LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I 3
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHO VAY VÀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1. Ngân hàng và nghiệp vụ cho vay của ngân hàng 3
1.1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại 3
1.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại (NHTM) 4
1.1.1.2. Các nghiệp vụ chủ yếu của NHTM 4
1.1.2. Nghiệp vụ cho vay của NHTM 6
1.1.2.1. Khái niệm về cho vay 6
1.1.2.2. Phân loại cho vay 7
1.1.2.3. Vai trò của hàng hoá cho vay đối với nền kinh tế 8
1.2. Rủi ro trong hoạt động cho vay của NHTM 10
1.2.1. Khái niệm về rủi ro 10
1.2.2. Các hình thức rủi ro cho vay 10
1.2.3 Các chỉ tiêu đo lường rủi ro trong cho vay 11
1.2.4. Ảnh hưởng của rủi ro cho vay đối với ngân hàng 11
1.2.4.1. Rủi ro cho vay làm giảm doanh thu của ngân hàng 11
1.2.4.2. Rủi ro cho vay làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng 12
1.2.4.3. Rủi ro cho vay làm giảm uy tín của ngân hàng 12
1.3.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng 14
1.3.2.1. Nguyên nhân do chủ quan của người vay 14
1.3.2.2. Nguyên nhân do khách quan mang lại 14
1.3.3. Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh 14
CHƯƠNG II 17
THỰC TRẠNG CHO VAY VÀ RỦI RO TRONG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG - THANH HOÁ 17
2.1. Khái quát về Ngân hàng - Công thương Thanh Hoá. 17
2.2. Tình hình huy đọng vốn và sử dụng vốn tại Ngân hàng Công thương Thanh Hoá. 18
2.2.1. Tình hình huy động vốn: 18
2.2.2. Tình hình sử dụng vốn. 20
2.2.3. Các hoạt động khác của Ngân hàng Công thương - Thanh Hoá. 24
2.3. Rủi ro cho vay tại Ngân hàng Công thương Thanh Hoá. 25
2.3.1. Thực trạng rủi ro cho vay. 25
2.3.1.1. Thực trạng nợ quá hạn những năm gần đây ở Ngân hàng Công thương Thanh Hoá. 25
2.3.1.2. Tình hình nợ quá hạn phát sinh của Ngân hàng Công thương Thanh Hoá trong năm 2003 28
2.3.2. Nguyên nhân gây ra rủi ro cho vay tại Ngân hàng Công thương Thanh Hoá 29
2.3.2.1. Nguyên nhân từ phía khách hàng 29
2.3.2.1.1. Do kinh doanh thua lỗ, phá sản hàng hoá chậm tiêu thụ 29
2.3.2.1.2. Do công nợ chưa thu được 30
2.3.2.1.3. Do sử dụng sai mục đích 30
2.3.2.2. Nguyên nhân từ phía ngân hàng 30
2.3.2.2.1.Cán bộ tín dụng thiếu trình độ 30
2.3.2.2.2. Ngân hàng và tin tưởng vào tài sản thế chấp 31
2.3.2.3. Nguyên nhân do môi trường cho vay 31
2.3.2.3.1. Môi trường kinh tế, không ổn định 31
2.3.2.3.2. Môi trường pháp lý không thuận lợi 31
2.3.3. Một số biện pháp Ngân hàng Công thương - Thanh Hoá đã và đang thực hiện nhằm hạn chế rủi ro cho vay tại Ngân hàng Công thương - Thanh Hoá. 33
2.3.3.1. Điều chỉnh phương hướng đầu tư hợp lý. 33
2.3.3.2. Tạo điều kiện giúp đỡ khách hàng, từ vốn cho khách hàng trong hoạt động kinh doanh. 33
2.3.3.3. Vận dụng triệt để và linh hoạt các quy định về bảo đảm mtín dụng. 34
2.3.3.4. Trích lập quỹ dự phòng rủi ro. 34
2.3.3.5. Chú trọng công tác đánh giá lựa chọn khách hàng và xử lý thông tin về khách hàng. 34
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO CHO VAY TỚI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG - THANH HOÁ 36
3.1. Định hướng hoạt động cho vay của Ngân hàng Công thương - Thanh Hoá. 36
3.2. Một số giải pháp hạn chế rủi ro cho vay tại Ngân hàng Công thương - Thanh Hoá. 37
3.2.1. Công tác tổ chức đào tạo cán bộ việc đào tạo cán bộ tín dụng: có trình độ chuyên môn cao, có đạo đức nghề nghiệp và có tinh thần trách nhiệm tốt đối với công việc là một trong những mục tiêu hàng đầu của chi nhánh để hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. 37
3.2.2. Tăng cường công tác thu thấp và xử lý thông tin. 37
3.2.3. Các giải pháp về phân tán rủi ro. 38
3.2.3.1. Đa dạng hoá đối tượng đầu tư. 38
3.2.3.2. Cho vay đồng tài trợ. 39
3.2.3.3. Bảo hiểm tín dụng. 39
3.2.4. Các hình thức bảo đảm tiền vay 39
3.2.4.1. Trường hợp khách hàng có đủ điều kiện được vay không có bảo đảm bằng tài sản 39
3.2.4.2. Trường hợp cho vay vốn có đảm bảo bằng tài sản 40
