LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ AN SINH XÃ HỘI VÀ SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI AN SINH XÃ HỘI CHO NGƯỜI NGHÈO 4
1.1. Bản chất và chức năng về an sinh xã hội 4
1.1.1. Khái niệm an sinh xã hội 4
1.1.3. Chức năng của an sinh xã hội 8
1.1.3.1. Đảm bảo duy trì thu nhập liên tục cho mọi thành viên trong xã hội để họ ổn định cuộc sống 8
1.1.3.2. Tạo lập nên một quỹ tiền tệ tập trung trong xã hội 9
1.1.3.3.Gắn kết các thành viên trong cộng đồng xã hội 9
1.1.4. Các chính sách an sinh xã hội 10
1.1.4.1. Bảo hiểm xã hội 10
1.1.4.2.Cứu trợ xã hội 11
1.1.4.3. Ưu đãi xã hội 12
1.4.1.4. Chính sách xóa đói giảm nghèo 13
1.1.4.5. Quỹ dự phòng 14
1.2. Sự cần thiết phải phát triển mạng lưới an sinh xã hội cho người nghèo 15
1.2.1. Hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo 15
1.2.1.1. Trợ cấp cho người nghèo 15
1.2.1.2. Cứu trợ trong những trường hợp khẩn cấp 15
1.2.2. Phòng ngừa rủi ro 16
1.2.2.1. Bảo hiểm xã hội (BHXH) 16
1.2.2.2. Quỹ dự phòng 18
1.2.3. Hỗ trợ người nghèo vươn lên trong cuộc sống 18
1.2.3.1. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn và thanh niên vùng dân tộc thiểu số 18
1.2.3.2. Trợ cấp giáo dục 19
1.2.3.3. Phát triển văn hóa thông tin và bảo tồn văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số 20
1.2.3.4. Xóa nhà dột nát và cung cấp nước sạch nâng cao đời sống cho người nghèo 20
1.2.4. Kinh nghiệm một số nước 20
1.2.4.1. ASXH ở Trung Quốc 20
1.2.4.2. ASXH ở Nhật Bản 22
1.2.4.3. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 22
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI CHO NGƯỜI NGHÈO Ở TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2001 - 2008 24
2.1. Giới thiệu tổng quan về Thái Nguyên 24
2.1.1. Vị trí địa lý 24
2.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001 - 2008 25
2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 25
2.1.2.2. Thực trạng phát triển xã hội 28
2.1.3. Cơ sở hạ tầng 30
2.1.3.1. Hệ thống đường xá 30
2.1.3.2. Hệ thống điện, bưu chính viễn thông và ngân hàng 31
2.2. Thực trạng đói nghèo và xóa đói giảm nghèo ở Thái Nguyên giai đoạn 2001 - 2008 32
2.2.1. Tỷ lệ nghèo và giãn cách giàu nghèo ở tỉnh Thái Nguyên 32
2.2.1.1. Tỷ lệ nghèo và số hộ thoát nghèo 32
2.2.1.2. Giãn cách giàu nghèo ở Thái Nguyên 34
2.2.2. Nghèo chia theo khu vực 36
2.2.3. Nghèo chia theo dân tộc 37
2.2.4. Nghèo chia theo vùng địa lý 38
2.3. Thực trạng thực hiện chính sách an sinh xã hội cho người nghèo ở tỉnh Thái Nguyên 40
2.3.1. Chính sách trợ cấp y tế cho người nghèo tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001 - 2008 40
2.3.2. Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho người nghèo tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001-2008 42
2.3.3. Chính sách hỗ trợ về giáo dục cho người nghèo 45
2.3.4. Chính sách hỗ trợ về đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt và một số chính sách khác 47
2.4. Đánh giá chung về việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội cho người nghèo của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001 - 2008 48
2.4.1. Những kết quả đạt được 48
2.4.2. Tồn tại và nguyên nhân 50
2.4.2.1. Quy mô các chương trình còn nhỏ 50
2.4.2.2. Tái nghèo 51
2.4.2.3. Các chương trình an sinh xã hội mang tính lũy thoái 52
2.4.2.4. Thiếu sự công khai, minh bạch trong các chương trình an sinh xã hội 53
2.4.2.5. Năng lực của cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo còn yếu 53
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH 55
AN SINH XÃ HỘI Ở TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2009 – 2015 55
3.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội đối với người nghèo ở tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2001 - 2008 55
3.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội quốc tế và tình hình trong nước 55
