Trang phụ bỡa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục cỏc kớ tự viết tắt
Danh mục cỏc bảng, biểu, đồ thị, sơ đồ
Phần mở đầu 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1 Những vấn đề lý luận về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 3
1.1.1. Khái niệm phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 3
1.1.2. Ưu nhược điểm đối với các bên tham gia trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. 3
1.1.3. Khỏi niệm, bản chất, nội dung phõn loại L/C 8
1.1.4. Quy trỡnh nghiệp vụ của phương thức TDCT. 11
1.1.5 Các văn bản pháp lý có liên quan đến thanh toán TDCT 14
1.2. Rủi ro trong thanh toỏn tớn dụng chứng từ 16
1.2.1. Khỏi niệm về rủi ro trong thanh toỏn quốc tế. 16
1.2.2. Phân loại rủi ro 16
1.2.3. Nguyên nhân của rủi ro 19
1.3. Sự cần thiết hạn chế rủi ro thanh toán tín dụng chứng từ đối với ngân hàng thương mại. 23
1.3.1 Với hoạt động của nền kinh tế quốc dân và các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu 23
1.3.2 Với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 26
2.1. Khái quát về Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 26
2.1.1. Sự ra đời và phát triển của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 26
2.1.2. Kết quả hoạt đông kinh doanh của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. 27
2.2. Thực trạng rủi ro thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 29
2.2.1. Triển khai các văn bản pháp lý phù hợp với hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 29
2.2.2. Thực trạng rủi ro thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 31
2.3. Tồn tại và nguyên nhân rủi ro thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 36
2.3.1. Tồn tại thanh toỏn tớn dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngõn hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 36
2.3.2. Những nguyờn nhõn của rủi ro 44
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHềNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 50
3.1. Định hướng quản lý rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 50
3.1.1. Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế 50
3.1.2. Định hướng quản lý rủi ro trong thanh toỏn tớn dụng chứng từ 51
3.2. Giải phỏp phũng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toỏn tớn dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngõn hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 53
3.2.1. Nâng cao trình độ nghiệp vụ của thanh toán viên làm công tác TTQT 53
3.2.2. Đổi mới công nghệ ngân hàng đáp ứng yêu cầu thanh toán quốc tế. 54
3.2.3. Đẩy mạnh hoạt động tài trợ thương mại 57
3.2.4. Mở rộng có hiệu quả mạng lưới ngân hàng đại lý 58
3.2.6. Hoàn thiện mô hình hoạt động thanh toán quốc tế theo hướng tập trung thống nhất và chuyên sâu. 62
3.2.7. Nhóm giải pháp điều kiện 63
3.4 Kiến nghị 65
3.4.1 Một số kiến nghị đối với nhà nước, chính phủ và các bộ nghành liên quan. 65
3.4.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 67
3.4.3. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp kinh doanh XNK 68
Kết luận 71
Danh mục tài liệu tham khảo 73
81 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1332 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro toán tín dụng chứng từ đối với Sở giao dich Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-2,225%
(Nguồn:Báo cáo tổng kết TTQT của SGD NHNT Việt Nam)
* Nhận xét chung qua bảng số liệu:
Ta có thể thấy, trong giai đoạn 2006 - 2008, doanh số phát hành L/C đều tăng qua các năm, doanh số thanh toán giảm dần tương đối qua các năm.
Năm 2006, doanh số phát hành và thanh toán L/C đều giảm: Doanh số phát hành L/C đạt 1.032,31 triệu USD giảm 45,73% so với năm 2005, doanh số thanh toán L/C đạt 1.127,67 triệu USD giảm 44,34% so với năm 2005. Nguyên nhân do đầu năm 2006, SGD tách riêng khỏi Hội sở chính.
Năm 2007, hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại SGD đã có sự cải thiện hơn so với năm trước.Doanh số phát hành L/C đạt 1.133,92 triệu USD tăng 9,84%, doanh số thanh toán L/C chỉ đạt 1.054,15 triệu USD giảm 6,52% so với năm 2006 tuy nhiên lượng giá trị giảm không lớn như giai đoạn 2005-2006.
Năm 2008, doanh số phát hành L/C đạt 1.477,58 triệu USD tăng 30,31% so với năm 2007, doanh số thanh toán L/C đạt 1.030,70 triệu USD giảm 2,225% so với năm 2007.