3.2.5. Các biện pháp xử lý nợ khó đòi 40
3.2.6. Tăng cường kiểm soát, kiểm tra nội bộ 41
3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa và hạn chế rủi ro cho vay tại Ngân hàng công thương Thanh Hoá 41
3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng công thương Việt Nam 41
3.3.1.1. Chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể, kịp thời các chủ trương, chính sách của Chính phủ và của ngành 42
3.3.1.2. Chuẩn hoá cán bộ ngân hàng và đặc biệt là cán bộ tín dụng 42
3.3.1.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm phòng ngừa rủi ro (TPR) 43
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước và các cấp, ngành có liên quan 43
3.3.2.1. Xử lý thoả đáng những việc liên quan đến hợp đồng tín dụng 43
3.3.2.2. Tăng cường các biện pháp quản lý tín dụng 43
3.3.2.3. Hỗ trợ các NHTM trong việc xử lý nợ 44
3.3.3. Kiến nghị với Chính phủ 45
3.3.3.1. Hoàn thiện môi trường pháp đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng ngân hàng 45
3.3.3.2. Tăng cường công tác quản lý đối với các doanh nghiệp 47
KẾT LUẬN 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
54 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1185 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay tại ngân hàng công thương Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àng Công thương - Thanh Hoá luôn tăng trưởng cao và ổn định.
Bảng 1: Thực trạng huy động vốn ở Ngân hàng Công thương - Thanh Hoá phân tích theo tốc độ tăng trưởng
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Số tiền
%/2000
Số tiền
%/2000
Số tiền
%/2000
Tổng vốn huy động
515522
112
600178
116
615165
102
TGTCKT
57030
110
68363
120
80890
118
Tiền gửi dân cư
432119
109
450220
104
483670
107
Kp - tp
23669
102
41294
174
24506
60
Nguồn: Báo cáo về tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn toàn tỉnh
Ngân hàng Công thương - Thanh Hoá
Qua số liệu bảng trên cho ta thấy tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng Công thương - Thanh Hoá trong ba năm gần đây liên tục tăng trưởng ổn định với tốc độ cao.
Trong số các nguồn vốn huy động nguồn tiền gửi các TCKT và TG dân cư liên tục tăng trong ba năm từ 2001 - 2003. Nguồn tiền gửi của TCKT tăng trưởng với mức độ bình quân từ 18% - 20% trên một năm. Còn nguồn tiền gửi của dân cư cũng tăng nhưng kém hơn nó tăng khoảng 4% - 7% trên một năm. Điều này chứng tỏ uy tín của Ngân hàng Công thương Thanh Hoá ngày càng cao được nhiều người tín nhiệm và qua tốc độ tăng trưởng vốn của tiền gửi của TCKT tăng hàng năm vào khoảng 20% vào năm 2002 18% vào năm 2003. Chứng tỏ Ngân hàng Công thương Thanh Hoá đã tạo được lòng tin cho khách hàng và hoạt động dịch vụ của Ngân hàng phục vụ cho khách hàng ngày càng được nâng cao.
Trong những năm gần đây Ngân hàng Công thương Thanh Hoá đã nắm bắt được đặc điểm của tình, đa số người dân trong tỉnh là dân lao động nên lượng tiền nhàn rỗi trong dân tương đối lớn, triệt để khai thác nguồn vốn này là một chủ trương đúng đắn của Ngân hàng Công thương nhằm nâng cao chất lượng nguồn vốn huy động được trong hai năm gần đây nguồn tiền gửi dân cư liên tục tăng từ 4% 2002 tới 7% 2003. So với các năm trước với những chính đúng đắn nhất lãi suất, phát triển các dịch vụ ngân hàng. Ngân hàng Công thương Thanh Hoá đã đạt được một số thành tựu đáng kể trong những năm gần đây với tốc độ tăng trưởng nguồn vốn cao. Huy động được phần lớn nguồn tiền nhàn rỗi từ dân cư vào sản xuất kinh doanh.
2.2.2. Tình hình sử dụng vốn.
Nhờ nguồn vốn huy động dồi dài, Ngân hàng Công Thương - Thanh Hoá đã tiến hành đa dạng hoá các mặt nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ Ngân hàng như cho vay đầu tư, bảo lãnh,... trong đó chủ yếu là hoạt động cho vay. Hoạt động này nó tác động trực tiếp tới kết quả kinh doanh của Ngân hàng. Vì thế Ngân hàng Công thương - Thanh Hoá luôn đặt ra mục tiêu mở rộng cho vay đồng thì hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.
