Đề tài Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế thành phố Lạng Sơn

LỜI CAM ĐOAN.i

LỜI CẢM ƠN. ii

PHẦN MỞ ĐẦU .1

1. Tính cấp thiết của đề tài .1

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài .2

3. Phương pháp nghiên cứu của đề tài .2

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài .2

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.2

6. Kết quả dự kiến đạt được của đề tài.3

7. Nội dung của luận văn.3

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KIỂM TRA THUẾ .4

1.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về kiểm tra thuế .4

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm kiểm tra thuế.4

1.1.2 Nguyên tắc kiểm tra thuế.5

1.1.3 Vai trò của kiểm tra thuế .7

1.2 Nội dung cơ bản của kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.8

1.2.1 Kiểm tra đăng ký thuế.8

1.2.2 Kiểm tra việc kê khai, tính thuế và nộp thuế .9

1.2.3 Kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán, sổ sách .11

1.3 Các hình thức kiểm tra thuế .12

1.3.1 Kiểm tra tại trụ sở cơ quan Thuế .12

1.3.2 Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế.16

1.4 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả kiểm tra thuế .17

1.4.1 Các tiêu chí định lượng.18

1.4.2 Các tiêu chí định tính.19

1.5 Các nhân tố tác động đến hiệu quả kiểm tra thuế .20

1.5.1 Chính sách, pháp luật thuế.20

1.5.2 Cơ quan thuế.21

1.5.3 Người nộp thuế .22

1.6 Một số kinh nghiệm áp dụng trong kiểm tra thuế.22

1.6.1 Kinh nghiệm kiểm tra, thanh tra thuế của Malaysia.22

1.6.2 Kinh nghiệm kiểm tra, thanh tra thuế của Hàn Quốc .23

1.6.3 Kinh nghiệm kiểm tra, thanh tra thuế của Mỹ.23

pdf101 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 21/02/2022 | Lượt xem: 277 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế thành phố Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hạn khai bổ sung là 10 ngày làm việc kể từ ngày có thông báo yêu cầu khai bổ sung. Hết thời hạn theo thông báo mà Người nộp thuế không giải trình, bổ sung được thông tin, tài liệu chứng minh số thuế đã khai là đúng thì Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn Bước 2: Kiểm tra làm rõ nội dung cần bổ sung trong hồ sơ thuế Bước 1: Kiểm tra tính đầy đủ trong hồ sơ khai thuế 38 ấn định số thuế phải nộp và thông báo cho Người nộp thuế biết hoặc ban hành quyết định kiểm tra tại trụ sở Người nộp thuế nếu không đủ căn cứ để ấn định số thuế phải nộp. 2.2.2.2 Kiểm tra thuế tại trụ sở Người nộp thuế Quy trình kiểm tra thuế tại trụ sở Người nộp thuế áp dụng tại Chi cục Thuế TP Lạng Sơn được thể hiện qua sơ đồ 04 bước như sau: Sơ đồ 2: Quy trình kiểm tra 04 bước tại trụ sở người nộp thuế (Nguồn: Chi cục Thuế TP Lạng Sơn) Bước 1: Lập kế hoạch kiểm tra Chi cục Thuế thành phố Lạng Sơn đã lập kế hoạch kiểm tra trên cơ sở bám sát các nội dung văn bản chỉ đạo của Tổng cục Thuế và Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn để công tác lập kế hoạch có hiệu quả hơn, Chi cục Thuế đã tuân thủ đúng các nguyên tắc trong quá trình lập kế hoạch như sau: - Áp dụng phần mềm ứng dụng rủi ro để lập kế hoạch kiểm tra và chuyên đề kiểm tra; - Số lượng người nộp thuế đưa vào kế hoạch, chuyên đề hàng năm phải đạt tối thiểu 60% số người nộp thuế được giao nhiệm vụ kiểm tra hàng năm. Trong quá trình lập kế hoạch, công chức kiểm tra tại chi cục Thuế TP Lạng Sơn đã phân tích đánh giá rủi ro trên cơ sở ứng dụng phần mềm quản lý rủi ro