Đề tài Giải pháp tăng cường huy động vốn kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Lưu Xá - Thành phố Thái Nguyên

Lời mở đầu 1

Chương I:Vốn kinh doanh và các hình thức huy động vốn kinh doanh của ngân hàng thương mại 3

I. Nguồn vốn và vai trò của nguồn vốn đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng 3

1. Khái niệm 3

2. Vai trò 3

II. Nội dung kết cấu và tính chất nguồn vốn của ngân hàng thương mạI 6

1.Vốn tự có 6

1.1.Các bộ phận cấu thành vốn tự có 6

1.2.Tính chất của nguồn vốn tự có 7

1.3. Vai trò của vốn tự có 8

2. Nguồn vốn huy động 8

2.1. Tính chất của nguồn vốn huy dộng 8

2.2. Các bộ phận cấu thành vốn huy động 9

3. Nguồn vốn đI vay 12

3.1. Vay Ngân hàng Trung ương 12

3.2. Vốn vay các ngân hàng thương mạI và các tổ chức tín dụng khác 12

4. Nguồn vốn khác 12

III.Các hình thức huy động vốn kinh doanh của ngân hàng thương mạI 13

1.Tạo vốn qua huy động tiền gửi không kỳ hạn 13

2.Tạo vốn qua huy động tiền gửi có kỳ hạn 14

3.Tạo vốn qua phát hành chứng chỉ tiền gửi có mệnh giá lớn: 15

4.Tạo vốn qua đi vay 16

5.Tạo vốn qua phát hành trái phiếu: 17

6.Các hình thức tạo vốn khác: 17

IV. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác huy động vốn của ngân hàng thương mạI 17

 

Chương II: Thực trạng công tác huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Lưu Xá 19

I- Một số nét về tình hình kinh tế xã hội liên quan tới hoạt động của Chi nhánh 19

II- Thực trạng về công tác huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Lưu Xá 21

1. Tình hình hoạt động kinh doanh năm 2001 của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Lưu Xá 21

1.1.Công tác nguồn vốn 21

1.2.Công tác tín dụng 22

1.3. Công tác kế toán –Tài chính và thông tin điện toán: 26

1.5.Công tác kho quỹ: 27

1.6.Công tác kiểm soát: 27

II. Thực trạng công tác huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Lưu Xá 28

1.Tiền gửi tiết kiệm trong dân cư. 28

2.Tiền gửi các tài chính kế toán. 29

III. Đánh giá chung về công tác huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Lưu Xá 30

1. Những thuận lợi 30

2. Những khó khăn 31

 

Chương III: Giải pháp tăng cường huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Lưu Xá 33

I. Định hướng hoạt động kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2002. 33

1.Công tác nguồn vốn: 33

2.Công tác tín dụng: 33

3.Công tác kế toán: 34

4. Công tác khác: 34

II. Các giải pháp. 35

1.Sự cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện về huy động vốn ở ngân hàng công thương khu vực Lưu Xá. 35

2.Những kiến nghị và giải pháp: 36

2.1. Giải pháp đối với Nhà nước: 36

2.2.Giải pháp đối với ngân hàng công thương Việt Nam. 38

2.3. Giải pháp đối với ngân hàng công thương khu vực Lưu Xá. 41

 

Kết luận 47

 

 

 

 

