Ngược lại nếu thông không kịp thời, chính xác thì Ngân hàng sẽ cho vay không hợp lí. Cho vay qúa thấp sẽ hạn chế khả năng sản xuất của doanh nghiệp do lượng vốn đi vay chưa đủ để doanh nghiệp đầu tư toàn diện. Nhưng nếu cho vay quá cao so với nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng do thông tin về khách hàng này là tốt trong khi thực tế thì không phải như vậy, cho nên khi khách hàng làm ăn thua lỗ sẽ không có khả năng trả hết nợ.
Thực tế ở Việt Nam, tiếp cận thông tin chính xác, kịp thời, đầy đủ là khó khăn. Và khả năng cho vay còn nhiều hạn chế.
*Năng lực điều hành của ban lãnh đạo
Yếu tố này có vai trò khá quan trọng. Thực tế chứng minh, nhiều Ngân hàng thương mại tuy có được những nguồn lực khan hiếm và giá trị mà đối thủ cạnh tranh không có như trụ sở khang trang đặt ở vùng tập trung nhiều khách hàng, vốn tự có lớn, thu nhận được nhiều cán bộ giỏi. Song do cán bộ điều hành lãnh đạo không sắc sảo, nhạy bén, không nắm bắt, điều chỉnh hoạt động Ngân hàng theo kịp các tín hiệu thông tin, không sử dụng nhân viên đúng sở trường,. dẫn đến lãng phí các nguồn lực Ngân hàng mình có, giảm hiệu quả chi phí, tất nhiên hạ thấp đi hoạt động cho vay của Ngân hàng .
100 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1089 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp tăng cường hoạt động cho vay tại Ngân hàng Công Thương Tỉnh Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
41
78,9
21,2
218
115
65,5
34,5
(Nguồn: báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh-NHCT Tỉnh Hưng Yên)
Qua các số liệu trên, ta có nhận xét:
Doanh số cho vay tăng lên theo tất cả các năm cả về đối tượng cho vay và
thời hạn cho vay
Cho vay kinh tế quốc doanh chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với kinh tế ngoài quốc doanh. Tỷ lệ này giảm đi ở năm 2001, nhưng lại tăng lên ở năm 2002
Cho vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ rất cao so với cho vay dài hạn qua tất cả các năm, tuy nhiên tỷ lệ cho vay dài hạn chiếm tỷ lệ ngày càng tăng: năm 2000 là 9,9%; năm 2001 là 21,2%; năm 2002 đã tăng tới 35,4%.
Bảng 4.1: Tốc độ tăng của doanh số cho vay
Chỉ tiêu
Tốc độ tăng năm 2001 so với năm 2000 (%)
Tốc độ tăng năm 2002 so với năm 2001(%)
Doanh số cho vay
19,8
71,7
Kinh tế quốc doanh
Kinh tế ngoài quốc doanh
13,1
32,7
99,2
26,03
Cho vay ngắn hạn
Cho vay trung và dài hạn
4,8
156,3
42,5
180,5
(Nguồn: báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh-NHCT Tỉnh Hưng Yên)
Các số liệu trên cho thấy:
Doanh số cho vay của Ngân hàng tăng lên ngày càng lớn hơn qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh có giảm. Năm 2001, doanh số cho vay tăng 32 tỷ, tức là tăng19,8% so với năm 2000. Năm 2002, doanh số cho vay tăng 139 tỷ, tức là tăng 71,7 tỷ so với năm 2001. Tuy nhiên nếu xét theo đối tượng vay và thời gian vay thì doanh số cho vay khu vực kinh tế quốc doanh năm 2001 tăng so với năm 2000 là 14 tỷ, tức là tăng 13,1%. Đến năm 2002 lại tăng 120 tỷ, tức là tăng 92,2% so với năm 2001. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh năm 2001 tăng 18 tỷ, tức là tăng 32,7% so với năm 2000; đến năm 2002 tăng 19 tỷ tức là tăng 26,03% so với 2001.
Tốc độ tăng cho vay dài hạn là lớn nhất, con số cho vay dài hạn năm 2000 là 16 tỷ, đến năm 2002 là 115 tỷ. Trong đó, cho vay dài hạn năm 2001 tăng 25 tỷ, tức là tăng156,3% so với năm 2000; năm 2002 tăng 74 tỷ, tức là tăng 180,5% so với năm 2001. Cho vay ngắn hạn: năm 2001 tăng 7 tỷ, tức là tăng 4,8% so với năm 2000; năm 2002 tăng 65 tỷ, tức là tăng 42,5% so với năm 2001.
