Đề tài Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Tiên Du - Tỉnh Bắc Ninh

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. 3

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TDNH 3

VÀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NHTM. 3

1.1. TDNH trong nền kinh tế thị trường. 3

1.1.1. Sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường. 3

1.1.2. Bản chất của TDNH. 4

1.1.3. Chức năng của TDNH. 4

1.1.4. Các loại TDNH. 5

1.1.5. Vai trò của TDNH. 6

1.1.6. Hoạt động TDNH. 7

1.2. Rủi ro trong hoạt động của NHTM. 8

1.2.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng: 8

1.2.2. Các nguyên nhân dẫn đến RRTD: 9

1.2.3. Hậu quả của rủi ro tín dụng. 12

1.2.4. Các dấu hiệu nhận biết RRTD: 13

1.2.5. Các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động TDNH. 14

Các tài sản thường được dùng để cầm cố bao gồm: 19

Các hình thức thế chấp: 21

CHƯƠNG 2. 30

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TRONG HĐTD 30

TẠI NHNO&PTNT HUYỆN TIÊN DU. 30

2.1. Thực tế tình hình hoạt động kinh doanh tín dụng tại NHNo&PTNT Huyện Tiên Du. 30

2.1.1. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh tín dụng tại NHNo&PTNT Huyện Tiên Du. 30

a/Quá trình hình thành và phát triển: 30

b/ Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh. 33

c/Tổ chức bộ máy kinh doanh và quản lý. 35

d/Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Huyện Tiên du. 37

e/Định hướng kinh doanh năm 2003. 39

f/Kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị (31/12/2003) 39

Chỉ tiêu 40

2.1.2. Thực trạng hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Tiên du. 41

a/Hoạt động huy động vốn. 41

b/Hoạt động cho vay. 42

c/Đánh giá kết quả hoạt động tín dụng trong năm 2003 và quý I năm 2004. 44

2.2.Thực trạng rủi ro trong hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Tiên du. 46

2.2.1.Tình hình nợ quá hạn tại NHNo Tiên du. 48

1.2.2. Tình hình trích lập và sử dụng dự phòng RRTD. 51

1.2.3. Nguyên nhân gây RRTD trong hoạt động kinh doanh của NHNo Tiên du. 52

CHƯƠNG 3. 55

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HĐTD 55

TẠI NHNO&PTNT Huyện Tiên du - Tỉnh Bắc ninh. 55

3.1. Định hướng phát triển của hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Huyện Tiên du. 55

3.1.1.Trong công tác huy động vốn. 56

3.1.2. Trong công tác sử dụng vốn. 57

3.2. Các giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng của NHNo&PTNT Huyện Tiên du. 57

3.2.1 Các giải pháp. 57

3.2.2. Các kiến nghị. 63

a/ Đối với nhà nước và ngân hàng nhà nước Việt nam. 63

b/ Đối với NHNo&PTNT Việt Nam. 65

c/ Đối với UBND huyện Tiên du. 66

d/ Đối với NHNo&PTNT huyện Tiên du. 67

Kết luận 69

 

 

