MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chương I: Cơ sở lý luận về quản lý chất lượng của doanh nghiệp 3
I. Khái quát chung về chất lượng sản phẩm 3
1. Chất lượng là gì ? 3
2. Quan niệm về chất lượng sản phẩm. 3
3. Sự hình thành của chất lượng sản phẩm. 3
4. Những đặc điểm cơ bản của chất lượng sản phẩm 4
5. Sự phân loại chất lượng sản phẩm - ý nghĩa và mục đích. 4
5.1. Chất lượng thiết kế 4
5.2. Chất lượng thực tế. 4
5.3. Chất lượng chuẩn 4
5.4. Chất lượng cho phép. 5
5.5. Chất lượng tối ưu. 5
6. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. 5
6.1. Một số yếu tố ở tầm vĩ mô. 5
6.2. Các nhân tố tác động tới chất lượng sản phẩm ở tầm vi mô. 5
7. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phẩm. 5
8. Vấn đề cơ bản của đảm bảo và cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm 7
9. Lợi ích của việc nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá. 7
II. Vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm ở doanh nghiệp 7
1. Trước hết ta phải hiểu quản lý chất lượng là gì ? Và vì sao phải tiến hành quản lý chất lượng sản phẩm?. 7
1.1. Quản lý chất lượng sản phẩm. 7
1.2. Sự cần thiết phải quản lý chất lượng sản phẩm. 8
2. Đặc điểm của công tác quản lý chất lượng sản phẩm. 9
3. Những yêu cầu chủ yếu trong quản trị chất lượng sản phẩm ở doanh nghiệp 9
4. Các chức năng của công tác quản lý chất lượng sản phẩm. 10
5. Hiệu quả của công tác quản lý chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp 10
Chương II: Phân tích thực trạng quản lý chất lượng của công ty cổ phần bánh kẹo hải châu 11
I. Tổng quan về công ty cp bánh kẹo hải châu 11
1. Sự ra đời của Công ty CP bánh kẹo Hải Châu 11
2. Những giai đoạn phát triển của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu. 11
2.1. Thời kỳ thành lập từ năm 1965-1975 11
2.2. Thời kỳ từ năm 1976-1985 : 11
2.3. Thời kỳ từ năm 1986-1991 : 12
2.4. Thời kỳ từ năm 1992 đến nay : 12
3. Tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu 12
3.1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty CP bánh kẹo Hải Châu 12
3.2. Cơ chế hoạt động của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu 13
4. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật có ảnh hưởng tới CLSP của Công ty CP bánh kẹo Hải Châu 17
4.1. Đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP bánh kẹo Hải Châu . 17
4.2. Đặc điểm tình hình tài chính của công ty 20
4.3. Đặc điểm về đội ngũ lao động của công ty có ảnh hưởng lớn tới CLSP bánh kẹo. 21
4.4. Đặc điểm máy móc trang thiết bị và quy trình công nghệ của công ty. 23
4.4. Đặc điểm về NVL & công tác quản lý NVL ở công ty. 24
II. Thực trạng chất lượng & công tác QLCL của Công ty CP bánh kẹo Hải Châu 25
1. Khái quát về tình hình chất lượng sản phẩm của công ty. 25
1.1. Các chỉ tiêu dùng để đánh giá chất lượng bánh. 25
1.2. Các chỉ tiêu để đánh giá chất lượng kẹo. 26
1.3. Thực trạng chất lượng bánh của công ty. 26
1.4. Thực trạng chất lượng kẹo của Công ty. 27
2. Thực trạng công tác quản lý chất lượng sản phẩm của Công ty CP bánh kẹo Hải Châu 28
2.1. Thực trạng hoạt động quản trị chất lượng sản phẩm ở Công ty CP bánh kẹo Hải Châu 28
2.2. Đánh giá chung về chất lượng & quản lý chất lượng của Công ty. 34
3. Những thuận lợi và khó khăn của công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh nói chung và nâng cao CLSP nói riêng. 35
3.1. Thuận lợi. 35
3.2. Khó khăn. 35
4. Những thành quả đạt được của công tác quản lý chất lượng của Công ty CP bánh kẹo Hải Châu . 36
5. Những tồn tại của công tác quản lý chất lượng sản phẩm và nguyên nhân ảnh hưởng tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty. 37
5.1. Những tồn tại cần được khắc phục. 37
5.2. Những nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng tới chất lượng bánh kẹo của Công ty. 38
5.3. Những nguyên nhân khách quan ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. 38
Chương III: Giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng của Công ty CP bánh kẹo Hải Châu 40
I. Phương hướng cơ bản và giải pháp nhằm duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty CP bánh kẹo Hải Châu . 40
II. Một số giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty CP bánh kẹo Hải Châu 41
2.1. Biện pháp về tổ chức quản lý. 41
2.2 Biện pháp duy trì, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 42
2.3. Tăng cường khai thác sử dụng công nghệ hiện có và đầu tư nghiên cứu triển khai KHCN mới 46
2.4. Tăng cường công tác quản lý và sử dụng có hiệu quả NVL. 46
2.5. Xây dựng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9002. 48
2.6 Đổi mới nhận thức về chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm. 49
III. Một số kiến nghị với các cơ quan và Nhà nước. 50
Kết luận 52
Danh mục tài liệu tham khảo 53
62 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4430 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp quản lý chất lượng ở Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
500
23
Phú Yên
20
5
7
9
10
Chính do uy tín của công ty về CLSP, dịch vụ, giá cả mà nạn làm hàng giả đang gây hậu quả xấu đến vấn đề tiêu thụ sản phẩm của công ty cũng như làm mai một hình bóng của công ty trên thị trường truyền thống.
