Mục lục 1
Lời mở đầu 3
Chương 1: Nguồn vốn và các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn của Ngân hàng thương mại 5
1.1 Những hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại 5
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của NHTM 5
1.1.2 Chức năng và vai trò của ngân hàng thương mại 8
1.1.3 Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế 12
1.2 Nguồn vốn của Ngân hàng thương mại 16
1.2.1 Cơ cấu và nguồn hình thành nên nguồn vốn của NHTM 16
1.2.2 Tầm quan trọng của nguồn vốn huy động đối với hệ thống NHTM 27
1.2.3 Nguyên tắc và mục tiêu trong công tác huy động vốn của NHTM 29
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn của NHTM 32
1.3.1 Các nhân tố bên ngoài Ngân hàng 32
1.3.2 Các nhân tố thuộc về Ngân hàng 35
Chương 2: Thực trạng công tác huy động vốn của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành phố Hà nội 40
2.1 Khái quát chung về chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà nội 40
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng ĐT&PT Hà nội 40
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà nội 42
2.1.3 Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà nội 43
2.1.4 Kết quả đạt được từ các hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà nội trong những năm gần đây 44
2.2 Thực trạng công tác huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà nội 50
2.3 Đánh giá thực trạng công tác huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà nội 60
2.3.1 Thành tựu đạt được trong công tác huy động vốn của Ngân hàng trong những năm vừa qua 60
2.3.2 Những hạn chế cần khắc phục trong công tác huy động vốn 62
2.3.3 Những nhân tố tác động tới công tác huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà nội trong thời gian qua 63
Chương 3: Giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại Chi nhánh Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Hà nội 68
3.1 Mục tiêu và phương hướng tăng cường công tác huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà Nội trong thời gian tới 68
3.1.1 Mục tiêu 68
3.1.2 Phương hướng chiến lược nguồn vốn trong thời gian tới 70
3.2 Các giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà nội trong thời gian tới 73
3.2.1 Xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp cho từng thời kỳ 73
3.2.2 Cải tiến nghiệp vụ, đa dạng hoá các hình thức huy động 73
3.2.3 Đa dạng hoá và nâng cao các loại hình dịch vụ Ngân hàng 74
3.2.4 Sử dụng lãi suất linh hoạt trong từng thời kỳ, đáp ứng sự biến động của thị trường, đảm bảo hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng 76
3.2.5 Gắn liền việc huy động vốn với sử dụng vốn 77
3.2.6 Tăng cường công tác Marketing trong tất cả các mảng hoạt động của Ngân hàng 78
3.2.7 Nâng cao vị thế và tuy tín của Ngân hàng 79
3.2.8 Xây dựng trụ sở và trang bị hệ thống máy móc thiết bị để tạo ra hình ảnh tốt về Ngân hàng 80
3.3 Một số kiến nghị nhằm thực hiện các giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà nội 81
3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước 81
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 83
3.3.3 Kiến nghị với Ngân hàng ĐT&PT Việt nam 86
Kết luận 88
89 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1059 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiện cho công tác kiểm soát.
1.3.2.5 Hoạt động Marketing Ngân hàng
Đây là vấn đề hết sức quan trọng nhằm giúp cho Ngân hàng nắm bắt được yêu cầu, nguyện vọng của khách hàng. Từ đó Ngân hàng đưa ra được các hình thức huy động vốn, chính sách lãi suất, chính sách tín dụng... cho phù hợp. Đồng thời các NHTM phải tiến hành thu thập thông tin đầy đủ, kịp thời để nắm bắt được nhu cầu của thị trường từ đó để có các biện pháp hơn đối thủ cạnh tranh nhằm giành ưu thế về mình.
1.3.2.6 Mức độ thâm niên và uy tín của Ngân hàng
Trên cơ sở thực tế sẵn có, mỗi Ngân hàng đã, đang và sẽ tạo được hình ảnh riêng của mình trong lòng thị trường. Một Ngân hàng lớn, có uy tín sẽ có lợi thế hơn trong các hoạt động Ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng. Sự tin tưởng của khách hàng sẽ giúp cho Ngân hàng có khả năng ổn định khối lượng vốn huy động và tiết kiệm chi phí huy động từ đó giúp Ngân hàng chủ động hơn trong kinh doanh. Một Ngân hàng có một bề dày lịch sử với danh tiếng, cơ sở vật chất, trình độ nhân viên sẽ tạo ra hình ảnh tốt về Ngân hàng, gây được sự chú ý của khách hàng từ đó lôi kéo được khách hàng đến quan hệ giao dịch với mình.