doc72 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1234 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Tiên Du - Tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành dù chưa có thu tài chính. Vào thời điểm này, thường các tổ chức tín dụng chưa có thu tài chính hoặc thu nhập còn rất hạn hẹp. Như vậy, trong các trường hợp đó sẽ xảy ra hiện tượng chi trước thu sau, dẫn đến kết quả năm tài chính thua lỗ. Điều này sẽ là cú xốc không đáng có ảnh hưởng đến tâm lý kinh doanh, đến hoạt động của tổ chức tín dụng. + Ba là, giá trị dự phòng rủi ro tín dụng phải trích lập theo những tỷ lệ cố định cho từng nhóm tài sản "có" qua phân loại như: Đối với loại tài sản hoạt động cấp tín dụng được chia thành 4 nhóm, trong đó chỉ trích lập dự phòng 3 nhóm gồm các khoản đã quá hạn thanh toán theo cấp độ thời gian quá hạn và ấn định các tỷ lệ trích lập tương ứng: 20%,50%,100%. Điều này cho thấy nếu không có nợ quá hạn thì không được lập dự phòng, hoặc nếu nợ quá hạn càng lớn với cấp độ thời gian càng dài thì giá trị dự phòng phải trích lập càng lớn với giới hạn tối đa theo lý thuyết là 100% giá trị tài sản "có" hoạt động cấp tín dụng bị quá hạn. Như vậy, nếu giá trị trích lập dự phòng rủi ro lớn tới mức vượt quá thu nhập ròng của tài khoá năm hiện hành thì vô hình chung đơn vị hoặc tổ chức tín dụng đã dự phòng bằng cái không có. Mặt khác, nếu đầu năm qua phân loại tài sản "có" dù không nợ quá hạn cũng không mấy chắc chắn là không có sự bùng nổ rủi ro tín dụng cần được giải quyết trong năm. Đó là những biện pháp nhằm tăng thêm sự gập gềnh, giắc rối không đáng có cho hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng. + Bốn là, số tiền dự phòng sau khi xử lý rủi ro còn lại thời điểm ngày 31/12 hằng năm, tổ chức tín dụng phải hoàn trả lại để giảm số tiền dự phòng đã trích. Nói cách khác, tại thời điểm 31/12 hằng năm, trước khi bước vào thời điểm quyết toán niên độ, tổ chức tín dụng phải triệt tiêu số dư có tài khoản quỹ dự trữ để bù đắp rủi ro, kéo theo trên bảng quyết toán cân đối tài chính hàng năm của họ khoản mục hoặc tài khoản dự trữ tài chính để bù đắp rủi ro phải bằng không. Điều này chẳng khác gì tổ chức tín dụng được phép trích lập dự phòng rủi ro tín dụng nhừng không được phép dự trữ tài chính trong việc trích lập ấy. Đây lại là nghịch lý làm cho việc trích lập dự phòng trở thành vô nghĩa, có cũng vậy mà không có cũng vậy, kết cục cũng sẽ như nhau. Như vậy, dù có phức tạp và khó khăn thì trong nền kinh tế thị trường để giảm bớt rủi ro trong hoạt động ngân hàng thì tất yếu phải thành lập quỹ dự phòng rủi ro. Song tuỳ theo mỗi nước mà quỹ này được tổ chức theo hình thức và tên gọi khác nhau. Ví dụ Hàn Quốc gọi là "Quỹ đảm bảo tín dụng" được thành lập năm 1976, Thái Lan gọi là "Quỹ đảm bảo tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ" thành lập năm 1985, Mỹ thành lập "Quỹ dự phòng tổn thất cho vay", quỹ này trích từ thu nhập và duy trì ở mức độ đủ để trang trải các khoản tổn thất trong cơ cấu tín dụng ngân hàng... Ngoài những biện pháp nêu trên, ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay, các ngân hàng cũng như các tổ chức tín dụng cần chú ý khai thác trung tâm phòng ngừa rủi ro (viết tắt là TPR), để tham khảo thêm và chọn cho mình được giải pháp hợp lý nhất. Theo qui chế hiện hành, một doanh nghiệp có thể vay một hay nhiều ngân hàng và các tổ chức tín dụng, dẫn đến trong thực tế doanh nghiệp có thể dùng tài sản thế chấp của mình cùng một lúc vay ở nhiều ngân hàng. Nếu doanh nghiệp bị phá sản thì nhiều ngân hàng và các tổ chức tín dụng cũng bị rủi ro theo. Để hạn chế tình trạng này, TPR ra đời với nhiệm vụ nhận tin, tập hợp và xử lý thông tin của các tổ chức tín dụng gửi lên về một doanh nghiệp qua các nguồn tin thu nhận được để cung cấp cho các tổ chức tín dụng làm căn cứ xem xét quyết định trước khi cho vay. Chương 2. Thực trạng hoạt động tín dụng và rủi ro trong hđTd tại NHNo&PTNT Huyện Tiên Du. 2.1. Thực tế tình hình hoạt động kinh doanh tín dụng tại NHNo&PTNT Huyện Tiên Du. 2.1.1. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh tín dụng tại NHNo&PTNT Huyện Tiên Du. a/Quá trình hình thành và phát triển: a.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội. Tiên du là một huyện đồng bằng của tỉnh Bắc Ninh, với diện tích tự nhiên 105,5 km2, dân số khoảng 135000 người, tập trung ở 15 xã và một thị trấn, trong đó nông thôn có khoảng 133650 nhân khẩu, chiếm 99%. Vị trí địa lý tự nhiên của huyện khá thuận lợi nằm trên quốc lộ 1A, quanh huyện ngoài đường quốc lộ đường, đường sắt 1A chạy qua còn có giao thông thuỷ là con sông Đuống bao bọc chảy qua về phía Đông Nam, tạo ra một mối giao lưu kinh tế văn hoá xã hội khá phát triển. Trên địa bàn huyện có các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế gồm: doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã và hộ gia đình cá nhân, thuộc các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, đặc biệt là các ngành nghề truyền thống như đồ gỗ, sản xuất sắt thép,dệt vải, sản xuất giấy... ngày càng phát triển mạnh. Toàn huyện có khoảng 29.955 hộ được phân theo loại hộ như sau: Hộ nông nghiệp 28.205 hộ chiếm 94,15%, Hộ công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp 1120 hộ, dịch vụ 630 hộ. a.2. Tình hình kinh tế, chính trị: Được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát của Huyện uỷ và UBND, các ban ngành trong huyện theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 13 năm 1996, tình hình kinh tế xã hội có nhiều chuyển biến tích cực và thu được kết quả tốt. Có thể nêu ra những thành tích chính, chủ yếu của huyện như sau: - Kinh tế có tăng trưởng, từng bước được ổn định và phát triển: Nhịp độ tăng trưởng kinh tế GDP bình quân 9,1% năm, sản xuất lương thực bình quân hàng năm đạt 54.500 tấn. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp bình quân hàng năm tăng 29%... + Sản xuất nông nghiệp: Tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt 64.500 tấn; bình quân hàng năm tăng trưởng 8,1%, với diện tích gieo trồng cây hàng năm 14,854 ha, tăng 1,6% hàng năm. Năng suất bình quân đạt 49 tạ/ha (một vụ). Bình quân lương thực đầu người đạt 491 kg. + Chăn nuôi: Hiện toàn huyện có đàn trâu bò, bò sữa, lợn rất đông đúc và phát triển tốt. Triển vọng tương lai còn phát triển hơn nữa. Cụ thể hiện nay có gần 2000 con bò lai Sin trong tổng số 4950 con bò, và gần 800 con bò sữa hàng năm cho lượng sữa rất lớn cung cấp cho thị trường Hà Nội và các tỉnh khác, đem lại nguồn thu nhập chính cho nhiều gia đình. + Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: tuy còn gặp nhiều khó khăn về vốn và tiêu thụ sản phẩm, song các hộ gia đình, các doanh nghiệp sản xuất tiểu thủ công nghiệp vẫn vững vàng, duy trì được sản xuất.Bước đầu giải quyết việc làm cho người lao động trong nông thôn. + Công tác chuyển đổi HTX theo luật được triển khai mạnh mẽ theo tiến độ dự kiến. Đến nay, toàn huyện có 64/69 HTX nông nghiệp đã chuyển đổi xong chiếm 94,1%. Nhìn chung các HTX phần lớn đều thực hiện được các khâu dịch vụ cung ứng giống, chuyển giao kỹ thuật phục vụ tưới tiêu, bảo vệ đồng ruộng, dịch vụ điện và làm đất. Tuy nhiên, nhiều HTX vẫn còn lúng túng trong khâu điều hành làm dịch vụ (chưa quen mô hình), hoạt động còn mang nặng tính hình thức, hiệu quả còn thấp. Tổng số doanh nghiệp ngoài quốc doanh có 27 đơn vị, hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực xây dựng, sản xuất giấy, vất liệu xây dựng, chế biến lâm sản thu hút khoảng 1720 lao động vào lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp – công nghiệp, giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tăng từ 35,7 tỷ đồng năm 2000 lên 48,76 tỷ đồng năm 2003. Toàn huyện chỉ có 1 quỹ tín dụng nhân dân đang hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng. Đã có 2 doanh nghiệp thành lập và chuyển đổi hoạt động theo luật doanh nghiệp mới (từ 01/01/2000). + Công tác quản lý đất đai: UBND huyện đã có nhiều biện pháp quản lý thông qua việc lập quy hoạch sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên công tác đo đạc lập bản đồ địa chính và thống kê cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tiến độ thực hiện quá chậm mới hoàn thành ở một vài xã. + Hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn tiếp tục sôi động phát triển đáp ứng nhu cầu hàng hoá phục vụ sản xuất, đời sống nhân dân, mặt hàng đa dạng phong phú toàn huyện có 1120 hộ tiểu thương tăng hơn cùng kỳ năm trước 18%. - Cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển dịch theo hướng tăng dần công nghiệp và dịch vụ. Các thành phần kinh tế phát triển đa dạng hơn và ngày càng phù hợp với cơ chế thị trường. - Đầu tư cơ sở vật chất ngày càng tăng. Đời sống các tầng lớp dân cư từng bước được ổn định và cải thiện thêm nhiều mặt. Cùng với sự hỗ trợ của nhà nước, các cấp chính quyền và các tổ chức xã hội, tổ chức tín dụng, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Diện đói nghèo ngày càng được thu hẹp, số hộ giàu được tăng lên. Theo báo cáo của ngành lao động thương binh xã hội thì năm 1999 toàn huyện tỷ lệ số hộ đói nghèo so với số hộ toàn huyện là 8,9%, đến năm 2003 tỷ lệ này là 6,87%. - Hoạt động tiền tệ – tín dụng: Từng bước được chấn chỉnh đi vào nề nếp mặc dù còn gặp một số khó khăn. Hoạt động của các ngân hàng tích cực, đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán, nhu cầu vay vốn cho mọi thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh. Tóm lại, tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn huyện đã và đang phát triển tốt, nhu cầu đầu tư ngày càng cần thiết, đòi hỏi phải có vốn để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội. Từ đó đặt ra yêu cầu lớn đối với ngân hàng phải tập trung mạnh mẽ công tác huy động vốn để cho vay các thành phần kinh tế. a.3. Sự ra đời và phát triển: NHNo&PTNT Huyện Tiên du tiền thân là Chi nhánh ngân nhà nước huyện Tiên Sơn trực thuộc Ngân hàng nhà nước tỉnh Hà Bắc (cũ). Khi chính phủ ban hành nghị định 53/HĐBT ngày 26/03/1988. Chi nhánh ngân hàng nhà nước huyện Tiên Sơn được chuyển thành chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Sơn (hoạt động từ tháng 7/1988). Sau khi có 2 pháp lệnh ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nông nghiệp Tiên Sơn được chuyển thành Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp huyện Tiên Sơn trực thuộc chi nhánh ngân hàng nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh. Thực hiện quyết định của giám đốc NHNo Tỉnh Hà Bắc ngày 25/06/1996, chi nhánh được chia tách thành 2 chi nhánh riêng vẫn mang tên cũ những phạm vi hoạt động thu hẹp lại. Như vậy, từ 01/07/1996 trên địa bàn huyện có 2 ngân hàng nông nghiệp trực thuộc ngân hàng nông nghiệp tỉnh. Từ khi tỉnh Bắc Ninh được tái lập từ 01/01/1997 chi nhánh trực thuộc NHNo&PTNT Tỉnh Bắc Ninh, quản lý 16 xã trong huyện thực hiện việc huy động vốn, cho vay bao gồm cả dịch vụ cho Ngân hàng người nghèo(NHNg)...