LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: 3
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. 3
1.1.1. Khái quát về NHTM 3
1.1.2. Các nghiệp vụ cơ bản của NHTM. 6
a. Nghiệp vụ huy động vốn. 7
b. Nghiệp vụ sử dụng vốn. 8
c. Nghiệp vụ khác. 10
1.1.3. Vai trò của NHTM đối với sự phát triển của nền kinh tế. 11
1.2. HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 13
1.2.1. Khái niệm về vốn của ngân hàng thương mại. 13
1.2.2. Phân loại nguồn vốn của ngân hàng thương mại. 14
a. Vốn tự có (Vốn CSH) 14
b. Vốn huy động: 15
c. Vốn khác 18
1.2.3. Sự cần thiết phải tăng cường công tác huy động vốn của NHTM. 18
a. Đối với nền kinh tế 18
b. Đối với hoạt động kinh doanh của NHTM 19
1.2.4. Các hình thức huy động vốn chủ yếu của NHTM trong nền kinh tế thị trường 22
a. Nếu căn cứ theo thời gian huy động. 22
b. Nếu căn cứ vào đối tượng huy động 22
c. Căn cứ vào công cụ huy động 24
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của NHTM 28
a. Môi trường kinh doanh. 29
b. Các nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng 31
CHƯƠNG II 36
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI 36
NHNNO & PTNT HÀ NỘI 36
2.1 SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI 36
2.1.1. Sự hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHNN & PTNT Hà Nội 36
2.1.1. Các hoạt động chính của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội 42
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI 44
2.2.1. Thực trạng kinh tế năm 2001 trên địa bàn Hà Nội. 44
2.2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Hà Nội. 45
a. Hoạt động huy động vốn 45
b. Hoạt động sử dụng vốn. 49
2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI. 62
2.3.1 Kết quả công tác huy động vốn giai đoạn 1999-2001. 62
2.3.2. Màng lưới huy động vốn. 65
2.3.3. Các hình thức huy động vốn tại NHNo&PTNT Hà Nội. 66
Ngân hàng 75
Tổng nguồn vốn kỳ phiếu 75
Trung tâm 75
2.3.4. Đánh giá về công tác huy động vốn tại NHNo&PTNT Hà Nội trong giai đoạn 1999-2001 77
a. Kết quả đạt được 77
b. Những mặt còn hạn chế trong công tác huy động vốn tại NHNo&PTNT Hà Nội. 79
2.3.5. Giải pháp để đạt được kết quả huy động vốn năm 1999-2001. 80
CHƯƠNG III: 83
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG 83
CƯỜNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNO&PTNT HÀ NỘI. 83
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHNO&PTNT HÀ NỘI. 83
3.1.1. Một số thuận lợi và khó khăn. 83
3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Hà Nội trong năm 2002. 84
3.1.3. Kế hoạch huy động vốn 2002. 85
a) Mục tiêu: 85
b) Định hướng huy động vốn năm 2002. 86
Ngân hàng 87
Nguồn vốn 87
3.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNO&PTNT HÀ NỘI. 87
3.2.1. Mở rộng màng lưới kinh doanh. 88
3.2.2. Đa dạng hoá các hình thức huy động và đối tượng khách hàng. 89
a) Đối với tiền gửi dân cư: bao gồm tiết kiệm và kỳ phiếu. 89
b) Tiền gửi các tổ chức kinh tế. 92
c) Tiền gửi Kho bạc Nhà nước. 94
d) Tiền gửi của các tổ chức khác: 95
d) Tiền gửi các tổ chức tín dụng: 95
e) Các loại hình dịch vụ khác. 96
3.2.3. Nâng cao uy tín của NHNo&PTNT Hà Nội trên thị trường. 97
a) Tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo. 97
b) Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ. 97
3.3. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN CÓ ĐỂ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HUY ĐỘNG VỐN. 98
3.3.2 Biện pháp nội bộ 98
3.4. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 99
3.4.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. 100
102 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1131 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à Phát triển Nông thôn Hà Nội
Hoạt động huy động vốn:
Bao gồm cả huy động vốn nội tệ và ngoại tệ với các hình thức chủ yếu là gửi tiết kiệm, kỳ phiếu của dân cư, tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng, huy động qua bán kỳ phiếu, trái phiếu Ngân hàng. Ngoài ra Ngân hàng còn huy động các nguồn khác như: đi vay từ các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước, các Ngân hàng thương mại khác, nhận vốn uỷ thác, tài trợ cho vay của các tổ chức quốc tế...
Hoạt động cho vay:
Với mọi thành phần kinh tế, mọi loại hình doanh nghiệp bao gồm cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. đồng tài trợ cả bằng đồng nội tệ và ngoại tệ...