doc49 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1214 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp tăng cường huy động vốn kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Lưu Xá - Thành phố Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phiếu ngân hàng được phát hành với mức lãi suất cố định và mức lãi suất này được xác định theo mức lãi suất trên thị trường vốn tại thời điểm phát hành. Hầu hết các trái phiếu ngân hàng đều được đưa vào giao dịch chính thức hay giao dịch tự do trên sở giao dịch chứng khoán Đức. Do đó những người đầu tư vào trái phiếu ngân hàng đều có thể thu hồi vốn vào bất cứ lúc nào. Chính vì vậy, điều đó không chỉ tạo điềukiện cho ngân hàng trong việc thu hút vốn mà còn thuận lợi cho cả khách hàng. 6. Các hình thức tạo vốn khác: ở đây, ngân hàng thương mại có thể sử dụng để thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi từ các hoạt động uỷ thác về các dịch vụ xã hội như dịch vụ câu lạc bộ giáng sinh… Các kế hoạch này được tạo ra để khuyến khích những người tiết kiệm ký thác mỗi tuần một lần sồ tiền nhất định tại ngân hàng. Số tiền này sau một thời gian nhất định sẽ là một số tiền đủ lớn để người giữ tiền có thể trang trải được các chi phí cho các dịch vụ trên. IV. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác huy động vốn của ngân hàng thương mạI Để tồn tại và phát triển, các ngân hàng phải không ngừng tăng khả năng cạnh tranh của mình trên thương trường. Khả năng đầu tiên cần phải nói đến là khả năng huy động vốn – nguồn tài nguyên cho hoạt động của ngân hàng. Hiện nay, các ngân hàng thương mại trên thế giới đang cung cấp những điều kiện thuận lợi cho việc gửi tiền tiết kiệm của dân chúng, của các tổ chức kinh tế và của chính phủ bằng cách đưa ra những phương thức thuận tiện nhất. ở Việt Nam trong những năm gần đây, Nhà nước chủ trương phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế nên số tiền gửi tiết kiệm ngày càng tăng trong tổng nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng thương mại. ở nước ta các khoản tiết kiệm trong dân tồn tại chủ yếu dưới dạng tiền mặt, dân chúng chưa quen với những phương thức thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng, gây khó khăn cho công tác điều hoà lưu thông tiền tệ của ngân hàng trung ương. Vì vậy ngân hàng nhà nước luôn luôn có những điều chỉnh, sửa đổi về chính sách đối với loại tiền gửi này, nhằm tăng khả năng thu hút tiền nhàn rỗi góp phần tăng nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế… Hình thức huy động vốn này phụ thuộc lớn vào thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ tiết kiệm trên tổng thu nhập của dân cư cũng như đặc đIểm tâm lý của dân chúng trong địa bàn hoạt động của ngân hàng. Chương II: Thực trạng công tác huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Lưu Xá I- Một số nét về tình hình kinh tế xã hội liên quan tới hoạt động của Chi nhánh Chi nhánh Ngân hàng Công thương Lưu Xá là một chi nhánh trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh tháI Nguyên là một bộ phận cấu thành của hệ thống Ngân hàng Công thương Việt nam. Nằm ở phía Nam thành phố thuộc khu vực luyện kim lớn và lâu đời nhất nước ta. Trên địa bàn hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Lưu Xá, bao gồm 7 phường xã trong đó có 2 doanh nghiệp Nhà nước thuộc ngành sản xuất công nghiệp nặng Trung ương với số lượng hơn 12.000 cán bộ công nhân viên chức của Công ty Gang thép TháI Nguyên và hơn 3.000 cán bộ công nhân viên chức của Công ty Luyện kim màu TháI Nguyên có mức thu nhập tương đối ổn định, ngoàI ra đây còn là nơI tập trung đông đảo các tầng lớp dân cư như cán bộ công nhân viên chức nghỉ hưu, các thành phần kinh tế khác với tổng số hơn 12.000 hộ và gần 70.000 nhân khẩu Với đặc đIểm địa bàn như trên, trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Lưu Xá có những thuận lợi cơ bản sau: Trên địa bàn có những