Thực trạng phát hành L/C
Biểu đồ 2.6: Doanh số phát hành L/C tại SGD giai đoạn 2006 - 2008
(Nguồn: Báo cáo kết quả tổng kết công tác TTQT tại SGD NHNTVN)
Qua biểu đồ ta nhận thấy, giai đoạn từ 2006 - 2008, số món L/C mà SGD phát hành đều giảm qua các năm, cụ thể : năm 2006 có 2.757 món L/C phát hành thì năm 2007, có 2.688 món được phát hành giảm 69 món tương đương 2.5%, sang năm 2008, số món tiếp tục giảm xuống còn 2.416 món (giảm 272 món tương đương 10,12%) so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, doanh số phát hành L/C giảm không phải là vấn đề đáng lo ngại, bởi doanh số phát hành giảm nhưng giá trị số món phát hành luôn tăng qua các năm giai đoạn từ 2006 – 2008: Năm 2006 giá trị L/C phát hành đạt 1.032,31, năm 2007 giá trị L/C phát hành đạt 1.133,91 tăng 101,6 triệu USD tương đương 9,84% và năm 2008 giá trị L/C phát hành tiếp tục tăng lên 30,31% đạt 1.477,58 triệu USD. Điều này thể hiện chất lượng phát hành L/C tại SGD là tốt, ngày càng được cải thiện theo thời gian.
Thực trạng việc thông báo L/C
Số bộ L/C thông báo giảm qua các năm, có thể thấy qua biểu đồ 2.1. Tuy vậy, giá trị L/C thông báo lại tăng, góp phần tăng thêm nguồn thu về hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch. Năm 2007, giá trị thông báo giảm so với năm 2006 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Năm 2008, mặc dù vẫn chịu nhiều ảnh hưởng do khủng hoảng, giá trị L/C thông báo lại tăng cao đạt 337,60 triệu USD tăng 51,51% so với năm 2007. Qua đó có thể thấy chất lượng công tác thông báo L/C là khá tốt, SGD không thông báo nhầm hay sửa đổi bất cứ một L/C giả nào.Có được điều này là do ngân hàng đã thực hiện đúng quy trình thông báo kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ trước khi thông báo cho nhà XK.
Biểu đồ 2.7: Doanh số thông báo L/C tại SGD
(giai đoạn 2006 - 2008)
(Nguồn: Báo cáo kết quả tổng kết công tác TTQT tại SGD NHNTVN)
Tình hình rủi ro trong thanh toán TDCT
Rủi ro trong thanh toán TDCT của các NHTM VN được biểu hiện qua các nội dung chủ yếu như tồn đọng vốn trong thanh toán, kéo dài thời hạn thanh toán, thanh toán trả chậm, nợ quá hạn, mất vốn Những rủi ro này cũng được thể hiện trên tất cả các nội dung hoạt động của thanh toán TDCT như : rủi ro trong khâu phát hành L/C, rủi ro trong khâu thông báo L/C, rủi ro trong khâu đòi tiền cũng như khi trả tiền. Nếu chỉ nhìn vào những con số là kim ngạch và tỷ trọng thanh toán L/C thì chưa thấy hết những vấn đề phát sinh từ phương thức này. Rủi ro xảy ra phụ thuộc vào nhiêu yếu tố, bao hàm cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.
Bảng 2.8: Tỷ lệ nợ quá hạn trong thanh toán L/C tại SGD và toàn ngành
Nợ quá hạn
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
SGD
1,6%
1,3%
0,8%
Toàn ngành
2,3%
2%
1,8%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác TTQT của SGD NHNT Việt Nam)
Nợ quá hạn trong thánh toán L/C có xu hướng giảm dần qua các năm. Tỷ lệ nợ qúa hạn của SGD trong giai đoạn 2006 - 2008 đều trong hạn mức cho phép và thấp hơn so với tỷ lệ nợ quá hạn toàn ngành. Qua đó cho thấy SGD thực hiện tốt việc chấn chỉnh công tác bảo lãnh mở L/C nhập hàng trả chậm, tập trung thu nợ cũ, hạn chế mở L/C trả chậm từ đó giảm số dư L/C chưa thanh toán. Cũng trong thời gian đó, SGD đã có rất nhiều cố gắng trong việc giải quyết dứt điểm số nợ tồn đọng với nước ngoài, làm sạch bảng cân đối kế toán. Đây là một bước đi tất yếu trong quá trình tái cơ cấu và nâng cao vị thế cũng như hình ảnh của mình trên trường quốc tế.
Biểu đồ 2.9: Nợ quá hạn trong TTQT bằng L/C so với toàn ngành
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác TTQT của SGD NHNT Việt Nam)
Năm 2007 và 2008 tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng giảm với biên độ khá lớn, đó là do ngân hàng đã thực hiện chấn chỉnh công tác bảo lãnh mở L/C nhập, tập trung thu nợ cũ, hạn chế L/c trả chậm.
