Việc chậm trễ và không đồng bộ trong hướng dẫn thi hành các nghị quyết, nghị định của Chính phủ và thủ tướng Chính phủ của các Bộ, ngành không những đã làm cho chủ trương chính sách đúng đắn của Đảng chậm đi vào cuộc sống mà còn gây lúng túng cho Chi nhánh trong việc thực hiện. Cho đến nay, Chi nhánh vẫn chưa triển khai cho vay đối với các dự án đầu tư thuộc các chương trình phát triển nông nghiệp, chế biến, trang trại, đống tàu, nuôi trồng thuỷ sản và các dựa án xã hội hoá giáo dục, y tế do thiếu những hướng dẫn cụ thể của các Bộ ngành hau sự không đồng bộ trong các văn bản hướng dẫn. Chẳng hạn, đối với kinh tế trang trại, nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày 2/2/2000 của Chính phủ có 2 văn bản hướng dẫn được đưa ra sau đó 4-6 tháng. Thông tư liên tịch của liên bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn-Tổng cục thống kê ngày 23/6/2001qui định đối tượng để xác định kinh tế trang trại là các hộ nông dân, công nhân, viên chức Nhà nước và lực lượng vũ trang đã nghỉ hưu, các hộ thành thị và cá nhân chuyên sản xuất (bao gồm nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản) hoặc sản xuất nông nghiệp là chính có kiêm nhiệm các hoạt động dịch vụ phi nông nghiệp ở nông thôn. Trong khi đó, thông tư 82/2000/TT-BTC ngày 14/8/2000 của Bộ tài chính lại qui định là các trang trại sản xuất hành xuất khẩu, trồng rừng nguyên liệu tập trung, cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ hải sản và chăn nuôi bò sữa, xây dựng hhẹ thống dẫn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt trang trại, sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu vi sinh, chế tạo máy công cụ, máy động lực phục vụ sản xuất nông nghiệp, xây dựng cơ sở chế biến nông lâm thuỷ sản. Bên cạnh đó, một loạt các dự án thuộc chương trình cơ khí cũng bị trì hoãn giải ngân để chờ đợi các qui định cụ thể về lãi suất và các điều kiện ưu đãi theo nghị quyết 11/2000/NQ-CP.
83 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1221 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước tại chi nhánh quỹ hỗ trợ phát triển Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.250,723 tỷ đồng
Cho vay vốn bằng vốn tín
dụng ngoài nước
10
2.956,850 tỷ đồng
Cho vay vốn tín dụng ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu
9
20,532 tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2002-CNQHTPTHN
* Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư
Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư là một hình thức tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước mới được đưa vào thực hiện nhằm giúp các doanh nghiệp giải quyết khó khăn về vốn bước đầu có thể vay vốn của các ngân hàng thương mại sau đó được hỗ trợ một phần lãi suất để giảm chi phí sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường đồng thời cải thiện được tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời đây cũng được coi là một hình thức nhằm huy động tối đa các nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Tuy nhiên, trải qua 1 năm thực hiện, cho đến nay thực tế cho thấy hình thức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư chưa thực sự tạo nên được tính công bằng giữa các dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển và các dự án vay vốn của các ngân hàng thương mại sau đó được hỗ trợ lãi suất vì mức hỗ trợ lãi suất hiện nay là cố định (mức hỗ trợ lãi suất bằng tổng mức vốn vay để đầu tư x50% mức lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước) đối với tất cả các dự án không kể lãi suất thực tế mà chủ đầu tư vay của tổ chức tín dụng phải chịu cũng như thời hạn vay. Ngoài ra, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư là một hình thức mới mà cơ chế tín dụng ưu đãi trước đây không có nên phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố chưa biết đến hoặc chưa hiểu rõ về nó. Chính vì vậy, số lượng các dự án đăng ký hỗ trợ lãi suất sau đầu tư chưa cao, có 82 dự án, ghi kế hoạch là 5,87 tỷ đồng. Chi nhánh đã tiếp nhận thẩm tra trình duyệt 82 dự án, chấp nhận hỗ trợ 15 dự án với trị giá 681 triệu đồng và từ chối cấp hỗ trợ lãi suất cho 67 dự án. Các dự án không được cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư là do chưa có hướng dẫn của Nhà nước và Quỹ Hỗ trợ phát triển về hỗ trợ đối với các dự án vay ngoại tệ hoặc chưa đến thời điểm trả nợ.