doanh nghiệp Nhà nước rất lớn luôn cần một lượng tín dụng lớn đó chính là thị trường hoạt động thuận lợi của ngân hàng Dân cư trên địa bàn có trên 70% là cán bộ công nhân viên và hộ phi nông nghiệp, thu nhập bằng tiền của dân cư chiếm tỷ trọng lớn cho nên đây là nơI có khả năng thu hút nguồn vôns lớn và đầu tư vốn khá thuận lợi và vững chắc đã ảnh hưởng tích cực đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi vẫn còn không ít những khó khăn do thiên tai, hạn hán xảy ra liên tiếp ở nhiều nơi. Làm ảnh hưởng tới thị trường cả nước, giá cả hàng hoá giảm sút, sức mua giảm…Tiền gửi tiết kiệm và các nguồn vốn huy động qua ngân hàng tăng nhanh hơn tốc độ tăng vốn cho vay dẫn đến tình trạng có ngân hàng huy động được vốn nhưng không cho vay được và nó tác động trực tiếp đến tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Lưu Xá như: Các doanh nghiệp Nhà nước hầu hết đã hoạt động lâu năm, máy móc thiết bị kỹ thuật lạc hậu, chậm đổi mới không phát huy đượchiệu quả, tàI nguyên ngày càng cạn kiệt, lực lượng lao động rất đông, năng suất lao động thấp, hiệu quả kinh doanh hạn chế và có ảnh hưởng tới thu nhập của dân cư Kinh tế ngoàI quốc doanh chủ yếu là các hoạt động dịch vụ, phục vụ cho cán bộ công nhân viên của các đơn vị đóng trên địa bàn, không có những ngành nghề truyền thống, không có những đơn vị sản xuất lớn, chủ yếu là kinh doanh nhỏ, manh mún không ổn định, lệ thuộc nhiều và tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước. Kinh tế nông nghiệp chủ yếu là tự cấp tự túc, sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp chưa phát triển… đã ảnh hưởng tới thu nhập và tích luỹ của các doanh ngiệp và dân cư từ đó tác động đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng TạI địa bàn hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Lưu Xá, Công ty Gang thép là khách hàng truyền thống có số dư nợ lớn và thường xuyên ổn định. Do những nguyên nhân khách quan mang lạI và nhiều yếu kém trong quản lý và gặp phảI sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường nên Công ty đã bị thua lỗ trên 25 tỷ đồng, sản phẩm bị tồn đọng, một bộ phận người lao động không có đủ việc làm, thu nhập bị giảm sút. Theo chỉ đạo của Tổng bí thư, Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc ngân hàng đã quyết định khoanh nợ 87 tỷ 175 triệu đồng cho Công ty Gang thép và toàn bộ nợ khaonh thuộc Chi nhánh Ngân hàng Công thương Lưu Xá, không tính lãi trong 2 năm. ĐIều này ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh, hiệu quả thu nhập của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Lưu Xá Những khó khăn trên đã làm chậm tốc độ phát triển của nền kinh tế, có ảnh hưởng không tốt tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Song được sự giúp đỡ toàn diện của Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh TháI Nguyên, sự hỗ trợ của các cấp chính quyền và các cơ quan hữu quan tạI địa phương, sự hưởng ứng của khách hàng trên địa bàn và sự cố gắng nỗ lực cảu chính mình Chi nhánh Ngân hàng Công thương Lưu Xá đã phấn đấu vượt qua bao khó khăn thử thách, đổi mới tổ chức phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới, Chi nhánh Ngân hàng Công thương Lưu Xá ngày càng khẳng định vị trí của mình, thực sự là đơn vị kinh doanh tốt trên mọi lĩnh vực. Đặc biệt là trong công tác huy động vốn đã gạt háI được nhiều thành tích lớn tạo môI trường thuận lợi giúp các doanh nghiệp và dân cư phát triển sản xuất kinh doanh góp phần đưa kinh tế khu Gang thép TháI nguyên phát triển theo hướng công nghiệp hoá- hiện đạI hoá đóng góp vào thành công chung trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh TháI Nguyên II- Thực trạng về công tác huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Lưu Xá 1. Tình hình hoạt động kinh doanh năm 2001 của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Lưu Xá 1.1. Công tác nguồn vốn Do xác định đúng được