4.2. Đặc điểm tình hình tài chính của công ty
Nguồn vốn của công ty được tài trợ bằng nguồn vốn ngân sách cấp cũng chiếm tỉ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn doanh nghiệp.
Tình hình kinh doanh có kết quả tốt đã làm nguồn vốn không ngừng tăng, chúng ta phải khẳng định rằng, sẽ chẳng có công nghệ mới, hiện đại, NVL tốt nếu như trong tay chúng ta không có vốn. Đây là điều kiện tiên quyết để chúng ta thực hiện chính sách nâng cao chất lượng sản phẩm.
Tình hình tài chính của công ty trong mấy năm gần đây thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3: Chỉ tiêu tài chính của Công ty CP bánh kẹo Hải Châu .
Chỉ tiêu tài chính cơ bản của công ty
Đơn vị
Năm 2004
Năm 2005
So sánh 05/04
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
1. Tổng tài sản
Tỷ.đ
110,750
100,00
122,168
100,00
110,31
- TSLĐ
Tỷ.đ
40,350
36,43
46,343
37,93
114,88
- TSCĐ
Tỷ.đ
70,400
63,57
75,825
62,07
107,71
2. Tổng nguồn vốn
Tỷ.đ
110,750
100,00
122,168
100,00
110,31
- Vốn ngân sách
Tỷ.đ
73,550
66,41
75,512
61,80
102,66
- Vốn vay ngắn hạn
Tỷ.đ
30,900
27,90
36,635
29,98
118,56
-Nguồn vốn khác
Tỷ.đ
6,300
5,69
10,021
8,22
159,06
Qua số liệu đưa ra ta có một số nhận xét như sau về tiềm lực tài chính của công ty
Nguồn lực tài chính là một nhân tố then chốt trong quá trình SXKD của doanh nghiệp, là công cụ khẳng định sức mạnh của hãng để thực hiện sản xuất và tái sản xuất mở rộng, trong đó đầu tư cho các biện pháp nâng cao CLSP là đầu tư cho phát triển.
Qua bảng trên ta thấy khả năng tài chính của doanh nghiệp có thể đáp ứng được yêu cầu của sản xuất kinh doanh như đào tạo phát triển nguồn nhân lực, mua sắm - đầu tư nghiên cứu KH-KT-CN mới vào sản xuất và quản lí từ đó nâng cao được năng lực sản xuất sản phẩm và chất lượng sản phẩm, và nó tạo khả năng cạnh tranh của công ty trên thương trường. Để huy động nguồn vốn lớn trong chính doanh nghiệp, nâng cao ý thức tinh thần trách nhiệm, quyền làm chủ tập thể của người lao động cũng như tăng tính linh hoạt của doanh nghiệp trên thương trường trong năm nay công ty sẽ tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp. Đây là một cơ hội lớn để doanh nghiệp có thể nâng cao được năng suất, chất lượng sản phẩm của mình.
4.3. Đặc điểm về đội ngũ lao động của công ty có ảnh hưởng lớn tới CLSP bánh kẹo.
Nếu như có một nhân tố nào đó ảnh hưởng quyết định tới CLSP của doanh nghiệp thì đó phải là đội ngũ lao động. Biết khai thác hợp lý nhân tố con người sẽ tạo thế mạnh không ngờ cho doanh nghiệp. Đây được coi là nguồn lực bên trong có giá trị nhất.
Đặc điểm người lao động ở đây phần nhiều là nữ giới vì các công việc (trừ kĩ thuật và quản lý) là tương đối đơn giản cần nhiều tới sự cần cù, khéo léo của công nhân như công việc đóng gói, gói kẹo ... Song lao động nữ thường hay ốm đau, thai sản, công việc gia đình ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình sản xuất, chất lượng sản phẩm đặc biệt khi thị trường có mức tiêu thụ cao. Lao động nam chủ yếu làm ở các bộ phận bốc xếp kẹo, nguyên vật liệu xuất nhập kho, ở các tổ cơ khí, nấu kẹo. Họ là những người có sức khoẻ tốt làm việc tích cực, nhiệt tình.
