Trong 3 năm qua, số tiền trích lập dự phòng rủi ro tăng lên cả về số tuyệt đối lẫn tương đối: Năm 2006, số tiền trích lập là chiếm 0,8% tổng dư nợ; Năm 2007, số tiền trích lập là chiếm 0,8% tổng dư nợ, không tăng so với năm trước nhưng sang năm 2008 số tiền trích lập là chiếm 0,94% tổng dư nợ và tăng so với năm 2007 là 53,51 tỷ đồng. Như vậy, tỷ lệ trích lập dự phòng trong tổng dư nợ tăng dần qua các năm từ 0,8% năm 2006 và 2007 đến 0,94% năm 2008. Điều này chứng tỏ chất lượng các khoản cho vay có suy giảm nhưng không lớn lắm, các khoản nợ của khách hàng bị chuyển sang nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn tăng lên. Nhưng cũng chứng tỏ công tác trích lập dự phòng để phòng ngừa rủi ro có thể xẩy ra với Ngân hàng được thực hiện nghiêm túc, khi các khoản nợ bị chuyển sang nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn thì tương đương với việc đó Ngân hàng cũng trích lập dự phòng bổ sung. Điều này cũng dễ hiểu bởi các doanh nghiệp đang lâm vào khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới. Tuy nhiên thì sử dụng dư phòng của các năm về số tương đối thì giảm mạnh so với tổng dư nợ
72 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1837 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp phòng ngừa và Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quốc Tế Việt Nam - VIBank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0,53% về nợ quá hạn, song con số này vẫn ở trong biên độ cho phép.
Qua quá trình phân tích bảng 2.2, có thể thấy tổng dư nợ cho vay của VIBank tăng hàng năm, đây là một tín hiệu đáng mừng bởi cho vay là một trong những hoạt động chính đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn tăng nhẹ qua các năm, song đây cũng là một hệ quả tất yếu của xu thế làm ăn của các ngân hàng nói chung, và VIBank nói riêng bởi sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
1.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của VIBank
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Tổng thu
1.174,41
2.291,59
4.392,26
Tổng chi
976,66
1.865,89
4.161,81
Lợi nhuận trước thuế
197,74
425,69
230,44
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của VIBank năm 2006,2007,2008)
Năm 2006, tổng thu của VIBank đạt tới 1.174,41 tỷ đồng, trong khi đó tổng chi là 976,66 tỷ đồng, như vậy lợi nhuận trước thuế đạt con số 197,74 tỷ đồng.
Trong năm 2007, VIBank đã đạt con số 2.291,59 tỷ đồng về tổng thu trong khi tổng chi của ngân hàng này là 1.865,89 tỷ đồng, đạt lợi nhuận trước thuế 425,69 tỷ đồng tăng mạnh so với năm 2006 (197,74 tỷ đồng) là 227,95 tỷ đồng.
Từ bảng số liệu trên cho thấy lợi nhuận trước thuế của VIBank có xu hướng giảm đặc biệt vào năm 2008 chỉ còn 230,44 tỷ đồng, trước tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, sự suy giảm phát triển của nền kinh tế trong nước và các biện pháp chống lạm phát của chính phủ, chính sách tiền tệ thắt chặt của NHNN, kết quả kinh doanh của VIBank nói riêng và của hệ thống các ngân hàng nói chung đều bị tác động mạnh. Lợi nhuận của VIBank năm 2008 đạt 230,445 tỷ đồng giảm 195,25 tỷ đồng so với năm 2007 (425,69 tỷ đồng).
Thành quả kinh doanh của 2008 tuy chưa được như mong đợi, nhưng trong cơn trấn động của cuộc khủng hoảng tài chính dẫn đến hàng loạt các ngân hàng lâu đời trên thế giới bị phá sản, sáp nhập và rất nhiều ngân hàng trong nước cũng gặp khó khăn thì việc VIBank vẫn tiếp tục phát triển và có lãi là một kết quả đáng nghi nhận.