Như vậy nợ quá hạn trong thanh toán L/C qua ngân hàng đang có xu hướng giảm. Tuy nhiên với tỷ lệ nơ quá hạn năm 2008 toàn ngành là 1,8 % thì vẫn đang là mối đe dọa lớn đối với hoạt động của toàn ngành ngân hàng. Vì vậy bản thân ngân hàng TMCP Ngoại thương cần tích cực hơn nữa để tỷ lệ nợ quá hạn L/C thấp hơn, góp phần làm trong sạch nguồn vốn của ngân hàng.
2.3. Tồn tại và nguyờn nhõn rủi ro thanh toỏn tớn dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngõn hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
2.3.1. Tồn tại thanh toỏn tớn dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngõn hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
2.3.1.1. Bản thân phương thức thanh toán L/C còn có những tồn tại
Phương thức thanh toán L/C đang chiếm vị trí đang chiếm vị trí chủ yếu trong hoạt động thanh toán hàng hóa XNK của Sở giao dịch và cũng là phương thức thanh toán phức tạp nhất trong 3 phương thức chủ yếu đang được sử dụng. Vì vậy, những vướng mắc tồn tại trong hoạt động thanh toán bằng L/C là nhiều nhất và chủ yếu nhất. Những vướng mắc do bản thân phương thức mang lại, như:
- Căn cứ trả tiền duy nhất trong thanh toán L/C là bộ chứng từ gửi hàng. Nhưng nhận thức thế nào là bộ chứng từ hoàn hảo, là xuất trình phù hợp để được thanh toán nhiều khi còn chưa thống nhất giữa các ngân hàng thực hiện, cùng một bộ chứng từ của L/C mà ngân hàng này lại cho là hợp lệ, ngân hàng khác lại không đồng ý gây nên khó giải quyết.
- Từ tính chất nghiệp vụ của L/C chỉ căn cứ trên chứng từ chứ không cần xem xét thực trạng hàng hóa, từ đó dễ tạo nên khe hở để một số tổ chức cá nhân tiến hành lừa đảo.
- Việc thực hiện thanh toán bằng L/C đòi hỏi nghiệp vụ cao, phức tạp gồm cả nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ ngoại thương, vận tải, bảo hiểm, đồng thời đòi hỏi phải thực hiện chính xác tuyệt đối mà không phải lúc nào các bên tham gia cũng có khả năng thực hiện đúng như yêu cầu.
* Đối với L/C xuất khẩu:
- L/C được mở bằng thư sai mẫu chữ ký rất nhiều hoặc không có mẫu chứ kí đăng kí nên phải điện yêu cầu xác nhận bằng TELEX có mã. tại những ngân hàng có quan hệ đại lý, việc xác nhận mẫu chữ kí không gặp nhiều khó khăn, song những ngân hàng không có quan hệ đại lý phải xác nhận qua 1 ngân hàng thứ 3. Bên cạnh đó, một số ngân hàng thứ 3 không đồng ý thực hiện dịch vụ nên lại phải yêu cầu qua 1 ngân hàng khác tạo ra nhiều bất lợi cho ngân hàng xuất khẩu.
Với hạn chế về số lượng ngân hàng đại lý của NHNT, SGD đã gặp không ít khó khăn trong việc thông báo L/C cũng như mất đi 1 lượng khách hàng xuất khẩu qua ngân hàng, càng làm cho tình trạng thiếu hụt ngoại tệ trở nên trầm trọng, gây rủi ro cho thanh toán.
- Có những L/C hoặc sửa đổi L/C phải sau hàng tháng mới thông báo được, trong khi đó khách hàng trong nước lại cần L/C để khỏi lỡ chuyến hàng, thậm chí có L/C không thông báo được phải trả lại cho ngân hàng mở tốn kém tiền điện phí, không thu lại được của bên mở cũng như bên hưởng. Nhiều khi L/C không thông báo được cho khách hàng với lý do không đủ điều kiện để thông báo hoặc người hưởng không nhận L/C, và khi đó Ngân hàng thông báo đòi lại phí và tiền điện phí giao dịch hầu như Ngân hàng mở L/C không trả lại.
- Việc kiểm tra chứng từ hiện nay còn nhiều điều đáng bàn trái ngược nhau. Có khách hàng muốn NH không kiểm tra bởi theo những doanh nghiệp này thì việc ngân hàng kiểm tra sẽ gây khó dễ cho họ. Nhưng ngược lại có KH muốn NH phải kiểm tra và ngăn chặn mọi sai sót, phát hiện mọi bất hợp lý trước khi gửi đi nước ngoài để tiện cho việc thanh toán sau này không bị trục trặc. Điều này đã gây cho cán bộ ngân hàng không ít khó khăn.