Chương 2
thực trạng công tác huy động vốn của chi nhánh
ngân hàng đầu tư và phát triển thành phố hà nội
2.1 khái quát chung về chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển thành phố hà nội
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà nội
Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội có trụ sở tại 4B - Lê Thánh Tông - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội được thành lập từ ngày 27/05/1957 theo Nghị Định 233/NĐ-TC_TCCP của Bộ Tài Chính. Hơn 45 năm, gần 1/2 Thế kỷ Ngân hàng ghi dấu sự tồn tại và phát triển theo yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng với tên gọi lịch sử :
Chi hàng kiến thiết thành phố Hà Nội 1957 – 1981.
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Thành phố Hà Nội 1982 – 1989.
Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà Nội 1990 đến nay.
Trải qua hơn 45 năm phục vụ sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng vầ bảo vệ Tổ Quốc, xây dựng nền kinh tế XHCN _ Ngân hàng đã không ngừng phát triển và trưởng thành, cán bộ công nhân viên Ngân hàng ĐT&PT Hà nội đã vững chí bền lòng, kiên trì thực hiện chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng, đồng thời là một tổ chức luôn gắn liền với những biến đổi lớn lao và sâu sắc về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá qua mỗi thời kỳ lịch sử Thủ đô góp phần thêm nét đẹp Thăng Long ngàn năm văn hiến, đó là một quá trình phấn đấu liên tục giữ vững tôn chỉ, mục đích, bám sát thực tiễn, phát hiện và cổ vũ nhưng nhân tố mới, những điển hình tiêu biểu, thúc đẩy thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của ngành, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao.
Đất nước vào thời kỳ đổi mới đòi hỏi Ngân hàng phải chuyển biến mạnh về chất, phải thực hiện huy động vốn để hoạt động, không trông chờ vào Ngân sách, phải mở rộng diện hoạt động cả trong và ngoài nước để thực sự đi vào kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng. Trước tình hình đó Ngân hàng ĐT&XD Hà nội được chủ tịch HĐBT quyết định chuyển thành Ngân hàng ĐT&PT theo quyết định số 401/CT ngày 14/01/1990, ngành Ngân hàng nói chung và Ngân hàng ĐT&PT nói riêng có bước ngoặt quan trọng, nhất là từ khi có 2 pháp lệnh về Ngân hàng
Dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam, Ngân hàng ĐT&PT Hà nội chủ yếu cung ứng vốn đầu tư cho những công trình then chốt phục vụ cho việc xây dựng kinh tế Thủ đô. Theo tinh thần Nghị quyết ĐH VI và ĐH VII của Đảng, cùng với sự chỉ đạo của Chính phủ, ngay từ đầu những năm 90 cùng với toàn ngành CN Ngân hàng ĐT&PT Hà nội vừa thực hiện nhiệm vụ cấp phát vốn XDCB theo kế hoạch Nhà nước vừa thí điểm thành công chuyển đổi cơ chế đầu tư, thực hiện đa dạng hoá các hình thức tín dụng: Cho vay bảo đảm giá trị theo vàng(1992), cho vay đầu tư chiều sâu bằng ngoại tệ(1993), cho vay uỷ thác tài trợ ODA(1994), chủ động tạo lập tăng thêm nguồn vốn bằng nhiều hình thức: phát hành kỳ phiếu đảm bảo theo giá trị vàng, huy động tiết kiệm xây dựng nhà ở, phát hành kỳ phiếu bằng VND &USD, huy động tiết kiệm.