2. THỰC TRẠNG VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VIBANK
2.1. Tình hình về hoạt động cho vay tại VIBank
Công tác cho vay của VIBank được thực hiện với phương châm: “Hiệu quả và an toàn”. Với nỗ lực của cán bộ VIBank trong những năm qua hoạt động cho vay đạt được một số kết quả thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.4: Tình hình hoạt động cho vay của VIBank
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
2008
Số tiền
(tỷ đồng)
Tỷ trọng (%)
Số tiền
(tỷ đồng)
Tỷ trọng (%)
Số tiền
(tỷ đồng)
Tỷ trọng (%)
Tổng dư nợ cho vay
9.111,00
100
16.662,00
100
19.775,00
100
2. Theo loại tiền
VND
6.624,00
72,49
11.306,00
67,52
14.803,00
74,86
Ngoại tệ và vàng
2.513,00
27,51
5.438,00
32,48
4.971,00
25,14
3. Theo thời hạn
Ngắn hạn
5.885,00
64,41
10.025,00
59,87
11.609,00
58,71
Trung hạn
2.279,00
24,94
4.084,00
24,39
3.701,00
18,25
Dài hạn
973,00
10,65
2.635,00
15,74
4.465,00
23,04
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của VIBank năm 2006,2007,2008)
Nhận xét chung về hoạt động cho vay của VIBank:
Năm 2006, dư nợ cho vay đạt 9.111 tỷ đồng, chiếm 55,13% tổng nguồn vốn. Năm 2007, dư nợ cho vay đạt 16.662 chiếm 42,39%. Mức tăng trưởng của toàn hệ thống VIBank là 15,7%, trong khi đó, dư nợ cho vay của các TCTD trên địa bàn Hà Nội tăng 20,6% so với cuối năm 2006, Như vậy, năm 2007, mặc dù dư nợ cho vay của VIBank có tăng nhưng tốc độ tăng không cao bằng các tổ chức khác.
Năm 2008, tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng tính đến thời điểm 31/12/2008 là 19.775 tỷ đồng tăng 18,09% so với cuối năm 2007. Đây là tỷ lệ tăng trưởng tín dụng khá thấp so với mức tăng trưởng 83,2% của năm 2007 so với cuối năm 2006. Ngoài nguyên nhân chung do khó khăn của kinh tế thế giới, kinh tế trong nước và ngành ngân hàng thì còn có nguyên nhân là những tháng đầu năm 2008 VIBank phải chịu áp lực tuân thủ mức an toàn vốn tối thiểu là 8% do NHNN quy định. Còn giai đoạn từ giữa năm 2008 VIBank có chính sách thắt chặt tín dụng vì nguy cơ nợ xấu cao, không đảm bảo chất lượng: Thứ nhất, do nhu cầu vay của khách hàng. Thứ hai, do nội tại bản thân Ngân hàng có sự thay đổi về quy trình tín dụng, quy trình mới kiểm soát gắt gao hơn, điều kiện cấp tín dụng chặt chẽ hơn và thời gian tạm ứng cho khách hàng chậm hơn.
Dưới đây là tình hình cho vay của VIBank theo từng cách phân loại:
Tình hình cho vay theo loại tiền tại VIBank
Nhận xét về tình hình cho vay theo loại tiền:
Năm 2006, cho vay bằng VND là 6.624 tỷ đồng (chiếm 72,7% trong tổng dư nợ cho vay) và cho vay bằng ngoại tệ quy VND là 2.513tỷ đồng (chiếm 27,3% trong tổng dư nợ cho vay).
Năm 2007, cho vay bằng VND là 11.306 tỷ đồng (chiếm 67,85% trong tổng dư nợ cho vay) và cho vay bằng ngoại tệ quy VND là 5.438 tỷ đồng (chiếm 32,15% trong tổng dư nợ cho vay).
Năm 2008, cho vay bằng VND là 14.803 tỷ đồng (chiếm 74,86% trong tổng dư nợ cho vay) và cho vay bằng ngoại tệ quy VND là 4.971 tỷ đồng (chiếm 25,14% trong tổng dư nợ cho vay). Dư nợ cho vay bằng VND chiếm tỷ trọng cao hơn cho vay bằng ngoại tệ quy VND. Điều này là do: Thứ nhất là nhu cầu vay của khách hàng vay nhiều VND hơn. Thứ hai là do cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng trong năm 2008: Tỷ trọng nguồn vốn bằng VND cao hơn tỷ trọng nguồn vốn bằng ngoại tệ
Năm 2007, năm 2008: Dư nợ cho vay bằng ngoại tệ quy VND chiếm tỷ trọng cao hơn cho vay bằng VND, kết quả này là do bên cạnh khách hàng có nhu cầu vay bằng ngoại tệ ở Ngân hàng cao hơn vay VND .