Tốc độ tăng của doanh số cho vay khu vực kinh tế quốc doanh và cho vay ngắn hạn rất có thay đổi rất lớn : từ 13,1 đến 99,2, từ 4,8 đến 42,5.
2.Doanh số thu nợ
Quá trình cho vay và thu nợ của Ngân hàng phải được thực hiện kết hợp chặt chẽ với nhau. Nếu chỉ chú trọng đến việc cho vay mà không quan tâm đến việc thu hồi nợ thì sẽ sinh ra nợ quá hạn đối với Ngân hàng. Tình hình thu nợ của Ngân hàng công thương tỉnh Hưng Yên như sau:
Bảng 5.1: Tình hình thu nợ
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2000
Tỷ lệ
(%)
Năm
2001
Tỷ lệ
(%)
Năm
2002
Tỷ lệ
(%)
Doanh số thu nợ
124
145
220
Kinh tế quốc doanh
Kinh tế ngoài quốc doanh
87
37
70,2
29,8
86
59
59,3
40,7
153
67
69,5
30,5
Cho vay ngắn hạn
Cho vay trung và dài hạn
120
4
96,8
3,2
136
9
93,8
6,2
197
23
89,5
10,5
(Nguồn: báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh-NHCT Tỉnh Hưng Yên)
Ta có nhận xét:
Trừ doanh số thu nợ khu vực kinh tế quốc doanh năm 2001 lại giảm so với năm 2001. Doanh số thu nợ tăng lên theo lên theo các năm với tất cả các đối tượng và các thời hạn. Doanh số thu nợ khu vực kinh tế quốc doanh và cho vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao hơn. Cho vay dài hạn chiếm tỷ lệ ngày càng tăng lên theo các năm.
Bảng 5.2: Tốc độ tăng của doanh số thu nợ
Chỉ tiêu
Tốc độ tăng năm 2001 so với năm 2000 (%)
Tốc độ tăng năm 2002 so với năm 2001 (%)
Doanh số thu nợ
16,9
51,7
Kinh tế quốc doanh
Kinh tế ngoài quốc doanh
-1,15
59,5
77,2
13,56
Cho vay ngắn hạn
Cho vay trung và dài hạn
13,3
125
44,9
155.56
(Nguồn: báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh-NHCT Tỉnh Hưng Yên)
Qua bảng trên ta có nhận xét:
Doanh số thu nợ của Ngân hàng nhìn trung có sự tăng trưởng đều đặn. Năm 2001, doanh số thu nợ của Ngân hàng tăng lên 21 tỷ, tức là tăng 16,9% so với năm 2000. Năm 2002 doanh số thu nợ của Ngân hàng tăng 75 tỷ, tức là tăng 51,7% so với năm 2001. Tuy nhiên nếu xét theo đối tượng vay và thời gian vay thì doanh số thu nợ khu vực kinh tế quốc doanh năm 2001 giảm so với năm 2000 là một tỷ, tức là giảm 1,15%. Nhưng đến năm 2002 lại tăng 67 tỷ, tức là tăng 77,2% so với năm 2001. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh năm 2001 tăng 22 tỷ, tức là tăng 59,5% so với năm 2000; đến năm 2002 tăng 8 tỷ tức là tăng 13,56% so với 2001, tốc độ tăng năm giảm đi.
Còn cho vay ngắn hạn và cho vay trung, dài hạn thì doanh số thu nợ có tốc độ tăng năm trước so với năm sau. Cho vay dài hạn tuy chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng có tốc độ tăng khá cao (Năm 2001 là 125%, năm 2002 là 115,56%)
3.Tổng dư nợ
Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, chỉ tiêu dư nợ là chỉ tiêu hàng đầu đánh giá về hoạt động cho vay mà bất kì Ngân hàng nào muốn tồn tại và phát triển cần phải quan tâm.
