Đề tài Giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục ở thành phố Hà Nội

 Để duy trì sự phát triển ổn định lâu dài thì nền tảng của nó là sự phát triển một hệ thống giáo dục toàn diện , để tạo ra đội ngũ những người có trọng trách cho thành phố . Hội nghị lần hai của ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII đã nêu rõ : Ngân sách nhà nước giữa vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực cho giáo dục đào tạo và phải được sử dụng tập trung .

 Để định hướng cho sự phát triển của toàn nền kinh tế nhà nước thực hiện vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế bằng các chính sách , giải pháp cụ thể . Các giải pháp đó càng trở nên đa dạng hơn trong nền kinh tế thị trường như : công cụ hành chính , công cụ chính sách , công cụ pháp luật , công cụ kinh tế Nhưng mỗi công cụ lại có những ưu nhược đIểm riêng phù hợp với từng thời đIểm chính sách Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa , công cụ pháp luật kinh tế tài chính là công cụ giữ vai trò quyết định , đặc biệt là công cụ tài chính .

Thủ đô Hà Nội là thành phố đi đầu trong thực hiện công cuộc đổi mới cùng với sự phát triển đa dạng của các loại hình kinh tế , cho nên đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp các nghành trong việc ổn định và phát triển nền kinh tế . Công tác quản lý tài chính của thành phố đã đạt được những thành tích đáng kể với kế hoạch thu chi ngân sách trong nhiều năm được hoàn thành . Đó là điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế của tất cả các nghành , các lĩnh vực , thúc đẩy sự chuyển biến cơ cấu đầu tư , đảm bảo ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội , mức sống nhân dân được nâng cao , tạo điều kiện cho sự hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới .

 

doc77 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1638 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục ở thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ứng nhu cầu học tập của người dân thủ đô . Theo bảng 1 , ta sẽ thấy rõ sự tăng lên về quy mô giáo dục . Tổng số học sinh mầm non và học sinh phổ thông năm học 2001-2002 là 631.167 học sinh tăng lên 21.713 học sinh tương ứng 3,58% so với năm học 2000-2001 có 609.454 học sinh . Bảng 1: Sự phát triển của các nghành học của thành phố Hà Nội Nghành Học Số Trường Số Lớp Học Sinh 2000 2001 2001 2002 2000 2001 2001 2002 2000 2001 2001 2002 Mầm non 298 328 2067 2214 75235 78035 Phổ Thông Tiểu học 262 269 6375 6456 226269 240117 THCS 221 228 4431 4490 186884 189759 THPT Hệ A 39 43 1359 1442 61500 74412 Hệ B 533 567 22185 25781 Dân Lập 27 36 648 909 18468 23063 Tổng 847 904 15449 16078 609454 631167 ( Nguồn : Sở Giáo dục vàĐào tạo Hà Nội). Về giáo dục mầm non , hiện tại Hà Nội đã huy động được 16% trẻ em trong độ tuổi này đi nhà trẻ so với tỷ lệ này trong cả nước chỉ đạt khoảng 10% . Đối với bậc tiểu học , Hà Nội từng bước hoàn thiện , tiến tới học sinh được học 2 buổi / ngày , tạo đIều kiện cho các em được kết hợp học tập , lao động , vui chơi ngay tại trường học . Đối với bậc phổ thông , do nhu cầu học tập ngày càng cao nhưng điều kiện hệ thống trường công lập không đáp ứng đủ , nghành giáo dục Hà Nội đã từng bước thực hiện đa dạng hoá các loại hình trường lớp bên cạnh hệ thống trường công lập . Vì vậy, số lượng các loại hình hệ B , bán công dân lập ngày tăng lên . Ngoài ra trên địa bàn thành phố đã có khoảng 