* Giải ngân
Đến 31/12/2002 toàn Chi nhánh đã giải ngân được 1.585.368 triệu đồng cho các dự án, kể cảc các dự án vay mới và các dự án đã ký hợp đồng tín dụng từ những năm trước.
Bảng 5: Kết quả giải ngân các dự án (đến 31/12/2002)
Đơn vị: triệu đồng
Nguồn vốn
Kế hoạch giải ngân các HĐ từ 2001 trở về trước và 2002
Giải ngân từ
1/1/2002 đến 31/12/2002
Tỷ lệ đạt (%)
1. Vốn tín dụng
+ Trong nước
+ Ngoài nước
2.592.968
1.484.196
57,24
1.852.062
743.290
40,13
740.906
740.906
100
2. Vốn tạm thời nhàn rỗi
1.214
3. Vốn TD ngắn hạn hỗ trợ XK
15.000
14.844
98,96
3. Cấp phát
nguồn vốn khác
86.855
84.950
97,81
Tổng
2.695.503
1.585.368
58,82
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2002-CNQHTPTHN
Mặc dù Chi nhánh đã chủ động tập trung đôn đốc, phối hợp với các chủ đầu tư tháo gỡ những khó khăn vướng mắc để đẩy nhanh công tác giải ngân thanh toán nhưng tính chung cả Chi nhánh tỷ lệ giải ngân mới đạt 58,82% so với giá trị hợp đồng đã ký. Trong đó, thấp nhất là cho vay vốn tín dụng trong nước, chỉ đạt 40,13% so với giá trị đã ký. Cho vay tín dụng ngẵn hạn hỗ trợ xuất khẩu đạt kết quả cao, 98,96% giá trị hợp đồng.
* Thu nợ gốc và lãi
Chi nhánh đã chủ động bám sát đôn đốc các chủ dự án để thu nợ theo đúng kế hoạch và hợp đồng tín dụng đã ký. Đồng thời phối hợp với các chủ dự án báo cáo UBND thành phố, Quỹ Hỗ trợ phát triển xử lý gia hạn nợ, điều chỉnh thời hạn trả nợ nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho một số dự án có khó khăn như dự án Nhà ga T1 (Cụm cảng hàng không sân bay Miền Bắc), Xưởng phụ kiện sứ vệ sinh (Tổng công ty cơ khí xây dựng), Nhà máy vật liệu chịu lửa kiềm tính (Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng) …tạo điều kiện cho doanh nghiệp ổn định sản xuất và trả được nợ cho Nhà nước. Kết quả, năm 2002 thu gốc đạt 368.321 triệu đồng bằng 112,44% và thu lãi đạt 338.846 triệu đồng tương đương 102,81% so với kế hoạch được giao.
Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng đã tiến hành thực hiện kiểm tra đảm bảo nợ vay đối với các dự án có khó khăn trong việc trả nợ và có nợ quá hạn với kết quả đã kiểm tra 15 dự án trong đó 12 dự án sử dụng vốn trong nước và 3 dự án vốn nước ngoài. Qua kiểm tra đã phân tích nguyên nhân và đánh giá khả năng để báo cáo Quỹ Hỗ trợ phát triển trung ương. Ngoài ra, Chi nhánh cũng triển khai phối hợp với các chủ dự án lập hồ sơ xử lý nợ quá hạn đồng thời báo cáo Quỹ Hỗ trợ phát triển để xem xét báo cáo Chính phủ cho khoanh nợ, giãn nợ đối với 9 dự án nhận bàn giao từ Ngân hàng Đầu tư phát triển và Cục đầu tư phát triển Hà Nội có khó khăn trong sản xuất kinh doanh hoặc do thiết bị lạc hậu mà dự án không thực hiện được theo công văn số 88/HĐQL ngày 17/10/2000 của Hội đồng quản lý. Thực hiện công văn số 489/HTPT/TDUĐ ngày 15/5/2000 của Quỹ Hỗ trợ phát triển, Chi nhánh cũng đã tổ chức rà soát, phân loại dư nợ vay của các dự án, tập trung phân tích kỹ nguyên nhân các dự án tạm thời khó khăn trong việc trả nợ, những dự án có dư nợ vay khó đòi và không có khă năng thu hồi. Trên cơ sở đó đã kiến nghi các biện pháp xử lý.