Trong những năm qua, với quyết tâm cao chi nhánh đã vận dụng kịp thời, linh hoạt các chủ trương chính sách của nhà nước, của ngành, bám sát với sự phát triển của nền kinh tế và có những giải pháp tích cực nên kết quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng Công thương Thanh Hoá đã đạt được những kết quả tốt cả về tốc độ tăng trưởng lẫn chất lượng của các khoản cho vay. Ngân hàng đã thực hiện cho vay với các thành phần kinh tế khác nhau hoạt động trong nhiều lĩnh vực của các nền kinh tế, trong đó tăng cường đầu tư cho khu vực kinh tế quốc, các ngành kinh tế trọng điểm, kinh tế mũi nhọn có định hướng của Nhà nước nước như: Xi măng, mía đường, công nghiệp, dịch vụ giao thông vận tải ưu tiên cho các dự án lớn có tính khả thi cao. Cùng với hoạt động cho vay đơn thuần, Ngân hàng Công thương - Thanh Hoá còn thực hiện một số tường trình cho vay ưu đãi đối với những hộ đói nghèo, cho vay sinh viên, và một số chương trình cho vay tạo việc làm.... các trường trình này đều thực hiện với lãi suất ưu đãi thông qua các chương trình này Ngân hàng đã tự nâng cao được uy tín của mình trong mọi tầng lớp nhân dân.
Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn ở Ngân hàng Công thương - Thanh Hoá
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Số tiền
%/2000
Số tiền
%/2000
Số tiền
%/2000
Tổng vốn huy động
515522
112
600178
116
615165
102
Sử dụng vốn
289615
127
386336
113
526208
136
Hệ số sử dụng vốn
56%
64%
86%
Nguồn: Báo cáo về tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn toàn tỉnh
Ngân hàng Công thương - Thanh Hoá
Theo số liệu bảng trên cho ta thấy tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng Công thương Thanh Hoá trong ba năm gần đây đều tăng với mức tăng trưởng cao. Năm sau cao hơn năm trước năm 2001 tốc độ tăng trưởng khoảng 27% thì các năm 2002 và 2003 đạt tới mức 33% và 36%. Qua bảng số liệu này cho chúng ta biết được sự tăng tưởng trong nền kinh tế của tỉnh đang được hâm nóng. Đây cũng là kết quả hoạt động tích cực của các hộ công nhân viên trong chi nhánh - Thanh Hoá cộng với những chính sách phù hợp trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng Công thương Thanh Hoá đã được những kết quả đáng khích lệ, góp phần vào phát triển nền kinh tế đang còn non trẻ của tỉnh nhà.
Mặt khác quan hệ số sử dụng vốn qua ba năm hoạt động kinh doanh 2001, 2002, 2003 ta thấy được hệ số sử dụng vốn ngày càng tăng từ 56%, 64%, 86% qua hệ số này chứng tỏ việc huy động và sử dụng vốn của Ngân hàng Công thương Thanh Hoá ngày càng có hiệu quả cao về số tương đối và số tuyệt đối. Riêng có năm 2003 hệ số sử dụng vốn đạt mức 86% đây là hệ số; tiền gửi Ngân hàng nào đạt được lượng vốn huy động được từ nền kinh tế đã được Ngân hàng sử dụng có hiệu quả cao trong nghiệp vụ tài trợ.
Bảng 3: Thực trạng dư nợ tại Ngân hàng Công thương - Thanh Hoá phân tích theo thời hạn tín dụng
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
Số tiền
%
%/2000
Số tiền
%
%/2001
Số tiền
%
%/2002
Dư nợ
289615
100
116
386336
100
133
526208
100
136
NH
238513
82
123
321942
83
135
440644
84
137
TDH
51102
18
116
64394
17
126
85564
16
133
Nguồn: Báo cáo về tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn toàn tỉnh
Ngân hàng Công thương - Thanh Hoá
Theo bảng số liệu trên cho thấy tỉ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn luôn ở mức cao trong tổng dư nợ tín dụng, nó chiếm khoảng 80% có thể nói tín dụng ngắn hạn luôn là thế mạnh của các Ngân hàng Việt Nam vì phù hợp với nền kinh tế nhiều thành phần và kinh doanh nhỏ lẻ một nước đang phát triển như nước ta.
Xét về tỷ lệ tăng trưởng các nguồn vốn trung dài hạn cũng như ngắn hạn liên tục trong ba năm với mức tăng trưởng cao mà đặc biệt là nguồn ngắn hạn riêng trong năm 2003. Tổng dư nợ của nguồn này tăng 37% so với năm trước đó tức là tăng 118702 triệu đồng, còn hai năm trước đó nguồn vốn tăng cũng cao nhưng kém hơn năm 2003 nó chỉ đạt ở mức 23% năm 2001, 35% năm 2002.