được Tổng cục Thuế ban hành thực hiện thống nhất; đồng thời căn cứ thực tế đặc điểm kinh doanh tại Bước 3: Tiến hành kiểm tra tại trụ sở Người nộp thuế Bước 2: Chuẩn bị kiểm tra Bước 1: Lập kế hoạch kiểm tra Bước 4: Lập biên bản kiểm tra thuế; Xử lý kết quả kiểm tra thuế 39 TP Lạng Sơn để chọn người nộp thuế có rủi ro để đưa vào kế hoạch kiểm tra thuế, xác định danh sách các đối tượng cần kiểm tra - Người nộp thuế đưa vào kế hoạch kiểm tra, chuyên đề kiểm tra được lựa chọn như sau: + Lựa chọn trên phần mềm ứng dụng TPR: Đạt từ 80% - 85% số lượng người nộp thuế thuộc danh sách người nộp thuế sắp xếp theo mức độ rủi ro trên ứng dụng TPR (sau khi đã lựa chọn đưa vào kế hoạch thanh tra thuế); việc lựa chọn người nộp thuế đưa vào kế hoạch kiểm tra, chuyên đề kiểm tra phải thực hiện rà soát, chọn lọc và loại trừ những người nộp thuế có rủi ro thấp, đồng thời bổ sung người nộp thuế có rủi ro cao phù hợp với tiêu chí rủi ro về thuế tại địa bàn TP Lạng Sơn. + Lựa chọn người nộp thuế: Đạt 15% – 20% số lượng người nộp thuế có rủi ro cao, có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế, khai sai số thuế phải nộp . Đặc biệt là những doanh nghiệp kinh doanh nhiều ngành nghề, hạch toán phức tạp, lợi dụng tính chất phức tạp này rất dễ nảy sinh tiêu cực và gian lận thuế; những đơn vị có số thu lớn; những đơn vị có số hoàn thuế lớn. Hàng năm, Chi cục Thuế TP Lạng Sơn phải xây dưng kế hoạch kiểm tra theo chuyên đề để phục vụ triển khai công tác thuế chống thất thu tại Chi cục Thuế TP Lạng Sơn nhằm tìm ra số thuế còn bị bỏ sót, người nộp thuế cố tình không khai để nhằm mục đích trốn thuế, gây thất thu cho NSNN. Các trường hợp kiểm tra theo chuyên đề gồm: + Trường hợp kiểm tra theo chuyên đề do cơ quan quản lý thuế cấp trên chủ trì giao cho cơ quan quản lý thuế cấp dưới thực hiện hoặc phối hợp thực hiện. - Trường hợp kiểm tra theo chuyên đề riêng được cơ quan quản lý thuế cấp dưới chủ động xây dựng trình cơ quan quản lý thuế cấp trên phê duyệt. Bước 2: Chuẩn bị kiểm tra Thủ trưởng Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn ban hành quyết định kiểm tra thuế. Thời hạn kiểm tra thuế không quá 05 ngày làm việc thực tế kể từ ngày công bố quyết định. Trong trường hợp cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì chậm nhất 40 là 01 ngày trước khi kết thúc thời hạn kiểm tra thuế, Trưởng đoàn phải báo cáo trình Thủ trưởng Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn gia hạn thời gian. Quyết định kiểm tra thuế chỉ được gia hạn 01 lần. Thời gian gia hạn không quá 05 ngày làm việc thực tế. Quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở của Người nộp thuế phải được gửi cho Người nộp thuế chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ ngày ban hành. Bước 3: Tiến hành kiểm tra thuế Việc kiểm tra thuế phải được tiến hành chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định kiểm tra. Khi bắt đầu kiểm tra thuế, Trưởng đoàn công bố quyết định và giải thích nội dung quyết định để Người nộp thuế hiểu và có trách nhiệm chấp hành. Trường hợp khi nhận được quyết định, Người nộp thuế đề nghị hoãn thời gian tiến hành kiểm tra thuế thì phải có văn bản gửi Chi cục thuế nêu rõ lý do và thời gian hoãn để xem xét quyết định. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn thông báo cho Người nộp thuế biết về việc chấp nhận hay không chấp nhận hoãn thời gian kiểm tra thuế. Trường hợp Người nộp thuế không chấp hành quyết định kiểm tra thuế quá 03 ngày làm việc kể từ ngày phải chấp hành quyết định hoặc trì hoãn, trốn tránh cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến nghĩa vụ thuế quá 06 giờ làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu của Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định. Bước 4: Lập biên bản kiểm tra thuế, xử lý kết quả kiểm tra a. Lập biên bản kiểm tra thuế Biên bản kiểm tra thuế phải được lập trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra thuế. Biên bản được công bố công khai và ký xác nhận của Trưởng đoàn kiểm tra thuế và Người nộp thuế được kiểm tra. Khi kết thúc kiểm tra thuế, trường hợp Người nộp thuế không ký Biên bản thì chậm nhất trong 05 ngày làm việc kể từ ngày công bố công khai biên bản, Trưởng đoàn phải trình Thủ trưởng Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, 41 đồng thời thông báo yêu cầu Người nộp thuế ký biên bản kiểm tra. b. Xử lý kết quả kiểm tra thuế Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày ký Biên bản kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra thuế phải có báo cáo trình Thủ trưởng Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn. Trường hợp kết quả kiểm tra dẫn đến phải xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính thì trong thời hạn không quá 07 ngày, Thủ trưởng Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn ban hành Quyết định xử lý vi phạm về thuế. Trường hợp kết quả kiểm tra dẫn đến không phải xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính thì Thủ trưởng Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn ban hành Kết luận kiểm tra. Trường hợp qua kiểm tra thuế mà phát hiện hành vi vi phạm về thuế có dấu hiệu trốn thuế, gian lận về thuế thì trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra thuế (trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì trong thời hạn tối đa 30 ngày), đoàn kiểm tra có trách nhiệm báo cáo Thủ trưởng Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn để ban hành quyết định xử lý sau kiểm tra. 2.2.3 Thực hiện nội dung kiểm tra đối tượng nộp thuế tại Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn 2.2.3.1 Kiểm tra đăng ký thuế Về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế cho các doanh nghiệp: Được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 05/2008/TTLT/BKH-BTC-BCA ngày 29/07/2008 giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Bộ Công an về hướng dẫn cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con dấu đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo luật doanh nghiệp: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ hoàn tất hồ sơ và chuyển cho Cục thuế. Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ từ Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục thuế cấp tỉnh phải thông báo kết quả mã số doanh nghiệp cho Sở Kế hoạch và Đầu tư để ghi vào Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế của doanh nghiệp. Trong bất cứ trường hợp nào kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, thời gian tối đa hoàn tất thủ tục này không quá 5 ngày làm việc. 42 Như vậy, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế cho các doanh nghiệp mới trên địa bàn thành phố Lạng Sơn hiện nay đã được đơn giản hóa do cơ chế “một cửa liên thông”. Việc tiếp nhận hồ sơ cấp mã số thuế mới và sửa đổi thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Người nộp thuế được thực hiện nhanh