Tình hình cho vay theo thời hạn
Nhìn vào biểu đồ cho thấy: Trong 3 năm từ 2006 - 2008 thì cho vay ngắn hạn có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2006 là 64,4%, năm 2007 giảm xuống còn 59,87% và đến năm 2008 thì chỉ còn 58,7% tỷ trọng cho vay ngắn hạn đều lớn hơn nhiều so với tỷ trọng cho vay trung dài hạn nhưng tỷ lệ cho vay ngắn hạn của ngân hàng là khá cao so với nguồn tiền huy động được và đặc biệt đối với các khoản cho vay trung hạn và dài hạn đã gây khó khăn, rủi ro lãi suất thậm chí giảm thu cho VIBank, bởi những biến động lãi suất tăng mạnh và bất ngờ của thị trường và can thiệp của NHNN. Sự chênh lệch lớn về tỷ trọng cho vay có thể gây rủi ro cho ngân hàng khi tập trung quá nhiều vào cho vay ngắn hạn,
Sở dĩ có điều này là do: Thứ nhất, do nhu cầu vay của khách hàng chủ yếu là vay ngắn hạn. Thứ hai, do khách hàng của Ngân hàng là những khách hàng ít làm dự án. Thứ ba, do Ngân hàng cũng chưa đẩy mạnh đầu tư dự án nên chủ yếu là cho vay ngắn hạn.
2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại VIBank
Qua phân tích về tình hình hoạt động tín dụng của VIBank có thể thấy: Tín dụng tăng trưởng khá tốt qua các năm, cơ cấu cho vay ngày càng hợp lý. Tuy nhiên, để đánh giá tình hình tăng trưởng tín dụng có thực sự tốt không và chất lượng tín dụng có thực sự cao hay không thì cần phải xem mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng được thể hiện đặc các chỉ tiêu dưới đây:
2.2.1. Nợ xấu, nợ quá hạn và trích lập DPRRTD theo quy định 493 sửa đổi:
Trước năm 2005, việc phân loại nợ được tiến hành theo QĐ 488, theo đó việc phân loại nợ chỉ dựa trên thời gian phát sinh các khoản nợ quá hạn. Do đó, có những khoản nợ mặc dù chưa quá hạn theo tiêu chí phân loại nợ áp dụng nhưng thực chất là nợ xấu, đặc biệt là các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn. Từ năm 2005, VIBank bắt đầu phân loại theo QĐ 493 với các tiêu chí phân loại nợ chặt chẽ hơn theo đó các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ được phân loại vào từng nhóm cụ thể tuỳ theo thời gian cơ cấu lại. Phân loại nợ như vậy đánh giá chính xác hơn chất các khoản vay, tuy nhiên so với các tiêu chuẩn của quốc tế thì tiêu chuẩn đó của Việt nam còn rất xa vời. Đến năm 2007, NHNN ban hành QĐ 18 sửa đổi bổ sung cho QĐ 493.
Bảng 2.5: Phân loại nợ theo QĐ 493/2005 – NHNN
(Đơn vị : Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Nhóm 1
8.770,14
96,26
16.208,69
97,27
19.130,62
96,74
Nhóm 2
208,92
2,29
214,18
1,29
280,22
1.42
Nhóm 3
67,04
0,74
80,01
0,48
111,55
0,56
Nhóm 4
29,26
0,32
67,59
0,41
110,33
0,55
Nhóm 5
35,67
0,39
92,40
0,55
142,66
0,73
Tổng dư nợ
9.111.03
100
16.662,88
100
19.775,40
100
(Nguồn: Báo cáo tín dụng năm 2006, 2007, 2008 của VIBank)
Biểu đồ phân loại nhóm loại nợ qua các năm
Nhìn vào bảng trên và biểu đồ các năm 2006, 2007 và 2008 cho thấy nợ nhóm 1(nợ đủ tiêu chuẩn) luôn luôn chiếm tỷ trọng rất lớn và đều lớn hơn 96% tổng dư nợ qua các năm và giảm dần tỷ trọng theo nhóm 2,3,4, tuy nhiên tỷ trọng dư nợ nhóm 5 có xu hướng tăng nhẹ so với nợ nhóm 3 và nhóm 4. Tỷ trọng nợ nhóm 1 có xu hướng tăng trong các năm gần đây đặc biệt năm 2007 thì tỷ trọng nợ nhóm 1 đạt 97,27% tổng dư nợ. Điều này cho thấy ngân hàng VIBank đã và đang quản lý tốt công tác tín dụng nâng cao tỷ trọng nhóm nợ mang tính an toàn.