3.1.2. Bối cảnh kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên 59
3.2. Định hướng và mục tiêu về an sinh xã hội cho người nghèo giai đoạn 2009 - 2015 61
3.2.1. Định hướng an sinh xã hội cho người nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2009-20015 61
3.2.2. Định hướng chính sách an sinh xã hội cho người nghèo ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009 - 2015 62
3.3. Một số giải pháp tăng cường thực hiện chính sách an sinh xã hội cho người nghèo của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009 - 2015 63
3.3.1. Tăng cường các chính sách hỗ trợ giáo dục, hướng nghiệp, tạo việc làm và đảm bảo môi trường sống cho người nghèo 63
3.3.1.1. Xây dựng nền giáo dục công bằng và chất lượng cao hơn cho mọi người đặc biệt là người nghèo 63
3.3.1.2. Bảo vệ môi trường duy trì cuộc sống trong lành cho người nghèo 65
3.3.1.3. Xây dựng chính sách hướng nghiệp và tạo việc làm cho người nghèo 66
3.3.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, kế hoạch hóa gia đình, tăng khả năng tiếp cận và giảm gánh nặng chi phí y tế cho người nghèo 66
3.3.3. Tăng cường huy động nguồn lực cho các chính sách an sinh xã hội 68
3.3.3.1. Huy động các nguồn lực trong tỉnh và ngoài tỉnh 68
3.3.3.2. Huy động thông qua các chương trình cụ thể 70
3.3.4. Tăng cường tính công khai, minh bạch trong các chương trình an sinh xã hội 71
3.3.5. Nâng cao công tác tổ chức và năng lực của cán bộ làm công tác an sinh xã hội 72
3.3.6. Các biện pháp nâng cao nhận thức về an sinh xã hội 73
3.3.6.1. Xây dựng chiến lược nâng cao nhận thức về an sinh xã hội 73
3.3.6.2. Thực hiện tuyên truyền giáo dục về an sinh xã hội 74
3.3.6.3. Phát triển các kênh thông tin về an sinh xã hội 75
3.3.6.4. Huy động và xây dựng đủ nguồn lực để nâng cao nhận thức về an sinh xã hội 76
KẾT LUẬN 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
84 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1518 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp tăng cường an sinh xã hội cho người nghèo ở tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhập hạn hẹp họ chỉ có thể chi tiêu cho những nhu cầu thiết yếu nhất và đôi khi còn không đủ. Khoảng cách về thu nhập càng lớn thì càng phản ánh sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Với sự phát triển của xã hội thì người giàu lại càng giàu thêm còn người nghèo càng nghèo hơn đã trở thành vấn đề nan giải của xã hội. Sự chênh lệch về thu nhập của nhóm giàu và nhóm nghèo ở Thái Nguyên trong giai đoạn 2001-2008 càng làm rõ điều đó.
Bảng 2.6: Chênh lệch về thu nhập giữa 20% nhóm giàu và 20% nhóm nghèo
Đơn vị: lần
Giai đoạn
2001-2005
2006-2008
Số lần
8.5
9.7
(Nguồn: Sở Thống kê tỉnh Thái Nguyên)
Hiện nay thì khoảng cách giàu nghèo đang có xu hướng ra tăng trên cả nước chứ không chỉ riêng Tỉnh Thái Nguyên. Người giàu ở Việt Nam chi tiêu cho sinh hoạt - mua sắm cao gấp 8 lần, và cho vui chơi - giải trí cao hơn 70 lần so với người nghèo. Đối với Thái Nguyên khoảng cách về thu nhập cũng gia tăng. Chênh lệch về thu nhập giữa 20% nhóm giàu và 20% nhóm nghèo tăng từ 8,5 lên 9,7. Dĩ nhiên khoảng cách giàu nghèo đem lại rất nhiều tác động tiêu cực như đói nghèo, tệ nạn xã hội, và quan trọng hơn cả là về lâu về dài một phần lớn dân số sẽ bị thiệt thòi về mảng giáo dục đào tạo và y tế. Một trong những giải pháp giúp thu hẹp khoảng cách xã hội đang được nhiều người bàn đến hiện nay là phát triển một hệ thống an sinh xã hội hiệu quả. Về vấn đề này, ngạn ngữ của Trung Hoa cho rằng “Muốn giúp người nghèo, đừng cho họ quả trứng mà hãy đưa cho họ con gà”, để họ phải có trách nhiệm chăm sóc con gà ấy làm sao để nó đẻ trứng. Có như vậy, chúng ta mới giúp được họ có trách nhiệm hơn với bản thân của họ. Cho nên, an sinh xã hội là một việc cần thiết, nhưng nhìn đường dài, sẽ có ích hơn nếu như chúng ta tạo cơ hội phát triển và thăng tiến cho những người thuộc tầng lớp nghèo khó trong xã hội.