57 lớp học tình thương … Phổ cập giáo dục tiểu học được thực hiện trên 100% xã phường . Ngoài việc phát triển các nghành học sự nghiệp giáo dục , thành phố còn phát triển các nghành giáo dục thường xuyên để đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người dân . Nhiều hình thức học tập đựơc tổ chức như giáo dục từ xa , bổ túc văn hoá , các lớp chuyên đề , học nghề , học ngoại ngữ … nhằm nâng cao kiến thức trình độ thu hút ngày càng đông người học . Bảng 2 : Sự phát triển nghành học giáo dục thường xuyên . Nội Dung Năm : 2000 - 2001 Năm : 2001 - 2002 Xoá mù và sau xoá mù 3171 3429 Chuyên đề 41587 42787 Bổ túc văn hoá 7162 7653 Học Nghề 9784 10628 Ngoại ngữ 17537 20037 Tổ chức giáo dục tử xa 4305 5010 Bổ túc văn hoá trung học 20119 21368 ( Nguồn : Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ) Hà Nội cùng là một trong những tỉnh thành đầu tiên trong cả nước thực hiện xã hội hoá giáo dục . Mặt khác , quy mô giáo dục còn được thể hiện rất rõ ở đội ngũ giáo viên . Với đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm và tâm huyết với sự nghiệp trồng người , trong nhiều năm liên tiếp nghành giáo dục thủ đô luôn đI đầu trong cả nước về công tác giảng dạy . Hơn 95 % giáo viên cấp tiểu học đạt trình độ chuẩn hoá , giáo viên cấp trung học cơ sở đạt chuẩn là 97% , giáo viên trung học phổ thông đạt chuẩn là 98% . Bảng 3 : Số lượng giáo viên Nghành Học Năm : 2000 - 2001 Năm : 2001 - 2002 Mầm non 3214 3460 Phổ thông Tiểu Học 6985 7092 THCS 8176 8393 THPT 3274 3564 Tổng 21649 22572 ( Nguồn : Sở Giáo dục và Đào tạo ) Đi đôi với việc mở rộng quy mô , nghành giáo dục Hà Nội còn có những biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục như đổi mới mục tiêu , đổi mới chương trình nội dung giảng dạy ở các cấp học , đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học , phát huy khả năng nghiên cứu chủ động sáng tạo ở học sinh , tránh tình trạng thụ động trong cách học , tiếp thu bài học . Một số biện pháp cụ thể đã được áp dụng có hiệu quả : - Đổi mới việc giảng dạy và học tập các môn lý luận , chính trị , xây dựng nề nếp kỷ cương dạy và học , chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho giáo viên và học sinh . - Đổi mới phương pháp giảng dạy , kết hợp học đi đôi với hành , lý luận với thực tiễn , mời các giáo viên giỏi trực tiếp giảng bài , trao đổi kinh nghiệm giảng dạy . - Tăng cường trang thiết bị đồ dùng phục vụ giảng dạy và học tập - Sắp xếp lại mạng lưới trường phổ thông trung học theo hướng tập trung thành một trung tâm đào tạo các trình độ giáo viên nhằm sử dụng có hiệu quả đội ngũ giáo viên , đẩy mạnh việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên thường xuyên và cán bộ quản lý . Nhờ sự nỗ lực của thầy trò và cán bộ lãnh đạo nghành giáo dục Hà Nội trong những năm qua chất lượng giảng dạy của các cơ sở giáo dục được nâng lên kể cả về chuyên môn lẫn đạo đức và kết quả học tập của học sinh cuối năm , kết quả các kỳ thi tốt nghiệp cuối cấp …( xem bảng 4 ) Bảng 4: Chất lượng giáo dục phổ thông năm học 2001-2002 Cấp học Văn hoá Đ ạo đức Giỏi Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu Tiểu học 18,2 49,3 30,6 1,9 75 24,8 0,2 0 THCS 17,6 43,8 33,5 5,1 60,2 35,5 3,7 0,4 THPT 16,9 53,4 22,9 6,8 63,5 31,2 4,6 0,8 ( Nguồn : Sở giáo dục và Đào tạo Hà Nội ) Chất lượng giáo dục Hà Nội còn được thể hiện ở kết quả học tập của học sinh các trường chuyên , ở các kỳ thi học