2.2.3 Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà Nội
Qua các số liệu nêu trên ta có thể nhận thấy nhìn chung năm 2002 tuy là năm thứ hai chính thức đi vào hoạt động song Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà Nội đã có những thành công đáng kể trong việc thực hiện kế hoạch nhiệm vụ được Nhà nước giao cho, thể hiện trên các mặt:
- Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà nội đã chủ động tích cực trong việc tìm dự án đúng đối tượng, thẩm định dự án trước khi được quyết định đầu tư theo đúng Quyết định 13/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tham gia với cơ quan ghi kế hoạch để đăng ký dự án đúng đối tượng đủ điều kiện vay vốn.
- Cho vay vốn tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu, cấp phát uỷ thác đạt tỷ lệ cao so với kế hoạch đề ra.
- Một số các chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch đề ra trong đó có những chỉ tiêu vượt xa kế hoạch như thu nợ gốc, thu lãi. Dư nợ quá hạn, nợ khó đòi và nợ khoanh tương đối thấp.
Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn còn một số mặt yếu:
- Hiệu suất sử dụng vốn khá thấp, bình quân đạt 42,85% tổng nguồn vốn. Tỷ lệ vốn được sử dụng thấp là do nhiệm vụ của Chi nhánh là cho vay tín dụng ưu đãi theo kế hoạch Nhà nước và các dự án vay vốn thuộc diện hưởng ưu đãi của Nhà nước nên rất hạn chế.
Bảng 6: Hiệu suất sử dụng vốn của Chi nhánh
Đơn vị: triệu đồng
Nội dung
Nguồn vốn
Sử dụng vốn
Tỷ lệ sử dụng
Vốn thanh toán ghi thu ghi chi
237.947
0
Vốn điều chuyển nội bộ
678.722
431.383
63,56%
Tổng
1.006.669
431.383
42,85%
Nguồn: Báo cáo quyết toán năm 2002-CNQHTPTHN
- Tỷ lệ giải ngân vốn tín dụng đầu tư còn thấp: 58,82% trên tổng giá trị hợp đồng tín dụng đã ký. Lãi treo còn khá cao, chiếm 10% trên tổng lãi đến hạn phải thu. Việc thực hiện các chương trình của Chính phủ đạt chưa cao 76,79%. Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đạt rất thấp 11,59%. Chưa có bảo lãnh tín dụng đầu tư. Điều đó cho thấy Chi nhánh chưa thực sự tích cực chủ động trong việc phối hợp với các chủ đầu tư trong việc tháo gỡ những khó khăn cản trở nhằm đẩy mạnh hoạt động của mình.
Bảng 7: kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2002
của Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà Nội
Đơn vị: triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
Kế hoạch
Thực hiện
Tỷ lệ
thực hiện
1
Triển khai kế hoạch tín dụng 2002
1.1
Cho vay đầu tư phát triển
Thẩm định
1.132.644
2.266.633
200%
Cho vay
1171.601
1.132.644
96,67%
Giải ngân vốn vay
1.867.062
759.348
40,67%
1.2
Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư
5.876
681
11,59%
1.3
Bảo lãnh tín dụng đầu tư
50
-
2
Thực hiện kế hoạch thu nợ gốc và lãi
2.1
Thu nợ gốc
327.572
373.085
113,89%
2.2
Thu lãi
329.589
339.010
102,86%
2.3
Dư nợ quá hạn, nợ khó đòi, nợ
Khoanh (% so với tổng dư nợ)
20.214
1,3%
2.4
Lãi đến hạn chưa trả (% so với tổng
lãi phải thu)
46.939
10%
3
Cấp phát uỷ thác(% so với tiền gửi
uỷ thác cấp phát của các tổ chức KT)
86.855
84.950
97,81%
4
Thực hiện các chương trình kinh tế
của Chính phủ (thu nợ gốc và lãi)
4.1
Chương trình cơ khí
215,479
165,471
76,79%
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2002-CNQHTPTHN
2.3 Thực trạng hoạt động cho vay đầu tư phát triển của Nhà nước tại Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà Nội
Qua phần phân tích và đánh giá chung về hoạt động của Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà Nội ở trên, ta có thể thấy cho vay đầu tư phát triển của nhà nước là hoạt động chủ yếu, nó chiếm một tỷ trọng vốn lớn, đem lại phần lớn thu gốc và lãi đồng thời là nhiệm vụ chuyên môn quan trọng nhất. Do đó, phần này sẽ tập trung vào những vấn đề về cho vay đầu tư phát triển, những mặt được và những hạn chế cần khắc phục.
