậy phải phòng ngừa nó và dự kiến những khả năng xấu nhất có thể xảy ra. Thứ nhất, phân tích và đánh giá chính xác khách hàng vay vốn. Việc phân tích khách hàng trước khi ra quyết định cho vay là việc cực kì quan trọng và nó bao gồm 5 nội dung sau: Đánh giá năng lực pháp lý của khách hàng nhằm ràng buộc trách nhiệm của khách hàng trước pháp luật và để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của ngân hàng vì tính chất pháp lý của khách hàng là cơ sở để kí kết và thực hiện các hợp đồng tín dụng. Đánh giá khả năng điều hành sản xuất kinh doanh của người lãnh đạo doanh nghiệp trên các khía cạnh như: năng lực trình độ chuyên môn, khả năng hoạch định chính sách, năng lực tổ chức.. và uy tín , vị thế trong doanh nghiệp. Đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp bằng các chỉ tiêu như cơ cấu vốn, tốc độ quay vòng vốn, khả năng thanh toán, tỷ suất lợi nhuận… Đánh giá cơ sở vật chất kĩ thuật công nghệ của doanh nghiệp. Thứ hai, phân tán rủi ro thông qua việc chia sẻ rủi ro giữa những nhà đầu tư với nhau theo nguyên tắc “không bỏ tất cả trứng vào một giỏ” Thứ ba, sử dụng các đảm bảo chắc chắn tuỳ theo từng khoản vay nhưng nhất thiết phải tính chính xác giá trị vật đảm bảo tại thời điểm vay vốn. Đối với bảo đảm bằng tài sản cần xác định cần xác định chính xác quyền sở hữu, quyền sử dụng… và lưu ý đến thời hạn sử dụng của tài sản phải lớn hơn thời hạn vay. Đối với bảo đảm bằng bảo lãnh phải đánh giá được năng lực pháp lý, năng lực tài chính cũng như uy tín và trách nhiệm của người bảo lãnh. Thứ tư, chỉ mở rộng đối tượng tín dụng trên cơ sở nâng cao chất lượng tín dụng. Mở rộng tín dụng là việc cần thiết với ngân hàng để tối đa hoá lợi nhuận nhưng chất lượng các khoản tín dụng đó cũng phải được quan tâm hàng đầu vì nó sẽ quyết định việc ngân hàng có thu được lãi và gốc hay không. Nếu chỉ chú trọng vào mở rộng tín dụng mà không quan tâm đến chất lượng thì những khoản tín dụng đó tiềm ẩn rủi ro rất cao. Thứ năm, thực hiện tốt việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng và tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ để có những chứng cứ xác thực về tình hình tài chính của cả ngân hàng và khách hàng. Chương II: Thực trạng rủi ro tín dụng và hoạt động phòng ngừa rủi ro tín dụng tại NHNN&PTNT Thanh Hoỏ I- Lịch sử hình thành và phát triển NHNN & PTNT Thanh Hoá được thành lập theo quyết định số 31/NĐ-QĐ ngày 18/5/1988 của NHNN & PTNT Việt Nam, với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Thanh Hoá. Sau 18 năm hoạt động NHNN & PTNT Thanh Hoá đã có mặt tại 27/27 Huyện, Thị, Thành phố trong toàn tỉnh, mạng lới 74 chi nhánh của NHNN & PTNT Thanh Hoá đã có măt tại khắp các thị trấn thị tứ, các khu công nghiệp trong phạm vi toàn tỉnh. NHNN & PTNT Thanh Hoá có trụ sở chính đặt tại Số 12, đờng Phan Chu Trinh, phờng Điện Biên, Thành phố Thanh Hoá II- Tổ chức bộ máy. Ngân hàng có mạng lới rộng khắp hoạt động trên 28 thành phố, huyện thị với 36 chi nhánh cấp II, 22 chi nhánh cấp III và 5 phòng giao dịch, 9 phòng chức năng vơí cơ cấu nh sau: - Giám đốc: Có nhiệm vụ chủ yếu là điều hành và