2.2.2. Thực trạng nợ xấu
Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, thì nợ xấu là các khoản nợ các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5. Tình hình nợ xấu của VIBank trong 3 năm gần đây thể hiện như sau:
Bảng 2.6: Tình hình nợ xấu tại VIBank
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
2008
Tổng dư nợ cho vay
9.111,00
16.662,00
19.775,00
Tổng nợ xấu
131,97
240,00
364,55
Nhóm 3
67,04
80,01
111,55
Nhóm4
29,26
67,59
110,33
Nhóm 5
35,67
92,40
142,66
Tỷ lệ nợ xấu(%)
1,43
1,44
1,84
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của VIBank năm 2006-2008)
Từ bảng số liệu trên cho thấy:
Năm 2006, tổng nợ xấu là 131,97 tỷ đồng tương đương 1,43% so với tổng dư nợ cho vay. Chủ yếu tập trung ở nhóm 3, chiếm tỷ lệ cao nhất là 67,04 tỷ đồng. Nguyên nhân tỷ lệ nợ xấu cao chủ yếu tập trung ở đối tượng vay là các cá nhân, còn các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế chiếm tỷ lệ thấp.
Đến năm 2007, tổng nợ xấu là 240 tỷ đồng, chiếm 1,44% tổng dư nợ cho vay, tăng mạnh so với năm 2006, trong đó năm 2007 tỷ lệ nợ xấu tập trung chủ yếu ở nhóm 5 chiếm tới 92,40 tỷ đồng. Trong năm này, nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nợ xấu cao chủ yếu tập trung ở khối doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế.
Năm 2008, có thể nói đây là một năm diễn ra những biến động rất lớn đối với VIBank, tổng nợ xấu đạt con số 19.775 tỷ đồng, chiếm 1,84% tổng dư nợ cho vay trên toàn hệ thống VIBank. Đây là năm ngân hàng chịu ảnh hưởng rất lớn của thị trường tài chính nói chung, thị trường chứng khoán nói riêng (Chỉ số VN-Index tụt dưới 500 điểm), cũng là thời điểm nhiều doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, và các cá nhân lâm vào tình trạng phá sản và mất khả năng thanh toán. Được thể hiện qua các con số nợ xấu như sau: Khối doanh nghiệp chiếm: 258,24 tỷ đồng, Cá nhân chiếm con số là: 106,32 tỷ đồng.
2.2.3. Thực trạng trích lập và sử dụng dự phòng
Với mỗi khoản tín dụng thì tương ứng với nó là một mức rủi ro tiềm ẩn. Vì vậy, khi quyết định cấp tín dụng cho khách hàng thì ngân hàng nào cũng xác định là có thể gặp phải rủi ro. Để chủ động trong việc hạn chế những hậu quả do rủi ro tín dụng có thể gây ra, một trong những biện pháp hiện nay các ngân hàng đang thực hiện là trích lập dự phòng rủi ro.