2.2.2. Nghèo chia theo khu vực
Nghèo đói là một hiện tượng phổ biến ở nông thôn vì trên 90% người nghèo sống ở nông thôn. Tỷ lệ nghèo đói ở nông thôn thường lớn hơn rất nhiều so với thành thị và có xu hướng gia tăng theo thời gian. Đa số người nghèo là nông dân, trình độ tay nghề thấp, ít khả năng tiếp cận các nguồn lực trong sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn do điều kiện địa lý và chất lượng sản phẩm kém và chủng loại nghèo nàn. Họ thường ít có điều kiện tiếp cận với hệ thống thông tin, khó có khả năng chuyển đổi việc làm sang các ngành phi nông nghiệp. Phụ nữ nghèo lao động nhiều thời gian hơn nhưng thu nhập ít hơn và có ít quyền quết định trong gia đình và cộng động do đó có ít cơ hội tiếp cận các nguồn lực và lợi ích do chính sách mang lại. Trong khu vực thành thị tuy tỷ lệ nghèo đói thấp hơn nhưng mức độ cải thiện điều kiện sống không đồng đều. Đa số người nghèo đô thị làm việc trong khu vực kinh tế không chính thức, công việc không ổn định, thu nhập thấp và bấp bênh. Họ phải sống ở nơi có cơ sở hạ tầng thấp kém, khó có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ cơ bản.
Bảng 2.7: Cơ cấu hộ nghèo giữa nông thôn, thành thị giai đoạn 2001 - 2008
Đơn vị: %
Năm
Thành thị
Nông thôn
2001
9,5
90,5
2002
9,37
90,63
2003
9,33
90,67
2004
9,3
90,7
2005
9,23
90,77
2006
9,13
90,87
2007
8,98
91,02
2008
8,87
91,13
(Nguồn: Sở Thống kê tỉnh Thái Nguyên)
Theo ước tính của sở thống kê Thái Nguyên thì tính tốc độ giảm nghèo của nông thôn chỉ bằng 0,97 lần so với thành thị. Tức là cứ 100 người thoát nghèo ở thành thị thì ở nông thôn chỉ có 97 người điều đó chứng tỏ là việc đầu tư cho nông thôn chưa đủ mạnh, các chương trình chưa thực sự phát huy hết hiệu quả. Vì thế mà tỷ lệ hộ nghèo ngày càng tăng ở nông thôn, tăng từ 90,5% (năm 2001) lên 90,77 (năm 2005); 91,13 (năm 2008). Giai đoạn 2001- 2006 do có đô thị hóa mạnh mẽ, kinh tế tăng trưởng nhanh nên tỷ lệ hộ nghèo tăng chậm nhưng những năm gần đây do nền kinh tế khủng hoảng, các khu công nghiệp hoạt động không hiệu quả nên không thu hút thêm lao động để giải quyết nhu cầu việc làm, nhiều nhà máy phá sản làm cho thất nghiệp gia tăng; lạm phát cao cũng làm đời sống nhân dân nhất là người nghèo càng khó khăn hơn, nguy cơ tái nghèo xảy ra là điều tất yếu.
2.2.3. Nghèo chia theo dân tộc
Thái Nguyên là một tỉnh có tám dân tộc anh em sinh sống, kề vai và sát cánh trong quá trình xây dựng và phát triển. Trong đó ngoài dân tộc Kinh còn có dân tộc thiểu số, và người dân tộc thiểu số thường sống ở vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa. Do vậy mà người nghèo nhất trong tỉnh cũng rơi vào họ. Để thuận tiện trong phân tích sở thống kê tách người nghèo theo dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số.
Bảng 2.8: Tỷ lệ hộ nghèo theo dân tộc 2001 - 2008
Đơn vị: %
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Kinh
69,68
69,35
68,52
67,24
66,11
65,65
65,22
64,65
Thiểu số
30,32
30,65
31,48
32,76
33,89
34,35
34,78
35,35
(Nguồn: Sở Thống kê tỉnh Thái Nguyên)
Biểu 2.4: Biểu đồ tỷ lệ hộ nghèo theo dân tộc năm 2008
Trong thời gian qua, Chính phủ cũng như Đảng Bộ tỉnh Thái Nguyên đã đầu tư và hỗ trợ tích cực nhưng cuộc sống của đồng bào người dân tộc thiểu số (DTTS) vẫn gặp rất nhiều khó khăn và bất cập. Tỷ trọng hộ nghèo DTTS tăng lên qua các năm từ 30,2% năm 2001 tới 35,35% năm 2008. Lý do là do đa số người DTTS sống ở vùng sâu, vùng xa bị cô lập về mặt địa lý, văn hóa, thiếu điều kiện phát triển về hạ tầng cở sở và dịch vụ xã hội cơ bản. Tốc độ giảm nghèo của người dân tộc thiểu số chậm hơn người kinh và khoảng cách nghèo có sự chênh lệch đáng kể.