- Về chiết khấu chứng từ quy trình nghiệp vụ quy định “khi chứng từ phù hợp, ngân hàng mở L/C có uy tín, khách hàng có tín nhiệm, cam kết hoàn trả...” những quy định này chung chung, không cụ thể. Nếu các bộ chứng từ chiết khấu đều thu được tiền thì không có vấn đề gì, nếu như không thu được tiền vì lý do nào đó, trách nhiệm thuộc về chính ngân hàng chiết khấu đó. Việc đòi tiền ngân hàng hoàn trả gặp khá nhiều rắc rối trong khi số lượng L/C cho phép đòi tiền ngân hàng hoàn trả đang có xu hướng tăng lên. Thực tế hiện nay ở Việt Nam có tới trên 70% chứng từ hàng xuất có lỗi, phải chờ ngân hàng mở chấp nhận thanh toán mới được đòi tiền ngân hàng hoàn trả. Đã có không ít ngân hàng thương mại Việt Nam gặp rủi ro do thanh toán cho người hưởng trong mô hình thanh toán có ngân hàng hoàn trả. Loại rủi ro phổ biến đối với ngân hàng XK là bộ chứng từ bị ngân hàng phát hành từ chối trong khi không thể đòi lại số tiền đã thanh toán từ nhà XK. Đây là 1 thực tế khá phổ biến đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam.
- Kiến thức về vận tải và bảo hiểm của cán bộ SGD còn rất hạn chế nên gây ra không ít rủi ro cho khách hàng lẫn ngân hàng.
* Đối với L/C nhập khẩu
- Hiện tại thường xảy ra tình trạng những L/C được miễn giảm ký quỹ, khi nước ngoài đòi tiền, đơn vị chấp nhận thanh toán nhưng ngân hàng không có ngoại tệ bán cho họ, nhiều khi đến ngày thứ 5 kể từ khi ngày nhận chứng từ, NH phải cố để tìm ra một lỗi nào dù rất nhỏ để từ chối thanh toán. Điều này làm cho quan hệ với các ngân hàng bạn giảm sút trong khi đó hàng hóa của đơn vị lại bị lưu kho bãi.
- Ngân hàng không đánh giá đúng thực trạng bộ chứng từ gây hậu quả hết sức nghiêm trọng. Thực tế này đã xảy ra ở rất nhiều ngân hàng ngay cả ở ngân hàng TMCP Ngoại Thương .
- Một số loại L/C thường phát sinh nhưng ngân hàng cấp có thẩm quyền chưa có văn bản hướng dẫn về loại nghiệp vụ này: L/C chuyển nhượng, L/C giáp lưng. Nghiệp vụ phát hành bảo lãnh trên cơ sở tái bảo lãnh của ngân hàng nước ngoài thường xuyên phát sinh nhưng chưa có văn bản quy định về nghiệp vụ này.
2.3.1.2. Những tồn tại từ phía khách hàng:
Nghiệp vụ TTQT chỉ thực hiện được tốt, trên cơ sở cả 2 phía ngân hàng và khách hàng. Do vậy, dù ngân hàng có nghiệp vụ thanh toán giỏi đến đâu mà bản thân đơn bị XNK có nhiều sai sót, sơ suất và yếu kém thì việc thanh toán cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Vì vậy, những tồn tại từ phía khách hàng là điều đáng lưu ý, cần khắc phục để thực hiện thanh toán tốt hơn. Các đơn vị XNK của Việt Nam khi tham gia thanh toán theo phương thức L/C còn có những tồn tại sau:
Một, đối với khách hàng xuất khẩu:
Nghiệp vụ của doanh nghiệp XK TTQT còn kém nhiều khi gây phiền hà cho ngân hàng. Chẳng hạn khi DN được nước ngoài mở 1 L/C thông báo qua SGD, NHNT, L/C cho phép xuất trình chứngtừ tại bất cứ ngân hàng nào để chiết khấu. DN đó đem xuất trình bộ chứng từ tại NHCT, nhưng lại đến NHNT hỏi xem đã nhận được tiền chuyển về đơn vị chưa....;
Khi nhận được thông báo L/C. Doanh nghiệp XK kiểm tra L/C chưa kĩ, không phát hiện ra dấu hiệu mập mờ, những điều khoản mà bản thân mình khó thực hiện được, những điều khoản bất lợi dẫn tới thực hiện L/C không đúng, kết quả bị nước ngoài trừ tiền thậm chí có trường hợp không chấp nhận thanh toán.