Tình hình trích lập và sử dụng dự phòng của VIBank thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.7: Tình hình trích lập và sử dụng dự phòng tại VIBank
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
2008
Tổng dư nợ cho vay
9.111,00
16.662,00
19.775,00
Trích DPRR
78,92
133,25
186,65
Sử dụng dự phòng
107,63
70,57
73,47
Tỷ lệ trích lập dự phòng (%)
136,37
52,96
39,36
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của VIBank 2006, 2007, 2008)
Trong 3 năm qua, số tiền trích lập dự phòng rủi ro tăng lên cả về số tuyệt đối lẫn tương đối: Năm 2006, số tiền trích lập là chiếm 0,8% tổng dư nợ; Năm 2007, số tiền trích lập là chiếm 0,8% tổng dư nợ, không tăng so với năm trước nhưng sang năm 2008 số tiền trích lập là chiếm 0,94% tổng dư nợ và tăng so với năm 2007 là 53,51 tỷ đồng. Như vậy, tỷ lệ trích lập dự phòng trong tổng dư nợ tăng dần qua các năm từ 0,8% năm 2006 và 2007 đến 0,94% năm 2008. Điều này chứng tỏ chất lượng các khoản cho vay có suy giảm nhưng không lớn lắm, các khoản nợ của khách hàng bị chuyển sang nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn tăng lên. Nhưng cũng chứng tỏ công tác trích lập dự phòng để phòng ngừa rủi ro có thể xẩy ra với Ngân hàng được thực hiện nghiêm túc, khi các khoản nợ bị chuyển sang nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn thì tương đương với việc đó Ngân hàng cũng trích lập dự phòng bổ sung. Điều này cũng dễ hiểu bởi các doanh nghiệp đang lâm vào khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới. Tuy nhiên thì sử dụng dư phòng của các năm về số tương đối thì giảm mạnh so với tổng dư nợ
2.2.4. Mức độ tập trung tín dụng
Là mức độ dồn vốn tín dụng vào một đối tượng khách hàng, một ngành nghề kinh doanh, một loại tiền hay một thời hạn xác định. Các chỉ tiêu được xem xét cụ thể như sau:
a. Mức độ tập trung tín dụng loại tiền
Như phân tích ở trên về tình hình hoạt động cho vay theo loại tiền của VIBank cho thấy tỷ trọng cho vay ngoại tệ quy VND luôn nhỏ hơn cho vay VND thể hiện ở chỗ năm 2006: Cho vay ngoại tệ chiếm 27,51%, cho vay VND chiếm 72,49% trong tổng dư nợ cho vay; Năm 2007: Cho vay VND chiếm 67,52%, cho vay ngoại tệ chiếm 32,48% trong tổng dư nợ cho vay; Còn năm 2008, thì tỷ trọng cho VND tăng lên 74,86 %, cho vay ngoại tệ 25,14% trong tổng dư nợ cho vay. Mức dồn vốn tín dụng vào một loại tiền tiềm ẩn rủi ro rất lớn như năm 2006, việc dồn vốn tín dụng đi kèm đó là nợ quá hạn chủ yếu tập trung vào các khoản cho vay bằng VND. Vì vậy, Ngân hàng cần phải chú ý cân đối giữa cho vay VND và ngoại tệ để nhằm hạn chế rủi ro.
b. Mức độ tập trung tín dụng theo thời hạn
Hiện nay VIBank chưa đẩy mạnh cho vay dự án nên dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay được thể hiện ở tỷ trọng cho vay ngắn hạn giảm dần qua các năm: 64,41% (năm 2006); 59,87% (năm 2007); 58,71% (năm 2008).Tỷ trọng cho vay trung hạn giảm dần qua các năm: 24,94% (năm 2006); 24,39% (năm 2007); 18,25% (năm 2008). Tỷ trọng cho vay dài hạn có xu hướng đổi chiều tăng dần qua các năm: 10,65% (năm 2006); 15,74% (năm 2007); 23,04% (năm 2008). Việc tập trung vốn tín dụng vào thời hạn ngắn cũng tiềm ẩn nhiểu rủi ro cho Ngân hàng. Vì vậy Ngân hàng cần cân đối cơ cấu cho vay hợp lý, mở rộng cho vay các dự án trung dài hạn khả thi.
3. ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VIBANK
3.1. Đánh giá rủi ro tín dụng tại VIBank
Trong những năm qua với những nỗ lực trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, VIBank đã đạt được một số kết quả:
- Ngân hàng thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng theo quy định của NHNN.
- Tình hình sử dụng dự phòng để xử lý nợ xấu giảm dần chứng tỏ công tác thu nợ củaVIBank khá tốt.
- Cơ cấu cho vay ngày càng hợp lý: Ngân hàng chủ động tìm kiếm khách hàng tiềm năng, các phương án/dự án khả thi. Hạn chế cho vay đối với các doanh nghiệp quốc doanh làm ăn kém hiệu quả, các ngành kinh tế, các mặt hàng (kinh doanh nhà cửa, sắt thép...) có nhiều biến động về thị trường. Mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm ăn có hiệu quả, các ngành kinh tế, mặt hàng có thị trường tiêu thụ ổn định (điện, viễn thông...). Chính điều này đã tăng chất lượng các khoản cho vay.