Để đạt được mức tăng trưởng tín dụng ngắn hạn như trên Ngân hàng Công thương Thanh Hoá đã áp dụng sáng tạo, triển khai kịp thời các chủ trương chỉ đạo của ngành của chính phủ, với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp có thái độ giao dịch tốt với tinh thần trách nhiệm cao cùng với chuyên môn vững chắc do đó đã nâng cao được hoạt động tín dụng cho chi nhánh cũng như toàn bộ hệ thống. Bên cạnh đó Ngân hàng có quan hệ tất với khách hàng và áp dụng chính sách khách hàng một cách linh hoạt phù hợp với từng đối tượng, đặc biệt quan tâm tới khách hàng truyền thống, những đơn vị có tình tình tài chính tốt, sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Ngoài ra Ngân hàng còn đẩy mạnh công tác tiếp thị thu hút thêm nhiều khách hàng mới đến giao dịch.
Còn về tín dụng TDH qua những năm qua cũng tăng đáng kể ở mức cao nhưng vẫn chậm hơn so với tín dụng Ngân hàng, nhưng riêng năm 2003 tín dụng TDH đã đạt mức 33% cao nhất so với những năm trước đây.
Để đạt tốt mức đột tăng trưởng tín dụng như những năm qua ngoài nước nghiệp vụ chuyên môn kinh nghiệm trong kinh doanh chi nhánh còn đi sâu vào đầu tư một số dự án lớn như: Dự án nâng cấp dây chuyền sản xuất gạch của công ty cổ phần VLXD Bỉm Sơn. Công ty gồm Bỉm Sơn và đang giải ngân Dự án mở rộng 13 mạng cáp quang của Bưu điện tỉnh Thanh Hoá. Thẩm định xong dự án chế biến sữa của công ty cổ phần Đường Lam Sơn và đang thẩm định dự án Khách Sạn Sao Mai... đã có hoạch giải ngân vào năm 2004.
Bên cạnh các dự án đầu tư trên chi nhánh còn đầu tư cho các dự án phát triển kinh tế trang trai, dự án chăm sóc và trồng 3.200 ha cà phê chè với tổng dự án là 42 tỷ đồng. Chi nhánh cũng đã quan tâm tới các dự án cho vay phát triển kinh tế biển nuôi trồng thuỷ, hải sản và chế biến từ đó tạo công ăn việc làm cho người dân và góp phần phát triển kinh tế của toàn tỉnh.
Nhìn chung vốn tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Công thương Thanh Hoá đã thực sự phát huy hiệu quả. Nhờ vay vốn Ngân hàng mà các doanh nghiệp có điều kiện đổi mới công nghệ hiện đại, thay thế dây chuyền sản xuất, thiết bị máy móc lạc hậu không phù hợp với quy mô sản xuất, từ đó làm tăng năng lực sản xuất tạo thế ổn định và phát triển trong kinh doanh cho các doanh nghiệp và để lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Đây là kết quả đạt được đồng khích lệ đối với toàn bộ cán bộ công nhân viên của chi nhánh đã góp phần cho sự phát triển của Ngân hàng Công thương - Thanh Hoá của nền kinh tế tỉnh nhà.
2.2.3. Các hoạt động khác của Ngân hàng Công thương - Thanh Hoá.
Ngoài hai hoạt động cơ bản trên là huy động và cho vay thì Ngân hàng Công thương - Thanh Hoá còn thực hiện một số hoạt động như:
- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
- Do đặc điểm kinh tế của tỉnh chủ yếu là phát triển nông lâm nghiệp, thủ công nghiệp và chưa có những chính sách thu hút đầu tư bên ngoài. Do đó tên địa bàn chưa phát triển nhiều doanh nghiệp mua - bán và hợp tác kinh doanh với các đối tác bên ngoài. Vì vậy hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Công thương - Thanh Hoá cũng bị hạn chế.
Trong năm 2003 chi nhánh đã thực hiện công tác kinh doanh ngoại tệ đạt kết quả :
Chi trả kiểu hồi : Với giá trị là 4.800 ngàng USD tăng 3733 ngàn USD. So với năm 2002.
Bên cạnh đó nghiệp vụ mua - bán ngoại tệ cũng tăng đáng kể và đạt được bởi kinh doanh 377 triệu đồng.
Doanh số mua vào mua vào đạt 23.336 nghìn USD tăng 12.990 ngàn USD so với năm trước.
Còn bán ra đạt 23.007 ngàn USD tăng 12.366 ngàn USD so với năm 2002.
Song song với nghiệp vụ này thì hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng Công thương Thanh Hoá cũng được chú trọng phát triển nhằm phục vụ nhu cầu về thanh toán cho mọi khách hàng trong tỉnh và quốc tế.