chóng, đảm bảo thời gian quy định, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để kiểm tra sự biến động của doanh nghiệp trên địa bàn, phát hiện những cơ sở có kinh doanh nhưng không đăng ký kinh doanh để quản lý thuế. Căn cứ vào tài liệu kê khai, Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn nhập thông tin đối tuợng nộp thuế vào ứng dụng quản lý Thuế, chương trình quản lý trên Excel và thường xuyên bổ sung tài liệu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của từng đối tượng nộp thuế. Qua chương trình này theo dõi được số lượng đối tượng nộp thuế hiện có trên địa bàn, số lượng doanh nghiệp đang hoạt động, ngừng hoạt động, phá sản, giải thể Ngoài ra, thông qua mạng vi tính việc tra cứu tài liệu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ thuận lợi, dễ dàng, nhanh chóng, phục vụ tốt cho việc phân tích rủi ro, lập kế hoạch kiểm tra thuế. Bảng 2.2. Số lượng đối tượng nộp thuế tại Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn giai đoạn 2012-2016 Năm Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Hộ kinh doanh cá thể 2012 632 3.786 2013 690 3.793 2014 715 3.999 2015 754 4.075 2016 860 4.046 (Nguồn: Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn) 43 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 DN ngoài quốc doanh Hộ kinh doanh cá thể Hình 2.2. Cơ cấu đối tượng quản lý thuế của Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn giai đoạn 2012-2016 (Nguồn: Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn) Nhìn chung, các đơn vị mới thành lập, cũng như có sự thay đổi về đăng ký kinh doanh đều được Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn tiếp nhận đăng ký và cấp mã số thuế kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, do đặc thù kinh tế - xã hội của địa phương chủ yếu tập trung vào hoạt động buôn bán, ít các doanh nghiệp lớn mà đa phần là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, hộ kinh doanh cá thể (Theo Hình 2.2) với trình độ hiểu biết pháp luật thấp, nên vẫn xảy ra trường hợp đối tượng nộp thuế kinh doanh nhưng không kê khai, đăng ký với Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn, nộp hồ sơ đăng ký hoặc kê khai thay đổi đăng ký chậm so với thời gian quy định hoặc không thực hiện khai báo khi đăng ký thuế thay đổi. Ngoài ra, các đơn vị còn mắc phải một số sai sót như: - Khi thực hiện kê khai không đọc kỹ hướng dẫn kê khai đính kèm tờ khai đăng ký thuế dẫn đến không ghi tên chính thức bằng chữ in hoa, ghi không đầy đủ địa chỉ, ngành nghề kinh doanh - Dễ ghi nhầm chỉ tiêu hoặc kê khai thiếu các chỉ tiêu. - Không xác định đúng ngành nghề kinh doanh chính đối với các đơn vị kinh doanh nhiều ngành nghề, không xác định đúng chỉ tiêu năm tài chính. - Không xác định chính xác các loại thuế phải nộp, điều này dẫn đến việc nếu kê khai 44 thiếu thì khi có thay đổi phải bổ sung, nếu khai thừa thì phải khai thuế định kỳ mặc dù không phát sinh loại thuế này làm mất thời gian của doanh nghiệp. Tình trạng gian lận thuế, lập công ty “ma” để mua bán hoá đơn giá trị gia tăng vẫn tiếp tục tái diễn. Để thực hiện hành vi mua bán, sử dụng hóa đơn trái phép, các đối tượng vi phạm thường mở công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc doanh nghiệp tư nhân và đăng ký kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau. Những doanh nghiệp này sau đó lại chuyển địa điểm, trụ sở và hoạt động ngoài vòng pháp luật, thoát khỏi những ràng buộc