Bảng 4: Số lượng lao động của Công ty CP bánh kẹo Hải Châu năm 2005
Cơ cấu lao động
Số lao động (người)
Theo giới tính
Nam
Nữ
Tổng số
393
1570
1963
Theo hình thức lao động
Lao động gián tiếp sản xuất
+ Cán bộ lãnh đạo
+ Trưởng phòng
+ Nhân viên kinh tế
+ Nhân viên kỹ thuật
+ Nhân viên hành chính
+ Nhân viên khác
Lao động trực tiếp sản xuất
+ Công nhân kỹ thuật
+ Lao động thủ công
- Tổng số
169
4
4
36
57
4
64
1794
1091
703
1963
Theo trình độ học vấn
Đại học
+ cán bộ lãnh đạo
+ Nhân viên phòng ban
+ Nhân viên kỹ thuật
Trung cấp
+ Nhân viên phòng ban
+ Công nhân kỹ thuật
+ Lao động thủ công
Chưa qua đào tạo
+ Lao động thủ công
- Tổng số
439
4
134
301
745
82
508
155
779
779
1963
Số lượng lao động của công ty không ngừng tăng lên để đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất. Mới đầu công ty chỉ có chưa đầy 1000 công nhân viên nay đã có 1963 công nhân viên. Trong số này có tới 80% lao động là nữ do đặc thù của tình hình sản xuất kinh doanh và được tập trung ở các khâu bao gói, đóng hộp.
Qua biểu này ta thấy tổng số lao động gián tiếp là 169 người chiếm 8.6% trong tổng số lao động của công ty. Nhân viên kỹ thuật là 57 người, bằng 33% lực lượng lao động gián tiếp và bằng 2.9%. Nhân viên kinh tế là 36 người 1.3% tổng số lao động gián tiếp và chiếm 1.83% lao động cả công ty. Ngoài ra các nhân viên và cán bộ khác chiếm 44.97% lao động gián tiếp. Và như vậy công ty đã thực hiện tốt chủ trương tinh giảm biên chế của Nhà nước, hoàn thiện công tác tổ chức quản lý của bộ máy làm cho nó gọn nhẹ, dễ điều hành quản lý và đáp ứng tốt yêu cầu của sản xuất kinh doanh.
Đội ngũ những người công nhân viên của Hải Châu có trình độ học vấn khá cao điều đó thể hiện qua con số 439 là số lượng người có trình độ đại học, tương đương 22.36%. Đây là con số rất cao mà không nhiều công ty có, lợi thế này được phát huy sẽ mang lại cho Hải Châu những kết quả tốt.
4.4. Đặc điểm máy móc trang thiết bị và quy trình công nghệ của công ty.
a. Đặc điểm về trang thiết bị, máy móc.
Công ty CP bánh kẹo Hải Châu rất chú trọng tới việc đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ hiện đại hoá sản xuất dần dần đưa cơ giới và tự động hoá vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Hiện nay ngoài việc duy trì sử dụng các máy móc thiết bị đã có, công ty còn đầu tư thêm hai dây truyền sản xuất kẹo cứng của Đức, hai nồi nấu kẹo liên tục và một số máy gói kẹo tự động EW5, EW8 của Đức....
Bảng 5: Danh mục máy móc thiết bị của Công ty
Stt
Tên thiết bị
Xuất xứ
Năm đưa vào sản xuất
Công suất (kg/h)
Thiết kế/TTế (%)
Thiết kế
Thực tế
A
Thiết bị sản xuất kẹo
1
Nồi nấu kẹo chân không
Đài Loan
1990
300
300
100
2
Máy gói kẹo cứng
Italia
1995
500
450
90
3
Máy gói kẹo mền
Hà Lan
1996
1000
900
90
4
Dây chuyền Jelly đỗ khuôn
Austrlia
1996
2000
2000
100
5
Dây chuyền Jelly đổ cốc
Indonesia
1997
120
100
83.3
6
Dây chuyền SX kẹo Caramel
Đức
1998
200
200
100
B
Thiết bị sản xuất bánh
1
Dây truyền sản xuất bánh quy
Đan Mạch
1992
300
280
93.3
2
Dây truyền SX bánh phủ Socola
Đan Mạch
1995
200
200
100
3
Dây chuyền SX bánh Cracker
Ý
1995
400
400
100
4
Dây chuyền máy đóng gói bánh
Nhật
1995
150
200
100
5
Dây chuyền sản xuất kẹo Chew
Đức
2002
370
270
100.3
b. Đặc điểm về quy trình công nghệ.