Bảng 6.1: Tình hình dư nợ
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2000
Tỷ lệ
(%)
Năm
2001
Tỷ lệ
(%)
Năm
2002
Tỷ lệ
(%)
Dư nợ
87
136
249
Kinh tế quốc doanh
Kinh tế ngoài quốc doanh
49
38
56,3
43,7
84
52
61,8
38,2
172
77
69,1
30,9
Cho vay ngắn hạn
Cho vay trung dài hạn
62
25
71,3
28,7
79
57
58,1
41,9
100
149
40,2
59,8
(Nguồn: báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh-NHCT Tỉnh Hưng Yên)
Ta có nhận xét: Tổng dư nợ của Ngân hàng tăng theo tất cả các năm cả về đối tượng cho vay và thời hạn cho vay.
Dư nợ khu vực kinh tế quốc doanh luôn chiếm tỷ lệ cao hơn khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, và tỷ lệ này ngày càng tăng lên theo các năm.
Dư nợ cho vay ngắn hạn vẫn tăng lên theo các năm. Tỷ lệ dư nợ cho vay ngắn hạn ngày càng giảm đi theo các năm. Năm 2000, năm 2001 dư nợ cho vay ngắn hạn đều chiếm tỷ lệ cao hơn so với cho vay dài hạn, tuy nhiên năm 2001 tỷ lệ này lại giảm so với năm 2000. Đến năm 2002 thì cho vay ngắn hạn lại chiếm tỷ lệ thấp hơn so với cho vay dài hạn.
Bảng 6.2: Tốc độ tăng dư nợ
Chỉ tiêu
Tốc độ tăng năm 2001 so với năm 2000 (%)
Tốc độ tăng năm 2002 so với năm 2001(%)
Dư nợ
56,3
83,1
Kinh tế quốc doanh
Kinh tế ngoài quốc doanh
71,4
36,8
104,8
48,1
Cho vay ngắn hạn
Cho vay trung dài hạn
27,4
128
26,6
161,4
(Nguồn: báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh-NHCT Tỉnh Hưng Yên)
Các số liệu trên cho thấy:
Dư nợ cho vay của Ngân hàng có sự tăng trưởng đều đặn. Năm 2001 tăng 49 tỷ tức là tăng 56,3% so với năm 2000. Năm 2002 tăng 113 tỷ tức là tăng 83,1 tỷ so với năm 2001.
Trong đó dư nợ cho vay đối với thành phần kinh tế quốc doanh năm 2001tăng 35 tỷ, tức tăng 71,4 % so với năm 2000; năm 2002 tăng 88 tỷ, tức tăng104,8% so với năm 2001.
Dư nợ cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh năm 2001 tăng 14 tỷ, tức là tăng 36,8% so với năm 2000: năm 2002 tăng 25 tỷ tức là tăng 48,1% so với năm 2001.
Dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2001 tăng 17 tỷ tức là tăng 27,4% so với năm 2000; năm 2002 tăng 21 tỷ , tức là tăng 26,6% so với năm 2001, tốc độ tăng này có giảm đi so với tốc độ tăng năm 2002 so với năm 2001.
Dư nợ cho vay dài hạn năm 2001 tăng 32 tỷ, tức là tăng 128% so với năm 2000; năm 2002 tăng 92 tỷ, tức là tăng 161% so với năm 2001. Tốc độ tăng dư nợ trong dài hạn của Ngân hàng rất cao. Đây là một kết quả rất đáng khích lệ của Ngân hàng Công thương tỉnh Hưng Yên trong việc nâng cao dư nợ cho vay trung và dài hạn.
4. Nợ quá hạn
Nợ quá hạn là mặt trái của hoạt động cho vay. Chỉ tiêu nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp chất lượng, hiệu quả hoạt động tín dụng của một Ngân hàng.
Sau đây ta xem xét tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng theo các năm cả về thời hạn và đối tượng cho vay.
Bảng 7.1: Tình hình nợ quá hạn
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2000
Tỷ lệ
(%)
Năm
2001
Tỷ lệ
(%)
Năm
2002
Tỷ lệ
(%)
Nợ quá hạn
1715
1240
1297
Kinh tế quốc doanh
Kinh tế ngoài quốc doanh
220
1495
12,8
87,2
355
885
28,6
71,4
220
1077
17
83
Cho vay ngắn hạn
Cho vay trung dài hạn
1527
188
89
11
1073
167
86,5
13,5
868
429
67
33
Tỷ lệ nợ quá hạn (%)
1,97
0,912
0,521
(Nguồn: báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh-NHCT Tỉnh Hưng Yên)
Bảng 7.2: Tốc độ tăng nợ quá hạn
Chỉ tiêu
Tốc độ tăng năm 2001 so với năm 2000 (%)
Tốc độ tăng năm 2002 so với năm 2001 (%)
Nợ quá hạn
-27,7
4,6
Kinh tế quốc doanh
Kinh tế ngoài quốc doanh
61,4
-40,8
-38,03
21,7
Cho vay ngắn hạn
Cho vay trung dài hạn
-29,7
-11,2
-19,1
156,9
(Nguồn: báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh-NHCT Tỉnh Hưng Yên)
Các số liệu trên cho thấy:
Chất lượng tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Hưng Yên tốt. Tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng luôn ở mức an toàn (<2%). Và tỷ lệ nợ quá hạn luôn giảm theo các năm : năm 2000 là 1,97%, năm 2001 là 0,91%, năm 2002 là 0,52%.