pháp lý đối với nhà nước. Chúng thường bán hoá đơn có nội dung ghi khống theo yêu cầu của khách hàng. Theo thống kê trên địa bàn thành phố Lạng Sơn năm 2016, số doanh nghiệp “ma” không còn tồn tại ở địa chỉ kinh doanh là 62 doanh nghiệp. Chính những doanh nghiệp này là mầm mống của hoạt động làm ăn phi pháp với các hành vi nghiêm trọng, gây thất thoát tài sản của Nhà nước như bán hoá đơn tài chính, làm giả hồ sơ để hoàn thuế, sản xuất hàng giả gây ảnh hưởng đến sự lành mạnh của môi trường kinh doanh. Nguyên nhân của tình trạng này một phần do thiếu sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan chức năng: Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng thiếu giám sát sự tồn tại của doanh nghiệp; cơ quan thuế chưa thường xuyên xác minh, đối chiếu; chính quyền địa phương lại không biết đến sự tồn tại của các doanh nghiệp. Trong khi chính sách thành lập doanh nghiệp ngày càng thông thoáng thì điều này tạo kẽ hở cho các doanh nghiệp làm ăn phi pháp dễ dàng thực hiện hành vi gian lận thuế. 2.2.3.2 Kiểm tra kê khai thuế Giai đoạn 2012-2016, Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn tiếp tục thực hiện việc tiếp nhận tờ khai tại bộ phận một cửa; nhập, xử lý tờ khai đảm bảo thời gian, theo đúng quy trình. Việc thực hiện kê khai thuế của Người nộp thuế đạt được nhiều tiến bộ, do ứng dụng các phần mềm hỗ trợ kê khai (HTKK, IHTKK) nên nội dung ghi trên tờ khai rõ ràng và chính xác hơn, số tờ khai sai giảm hẳn qua từng năm. 45 Bảng 2.3. Tổng hợp hồ sơ khai thuế tại Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn giai đoạn 2012-2016 Nội dung Tổng hồ sơ Số hồ sơ khai thiếu, khai sai Số hồ sơ hợp lệ Tỷ lệ hồ sơ khai thiếu, khai sai (%) Năm 2012 6.356 187 6.169 2,94 Năm 2013 6.676 137 6.539 2,05 Năm 2014 7.563 37 7.526 0,49 Năm 2015 9.001 31 8.970 0,34 Năm 2016 6.775 19 6.756 0,28 (Nguồn: Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn) Số đối tượng phải kê khai thuế thực hiện kê khai giai đoạn 2012-2016 luôn đạt trên 90%. Năm 2016, trong tổng số 6.775 hồ sơ được kiểm tra tại cơ quan thuế, có 6.756 hồ sơ được chấp nhận (chiếm 99,72% tổng số hồ sơ được kiểm tra), số hồ sơ kê khai thiếu, sai lỗi đề nghị điều chỉnh là 19 hồ sơ (chiếm 0,28% tổng số hồ sơ được kiểm tra). Tỷ lệ hồ sơ khai thiếu, khai sai giảm hơn 10 lần từ 2,94% năm 2012 xuống còn 0.28% năm 2016 (Theo Bảng 2.3). Qua quá trình kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế và tại trụ sở Người nộp thuế cho thấy các sai phạm chủ yếu trong việc kê khai thuế là: Thứ nhất, sai sót trên mẫu tờ khai - Kê khai thuế giá trị gia tăng: nhân viên kế toán làm cho nhiều công ty khác nhau, khi lập tờ khai bằng máy tính quên thay đổi mã số thuế, tên công ty, địa chỉ kinh doanh; không điền đầy đủ các chỉ tiêu trên mẫu tờ khai; doanh thu không chịu thuế trên tờ khai thuế giá trị gia tăng lại ghi gộp cả với doanh thu chịu thuế suất 0%; khi so sánh bảng kê khai với báo cáo tài chính thì không khớp nhau. - Kê khai thuế thu nhập cá nhân: số thuế kê khai không khớp với số thuế trong báo cáo tài chính và sổ sách kế toán; hàng tháng đã khấu trừ thuế thu nhập của người lao động nhưng chiếm dụng không kê khai và nộp vào ngân sách nhà nước kịp thời đúng quy định; những doanh nghiệp có nộp thuế thu nhập cá nhân cho người nước ngoài, kê khai lẫn lộn giữa người Việt Nam và người nước ngoài. 