- Thực hiện tốt các quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng bao gồm giới hạn cho vay một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng, giới hạn cho vay một nhóm khách hàng không vượt quá 50%, tỷ lệ nợ quá hạn đảm bảo ở mức an toàn theo quy định của NHNN với tỷ lệ nợ quá hạn < 3%...
- Trong năm vừa qua, VIBank đã tích cực đề ra các biện pháp để thu hồi nợ xấu như là thành lập Tổ xử lý nợ xấu với quyết tâm và triệt để trong công tác xử lý nợ xấu. Mặt khác, VIBank rất quan tâm, đốc thúc các khách hàng vay trong việc chi trả gốc và lãi.
- Tích cực thực hiện các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.
Để thuận tiện trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, NH đã tiến hành phân loại khách hàng vay vốn theo: Thời hạn vay, loại tiền để quản lý khoản cho vay có hiệu quả và hợp lý hơn.
VIBank cũng tích cực trong công tác đào tạo và nâng cao trình độ, khả năng xử lý công việc độc lập bộ phận tín dụng.
Áp dụng quy trình tín dụng mới đối với các đối tượng khách hàng khác nhau: Khách hàng doanh nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân. Quy trình mới quy định chặt chẽ hơn, phân tách rõ chức năng, trách nhiệm của từng phòng ban trong bộ phận tín dụng. Từ đó chất lượng tín dụng tốt hơn.
3.2. Những tồn tại trong hoạt động cho vay và nguyên nhân
3.2.1. Những tồn tại trong hoạt động cho vay
Thứ nhất, hệ thống dự báo rủi ro còn chưa hiệu quả.
Do sự hạn chế trong những phương tiện kỹ thuật mới và ngân hàng cũng chưa quan tâm đến mô hình dự báo trên thế giới mà trong đó mô hình được nhiều nước phát triển áp dụng là mô hình Merton hay những mô hình dự báo rủi ro khác.
Thứ hai, hoạt động phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng của VIBank đã được thực hiện và thực hiện theo Quyết định 493/QĐ-NHNN, Quyết định số 18/QĐ-NHNN của NHNN Việt Nam. Mà Quyết định có một số hạn chế sau: (1) Tiêu chí phân loại nợ vẫn dựa vào thời gian nợ quá hạn chứ chưa dựa trên đánh giá về tình hình của khách hàng vay. Điều này dẫn đến hệ quả là nhóm nợ chưa thực sự phản ánh đúng chất lượng tín dụng. (2) Các khoản nợ cùng một nhóm thì áp dụng tỷ lệ dự phòng như nhau. Đây là yếu tố “cứng nhắc” khiến cho dự phòng của các khoản nợ chưa phản ánh đúng mức độ rủi ro của nó. Ví dụ như: Nhóm 2 bao gồm những khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày sẽ có tỷ lệ trích lập là 5%, trong khi đó trên thực tế, hai khoản nợ quá hạn 91 ngày và 179 ngày có mức độ rủi ro khác nhau. (3) Quyết định này chưa thực hiện phân loại các cam kết ngoại bảng, mà đưa hết các cam kết này vào nhóm 1 để tính dự phòng chung, bất kể mức độ rủi ro của các cam kết này là khác nhau. (4) Về thời điểm trích lập dự phòng cho quý IV là dựa vào số dư cuối ngày 30/11. Thực tế cho thấy, trong khoảng thời gian từ ngày 30/11 đến 31/12, tình hình tài chính và hoạt động của các doanh nghiệp có thể có sự khác biệt đáng kể. Vì vậy, số dự phòng được tính toán tại 30/11 sẽ được trình bày trên báo cáo tài chính nhưng không phản ánh chính xác mức độ rủi ro và chất lượng tín dụng tại thời điểm lập báo cáo. (5) Cơ sở để tính dự phòng chung: Theo quy định là bằng 0,75% tổng dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. Như vậy, dư nợ các nhóm 2, 3, 4 được tính dự phòng 2 lần.