Nợ qua hạn với thời hạn ngắn hạn ngày càng giảm đi theo các năm, mặc dù doanh số cho vay, dư nợ khu vực này đều tăng theo các năm.
Nợ quá hạn trung và dài hạn năm 2001 giảm so với năm 2000 nhưng đến năm 2002 lại tăng khá nhanh (156,9%).
5. Hệ số sử dụng vốn huy động
Bảng 8.1: Hệ số sử dụng vốn
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Nguồn vốn huy động
134
204
290
Dư nợ
87
204
249
Hệ sô sử dụng vốn (%)
64,93
66,67
51,4
(Nguồn: báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh-NHCT Tỉnh Hưng Yên)
Hệ số sử dụng vốn luôn > 50%, nghĩa là cho vay của Ngân hàng mở rộng so với tốc độ huy động vốn. Tuy nhiên đến năm 2002 tốc độ này giảm đi còn 51,4%.
6. Đánh giá khái quát:
6.1. Những thành tựu đạt được
Tình hình kinh tế chính trị xã hôị ổn định, an ninh trật tự an toàn xã hội của đất nước được đảm bảo. Vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao.
Cùng với đất nước, tỉnh Hưng Yên đang ngày càng phát triển về mọi mặt, đó cũng chính là yếu tố quan trọng tạo điều kiện cho Ngân hàng Công thương chi nhánh tỉnh Hưng Yên hoạt động kinh doanh nói chung đạt hiệu quả cao và hoạt động cho vay nói riêng ngày càng được tăng cường.
Trong những năm qua, hoạt động cho vay của Ngân hàng đạt được những thành tựu sau:
Cho vay nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh góp phần vào sự thành công của doanh nghiệp đó. Ngân hàng chủ trương cấp vốn kịp thời cho các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh. Cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, góp phần vào sự phát triển của tỉnh.
Các Ngân hàng đang từng bước gắn mình với sự phát triển các doanh nghiệp trên địa bàn. Thông qua hoạt động cho vay, có quan hệ mật thiết hơn với các doanh nghiệp thường xuyên có mối liên hệ với Ngân hàng, vừa gửi tiền lại vừa vay vốn của Ngân hàng.
Doanh số cho vay, dư nợ, doanh số thu nợ của Ngân hàng đều tăng lên theo các năm, tỷ lệ nợ quá hạn luôn ở mức an toàn.
Hệ số sử dụng vốn đều >50%. Cho vay trung và dài hạn ngày càng tăng.
Đặc biệt cho vay khu vực kinh tế quốc doanh có tỷ lệ trong tổng dư nợ cao nhưng tỷ lệ nợ quá hạn rất thấp.
Tuy nhiên Ngân hàng không phải bao giờ cũng cho những doanh nghiệp làm ăn tốt vay mà cũng có cả những doanh nghiệp làm ăn còn chưa phát triển, nhưng nguồn vốn của Ngân hàng giúp họ đứng vững, đi lên.
Đội ngũ cán bộ của Ngân hàng, đặc biệt là cán bộ tín dụng có trình độ, nhanh nhẹn, tinh thần trách nhiệm cao. Trong quá trình cho vay, cán bộ tín dụng tuân thủ nghiêm túc quy trình nghiệp vụ, chịu khó đi xuống cơ sở để kiểm tra việc sử dụng vốn vay của doanh nghiệp, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Và đội ngũ cán bộ cán bộ tín dụng là nhân tố góp phần quan trọng vào việc hạn chế nợ quá hạn của Ngân hàng.
Ngân hàng dã triển khai nhiều hình thức cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu cán bộ, công nhân viên có thu nhập hàng tháng ổn định, đang cần vốn để mua sắm tài sản, trang thiết bị phục vụ đời sống gia đình.