Quy trình sản xuất các loại bánh kẹo của công ty tương đối đơn giản, chu kỳ ngắn, quá trình chế biến sản phẩm nằm gọn trong một phân xưởng nên công tác tổ chức và quản lý chất lương tương đối dễ dàng, trong các dây chuyền đó có dây chuyền hoạt động tự động, bán tự động hay thủ công bán thủ công...
4.4. Đặc điểm về NVL & công tác quản lý NVL ở công ty.
Với bất kỳ sản phẩm nào cũng vậy, yếu tố chính để tạo nên thực thể của sản phẩm là NVL làm nên sản phẩm đó. Chất lượng sản phẩm chịu ảnh hưởng lớn của chất lượng NVL sử dụng. Công ty CP bánh kẹo Hải Châu hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm trong ngành thực phẩm nên chất lượng NVL là rất quan trọng song đặc điểm là rất khó bảo quản, dễ hư hỏng biến chất. Chi phí cho NVL chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, với kẹo cứng khoảng 73,4%, kẹo mềm khoảng 72,1%. Vì vậy quản lý NVL không những góp phần nâng cao CLSP mà còn giảm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm tăng sức cạnh tranh trên thương trường.
Để sản xuất ra các mặt hàng của công ty đòi hỏi phải có các nguyên liệu chủ yếu là: Đường Sacaroza, mật tinh bột, bơ, sữa, bột mỳ... và các phụ gia khác như axit chanh, tinh dầu chanh, phẩm màu, Gelatin... Nguyên vật liệu mà công ty sử dụng để sản xuất ra các loại sản phẩm tương đối đồng nhất. NVL đã tác động không nhỏ vào quá trình sản xuất đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, đồng thời ảnh hưởng sâu rộng tới chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường.
II. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG & CÔNG TÁC QLCL CỦA CÔNG TY CP BÁNH KẸO HẢI CHÂU
1. Khái quát về tình hình chất lượng sản phẩm của công ty.
Trong thời gian qua, cùng với nhiệm vụ tập trung đa dạng hoá chủng loại, phát triển sản phẩm mới công ty còn chú trọng vào việc đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có cũng như những sản phẩm mới đưa vào sản xuất. Bằng các biện pháp kinh tế - kỹ thuật hợp lý mà chất lượng sản phẩm của công ty ngày một cao đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trên khắp đất nước.
Bất kỳ một sản phẩm nào kể cả sản phẩm hàng hoá và dịch vụ cũng đều có hệ thống chỉ tiêu chất lượng cho sản phẩm đó. Các chỉ tiêu này không chỉ được người sản xuất quan tâm mà đặc biệt là người tiêu dùng và các cơ quan quản lý CLSP.
Công ty CP bánh kẹo Hải Châu xây dựng các chỉ tiêu CLSP bánh kẹo của dựa trên cơ sở: nghiên cứu nhu cầu của thị trường, tính năng kinh tế - kỹ thuật của máy móc thiết bị và quy trình công nghệ, đặc điểm vốn có về đội ngũ cán bộ công nhân viên cũng như các loại nguyên vật liệu đầu vào và dưạ vào hệ thống các chỉ tiêu chuẩn chất lượng, chỉ tiêu chất lượng của Nhà nước và đăng ký với trung tâm đo lường, được trung tâm cho phép sản xuất các loại bánh kẹo theo tiêu chuẩn đã được duyệt.
1.1. Các chỉ tiêu dùng để đánh giá chất lượng bánh.
Các chỉ tiêu chất lượng này được thực hiện căn cứ vào TCVN số 5909 (năm 1995) áp dụng cho các loại bánh Biscuit như sau:
- Về yêu cầu kỹ thuật:
- Về yêu cầu vệ sinh:
- Về yêu cầu cảm quan:
Trong ba chỉ tiêu trên thì các chỉ tiêu phản ánh yêu cầu kỹ thuật và vệ sinh là đặc biệt quan trọng nó liên quan tới tính pháp lý của CLSP. Còn chỉ tiêu cảm quan của bánh phụ thuộc nhiều vào quá trình chế biến, bao gói sản phẩm nếu thực hiện tốt các chỉ tiêu này sẽ làm tăng tính thẩm mỹ của bánh hấp dẫn ngươì tiêu dùng vì đây là các chỉ tiêu người tiêu dùng nhận biết rõ nhất. Hai chỉ tiêu lý hoá và vệ sinh thì không dễ gì có thể nhận biết được, phải qua kiểm tra bằng các công cụ chuyên dùng.
1.2. Các chỉ tiêu để đánh giá chất lượng kẹo.
Các chỉ tiêu chất lượng công ty đang sử dụng cho sản xuất các loại kẹo được tuân theo tiêu chuẩn VN số 5908 năm 1995
Để có chất lượng bánh kẹo tốt công ty đã đảm bảo các yếu tố như NVL, máy móc trình độ tay nghề của công nhân, tổ chức quản lý sản xuất tốt đáp ứng được hệ thống các chỉ tiêu rất ngặt nghèo mà Nhà nước doanh nghiệp, người tiêu dùng đã đặt ra.