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Hoạt động thanh toán trong nước và quốc tế
Hoạt động bảo lãnh
Những năm đầu thành lập khách hàng chủ yếu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội là các đơn vị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chế biến và công nghiệp thực phẩm do Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Công thương bàn giao về. Hiện nay trong quá trình tổ chức, phân cấp địa bàn hoạt động kinh doanh đã làm cho tính chất nông nghiệp trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng bị giảm đi. Hiện nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội hoạt động như mọi Ngân hàng thương mại khác, có khách hàng là các hộ, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong mọi ngành nghề, lĩnh vực. Chính sự thay đổi đối tượng phục vụ này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Những ảnh hưởng do tính thời vụ, tác động của thời tiết, tốc độ quay vòng vốn chậm, quy mô vay vốn nhỏ... đã giảm dần nhưng thay vào đó, Ngân hàng phải chủ động mở rộng kinh doanh đến mọi thành phần kinh tế, mọi lĩnh vực, nghành nghề... nên cán bộ Ngân hàng buộc phải học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm nhằm nắm bắt được hoạt động của nhiều nghành nghề.
Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội có một lợi thế lớn là NHTM trên địa bàn Hà Nội - đây là địa bàn có tiềm lực kinh tế lớn trong cả nước. Do vậy khả năng huy động và cho vay vốn. Vai trò của Ngân hàng Nông nghiệp Hà Nội đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Thành phố Hà Nội đã dần tự được mình trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ. Đó là kết quả sự hợp tác giữa Ngân hàng với các doanh nghiệp, các cấp chính quyền và dân cư. Sự tăng trưởng và phát triển của Ngân hàng gắn liền với sự tăng trưởng phát triển của kinh tế Thành phố nói riêng và của cả nước nói chung.
Hiện nay, với bộ máy nhân sự của NHNo&PTNTHN năm 2000 là 221 người; 2001là 279 người; năm 2002 là 350 người và được phân bổ trong các phòng ban.
Ban giám đốc
Phòng
kế
hoạch
Phòng
tín
dụng
Phòng
kiểm soát
Phòng
thanh toán
quốc tế
Phòng
ngân
quỹ
Phòng
vi
tính
Phòng
hành
chính
nhân
sự
Cầu Giấy
Đống Đa
Thanh Xuân
Tam Trinh
Ba Đình
Hai Bà Trưng
Hoàn Kiếm
Tây Hồ
Thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp & Phát triển nông thôn Hà Nội
Thực trạng kinh tế năm 2001 trên địa bàn Hà Nội.
Năm 2001, nền kinh tế cả nước nói chung và nền kinh tế thủ đô Hà Nội tiếp tục có những chuyển biến tích cực, một số ngành sản xuất, lưu thông hàng hoá đã có bước phát triển khá hơn. Cụ thể:
Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 10,9% so với năm 2000
Giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản tăng 0,72%so với năm 2000
Tổng mức luân chuyển hàng hoá tăng 10,3% so với năm 2000
Kim ngạch xuất khẩu tăng 7,8%, nhập khẩu tăng 4,1% trong đó nhâp khẩu địa phương tăng 4,8%.
Nhìn chung giá cả thị trường tương đối ổn định trong những tháng đầu năm. Từ quý II, do biến động của tỷ giá ngoại tệ USD làm cho giá vàngvà một số mặt hàng nhập có biến động có biến động còn các mặt hàng khác trong nước tương đối ổn định.
Về tài chính: Tổng thu ngân sách đạt 121,1% tăng 28,8% so với năm 2000 hầu hết các khoản thu đều vượt kế hoạch.
Nguồn vốn các tổ chức tín dụng ước đạt 95.946 tỷ đồng tăng 24,2% so với năm 2000. Dư nợ ước đạt 48.630 tỷ đồng tăng 22,4% so với năm 2000. Năm 2001 tiếp tục bội thu, ước đạt 6.800 tỷ đồng tăng 23,15, chi tiền mặt tăng 21,4%.
Thực trạng hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Hà Nội.
Là một ngân hàng hoạt động trên địa bàn thủ đô Hà Nội, với thực trạng nền kinh tế như trên đã tạo ra cho NHNo&PTNT Hà Nội nhiều thuận lợi nhưng cũng có vô vàn khó khăn. Song với mục tiêu tồn tại phát triển tạo ra lợi nhuận, ngân hàng luôn nắm bắt tình hình kinh tế xã hội, trên cơ sở đó ngân hàng đưa ra các chính sách, giải pháp phù hợp và thực tế ngân hàng đã thu được những kết quả cao trong hoạt động kinh doanh. Sau đây là kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Hà Nội trong 3 năm 1999, 2000, 2001.
Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Bởi nét đặc trưng của ngân hàng thương mại là nguồn vốn kinh doanh chủ yếu là nguồn huy động dưới các hình thức tiền gửi, tiền vay, do đó kinh doanh của ngân hàng phụ thuộc phần lớn vào kết quả của hoạt động huy động vốn: khả năng và quy mô huy động.