L/C nhập khẩu đạt giá trị 5476 ngàn USD tăng 847 ngàn USD so với năm trước.
L/C xuất khẩu đạt giá trị 582 ngàn USD tăng 423 ngàn USD so với năm trước.
Trong hoạt động kinh doanh của mình Ngân hàng Công thương Thanh Hoá còn có một số hoạt động dịch vụ khác như:
Dịch vụ thanh toán thẻ, séc du lịch, dịch vụ chuyển tiền nhanh và một số dịch vụ khác đã đạt được doanh số là 464 triệu đồng.
- Hoạt động bảo lãnh:
Hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng Công thương Thanh Hoá chưa thực sự phát triển Ngân hàng mới chỉ tham gia bảo lãnh trong nước, như bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Nhìn chung hoạt động này chưa được phát triển ở chi nhánh. Số dư bảo lãnh ở các năm 2001, 2002, 2003 lần lượt là 350, 172, 1068 (triệu đồng). Đây là những chỉ số khá khiêm tốn so với một số Ngân hàng khác khi thực hiện nghiệp vụ này.
2.3. Rủi ro cho vay tại Ngân hàng Công thương Thanh Hoá.
2.3.1. Thực trạng rủi ro cho vay.
2.3.1.1. Thực trạng nợ quá hạn những năm gần đây ở Ngân hàng Công thương Thanh Hoá.
Tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng Công thương Thanh Hoá những năm gần đây liên tục có những biến độ theo chiều hướng sâu.
Bảng 4: Thực trạng nợ quá hạn tại Ngân hàng Công thương Thanh Hoá
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
1. NQH
4084
12178
7843
2. Tổng dư nợ
289615
386336
526208
3. Tỷ trọng (1/2)
1,41%
3,15%
1,49%
Nguồn: Báo cáo tình hình huy động vốn và sử dụng vốn toàn tỉnh Ngân hàng Công thương - Thanh Hoá
Qua bảng số liệu trên cho thấy tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng Công thương - Thanh Hoá có những chuyển biến sâu tình hình nợ quá hạn đột nhiên tăng 8094 triệu đồng của năm 2002 so 2001 đây là chỉ số chứng tỏ năm hoạt động kinh doanh của ngân hàng là không tốt. Mặt tỷ trọng giữa NQH/Tổng dư nợ của năm 2002 tăng 1,74%. So với năm 2001. Nói tóm lại tình hình xử lý nợ và hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương - Thanh Hoá ở năm 2002 gặp khó khăn và không hiệu quả
Qua một năm 2002 hoạt động kinh doanh và xử lý nợ quá hạn không hiệu quả tới năm 2003 Ngân hàng Công thương - Thanh Hoá đã có những điều chỉnh nề quy chế pháp lý và một số điều chỉnh khác. Do đó năm 2003 đã đạt được một số kết quả trong kinh doanh và xử lý nợ quá hạn kìm hãm sự gia tăng của nợ quá hạn. So với năm 2002 tỉ trọng nợ quá hạn giảm 1,66%. Đây là tỷ lệ đáng khích lệ trong công tác xử lý nợ và kìm hãm sự gia tăng lúc nợ quá hạn. So với năm 2002 thì năm 2003 số nợ quá hạn đã giảm 4335 triệu đồng.
Tuy năm 2003 đã đạt được một số hiệu quả trong việc xử lý nợ quá hạn và kìm hãm sự gia tăng của nó. Nhưng tỷ lệ NQH vẫn còn cao hơn so với năm 2001 là 0,08% và về số tuyệt đối là 3759 (triệu đồng). Đây là một điều đáng lo ngại trong công tác xử lý NQH của chi nhánh vì vậy trong công tác quản trị kinh doanh của mình Ngân hàng Công thương - Thanh Hoá phải luôn quan tâm tới công tác xử lý NQH sao cho có hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và hạn chế rủi ro trong kinh doanh của chi nhánh.
Bảng 5: Thực trạng NQH tại Ngân hàng Công thương Thanh Hoá phân tích theo thời hạn tín dụng.
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu NQH phân theo thời hạn tín dụng
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Tổng NQH
4084
100
12178
100
7843
100
Ngân hàng
1325
32
9529
78
78
36
TDH
2759
68
2649
22
22
64
Nguồn: Báo cáo tình hình huy động vốn và sử dụng vốn toàn tỉnh Ngân hàng Công thương - Thanh Hoá
Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng Công thương - Thanh Hoá liên tục biến động qua các năm. Nợ qua hạn ngắn hạn năm 2001 chiếm 32% tổng NQH thì tới năm 2002 tăng đột biết chiếm tới 78% tổng NQH tăng 8204 (triệu đồng). So với năm trước, tương đương với tỷ lệ đó thì tình hình nợ quá hạn của những khoản cho vay trung hài hạn đã được xử lý tốt do đó tỷ lệ nợ quá hạn của TDH giảm mạnh từ 68% còn 22% giảm 46% tức là 110 (triệu đồng).