- Đối với các đơn vị XK, sai sót trong thiết lập chứng từ là 1 tồn tại nhiều năm đến nay vẫn chưa khắc phục được. Nguyên nhân trục tiếp là do trình độ nghiệp vụ ngoại thương, nghiệp vụ TTQT còn thấp.
- Trong quá trình thực hiện L/C các đơn vị XK còn nhiều sơ suất. Thực tế người xuất khẩu do nhận được L/C thông báo quá dài, có nhiều sửa đổi hoặc nhiều điều kiện nên lúc thực hiện L/C bỏ sót 1 số yêu cầu. Người XK phải hết sức lưu ý vì bộ chứng từ thanh toán bị lỗi có thể chậm thanh toán, thậm chí có những trường hợp bên mua không chấp nhận chứng từ đòi lập lại, từ đó gây khó khăn cho bên XK.
- Vận đơn là 1 chứng từ quan trọng bị kiểm tra rất chặt, vậy mà vẫn có lỗi: Người ký B/L không chỉ rõ năng lực của mình, B/L ghi như vậy sẽ bị người mua từ chối ngay. Một lỗi nữa là không kí hậu B/L, nội dung B/L khác với nội dung L/C
Bên cạnh lỗi do nghiệp vụ, đơn vị XK còn bộc lộ những lỗi do văn bản thông thường rất nhiều lỗi ngữ pháp, lỗi chính tả trong văn bản tiếng Anh, lỗi đánh máy, có những lỗi đánh máy rất nhỏ nhưng nếu không phát hiện để sửa thì bộ chứng từ có thể bị từ chối thanh toán.
- Nhiều khi bên XK đã xuất trình chưng từ hợp lệ mà Ngân hàng nước ngoài vẫn cố tìm lỗi 1 cách không thiện chí nhằm mục đích trì hoãn trả tiền gây đọng vốn cho nhà XK. Lý do là bất đồng quan điểm khi bắt lỗi chứng từ. Ví dụ họ bắt lỗi B/L copy chưa ký hậu, mà thực ra không cần vì bản copy không có khả năng thanh toán.
Trên thực tế lập được chứng từ hoàn hảo, không có 1 lỗi nhỏ nào là rất ít. Việc trả tiền hoàn toàn dựa vào thiện chí của người mua là chính. Nếu họ chưa muốn trả tiền ngay. Họ có thể tìm mọi cớ để hoãn trả tiền.
Vậy, cán bộ thanh toán sẽ là người tư vấn giúp khách hàng lập được bộ chứng từ phù hợp là rất cần thiết.
Hai, đối với khách hàng nhập khẩu:
- Các doanh nghiệp nhập khẩu đôi khi nghiệp vụ mở L/C nhập (ILC) còn kém, thường mắc lỗi, không bám sát hợp đồng dẫn tới bên bán không chấp nhận phải sửa đổi lại gây tổn thất thêm chi phí vô ích mất thời gian. Nhiều khi việc mở ILC còn sai sót gây thiệt hại cho chính đơn vị nhập khẩu. Vì vậy, phải hết sức thận trọng, những chi tiết dù là rất nhỏ nhưng cũng là cơ hội để bên bán lợi dụng, gây thiệt hại cho nhà NK. Điều này chỉ có DN NK tự khắc phục. Ngân hàng chỉ mở L/C theo đúng đơn yêu cầu mở L/C của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp NK nhiều khi cũng gặp rủi ro bất khả kháng. Chẳng hạn một công ty XNK mở L/C trả chậm NK ô tô cũ của Nhật. Hàng về cảng Hải Phòng, nhưng trong thời gian đó văn bản của chính phủ cấm nhập ô tô, xe máy cổ vì vậy NHNT không kí hậu B/L để doanh nghiệp đi nhận hàng. Việc nhận hàng và thanh toán bị đình lại. theo UCP thì ngân hàng không có lỗi trong việc này. Đến thời gian sau chính phủ lại cho phép nhập khẩu xe cũ trở lại, DN được phép nhập xe nhưng lại phải trả tiền lưu kho ở cảng trong thời gian chờ đợi, số tiền chi phí này chỉ 1 mình DN phải chịu.
Đơn vị NK cũng phải gặp rủi ro do đối tác của mình không thực hiện nghiêm chỉnh hợp đồng, họ giao hàng không đúng số lượng, chất lượng nhưng lại lập chứng từ phù hợp với L/C để đòi tiền. Chỉ đến khi nhận hàng, DN mới phát hiện ra hàng không đúng giá trị. Bên Việt Nam cũng có những khiếu nại, kiện tụng nhưng có những vụ không giải quyết được hoặc mất nhiều công sức và thời gian làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của DN.