2.3.1 Kết quả hoạt động cho vay đầu tư phát triển của nhà nước tại Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà Nội
Không giống như hoạt động cho vay trung dài hạn của các ngân hàng thương mại, cho vay đầu tư phát triển của nhà nước phải tuân theo một qui trình thực hiện rất chặt chẽ và các qui định về đối tượng, về mức độ ưu đãi hết sức nghiêm ngặt.
2.3.1.1 Qui trình lập và giao kế hoạch vốn hàng năm
Đây là cơ sở để thực hiện cho vay đầu tư phát triển của nhà nước. Kế hoạch vốn vay đầu tư phát triển là một bộ phận của kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước được thủ tướng Chính phủ giao hành năm về nguồn vốn và tổng mức vốn cho vay (trong đó có danh mục và mức vốn cho vay các dự án nhóm A) theo cơ cấu ngành, lĩnh vực, vùng kinh tế. Trình tự lập và giao kế hoạch vốn như sau:
+ Lập kế hoạch:
Hàng năm vào thời gian lập dự toán ngân sách nhà nước năm sau theo qui định của Luật ngân sách, căn cứ vào tiến độ thực hiện dự án đã được xác định trong kế hoạch đầu tư và văn bản hướng dẫn lập kế hoạch của Nhà nước, chủ đầu tư lập kế hoạch vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước gửi Bộ (cơ quan ngang Bộ) chủ quản và UBND thành phố.
Đầu tháng 9, các Bộ và UBND thành phố tổng hợp kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước của các dự án theo phạm vi quản lý chia theo cơ cấu ngành, lĩnh vực, vùng gửi Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính và Quỹ Hỗ trợ phát triển.
Cuối tháng 9, căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế xã hội và qui hoạch phát triển vùng, ngành, lãnh thổ và đề nghị của các Bộ, UBND thành phố, Quỹ Hỗ trợ phát triển sẽ lập báo cáo gửi Bộ Kế hoạch đầu tư và Bộ Tài chính để cân đối trình Chính phủ về nguồn và tổng mức vốn tín dụng đầu tư phát triển trong đó có kế hoạch cho vay đầu tư.
+ Thông báo kế hoạch
Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi Thủ tướng Chính phủ quyết định giao kế hoạch vốn của Nhà nước cho Quỹ Hỗ trợ phát triển, Quỹ Hỗ trợ phát triển phải thông báo kế hoạch cho vay đầu tư cho các Bộ, UBND thành phố và các tổ chức có liên quan khác.
Căn cứ vào kế hoạch Nhà nước giao, trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận được thông báo, các Bộ, UBND thành phố và các tổ chức có liên quan phải đăng ký kế hoạch với Quỹ Hỗ trợ phát triển (danh mục dự án và mức vốn vay của từng dự án) theo nguyên tắc ưu tiên bố trí vốn cho các dự án chuyển tiếp theo tiến độ đã xác định trong quyết định đầu tư và trong hợp đồng tín dụng đã ký.