Cùng với NHNo&PTNT thành phố Hồ Chí Minh, NHNo&PTNT Hà Nội được coi là một trong hai “ hồ chứa”, có nhiệm vụ phân phối điều hoà vốn tại hai thành phố lớn nhất của cả nước. Gánh một trọng trách lớn lao như vậy NHNo&PTNT Hà Nội đã rất chú trọng đến công tác huy động vốn và nếu như trước đây ngân hàng chủ yếu huy động để cho vay thì đến nay ngân hàng đã coi nhiệm vụ quan trọng là kinh doanh dựa trên nguồn vốn huy động và đầu tư tín dụng. Lợi nhuận của ngân hàng không chỉ có lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư tín dụng mà còn có lợi nhuận thu được từ nguồn vốn thừa được điều chuyển theo lệnh của tổng Giám đốc NHNo&PTNTViệt Nam với mức phí quy định hiện nay là 0,65% chung cho tất cả các nguồn vốn. Có thể nói, NHNo&PTNT Hà Nội đã rất chú trọng đến công tác huy động vốn, thông qua việc sử dụng rất nhiều các hình thức và biện pháp tích cực chủ động nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và tranh thủ những nguồn vốn khác nên qua các năm ngân hàng luôn có tốc độ tăng trưởng nguồn vốn tương đối cao và đều đặn. Phần này chỉ trình bày sơ bộ về kết quả của công tác huy động vốn tại ngân hàng năm 2001, chúng ta sẽ đi sâu và phân tích kỹ càng hơn trong phần thực trạng tình hình huy động vốn.
Tổng nguồn 4257 tỷ, tăng 27,3% so với năm 2000.
Tiền gửi tiết kiệm 640 tỷ, chiếm 15%, tăng 78,8% so năm 2000.
Tiền gửi kỳ phiếu 1.141 tỷ, chiếm 26,8%, tăng 22,7% so với năm 2000.
Tiền gửi TCKT: 862 tỷ, chiếm 20,2%, tăng 23,3% so năm 2000.
Tiền gửi TCTD: 1.453 tỷ, chiếm 34,1%, tăng 42,5% so năm 2000.
Tiền gửi kho bạc: 161 tỷ, chiếm 3,8%, giảm 60,0% so năm 2000.
Nguồn vốn VND: 3.886 tỷ, chiếm 91% tổng nguồn vốn, tăng 24,9%.
Tiền gửi tiết kiệm: 293 tỷ, chiếm 7,5% nguồn nội tệ , tăng 112,3%.
Tiền gửi kỳ phiếu: 1.141 tỷ chiếm 29,5% nguồn nội tệ, tăng 22,7%.
Tiền gửi TCKT: 818 tỷ, chiếm 18,6% nguồn nội tệ, tăng 21,3%.
Tiền gửi TCTD: 1452 tỷ, chiếm 37,6% nguồn nội tệ, tăng 42,1%.
Tiền gửi kho bạc : 161 tỷ, chiếm 4,2% nguồn nội tệ, giảm 51,4%.
Nguồn vốn USD: 391 tỷ , chiếm 9% tổng nguồn vốn, tăng 56,4%.
Tiền gửi tiết kiệm: 347 tỷ, chiếm 88,7% nguồn ngoại tệ, tăng 57,8%.
Tiền gửi TCKT: 43 tỷ, chiếm 11,0% nguồn ngoại tệ, tăng 43,3%.
Tiền gửi khác : 1 tỷ, chiếm 0,3% nguồn ngoại tệ, tăng 100%.
Phân theo kỳ hạn
Tiền gửi không kỳ hạn: 776 tỷ, chiếm 18%, giảm 6,0%.
Tiền gửi dưới 12 tháng : 1.777 tỷ, chiếm 42%, tăng 31,6%.
Tiền gửi trên 12 tháng: 1.714tỷ, chiếm 40%, tăng 45,3%.
Đánh giá thực trạng nguồn vốn năm 2001.
Nguồn vốn nội tệ
Tiền gửi tiết kiệm 293 tỷ, là nguồn vốn ổn định, lãi suất đầu vào thấp, thuận lợi cho cân đối vốn, năm 2001 nguồn vốn này tăng nhanh nhưng quá nhỏ bé, rất bất lợi cho kinh doanh . Nguyên nhân chủ yếu do màng lưới chậm mở rộng, năm 2001 NHNo&PTNT Hà Nội có 20 phòng giao dịch nhưng thời gian hoạt độngcòn ngắn nên nguồn vốn này tăng, mặt khác công tác tiếp thị quảng cáo chưa được chú trọng, hầu hết các phòng giao dịch vẫn ngồi chờ khách hàngđến gửi tiền, chưa bám sát các khu dân cư để vận động sâu rộng trong nhân dân.