Đã có trường hợp người NK bị bên đối tác lừa, đó là những bọn lừa đảo làm chứng từ ma đòi tiền trước, còn thực tế là hàng hóa không có hoặc đã bán cho người khác. Khi tranh chấp xảy ra, họ trốn hoặc tuyên bố phá sản, và ngân hàng phải giải quyết hậu quả. Đặc biệt, trong điều kiện thương mại điện tử đang được các DN Việt Nam rất ưa sử dụng đã tạo cơ hội cho nhà XK nước ngoài lừa đảo khi chúng ta thiếu thận trọng và kém hiểu biết.
2.3.1.3. Những tồn tại về phía NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam
Tuy ngân hàng có nghiệp vụ TTQT cao hơn DN nhưng trước sự biến động của nhiều yếu tố, NH cũng gặp 1 số khó khăn trở ngại trong hoạt động của mình. Những khó khăn này có thể do bản thân ngân hàng cũng có thể do khách hàng ảnh hưởng tới như:
Việc kiểm tra bộ chứng từ của khách hàng gửi đến. Họ lập chứng từ không rõ ràng, sắp xếp lộn xộn rất khó theo dõi, mất quá nhiều công sức không cần thiết cho cán bộ thanh toán. Đồng thời làm cho việc phát hiện lỗi chứng từ khó khăn;
Nhiều khi L/C có những điều khoản mập mờ khó thực hiện mà khách hàng là người không có kinh nghiệm thì không nhận ra. Còn ngân hàng thì nhận L/C, thực hiện đúng nguyên tắc kiểm tra TEST CODE trên KEY xong thông báo đi luôn không xem qua để lưu ý giúp khách hàng khiến cho khách hàng có thể thiệt thòi vì thục hiện sai L/C
Trong quy chế thanh toán của NH có quy định việc chiết khấu truy đòi và miễn truy đòi với bộ chứng từ hoàn hảo. Nhưng điều kiện yêu cầu đối với chiết khấu miễn truy đòi khá nghặt nghèo nên về thực chất là NH mới chỉ áp dụng CK truy đòi. Điều này đảm bảo tính an toàn cao cho ngân hàng nhưng không mang tính cạnh tranh và làm mất đi 1 khoản thu từ lãi chiết khấu.
- Ngân hàng khi mở L/C cho đơn vị NK phải biết chắc chắn khả năng thu được nợ từ KH nhưng thực tế, NH chỉ biết về số tiền trên tài khoản của đơn vị, tình hình thanh toán L/C trước, nhưng ngân hàng còn cần biết chính xác DN làm ăn có bị thua lỗ không, thu nhập từ hoạt động kinh doanh có đều không,... mà những thông tin này thực sự ngân hàng vẫn chưa được cung cấp đầy đủ. Nên ngân hàng thực sự chưa yên tâm khi xét miễn giảm kí quỹ cho 1 số DN và rủi ro xảy ra khi người NK không có khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng.
- Ngân hàng còn gặp nhiều phiền hà khi:
+ Ngân hàng ký bảo lãnh cho nhà NK khi đi nhận hàng, Vì doanh nghiệp đã cam kết trả tiền thậm chí khi chứng từ có sai sót. Nhưng khi nhận được hàng, thấy hiện tượng đổ vỡ, bao bì rách, họ lệnh cho ngân hàng hoãn thanh toán chờ giải quyết, ngân hàng đành phải tìn cách hoãn trả tiền làm giảm uy tín với nước ngoài, và ngân hàng bị kiện về vi phạm UCP600.
+ Đơn vị NK thấy lỗ không muốn nhập hàng. Họ thường yêu cầu ngân hàng tìm lỗi chứng từ để từ chối thanh toán hoặc hoãn thanh toán lại rất lâu làm ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.
- Hiện nay tỷ lệ nợ quá hạn L/C so với tỷ lệ nợ quá hạn toán ngành vẫn ở mức cao và nguyên nhân của tình trạng này một mặt do phía khách hàng song mặt khác cũng do sự lơi lòng trong công tác thẩm định, quản lý tín dụng của ngân hàng, cùng với sự tha hóa biến chất của 1 số cán bộ, nhân viên thẩm định và xét duyệt thẩm định.