Qui trình thực hiện có thể khái quát qua sơ đồ sau
Chính phủ
Quỹ Hỗ trợ phát triển
Chi nhánh Quỹ HTPT Hà Nội
Doanh nghiệp
Uỷ ban nhân dân thành phố
giao kế hoạch vốn (1)
(2) thông báo
(3)đăng ký kế hoạch
thẩm định và trình (5) (6)
quyết định cho vay
ra quyết định đầu tư
ghi kế hoạch vốn cho dự án
ký hợp đồng TD
(7)
(4) (4)
lập hồ sơ vay vốn lập dự án (đồng thời gửi cơ
quan chủ quản để cho ý kiến)
Xét về phía doanh nghiệp, để được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, doanh nghiệp có dự án được hưởng tín dụng ưu đãi phải lập dự án khả thi và hồ sơ ưu đãi gửi cho Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển thành phố. Trong thời gian 30 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ, Chi nhánh Quỹ theo phân cấp sẽ thẩm định hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp, phương án tài chính, phương án trả nợ của dự án hoặc trình Quỹ hỗ trợ phát triển thẩm định và quyết định cho vay đồng thời cho ý kiến đối với cơ quan quyết định đầu tư. Sau đó, doanh nghiệp lập dự án gửi UBND thành phố Hà Nội. Trước đó, doanh nghiệp phải trình lên cơ quan chủ quản để cơ quan này cho ý kiến nhận xét về doanh nghiệp và hiệu quả của dự án. UBND thành phố mà trực tiếp là Sở kế hoạch đầu tư sẽ xem xét dự án và ra quyết định đầu tư đồng thời ghi kế hoạch vốn cho doanh nghiệp. Khi đó, doanh nghiệp lập hồ sơ vay vốn gửi Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển thành phố, trong thời hạn 20 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ, Chi nhánh sẽ thông báo quyết định ký hợp đồng tín dụng với doanh nghiệp.
2.3.1.2 Đối tượng cho vay và mức độ ưu đãi
Như đã trình bày ở trên, mục đích của cho vay đầu tư phát triển của Nhà nước là nhằm hỗ trợ cho các dự án đầu tư phát triển của các thành phần kinh tế thuộc một số ngành, lĩnh vực, chương trình kinh tế lớn của Chính phủ và những vùng khó khăn cần được khuyến khích đầu tư. Do vậy, nếu như tất cả các doanh nghiệp thuộc tất cả các ngành nghề trên tất cả các địa bàn đều được quyền vay vốn tín dụng ngân hàng để đầu tư phát triển khi có dự án hiệu quả thì chỉ có một số ít dự án được phép vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước. Mỗi đối tượng này, tuỳ theo mức độ cần khuyến khích đầu tư sẽ được hưởng những mức độ ưu đãi khác nhau về lãi suất, mức vốn và thời hạn vay, về thời gian ân hạn, các điều kiện bảo đảm tiền vay…
Thành phố Hà Nội tuy không thuộc địa bàn khó khăn cần khuyến khích đầu tư theo qui định của Nghị định 43 nhưng trên địa bàn thành phố có rất nhiều đơn vị kinh tế cũng như các tổ chức xã hội được ưu tiên phát triển theo qui định tại nhiều văn bản pháp lý khác nhau. Các căn cứ để xác định đối tượng cho vay ưu đãi tín dụng cho đến 3/2002 gồm có:
Nghị định 43/CP ngày 29/06/1999 về tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước qui định 5 nhóm đối tượng với mức độ ưu đãi chung là lãi suất 7%/năm, thời hạn vay tối đa là 10 năm, mức vốn vay theo quyết định của thủ tương Chính phủ đối với các dự án nhóm A và từ 50-70% tổng vốn đầu tư tuỳ theo từng dự án đối với nhóm B,C.
Quyết định 37/2000/QĐTTg ngày 24/03/2000 về hỗ trợ các sản phẩm công nghiệp trọng điểm (áp dụng cho tàu biển trọng tải 11.500 tấn, động cơ đốt trong dưới 30 mã lực và máy thu hình màu)
Nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 và thông tư 82/2000/TT-BTC ngày 14/8/2000 về kinh tế trang trại qui định đối tượng được hưởng tín dụng ưu đãi của Nhà nước thuộc thành phần kinh tế trang trại gồm một số các trang trãi hàng xuất khẩu, trồng rừng nguyên liệu tập trung, cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi bò sữa, xây dựng hệ thống dẫn nước phục vụ trang trại, sản xuất thuốc trừ sâu, phân bón, chế tạo máy công cụ, máy động lực phục vụ nông nghiệp, xây dựng cơ sở chế biến nông, lâm, thuỷ sản.