(NHNo&PTNT khu vực Từ Sơn quản lý 10 xã và một thị trấn). Thực hiện quyết định 68/TTg ngày 25/08/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc chia tách huyện Tiên Sơn thành hai huyện là Từ Sơn và Tiên Du, tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam đã ra quyết định thành lập NHNo&PTNT huyện Tiên Du trực thuộc NHNo&PTNT Tỉnh Bắc Ninh.Văn phòng giao dịch của chi nhánh được đặt tại thị trấn Lim – Tiên Du – Bắc Ninh. Hiện nay chi nhánh có 2 ngân hàng liên xã trực thuộc là chi nhánh Chợ Sơn và chi nhánh Chợ Và cùng một phòng giao dịch Hoàn Sơn. b/ Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh. Tuy là một ngân hàng cấp 2 loại 4, chịu sự quản lí của NHNo&PTNT Tỉnh, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ. Nhưng từ khi ra đời đến nay ngân hàng đã khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong hệ thống tổ chức, tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo chất lượng và năng lực điều hành của một ngân hàng đa năng hiện nay, với chức năng và nhiệm vụ sau: b.1. Chức năng: * Chức năng dẫn vốn: Trong địa bàn huyện và một số địa phận xung quanh luôn luôn có những chủ thể tạm thời thiếu vốn, và cũng có những chủ thể tạm thời dư thừa vốn. Tuy nhiên không phải lúc nào họ cũng có thể tìm đến được với nhau, khi đó ngân hàng sẽ đứng ra làm trung gian điều hoà vốn, nhận tiền gửi và phân phối vốn đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. * Chức năng tiết kiệm: thông qua hoạt động của các ngân hàng, đồng vốn được sử dụng vào những mục đích tốt nhất, nếu để những đồng vốn đó trôi nổi trên thị trường không có sự quản lý chặt chẽ đầu tư có tính toán thì có thể nó sẽ không được dùng vào mục đích lành mạnh. Là một chuyên gia về lĩnh vực đầu tư ngân hàng sẽ biết sử dụng đồng vốn sao cho tiết kiệm nhất nhưng mang lại hiệu quả cao nhất. * Chức năng thanh toán: Ngân hàng làm dịch vụ thanh toán cho các khách hàng có nhu cầu và đáp ứng đủ điều kiện của ngân hàng. Ngoài ra ngân hàng còn có các chức năng khác như: quản lý tiền mặt, uỷ thác, bảo hiểm, môi giới, đầu tư và bảo lãnh, lập kế hoạch đầu tư... b.2. Nhiệm vụ: * Huy động vốn: - Ngân hàng luôn khai thác và nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ (khi được giao). - Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kì phiếu ngân hàng và thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định của cấp trên. * Cho vay: - Cho vay ngắn hạn, trung dài hạn bằng đồng Việt Nam đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân, hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế có nhu cầu và đáp ứng đủ yêu cầu của ngân hàng. - Hướng dẫn khách hàng xây dựng dự án, phương án kinh doanh, thẩm định các dự án vượt quyền phán quyết trình NHNo&PTNT cấp trên phê duyệt. - Làm dịch vụ cho ngân hàng phục vụ người nghèo. - Thu chi tiền mặt, làm các dịch vụ thanh toán, ngân quỹ và các dịch vụ khác theo quy định. -Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của NHNo&PTNT cấp trên. - Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm vi địa bàn theo quy định của NHNo&PTNT. - Thực hiện các nhiệm vụ khác được giám đốc NHNo Tỉnh giao. c/Tổ chức bộ máy kinh doanh và quản lý. Hiện nay, NHNo&PTNT Huyện Tiên du với 50 cán bộ được tổ chức như sau: * Ban giám đốc gồm 3 đồng chí, trong đó: - Giám đốc phụ trách chung. - Một phó giám đốc phụ trách kinh doanh. - Một phó giám đốc phụ trách công tác kế toán – ngân quỹ. * Các phòng ban: - Phòng hành chính nhân sự (HCNS) gồm 3 cán bộ trong đó có một trưởng phòng. Nhiệm vụ của phong HCNS là thực hiện công tác nhân sự như nâng bậc lương, bảo hiểm..., tổ chức công tác bảo vệ trong ngân hàng (phân công bố trí ...). Thực hiện công tác phục vụ, tiếp khách trong và ngoài ngành. - Phòng kế hoạch và kinh doanh (KHKD) gồm 19 cán bộ trong đó có một trưởng phòng và 1 phó phòng. Nhiệm vụ của phòng KHKD