sinh giỏi toàn thành phố được tổ chức hàng năm ở tất cả các cấp học . Mặc dù đạt được những kết quả đáng mừng nhưng giáo dục Hà Nội hiện nay vẫn đang còn tồn tại một số bất cập . Quy mô và chất lượng giáo dục chưa đồng đều giữa các quận , huyện nội và ngoạI thành , giữa các trường . Trình độ học sinh còn rất chênh lệch giữa các trường chuyên , trường công bình thường và hệ thống trường bán công dân lập . Đặc biệt xã hội hiện nay còn có nhiều định kiến và chưa có sự tin tưởng vào chất lượng của hệ thống trường bán công , dân lập , tư thục . Bảng 5: Chất lượng kỳ thi tốt nghiệp Cấp học Tỷ lệ học sinh đạt yêu cầu Năm : 2000 - 2001 Năm : 2001 - 2002 THCS 98,56 98,78 THPT 96,7 96,53 Tiểu học 99,2 99,6 ( Nguồn : Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội) Ngoài ra những mặt trái của nền kinh tế thị trường như tệ nạn xã hội , thái độ coi trọng đồng tiền thái quá , thương mại hoá mọi quan hệ … đã xâm nhập vào nhà trường gây ra những tác động xấu tới sự phảt triển tâm lý , ý thức của học sinh hiện nay . Vấn đề này đòi hỏi nghành giáo dục phảI tiến hành đồng bộ , phối hợp giữa gia đình , nhà trường các cơ quan chức năng và đặc biệt là bản thân học sinh để tạo nên một môi trường giáo dục lành mạnh . Tóm lại , trên đây là những thành tựu và những tồn tại trong sự nghiệp giáo dục của Hà Nội . Để tiếp tục đưa sự nghiệp giáo dục ngày càng phát triển , tương xứng với vai trò của thủ đô với cả nước thì một trong những giải pháp quan trọng là tăng cương đầu tư và đầu tư có hiệu quả cho giáo dục như trong nghị quyết trung ương VIII đã khẳng định : phải đầu tư cho giáo dục là đầu tư cơ bản quan trọng nhất cho sự phát triển toàn diện của đất nước . Để có được cái nhìn chi tiết hơn chúng ta nghiên cứu quá trình sử dụng các nguồn kinh phí của nghành giáo dục Hà Nội , đặc biệt là nguồn ngân sách nhà nước . 2. tình hình huy động kinh phí cho giáo dục thành phố Hà nội hiện nay . 2.1. Nguồn ngân sách nhà nước Để duy trì sự phát triển ổn định lâu dài thì nền tảng của nó là sự phát triển một hệ thống giáo dục toàn diện , để tạo ra đội ngũ những người có trọng trách cho thành phố . Hội nghị lần hai của ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII đã nêu rõ : Ngân sách nhà nước giữa vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực cho giáo dục đào tạo và phải được sử dụng tập trung . Để định hướng cho sự phát triển của toàn nền kinh tế nhà nước thực hiện vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế bằng các chính sách , giải pháp cụ thể . Các giải pháp đó càng trở nên đa dạng hơn trong nền kinh tế thị trường như : công cụ hành chính , công cụ chính sách , công cụ pháp luật , công cụ kinh tế … Nhưng mỗi công cụ lại có những ưu nhược đIểm riêng phù hợp với từng thời đIểm chính sách Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa , công cụ pháp luật kinh tế tài chính là công cụ giữ vai trò quyết định , đặc biệt là công cụ tài chính . Thủ đô Hà Nội là thành phố đi đầu trong thực hiện công cuộc đổi mới cùng với sự phát triển đa dạng của các loại hình kinh tế , cho nên đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp các nghành trong việc ổn định và phát triển nền kinh tế . Công tác quản lý tài chính của thành phố đã đạt được những thành tích đáng kể với kế hoạch thu chi ngân sách trong nhiều năm được hoàn thành . Đó là điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế của tất cả các nghành , các lĩnh vực , thúc đẩy sự chuyển biến cơ cấu đầu tư , đảm bảo ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội , mức sống nhân dân được nâng cao , tạo điều kiện cho sự hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới . Đại hội trung ương VIII đã khẳng định : Giáo dục đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng , của nhà nước và toàn dân . Nhận thức rõ tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục trong những năm qua nhiều chính sách , chỉ thị về việc đổi mới , phát triển giáo dục ra đời . Hà nội đã giành nhiều kinh phí trong ngân sách đầu tư cho giáo dục với chủ trương : Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển . Trong nhiều năm qua số chi cho sự nghiệp giáo dục không ngừng tăng lên . Tỷ trọng chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục chiếm hơn 80% trong tổng số chi thường xuyên cuả ngân sách thành phố . Từ đó chúng ta có thể thấy được vị trí quan trọng của sự nghiệp giáo dục , sự nỗ lực của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc duy trì và ngày càng nâng cao chất lượng giáo dục của thành phố . Bảng 6 : Chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trong chi thường xuyên Đơn vị : Tỷ đồng Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Tổng thu NSNN 13038,4 15056,97 17133,5 Tổng chi NSNN 3056,66 3928,98 4881,3 Chi thường xuyên 2044,91 2383,92 2722,93 Chi thường xuyên Cho SNGD 647,24 778,55 1008,46 Chi cho SNGD 549,11 662,08 832,05 ( Nguồn : Sở Tài chính – Vật giá Hà Nội ) Chi hàng năm cho sự nghiệp giáo dục từ nguồn ngân sách nhà nước ngoài nguồn chi thường xuyên còn một phần không nhỏ từ nguồn chi đầu tư phát triển . Bảng 7 : Cơ cấu chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục theo nguồn hình thành . Nội Dung Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % Tổng chi cho giáo dục 666,23 100 810,8 100 944,97 100 Chi thường xuyên 549,11 82,42 662,078 81,66 779,88 82,53 Chi đầu tư phát triển 171,11 17,58 148,47 18,34 165,07 17,47 ( Nguồn : Sở Tài chính – Vật giá Hà Nội ) Chi thường xuyên là các khoản chi về tiền lương , chi hành chính , chi nghiệp vụ chuyên môn … Khoản chi này phụ thuộc vào số lượng học sinh , giáo viên hiện thời và định mức chi hàng năm được xác định tương đối ổn định . So với chi thường xuyên , tỷ trọng chi đầu tư phát triển tương đối khiêm tốn , chỉ chiếm khoảng 20% , khoản chi này hàng năm góp phần không nhỏ vào việc phát triển bộ mặt của nền giáo dục thủ đô . Vốn đầu tư phát triển được sử dụng vào việc xây dựng , cải tạo nâng cấp các công trình , trường học . 2.2. Các nguồn kinh phí ngoàI ngân sách . Nguồn thu từ học phí . Căn cứ vào Quyết định 70/QĐ-TTg ngày 31/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thu học phí ở các cơ sở giáo dục đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân . Theo quan điểm của Nghị quyết trung ương II khoá VIII coi sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn dân , do vậy nhân dân đóng góp một phần cho sự nghiệp giáo dục , hỗ trợ cho sự nghiệp giáo dục . Căn cứ vào Quyết định số 334/QĐ-UB ngày 18/8/1998 của UBND Thành phố Hà Nội về việc thu , sử dụng học phí và một số khoản thu khác ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân . Trong thực tế học phí là khoản đóng góp của gia đình học sinh để cùng với nhà nước đảm bảo các hoạt động giáo dục và đào tạo. Và theo các quy định hiện hành thì nhà nước miễn thu học phí