Nghị quyết 08/2000/NQ-CP ngày 08/06/2000; 09/2000/NQ-CP ngày 15/06/200 và Quyết định 02/2001 TTg ngày 02/01/2001 về dự án sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu và các dự án sản xuất nông nghiệp qui định 2 nhóm đối tượng với mức vốn vay tối đa 90% tổng vốn đầu tư của dự án đối với các dự án nhóm B,C.
Nghị quyết 11/2000 NQ-CP ngày 31/07/2000 và thông tư 67/2000/QĐ-BCN ngày 20/11/2000 về sản phẩm cơ khí qui định danh mục các sản phẩm cơ khí thuộc các lĩnh vực khác nhau: công nghiệp, giao thông vân tải, nông lâm ngư nghiệp được hưởng tín dụng ưu đãi với mức lãi suất 3,5%/ năm, thời hạn vay tối đa 12 năm trong đó có 2 năm không phải trả lãi và bắt đầu trả nợ gốc từ năm thứ 5.
Quyết định 29/1998/QĐ-TTg ngày 09/02/1998 về phát triển một số lĩnh vực thuộc ngành cơ khí
Quyết định 103/2000/QĐ-TTg ngày 25/08/2000 và thông tư 04/2000/TT-BTS ngày 03/11/2000 về phát triển giống thuỷ sản. Theo đó, các dự án về nuôi trồng thủy sản sẽ được hỗ trợ theo các mức độ khác nhau tuỳ theo quy mô vốn đầu tư trên hay dưới 1 tỷ đồng.
Quyết định 104/2000/QĐ-TTg ngày 25/08/2000 vế chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn
Quyết định 117/2000 QĐ-TTg ngày 10/10/2000 về các dự án đóng tàu biển của ngành đóng tàu Việt Nam. Các dự án đầu tư chiều sâu, nâng cấp, mở rộng xây dựng mới cơ sở đóng tàu được vay vốn tín dụng ưu đãi với lãi suất 3,5%/năm, thời hạn vay tối đa là 12 năm trong đó có 2 năm ân hạn, các dự án mua tàu biển đóng mới trong nước được vay tối đa 85% tổng vốn đầu tư với lãi suất 5%/năm, thời gian vay vốn tối đa là 12 năm và được 2 năm ân hạn.
Quyết định 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 về chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn đối với các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và các cơ sở vận tải nội bộ cả thực hiện dịch vụ khác phục vụ sản xuất và đời sống dân cư.
Quyết định 128/2000/QĐ-TTg ngày 20/11/2000 về đầu tư phát triển công nghiệp phần mềm qui định đối tượng được hưởng tín dụng ưu đãi là các doanh nghiệp sản xuất, gia công phần mềm của Việt Nam.
Nghị định 119/1999/NĐ-CP ngày 18/9/1999 và thông tư 2341/TTLT-BKHCNMT-BTC ngày 28/11/2000 về đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ. Trong đó các hoạt động nghiên cứu, triển khai ứng dụng và thực hiện dịch vụ khoa học công nghệ, các hoạt động liên quan tới bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, chuyển giao công nghệ và áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất đều được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước.
Quyết định 55/2001/QĐ-TTg ngày 23/4/2001 về chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2002. Các dự án đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất: sợi, dệt, in nhuộm hoàn tất, nguyên liệu dệt, phụ liệu may và cơ khí dệt may, mức vốn vay tối đa tới 100% tổng vốn đầu tư của dự án, lãi suất 50% được vay theo lãi suất đặc biệt là 3%năm 50% vay theo lãi suất TD đầu tư của Nhà nước là 5,4%.
Quyết định 133/2001/QĐ-TTg ngày 10/9/2001 về việc ban hành Quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu.
Quyết định 132/2001/QĐ-TTg ngày 7/9/2001 và Thông tư số 79/2001/TT-BTC ngày 28/9/2001 về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn.
Nghị định 71/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 về ưu đãi đầu tư xây dựng nhà ở để bán và cho thuê.
(Các qui định chi tiết về đối tượng được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và mức độ ưu đãi xem phần phụ lục)
Như vậy, đối tượng được phép vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước tại Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà Nội khá rộng. Điều này cho phép Chi nhánh mở rộng hoạt động cho vay, tuy nhiên bên cạnh đó cũng gây khó khăn cho cán bộ tín dụng trong việc xác định đối tượng cũng như mức độ ưu đãi mà chủ đầu tư được hưởng.