là tổ chức cho vay trực tiếp các doanh nghiệp, hộ sản xuất ở các xã, lập kế hoạch kinh doanh và tổng hợp báo cáo toàn ngân hàng. Đây là đội ngũ các cán bộ đại diện cho ngân hàng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Và có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định đến kết quả hoạt động kinh doanh của toàn ngân hàng. - Phòng kế toán - ngân quỹ (KTNQ) gồm có 19 cán bộ trong đó có một trưởng phòng và một phó phòng. Phòng KTNQ có nhiệm vụ thực hiện công tác giao dịch với khách hàng theo chế độ quy định, Thực hiện vai trò là tổ ngân quỹ trung tâm (cân đối lượng thu chi tiền mặt của ngân hàng) trong việc điều hoà tiền mặt với NHNo&PTNT tỉnh và các đơn vị phụ thuộc. Thực hiện chức năng kiểm tra đối với việc chấp hành kho quỹ đối với các chi nhánh phụ thuộc. Ngoài ra, trong ban giám đốc còn có 3 đồng chí là giám đốc của 3 chi nhánh phụ thuộc: Ngân hàng liên xã Chợ Sơn, Ngân hàng liên xã Chợ Và, Phong giao dịch Hoàn Sơn. Các đồng chí này có nhiệm vụ phụ trách chung hoạt động của các đơn vị phụ thuộc, báo cáo tình hình hoạt động của đơn vị mình với trung tâm. Hai ngân hàng liên xã cùng được thành lập và hoạt động từ 01/10/1996 theo quyết định 210/NHNo – QĐ ngày 19/5/1996 của chủ tịch Hội đồng quản trị, tổng giám đốc NHNo Việt nam, có con dấu riêng từ tháng 10/1997. Riêng phòng giao dịch Hoàn Sơn mới được thành lập từ tháng 9/2003 Đây là các chi nhánh đại diện pháp nhân, hạch toán kinh tế phụ thuộc. Sơ đồ tổ chức bộ máy cán bộ: Giám đốc Pgđ Kinh doanh Pgđ Tài chính Phòng Kt - nq Phòng hcns Nhlx Chợ Sơn Pgd Hoàn Sơn Phòng khkd Nhlx Chợ Và d/Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Huyện Tiên du. d.1. Những nhân tố thuận lợi. - Huyện Tiên du có vị trí địa lý khá thuận lợi nằm trên quốc lộ 1A, và có đường sắt chạy qua. Ngoài ra quanh huyện còn có con sông Đuống bao bọc chảy qua về phía Đông Nam, tạo ra một mối giao thông kinh tế – văn hoá - xã hội khá phát triển. - Ngân hàng có trụ sở đặt tại trung tâm của huyện là thị trấn Lim, các chi nhánh và phòng giao dịch đặt tại trung tâm các xã trong huyện, thuận lợi cho việc thu hút khách hàng. - Tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến tích cực đạt được kết quả khả quan trên các mặt sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. - Bên cạnh đó, trong những năm qua, ngân hàng có một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thành thạo, có khả năng tiếp thu ứng dụng công nghệ mới, có ý thức học tập phấn đấu vươn lên, yêu ngành yêu nghề và có lối sống trung thực. Điều này đã tạo ra một không khí thoải mái giữa cán bộ với khách hàng. - Mỗi phòng ban có chức năng nhiệm vụ khác nhau nhưng nhìn chung cơ cấu lao động được bố trí gọn nhẹ, phù hợp với chuyên môn của từng ngành. - Trên địa bàn huyện có đầy đủ các thành phần kinh tế như doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã và hộ gia đình cá nhân thuộc các ngành nghề thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, đặc biệt các ngành nghề truyền thống như đồ gỗ, sản xuất sắt thép, dệt vải, sản xuất giấy… ngày càng phát triển. d.2. Những nhân tố khó khăn. - NHNo&PTNT huyện Tiên du thực hiện kinh doanh tiền tệ tín dụng diễn ra rất sôi nổi, khá phức tạp, lại là một huyện mới được chia tách nên kết cấu cơ sở hạ tầng, điểm xuất phát về kinh tế còn thấp, tốc độ phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm. Trên địa bàn huyện lại có các chi nhánh nhỏ, không phải lúc nào họ cũng liên lạc, thông tin về tình hình của nhau nên đôi khi có khách hàng cùng một lúc vay ở nhiều chi nhánh. Đã có nhiều trường hợp phải xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ vay ở các ngân hàng, dẫn đến nợ quá hạn có xu hướng