Tiếp sau đó tình hình xử lý NQH của năm 2003, lại là năm không thành công với những khoản nợ TD hạn do đó NQH TD hạn tăng một cách chóng mặt từ 22% lên tới 64% tăng 42% tức là tăng khoảng 2384 (triệu đồng). Đây là điều lao động cho những khoản vay TDH cần phải có những điều chỉnh trong hoạt động kinh doanh khi cho vay TDH, để không có thêm những món vay sau:
Bên cạnh đó thì trong năm 2003 tình hình xử lý NQH ngắn hạn đã đạt được một số kết quả khó quan trọng việc xử lý NQH và kìm hãm gia tăng NQH ngắn hạn do đó trong năm 2003 tỷ lệ NQH ngắn hạn của Ngân hàng Công thương -Thanh Hoá giảm còn 36%, giảm 42% tức là 6719 (triệu đồng) so với năm 2003.
Qua phân tích bản số liệu trên ta thấy tình hình xử lý nợ quá hạn và việc kìm hãm những khoản nợ mới chuyển sang NQH của NHCT - Thanh Hoá chưa được tốt. Cả trong khâu xử lý và trong hoạt động kinh doanh vẫn còn để cho tình trạng NQH phát sinh nhưng được năm 2003 tình trạng này đã được Ngân hàng Công thương - Thanh Hoá chú trọng xem xét nên các khoản NQH có phầm giảm nhẹ so với năm trước đó. Đây là kết quả mà Ngân hàng cần phát huy hơn nữa trong hoạt động kinh doanh cũng như trong công tác xử lý NQH của những năm tiếp theo.
Bảng 6: Thực trạng nợ quá hạn tại Ngân hàng Công thương - Thanh Hoá phân tích theo khả năng thu hồi
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
1. Tổng dư nợ QH
4084
100
12178
100
7843
100
2. NQH dưới 6 tháng
1058
25
8327
68
462
6
3. NQH từ 6 - 12 tháng
269
7
1202
10
2349
30
4. NQH trên 12 tháng
2759
58
2649
22
5033
64
Nguồn: Báo cáo tình hình huy động vốn và sử dụng vốn toàn tỉnh Ngân hàng Công thương - Thanh Hoá
Qua bảng số liệu này ta thấy tình hình nợ quá hạn trên 125 (nợ khó đòi) của NHCT - TH chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nợ quá hạn trong hai năm 2001, 2003 tỷ lệ này chiếm 68% và 67%, tổng NQH của ngân hàng. Riêng có năm 2002 tỷ lệ nó khó đòi có giảm so với hai năm tỷ lệ này là 22%. Tuy năm 2002 NHCT - TH đã giảm được đáng kể tỷ lệ nợ khó đòi so với năm 2001 là 46%. Nhưng do quá trình quản lý nợ và xử lý nợ trong quá trình kinh doanh năm 2003 tỷ lệ này lại tăng 42% so với năm 2002 tức là tăng 2384 (triệu đồng). Đây là điều cảnh báo cho công tác xử lý nợ và quản lý các món vay của chi nhánh cần phải có những biện pháp phi hợp với điều kiện, môi trường nhằm hạn chế bớt tỷ lệ nợ khó đòi trong các năm kế tiếp.
2.3.1.2. Tình hình nợ quá hạn phát sinh của Ngân hàng Công thương Thanh Hoá trong năm 2003
Tính đến 31/12/2003 nợ quá hạn của chi nhánh là 10.169 triệu giảm 7.339 triệu đồng so với năm 2002 là (17.508 triệu đồng).
Trong năm 2003 chi nhánh đã xử lý tài sản thu hồi nợ tồn đọng được 2430 triệu đồng đạt 123% kế hoạch Ngân hàng Công thương Việt Nam giao (chỉ tiêu Ngân hàng Công thương Việt Nam) giao 2.000 tỷ đồng) góp phần giảm tỷ lệ nợ sấu của chi nhánh xuống còn 1,49% so với 1,15% năm 2002.
Ngoài việc xử lý thu hồi nợ tồn đọng nội bảng, chi nhánh còn tổ chức tốt và thực hiện xử lý thu hồi nợ đã được xử lý bằng nguồn rủi ro đong hoạch toàn ngoại bảng tăng thu nhập cho cả chi nhánh là 1.662 triệu đồng.
Bên cạnh đó Ngân hàng Công thương - Thanh Hoá còn thực hiện Quyết định H9 của chính phủ về xử lý nợ tồn đọng và các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước, Bộ tài chính liên bộ... chi nhánh đã xác định công tác trọng tâm xuyên suốt trong năm KH là tập trung xử lý nợ sấu theo đề án xử lý nợ của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Trong năm 2003 chi nhánh được chính phủ chấp thuận xử lý cho 247 khách hàng với tổng số tiền là 9698 triệu đồng. Nợ tồn đọng nhóm II là các khoản nợ quá hạn phát sinh do nguyên nhân khách quan như thiên tai, thay đổi cơ chế, rủi ro bất khả không phát sinh trước năm 1996 đã được bên nợ kiểm tra, xác nhận đưa vào diện khoanh nợ, gián nợ.