46 - Kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp: Nội dung số liệu không tương ứng với đơn vị tính đã ghi trên biểu mẫu, không ghi đầy đủ các khoản chi phí theo đúng mẫu quy định. - Hồ sơ xin hoàn thuế: Thiếu chứng từ thanh toán hợp pháp, bảng kê khai tổng hợp số thuế phát sinh đề nghị hoàn không khớp với số thuế giá trị gia tăng kê khai hàng tháng (phải điều chỉnh lại số liệu kê khai nhầm trước khi lập hồ sơ xin hoàn thuế), tài khoản đề nghị chuyển số thuế đề nghị hoàn không đúng với số hiệu tài khoản và tên ngân hàng đã đăng ký thuế. Thứ hai, thời gian nộp hồ sơ khai thuế Đối với từng loại hồ sơ khai thuế khác nhau thì thời gian khai thuế là khác nhau. Hầu hết các hồ sơ khai thuế đều đúng thời gian quy định, tuy nhiên trong một số trường hợp Người nộp thuế không nắm rõ các quy định về thời hạn nộp thuế và nộp hồ sơ khai thuế của từng sắc thuế để chủ động nộp trước ngày hết hạn, nên bị Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn nhắc nhở và phạt chậm nộp. Khi phát sinh khoản phải nộp (không thuộc loại thuế phải nộp thông thường như: thuế nhà thầu, thuế thu nhập cá nhân khấu trừ tại nguồn), Người nộp thuế đã không lập hồ sơ khai thuế nộp cho Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn. Thứ ba, thời điểm kê khai thuế Nhiều đối tượng nộp thuế vẫn kê khai không đúng thời điểm với các khoản thuế phát sinh như: Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp xảy ra trường hợp doanh thu chịu thuế được kê khai trước hoặc sau kỳ báo cáo, bỏ sót doanh số, kê khai sai tại kỳ báo cáo. Hay thuế giá trị gia tăng phát sinh trong kỳ này lại được kê khai, khấu trừ vào kỳ sau. 2.2.3.3 Kiểm tra tính thuế Tại Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn năm 2016, số doanh nghiệp được kiểm tra tăng 1,17 lần so với năm 2015 nhưng số thuế truy thu bình quân trên 1 Người nộp thuế giảm 1,4 triệu đồng. Điều này cho thấy việc tính số tiền thuế cần nộp của các doanh nghiệp đã được cải thiện và chính xác hơn, số tiền thuế truy thu sau kiểm tra thuế giảm (Bảng 2.4). 47 Bảng 2.4. Kết quả kiểm tra thuế tại Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn giai đoạn 2012-2016 STT Chỉ tiêu Năm Tổng Tỷ lệ (%) 2012 2013 2014 2015 2016 1 Số doanh nghiệp được kiểm tra 57 112 121 139 205 634 2 Số thuế truy thu, phạt (triệu đồng) 2.098 5.023 1.646 2.724 3.731 15.222 Trong đó: - Thuế giá trị gia tăng 794 1.048 900 1.013 1.733 5.488 36,1 - Thuế thu nhập doanh nghiệp 981 3.427 583 1.439 1.545 7.975 52,4 - Thuế thu nhập cá nhân 241 292 93 94 52 772 5,1 - Thuế khác 82 256 70 178 401 987 6,5 3 Số thuế truy thu bình quân/1 doanh nghiệp (triệu đồng) 36,8 44,8 13,6 19,6 18,2 (Nguồn: Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn) Qua bảng số liệu trên ta thấy trong giai đoạn 2012-2016, Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn đã tổ chức triển khai kiểm tra được 634 doanh nghiệp, kiến nghị xử lý truy thu vào ngân sách nhà nước 15.222 triệu đồng trong đó thuế giá trị gia tăng là 5.488 triệu đồng chiếm 36,1% trên tổng số truy thu, thuế thu nhập doanh nghiệp là 7.975 triệu đồng chiếm 52,4% tổng số thuế truy thu, thuế thu nhập cá nhân là 772 triệu đồng chiếm 5,1% tổng số thuế truy thu, thuế khác (thuế nhà thầu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên) là 987 triệu đồng chiếm 6,5% tổng số thuế truy thu. Mặc dù tính chất vi phạm và hình thức sai phạm của các doanh nghiệp được kiểm tra có khác nhau, nhưng tập trung vi phạm ở 2 sắc thuế chủ yếu là thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp. Số