1.3. Thực trạng chất lượng bánh của công ty.
Như ta đã biết, sản xuất bánh chưa phải là thế mạnh của công ty bởi vậy mà chất lượng bánh của Hải Châu còn có một số hạn chế nhất định bên cạnh “những người khổng lồ” như Tràng An, Hải Hà, Kinh Đô, Indonexia, Trung Quốc, ... bánh Hải Châu gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh. Do vậy, hiện nay Hải Châu đang tích cực đầu tư nguồn lực để cải thiện tình hình chất lượng bánh. Bước sang năm 2006 Hải Châu đã thi đua rầm rộ trong các phong trào nhằm nâng cao chất lượng bánh của công ty, kịp thời phục vụ nhu cầu lớn trong dịp lễ, tết và đã được người tiêu dùng chấp nhận và đánh giá cao.
Với những chính sách rõ ràng, sự nỗ lực quyết tâm của toàn thể cán bộ công nhân viên Hải Châu, các mục tiêu về chất lượng đã thực hiện được: chất lượng bánh được nâng lên, sản phẩm đa dạng và phong phú, giảm gía bán nhờ giá thành hạ do tiết kiệm được tối đa NVL, sử dụng hợp lý lao động, máy móc thiết bị ... Tỷ lệ sai hỏng của bánh liên tục giảm qua các năm các con số sau sẽ chứng minh điều đó.
Bảng 6: Tình hình sai hỏng của bánh qua các năm.
Năm
Tỷ lệ sai hỏng (%)
Mức chênh lệch tăng (+) giảm (-) về tỷ lệ sai hỏng (%).
1999
1,2
-
2000
1,0
-0,2
2001
0,5
-0,5
2002
0,3
-0,2
2003
0,1
-0,2
2004
0,08
-0,02
2005
0,07
-0,01
Năm 1999 tỷ lệ sai hỏng bình quân của các loại bánh là 1.2% tức là doanh nghiệp cứ sản xuất ra 10.000 gói bánh thì sẽ có 120 gói bị hỏng trong đó số gói không sửa chữa được là 80% bằng 96 gói. Bước sang năm 2000 tỷ lệ sai hỏng của bánh giảm hẳn 16%chỉ còn 1%trong tổng số sản phẩm sản xuất ra. Đặc biệt sang năm 2001 con số này chỉ còn 0.5% giảm tới 50%, đây là con số rất đáng khích lệ. Cứ như vậy cho tới năm 2005 số sản phẩm bánh hỏng chỉ còn 0.07% đây là kết quả rất khả quan, tức là doanh nghiệp cứ sản xuất ra 10.000gói thì chỉ có 7 gói là bị hư hỏng. Sang năm nay (2006) công ty đang phấn đấu giảm hơn nữa số sản phẩm hỏng dần đạt tới sản xuất không lỗi.
Trên đây mới chỉ là tỷ lệ giảm sản phẩm hỏng của bánh, để phản ánh chính xác và đủ sức thuyết phục ta phải đem so sánh sản phẩm của công ty với các qui định tiêu chuẩn chất lượng đó là chỉ tiêu lý hoá, chỉ tiêu vệ sinh thực phẩm, chỉ tiêu cảm quan và thời gian bảo hành của sản phẩm.
1.4. Thực trạng chất lượng kẹo của Công ty.
Để thấy được thực trạng tình hình sản xuất kẹo của công ty ta xem xét một số chỉ tiêu sau:
Bảng 7: Tỷ lệ sai hỏng của kẹo giai đoạn 1999-2005.
Năm
Tỷ lệ sai hỏng (%)
Mức chênh lệch tăng (giảm),%
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
1,5
1,3
1,0
0,5
0,2
0,08
0,06
_
-0,2
-0,3
-0,5
-0,3
-0,12
-0,02
Năm 1999 tỷ lệ sai hỏng là 1,5% có nghĩa là khi doanh nghiệp sản xuất ra 10.000 gói kẹo thì có 150 gói không đạt tiêu chuẩn, trong đó bao gồm cả sản phẩm có thể sửa chữa và sản phẩm không thể sửa chữa (phế phẩm).
Con số 1,3 là tỷ lệ sai hỏng trong năm 2000, so với năm trước đã giảm 0,2% hay giảm 20 gói không đạt yêu cầu. Tương tự qua các năm 2001 đến 2005 tỷ lệ sản phẩm hỏng liên tục giảm điều đó phản ảnh chất lượng kẹo sản xuất ra có chiều hướng tốt hơn. Hiện nay Công ty vẫn không ngừng cải tiến bằng nhiều phương pháp tác động vào quy trình sản xuất để giảm tối thiểu sản phẩm hỏng tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Các chỉ tiêu cảm quan và chỉ tiêu vi sinh vật cũng như thời hạn bảo hành Công ty đều đạt theo như tiêu chuẩn tức là sản phẩm có hình dạng và kích thước theo khuôn mẫu, có màu sắc đặc trưng, không có tạp chất và không có vi sinh vật gây bệnh đảm bảo VSATTP.