Mức độ tiếp cận các dịch vụ cơ bản thiết yếu cũng khác nhau. Đa số người nghèo DTTS là người không biết chữ và trở thành thói quen rất lâu đời họ không học tiếng kinh vì vậy việc tiếp cận chính sách giáo dục là rất khó khăn. Mặc dù mất nhiều kinh phí bỏ ra để trang trải cho con em họ học hành xong chất lượng chưa cao. Về lĩnh vực y tế có khả quan hơn, cụ thể năm 2006 có 78% được cấp thẻ BHYT và thẻ khám chữa bệnh miễn phí trong khi người kinh có 30%. Tỷ lệ người nghèo giữa các nhóm dân tộc thiểu số khác nhau cũng khác nhau vì vậy trong thời gian tới cần nghiên cứu đầy đủ hơn về phong tục, tập quán cũng như đời sống của mỗi dân tộc để có chính sách phù hợp nhất nhằm nâng cao hiệu quả của chương trình xóa đói giảm nghèo của tỉnh Thái Nguyên.
2.2.4. Nghèo chia theo vùng địa lý
Ở những nơi có địa hình khác nhau thì có điều kiện tự nhiên và tài nguyên khoáng sản và phương thức sản xuất khác nhau làm cho người nghèo có đặc điểm không giống nhau. Thái Nguyên, là một tỉnh mà địa hình phức tạp vì thế theo vùng địa lý được phân chia thành 3 vùng: Vùng trung du - phía nam tỉnh (thành phố Thái Nguyên, huyện Phổ Yên, thị xã Sông Công, huyện Phú Binh); Vùng núi cao - phía Đông Bắc(huyện Võ Nhai); Vùng núi - phía Bắc tỉnh (huyện Định Hóa, huyện Phú Lương, huyện Đại Từ). Việc phân chia như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá tình hình và kiểm tra, giám sát theo từng vùng. Ở mỗi vùng thì đặc điểm văn hóa - xã hội và kinh tế cũng khác nhau nên số lượng và đặc điểm của người nghèo cũng khác nhau vì vậy cần có chính sách riêng cho từng vùng để nhanh chóng giảm tỷ lệ nghèo trên toàn tỉnh, góp phần thực hiện mục tiêu chương trình giảm nghèo quốc gia.
Bảng 2.9: Số hộ nghèo ở các vùng giai đoạn 2005 - 2008 theo chuẩn nghèo mới
Đơn vị: Hộ
VÙNG
ĐỊA PHƯƠNG
NĂM 2005
NĂM 2006
NĂM 2007
NĂM 2008
Phía Nam
Tp Thái Nguyên
4.792
3.866
3.038
2.533
Huyện Phổ Yên
7.537
6.785
6.029
5.155
Thị xã Sông Công
2.265
1.940
1.690
1.216
Huyện Phú Bình
9.777
9.228
8.199
7.319
Tổng
24.371
21.819
18.956
16.223
Phía Đông Bắc
Huyện Võ Nhai
7.237
6.510
5.825
4.581
Tổng
7.237
6.510
5.825
4.581
Phía Bắc
Huyện Định Hóa
9.057
8.509
7.567
6534
Huyện Phú Lương
7.943
7.303
6.076
5.516
Huyện Đại Từ
12.592
11.081
9.560
9.182
Tổng
29.592
26.893
23.203
21.232
(Nguồn: Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Thái Nguyên)
Người xưa có câu “đất lành chim đậu” ý chỉ ở nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi thì sẽ phát triển mọi mặt nhờ đó mà người dân có cuộc sống ổn định hơn. Ngược lại, càng ở nơi vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì các dịch vụ xã hội càng yếu kém và người dân có tỷ lệ đói nghèo cao. Thật đúng như vậy, ở phía Bằc của tỉnh do địa hình khó khăn và bà con sống nặng theo phong tục, tập quán nên tỷ lệ hộ nghèo cao nhất. Vùng trung du là vùng có điều kiện thuận lợi nhất, giao thông thuận tiện, khí hậu thổ nhưỡng có lợi thế cho phát triển nông nghiệp và do có các khu công nghiệp, tập trung bộ máy đầu não của tỉnh, các doanh nghiệp lớn nên kinh tế phát triển hơn các vùng khác tuy nhiên do dân số tập trung đông nhất và các khu công nghiệp không thu hút hết lao động dư thừa nên thời gian qua tỷ lệ hộ nghèo chiếm tỷ lệ không nhỏ. Riêng phía Đông Bắc chỉ có duy nhất huyện Võ Nhai là vùng núi cao, địa hình bị chia cắt bới các dãy núi đá và núi đất, là huyện tập trung nhiều xã nghèo nhất của cả tỉnh. Vì vậy tốc độ phát triển kinh tế chậm nhất, trong những năm qua huyện được tỉnh ưu tiên đầu tư nhiều về cơ sở hạ tầng và cấp kinh phí thực hiện chương trình an sinh xã hội cho người nghèo.