Tiền gửi kỳ phiếu 1.141 tỷ, chiếm 29,5% là nguồn vốn lớn thứ hai của NHNo&PTNT Hà Nội chủ yếu là loại 12 tháng và một bộ phận 24 tháng. Nguồn vốn này ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư trung hạn, nhưng lãi suất đầu vào cao nên hiệu quả kinh doanh thấp và thường có rủi ro về lãi suất. Trong nguồn kỳ phiếu này có 868 tỷ, chiếm 76% là tiền gửi của các TCTD nên không bền vững.
Tiền gửi các TCTD là 1452 tỷ, chiếm 37,6% là nguồn vốn lớn trong tổng nguồn vốn của NHNo&PTNT Hà Nội, lãi suất đầu vào thường cao hơn đầu vào của các nguồn vốn khác và thường xuyên không ổn định. Cụ thể
Kết cấu nguồn vốn của các TCTD trong tổng nguồn vốn nội tệ của NHNo&PTNT Hà Nội như sau:
Đơn vị: Tỷ đồng
Ngân hàng
Nguồn vốn nội tệ
T.đó: Tổng nguồn vốn của TCTD
Tỷ trọng
Trung tâm
2.208
1.345
60,9
Cầu giấy
265
50
18,9
Đống đa
296
230
77,7
Thanh xuân
159
108
67,9
Tây hồ
236
110
44,6
Ba đình
344
278
80,8
Tam trinh
5
0
0
Hai bà trưng
168
40
23,8
Hoàn kiếm
185
160
86,5
Tổng cộng
3.866
2.320
60,0
Như vậy trong tổng nguồn vốn nội tệ năm 2001 của NHNo&PTNT Hà Nội có đến 60% là tiền gửi của các TCTD, tuy có hiệu quả thiết thực, nhưng không ổn định và hiệu quả thấp hơn các nguồn vốn khác.
Tiền gửi kho bạc 161 tỷ VND, chiếm 4,2%, đây là nguồn vốn có đầu vào thấp nhưng biến động phụ thuộc vào tình hình cân đối Ngân sách.
Tiền gửi các TCKT và các tổ chức khác 818 tỷ chiếm 21,3%, nguồn vốn này có hiệu quả cao nhưng tỷ trọng nhỏ, xu hướng nguồn vốn này sẽ giảm tỷ trọng vì các doanh nghiệp sẽ sử dụng vào kinh doanh dưới nhiều hình thức có lợi hơn gửi ngân hàng.
Nguồn ngoại tệ.
Tiền gửi tiết kiệm 347 tỷ, chiếm 88,7% nguồn ngoại tệ và 8,15% tổng nguồn vốn, tăng 57,8% một phần do lãi suất nhưng phần chủ yếu do tâm lý của người gửi muốn được hưởng tỷ giá tăng. Nguồn vốn này biến động một phần do lãi suất, tỷ giá trên thị trường nhưng còn chịu ảnh hưởng của giá bất động sản trên địa bàn Hà Nội.
Tiền gửi các TCTD chiếm 11,0% vì NHNo&PTNT Hà Nội không được chủ động nhận tiền gửi ngoại tệ của các TCTD.
Thị phần nguồn vốn của NHNo&PTNT Hà Nội với nguồn vốnTCTD trên địa bàn Hà Nội.
Tổng nguồn vốn 4.257 tỷ/ 95.946 tỷ, chiếm 4,4%.
Trong đó: tiền gửi dân cư: 1.781 tỷ/ 33.258 tỷ, chiếm 4,1%.
Tiền gửi nội tệ: 3.906 tỷ/ 43.095 tỷ, chiếm 9,1%.
Tiền gửi ngoại tệ: 350 tỷ/ 31.389 tỷ, chiếm 1,1%.
Đánh giá chung về công tác nguồn vốn năm 2001.
Năm 2001, nguồn vốn của NHNo&PTNT Hà Nội tăng trưởng khá, đã góp phần tích cực vào kết quả tài chính năm 2001 của toàn thành phố cũng như ngân hàng Quận, nhưng so với nguồn vốn của các TCTD trên địa bàn thì nguồn vốn của NHNo&PTNT Hà Nội còn quá nhỏ bé, chứng tỏ công tác nguồn vốn của NHNo&PTNT Hà Nội tuy đã có gắng nhưng mới thu hút được lượng vốn quá nhỏ bé trong tiềm năng nguồn vốn vô cùng to lớn trên địa bàn Hà Nội cả nội tệ, ngoại tệ nhát là nguồn vốn từ dân cư, mặt khác kết cấu nguồn vốn của NHNo&PTNT Hà Nội không bền vững, lãi suất cao chưa tạo được sức cạnh tranh cho NHNo&PTNT Hà Nội trong tín dụng cũng như các hình thức đầu tư khác trong tương lai.