- Cũng do nợ quá hạn L/C chiếm tỷ lệ cao trong tổng số dư L/C chưa thanh toán nên để hạn chế rủi ro, NH hiện nay đã hạn chế việc mở L/C trả chậm, điều này gây khó khăn rất nhiều cho các đơn vị N K trong nước. Bởi với tình trạng kinh tế nước ta hiện nay, khi sản xuất trong nước còn cần lượng nguyên vật liệu, hàng hóa tiêu dùng và máy móc thiết bị mới, ... cần phải nhập khẩu thường xuyên từ nước ngoài trong khi đó vốn của các DN tư nhân trong nước còn hạn chế và không được sự hỗ trợ tín dụng từ phía chính phủ thì việc mua hàng hóa trả chậm là điều tất yếu không thể tránh khỏi. Khi đó buộc các doanh nghiệp NK phải chuyển hướng sang sử dụng phương pháp thanh toán khác hoặc sẽ rời bỏ ngân hàng này đến ngân hàng khác để thực hiện việc thanh toán. Do đó, ngân hàng có khả năng mất đi những khách hàng uy tín.
- Việc đa dạng hóa sử dụng các loại L/C là cần thiết và hiện nay NH đã bước đầu áp dụng thực hiện các loại L/C đặc biệt như L/C điều khoản đỏ (Red clause credit), L/C giáp lưng (Back to back credit), L/C tuần hoàn (Revolving credit) ... Tuy nhiên, việc sử dụng L/C đặc biệt ở SGD Ngân hàng Ngoại thương chưa nhiều, nên các cán bộ nhân viên NH làm công tác thanh toán quốc tế chưa có kinh nghiệm, còn mắc nhiều sai sót khi thực hiện.
2.3.1.4. Tình trạng sử dụng L/C trả chậm như kênh tạo tiền nhập khẩu hàng hóa, quản lý kém hiệu quả đã tạo nên gánh nặng công nợ cho ngân hàng
Nói đến những biểu hiện xấu trong thanh toán quốc tế qua thanh toán tín dụng chứng từ của NHNT cũng như của các NHTM khác thời gian qua không thể không nói đến tình trạng mở L/C trả chậm một cách tràn lan, kém hiệu quả. NHNT đến 31/12/1998 tổng số đư nợ còn lại do chính NHNT bảo lãnh là 68,160 triệu USD, trị giá L/C trả chậm mở trong năm 1998 là 37.505 ngàn USD và trả nợ là 109.260 ngàn USD (Trong đó bao gồm cả số NHNT phải trả thay cho KH)
Việc sử dụng L/C trả chậm để NK hàng hóa trong các năm qua, một phần do nhận thức của các nhà lãnh đạo quản lý đã coi đó như một kênh tạo vốn năng động để thu hút hàng hóa từ bên ngoài để phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân, nhưng lại coi thường, thậm chí quá lỏng lẻo trong quá trình quản lý bán hàng thu hồi vốn về ngân hàng để trả nợ nước ngoài cho các nhà quản lý của ngân hàng thương mại. Một phần do một số cán bộ thừa hành nghiệp vụ đã không tuân thủ quy trình thanh toán của các ngân hàng cũng như thông lệ quốc tế: không chấp hành tỷ lệ ký quỹ và giải tỏa ký quỹ trái với quy định của lãnh đạo ngân hàng.
2.3.2. Những nguyờn nhõn của rủi ro
Hoạt động thanh toán nói chung và TTQT nói riêng luôn chứa đựng những nhân tố gây rủi ro. Do vậy, để nâng cao chất lượng hoạt động TTQT của SGD cũng như ngân hàng TMCP Ngoại thương cần hiểu những nguyên nhân gây rủi ro.
2.3.2.1 Nguyên nhân về phía ngân hàng:
Công nghệ thanh toán của ngân hàng còn lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn. Hệ thống công nghệ thanh toán nói chung và TTQT nói riêng của các NH những năm gần đây tuy đã được đổi mới nhiều nhưng trang thiết bị vi tính chủ yếu vẫn còn lạc hậu, công nghệ phần mềm cho thanh toán thì đơn giản, lỗi hệ thống, thiếu đồng bộ, mức độ tự động hóa chưa cao. Do vậy việc truyền tin và nhận tin cũng như hạch toán vẫn còn nhiều trục trặc gây nên chậm trễ cho khách hàng và giảm uy tín quốc tế của ngân hàng.
Mô hình tổ chức và quy trình nghiệp vụ TTQT ở Sở giao dịch còn bất cập, chưa mang tính tập trung, chưa giao quyền chủ động. Sự phối kết hợp giữa các bộ phận, các phòng chức năng còn lỏng lẻo, không tạo nên 1 dịch vụ khép kín trong thanh toán, tín dụng, kinh doanh ngoại tệ đối với khách hàng và do vậy thời gian thanh toán còn dài, chi phí nghiệp vụ cao.
Sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng nên chưa đáp ứng hết đòi hỏi của khách hàng và đòi hỏi của thương mại quốc tế trong tình hình hiện nay. Trong điều kiện thương mại quốc tế ngày càng phát triển cùng với sự bùng nổ công nghệ thông tin thì việc đa dạng hóa, mở rộng cung cấp sản phẩm dịch vụ TTQT mới là rất cần thiết. Nhưng hiện tại SGD cũng như NHNT mới chỉ triển khai các nghiệp vụ truyền thống phục vụ những giao dịch thương mại và dịch vụ thông thường giản đơn.
Trình độ cán bộ ở Ngân hàng đang còn non kém trong nghiệp vụ TTQT. Do hệ thống ngân hàng Việt nam mới chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường được một thời gian gần đây, nên kinh nghiệm về hoạt động TTQT của cán bộ trong lĩnh vực này còn nhiều hạn chế.
Khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, nền kinh tế mở cửa với nước ngoài, hơn ai hết ngân hàng với tư cách là mũi nhọn cần phải đi trước 1 bước để hoàn chỉnh và tiếp tục tiếp cận với những kiến thức kinh tế thị trường, trong đó thanh toán quốc tế là một trong những lĩnh vực quan trọng.
Ngoài ra, khả năng thu thập thông tin, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của các DN còn bất cập, chưa được chú trọng. Do đó việc phân loại khách hàng chưa được đầy đủ và thiếu chính xác, cũng như việc đánh giá tài sản thế chấp, cầm cố còn sai lệch nhiều so với giá trị thực tế, tạo những sơ hở mà DN có thể lợi dụng và vi phạm cam kết với ngân hàng.
2.3.2.2. về môi trường pháp lý:
Hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động TTQT nói riêng còn thiếu và nhiều bất cập. Mãi đến năm 1998 luật ngân hàng mới ra đời và bắt đầu đi vào cuộc sống song luật còn quá nhiều điểm chung chung khó thực hiện. Riêng về hoạt động TTQT ở Việt Nam vẫn chưa có văn bản nào điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia. Hiện tại các bên tham gia đều sử dụng UCP600 làm căn cứ quy định trách nhiệm và quyền hạn, nhưng UCP 600 chỉ là thông lệ quốc tế, không quy định rõ hình thức xử lý như thế nào nếu có vi phạm. Các quốc gia có luật hay văn bản dưới luật quy định về giao dịch tín dụngc hứng từ (L/C) trên cơ sở thông lệ quốc tế có tính đến đặc thù của nước họ. Thiếu những quy định pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa hợp đồng thương mại của người mua và người bán trong giao dịch tín dụng thư giữa các ngân hàng. Chính đây là vấn đề khó khăn khi giải quyết tranh chấp ngoại thương giữa DN và việc thanh toán giữa các ngân hàng có liên quan.
Quy chế quản lý ngoại hối của Việt Nam còn có nhiều điểm chưa rõ ràng, điều đó làm cho thao tác nghiệp vụ TTQT ở các ngân hàng thương mại gặp nhiều khó khăn. Ví dụ, quy chế quản lý ngoiạ hối quy định phải kiểm tra các chứng từ liên quan khi chuyển tiền ra nước ngoài của khách hàng. Thế nhưng trong nghiệp vụ thanh toán XNK không có hướng dẫn cụ thể việc kiểm tra giấy phéo NK khi phát hành thư tín dụng, gây ra sự không thống nhất trong phục vụ khách hàng của ngân hàng.
Các văn bản quy định về công tác XNK, thuế quan hải quan của Việt Nam chưa ổn định, thay đổi thường xuyên đã gián tiếp làm ảnh hưởng công tác TTQT.
Thị trường hối đoái thực chất là thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng của Việt Nam hoạt động chưa có hiệu quả. Hiện nay, Việt Nam mới có thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, tuy nhiên hoạt động của thị trường liên ngân hàng còn kém sôi động, đơn điệu, chủ yếu dừng lại ở mua bán trao ngay. Thành viên tham gia thị trường còn hạn chế, chỉ có các ngân hàng thương mại và Sở giao dịch Ngân hàng nhà nước.
2.3.2.3. Về cán cân thanh toán và năng lực tài chính của DN
Cán cân thanh toán của Việt Nam thâm hụt làm ảnh hưởng tới hoạt động TTQT. Do cán cân vãng lai và cá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1999.doc