2. Thực trạng công tác quản lý chất lượng sản phẩm của Công ty CP bánh kẹo Hải Châu
2.1. Thực trạng hoạt động quản trị chất lượng sản phẩm ở Công ty CP bánh kẹo Hải Châu
Chất lượng sản phẩm thể hiện tổng hợp trình độ kỹ thuật, trình độ quản lý kinh tế của công ty. Một sản phẩm hàng hoá có chất lượng tốt phải đạt những yêu cầu về kĩ thuật, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, giá cả hợp lý, mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
Do vậy công tác quản lý chất lượng sản phẩm là một trong những nghiệp vụ quan trọng của công tác quản lý kinh tế kỹ thuật nói chung và công tác quản lý chất lượng nói riêng. Việc QLCLSP được công ty thực hiện ở hầu hết các khâu từ nghiên cứu nhu cầu, thiết kế, chế tạo, ...đến khâu cuối cùng là tiêu thụ và sử dụng hàng hoá.
Để có chất lượng sản phẩm cao mở rộng được thị trường nâng cao uy tín của doanh nghiệp công ty đã thực hiện việc quản lý như sau:
Quản trị chất lượng trong khâu thiết kế : Công việc thiết kế được Công ty coi là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp, nó liên quan tới sự ràng buộc và phối hợp của nhiều phòng ban, nhiều chức năng trong doanh nghiệp. Hàng năm công ty cho ra đời hơn 10 loại sản phẩm mới song thực tế chỉ được một vài sản phẩm là có thể tồn tại và phát triển được trên thị trường.
Đặc điểm quan trọng của sản phẩm bánh kẹo là chu kỳ sống ngắn do vậy yêu cầu phát triển sản phẩm mới là vô cùng quan trọng. Phòng quản lý chất lượng của công ty (KCS) luôn liên kết chặt chẽ với phòng Marketing(trong phòng kinh doanh) để nắm được nhu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm đồng thời phối hợp với phòng thiết kế đưa ra một hệ thống các chỉ tiêu về chất lượng. Đây là công việc hết sức khó khăn, để có chất lượng thiết kế cao công ty đã thực hiện các công việc:
-Tổ chức phối hợp giữa các nhà thiết kế để thiết kế sản phẩm.
- Đưa ra các phương án khác nhau về đặc điểm của sản phẩm với các mức chất lượng nhằm chọn ra một phương án sản phẩm tối ưu vừa đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng, vừa mang lại hiệu quả kinh doanh cao cho doanh nghiệp.
- Thử nghiệm và kiểm tra các phương án đồng thời dự tính các chi phí để chế tạo ra sản phẩm khi đi vào sản xuất đại trà.
- Trong giai đoạn này, bộ phận KCS còn phải thiết lập ra các chỉ tiêu chất lượng vì nếu không có các chỉ tiêu này sẽ không có cơ sỏ để kiểm tra quá trình thực hiện dự án.
- Đồng thời ban quản lý chất lượng còn phải xác định các phương pháp, cách thức tiến hành kiểm tra các công đoạn.
Quản lý chất lượng trong khâu cung ứng: Quản lý chất lượng trong khâu này công ty đã xác định nhà cung ứng nhằm đáp ứng đúng chủng loại, số lượng, thời gian, đặc điểm kinh tế kỹ thuật cần thiết đảm bảo quá trình sản xuát được diễn ra liên tục, chi phí sán xuất là thấp nhất.
Trong cơ chế thị trường có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất cung ứng các loại nguyên vật liệu trong đó có doanh nghiệp ngoài nước và trong nước. Vì vậy việc tìm kiếm nguồn hàng không phải là khó song để tìm một nguồn hàng có uy tín thì không dễ. Hiện nay công ty đang tham gia vào quá trình cạnh tranh bằng chiến lược chất lượng cao nên công ty cho rằng sản phẩm của họ mua sẽ góp phần vào chiến lược đó. Công ty cũng rất nhạy cảm với những nguyên vật liệu đầu vào. Nếu doanh nghiệp cho rằng đầu vào này có thể làm tăng chất lượng sản phẩm hoặc nguồn gốc xuất xứ của nguyên vật liệu có thể làm tăng uy tín của doanh nghiệp thì công ty không mấy nhạy cảm với giá cả và sẵn sàng trả giá cao cho nhà cung ứng truyền thống có uy tín.