Nguồn vốn trên đây thể hiện vai trò của nguồn vốn trong kinh doanh ngân hàng, nó đang là lợi thế lớn để tạo quỹ thu nhập, tạo nguồn xử lý rủi ro cho các tồn đọng tín dụng trước đây, do vậy hơn bao giờ hết NHNo&PTNT Hà Nội phải tận dụng thời cơ, tăng tốc huy động để bù đáp sự thuyên giảm nguồn vốn của các TCTD, vừa tăng trưởng thêm nguồn vốnđể trong vòng 2-3 năm có thể xử lý hết những tồn đọng cũ, tạo đà phát triển cho những năm tiếp theo.
Hoạt động sử dụng vốn.
Công tác đầu tư tín dụng.
Dư nợ
Thực tế cho thấy hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận chủ yếu của NHNo&PTNT Hà Nội là hoạt động cho vay. Vì nguồn vốn huy động được tập trung chủ yếu cho các thành phần kinh tế trên địa bàn Hà Nội; phần vốn không sử dụng hết được ngân hàng điều chuyển về NHNo&PTNT Việt Nam để điều hoà cho các ngân hàng thiếu vốn. Lợi nhuận mang lại từ hoạt động cho vay thường chiếm tỷ trọng cao gần 90%, ngoài ra còn có lợi nhuận thu được từ các hoạt động khác như hoạt động kinh doanh ngoại tệ, hoạt động thanh toán thừa vốn.
Sau đây là kết quả công tác cho vay trong 3 năm 1999, 2000, 2001 của NHNo&PTNT Hà Nội.
Bảng3: Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế và theo thời gian của NHNo&PTNT Hà Nội qua các năm1999 - 2001.
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
1. Tổng dư nợ
958
1297
1574
2. Dư nợ theo thành phầnkinh tế
+Kinh tế Nhà nước
808
884
1267
+Kinh tế ngoài quốc doanh
150
413
307
3. Dư nợ theo thời gian
+ Dư nợ ngắn hạn
831
1122
1117
+Dư nợ trung và dài hạn
127
135
457
Căn cứ số liệu trên, tổng dư nợ cho vay từ năm 1999-2001 tăng lên. Cụ thể, tổng dư nợ 31/12/2000 đạt 1297 tỷ đồng tăng 35,44% so với dư nợ năm 1999, bình quân đầu người đạt 6145 triệu. So với 12 tỷ dư nợ khi mới thành lập thì sau 12 năm dư nợ cho vay đối với nền kinh tế trên địa bàn Hà Nội đã tăng lên 107 lần ; sang năm 2001 tổng dư nợ là 1574 tỷ đồng, đạt 95% kế hoạch NHNo Việt Nam Trung ương giao, tăng 21,8% so với năm 2000. Điều này cho thấy địa bàn hoạt động kinh doanh tiền tệ có tính canh tranh cao, các ngân hàng khác liên tục hạ lãi suất cho vay để thu hút khách hàng nhưng với sự cố gắng chú trọng công tác tìm kiếm khách hàng nên kết quả công tác dư nợ của ngân hàng vẫn đạt mức tăng trưởng khá. Hiện tại ngân hàng đã có thêm một số khách hàng như Công ty cao su Sao Vàng, Công ty vật tư nông sản, Công ty cà phê Việt Nam, Công ty than Đông Bắc… đặc biệt là những công ty lớn như Nhà máy thuốc lá Thăng Long, Bia Việt Hà, Bia Hà Nội.
Về cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế.
Theo số liệu thống kê hiện nay năm 2001, trong tổng dư nợ là 1547 tỷ đồng NHNo&PTNT Hà Nội đã phân bổ cho 112 doanh nghiệp Nhà nước, 103 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, 562 hộ sản xuất, đặc biệt có 7 tổng công ty 90, 91 với tỷ trọng như sau:
Dư nợ DNNN là 1267 tỷ đồng chiếm 80% tổng dư nợ, tăng 43,3%so với năm 2000.
Dư nợ ngoài quốc doanh là 158 tỷ chiếm 10% tổng dư nợ, tăng 52% so với năm 2000.
Dư nợ hợp tác xã là 2,9 tỷ đồng, giảm 25% so với năm 2000.
Dư nợ hộ sản xuất là 48 tỷ chiếm 35 tổng dư nợ, tăng 122% so với năm 2000.
Dư nợ vay khác là 97 tỷ chiếm 6,8% tổng dư nợ, giảm 69% so với năm 2000.
Dư nợ cho các thành phần kinh tế đều tăng nhanh, trong đó dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế Nhà nước tăng tương đối ổn định đặc biệt tăng mạnh vào năm 2001 là 1267 tỷ đồng chiếm tỷ trọng cao trung bình là 80% tổng dư nợ (năm 1999 là 84,34%; năm 2000 là 68,15%; năm 2001 là 80,5%) đây là thành phần kinh tế mạnh và giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Bên cạnh tốc độ tăng trưởng về dư nợ cho vay đối với thành phần kinh tế Nhà Nước ta còn thấy tốc độ tăng trưởng về dư nợ cho vay trong các thành phần kinh tế phi quốc doanh. Điều này phản ánh việc NHNo&PTNT Hà Nội thực hiện đường lối xây dựng và phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước đó là phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Số liệu của bảng 3 cũng chỉ rõ dư nợ cho vay đối với thành phần này không ổn định có năm tăng, có năm giảm. Đây cũng là khó khăn chung của tất cả các ngân hàng vì cho vay các thành phần kinh tế phi quốc doanh tuy là đầy triển vọng nhưng cũng có không ít những rủi ro . Do vậy các ngân hàng cần xem xét, tiến hành tốt công tác thẩm định cho vay đạt hiệu quả.