tăng. - Trụ sở làm việc hầu như chưa được cải tạo, nâng cấp cho phù hợp nên chỗ làm việc và giao dịch còn chật chội, ảnh hưởng tới khách hàng. - Hệ thống máy vi tính giao dịch vẫn chưa đủ đáp ứng cho nhu cầu giao dịch hàng ngày, đấy là vẫn chưa kể đến tình trạng thiếu cán bộ đang diễn ra ngày càng tăng. e/Định hướng kinh doanh năm 2003. Để tiếp tục không ngừng mở rộng tín dụng và nâng cao hiệu quả kinh doanh, NHNo&PTNT huyện Tiên du đã xây dựng mục tiêu như sau: - Tổng vốn huy động, tổng mức dư nợ tín dụng đến ngày 31/12/2003 đạt mức tăng trưởng tối thiểu 24% trở lên so với năm 2002. - Dư nợ dịch vụ ngân hàng người nghèo:21.000 tr. - Nợ quá hạn đảm bảo dưới 1% tổng dư nợ. - Chấp hành tốt chế độ, đảm bảo an toàn tuyệt đối tài sản. - Đảm bảo đủ chi lương cho cán bộ theo quy định và có tích luỹ. f/Kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị (31/12/2003) f.1. Hoạt động tín dụng. * Đối với hoạt động huy động vốn: Tổng nguồn vốn huy động đến ngày 31/12/2003 đạt kết quả như sau: Chỉ tiêu Thực hiện (trđ) 31/12/01 31/12/02 31/3/03 Tổng nguồn vốn huy động 1/ Phân theo kỳ hạn - Không kỳ hạn - Có kỳ hạn 2/ Phân theo tiền gửi - Tiền gửi tiết kiệm - Tiền gửi kỳ phiếu - Tiền gửi các TCKT - Tiền gửi kho bạc - Tiền gửi NHNo 98914 22.015 76.899 10.589 70.857 11.917 5.426 125 131091 15.586 115.505 18.956 95.654 7.586 8.635 260 183372 23.212 153.293 45.396 117.635 10.014 9.532 795 Nhìn vào bảng kết quả huy động cho thấy nguồn vốn huy động tăng lên đáng kể qua các năm, đặc biệt tăng mạnh năm 2003 góp phần vào việc tích luỹ vốn để cho vay, nâng cao hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Qua đây cũng thể hiện uy tín của ngân hàng với dân cư, các tổ chức kinh tế và các cơ quan có thẩm quyền trong vùng. Xu hướng trong năm 2004 này lượng vốn huy động sẽ còn tiếp tục tăng nhiều hơn nữa. Giúp cho tình hình tài chính và năng lực kinh doanh của đơn vị ngày một vững mạnh hơn. * Đối với công tác cho vay: Trên cơ sở chỉ tiêu được giao NHNo tỉnh thông báo và số vốn huy động được, NHNo&PTNT huyện Tiên du đã không ngừng mở rộng cho vay các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện. Đến 31/12/2003 kết quả hoạt động cho vay như sau: Chỉ tiêu 31/12/2001 31/12/2002 31/12/2003 A/ Doanh số cho vay B/ Doanh số thu nợ C/ Tổng dư nợ tín dụng Dư nợ dịch vụ NHNg Dư nợ cho vay NHNo Dư nợ cho vay thanh toán công nợ Dư nợ hữu hiệu * Phân loại theo thành phần kinh tế - Dư nợ DNNN - Dư nợ HTX - Công ty TNHH - DN tư nhân - Hộ sản xuất - Các loại cho vay khác * Phân loại theo loại vốn - Trung dài hạn - Ngắn hạn D/ Tổng dư nợ quá hạn * Tỷ lệ % so với tổng dư nợ 91.753 68.025 91.591 17.236 74.281 3.260 71.021 1.592 1.264 4.726 200 59.979 3.260 25.263 45.758 496 0,54% 118.309 89.531 120369 18.920 101.545 2.012 99.533 2.690 3.789 12.126 500 73.686 6.742 28.650 70.883 595 0,49% 176.593 126.276 170.686 20.085 150.601 1.120 149.481 2.875 3.582 15.689 4.681 114.330 8.324 35.431 114.050 483 0,32% Nhìn vào kết quả trên cho ta thấy dư nợ tín dụng không ngừng được mở rộng, năm sau cao hơn năm trước rất nhiều, đặc biệt là cho vay hộ sản xuất, chất lượng tín dụng được bảo đảm, nợ quá hạn chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng dư nợ tín dụng (dưới 1%), và có xu hướng giảm dần. Trong khi các ngân hàng thương mại quốc doanh trên địa bàn và các đơn vị khác trong tỉnh có tỷ lệ nợ quá hạn khá cao (trên 2,5%). Điều này cho thấy, hoạt động cho vay của NHNo&PTNT huyện Tiên du đã, đang và sẽ mang lại hiệu quả kinh tế không những cho bản thân, mà còn có vai trò rất quan trọng đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương nói riêng, và của hệ thống ngân hàng thương mại nói chung. f.3. Về công tác kế toán, thanh toán: - Tổ chức quyết toán niên độ và các tháng, quý, đảm bảo chất lượng và thời gian theo sự chỉ đạo của NHNo cấp trên. - Hạch toán đầy đủ, kịp thời, đúng chế độ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phục vụ khách hàng tiện lợi, an toàn. - Tổ chức thanh toán liên hàng, thanh toán bù trừ, bình quân mỗi ngày khoảng 120 món đảm bảo an toàn, phục vụ kịp thời việc luân chuyển vốn theo yêu cầu của hoạt động kinh doanh. 