Giao dịch và đàm phán là rất quan trọng để có được sự thống nhất về các điều khoản trong đó có phương pháp kiểm tra NVL.Do chủng loại vật tư lớn, số lượng vật tư nhiều nên có một phương pháp kiểm tra thích hợp có ý nghĩa lớn. Công ty thường dùng phương pháp kiểm tra bằng thí nghiệm đối với các NVL có thành phần lý hoá phức tạp, còn những nguyên vật liệu có tính chất đơn giản ít ảnh hưởng tới chất lượng thì có thể sử dụng phương pháp cảm quan kinh nghiệm và phương pháp sử dụng thử.
Công việc này cũng yêu cầu phải đưa ra hình thức kiểm tra hợp lý, Công ty hầu hết là sử dụng phương pháp kiểm tra đại diện lô hàng vì nó có ưu điểm là chi phí kiểm tra thấp, tiến hành nhanh và tập trung được nhân lực nên mức độ chính xác cao.
Trong nghiệp vụ này công ty cũng phải xác định các phương án giao nhận NVL. Giao nhận đúng thời điểm sẽ tạo điều kiện cho công ty giảm chi phí lưu kho bãi, nâng cao chất lượng NVL vì đặc điểm của NVLnày là khó bảo quản và có thể thay đổi thành phần hoá học, sinh học,...chính vì thế công tác này giữ một vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo CLSP của công ty.
Quản lý chất lượng trong sản xuất: Đây là nhiệm vụ quan trọng của bộ phận quản lý chất lượng vì muốn thực hiện tốt được chất lượng thiết kế thì vấn đề cơ bản là phải quản lý, kiểm soát tốt quy trình sản xuất. Trong Công ty, máy móc, quy trình công nghệ không mấy phức tạp song các khâu các bộ phận có quan hệ chặt chẽ với nhau và một sự chục trặc trong bất cứ khâu nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới CLSP.
Quản trị chất lượng trong và sau khâu bán hàng: Trước đây nghiệp vụ này ít được công ty quan tâm, nhưng trong giai đoạn hiện nay nó có tác dụng rất to lớn trong việc thực hiện mục tiêu mở rộng thị trường của doanh nghiệp. Để khách hàng khai thác hết công dụng của sản phẩm và tạo điều kiện thuận lợi nhất để cho khách hàng mua và sử dụng sản phẩm. Công ty đang rất chú trọng tới việc nâng cao chất lượng trong khâu này. Làm tốt công tác này không chỉ có lợi cho người tiêu dùng mà còn cho cả doanh nghiệp.
Đây là những nội dung quan trọng trong công tác quản trị chất lượng của công ty. Như vậy, để có sản phẩm tốt đáp ứng nhu cầu khách hàng, mở rộng thị trường của doanh nghiệp thì bộ phận quản lý chất lượng phải thực hiện nghiêm ngặt các nội dung này.
Để đảm bảo chất lượng trong quá trình cung cấp nguyên vật liệu công ty đã đề ra các biện pháp cụ thể phù hợp với từng nguồn nguyên vật liệu, từng loại nguyên vật liệu và xác lập phương án dự trữ để đáp ứng tiến độ sản xuất với chi phí thấp nhất.
Với các nhà cung cấp trong nước, việc quản lý chất lượng tương đối dễ dàng do thuận tiện về đường đi lối lại, thông tin nhanh chóng chính xác việc giải quyết các trục trặc về chất lượng khá thuận lợi. Nguyên liệu chủ yếu để sản xuất bánh kẹo là đường kính và sức sản xuất trong nước hoàn toàn có thể đáp ứng được. Các yếu tố đó đã làm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, Song ngoài nguyên liệu này hay bị ảnh hưởng bởi tình hình cung ứng do chịu sự tác động lớn về thiên tai hạn hán baõ lụt và nhiều nguyên nhân khác cũng đều có ảnh hưởng gián tiếp tới công Ty như thời hạn cung ứng không đảm bảo cơ cấu nguyên liệu vật liệu không hợp lý, chất lượng kém..
Với các nhà cung ứng nươc ngoài: Công ty phải nhập nhiều loại vật tư như bột mỳ, hương liệu, túi nhãn cao cấp điều này đã gây không ít khó khăn cho quá trình quản lý chất lượng sản phẩm của công ty: Thứ nhất là vấn đề về thời hạn cung ứng. Do điều kiện địa lý xa xôi, quá trình thực hiện phần nhiều thực hiện bằng đường thuỷ như vậy những rủi ro do bão lũ thiên tai dịch hoạ, chìm đắm, cháy nổ là khó tránh khỏi sẽ tác động rất lớn tới tiến độ cung cấp vật tư và chất lượng của sản phẩm, phía nước ngoài còn bị ảnh hưởng bởi các điều kiện về tự nhiên, kinh tế, chính trị- pháp luật. Bên cạnh những nguyên nhân khách quan cũng còn có nhiều nguyên nhân chủ quan từ nhà cung ứng mà công ty không dễ gì kiểm soát được. Thứ hai là về chất lượng sản phẩm, số lượng vật tư, nhìn chung chất lượng ngoại nhập thường cao hơn các vật tư trong nướ song, như đã nói ở trên nó bị ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khách quan mà dẫn đến chất lượng khó ổn định, số lượng vật tư hay biến động. Thứ ba về chi phí, điều dễ nhận thấy ở đây là chi phí rất cao như về giá mua cao, chi phí vận chuyển cao, thuế khoá, bảo quản dự trữ nhiều,…đã làm giảm chất lượng sản phẩm cũng như làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty kém.