Có thể nói, kết cấu dư nợ như trên là phù hợp với tình hình phát triển kinh tế tại địa bàn thủ đô Hà Nội. Nó vừa cho thấy sự phát triển bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; vừa khẳng định vai trò, vị trí chủ đạo của thành phần kinh tế Nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế xã hội Thành phố và thông qua đó thành phần kinh tế phi quốc doanh cũng khẳng định vị trí của mình, không ngừng phát triển góp phần lớn vào tổng sản phẩm xã hội của Hà Nội.
Xét về cơ cấu dư nợ theo thời gian
Số liệu trên cho thấy cơ cấu dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ. Năm 1999 dư nợ ngắn hạn chiếm 86,7% trên tổng dư nợ; trong khi đó dư nợ đầu tư trung và dài hạn chỉ chiếm 13,3% trên tổng dư nợ, sang hai năm 2000, 2001 tỷ trọng đầu tư ngắn hạn có giảm nhẹ giao động trên 70% (năm 2000 chiếm 86,5% tổng dư nợ , năm 2001 chiếm 71% tổng dư nợ), ngược lại đầu tư trung và dài hạn lại có xu hướng tăng lên nếu năm 2000 là 13,5% tổng dư nợ (tương ứng là 135 tỷ đồng) thì đến năm 2001 tỷ trọng này đã lên tới 29% tổng dư nợ (tương ứng là 457 tỷ đồng). Sự gia tăng này chứng tỏ ngân hàng đã biết kết hợp giữa nguồn vốn ngắn hạn với huy động vón trung dài hạn để bổ sung lẫn nhau.
Nguyên nhân đầu tư cho vay ngắn hạn của NHNo&PTNT Hà Nội luôn chiếm tỷ trọng cao trung bình trên 70% tổng dư nợ là do nguồn vốn ngân hàng huy động được hầu hết là vốn ngắn hạn dưới 12 tháng. Do vậy, việc đầu tư cho vay trung và dài hạn bằng nguồn vốn ngắn hạn bị hạn chế. Hệ quả tất yếu là vốn tín dụng của NHNo&PTNT Hà Nội về đầu tư trung hạn nhỏ. Để đổi mới trang thiết bị công nghệ hay dây chuyền sản xuất, tăng cường năng lực sản xuất trang bị dây chuyền công nghệ tiên tiến cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay các doanh nghiệp của nước ta chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ,vốn công nghệ còn rất lạc hậu, hoạt động chủ yếu bằng vốn của ngân hàng, công tác huy động vốn trung và dài hạn là hết sức cần thiết và bức bách.
Cho vay hộ nghèo.
Bảng 4: Tình hình cho vay hộ nghèo của NHNo&PTNT Hà nội qua các năm
Đơn vị:
STT
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
1
Doanh số cho vay (triệu đồng)
+Ngắn hạn
+Trung hạn
1452
450
1002
788
309
479
1527
470
1057
2
Số lượng hộ nghèo được vay (hộ)
1178
612
619
3
Tổng số hộ nghèo (hộ)
5814
5640
5600
4
Dư nợ hộ nghèo (triệu đồng)
2242
1569
2218
5
Số hộ nghèo còn dư nợ (hộ)
1004
741
802
6
Số hộ đã thoát nghèo (hộ)
185
354
395
Hoạt động cho vay hộ nghèo đã thu được những kết quả cao, góp phần vào công tác xoá đói giảm nghèo trên địa bàn thành phố Hà Nội, NHNo&PTNT Hà Nội cùng các cấp, các ngành của Hà Nội thực hiện chương trình 03 của thành uỷ Hà Nội về xoá đói, giảm nghèo. Nhờ công tác cho vay đối với các hộ nghèo mang lại kết quả đáng kể là tổng số hộ nghèo và số hộ thoát nghèo ngày càng tăng. Năm 1999 tổng số hộ nghèo là 5814 trong đó có 185 hộ đã thoát nghèo thì sang năm 2001 số hộ thoát nghèo đã lên tới con số 395 hộ, gấp gần 2,1 lần.
Doanh số cho vay: đối với các đối tượng khách hàng này ngân hàng chủ yếu tiến hành cho vay trung và dài hạn, tỷ trọng doanh số cho vay trung hạn luôn chiếm một tỷ trọng cao trung bình khoảng trên 60% tổng doanh số cho vay.