Ngân hàng đã chuyển dịch cơ cấu cho vay. Ngân hàng đã góp phần giúp các tổ chức kinh tế, các hộ gia đình đi vào ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh.
6.2. Những hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được hoạt động cho vay của Ngân hàng vẫn còn hạn chế cần khắc phục.
-Cho vay khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt hiệu quả chưa cao: tỷ lệ cho vay khu vực kinh tế này luôn thấp so với khu vực kinh tế quốc doanh, nhưng tỷ lệ nợ quá hạn của khu vực kinh tế này chiếm tỷ lệ cao hơn so với khu vực kinh tế quốc doanh.
-Hưng Yên là một tỉnh nhỏ bé và có nhiều Ngân hàng trong tỉnh như Ngân hàng Đầu tư và phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Cổ phần nên lượng khách hàng phân tán.
6.3. Những nguyên nhân
-Cơ sở pháp lý của nhà nước còn thiếu đồng bộ gây khó khăn cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng:
Trước đây quy chế cho vay 284/2000/QD-NHNN đã bộc lộ nhiều vướng mắc cho các Ngân hàng thực hiện hoạt động cho vay của mình vì thế nó được thay thế bằng quy chế cho vay mới là quy chế cho vay 1627/2001/QĐ-NHNN với những quy định mới thông thoáng hơn, tạo điều kiện cho các Ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay của mình. trong đó, quy chế có quy định thêm phương thức cho vay mới là cho vay thấu chi, tuy nhiên cho đến giờ vẫn chưa có một văn bản nào của NHNN hướng dẫn các Ngân hàng về quy trình thực hiện phương thức cho vay này.
Một vấn đề bức xúc hiện nay trong hoạt động cho vay là vấn đề đảm bảo tiền vay. Sau một thời gian đưa vào áp dụng trong thực tế thì nghị định 178 về bảo đảm tiền vay đã bộc lộ nhiều bất cập. Bất cập trong việc chứng minh nguồn gốc của tài sản đem đi thế chấp, cầm cố, hay việc quy định người đi vay phải có vốn tự có ít nhất là 30% số vốn của một dự án đầu tư, bất cập trong việc xử lý tài sản đảm bảo tiền vay của các món vay quá hạn. Trong những trường hợp phát sinh khiếu kiện thì thủ tục tiến hành xét xử rất phiền hà gây cho Ngân hàng tổn thất về thời gian và chi phí. Nếu Ngân hàng có thắng kiện buộc khách hàng phải trả cả gốc và lãi trong một thời gian nhất định thì việc thi hành án gặp rất nhiều khó khăn, đôi khi kéo dài vài năm gây tổn thất cho Ngân hàng.
- Môi trường kinh tế xã hội: thu nhập đầu người chưa cao, trình độ dân trí thấp kéo theo sức mua tăng chậm, nhu cầu và thói quen sử dụng các dịch vụ tiện ích của Nhà nước chưa cao. Đây là khó khăn cho các Ngân hàng thương mại khi muốn đầu tư xây dựng các hoạt động kinh doanh vì khó bán sản phẩm, thu hồi vốn.
- Môi trường luật pháp: luật pháp chặt chẽ là nền tảng Ngân hàng cho vay thành công. Luật các tổ chức tín dụng năm 1997, có nhiều văn bản liên quan được ban hành trong những năm gần đây. Tuy nhiên hành lang pháp lý cho hoạt động Ngân hàng Việt Nam vừa thiếu vừa chồng chéo gây khó khăn cho Ngân hàng khi muốn phục vụ khách hàng một cách thuận tiện, linh hoạt. Các đạo luật hầu như chỉ dừng lại ở mức độ nguyên tắc, khẩu hiệu, nghị quyết ít có giá trị thực tế. Muốn thực hiện phải có văn bản dưới luật. Nhưng nhiều văn bản dưới luật của Ngân hàng không đồng bộ, mâu thuẫn với các quy định của một số bộ luật kinh tế (chẳng hạn luật doanh nghiệp).
- Điều kiện thông tin: trong nền kinh tế thị trường, thông tin là sức mạnh, là cơ hội kinh doanh. Thực tế thông tin kinh tế xã hội nước ta hiện nay còn phân tán, thiếu chính xác, nội dung hạn hẹp, chất lượng không cao gây trở ngại cho Ngân hàng thương mại trong việc triển khai nhiều hoạt động nhằm tăng cường hoạt động cho vay của mình.