Như vậy, việc quản lý các nguồn hàng là khá phức tạp, việc đảm bảo cung cấp chất lượng vật tư tốt là không dễ dàng gì đây là một khó khăn cho nhà quản lý của công ty nói chung và các cán bộ quản lý chất lượng nói riêng.
Chất lượng nguyên vật liệu trước khi nhập kho, khi bảo quản và trước khi đưa vào sản xuất đều được nhân viên KCS lấy mẫu để xác định và kiểm tra, xử lý nghiêm ngặt các vật tư kém chất lượng so với tiêu chuẩn và hợp đồng kinh tế giao nhận. Phần lớn các nguyên vật liệu được kiểm tra qua phòng thí nghiệm.
Trong quá trình sản xuất, nhân viên KCS lấy mẫu sác xuất từng loại bánh kẹo theo từng ca, từng ngày để theo dõi tình hình chất lượng. Các mẫu này được phân tích ở các chỉ tiêu mà cảm quan chỉ tiêu lý hoá về an toàn thực phẩm và những sản phẩm nào kém chất lượng sẽ được loại bỏ và nhân viên quản lý chất lượng sẽ cùng với các cán bộ kỹ thuật điều tra làm rõ và có các biện pháp ngăn chặn kịp thời, thứ nữa là làm cho các sản phẩm đưa vào lưu thông là đảm bảo chất lượng tốt, qua công tác quản lý chất lượng này cũng giúp cho các bộ phận khác cũng hoàn thành tốt hơn bộ phận của mình đặc biệt bộ phận lao động và tiền lương có phương pháp thưởng phạt công bằng hợp lý.
Chất lượng sản phẩm được hình thành trong quá trình sản xuất chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như máy móc trang thiết bị, trình độ tay nghề của người công nhân, nhân viên kỹ thuật, các yếu tố ngoại cảnh, hình thức và phương pháp kiểm tra… Vì vậy, các cán bộ chuyên trách cần nâng cao tay nghề, ý thức làm việc có như vậy quá trình sản xuất mới trôi chảy, hiệu quả.
Trong quá trình tiêu thụ và sử dụng sản phẩm của công ty các nhân viên phòng KCS giữ một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm đến tay người tiêu dùng và sử dụng có hiệu quả nhất các sản phẩm bánh kẹo mà công ty cung ứng.
Các cán bộ KCS thường xuyên thu thập các mẫu bánh kẹo đang bán ở các đại lý, các cửa hàng bán lẻ để phân tích kiểm tra, hiện nay các cán bộ KCS cùng các cán bộ phòng ban đang tìm cách ngăn chặn các loại kẹo bánh gỉa đang có trên thị truờng đặc biệt là kẹo hoa quả (sản xuất ở xí nghiệp Việt Trì).
Qua kiểm tra, phân tích các cán bộ quản lý chất lượng đã đưa ra các đặc điểm phân biệt đâu là kẹo bánh thật đâu là kẹo bánh giả danh. Mặt khác, phối hợp với ban quản lý thị trường tìm nguyên nhân và nhăn chặn kịp thời các loại kẹo bánh giả cũng như các sản phẩm nhập lậu. Về phía mình, công ty đã nghiên cứ thay đổi mẫu mã hình dạng bao bì sản phẩm phát triển sản phẩm mới làm cho các tổ chức sản xuất phi pháp này khó có thể làm giả.
Trong quản lý thì kiểm tra là yếu tố cực kỳ quan trọng nó là một trong bốn chức năng quan trọng của nhà quản trị. Công ty luôn đưa quan điểm KCS là tìm ra các nguyên nhân sai sót chứ không phải chỉ tìm ra các sai sót để xửa chữa hay loại bỏ chúng, Quán triệt quan điểm này bộ phận kiểm tra luôn theo sát từng khâu từng quá trình, để bảo đảm rằng chất lượng sản phẩm làm ra là có chất lượng cao và sai sót ở mức có thể chấp nhận được.
2.2. Đánh giá chung về chất lượng & quản lý chất lượng của Công ty.
a. Về chất lượng
Thời gian gần đây công ty không chỉ quan tâm tới việc đa dạng hoá sản phẩm, thay đổi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp quản lý chất lượng ở Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu.docx