đối với học sinh được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định tại Nghị định 218/CP của Chính phủ ngày 29/4/1995 , theo nghị định này thì học sinh tiểu học, học sinh , sinh viên bị tàn tật và có khó khăn về kinh tế , học sinh –sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa và những học sinh , sinh viên gia đình cực nghèo theo quy định của nhà nước . Điều này thể hiện tính công bằng tương đối của nhà nước , tạo điều kiện cho tất cả mọi người đều có cơ hội được học tập như nhau . Thể hiện tính ưu việt của xã hội chủ nghĩa . Học phí là khoản thu mang tính chất ổn định và góp phần quan trọng vào việc đầu tư cho giáo dục . Hàng năm mức thu học phí của các trường , lớp công lập tăng lên cùng với quy mô của trường và số học sinh . Đối với các trường bán công dân lập nhà trường được phép thu để bù đắp chi phí trong quá trình giảng dạy. Đây chính là giải pháp quan trọng nhằm huy động các nguồn đóng góp của nhân dân cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo như tinh thần của nghị quyết trung ương II khoá VIII bàn về giáo dục . Các nguồn kinh phí khác . Ngoài các khoản thu trên còn có các khoản thu khác đóng góp cho giáo dục như : nguồn viện trợ , khoản đóng góp của các tổ chức xã hội , các khoản ủng hộ của các cá nhân … Nhìn chung các nguồn kinh phí ngoài ngân sách đã có những đóng góp đáng kể cho sự nghiệp giáo dục thành phố trong thời gian qua và trong tương lai thì các nguồn này còn tiếp tục đóng một vị trí quan trọng . Để thực hiện mục tiêu xã hội hoá giáo dục thì một trong những khía cạnh quan trọng là phải khai thác các nguồn vốn đóng góp từ nhân dân , các tổ chức xã hội , các đoàn thề , nguồn viện trợ để phát triển . Muốn nền giáo dục phát triển nhất thiết phải có kinh phí đầu tư cho nó Nhưng đầu tư cho giáo dục là một loại đầu tư cho tương lai , khó có thể thấy được kết quả trong một thời gian ngắn . Vấn đề đặt ra là phân bổ và quản lý quá trình sử dụng những kinh phí đó như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất . Thông qua việc nghiên cứu thực trạng quản lý ngân sách cho sự nghiệp giáo dục thành phố Hà Nội thời gian qua sẽ phần nào giảI đáp cho chúng ta vấn đề này . 3. thực trạng quản lý chi nSNN cho giáo dục . 3.1. Chu trình quản lý cấp phát các khoản chi NSNN cho giáo dục . Mô hình quản lý NSNN trước năm 1997. Thực hiện thông tư liên bộ 06/TTLB giữa Bộ Tài chính với Bộ Giáo dục -Đào tạo ngày 11/2/1995 về việc quản lý NS giáo dục và Công văn số 3295/KTTH của Thủ tướng Chính phủ thì trước năm 1997 cơ chế quản lý cấp phát ngân sách giáo dục được phân bổ theo mô hình sau : Mô hình 1 : Sở Tài chính – Vật giá Phòng TC quận huyện Sở GD - ĐT Phòng giáo dục huyện - Khối mầm non - Tiểu học - Khối THCS - Trường trọng điểm - Khối PTTH - Khối trường đặc biệt Theo mô hình này thì việc phân cấp chi ngân sách giáo dục của thành phố trải qua hai cấp là cấp thành phố và cấp quận ( huyện ) . Cấp quận , huyện bảo đảm quản lý khối các trường mầm non , tiểu học và khối THCS . Các trường trọng đIểm và trường đặc thù do thành phố quản lý thông qua Sở Giáo dục - Đào tạo . Việc quản lý được thực hiện như sau : Sở Tài chính – Vật giá cấp toàn bộ kinh phí thường xuyên của các trường trực thuộc Sở Giáo dục -Đào tạo quản lý cho Sở chủ quản để Sở Giáo dục - đào tạo tiếp tục cấp phát cho các trường với tư cách là đơn vị dự toán cấp I của ngân sách thành phố . Sở Tài chính – Vật giá có trách