Đặc biệt từ ngày 01/01/1995 Ngân hàng ĐT&PT VN nói chung và Chi nhánh Hà Nội nói riêng chuyển nhiệm vụ cấp phát vốn ĐTXDCB sang TC ĐTPT, từ đó đã chuyển sang giai đoạn mới: Kinh doanh đa năng tổng hợp thực sự đã trở thành một NHTM quốc doanh phục vụ chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư phát triển trong cơ chế thị trường theo định hướng XHCN như việc đa phương hoá, đa dạng hoá hình thức và biện pháp huy động vốn phục vụ đầu tư và phát triển của Ngân hàng. Vào ngày 16/12/1996 CN Ngân hàng ĐT&PT Hà nội được TGĐ NH ĐT&PT VN chấp thuận theo tiêu chuẩn DNNN hạng 1 bao gồm 17 phòng, 04 Chi nhánh trực thuộc với 12 bàn tiết kiệm, các điểm giao dịch Ngân hàng bán lẻ tại các khu vực đông dân cư, các trọng điểm kinh tế thủ đô thu hút khách hàng đến gửi tiền, quan hệ tín dụng và cung cấp dịch vụ Ngân hàng đối với từng cá nhân và các tổ chức kinh tế.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà nội
Ngân hàng ĐT&PT Hà Nội có trụ sở chính tại 4B Lê Thánh Tông là DNNN hạng 1 và 03 chi nhánh trực thuộc là chi nhánh khu vực Đông Anh, khu vực Thanh Trì và khu vực Cầu Giấy.
Tại hội sở chính cơ cấu tổ chức của Ngân hàng ĐT&PT Hà nội như sau :
Về nguồn nhân lực của Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà nội bao gồm 341 cán bộ công nhân viên trong đó nữ là 220 người, 121 là nam. 12 người có trình độ thạc sĩ chiếm 3,52 %. 234 người có trình độ đại học, chiếm 68,62 %. Còn lại là các trình độ khác.
Ban Giám đốc gồm có 01 Giám Đốc là người có quyền cao nhất, giúp việc cho Giám đốc là 03 Phó giám đốc. Và một số phòng ban chủ yếu sau:
Phòng Tài chính – Kế toán: Phòng tài chính kế toán là một đơn vị thuộc tổ chức Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà nội, có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc tổ chức chỉ đạo, tham gia công tác hạch toán kế toán và quản lý thu chi tài chính toàn chi nhánh và trực tiếp tổ chức và quản lý thu chi tài vụ tại hội sở phù hợp với chế độ và pháp luật hiện hành.
Phòng Thẩm định kinh tế kỹ thuật và Tư vấn đầu tư: Là đơn vị thuộc Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà nội, làm tham mưu cho giám đốc để chỉ đạo, điều hành, kiểm tra công tác tín dụng, công tác thẩm định kinh tế kỹ thuật và tư vấn đầu tư và trực tiếp thực hiện một số công việc thẩm định, kinh tế kỹ thuật và tư vấn đầu tư theo đúng các chủ trương, chính sách, chế độ, thể lệ của Nhà nước, Thống đốc NHNN và chỉ đạo của tổng giám đốc Ngân hàng ĐT &PT Việt nam.
Phòng Tín dụng: Phòng tín dụng là một đơn vị thuộc Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà nội, được tổ chức thành 04 phòng, các phòng tín dụng 1,2 và 4 có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc kinh doanh tiền tệ thông qua nghiệp vụ tín dụng và dịch vụ ngân hàng đối với các doanh nghiệp Nhà nước thuộc thành phần kinh tế trung ương và kinh tế địa phương bằng cả nội tệ và ngoại tệ.
Phòng tín dụng 3 vừa làm tham mưu vừa tổ chức thực hiện việc kinh doanh tiền tệ thông qua nghiệp vụ tín dụng và dịch vụ ngân hàng đối với các đơn vị và cá nhân thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, coi trọng cổ phần hoá trong hoạt động kinh tế.
Phòng Nguồn vốn - Kinh doanh: Phòng nguồn vốn và quản lý kinh doanh là đơn vị thuộc tổ chức bộ máy Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà nội có chức năng tham mưu cho Giám đốc trong công tác nguồn vốn, công tác tiếp thị và chỉ đạo điều hành hoạt động kinh doanh của chi nhánh nói chung và công tác huy động vốn của các TCTD, TCTC, TCXH.nói riêng.
Phòng Kinh tế đối ngoại và Thanh toán quốc tế: Phòng kinh tế đối ngoại và thanh toán quốc tế là đơn vị thuộc Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà nội có chức năng tham mưu cho giám đốc chỉ đạo, điều hành hoạt động quản lý ngoại hối, các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng đối ngoại ; Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng đối ngoại.