2.3.1.3 Thực hiện cho vay
Tuân thủ theo những qui định của Nhà nước trong việc thực hiện, Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển Hà Nội đã tiếp nhận, thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay và tiến hành cho vay đầu tư phát triển đối với các dự án trên địa bàn thành phố. Kết quả đạt được trong thời gian qua là tương đối khả quan, năm 2002 Chi nhánh đã tiếp nhận 83 dự án với giá trị 2.266.633 triệu đồng. Sau khi tiến hành thẩm định và trình Quỹ Hỗ trợ phát triển trung ương, Chi nhánh đã xét duyệt cho vay tổng cộng 42 dự án với tổng giá trị 1.461.601 triệu đồng.
Năm 2002 là những năm tiếp theo thực hiện nhiệm vụ của Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà Nội. Với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên, thêm vào đó hệ thống các qui định có liên quan được điều chỉnh theo hướng rõ ràng và hợp lý hơn, Chi nhánh đã đẩy mạnh được hoạt động cho vay đầu tư phát triển. Tổng mức vốn cho vay theo hợp đồng tín dụng đã ký giữa Chi nhánh Quỹ và các chủ dự án tăng 2,7 lần so với năm 2001 và tăng 127% về số dự án. Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà Nội đã thực sự trở thành kênh cho vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước chính trên địa bàn thành phố theo đúng như mục tiêu nhiệm vụ được qui định trong Nghị định 50/CP về tổ chức hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển.
Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số điểm cần lưu ý. Ta thấy rằng trên cơ sở mức tăng trưởng nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển là 121%, mức cho vay ra của Chi nhánh chỉ đạt tốc độ tăng 109%%. Điều này cho thấy hiệu quả hoạt động cho vay đầu tư phát triển của Chi nhánh chưa cao. Mặt khác nếu so với kế hoạch thì tổng giá trị ký hợp đồng tín dụng mới chỉ đạt 83%. Đó là một nghịch lý bởi vì trong khi vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước mới chỉ đáp ứng được 35,7% nhu cầu thì lượng vốn giao kế hoạch hàng năm lại nằm đọng tại Quỹ không cho vay được. Điều đó dẫn đến sự lãng phí vốn lớn khi phần lớn các dự án trên địa bàn thành phố đều thiếu vốn đầu tư để thực hiện đúng tiến độ góp phần nâng cao hiệu quả dự án và hiệu quả vốn đầu tư của ngân sách nhà nước.
Trong tổng số vốn cho vay đầu tư phát triển của nhà nước, công nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm tới 66,64% trong đó tập trung chủ yếu vào ngành cơ khí (44,21%) và dệt may-da giầy (8,55%). Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và các lĩnh vực công nghiệp khác chỉ chiếm 13,88% tổng vốn cho vay đầu tư phát triển. Xây dựng giữ vị trí thứ hai sau công nghiệp, chiếm tới 18,41% tổng vốn cho vay. Dịch vụ, trong đó chủ yếu là nhóm ngành dịch vụ phục vụ đời sống dân cư chiếm 5,39% vốn đầu tư. Nông nghiệp sau một thời gian dài chưa được quan tâm đúng mức (cả giai đoạn 96-99 không có một dự án nào thuộc lĩnh vực nông nghiệp ký được hợp đồng tín dụng) đến năm 2001 đã ký được 2 hợp đồng tín dụng, chiếm 4,45% vốn đã ký theo hợp đồng tín dụng trong đó riêng dự án kiên cố hoá kênh mương của Sở Tài chính vật giá Hà Nội đã có tổng số vốn 10 tỷ đồng. Các lĩnh vực như vận tải (0,56%), y tế (0,37%), giáo dục (1,11%) đều đã có sự gia tăng cả về tỷ trọng và giá trị vốn vay ký kết theo hợp đồng góp phần đem lại một cơ cấu vốn cho vay đầu tư phát triển của nhà nước hợp lý hơn. Các lĩnh vực còn lại chiếm 2,68% tổng vốn đầu tư.