quản lý mọi hoạt động của chi nhánh theo pháp luật của Nhà nớc và các quy chế của Ngân hàng Nhà nớc và của NHNN & PTNT Việt Nam. - Phòng Nguồn vốn và Kế hoạch tổng hợp: Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kinh doanh theo định hớng của NHNN & PTNT Việt Nam và cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hoà vốn kinh doanh đối với các chi nhánh trên địa bàn. - Phòng Tín dụng: Gồm ba tổ: + Tổ chỉ đạo: chỉ đạo các chi nhánh cấp II và cấp III + Tổ thống kê: Tổng hợp các báo cáo tình hình nợ đến hạn phải thu ... + Tổ TD cho vay trực tiếp : Thực hiện cho vay trực tiếp tại Hội sở( chuyên cầm cố sổ tiếp kiệm và thực hiện giao dịch với các doanh nghiệp). - Phòng thẩm định: Thực hiện thẩm định tính hiệu quả của các khoản vay, các dự án xin vay để t vấn cho giám đốc và phòng tín dụng trong quyết định cho vay...... - Phòng thẩm định: Thực hiện thẩm định tính hiệu quả của các khoản vay, các dự án xin vay để t vấn cho giám đốc và phòng tín dụng trong quyết định cho vay - Phòng tổ chức cán bộ và đào tạo: Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất, đề cử cán bộ... tổng hợp theo dõi thờng xuyên cán bộ. - Phòng kiểm tra kiểm toán: Thực hiện kiểm soát các hoạt động tín dụng, kế toán, kho quỹ... theo các thể chế, quy định của Nhà nớc, của ngành để đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả, không thất thoát vốn của Ngân hàng. - Phòng hành chính: Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa tài sản cố định, mua săm công cụ lao động, xử lý văn th ...... - Phòng KD ngoại tệ – TTQT: Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, theo quy định... - Phòng kế toán ngân quỹ: Chịu trách nhiệm về công tác tài chính và hoạch toán kế toán của chi nhánh theo đúng quy định. Là phòng có trách nhiệm hậu kiểm những chứng từ kế toán của phòng ban khách tại Ngân hàng. - Phòng vi tính: Thực hiện quản lý, bảo dỡng các phần mềm ngân hàng và sữa chữa máy móc, thiết bị tin học tại Ngân hàng. III- Tình hình hoạt động của chi nhánh NH No & PTNT Thanh Hoá. 1. Kết quả hoạt động kinh doanh. Trong 3 năm gần đây, từ năm 2004 – 2006, nguồn vốn kinh doanh của NHNN& PTNT Thanh Hoá đã tăng từ 2.311,34 tỷ đồng lên 3044 tỷ đồng. Doanh số cho vay, thu nhập qua mỗi năm đã có những bớc phát triển rõ rệt. Thể hiện qua bảng tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm từ 2004-2006 sau đây: Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2004-2006. Đơn vị: Tỷ đồng. Năm Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tăng giảm so với năm 2004 Số tiền Tỷ trọng (%) Tăng giảm so với năm 2005 Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) I. Nguồn vốn kinh doanh. 