Nguyên nhân đạt được kết quả trên được chứng minh qua việc thực hiện công tác này tại 2 năm 2000, 2001.
Năm 2000, ngân hàng thực hiện chương trình 13 của thành uỷ Hà Nội về việc phát huy nội lực, khai thác nguồn vốn tại chỗ để đầu tư cho nền kinh tế trên địa bàn thủ đô thông qua việc vừa đáp ứng nhu cầu vốn thương mại cho các thành phần kinh tế, vừa phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền các quận triển khai vay vốn đối với các hộ nghèo thiếu vốn làm ăn. Trong năm này ngân hàng đã cho vay 950 hộ (1,2 tỷ đồng cho sản xuất kinh doanh) và nhiều hộ đã tăng trưởng khá trả nợ được gần 1,7 tỷ đồng.
Năm 2001, được sự giúp đỡ của các Quận, Phường ngân hàng đã giải ngân cho gần 1000 hộ nghèo với tổng số tiền gần 2,2 tỷ đồng, góp phần tạo cho một số hộ có thêm công ăn việc làm ,thu nhập tăng, đời sống cải thiện, trả nợ sòng phẳng cuối năm 2001 còn trên 900 hộ có dư nợ 2,3 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, công tác này còn một số hạn chế số lượng hộ vay và dư nợ cho vay không lớn.
Nợ quá hạn:
Song song với kết quả đạt được, trong công tác dư nợ, NHNo&PTNT Hà Nội vẫn còn có một số hạn chế đó là tỷ nợ quá hạn.
Bảng5: Tỷ lệ nợ quá hạn tại NHNo&PTNT Hà Nội từ 1999 - 2001.
Đơn vị : Tỷ đồng
Năm
1999
2000
2001
Tổng dư nợ
958
1297
1574
Nợ quá hạn
45
23
40
Tỷ trọng NQH
4,6%
1,8%
2,54%
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán qua các năm 1999 -2000)
Từ năm 1999 - 2001 tỷ lệ nợ qúa hạn của NHNo&PTNT Hà Nội ngày càng giảm từ 45 tỷ đồng năm 1999 (chiếm tỷ trọng 4,6 % tổng dư nợ) xuống 40 tỷ (chiếm 2,54% tổng dư nợ) năm 2001. Việc giảm sút này chứng tỏ ngân hàng rất chú trọng đến công tác thu nợ, quy trình xét duyệt cho vay đã được quan tâm thật sự. Cụ thể, đến 31/12/2000 tổng dư nợ qúa hạn đạt gần 23 tỷ chiếm 1,8% dư nợ; giảm 22,7% so với năm 1999, ngân hàng đã tích cực triển khai các biện pháp thu hồi NQH nhất là phát mại tài sản, xử lý rủi ro hơn 40 tỷ đồng nên NQH giảm thấp nếu không NQH vẫn ở mức 5% và thậm chí còn cao hơn. Năm 2001 tổng dư NQH là 40 tỷ đồng chiếm 2,56 % tăng 0,76% so với năm 2000 trong đó:
DNNN: 27.059 triệu đồng chiếm 66,5% tổng NQH.
DN ngoài quốc doanh: 12.405 triệu đồng chiếm 30,5% tổng NQH.
Hộ sản xuất: 349 triệu đồng chiếm 0,8% tổng NQH.
Khác: 852 triệu đồng chiếm 2,2 % tổng NQH.
Ngân hàng vừa tích cực thu hồi xử lý NQH, vừa xử lý NQH bằng quỹ dự phòng rủi ro nên NQH đã thu hồi được gần 7 tỷ đồng nợ tồn đọng.
Tuy nhiên bảng 5, cũng chỉ ra một tỷ lệ nợ quá hạn quá cao vào năm 1999 là 4,6%. Nguyên nhân do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực Đông Nam á, hiện tượng giảm phát ở nước ta nên các doanh nghiệp sản xuất đình trệ, có xu hướng bị thu hẹp, tất yếu không trả nợ được ngân hàng. Tình hình này đã kéo theo sự khó khăn trong công tác thu nợ mặc dù ngân hàng đã có nhiều cố gắng trong việc thu hồi NQH đã xử lý rủi ro nhưng tỷ lệ thu hồi còn quá thấp so với khả năng NQH có thể thu hồi được.