Qua bảng số liệu, mặc dù các có số hộ nghèo khác nhau và tốc độ giảm nghèo không giống nhau nhưng xu hướng chung là số hộ nghèo giảm qua các năm. Năm 2005 số hộ nghèo ở phía Nam là 24.371 hộ giảm xuống còn 16.233 hộ năm 2008; tương ứng ở phía Bắc là 29.592 hộ (năm 2005) xuống 21.232 hộ (năm 2008); ở phía Đông Bắc là 7.237 (năm 2005) xuống còn 4.581 hộ (năm 2008).
2.3. Thực trạng thực hiện chính sách an sinh xã hội cho người nghèo ở tỉnh Thái Nguyên
2.3.1. Chính sách trợ cấp y tế cho người nghèo tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001 - 2008
Một trong những chính sách được triển khai trong hệ thống chính sách an sinh xã hội là chính sách trợ cấp y tế cho người nghèo. Bệnh tật là hiểm họa đối với loài người đặc biệt là người nghèo, vì vậy chính sách trợ cấp y tế kịp thời cho người nghèo là thực sự cần thiết và nên mở rộng để cho tất cả người nghèo được khám bệnh miễn phí và thường xuyên. Để cho người nghèo tự biết chăm lo tới sức khẻo bản thân và gia đình thì họ mới tham gia và được hưởng ưu đãi của chương trình trợ cấp y tế. Chỉ khi nào có sức khỏe tốt thì người nghèo mới yên tâm lao động sản xuất để phấn đấu thoát nghèo.
Bảng 2.10: Số người nghèo được cấp bảo hiểm y tế giai đoạn 2001 - 2008
Đơn vị: Người
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Số người nghèo
50.136
54.895
56.145
188.887
251.848
236.035
225.814
200.881
(Nguồn: Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Thái Nguyên)
Ở giai đoạn 2001-2005, số người nghèo được cấp thẻ BHYT tăng dần từ 50.136 lân 251.848 thẻ. Và việc cấp thẻ đã tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận với dịch vụ y tế và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Theo thống kê thì số người nghèo bị chết vì bệnh tật cũng có xu hướng giảm. Nâng cao nhận thức để người dân tự chăm sóc cho bản thân trở thành vấn đề quan trọng cần quan tâm nhiều hơn nữa.
Bảng 2.11: Nguồn kinh phí cho chính sách hỗ trợ y tế giai đoạn 2001-2008
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
2001-2005
2006
2007
2008
Số tiền
21.453
17.000
18.065
45.000
(Nguồn: Sở Lao động thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên)
Trong ba năm 2006-2008, toàn tỉnh đã cấp 662.370 thẻ BHYT cho người nghèo và có 362.514 lượt người nghèo được khám chữa bệnh miễn phí với tổng kinh phí 62.416 triệu đồng. Trong đó, năm 2006 đã cấp được 236.035 thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo với kinh phí 16.700 triệu đồng; có 48.840 lượt người nghèo được khám chữa bệnh với kinh phí là 17.000 triệu đông. Năm 2007 đã cấp 225.814 thẻ BHYT cho người nghèo và 99.262 thẻ BHYT cho nhân dân các xã đặc biệt khó khăn trị giá 30.650 triệu đồng; đã có 51.408 lượt người nghèo được khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế của Nhà nước. Năm 2008, đã cấp 200.881 thẻ BHYT cho người nghèo và 115.050 thẻ BHYT cho nhân dân thuộc các xã đặc biệt khó khăn và có 147.216 lượt người nghèo được khám chữa bệnh tại cơ sở y tế của Nhà nước với kinh phí là 27.351 triệu đồng.
Việc khám và chữa bệnh cho người nghèo trên địa bàn Tỉnh đã triển khai và thực hiện tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn bất cập về tính kịp thời của việc cấp thẻ BHYT do thủ tục xác định hộ nghèo còn rườm rà, phức tạp nên đôi khi người nghèo mắc bệnh mà chưa kịp có thẻ để có thể khám và chữa bệnh. Mặc dù toàn bộ chi phí sẽ được chi trả khi có thẻ BHYT nhưng trong hoàn cảnh như vậy thì họ không thể có khoản tiền ứng trước để có thể điều trị bệnh và rủi ro tới với họ là rất cao. Những người nghèo như đã phân tích thì đa phần ở nông thôn và ở nơi xa xôi, một điều hiển nhiên là dịch vụ y tế ở tuyến cơ sở còn hạn chế về trang thiết bị và về nguồn nhân lực tay nghề vì vậy mà chất lượng khám chữa bệnh chưa cao.