Phòng Tổ chức cán bộ: Làm tham mưu cho giám đốc trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, chế độ, pháp luật của nhà nước và của ngành về các mặt : Tổ chức bộ máy, cán bộ, đào tạo, lao động, tiền lương đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
2.1.3 Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng đầu tư và Phát triển Hà nội
Hiện nay với tư cách là một ngân hàng thương mại thực thụ, Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà nội thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh đa dạng phục vụ chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư phát triển trong cơ chế thị trường theo định hướng XHCN, trong hoạt động kinh doanh Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà nội luôn bám sát 4 định hướng lớn của ngành và tư tưởng chỉ đạo của ban lãnh đạo Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam: “Phải tăng trưởng mạnh mẽ, đảm bảo an toàn hệ thống, tuân thủ pháp luật, hạn chế rủi ro, xây dựng cơ cấu hợp lý về vốn, sử dụng vốn và công nghệ. Xây dựng tập thể vững mạnh, đặc biệt chăm lo đội ngũ cán bộ và trí thức, kỹ năng, phẩm chất đạo đức. Chăm lo xây dựng lề lối, phương thức quản trị điều hành, đẩy mạnh hiện đại hoá công nghệ ngân hàng”.
Trong thời gian qua Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà nội đã không ngừng hoàn thiện và phát triển các dịch vụ của ngân hàng nhằm thu hút tối đa và làm thoả mãn các nhu cầu của khách hàng với các hoạt động chính như sau :
Huy động vốn bằng VNĐ từ dân cư và các TCKT dưới mọi hình thức.
Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ (chủ yếu là USD)
Làm đại lý, uỷ thác cho vay, cấp vốn từ nguồn hỗ trợ từ các nước, các TCTD nước ngoài hoạt động tại Việt nam.
Đầu tư dưới các hình thức liên doanh với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước .
Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền nhanh, thanh toán quốc tế, thanh toán qua mạng WSIFT.
Thực hiện các dịch vụ thanh toán giữa Việt nam và Lào.
Làm đại lý thanh toán các loại thẻ thanh toán quốc tế như Visa, Sec du lịch, Master card.
Thực hiện các dịch vụ ngân quĩ như thu đổi ngoại tệ, thu đổi ngân phiếu, chi trả kiều hối, chi trả tận nhà.
Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ.
Thực hiện các nghiệp vụ về bảo lãnh.
Làm đại lý về thuê mua tài chính.
Làm đại lý về thanh toán bảo hiểm nhân thọ.
Thực hiện các dịch vụ về tư vấn đầu tư.
2.1.4 Kết quả đạt được từ các hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà nội trong những năm gần đây
Trong bối cảnh cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày càng gay gắt, Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà nội đã triển khai có kết quả các giải pháp trong hoạt động kinh doanh. Liên tục đổi mới toàn diện, sâu sắc cả về chiều rộng và chiều sâu đáp ứng nhu cầu phát triển, đổi mới của đất nước và Thủ đô trên mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội, giữ vững vị thế chủ đạo trong lĩnh vực đầu tư phát triển trên địa bàn Thủ đô. Kết quả đó được thể hiện trên các mặt:
a Công tác nguồn vốn
Bảng 1: Tình hình huy động vốn từ năm 2000-2002
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
31/12/2000
31/12/2001
31/12/2002
USD
VNĐ
USD
VNĐ
USD
VNĐ
I. Tg Ngắn hạn
1. Tg của TCKT
102,2
934,9
96,9
1.357,1
160,2
1.623,1
2. Tg Tiết kiệm
67,4
192
283,9
230,8
254,3
119,1
3. Kỳ phiếu
145,7
89,8
1,5
228,1
1,3
632,5
II. TG Trung-Dài
1. Tg của TCKT
0
63,1
0
248,1
0
476,8
2. Tg Tiết kiệm
161,9
205,9
446,1
204,8
300,1
159,1
3. Kphiếu-Tphiếu
338,9
202,1
222,9
206,2
427,2
566,7
Tổng cộng
816,1
1.687,8
1.051,3
2.475,1
1.144,4
3.586,3
(Nguồn: Phòng Nguồn vốn – Kinh doanh)
Nguồn vốn huy động đến 31/12/2002 đạt 4.730,5 tỷ, tăng 1.204 tỷ(+34%) so với đầu năm. Trong đó nguồn vốn huy động bằng VNĐ là 3.577 tỷ, chiếm 79,5% tổng nguồn vốn huy động; nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ là 1.115,5 tỷ USD, cụ thể:
Tiền gửi của các TCKT đạt 2.260 tỷ, tăng 558 tỷ(+41%) so với đầu năm.
Nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 2.470 tỷ đồng, tăng 646 tỷ(+35,4%) so với đầu năm
Trước bối cảnh nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế tăng mạnh 31/12/2002, nhiều dự án lớn đến thời điểm giải ngân, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đã ổn định và bắt đầu cần vốn cho phát triển sản suất kinh doanh trong khi nguồn vốn của nhiều Ngân hàng khan hiếm, một số Ngân hàng đã có hiện tượng cầm chừng trong hoạt động tín dụng. Song bằng nhiều giải pháp linh hoạt trong đó có phát hành kỳ phỉếu, mở rộng mạng lưới huy động vốn, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng trên mọi mặt nên Ngân hàng ĐT&PT Hà nội vẫn đảm bảo duy trì được nguồn vốn ổn định, tăng trưởng cao đảm bảo khả năng thanh toán, đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh, vốn đầu tư cho các doanh nghiệp, ngoài ra còn điều chuyển vốn về Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam để điều hoà toàn nghành.
b Công tác tín dụng
Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn từ năm 2000-2002
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2000
2001
2002
I. Đồng Việt Nam
1.Tổng dư nợ cho vay
1.305
2.210
2.722
2.Dư nợ vốn lưu động
978
1.577
1.925
3.Dư nợ trung hạn
304
458
785
4.Nợ khoanh
0
0
0
II. Ngoại tệ (Qui đổi)
1.Tổng dư nợ cho vay
481
478,3
673,9
2.Dư nợ vốn lưu động
231,7
186,5
342,5
3.Dư nợ trung hạn
254,6
255,5
252,6
4.Góp vốn đồng tài trợ
12,7
66,3
78,8
(Nguồn: Phòng Nguồn vốn – Kinh doanh)
Tổng dư nợ đến 31/12/2002 là 3.396 tỷ, tăng 708 tỷ(+26,3%) so với đầu năm, chiếm 6,6% thị phần tín dụng trên địa bàn, trong đó:
Dư nợ tín dụng ngắn hạn đạt 2.258 tỷ, tăng 29% so với đầu năm.
Tín dụng trung và dài hạn đạt 1.138 tỷ đồng, tăng 48,7% so với đầu năm.
Do quán triệt đúng các nghị quyết của ban chấp hành Trung ương Đảng, Thành uỷ thành phố Hà nội, sáng tạo trong điều hành và nâng cao vị thế, uy tín của Ngân hàng ĐT&PT Hà nội, đồng thời có nhiều đổi mới trong công tác tiếp thị nên trong năm 2002 Ngân hàng ĐT&PT Hà nội đã xét duyệt và ký hợp đồng tín dụng được 129 dự án với tồng số vốn là 461 tỷ đồng. Điển hình là các dự án: Nhà mày gạch Granit Đồng nai, nhà máy sứ Bình dương, Tổng công ty Điện lực Việt nam, Công ty bánh kẹo Hải châu, Nhà máy cao su sao vàng, Công ty sứ thanh trì, Nhà máy cơ điện Trần phú, dự án làng sinh viên, Công ty dệt Minh khai, Công ty sản xuất công nghiệp và xây lắp Hà nội, công ty TNHH Hoa Việt, Xí nghiệp liên doanh Xuân Kiên, công ty xây dựng Hồng hà, Tổng công ty đầu tư xây dựng Hà nội
Công tác thẩm định, cho vay, thu nợ theo dõi nợ vay được thực hiện đúng theo qui trình quản lý chất lượng ISO_9000. Thực hiện nghiêm túc qui chế cho vay của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt nam tại quyết định 1627/NHNN nên tỷ lệ nợ quá hạn chỉ có 0.06%.
c Công tác phát triển dịch vụ
Công tác thanh toán trong nước được thực hiện nhanh chóng, an toàn, hiệu quả. Doanh số thanh toán trong nước đạt 14.000 tỷ đồng tăng 17% so với năm 2001.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế được thực hiện an toàn và hiệu quả:
Doanh số hoạt động thanh toán quốc tế đạt 257 triệu USD, tăng 38% so với năm 2001.
Doanh số mua bán ngoại tệ đạt 204 triệu USD so với năm 2001.
Do đơn giản hoá thủ tục bảo lãnh nên doanh số bảo lãnh cả năm là 1.210 tỷ tăng 15% so với năm 2001.
Công tác kho quỹ được đảm bảo an toàn tuyệt đối với lượng thu chi tiền mặt trong năm 2002 là 14.882 tỷ tăng 26% so với năm 2001. Phục vụ tận tình đối với một số khách hàng lớn và trả nhiều món tiền thừa cho khách nên được khách hàng rất khen ngợi và tin yêu.