-Một vài doanh nghiệp đi vay làm ăn không hiệu quả, tự làm giảm uy tín của mình, khách hàng không trả được nợ cho Ngân hàng. Cùng với sự chuyển đổi theo hướng thị trường gây ra nhiều biến động cho các doanh nghiệp, người dân.
-Các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh hoạt động còn yếu chưa tạo uy tín của mình trên thị trường.
-Ngân hàng kinh doanh cùng với nhiều Ngân hàng khác trong tỉnh nên khách hàng phân tán.
Chương III
Giải pháp nhằm tăng cường hoạt động cho vay tại Ngân hàng Công thương Tỉnh Hưng Yên
I. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Tỉnh Hưng Yên
Tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động vốn. Mở rộng đa dạng hoá các hình thức huy động vốn nhằm tăng nhanh nguồn vốn nội, ngoại tệ ổn định và vững chắc; khuyến khích huy động nguồn vốn trung dài hạn và ngoại tệ.
Tiếp tục thực hiên nhiêm vụ đào tạo, đào tạo lại kết hợp với tự đào tạo cán bộ, nhân viên Ngân hàng; Xây dựng phong cách giao dịch văn minh, lịch sự. Mở rộng các dịch vụ và tiện ích Ngân hàng nhằm thu hút khách hàng; triển khai dịch vụ thanh toán hiện đại đáp ứng các nhu cầu của khách hàng trong giai đoạn hiện nay giữ ổn định tỷ trọng nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính phi Ngân hàng; đẩy nhanh loại tăng trưởng loại tiền gửi không kỳ hạn của kho bạc Nhà nước và các tổ chức kinh tế.
Bồi dưỡng, nâng cấp những phòng giao dịch hoạt động tốt hiệu quả để phát huy được những lợi thế so sánh trong hoạt động Ngân hàng trong môi trường hiện nay.
Tiếp tục tìm hiểu tiếp cận với các bộ ngành có dự án vốn đầu tư nước ngoài để được làm Ngân hàng phục vụ giải Ngân dự án-Đây vẫn được coi là giải pháp đặc biệt quan trọng, là giải pháp chiến lược, đột phá trong khâu kinh doanh nguồn vốn nhằm vừa đẩy mạnh tăng trưởng nguồn vốn vừa tăng tỷ trọng nguồn thu dịch vụ thông qua việc phục vụ dự án.
Tích cực tìm kiếm các dự án đầu tư trung dài hạn hiệu quả vừa nhằm giữ ổn định tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn; vừa tạo điều kiện để cung cấp khép kín
các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng và mở rộng tín dụng ngắn hạn. Thực hiện công tác kiểm tra giám sát quy trình nghiệp vụ kinh doanh một cách thường xuyên uốn nắn, sửa chữa kịp thời những sai xót trong tác nghiệp; kiên quyết xử lý những trường hợp sai phạm nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh.
Tiếp tục mở rộng cho vay moị đối tượng thuộc các thành phần kinh tế, chú trọng đầu tư vốn cho các doanh nghiệp mới và nhỏ.
Tiếp tục mở rộng cho vay đối với khách hàng có dự án khả thi, các công trình trọng điểm nhằm nâng cao chất lượng dư nợ.
Tăng cường chất lượng cho vay các doanh nghiệp Nhà nước.
Có các giải pháp tích cực thu hồi nợ đọng. Tập trung xử lý nợ tồn đọng và tài sản tồn đọng tại khu vực Mỹ Hào.
Thực hiện tốt chương trình quản lý thông tin tín dụng trên máy vi tính. Nâng cao chất lượng tin học để triển khai tốt các chương trình hiện đại hoá hoạt động Ngân hàng.
Không ngừng nâng cao trình độ ứng dụng, công nghệ tin học hiện đại trong hoạt động thanh toán trong và ngoài nước.
Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ, nhất là đơn vị chi nhánh khu vực Mỹ Hào.
Công tác ngân quỹ: triển khai các tổ thu tiền lưu động tại cơ sở, chấp hành tốt quy trình nghiệp vụ về thu chi tiền mặt và đảm bảo an toàn kho quỹ.
Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ, phát hiện những sai sót để chấn chỉnh kịp thời đảm bảo an toàn tài sản của Ngân hàng.