thuế thu nhập doanh nghiệp truy thu sau kiểm tra cao chủ yếu là do doanh nghiệp 48 hạch toán sai doanh thu và các khoản chi phí: - Doanh thu là chỉ tiêu tổng hợp, liên quan tới quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị, liên hệ giữa đơn vị với thị trường, nó chi phối đến đời sống của cán bộ công nhân viên của đơn vị và khẳng định kết qủa kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh thu còn phản ánh đúng bản chất việc tổ chức sản xuất kinh doanh của đơn vị. Trong thực tế, ở các doanh nghiệp, do trình độ nghiệp vụ quản lý sản xuất, năng lực chuyên môn của các nhân viên kế toán hoặc do động cơ thiếu trong sáng đã dẫn tới những thiếu sót về hạch toán doanh thu. Những sai phạm thường gặp là: + Không mở đầy đủ các loại sổ kế toán, bỏ ngoài sổ sách kế toán các khoản doanh thu mà người mua không lấy hoá đơn; định khoản sai nghiệp vụ liên quan đến khâu bán hàng, những khoản thu phải tính vào doanh thu tiêu thụ nhưng lại không được thể hiện trên tài khoản 511 mà được doanh nghiệp hạch toán qua các khoản phải thu phải trả tài khoản 338, chuyển doanh thu từ niên độ này sang niên độ khác có lợi cho doanh nghiệp. Ví dụ: CTCP tư vấn xây dựng giao thông Lạng Sơn, MST: 4900222972 đã cung cấp dịch vụ tư vấn cho khách hàng từ tháng 5/2015 và đến hết năm 2015 vẫn chưa thu được tiền nên doanh nghiệp đã không hạch toán doanh thu số tiền: 245,7 triệu đồng. Tháng 5/2016 đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra quyết toán đã tăng khoản thu này. + Trích dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho không đúng quy định, thường là trích quá hoặc không đủ điều kiện được trích Ví dụ: CTCP Chè Thái Bình Lạng Sơn, MST: 4900121050, năm 2015 trích dự phòng 93,9 triệu đồng cho khoản nợ trên 02 năm của khách hàng nhưng không có đối chiếu của khách hàng nợ về số tiền còn nợ nên đoàn kiểm tra đã loại khoản này, số thuế thu nhập doanh nghiệp tăng sau kiểm tra là: 23,4 triệu đồng. + Có những doanh nghiệp do không mở đầy đủ các loại sổ sách kế toán nên không theo dõi được lượng hàng xuất, nhập dẫn đến việc hạch toán vào các báo cáo doanh thu không đầy đủ, thiếu chính xác + Các doanh nghiệp kinh doanh vận tải taxi thường gian lận trong việc tính doanh thu do thực tế hiện nay các xe taxi thường chưa có thiết bị in hóa đơn kết nối với đồng hồ 49 tính tiền trên xe. Việc kiểm tra đối với các doanh nghiệp vận tải này còn gặp nhiều khó khăn do không có đủ căn cứ xác định doanh thu thực tế của doanh nghiệp. - Ngoài ra, để giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, doanh nghiệp khai tăng chi phí hợp lý gây thiệt hại đến nguồn thu của Nhà nước bằng cách: + Hạch toán các khoản chi không có chứng từ cụ thể vào chi phí hợp lý: chi sửa chữa dụng cụ, mua sắm vật rẻ tiền mau hỏng, chi công tác phí Ví dụ: Năm 2015 CTCP xuất nhập khẩu ASEM đã hạch toán vào chi phí số tiền công tác phí khoán không có hoá đơn là: 37,3 triệu đồng làm giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp là 9,3 triệu đồng. Nhiều doanh nghiệp có văn phòng cho thuê, khi thanh toán các khoản phát sinh chung như tiền điện, nước, phí môi trường thì hạch toán và kê khai khấu trừ đầu vào của toàn bộ hóa đơn, chứng từ đó nhưng khi thu lại các khoản này từ các doanh nghiệp đi thuê thì lại không phát hành hoá đơn. Ví dụ: Công ty TNHH Biển Anh, MST: 4900632111, đoàn kiểm tra giảm chi phí hợp lý do đơn vị hạch toán vào chi phí quản lý