2.3.2. Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho người nghèo tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001-2008
Hiện nay, dân số và nguồn lao động vẫn tiếp tục tăng trong khi đó khả năng tạo việc làm và nâng cao năng suất lao động của toàn xã hội còn hạn chế. Số lao động chưa có và thiếu việc làm còn lớn, đặc biệt là lao động nghèo với trình độ tay nghè kém và khả năng tiếp cận cơ hội việc làm thấp. Để có thể thực hiện mục tốt mục tiêu xóa đói giảm nghèo thì chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cần triển khai trên qui mô rộng. Để cho tất cả người nghèo được tiếp cận với chính sách và họ tìm cho mình nghề nghiệp phù hợp với năng lực bản thân. Người lao động còn chưa có trình độ để làm việc sẽ được hỗ trợ học nghề, học các kỹ năng kiến thức để từ đó tiến hành sản xuất trên chính mảnh đất của mình. Khi nào họ tự ý thức được việc tìm cho mình một nghề phù hợp khi đó mới là giải pháp thoát nghèo lâu dài và bền vững nhất.
Bảng 2.12: Số lượng người nghèo có nhu cầu học nghề giai đoạn 2006 - 2010
Đơn vị: người
STT
Tên huyện
Tổng số người sinh năm 1967-1992
Giới tính
Dân tộc
Nam
Nữ
Kinh
Khác
1
Huyện Đồng Hỷ
5.907
2.791
3.116
1.918
3.990
2
Huyện Phú Lương
7.008
3.451
3.637
2.306
4.782
3
Huyện Võ Nhai
6.964
3.388
3.576
1.770
5.194
4
Huyện Đại Từ
9.837
4.578
5.265
6.035
3.814
5
Huyện Định Hóa
7.870
3.785
4.086
1.867
6.003
6
Huyện Phú Bình
7.651
3.729
3.922
7.021
630
7
Huyện Phổ Yên
6.021
2.862
3.159
5.376
645
8
Thị xã Sông Công
1.839
865
974
1.791
48
9
TP Thái Nguyên
2.950
1.437
1.513
2.673
277
Tổng cộng
56.128
26.886
29.248
30.756
25.384
(Nguồn: Sở lao động thương binh và xã hôi Thái Nguyên)
Bảng 2.13: Số người nghèo được hỗ trợ đào tạo nghề 2006-2008
Năm
Đơn vị
2006
2007
2008
Số người
Người
195
330
545
Kinh phí
Triệu đồng
200
560
900
(Nguồn: Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Thái Nguyên)
Thực trạng là số người có nhu cầu học nghề rất lớn, bình quân mỗi năm là khoảng 11.226 người song nguồn ngân sách hỗ trợ cho công tác đào tạo nghề còn hạn chế vì vậy tỷ lệ người được trợ giúp còn nhỏ chỉ vào khoảng 9,5%. Nhìn vào bảng số liệu thì số người nghèo được hỗ trợ tăng dần theo các năm và kinh phí cấp nhiều hơn. Nếu như năm 2006 chỉ có 195 người thì tới năm 2007 là 330 và năm 2008 là 545 như vậy sau ba năm số người nghèo được hỗ trợ đào tạo nghề tăng 350 người với kinh phí tăng gấp 4.5 lần. Năm 2007, đã mở được 11 lớp dạy nghề với kinh phí là 560 triệu đồng, giao cho 9 trung tâm dạy nghề thực hiện. Sang năm 2008, kinh phí tăng lên là 900 triệu điồng và giao cho 15 trung tâm dạy nghề thực hiện với 18 lớp dạy nghề cho 545 người nghèo thời gian tối thiểu là 3 tháng.
Dự án đào tạo nghề cho người tàn tật được triển khai từ năm 2006, đối tượng của dự án là những người tàn tật còn khả năng lao động và có nhu cầu học nghề tạo việc làm thuộc diện hộ nghèo, thời gian học là 3 tháng. Đã tổ chức được 33 lớp với 575 học viên tham gia, kinh phí thực hiện là 800 triệu đồng cụ thể: Năm 2006 có 13 lớp, 195 học viên, kinh phí là 200 triệu; Năm 2007 có 10 lớp, 200 học viên với kinh phí 300 triệu đồng; Năm 2008 có 10 lớp, 180 học viên và kinh phí là 300 triệu đồng.