Do mở rộng các hoạt động dịch vụ nên Ngân hàng ĐT&PT Hà nội đã hoàn thành vượt mức kế hoạch chỉ tiêu thu phí dịch vụ Ngân hàng ĐT&PTVN giao.
d Công tác thực hiện đề án cơ cấu lại Ngân hàng
Ngân hàng ĐT&PT Hà nội đã triển khai có kết quả cơ cấu lại nợ và lành mạnh hoá tài chính, trong đó đã tách bạch cho vay thương mại và cho vay chỉ định, công tác xử lý nợ tồn đọng đã được Ngân hàng ĐT&PT Hà nội chỉ đạo sát sao, quán triệt đến từng cán bộ để nhận thức rõ tính cấp bách và cần thiết của công tác xử lý nợ tồn đọng, thực hiện đúng QĐ 149/QĐ-Tg và các văn bản hướng dẫn của NHNN và Ngân hàng ĐT&PT Việt nam. Trong năm đã xử lý được 7.528 triệu nợ tồn đọng trong đó đặc biệt thu được 2 tỷ nợ tồn đọng của tín dụng chỉ định cho vay từ năm 1990-1991.
Đã chuyển dịch cơ cấu tài sản Nợ–Tài sản có cho phù hợp với điều kiện kinh doanh theo hướng tăng tỷ trọng vốn lưu động trung và dài hạn trong tổng nguồn vốn huy động từ 39% (năm 2001) lên 43% (năm 2002) để dần ổn định nguồn vốn xoá bỏ sự mất cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn, tăng tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng thu Ngân hàng từ 4,8%(năm 2001) lên 6,5%(năm 2002).
Thực hiện tốt cơ cấu lại tổ chức hoạt động và quản lý, trong đó tổ chức sắp xếp phát triển mạng lưới hoạt động cho phù hợp, chăm lo phát triển nguồn nhân lực. Thực hiện đa dạng các hình thức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới, có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cán bộ tự học để nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học. Tính đến nay Chi nhánh đã có 12 cán bộ có trình độ cao học tăng 20% so với năm 2001 và 230 cán bộ có trình độ đại học tăng 17% so với năm 2001. Trong năm đã cử một số cán bộ đi học tập tại Đức, Pháp, Bỉ, Hà Lan. úc, Trung quốc, Thái lan Đây là dịp để cán bộ tăng cường học tập nghiên cứu nghiệp vụ phục vụ cho Ngân hàng.
e Hiệu quả kinh doanh
Thực hiện phương châm ”Hiệu quả, an toàn trong tăng trưởng”, trong công tác điều hành trong kinh doanh Ngân hàng ĐT&PT Hà nội luôn đảm bảo chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra, tiết kiệm trong chi tiêu nội bộ, thực hiện đúng định mức theo qui định của Ngân hàng ĐT&PT Viẹt Nam. Vì vậy Ngân hàng ĐT&PT Hà nội đã hoàn thành vượt mức kế hoạch chỉ tiêu lợi nhuận.
Những thành tích nỗi bật trong hoạt động kinh doanh trong năm vừa qua
Mặc dù môi trường kinh doanh gặp không ít khó khăn, nhưng Ngân hàng ĐT&PT Hà nội bằng nội lực của mình đã biết khai thác tốt các nhân tố khách quan và chủ quan thuận lợi để vươn lên trong hoạt động kinh doanh của mình và đã đạt được những thành tích rất đáng khen ngợi, cụ thể:
Trong bối cảnh nguồn vốn (Đặc biệt nguồn vốn bằng VNĐ) rất khó khăn, Ngân hàng ĐT&PT Hà nội vẫn tạo được nguồn vốn ổn định và tăng trưởng, đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng và hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nâng cao sức mạnh của Ngân hàng ĐT&PT trên địa bàn Thủ đô.
Triển khai mạnh tín dụng đầu tư phát triển, phục vụ đắc lực cho đầu tư phát triển trên địa bàn Thủ đô để giữ vững và nâng cao vị thế của Ngân hàng trên địa bàn.
Tiếp tục đa dạng hoá khách hàng với các thành phần kinh tế, đa dạng hoá các hình thức, kỳ hạn tiền gửi khác nhau. Củng cố và tạo niềm tin đối với khách hàng thông qua công tác tư vấn, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, cùng với sự năng động sáng tạo của cán bộ tín dụng và sự phối hợp nhịp nhàng nhanh chóng của các phòng ban. Nhờ đó Ngân hàng ĐT&PT Hà nội không những đã giữ được khách hàng mà còn tăng trưởng được nhiều khách hàng tiền gửi, tiền vay trong một thời gian ngắn đã gắn bó máu thịt với Ngân hàng.
Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ Ngân hàng:
Doanh số thanh toán trong nước tăng 1-7% so với năm 2001.
Doanh số bảo lãnh tăng 15% so với năm trước.
Thu chi tiền mặt tăng 26% so với năm trước.
Hoạt động nghiệp vụ Ngân hàng đối ngoại tăng 38% so với năm trước
Hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thu dịch vụ phí do Ngân hàng ĐT&PT VN giao.
Đảm bảo an toàn trong kinh doanh:
Tăng trưởng tín dụng với chất lượng tốt, Tỷ nợ quá hạn 0,6%, giảm 0,12% so với năm 2001.
Đảm bảo tốt khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và đáp ứng nhu cầu đầu tư trong điều kiện thị trường tiền tệ có rất nhiều khó khăn và có sự mất cân đối nghiêm trọng giữa nội tệ và ngoại tệ.
Trích đủ dự phòng rủi ro theo đúng qui định.
Mặc dù điều kiện kinh doanh ngày càng khó khăn, nhưng kết quả kinh doanh vẫn hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao.
Năng suất lao động đều tăng trên các chỉ tiêu, thể hiện:
Dư nợ tín dụng bình quân đầu người tăng 11% so với năm 2001.
Nguồn vốn huy động bình quân đầu người tăng 14% so với năm 2001.
Lợi nhuận bình quân đầu người tăng 16% so với năm 2001.
Thực hiện tốt đề án cơ cấu lại Ngân hàng theo đúng lịch trình của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam, được Ngân hàng Thế giới đánh giá tích cực.
2.2 thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển hà nội
Thực hiện nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX, Nghị quyết 15 của Bộ chính trị về phương hướng phát triển kinh tế Thủ đô đến năm 2010 và nghị quyết đại hội lần thứ XIII Đảng Bộ thành phố Hà nội. Cùng với các ban ngành khác, hệ thống Ngân hàng Việt nam nói chung, Ngân hàng ĐT&PT Hà nội đã góp phần không nhỏ vào việc xây dựng và phát triển nền kinh tế Thủ đô trong những thời gian vừa qua. Để đáp ứng nhu cầu vốn cho sự nghiệp Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước, phục vụ cho việc phát triển kinh tế Thủ đô, Ngân hàng ĐT&PT Hà nội đã tích cực chủ động khai thác các nguồn vốn nhàn rỗi, mở rộng mạng lưới huy động, đưa ra nhiều hình thức huy động nhất là các nguồn vốn trung và dài hạn để tạo lập nguồn vốn cho riêng mình.
Trong những năm vừa qua, tình trạng thiếu vốn mà cụ thể hơn là thiếu tiền đồng trong hệ thống NHTM là một vấn đề rất nóng bỏng, thị trường tiền tệ luôn rơi vào tình trạng căng thẳng về vốn, các Ngân hàng cạnh tranh với nhau bằng cách đồng loạt nâng lãi suất huy động và kèm theo một số tiện ích khác nhằm thu hút khách hàng, thậm chí một số Ngân hàng dùng biện pháp hoán đổi ngoại tệ với NHTƯ. Trong bối cảnh đó Ngân hàng ĐT&PT Hà nội đã phát huy sức mạnh nội lực, chủ động sáng tạo với bản lĩnh chính trị và trình độ chuyên môn của toàn thể cán bộ công nhân viên đã hoàn thành xuất sắc kế hoạch kinh doanh do Ngân hàng ĐT&PT Việt nam giao một cách tự tin đáng phấn khởi.