Phối hợp chặt chẽ các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên để tổ chức tốt các phong trào thi đua. Khen thưởng động viên kịp thời những tập thể cá nhân có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua do chi nhánh tổ chức hoặc cá nhân có sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong nghiệp vụ kinh doanh.
* Cụ thể trong năm 2003, mục tiêu của Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Hưng Yên
Căn cứ vào kết quả đạt được trong năm 2002 và tình hình thực tiễn, xu hướng triển vọng trong những năm tới, kế hoạch hoạt động kinh doanh của Chi nhánh dự kiến năm 2003 với những mục tiêu sau:
Dư nợ tăng từ 22đ25 %
Nguồn vốn huy động tăng từ: 26 đ 28 %
Lợi nhuận hạch toán tăng từ 10 đ 15 %
Nợ quá hạn giảm 2%
II. Giải pháp nhằm tăng cường hoạt động cho vay tại Ngân hàng Công Thương Tỉnh Hưng Yên
1. Tăng cường hoạt động cho vay ngoài quốc doanh, đặc biệt là cho vay tiêu dùng
Nhu cầu vay tiêu dùng gia tăng mạnh mẽ gắn liền về tiêu dùng hàng hoá lâu bền như nhà ở, xe, đồ gỗ sang trọng, nhu cầu, du lịch... đối với lực lượng khách hàng rộng lớn.
Người tiêu dùng có thu nhập đều đặn (tiền công) để trả nợ Ngân hàng. Một số tầng lớp người tiêu dùng có thu nhập khá cao, thu nhập tương đối ổn định. Vay tiêu dùng giúp họ nâng cao mức sống, tăng khả năng đào tạo... giúp họ nhiều cơ hội tìm kiếm cho vay có mức thu nhập cao hơn.
Do đó cho vay tiêu dùng cần được tăng cường, mở rộng như sau:
Tiếp cận trực tiếp với từng đối tượng vay vốn, những người thực sự có nhu cầu vay vốn và có điều kiện, khả năng trả nợ tốt nhất.
-Mở rộng đối tượng cho vay tiêu dùng, xây dựng cho vay tiêu dùng theo nghĩa rộng: là cho vay với số tiền nhỏ dùng để mua sắm trang bị mua sắm dụng cụ sinh hoạt hoặc các máy móc thiết bị, tư liệu sản xuất nhỏ để nâng cao mức sống để tái sản xuất mở rộng. Theo đó đối tượng cho vay có thể gồm cán bộ công nhân viên, nông dân, người buôn bán,...
- Hạn chế rủi ro trong cho vay tiêu dùng:
Để hạn chế những rủi ro khách quan như thiên tai, bệnh tật, công ty có người vay làm việc phá sản...thì Ngân hàng có thể liên kết với công ty bảo hiểm để mua bảo hiểm đảm bảo nợ vay.
Đồng thời cán bộ tín dụng phụ trách cho vay tiêu dùng có nhiệm vụ theo dõi, dự đoán các chủ trương, chính sách của Nhà nước, tình hình lưu thông hàng hoá, các đối tượng vay vốn... để định kỳ có những báo cáo phòng tránh, hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro khách quan.
Lập kế hoạch đưa các phương thức cho vay mới vào áp dụng
Tăng cường hoạt động cho vay là một trong những mục tiêu lớn của chi nhánh. Việc lập kế hoạch đưa các phương thức cho vay mới vào áp dụng sẽ hỗ trợ cho mục tiêu này. Việc đưa những phương thức cho vay mới giúp Ngân hàng đáp ứng được nhu cầu vốn đa dạng của các doanh nghiệp.
-Ngân hàng có thể lên kế hoạch về việc cho vay thông qua nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu. Đây là một nghiệp vụ khá mới mẻ đối với Ngân hàng Pháp lệnh thương phiếu đã có hiệu lực, đây là một cơ sở pháp lý để Ngân hàng căn cứ vào đó mà thực hiện hoạt động cho vay của mình. Tuy nhiên các doanh nghiệp ở nước ta chưa sử dụng nghiệp vụ này nên có nhiều sự ngỡ ngàng mới mẻ vì thế mà Ngân hàng có thể tổ chức các buổi hội thảo với khách hàng của mình về hình thức cho vay mới này. Trong đó Ngân hàng giới thiệu cho khách hàng thật cụ thể phạm vi áp dụng (chỉ có những giấy tờ cho vay ngắn hạn), quy trình nghiệp vụ bao gồm những bước nào, doanh nghiệp cần phải làm gì, chuẩn bị những giấy tờ gì khi thực hiện nghiệp vụ này, cách tính giá trị hiện tại của thương phiếu khi đem đi chiết khấu. Đồng thời, Ngân hàng cũng cần nêu rõ sự thuân lợi của nghiệp vụ này đối với những khách hàng.