Các trung tâm đã đào tạo các nghề như may dân dụng, may công nghiệp, thêu ren, mây tre đan xuất khẩu, sửa chữa, vận hành máy móc nông nghiệp, kỹ thuật điện dân dụng, sửa chữa xe máy, thiết bị cơ khí, sửa chữa ti vi, chăn nuôi thú y, học ngoại ngữ phục vụ cho xuất khẩu lao động. Theo số liệu báo cáo của các địa phương đến nay có khoảng 60% số người học nghề tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ổn định so với số người được đào tạo. Điển hình là các trung tâm dạy nghề huyện Phú Lương; Phổ Yên; Trung tâm dạy nghề cho thương binh và người tàn tật; Trung tâm dạy nghề tỉnh đoàn thanh niên; trung tâm dạy nghề tỉnh hội phụ nữ Khi các trung tâm hoạt động tốt thì sẽ có càng nhiều người nghèo được đào tạo nghề. Đây là tín hiệu đáng mừng về hiệu quả kinh tế của các dự án và là giải pháp quan trọng để thoát nghèo bền vững.
Nhu cầu học nghề khác nhau ở giới tính, độ tuổi và dân tộc vì thế để nâng cao chất lượng đào tạo nghề cần tìm hiểu rõ nhu cầu của từng đối tượng và cân nhắc nên ưu tiên đào tạo đối tượng nào trước. Xác định đúng và giải quyết việc làm kịp thời cho người nghèo vừa chi tiêu đúng nguồn ngân sách hạn hẹp vừa giải quyết được búc xúc trong xã hội. Và chỉ khi người nghèo tự lực vươn lên làm chủ cuộc sống của mình thì mới thoát nghèo bền vững.
2.3.3. Chính sách hỗ trợ về giáo dục cho người nghèo
Tri thức trở thành vũ khí lợi hại nhất của loài người để khám phá mọi điều mới lạ trong cuộc sống. Thật là không may mắn, khi những người nghèo lại là người ít được tiếp cận với tri thức nhất trong xã hội. Sự hạn chế đó một phần do các chính sách chưa thực sự phát huy hết tác dụng, mặt khác do chính khả năng tiếp nhận của họ. Một trong các chính sách an sinh xã hội được thực hiện tại tỉnh Thái Nguyên là chính sách hỗ trợ về giáo dục cho người nghèo, cụ thể là hỗ trợ về tiền học phí, hỗ trợ về sách vở và có chính sách khen thưởng đặc biệt cho con em hộ nghèo.
Bảng 2.14 : Số học sinh là con hộ nghèo được miễn giảm tiền học phí
Đơn vị: Người
Năm
2001-2005
2006
2007
2008
Số học sinh
63.114
37.699
38.950
38.535
(Nguồn: Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Thái Nguyên)
Bảng 2.15: Kinh phí cho chính sách hỗ trợ giáo dục
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
2001-2005
2006
2007
2008
Số tiền
5.224
2.632,38
4.750
51.173
(Nguồn: Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Thái Nguyên)
Trong giai đoạn 2001-2005, tổng số học sinh là con hộ nghèo được miễn giảm học phí là 63.114 lượt em, bình quân mỗi năm 12.623 em, với kinh phí được miễn giảm là 5.224 triệu đồng bình quân là 1.045 triệu đồng/năm; 82.367 lượt em được miễn giảm các khoản đóng góp xây dựng trường, với kinh phí miễn giảm là 6.571 triệu đồng; 140.866 lượt em được hỗ trợ vở viết, sách giáo khoa, đồ dùng học tập với tổng kinh phí hỗ trợ là 3.273 triệu đồng; 2.230 lượt học sinh nghèo được cấp trợ cấp xã hội và cấp học bổng trong 5 năm với kinh phí hỗ trợ là 407 triệu đồng. Cho 1.314 lượt sinh viên nghèo vay ăn học với tổng kinh phí là 2.941 triệu đồng.