nhiệm kiểm tra tình hình cấp phát của Sở Giáo dục - Đào tạo cũng như việc sử dụng kinh phí tại các trường theo quy định tàI chính hiện hành . Phòng tài chính quận , huyện phối hợp với đơn vị giao dục cùng cấp quản lý khối kinh phí mầm non , tiểu học , THCS , khối này với tư cách là đơn vị dự toán cấp I của ngân sách quận, huyện . Với việc phân cấp quản lý như trên , Sở Giáo dục - Đào tạo khó khăn trong việc tập hợp kế hoạch tài chính cho nghành mình dẫn đến hạn chế về hiệu qủa công tác lập kế hoạch của nghành . Sở Giáo dục - Đào tạo chỉ tập hợp kế hoạch thu chi của các đơn vị mà được thành phố giao còn các trường THCS , các nhà trẻ mẫu giáo … do quận , huyện quản lý . Kế hoạch ngân sách của các đơn vị này được tập hợp trong kế hoạch ngân sách quận huyện . Lẽ ra phòng giáo dục trực thuộc huyện quận phải căn cứ vào nhiệm vụ của nghành để lập kế hoạch thu , chi ngân sách một mặt nộp cho phòng tài chính , mặt khác nộp cho Sở Giáo dục -đào tạo để Sở tổng hợp kế hoạch toàn nghành , nhưng do sự phối hợp giữa Sở và phòng giáo dục chưa chặt chẽ , do trình độ cán bộ chưa đáp ứng được nhiệm vụ của cấp trên . Mặt khác kế hoạch chi giáo dục của quận , huyện phải phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của quận , huyện . Cho nên Sở giáo dục - đào tạo chưa hướng dẫn các đơn vị thuộc nghành lập dự toán thu , chi ngân sách phù hợp với hoạt động của nghành ở thành phố để tổng hợp gửi cơ quan tài chính . Ngoài ra , việc các trường thuộc khối mầm non , tiểu học , THCS khi nhận kinh phí phải qua sự giám sát của hai phòng cấp trên song song điều hành ( phòng tài chính và phòng giáo dục) cũng gặp phải không ít sự rắc rối , quan liêu . Mô hình quản lý NS giáo dục từ 1997 đến nay . Thực hiện thông tư số 09/TC-NSNN của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn phân cấp , lập , chấp hành , quyết toán ngân sách và thông tư 103/1998/TT-BTC ngày 18/7/1998 sửa đổi thông tư 09TC-NSNN , quy định nhiệm vụ chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục là do ngân sách thành phố đảm nhiệm . Sở Tài chính – Vật giá phối hợp với Sở giáo dục đào tạo thống nhất dự toán cho đơn vị thụ hưởng ngân sách và cấp phát trực tiếp cho các đơn vị này mà không qua ngân sách quận , huyện . Đồng thời thành phố cũng giao nhiệm vụ trực tiếp cho Sở Tài chính vật giá trong vấn đề quản lý ngân sách theo chương trình mục tiêu với các nội dung phổ cập giáo dục các cấp , xoá mù , chương trình vệ sinh nước sạch , xây dựng trường trọng điểm chất lượng cao . Mô hình quản lý ngân sách giáo dục từ sau năm 1997 đến nay đã có phần đơn giản hơn so với mô hình quản lý trước năm 1997 . Ngoài việc tạo điều kiện cho Sở Giáo dục đào tạo trong việc lập kế hoạch tài chính cho nghành thì mô hình phân cấp quản lý mới được giảm bớt và gây ít rắc rối hơn cho các trường khi nhận kinh phí . Sở Tài chính – Vật giá Sở Giáo dục và Đào tạo Phòng Tài chính quận, huyện Khối mầm non Khối tiểu học Khối THCS - Trường trọng điểm - Khối PTTH - Khối trường đặc biệt Mô hình 2 : Theo mô hình này thì việc thực hiện cơ chế cấp phát bằng hạn mức kinh phí hàng năm của các đơn vị dự toán cấp I ( Sở giáo dục , phòng tài chính ) bắt buộc các đơn vị dự toán cấp I phải mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước thành phố . Và thực hiện rút kinh phí phục vụ cho hoạt động của mình theo các khoản mục đã được ghi trong dự toán hàng năm . Việc cấp phát bằng hạn mức kinh