2311,34 100 2588.91 100 277,55 12,00 3.044 100 455,09 17,58 1. Phân theo thời hạn 2331,34 100 2588,91 100 277,55 100 3.044 100 455,09 17,19 - Không kỳ hạn 562,99 24,36 596,45 23,04 33,46 5,94 554,31 18,21 - 42,14 -7,06 - Ngắn hạn 663,45 28,70 736,60 28,45 73,15 11,03 654.48 21,5 -82,12 -11,15 - Trung, dài hạn 1084,90 46,94 1255,86 48,51 170,96 15.76 1835,21 60,29 579,35 46,13 2. Phân theo tiền 2311,34 100 2588,91 100 277,55 12,01 3.044 100 455,09 17,58 - Nội tệ 2142 92,67 2388,50 92,26 246,50 11,51 2773,78 91,12 385,28 16,13 - Ngoại tệ 169 7,33 200,41 7,74 31,41 18,59 270,22 8,08 69,81 34,83 II. Doanh số cho vay 2080,21 100 2335,2 100 254,99 12,26 2861,36 100 526,16 22.53 III. Tổng dư nợ 3027 100 3551 100 524 17,30 4234 100 683 19,0 1. Ngắn hạn 1482 48,96 1913 53,87 431 29 2507 59 593 31,0 2. Trung, dài hạn 1545 51,04 1638 46.13 93 6,0 1727 41 90 5,5 IV. Dư nợ quá hạn 45,94 1.52 53,92 1.52 7,98 17,37 97 2.3 43,08 79,9 V. Doanh số thanh toán quốc tế 28 100 84.5 100 56,5 201,78 80.3 100 -4,2 -4,97 VI. Tổng thu 315,14 100 392,25 100 76,86 24,38 498,36 100 106,11 27.62 1. Thu từ hoạt động tín dụng 307,89 100 384,17 97,94 76,28 24,77 480,44 96,40 96,24 25,06 2. Thu từ hoạt động khác 7,11 100 8,08 2,06 0,97 13,64 17,92 3,60 9,84 121,78 VII. Tổng chi 229,56 100 286,34 100 56,78 24,73 378,85 100 92,51 32,31 VIII. Thu nhập 85,83 100 105,91 100 20,08 23.40 119,51 100 13,60 12,84 (Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết hàng năm của chi nhanh NHNN & PTNT Tỉnh Thanh Hoá: 2004, 2005, 2006) Qua bảng tổng hợp về kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm từ 2004-2006 của NHNo & PTNT Thanh Hoá, ta nhận thấy: - Về Nguồn vốn: Tổng nguồn vốn kinh doanh tính đến thời điểm ngày 31/12/2006 đạt 3044 tỷ đồng, tăng 445,59 (tương đương 17,58%) so với năm 2005, cao hơn so với mức tăng 277,55 (tương đương 12%) của năm 2005 so với năm 2004. Cụ thể: Tổng nguồn vốn năm 2006,tăng trởng nguồn vốn đạt 106% kế hoạch của NNNo & PTNT Việt Nam 177 tỷ đồng. Đây là một kết quả rất đáng khích lệ do năm 2005 tăng trởng nguồn vốn chỉ đạt 97,3% kế hoạch của NHNo & PTNT Việt Nam. Cơ cấu trong nguồn vốn kinh doanh đã có bước tiến rõ rệt khi tỷ trong nguồn vốn ngắn hạn và không kỳ hạn năm 2006 chỉ còn chiếm 21,5% và 18,21%, giảm so với năm 2005 là 28,45% và 23,04% - Về công tác tín dụng: Tổng dư nợ đến 31/12/2006 đạt 4.234 tỷ đồng, tăng 683 tỷ so với năm 2005 tương đương 19%(cao hơn so với tốc độ 17,30% trong năm 2005) và đạt 100% kế hoạch TW giao. Trong đó: Dư nợ ngắn hạn: 2.507 tỷ, tăng 593 tương đương 31%, chiếm tỷ trọng 59% tổng dư nợ. Dư nợ trung, dài hạn: 1.727 tỷ, tăng 90 tỷ, tốc độ tăng 5,5%, chiếm tỷ trọng 41% Dư nợ xấu 97 tỷ tương đương 43,08%, chiếm tỷ lệ 2,3% tổng dư nợ, cao hơn so với mức tăng 17,37% của năm 2005. - Về nghiệp vụ thanh toán quốc tế: Tổng giá trị thanh toán năm 2006 đạt 80 tỷ đồng, giảm 4,2 tỷ đồng(tương đương 4,97% so với năm 2005) sau khi đạt mức tăng ấn tượng 201,78% vào năm 2005. - Về kết quả Tài chính: Tổng thu năm 2006 đạt 498,36 tỷ đồng, tăng 27,62%, cao hơn mức tăng 24,38% trong năm 2005. Trong khi đó tổng chi trong năm 2006 chiếm 76,01% tổng thu, tăng so với mức 73% trong năm 2005, nhưng thu nhập vẫn tăng từ 105,91 tỷ đồng lên 119,51 tỷ đồng. 2. Thực trạng hoạt động cho vay. Bảng 2: Tình hình hoạt động cho vay (2004-2006). Năm Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) So với năm 2004 Số tiền Tỷ trọng (%) So với năm 2005 Tuyệt đối Tư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0193.doc
Tài liệu liên quan