Trong ba năm 2006-2008, số học sinh thuộc diện nghèo được miễn giảm học phí và các khoản đóng góp là 115.174 lượt em, bình quân mỡi năm 38.395 em với tổng kinh phí là 58.555,38 triệu đồng. Cho 17.640 học sinh, sinh viên nghèo vay vốn với tổng kinh phí là 121.640 triệu đồng. Như vậy số lượt con em hộ nghèo được hỗ trợ về giáo dục tăng qua các năm giai đoạn hai gấp khỏng 3 lần giai đoạn một và nguồn kinh phí tăng đáng kể. Nhất là năm 2008, thì kinh phí lên tới 51.173 triệu đồng đã chứng tỏ được sự quan tâm của chương trình tới phát triển giáo dục cho người nghèo. Trong tình trạng kinh tế khó khăn như hiện nay việc người nghèo đáp ứng được chi phí cho con tới trường là không thể vì thế việc cấp kinh phí chi trả toàn bộ học phí, đồ dùng học tập và có phần thưởng hỗ trợ cho con em hộ nghèo học giỏi sẽ khuyến khích tỷ lệ tới trường của con em người nghèo. Tuy nhiên, do bậc làm cha làm mẹ ở hộ nghèo nhận thức không đầy đủ nên họ thường không khuyến khích con cái tới trường, họ không thể kèm con những chỗ con chưa hiểu dẫn tới tỷ lệ bỏ học còn cao. Nhất là nơi vùng sâu vùng xa, điều kiện cơ sở vật chất hạn chế, giáo viên chất lượng chưa cao, chưa tâm huyết với nghề là hiện tượng phổ biến đa số họ bị cử đi vài năm rùi về khiến cho sự gắn bó của giáo viên và học sinh còn ít và khi không thể hiểu học sinh thì làm sao có phương pháp phù hợp để cho các em hiểu bài và tiếp thu bài dễ hơn.
2.3.4. Chính sách hỗ trợ về đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt và một số chính sách khác
Chính sách hỗ trợ về đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn theo quyết định 134/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện từ năm 2005 đến hết năm 2006 với tổng số 5.231 hộ được hỗ trợ, trong đó: Hỗ trợ về nhà ở là 4.315 hộ; Hỗ trợ về đất ở là 253 hộ, diện tích 5,06 ha; Hỗ trợ về đất sản xuất cho 2.675 hộ, diện tích là 362,22 ha; Hỗ trợ về nước sinh hoạt là 4.041 hộ; Hỗ trợ xây dựng 546 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung cho 546 thôn, xóm, bản. Tổng kinh phí thực hiện là 250.896,9 triệu đồng.
Giai đoạn 2006-2008, thực hiện chương trình 134 và Đề án “xóa nhà dột nát cho hộ nghèo” toàn tỉnh đã hỗ trợ được 8.226 nhà. Trong đó xóa được 3.769 nhà dột nát với kinh phí là 36.017 triệu đồng và hỗ trợ xây dựng cho 4.367 hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số với tổng kinh phí là 29.008 triệu đồng. Thực hiện quyết định số 134, đã hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 8.656 hộ nghèo và dân tộc thiểu số với kinh phí là 1.556,72 triệu đồng, cụ thể năm 2006 là 1.229 hộ với kinh phí là 442,44 triệu đồng, năm 2007 là 2.228 hộ với kinh phí là 802,08 triệu đồng và năm 2008 là 199 hộ với kinh phí 312,2 triệu đồng. Đầu tư xây dựng 79 công trình nước sinh hoạt tập trung trị giá 51.467,9 triệu đồng (năm 2006 là 5 công trình trị giá 2.295,7 triệu đồng, năm 2007 là 45 công trình trị giá 22.527,3 triệu đồng; năm 2008 là 29 công trình trị giá 26.644,9 triệu đồng). Trên 5000 hộ được dùng nước sạch sinh hoạt từ những công trình này. Hỗ trợ về đất ở và đất sản xuất đến hết năm 2007 thì hỗ trợ được 395 hộ với diện tích 5,77 ha, tổng kinh phí là 34,62 triệu đồng. Các chính sách trên giúp cải thiện điều kiện sinh hoạt, giảm thiểu bệnh tật và tăng cường sức khỏe cho người nghèo.
Ngoài ra còn một số chính sách khác như chính sách trợ cước, trợ giá các mặt hàng thiết yếu cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiều số đặc biệt khó khăn như giống cây, phân bón thuốc trừ sâu, muối iốt, dầu hỏahay chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo. Đây là dự án mới được triển khai với 130 trợ giúp viên và cộng tác viên trợ giúp pháp lý tổng kinh phí của hai năm 2007-2008 là 240 triệu đồng và trợ giúp cho 750 lượt người.
2.4. Đánh giá chung về việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội cho người nghèo của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001 - 2008
2.4.1. Những kết quả đạt được
Qua thời gian thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo và chính sách an sinh xã hội cho người nghèo tỉnh Thái Nguyên đã đạt được kết quả đáng khích lệ về cả kinh tế, văn hóa - xã hội, cho đến 31/12/2008, tỷ lệ hộ nghèo còn 17,74%. Để có kết quả đó là do: Có sự chỉ đạo tập trung của, thống nhất của các cấp Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, chương trình an sinh xã hội cho người nghèo để thực hiện muc tiêu giảm nghèo được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và là mục tiêu phấn đấu của mỗi ngành và địa phương; Đã huy động được sự tham gia của các cấp, các
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2043.doc