phí có ưu đIểm là quản lý chặt chẽ và tập trung , tránh ứ đọng vốn ở cơ sở , nhưng nó có khó khăn trong việc kiểm tra kiểm soát , khó khăn xác định tồn quỹ thực của ngân sách. Từ khi thực hiện công văn số 1178 LS/ KBNN của liên Sở Tài chính – Vật giá Hà Nội và kho bạc nhà nước thành phố ngày 31/3/1997 về việc hướng dẫn mở tài khoản và thực hiện mục lục ngân sách … thì việc cấp phát này đã giúp cho các đơn vị dự toán cấp I chủ động hơn trong việc quyết định và thực hiện các dự án nhằm phát huy cao độ hiệu quả của vốn đầu tư , giảm bởt tình trạng sử dụng sai lệch , không đúng mụcđích các nguồn vốn . 3.2. Quy trình quản lý ngân sách nhà nước . Giai đoạn 1 : lập dự toán chi ngân sách . Dự toán chi ngân sách cho giáo dục là bộ phận cấu thành không thể thiếu được trong dự toán chi ngân sách của thành phố . Đây là khâu đầu tiên mang tính chất định hướng có vai trò quan trọng trong việc quản lý vốn từ ngân sách . Căn cứ lập dự toán chi ngân sách : - Phương hướng phát triển kinh tế xã hội hàng năm trên tinh thần nghị quyết của hội đồng nhân dân thành phố . - Kết quả chi ngân sách cho giáo dục năm trước . - Thực tế hoạt động của các yếu tố trên thị trường có ảnh hưởng đến nghành giáo dục. Quy trình lập dự toán : - Các đơn vị dự toán cấp II , III xây dựng dự toán kế hoạch hàng năm của mình sau đó gửi lên Sở Giáo dục theo các căn cứ trên . - Sở Giáo dục - Đào tạo phối hợp với Sở Tài chính – Vật giá và Sở Kế hoạch đầu tư lên kế hoạch cho toàn nghành và trình Uỷ ban nhân dân thành phố phê duyệt . Nội dung dự toán : - Đánh giá tình hình thực hiện thu chi năm trước , từ đó rút ra những tồn tại cần khắc phục . - Lập dự toán chi ngân sách năm , kế hoạch được xác định theo mục lục ngân sách với các nội dung chi thường xuyên và chi mua sắm , sữa chữa . Đối với dự toán chi mua sắm , sữa chữa phải có đơn giá định hướng cụ thể . Sở và Phòng tài chính có trách nhiệm tổng hợp dự toán ngân sách đối với các đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình , dự toán ngân sách chung của nghành gửi lên Sở Tài chính – Vật giá để tổng hợp chung vào dự toán chi hàng năm của ngân sách thành phố . Sau khi dự toán được Hội đồng nhân dân thành phố phê chuẩn , Uỷ ban nhân dân sẽ quyết định cụ thể và uỷ quyền cho Sở Tài chính – Vật giá thông báo hạn mức cho các đơn vị dự toán cấp I . Sau đó các đơn vị dự toán cấp I có trách nhiệm phân phối hạn mức kinh phí cho các đơn vị thụ hưởng ngân sách . Giai đoạn II : Thực hiện ngân sách . Đối với các đơn vị dự toán cấp I , sau khi nhận được thông báo hạn mức kinh phí của Sở Tài chính – Vật giá qua hệ thống kho bạc thì tiến hành phân phối lại cho các đơn vị thụ hưởng trên cơ sở dự toán đã phê duyệt . Đối với các đơn vị thuộc khối quận , huyện quản lý , Sở Tài chính – Vật giá uỷ quyền cho phòng tài chính quận huyện câp phát cho các đơn vị thụ hưởng ngân sách qua hệ thống kho bạc bằng hạn mức kinh phí . Mức độ chi căn cứ vào dự toán thu chi các quý , hàng năm trong năm tài chính . Sở Tài chính – Vật giá cấp hạn mức kinh phí cho Sở Giáo dục - Đào tạo và kinh phí uỷ quyền cho phòng tài chính quận , huyện theo những khoản mục chi tương ứng với nhiệm vụ chi của từng nghành theo mục lục ngân sách nhà nước . Sở Giáo dục - Đào tạo kết hợp với phòng tài chính quận , huyện có trách nhiệm thông báo hạn mức kinh phí cho từng đơn vị dự toán ngân sách . Giai đoạn III : Quyết toán ngân sách . Đây là khâu cuối cùng của quản