Thứ ba, mặc dù Ngân hàng đã có những thay đổi trong quan điểm về quản trị rủi ro tín dụng, đã xây dựng được những nội dung cơ bản trong chính sách quản trị rủi ro tín dụng nhưng việc áp dụng vào thực tế còn nhiều chưa tốt, cần phải tiếp tục bổ sung để phù hợp với những tiêu chuẩn quốc tế: Cần áp dụng nhiều tiêu chuẩn đo lường rủi ro tín dụng theo phương pháp định lượng, cần quán triệt hơn nữa việc thực hiện các quy định phân quyền phán quyết tín dụng... Bên cạnh đó, Ngân hàng đã có hệ thống bảng chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng nhưng mới áp dụng phổ biến ở khách hàng doanh nghiệp, còn khách hàng cá nhân thì vẫn chưa được triển khai đồng bộ. Đối với khách hàng cá nhân mới thì việc chấm điểm chỉ mang tính chất tham khảo, độ chính xác chưa cao. Hơn nữa, việc kiểm soát các chỉ tiêu trong bảng chấm điểm tín dụng đối với các cá nhân Việt Nam là vô cùng khó khăn như về chi tiêu, tài sản, số người sống phụ thuộc....
Thứ tư, có sự chênh lệch trình độ của cán bộ và quy trình tuyển nhân viên mới còn chưa hiệu quả.
Tuy trình độ chung của cán bộ tại VIBank khá cao, nhưng vẫn có sự chênh lệch đáng kể về trình độ cán bộ trong một phòng, giữa các phòng... Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ mà Ngân hàng mới tuyển khá nhiều và đội ngũ này chủ yếu còn trẻ chưa có kinh nghiệm trong công tác tín dụng, chưa nắm bắt được tất cả nội dung của các quy trình tín dụng mới và điều này sẽ có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.
Thứ năm, khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin còn hạn chế.
Do khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin còn hạn chế nên chính điều này gây khó khăn cho công tác tìm kiếm thông tin khách hàng trong nội bộ ngân hàng cũng như bên ngoài, việc đánh giá mức độ rủi ro từng khoản vay theo phương pháp định lượng chưa được thực hiện vì muốn đánh giá bằng phương pháp này đòi hỏi phải có những phần mềm công nghệ hiện đại.
Thứ sáu, hiện nay ngân hàng mới chỉ áp dụng các biện pháp truyền thống để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, trong khi đó chưa sử dụng các công cụ phái sinh.
Thứ bảy, công tác kiểm tra, giám sát khoản cho vay/khách hàng chưa thực sự chặt chẽ, sát sao.
Hiện nay, số cán bộ tín dụng còn ít, trong khi đó chủ trương của Ngân hàng là mở rộng cho vay với nhiều đối tượng khách hàng hơn. Do đó, việc kiểm tra, giám sát một cách thường xuyên là tương đối khó khăn cho ngân hàng và thực tế là VIBank vẫn chưa thực hiện được việc kiểm tra, giám sát khoản cho vay một cách thường xuyên. Bên cạnh đó, một số cán bộ còn chưa chú trọng đến khâu này. Mặt khác, sự phối hợp giám sát các khoản cho vay giữa ba phòng: Phòng QHKH, phòng QLN, phòng QLRR còn chưa thật tốt. Bên cạnh đó, bộ phận kiểm toán nội bộ cũng chưa làm thật tốt trách nhiệm của mình trong công tác kiểm tra từng nghiệp vụ riêng lẻ để nhằm phát hiện kịp thời đồng thời có khả năng dự báo được các rủi ro trong tương lai.
Thứ tám, công tác marketing trong hoạt động tín dụng còn chưa được chú trọng đúng mức.
Ngân hàng chưa thực sự đẩy mạnh hoạt động marketing giới thiệu sản phẩm đến tận tay khách hàng, cán bộ quan hệ khách hàng chưa thật chủ động tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
Thêm vào đó, sản phẩm tín dụng mà Ngân hàng cung cấp chưa đa dạng. Và Ngân hàng cũng chưa thực hiện được việc thiết kế sản phẩm tín dụng phù hợp với từng khách hàng.