Trong các loại hình huy động vốn của Ngân hàng thì Ngân hàng chủ yếu tập trung vào 3 loại hình huy động chính như sau:
Huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế
Huy động tiền gửi tiết kiệm
Huy động bằng cách phát hành Trái phiếu- Kỳ phiếu
Bảng 3: Cơ cấu vốn của Ngân hàng ĐT&PT Hà nội từ 200-2002
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2000
%
2001
%
2002
%
1.TG của các TCKT
1.100
43,8
1.712
48,3
2.261
47,8
2.TG Tiết Kiệm
626,9
25
1.165,5
33
832,6
17,6
3.Kỳ phiếu-Trái phiếu
785,5
31,2
658,7
18,7
1.627,7
34,6
Tổng nguồn VHĐ
2.512,4
100
3.536,2
100
4.721,3
100
(Nguồn: Phòng Nguồn vốn – Kinh doanh)
a Tiền gửi của các tổ chức kinh tế
Đây là các khoản mục tiền gửi của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế dùng để thực hiện các khoản đảm bảo thanh toán cho việc chi trả tiền nguyên nhiên vật liệu, hàng hoá - dịch vụ, công lao động
Nhìn vào bảng 3 ta thấy tỷ trọng tiền gửi của các TCKT trong tổng vốn huy động tăng trưởng cao và ổn định qua các năm, nó chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Cụ thể, trong năm 2000 tỷ trọng tiền gửi của các TCKT chiếm 43% trong tổng nguồn vốn huy động tương ứng 1.100 tỷ đồng. Năm 2001 tỷ trọng tiền gửi chiếm 48% trong tổng nguồn vốn huy động tương ứng 1.702 tỷ đồng tăng 54,7% so với năm 2000. Trong năm 2002 tỷ trọng tiền gửi chiếm 47,8% trong tổng vốn huy động tương ứng 2.260 tỷ đồng tăng 32,8% so với năm 2001.
Với tỷ lệ tăng trưởng cao và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng qua các năm như trên đồng nghĩa với việc Ngân hàng đã không ngừng huy động được các nguồn vốn có qui mô lớn và có độ ổn định cao. Từ đó Ngân hàng có thể sử dụng một lượng lớn tồn khoản để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình một cách chủ động với chi phí thấp nhất.
Xác định nguồn vốn huy động từ các TCKT là rất quan trọng, đây là nguồn vốn có chi phí đầu vào thấp nhất, có độ ổn định cao và qui mô tiền gửi lớn, nhưng ngược lại Ngân hàng lại bị phụ thuộc vào các luồng vốn gửi vào hay rút ra của khách hàng nhát là các khách hàng lớn. Do vậy mà trong những năm qua Ngân hàng đã tiến hành phân loại khách hàng, xác định khách hàng trọng tâm để có chính sách khách hàng linh hoạt, vận dụng lãi suất mềm dẻo, sử dụng nhiều hình thức và biện pháp khác nhau nhằm duy trì và thu hút thêm nhiều khách hàng mới.
b Tiền gửi tiết kiệm
So với các hình thức huy động khác thì nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng trong những năm gần đây. Cụ thể trong năm 2000 tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm chỉ chiếm 20% trong tổng nguồn vốn huy động tương ứng 627 tỷ đồng. Năm 2001, tiền gửi tiết kiệm tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối với tỷ lệ tăng trưởng cao, chiếm 33% trong tổng nguồn vốn huy động tương ứng 1.165 tỷ đồng, tăng 86% so với năm 2000. Nhưng năm 2002 thì tiền gửi tiết kiệm lại giảm, chỉ chiếm 17,6% trong tổng nguồn vốn huy động, tương ứng 833 tỷ đồng giảm 28,6% so với năm 2001.
Với đặc tính của loại tiền gửi tiết kiệm là loại tiền gửi có kỳ hạn xác định (loại tiền gửi không kỳ hạn chỉ chiếm tỷ lệ không đáng kể) và khả năng huy động là rất lớn vì tiềm năng vốn trong dân là rất lớn. Khi huy động được nguồn vốn này thì Ngân hàng có thể xác định chính xác kỳ hạn cho vay đối các khoản cho vay của mình từ đó có kế hoạch cụ thể trong công tác sử dụng vốn. Do vậy mà Ngân hàng ĐT&PT Hà nội cần phải có biện pháp nhằm khai thác mạnh hơn nguồn vốn này trong thời gian tới.
c Trái phiếu – Kỳ phiếu
Để thực hiện nhiệm vụ cơ cấu lại nguồn vốn cho phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn của Ngân hàng thi việc huy động vốn trung và dài hạn thông qua việc phát hành các giấy tờ có giá như trái phiếu và kỳ phiếu là rất quan trọng. Nhận thức được nhiệm vụ và khó khăn trước mắt, trong thời gian qua Ngân hàng đã thực hiện rất tốt công tác này.Trong những năm gần đây tỷ trọng nguồn vốn huy động từ việc phát hành trái phiếu và kỳ phiếu luôn chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng nguồn vốn huy động
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6733.doc