lý ngân sách phản ánh đầy đủ chính xác các nguồn tài chính của đơn vị mình và tình hình sử dụng nguồn vốn đó . Báo cáo quyết toán là căn cứ để cơ quan chủ quản cấp trên và cơ quan tài chính kiểm tra việc lập dự toán và phân tích tình hình chấp hành ngân sách của đơn vị .Từ đó tăng cường ngăn ngừa các hiện tượng vi phạm chính sách , chế độ tài chính và có biện pháp xử lý kịp thời giúp cơ quan chủ quản quyết toán ngân sách hàng năm kịp thời chính xác . Sau khi kết thúc năm ngân sách , các đơn vị thụ hưởng ngân sách có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán gửi Sở Giáo dục - Đào tạo và Sở Tài chính – Vật giá Báo cáo phải tuân theo kiểu mẫu báo cáo kế toán để làm cơ sở giúp cơ quan cấp trên kiểm tra quyết toán . Thời hạn báo cáo quyết toán không chậm quá từ 40 đến 60 ngày sau khi kết thúc năm báo cáo . Thời hạn duyệt báo cáo không quá 30 ngày kể từ khi nhận được báo cáo quyết toán . Cơ quan chủ quản phải tổ chức kiểm tra , xét duyệt quyết toán cho đơn vị dự toán trực thuộc . 3.3. Quản lý nội dung chi ngân sách . Phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc , trong những năm qua Đảng uỷ , UBND , HĐND thành phố quyết tâm thực hiện tinh thần nghị quyết trung ương II coi : “ Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển “ , đã không ngừng quan tâm chỉ đạo sát sao tới sự nghiệp giáo dục thành phố , cùng với nhân dân thủ đô quyết tâm đi đầu trong lĩnh vực văn hoá giáo dục để xứng đáng với tiềm năng và lợi thế của thành phố . Tăng cường chi và quản lý chi có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục đặc biệt là vốn NSNN , đó là những gì mà Đảng bộ quan tâm , với phương hướng và cơ chế cấp phát như trên , coi dự toán là cơ sở tiền đề cho việc cấp phát , phát huy hiệu quả của các đơn vị dự toán cấp dưới nhằm thống nhất khung quản lý Cùng với việc tăng số lượng chi cho đầu tư giáo dục và đào tạo trong tổng số chi ngân sách nhà nước ở cả nước nói chung , thành phố đã không ngừng đầu tư và tăng chi cho giáo dục đào tạo . Bảng 8 : Cơ cấu chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục thành phố Hà Nội theo các nghành học . Đơn vị : Tỷ đồng Nội Dung Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng chi cho giáo dục 666,23 100 810,8 100 944,74 100 Mầm non 127,95 19,21 156,13 19,26 180,66 19,12 Tiểu học 232,08 34,83 303,89 37,47 370,38 39,2 THCS 195,59 29,36 218,18 26,91 240,095 25,407 THPT 85,34 12,81 101,57 12,53 117,29 12,41 GDTX 25,27 3,79 31,03 3,83 36,545 3,87 ( Nguồn : Sở Tài chính – Vật giá Hà Nội ). Bảng 9 : Cơ cấu chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục thành phố Hà Nội theo mục lục ngân sách . Nội Dung Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng chi cho giáo dục 666,23 100 810,8 100 944,74 100 Chi cho con ngưởi 289,95 43,52 353,25 43,57 413,5 43,76 Chi quản lý hành chính 75,87 11,39 83,48 10,30 90,93 9,62 Chi mua sắm sữa chữa 241,02 36,18 303,9 37,48 360,2 38,12 Chi công tác giảng dạy 59,38 8,91 70,17 8,65 80,34 8,5 ( Nguồn : Sở Tài chính – Vật giá Hà Nội ) 3.3.1. Quản lý nội dung theo nghành học . Phạm vi hoạt động của nghành giáo dục nói chung và giáo dục thủ đô nói riêng rất rộng , gồm khối mầm non , phổ thông , các trường đặc biệt , giáo dục thường xuyên . Số chi ngân sách nhà nước ở tất cả các bậc học đều tăng mạnh trong những năm qua thể hiện

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36778.doc
Tài liệu liên quan