3.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại
a. Nguyên nhân khách quan
- Do điều kiện tự nhiên: Những diễn biến bất thường như lũ lụt, dịch bệnh đã gián tiếp và trực tiếp ảnh hưởng đến HĐKD cuả khách hàng vay vốn tại VIBank như là khách hàng kinh doanh ở lĩnh vực nông lâm nghiệp, khai thác mỏ... Từ đó gây rủi ro tín dụng cho NH. Có những khách hàng do ảnh hưởng của thiên tai, sản phẩm hư hỏng, không tiêu thụ được dẫn đến không trả nợ đúng hạn.
- Môi trường kinh tế có một số yếu tố không ổn định, diễn biến phức tạp như lạm phát, sự bất ổn định trong giá cả các nguyên vật liệu xây dựng, giá xăng dầu. Chính điều này ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng vay vốn của VIBank như là các công ty xây dựng cầu đường và giao thông, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khá nhạy cảm với sự biến động của thị trường.
- Môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý chưa đồng bộ, còn chồng chéo, pháp lệnh kế toán và chế độ báo cáo thực hiện chưa nghiêm: Khách hàng là doanh nghiệp lập Báo cáo tổng kết hàng năm theo quy định còn chậm, số liệu không bắt buộc kiểm toán, không có chế tài xử lý việc vi phạm quy định về BCTC, báo cáo thông kê hàng năm do vậy chưa phản ánh chính xác tình hình hoạt đông kinh doanh trong thời kỳ báo cáo.
- Ở Việt Nam, thị trường chứng khoán, thị trường các sản phẩm phái sinh chưa thực sự phát triển, hệ thống các quy định pháp luật về vấn đề này chưa tạo được một hành lang pháp lý để các ngân hàng hoạt động. Đây cũng là một trong số những nguyên nhân dẫn đến việc VIBank chưa sử dụng công cụ phái sinh trong phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Mặt khác, hệ thống pháp luật Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện nên thường xuyên có sự thay đổi, chỉnh sửa, bổ sung. Vì vậy gây khó khăn cho người thi hành luật, từ đó làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
b. Nguyên nhân chủ quan
Từ phía Ngân hàng
- Quy trình tuyển chọn nhân viên còn chưa hiệu quả.
Sự chênh lệch trình độ của các nhân viên chủ yếu là do quá trình tuyển chọn nhân viên. Vì ngay trong quá trình tuyển chọn này đã tuyển một số nhân viên không đạt yêu cầu. Vì vậy cần có một quá trình tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực hoàn thiện hơn.
- Một số quy trình tín dụng mới được áp dụng, trong đó một số nhân viên chưa thích nghi được với quy trình, chưa nắm bắt được quy trình mới. Vì vậy ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.
- Nguồn vốn của Ngân hàng còn hạn chế. So với quy mô vốn của Ngân hàng với các NHTM nước ngoài, thì quy mô vốn của NHTM Việt Nam nói chung và VIBank nói riêng còn rất nhỏ. Chính vì vậy, khi muốn đầu tư vào khoa học công nghệ, công nghệ thông tin, đào tạo hay nguồn nhân lực đều phải cân nhắc kỹ lưỡng. Đặc biệt là việc đầu tư công nghệ cần rất nhiều vốn. Việc nguồn vốn hạn chế là nguyên nhân của việc chưa áp dụng các công nghệ tiên tiến vào hoạt động kinh doanh ngân hàng để giúp ngân hàng trong việc phân tích những rủi ro có thể xẩy ra, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng.
- Bộ phận kiểm tra giám sát khoản vay/khách hàng vay chưa làm hết vai trò, trách nhiệm của mình. Một số nhân viên còn coi nhẹ khâu kiểm tra/giám sát khoản vay/khách hàng vay. Vì vậy, kết quả của công tác này tại Ngân hàng còn đạt kết quả chưa cao.
- Ngân hàng còn hạn chế trong việc chủ động tìm kiếm những khách hàng tốt, tiềm năng. Điều này là do Ngân hàng chưa đưa ra được những chính sách, những quy định thật hữu hiệu để khuyến khích nhân viên bộ phận tín dụng chủ động tìm kiếm khách hàng.
Từ phía khách hàng vay
- Do năng lực kinh doanh của khách hàng kém. Điều này th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng NHTMCP Quốc Tế (VIB).DOC