2.1.2. Thực trạng hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Tiên du. a/Hoạt động huy động vốn. Là một chi nhánh ngân hàng huyện thực hiện kinh doanh tiền tệ trên địa bàn với khu vực quản lý (16 xã) chủ yếu là nông nghiệp thuần tuý cùng với ngân hàng thương mại kinh doanh khác. Ngân hàng nông nghiệp huyện Tiên du đặc biệt chú trọng công tác huy động vốn để có nguồn vốn chủ động cho vay. Các kênh huy động vốn được thực hiện bao gồm: huy động tiền gửi của các tổ chức xã hội và dân cư dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi kỳ phiếu, trái phiếu, tiền gửi tư nhân. NHNo&PTNT huyện Tiên du đã bố trí 4 điểm huy động vốn đó là: Trung tâm ngân hàng, khu vực Chợ Sơn, khu vực Chợ Và, khu vực Hoàn Sơn và thường xuyên tiến hành công tác tuyên truyền thông qua đội ngũ cán bộ tín dụng tại các cơ sở và tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng của huyện. Thông qua lượng vốn và cơ cấu của từng loại vốn huy động được giúp cho ngân hàng biết được về lượng tiền mặt nhàn rỗi trong dân cư, lượng tiền gửi trên tài khoản tiền gửi của các tổ chức kinh tế xã hội trên địa bàn từ đó có biện pháp huy động cụ thể nhằm đạt được kết quả cao nhất. Nhờ làm tốt công tác huy động vốn nên nguồn vốn huy động tại địa bàn liên tục tăng qua các năm và hoàn toàn chủ động trong việc mở rộng tín dụng, trong việc chi trả các nhu cầu rút tiền của dân cư và các tổ chức kinh tế xã hội. Điều này phản ánh sự cố gắng tích cực của ngân hàng nông nghiệp Tiên du trong việc huy động vốn, nhất là trong điều kiện trên địa bàn có nhiều tổ chức tín dụng trong và ngoài quốc doanh cùng hoạt động. b/Hoạt động cho vay. Hoạt động ngân hàng những năm qua diễn ra trong bối cảnh gặp nhiều khó khăm. Để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh cũng như đáp ứng được yêu cầu phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế trong huyện theo chương trình mục tiêu số 05/CT do huyện uỷ đề ra. Ban giám đốc đã xác định: “Cần phải tích cực mở rộng huy động vốn, xác định kinh tế hộ gia đình là khách hàng vay chủ yếu do đó đã đề ra quan điểm tư tưởng chỉ đạo là tiến hành mở rộng cho vay đến kinh tế hộ ( cả những hộ nghèo và từ các loại cho vay từ nguồn vốn ký kết với nước ngoài của NHNo Việt nam), tập trung điều chỉnh kết cấu đầu tư, tăng tỷ trọng cho vay tập trung dài hạn đến các hộ. Trong điều kiện hoạt động của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn thì thị trường cho vay ở nông thôn – nông nghiệp là thị trường rộng lớn cần phải mở rộng đồng thời tranh thủ mở rộng cho vay các thành phần và loại cho vay khác (cầm cố, tiêu dùng…) khi đủ điều kiện”. Các biện pháp đã được triển khai thực hiện cho vay kinh tế hộ là: + Chỉ đạo rà soát phân loại hộ sản xuất của từng địa bàn xã xác định số hộ nghèo, số hộ đủ điều kiện vay vốn theo quy định (điều tra phân loại hộ), nhu cầu vay của các hộ. Đây là yếu tố quan trọng bậc nhất để quyết định việc giao chỉ tiêu dư nợ, số hộ cho vay đối với từng cán bộ tín dụng tức là bước mở rộng tín dụng để đảm bảo được yêu cầu kinh doanh. + Coi trọng đặc biệt công tác chấp hành thể lệ chế độ quy định cho vay theo quy định 499A/TDNT t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0352.doc
Tài liệu liên quan