Ngoài ra chi nhánh còn quan tâm tới công tác xét duyệt xử lý các khoản nợ tồn đọng bằng nguồn dự phòng rủi ro và xét duyệt miễn giảm lãi vay đối với khách hàng vay vốn Ngân hàng công thương theo quy chế ban hành. Trong năm chi nhánh đã xét duyệt cho 227 khách hàng đã xử lý hơn hết tài sản hiện không cư trú tại địa phương và có tài sản đảm bảo nhưng tài sản ở vị trí khó bán và chưa thể bán ngay được số tiền 5976 triệu đồng bằng quỹ dự phòng, xét duyệt giảm miễn bãi cho 74 khách hàng với tổng số tiền là 4672 triệu đồng.
2.3.2. Nguyên nhân gây ra rủi ro cho vay tại Ngân hàng Công thương Thanh Hoá
2.3.2.1. Nguyên nhân từ phía khách hàng
2.3.2.1.1. Do kinh doanh thua lỗ, phá sản hàng hoá chậm tiêu thụ
Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng nợ quá hạn hiện nay tại Ngân hàng Công thương Thanh Hoá. Nguyên nhân này bát nguồn từ việc khách hàng chọn phương án kinh doanh những mặt hàng ít có nhu cầu của thị trường, không có sức cạnh tranh. Hơn nữa trong quá trình điều chỉnh sản xuất kinh doanh tỏ ra yếu kém về năng lực quản lý, trình độ kỹ thuật công nghệ lạc hậu dẫn tới năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm kém, giá thành cao không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, không đủ sức cạnh tranh với hàng hoá nhập ngoại và phong phú về mẫu mã chủng loại chất lượng tốt, giá cả hợp lý, do vậy hàng hoá khó tiêu thụ và thu lỗ là điều tất yếu không có tiền trả nợ nguồn hàng.
2.3.2.1.2. Do công nợ chưa thu được
Nợ quá hạn do nguyên nhân này cũng khá lớn trong tổng số nợ qúa hạn của Ngân hàng Công thương Thanh Hoá. Đây chính là hiện tượng chiếm dụng vốn lẫn nhau để kinh doanh, do đó gây khó khăn cho một số khách hàng vay vốn ngân hàng, họ phải chịu lãi và trả chậm cho ngan hàng.
2.3.2.1.3. Do sử dụng sai mục đích
Nợ quá hạn bắt nguồn từ nguyên nhân này chủ yếu là từ thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Trong thực tế, việc ngân hàng quản lý vốn vay của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh khó hơn nhiều so với kinh tế quốc doanh bởi vì mua bán kinh doanh của khu vực này đặc biệt là các cá nhân kinh doanh thường không có chứng từ sổ sách ghi chép đầy đủ theo chế độ kế toán. Nhận thức được điều này và do ham lợi họ đã không đầu tư vào phương án kinh doanh đã trình ngân hàng mà đầu tư vào những lĩnh vực khác có khả năng thu lợi nhuận cao nhưng mức độ rủi ro rất lớn, do đó khi thua lỗ không có khả năng trả nợ ngân hàng.
2.3.2.2. Nguyên nhân từ phía ngân hàng
2.3.2.2.1.Cán bộ tín dụng thiếu trình độ
Đây là một trong những yếu tố mà các ngân hàng đáng quan tâm nhất trong quá trình hoạt động của mình. Vì trình độ của các cán bộ tín dụng nó quyết định tới tính khả quan hay không của khoản cho vay, về các phườn diện như: thẩm định dự án, thu thập thông tin từ khách hàng đánh giá các báo cáo tài chính của khách hàng.... Vì vậy cán bộ tín dụng cần phải có trình độ bao quát để có những nhân phán quyết đúng về các khoản vay.
2.3.2.2.2. Ngân hàng và tin tưởng vào tài sản thế chấp
Theo nguyên tắc cho vay là phải có tài sản thế chấp song cán bộ tín dụng cũng không nên quá cứng nhắc trong điều kiện này. Có đơn vị kinh doanh tốt thì có thể không cần tài sản thế chấp, và ngược lại có những khách hàng vay có tài sản thế chấp lớn vẫn làm ăn thu lỗ dẫn tới ngân hàng phải phát mọi tài sản thế chấp để thu hồi nợ. Nhưng việc bán tài sản thế chấp để thu hồi với vốn đọng còn là bài toán khó cho các ngân hàng phát sinh. Mặt khác việc định giá các tài sản thế chấp nó cũng là một trong các yếu tố quyết định tới các khoản cho vay và thu hồi vốn sau khi cho vay.