tiền điện, nước cho thuê số tiền: 34,5 triệu đồng. + Tính khấu hao TSCĐ không sát với thực tế và không đúng quy định, không tiến hành phân bổ chi phí phát sinh; hạch toán vào chi phí các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản nhưng không thực hiện được. Ví dụ: CTCP xây dựng và thương mại Đình Nguyên, MST: 4900704045 đoàn kiểm tra giảm chi phí khấu hao tài sản cố định do đơn vị trích thừa năm 2015, số tiền 225 triệu đồng, dẫn đến tăng thuế thu nhập doanh nghiệp: 56,2 triệu đồng. + Hạch toán vào chi phí những khoản chi sai nguồn không phục vụ sản xuất kinh doanh như: chi ủng hộ, chi tham quan nghỉ mát, khen thưởng. Ví dụ: CTCP phát triển Công Mẫu Sơn năm 2015 đã hạch toán vào tài khoản 642 – chi phí quản lý doanh nghiệp tiền chi ủng hộ: 6,8 triệu đồng. CTCP thương mại Đông Dương cũng hạch toán vào tài khoản 642 tiền chi tham quan nghỉ mát: 72,9 triệu đồng. Các khoản chi này doanh nghiệp phải hạch toán vào quỹ khen thưởng phúc lợi. 50 + Do vô tình hoặc cố ý dùng hoá đơn bất hợp pháp, hoá đơn khống để tăng chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Ví dụ: CTCP lâm sản Lạng Sơn năm 2015 đã dùng hoá đơn khống của CTCP lâm sản Thịnh Lộc – Shinee với số thuế giá trị gia tăng đầu vào là 78 triệu đồng và chi phí 312 triệu đồng. Các vi phạm về thuế giá trị gia tăng phải truy thu sau kiểm tra chủ yếu là do các doanh nghiệp kê khai thuế giá trị gia tăng đầu vào của các hóa đơn chưa đúng quy định tại Nghị định 51/2010/NĐ-CP (hoá đơn không ghi ngày, tháng, không ghi hoăc ghi sai mã số thuế, địa chỉ kinh doanh, hoá đơn không đủ các chỉ tiêu về con dấu và chữ ký), kê khai các hoá đơn của các cá nhân như hoá đơn điện thoại hoặc hoá đơn đã bị sửa chữa nội dung không đúng quy định. Ngoài ra các doanh nghiệp còn kê khai các hoá đơn đã quá thời hạn kê khai, hoá đơn của doanh nghiệp bỏ trốn, hoá đơn đầu vào được chi từ các nguồn khác như: Hoá đơn của doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng Đối với các đơn vị xây dựng còn vi phạm đã hạch toán doanh thu nhưng chưa kê khai thuế giá trị gia tăng, không hạch toán doanh thu và kê khai thuế giá trị gia tăng đầu ra của các công trình thi công, xây dựng đã hoàn thành nghiệm thu hoặc đã có xác nhận khối lượng thi công giữa các bên. Bên cạnh sai phạm về thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng, một số đơn vị còn có sai phạm trong việc tính thuế thu nhập cá nhân như không tính đủ thu nhập của Người nộp thuế; không khấu trừ tại nguồn đối với các trường hợp môi giới hoa hồng, cộng tác viên Ví dụ: Năm 2015 CTCP Phúc An Sinh, MST: 4900317550 không thực hiện khấu trừ thuế thu nhập cá nhân cho các cộng tác viên, số tiền: 12,5 triệu đồng. 2.2.3.4 Kiểm tra nộp thuế Theo quy định của Luật quản lý thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Nếu doanh nghiệp nộp thuế chậm sẽ bị tính phạt chậm nộp. Do đó, tình trạng nộp thuế chậm đã giảm đi. Tuy nhiên, nhiều đối tượng nộp thuế do không nắm rõ các quy định về thời hạn nộp 51 thuế của từng sắc thuế nên vẫn còn tình trạng nộp muộn. Năm 2016, Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn đã xử lý phạt vi phạm hành chính đối với 27 doanh nghiệp do nộp các loại hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định, số tiền phạt thu vào tài khoản tạm giữ của Chi cục thuế: 157

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_giai_phap_tang_cuong_cong_tac_kiem_tra_thue_doi_voi_c.pdf
Tài liệu liên quan