Việc bố trí cơ cấu vốn cho vay đầu tư phát triển của nhà nước tại Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà Nội đã thể hiện đúng chủ trương chính sách của Nhà nước nói chung và của thành phố Hà Nội nói riêng trong việc thực hiện công nghiệp hoá-hiện đại hóa đất nước là tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ đồng thời phát huy vai trò của ngành nông nghiệp. Vốn cho vay đối với khu vực công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất đã góp phần không nhỏ trong việc đầu tư trang thiết bị đổi mới công nghệ, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp trên thị trường cả trong và ngoài nước. Đó là cơ sở để gia tăng tỷ lệ đóng góp vào GDP thành phố của ngành công nghiệp trong những năm qua. Trong lĩnh vực công nghiệp, các ngành công nghiệp mũi nhọn được tập trung vốn đầu tư như cơ khí, dệt may-da giầy đã tạo nên thế mạnh kinh tế của thủ đô. Đây là những ngành được ưu tiên phát triển do vai trò của nó trong cơ cấu kinh tế, có GDP hoặc giá trị xuất khẩu lớn. Đầu tư cho xây dựng cũng chiếm một tỷ trọng lớn góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng tạo điều kiện phát triển kinh tế và nâng cao mức sống dân cư. Đó là nền tảng để thực hiện chủ trương công nghiệp hoá-hiện đại hóa đất nước. Nông nghiệp tuy mới chiếm một tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu vốn cho vay song điều này là hoàn toàn hợp lý bởi vì nông nghiệp không phải là ngành kinh tế chủ đạo của thành phố. Vốn cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu là đối với các dự án xây dựng hạ tầng ngành nông nghiệp như kiên cố hoá kênh mương đã thể hiện được vai trò định hướng chiến lược của Nhà nước trong đầu tư phát triển kinh tế và chủ trương hiện đại hoá nông nghiệp góp phần xoá bỏ khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Tuy nhiên, vốn cho vay đối với các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, y tế…còn tương đối thấp. Điều này chưa phù hợp với chính sách phát triển toàn diện và bền vững của thành phố bởi vì nâng cao chất lượng giáo dục và y tế là cơ sở để phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế. Vì vậy, vốn đầu tư cho các lĩnh vực này cần phải ít nhất là tương xứng với nhu cầu phát triển của nền kinh tế.
Không chỉ xét cơ cấu vốn cho vay theo nhóm ngành, để thấy được thực trạng cho vay đầu tư phát triển của Nhà nước tại Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà Nội, ta cần xét cơ cấu vốn cho vay theo khu vực kinh tế. Theo tiêu thức này, vốn cho vay đầu tư phát triển của nhà nước chủ yếu tập trung khu vực kinh tế quốc doanh. Các doanh nghiệp nhà nước chiếm tới 95,58% tổng vốn cho vay trong khi các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh chỉ chiếm 4,15%.
Các đơn vị kinh tế quốc doanh đã ký được hợp đồng tín dụng với Chi nhánh Quỹ chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trực thuộc UBND thành phố và các doanh nghiệp lớn và vừa thuộc các Bộ ngành. Các dự án thường là đầu tư chiều sâu, khai thác năng lực hiện có hoặc thực hiện các chương trình của Chính phủ. Đa số các doanh nghiệp nhà nước được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển đã thực hiện dự án một cách có hiệu quả đem lại kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh khả quan. Chẳng hạn như dự án đầu tư bổ sung thiết bị sản xuất các loại dây dẫn điện động lực của Công ty cơ điện Trần Phú đã góp phần tăng lợi nhuận của công ty năm 2001 lên 54% so với năm 99; dự án đầu tư chiều sâu khai thác năng lực hiện có mở rộng sản xuất xe đạp của Công ty xe máy xe đạp Thống Nhất đã đưa sản lượng của doanh nghiệp tăng 150%, doanh thu tăng 36%; dự án đầu tư bổ sung và đổi mới thiết bị may của Công ty may 40 góp phần tăng 29,5% lợi nhuận, nộp ngân sách tăng 45,2% so với năm trước. Những kết quả đạt được này đã phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh hướng tới mục tiêu phát
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- C0098.doc