Đánh giá chung về công tác đầu tư tín dụng:
Kết quả đạt được của công tác đầu tư tín dụng:
Thực tế NHNo&PTNT Hà Nội đã đáp ứng tốt mọi nhu cầu tín dụng cho các thành phần kinh tế trên địa bàn, ngoài ra ngân hàng đã thẩm định và giải ngân hai dự án trung và dài hạn, mở rộng dây chuyền sản xuất bia của nhà máy bia Hà Nội (đến 31/12/2001 đã giải ngân 40 tỷ đồng); dự án nhà máy kính nổi Bình Dương thuộc Tổng công ty Thuỷ tinh gốm xây dựng (đến 31/12/2001 đã giải ngân170 tỷ). Ngoài những dự án lớn ngân hàng đã thẩm định và giải ngân một số dự án trung và dài hạn như mở rộng dây chuyền gạch ốp lát nhà máy gạch Hà Nội, dự án dây chuyền sản xuất bao bì xi măng của nhà máy văn phòng phẩm Cửu long. Việc giữ ổn định số khách hàng hiện có là nhiệm vụ rất quan trọng của ngân hàng, ngoài ra ngân hàng còn liên tục tiếp thị và mở rộng thêm khách hàng mới về mở tài khoản và đặt quan hệ tín dụngvới ngân hàng như Công ty dệt Hà Nội, Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội.
Cùng với việc đầu tư các doanh nghiệp hiện có, ngân hàng còn chỉ đạo tập trung khai thác tiếp thị các công ty trách nhiệm hữu hạn, hộ sản xuất, đây là đối tượng mang lại hiệu quả đầu tư và an toàn.
Với tổng dư nợ 1574 tỷ đồng ngân hàng đã cho vay 1114 tỷ đồng ngắn hạn, 274 tỷ đồng trung hạn, 168 tỷ đồng dài hạn.
Nguyên nhân đạt được kết quả trên:
Để có được kết quả khá khả quan như trên, ngân hàng đã phải tự nỗ lực rất nhiều thông qua việc áp dụng hàng loạt các biện pháp:
Thứ nhất, áp dụng lãi suất ưu đãi đối với doanh nghiệp truyền thống phù hợp với lãi suất cho vay trên địa bàn nhưng vẫn đảm bảo có lãi.
Thứ hai, liên tục phân loại khách hàng theo tháng, quý, năm qua đó nắm bắt những khách hàng làm ăn có hiệu quả, kinh doanh có lãi, tạo điều kiện liên tục giúp doanh nghiệp hoà nhập với cơ chế thị trường.
Thứ ba, miễn giảm dịch vụ, phí chuyển tiền với các doanh nghiệp có dư nợ cao, kinh doanh có lãi, vay trả sòng phẳng.
Thứ tư, ngân hàng đã và đang tiếp tục mở rộng thị phần khách hàng, mở rộng thu tiền mặt tại chỗ, tiết kiệm cho doanh nghiệp tạo thêm nguồn vốn cho ngân hàng.
Thứ năm, ngân hàng liên tục đổi mới phong cách phục vụ, giao tiếp với phương châm “sự thành đạt của khách hàng là thành công củangân hàng”.
Mặt còn hạn chế của công tác đầu tư tín dụng.
Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng dư nợ khá nhưng chưa vững chắc vì tỷ
trọng cho vay DNNN còn quá lớn, chiếm gần 80,5% tổng dư nợ, vẫn còn dè dặt ngại cho vay các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH (dư nợ cho vay DN ngoài quốc doanh chỉ chiếm 19,5% tổng dư nợ) nên hiệu quả kinh doanh vừa thấp vừa không ổn định khi các khách hàng này giảm dư nợ.
Thứ hai, một số cán bộ tín dụng còn chưa tích cực tìm kiếm khai thác khách hàng, thay vào đó là ngồi chờ có khách thì cho vay, việc cho vay sinh hoạt đối với giáo viên, bộ đội được xúc tiến hết sức chậm chạp nên dư nợ cho vay tiêu dùng còn còn quá nhỏ bé, nếu ngân hàng không có giải pháp để mở rộng cho vay đối tượng này thì ngân hàng sẽ bị mất đi một địa bàn rộng lớn và an toàn này.
Thứ ba, do một cán bộ tín dụng chưa thực sự quan tâm đến đôn đốc khách hàng trả lãi, hay giữa tín dụng và kế toán chưa có sự phối hợp trong việc xử lý gia hạn nợ, chuyển NQH, thu nợ gốc và lãi chưa chặt chẽ, kịp thời.
Thứ tư, phong cách giao dịch của nhiều cán bộ tín dụng còn chậm đổi mới, nhất là khâu tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn khách hàng, điều tra xử lý cho vay, kể cả cho vay cầm cố bằng giấy tờ có giá.
Công tác kinh doanh đối ngoại.
Hoạt động kinh doanh đối ngoại cũng là hoạt động được NHNo&PTNT Hà Nội thực sự quan tâm bởi xu thế hiện nay là hội nhập và phát triển, các nước ngày càng thu hẹp khoảng cách cùng nhau hợp tác phát triển kinh tế. Do vậy, cần thiết phải có sự hỗ trợ của công tác kinh doanh đối ngoại của ngân hàng. Sau đây là công tác đối ngoại của NHNo&PTNT Hà Nội.
Nhìn chung công tác này đạt được kế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0131.doc