- Về phương thức cho vay thông qua việc phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Để có thể đưa hoạt động cho vay thông qua việc phát hành và sử dụng thẻ vào thực tiễn đòi hỏi Chi nhánh cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Công thương Việt Nam để phát hành thẻ và thanh toán thẻ được triển khai trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng Công thương. Bởi vì việc phát hành thẻ và thanh toán thẻ là một vấn đề rất phức tạp đòi hỏi Ngân hàng có những khoản chi phí cần thiết và phải có trang thiết bị cơ sở hạ tầng thích hợp.
3. Xây dựng và hoàn thiện chiến lược cạnh tranh.
Khi Ngân hàng đưa ra các sản phẩm tín dụng mới cũng cần phải chú ý đến một đặc điểm là sản phẩm mới thu hút được bao nhiêu khách hàng. Hoạt động cho vay của Ngân hàng có được mở rộng hay không, vấn đề mở rộng cho vay của Ngân hàng trong điều kiện cạnh tranh với các tổ chức tín dụng trong tỉnh là điều không đơn giản. Điều này đòi hỏi chi nhánh phải xây dựng cho mình một chiến lược cạnh tranh hoàn hảo. Chiến lược cạnh tranh có thể tập trung vào một số điểm sau đây:
* Vận dụng linh hoạt chính sách lãi suất.
Lãi suất chính là động lực thu hút khách hàng vào gửi tiền ở Ngân hàng. Lãi suất cũng là chi phí khách hàng phải trả cho việc được sử dụng vốn của Ngân hàng. Chính lãi suất thu được từ các khoản cho vay là thu nhập chính của Ngân hàng. Để khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây, Ngân hàng Nhà nước thường xuyên thay đổi lãi suất và các Ngân hàng có xu hướng giảm lãi suất để thu hút thêm khách hàng. Doanh nghiệp có xu hướng tìm đến Ngân hàng nào có lãi suất thấp hơn. Vì vậy để thu hút khách hàng về phía mình cần có một chính sách lãi suất hợp lí, vận dụng linh hoạt chính sách lãi xuất đảm bảo cạnh tranh được với các Ngân hàng khác nhưng vẫn đảm bảo hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có lãi.
Hiện nay, Ngân hàng Công thương tỉnh Hưng Yên thực thi mức lãi suất dựa trên lãi suất cơ bản do thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Công thương Việt Nam quy định. Tuỳ theo điều kiện kinh doanh cụ thể, sự biến động của thị trường mà Ngân hàng Công thương tỉnh Hưng Yên đưa ra các mức lãi suất phù hợp. Để thu hút thêm nhiều nguồn vốn huy động thì Ngân hàng đã bỏ ra chi phí, trong khi đó không thể tăng lãi suất đầu ra, do đó Ngân hàng phải tăng cường cho vay để tránh ứ đọng vốn, tăng nguồn thu cho Ngân hàng để trả lãi tiền gửi cho khách hàng đến gửi tiền. Vì vậy để Ngân hàng hoạt động có lợi nhuận thì Ngân hàng phải đa dạng hoá các mức lãi suất phù hợp nhưng phải dựa trên cơ sở đảm bảo chi phí để bù dắp một phần rủi ro có thể xảy ra và phải phù hợp với từng nghành nghề kinh doanh, tình hình sản xuất của các doanh nghiệp.
* Đổi mới hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng.
Đây là yêu cầu cấp thiết của hầu hết các Ngân hàng hiện nay nếu như họ muốn tồn tại phát triển. Đổi mới công nghệ Ngân hàng không chỉ đơn thuần là trang thiết bị kĩ thuật hiện đại mà nó phải gắn liền với việc đổi mới qui trình “sản xuất” của Ngân hàng. Thời gian trước đây khách hàng phải tìm đến Ngân hàng, nhưng hiện nay Ngân hàng cần chủ động tìm đến khách hàng vì đối với mỗi doanh nghiệp thì họ có nhiều Ngân
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7005.doc