2.3.2.3. Nguyên nhân do môi trường cho vay
2.3.2.3.1. Môi trường kinh tế, không ổn định
Do các chính sách quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước đang trong quá trình điều chỉnh đổi mới cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Do vậy các doanh nghiệp phải chuyển hướng sản xuất kinh doanh khong theo kịp với sự thay đổi của cơ chế, chính sách. Từ đó dẫn tới thu lỗ trong kinh doanh hoặc không đủ điều kiện về vốn để tiếp tục đổi mới và kinh doanh tiếp.
Bên cạnh đó hầu hết các doanh nghiệp đều nghèo vốn nàn về vốn về khả năng quản lý yếu kém, tầm say nghĩ, cung cách làm ăn còn mang nặng tư tưởng thời bao cấp. Chưa đổi mới chưa theo kịp với sự phát triển của thị trường non buôn lậu, hàng giá chưa được ngăn chặn triệt để đây là yếu tố gây ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất trong nước.
2.3.2.3.2. Môi trường pháp lý không thuận lợi
Hệ thống pháp luật được hạn hành không đòng bộ và chưa phù hợp với yêu cầu thực tế của nền kinh tế thị trường. Mặc dù trong những năm gần đây hệ thống pháp luật của nước ta đã có những chuyển biến tích cực nhưng vãn chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài.
+ Việc ban hành các văn bản tín dụng còn bị chồng chéo, trùng lặp nên hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản gặp nhiều khó khăn.
+ Bên cạnh cạnh đó một số chính sách văn bản tín dụng được sửa đổi bổ sung cho phù hợp với sự phát triển, nhưng điều kiện thực tế còn bất cập nên việc thực hiện các văn bản này cũng gặp không ít khó khăn.
Về quy định vốn cho vay của ngân hàng chỉ là phần vốn bổ sung thêm, còn doanh nghiệp phải có một tỷ lệ vốn tự có để tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng thực tế vốn của doanh nghiệp thường rất ít ỏi, phần lớn vốn hoạt động là vốn vay nguồn hàng hoặc đi chiếm dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Có trường hợp, ngân hàng cho vay gấp nhiều lần vốn tự có của doanh nghiệp nên khả năng rủi ro rất cao khi doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh.
Về độ hạch toán, kế toán: Việc thực hiện pháp lệnh kế toán thống kê chưa nghiêm túc. Doanh nghiệp chưa phải thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc nên nhiều trường hợp số liệu quyết toán không phản ánh chính xác tình hình sản xuất kinh doanh tài chính của doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân thì hầu hết không ghi chép hoặc ghi chép theo kiểu số nợ không theo quy định của nhà nước để trốn thuế gây ảnh hưởng không tốt tới kết quả thẩm định và quyết định đầu tư vốn của Ngân hàng.
Việc thực hiện pháp luật của các chủ thể kinh doanh không nghiêm cơ chế bảo đảm thực thi pháp luật kém hiệu lực. Tính trong phổ biến hiện nay là các doanh nghiệp vi phạm pháp luật ở các mức độ khác nhau. Đặc biệt là các pháp lệnh về kinh tế không được coi trọng, việc ký và thực hiện các hợp đồng kinh tế không nghiêm túc, có trường hợp ký hợp đồng giả để lừa đảo vay vốn Ngân hàng pháp lệnh về kế toán không được thực hiện một cách nghiêm túc.
Thực tế đó đòi hohỉ có chế vận hành pháp luật phải thực hiện đồng bộ và thống nhất từ việc lập pháp, hành pháp và tư pháp. Thời gian qua nhà nước rất chú trọng ban hành các bộ luật nhưng việc thực hiện giám sát chưa đi vào cuộc sống vì chưa có một bộ máy đủ năng lực chuyên môn đi thực hiện, thậm chí còn nhiều cán bộ thi hành pháp luật có biểu hiện thoái hoá; bền chặt gây chậm trễ rắc rối trong quá trình thực hiện làm mất lòng tin của nhân dân.
2.3.3. Một số biện pháp Ngân hàng Công thương - Thanh Hoá đã và đang thực hiện nhằm hạn chế rủi ro cho vay tại Ngân hàng Công thương - Thanh Hoá.
2.3.3.1. Điều chỉnh phương hướng đầu tư hợp lý.
Trước tình hình kinh doanh của những năm gần đây Ngân hàng Công thương Thanh Hoá cần phải thay đổi một số yếu tố trong các hoạt động kinh doanh của mình mà đặc biệt là nghiệp vụ tín dụng. Trong nghiệp vụ này qua kết quả hoạt động của những năm trước đây thì để giảm thiểu lượng NQH và tình hình lãi theo Ngân hàng Công thương - Thanh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0561.doc