vai trò vị trí quan trọng của nguồn vốn trong kinh doanh của ngân hàng, Chi nhánh đã tổ chức thực hiện ngân hàng thương mạIốt công tác huy động vốn nhàn rỗi từ các tổ chức kinh tế xã hội và dân cư trên địa bàn thông qua việc đa dạng hoá về hình thức huy động vốn kết hợp với việc cảI tiến công nghệ ngân hàng. Tiếp tục đổi mới tác phong giao dịch, thoả mãn kịp thời nhu cầu của khách hàng về hệ thống giao dịch thuận tiện, với cơ sở vật chất khang trang. Với phương châm thực sự coi khách hàng là “ thượng đế ” thực hiện việc phtá hành kỳ phiếu vào thời đIểm cần thiết với lãi suất hấp dẫn, tăng cường và nâng cao trách nhiệm của cán bộ nhân viên thông qua việc động viên và giao khoán chỉ tiêu cho từng đIểm huy động vốn. Thường xuyên kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của các quỹ tiết kiệm… do đó công tác nguồn vốn của ngân hàng đã đạt được những kết quả khả quan qua bảng số liệu sau: Bảng 1 : Tình hình huy động vốn Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Thực hiện 31/12/2000 KHQ/IV năm2001 TH 31/12/01 Tăng giảm Số tiền Tỷ trọng So với năm 2000 So với kế hoạch Số tiền % Số tiền % Tổng N.vốn 113.583 128.000 141.493 100% +27.910 +24,6% +13.493 +10,5% Trong đó -TGTK-KP 87.215 106.000 109.763 77,6% +22.548 +25,8% +3.763 +3,6% -TGTCKT 2.457 31.731 22,4% +7.174 +29,2% -TGkho bạc 1.811 -1.811 -100% Qua bảng trên ta thấy tổng nguồn vốn huy động được tính đến ngày 31/12/2001 tăng so với năm 2000 là 27.910 (triệu đồng) và vượt 10,54% kế hoạch được giao. Trong đó chủ yếu là nguồn tiền gửi tiết kiệm tăng so với cuối năm 2000 là 22.548 (triệu đồng). Nguồn tiền gửi các tổ chức kinh tế chỉ tăng 7.174 (triệu đồng). Riêng tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác giảm 100% so với cuối năm 2000. Nhìn chung trong 6 tháng đầu năm nguồn vốn huy động tăng tương đối qua các kỳ. Riêng 6 tháng cuối năm nguồn vốn huy động tiết kiệm vẫn tăng đều, nhưng 2 nguồn vốn lại tăng giảm khá phức tạp. Do nguồn tiền gửi các tổ chức kinh tế biến động lớn mà chủ yếu là nguồn tiền gửi của Công ty Gang thép, do đơn vị có đặc thù mức chu chuyển vốn lớn 1.2. Công tác tín dụng Hiện nay kinh doanh tíndụng giữ vai trò chủ đạo là cơ sở để tiến hành và thúc đẩy các hoạt động khác của ngân hàng phát triển. Đây là nghiệp vụ sử dụng vốn của các ngân hàng thương mạiđem lại thu nhập cao cho ngân hàng. Nếu như ngân hàng thương mại chỉ thực hiện tốt công tác nguồn vốn mà không quan tâm đến việc sử dụng vốn thì kết quả kinh doanh sẽ thấp. Vì vậy sau khi đã tạo lập được nguồn vốn vững mạnh ngân hàng phảI sử dụng vốn đó sao cho hợp lý và mang lại hiệu quả cao nhất. Với chủ trương đa dạng hoá các hình thức cho vay và sẵn sàng phục vụ các khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế nên doanh số cho vay của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Lưu Xá không ngừng tăng mạnh qua các năm. Ngân hàng đã áp dụng nhiều hình thức cho vay như cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn…nhằm khai thác triệt để nhu cầu tín dụng của khách hàng Trong điều kiện tình hình phát triển kinh tế của địa phương tăng trưởng chậm nhưng công tác đầu tư vốn trong năm qua có nhiều tích cực và đạt được những kết quả đáng kể Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu KH31/12/2000 KH QIV/2001 TH31/12/2001 Tăng giảm Số tiền % Số tiền % So với 2000 So với KH số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ CV 176.927 100 203.000 155.964 100 -20.963 -11,8 -47.036 -23,1 a.Dư nợ LCBT 176.902 97,7 155.964 100 -20.938 -11,8 -DN ngắn hạn 161.834 91,5 136.251 87,4 -25.583 -15,8 -DN T-D hạn 11.647 6,5 13.066 8,4 +1.419 +12 -DN C.vay UT 3.401 1,9 6.647 4,2 +3.246 +95,4 Phân tích nợLC -DN KTQD 162.036 91,6 123.709 79,3 -38.327 -23,65 -DN KTNQD 14.866 8,4 32.255 20,7 +17.389 +116,9 Trong đó: -Nợ quá hạn 0 30 29 0,018 +29 -1 -3,3 -Nợ chờ XL liên quan vụ án 20 0,01 0 -20 b.Nợ khoanh 25 0,014 0 -25 Về cơ cấu dư nợ: Tổng dư nợ luân chuyển bình thường năm 2001 giảm 20.963 (triệu đồng) so với cuối năm2000, tương đương 11,8% và chỉ đạt 76,8% so với kế hoạch quý IV năm 2001 Đầu tư vốn ngắn hạn năm 2001 đạt 136.251triệu đồng giảm so với năm 2000là 25.583 triệu đồng, tương đương 15,8%. Dư nợ trung dài hạn đạt 13.066trệu đồng tăng so với cuối năm 2000 là 1.419triệu đồng tương đương 12%, trong khi tổng mức đầu tư cho vay giảm. Như vậy chi nhánh đã rất chú trọng tăng cường đầu tư cho các dự án trung dài hạn. Tuy nhiên dư nợ trung dài hạn mặc dù có tăng so với năm trước nhưng vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng đầu tư của chi nhánh. Do trong năm chi nhánh chưa thực hiện đàu tư vốn cho một dự án lớn nào trên địa bàn mà chủ yếu chỉ thực hiện đầu tư đựơc một số dự án nhỏ của Công ty Gang thép Thái nguyên và các doanh nghiệp tư nhân. -Dư nợ khối kinh tế quốc doanh đạt 123.709 triệu đồng. Giảm so với năm 2000 là 38.327 triệu đồng, tương đương 23,65%. Dư nợ khối quốc doanh giảm chính là nguyên nhân dẫn đến tổng đầu tư của chi nhánh giảm thấp. -Dư nợ khối kinh tế ngoài quốc doanh là 32.255 triệu đồng. Đạt tốc độ tăng trưởng cao 116,9% so với năm 2000 tương đương 17.389 triệu đồng đã chứng tỏ những nỗ lực đáng kể của chi nhánh trong việc mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng trong lĩnh vực kinh tế NQD. Đồng thời cũng thể hiện được triển vọng phát triển và khả năng chiếm lĩnh thị trường của chi nhánh đối với khu vực kinh tế này. Về doanh số đầu tư trong năm: Đối với doanh nghiệp nhà nước: Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ cuối kỳ Tổng số 561.555 600.772 123.708 Trong đó: - Ngắn hạn 559.533 598.472 116.270 - Trung dài hạn 2.022 2300 7.438 Đối với kinh tế ngoài quốc doanh: Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ cuối kỳ Tổng số 31.761 14.352 32.254 Trong đó: - Ngắn hạn 22.437 9.907 20.045 - Trung dài hạn 9.324 4.445 12.209 Năm 2001 mặc dù nằm trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động không thuận lợi, kinh tế nước ta vẫn đạt tốc độ khá. Đặc biệt là đối với ngành công nghiệp đạt tỷ lệ tăng trưởng 14,2%. Trong đó đáng kể sản xuất xi măng tăng 15,6% và thép cán tăng 20,4%, các sản phẩm chế tạo tăng từ 9-40%. Trên địa bàn, Công ty gang thép Thái nguyên, một doanh nghiệp lớn và là khách hàng chủ đạo với mức dư nợ chiếm 66%. Tổng đầu tư của chi nhánh. Hiện nay đã cơ bản hoàn thành cải tạo mở rộng sản xuất giai đoạn một, từng bước đưa sản lượng thép cán đạt mức 250.000tấn/năm. Tình hình sản xuất tiêu thụ sản phẩm đều diễn ra thuận lợi. Năm 2001(đạt 129% KH). Sản phẩm thép cán của công ty ngày càng khảng định được sức cạnh tranh và khả năng chiếm lĩnh thị trường. Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2001 Công ty đã đạt được những chỉ tiêu cụ thể như sau: -Sản lượng thép cán: 235.000 tấn đạt 130%KH -Tổng doanh thu tiêu thụ: 1.188 tỷ đồng đạt 129%KH -Lợi nhuận: 5.5 tỷ đồng đạt 100%KH -Nộp ngân sách: 23 tỷ đồng Đó là những yếu tố tạo thuận lợi cho chi nhánh trong công tác đầu tư tín dụng, phát huy hiệu quả vốn đầu tư và tăng nhanh vòng quay vốn tín dụng. 1.3. Công tác kế toán –Tài chính và thông tin điện toán: Thực hiện đúng các chế độ trong hạch toán, kế toán. Công tác thanh toán đảm bảo đáp ứng kịp thời, đầy đủ yêu cầu của khách hàng, số liệu chính xác. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được cập nhật kịp thời. Sổ sách, báo biểu được lập, theo dõi đầy đủ theo qui định. Tổng lượng tiền thanh toán qua ngân hàng trong năm 2001 là: 7.101 tỷ đồng: Trong đó thanh toán không dùng tiền mặt là 1.412 tỷ đồng. Thực hiện việc quản lý, mua sắm và giá trị tài sản theo dự toán được duỵệt. Trong năm bộ phận điện toán đã thực hiện tốt các giao dịch trên mạng máy tính, đảm bảo công tác thông tin điện toán, được thông suốt, phục vụ tốt công tác điều hành của lãnh đạo. Hoàn thành công tác quyết toán năm tài chính. Các mẫu biểu thuyết minh báo cáo tài chính, các báo cáo niên độ, được lập và gửi kịp thời đúng tiến độ. Số liệu chính xác. Thực hiện chuyển toàn bộ số dư hoạt động trên các tài khoản hạch toán chi tiết sang hoạt động cho năm 2002, trên cơ sở số dư còn lại của các tài khoản đến cuối ngày 31/12/2001. Nhìn chung: Trong năm 2001 bộ phận kế toán đã có nhiều cố gắng, hoàn thành tốt nhiện vụ. Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ hạch toán tài chính của ngành, thực hiện tiết kiệm giảm chi phí hợp lý, góp phần làm tăng kết quả HĐKD của chi nhánh. 1.5. Công tác kho quỹ: Tại chi nhánh, khối lượng thu chi tiền mặt tương đối lớn. Mặc dù bộ phận kho quỹ có khó khăn do thiếu nhân lực (một số đồng chí cán bộ tham gia các khoá học tại chức). Nhưng bộ phận kho qũy vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Không để xẩy ra mất mát, nhầm lẫn. Các quy trình hoạt động thu chi được chấp hành nghiêm chỉnh sổ sách mở đầy đủ, số liệu cập nhật kịp thời chính xác. Thực hiện cải tiến phong cách giao dịch phục vụ tốt các yêu cầu nộp và lĩnh tiền của khách hàng. Một số chỉ tiêu cụ thể đã đạt được. -Tổng thu tiền mặt trong năm: 495.194 triệu đồng -Tổng chi tiền mặt trong năm: 495.916 triệu đồng Trong năm bộ phận kho quỹ đã trả lại tiền thừa cho khách hàng với tổng số món là 59 món số tiền là 24.621.000. Trong đó món lớn nhất là 10.000.000đ do thủ quỹ là Hoàng Thị Thưởng, trả lại cho khách hàng là bà Lộc Thị Hương (nhà máy cán gia sàng). Ngoài ra bộ phận kho quỹ còn phát hiện và thu hồi 9.865.000đ tiền giả. 1.6. Công tác kiểm soát: -Thực hiện kiểm tra chứng từ kế toán (9 tháng chứng từ khách hàng và 8 tháng chứng từ nội bộ). -Kiểm tra chứng từ tín dụng hàng ngày được 547 hồ sơ. Qua kiểm tra đã phát hiện một số sai sót và báo cán bộ nghiệp vụ chỉnh sửa kịp thời. -Kiểm tra toàn bộ hồ sơ TSTC phục vụ cho công tác quyết toán năm (tổng số bì được kiểm tra là 740 bì) -Trong năm đã tiến hành kiểm tra tiền mặt và thẻ phiếu trắng tại các QTK được 5 lượt. Qua kiểm tra tại các quỹ tiết kiệm đều thực hiện nghiêm túc chế độ quản lý tiền mặt và thẻ phiêú trắng. Phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát của 4 đoàn kiểm tra Ngân hàng cấp trên. Thực hiện đầy đủ các loại báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của ngân hàng cấp trên. Trong năm đã tiến hành xử lý dứt điểm vụ việc 2 cán bộ tại chi nhánh lợi dụng nghiệp vụ, có hành vi lừa đảo. Tại thời điểm cuối năm 2000 có phát sinh một đơn thư khiếu tố của khách hàng tại QTK số 8. Bộ phận chuyên môn đang kết hợp cùng kiểm soát triển khai giải quyết. Tóm lại: Năm 2001 tình hình phát triển kinh tế của nước ta có nhiều thuận lợi riêng đối với tỉnh Thái nguyên vẫn còn một số doanh nghiệp kinh doanh còn thua lỗ kéo dài, tỉnh đang sắp xếp lại một số doanh nghiệp theo hướng cổ phần hoá nhưng tiến độ chậm nên cũng có ảnh hưởng tới ngân hàng. Nhưng với sự quyết tâm cao của cán bộ công nhân viên toàn chi nhánh và sự chỉ đạo nhạy bén linh hoạt của ban lãnh đạo chi nhánh Ngân hàng công thương Lưu Xá - TháiNguyên nên đã hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. II. Thực trạng công tác huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Lưu Xá 1. Tiền gửi tiết kiệm trong dân cư. Tiền gửi trong dân cư luôn đóng một vai trò quan trọng và thườg xuyên ổn định vững chắc trong tổng nguồn vốn huy động. Dây là một nguồn vốn cơ bản và chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng. Kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng công thương Lưu Xá do ảnh hưởng từ những khó khăn của các tổ chức kinh tế do sự lạc hậu về máy móc thiết bị, trình độ công nghệ, sự cạnh tranh về sản phẩm, tình hình tài chính gặp nhiều khó khăn do trình độ quản lý non kém, do sản suất kinh doanh thua lỗ…ảnh hưởg tới thu nhập của người lao động. Trong tiền gửi dân cư thì tiền gửi tiết kiệm, nhất là tiềngửi tiết kiệm có kỳ hạn tăng nhanh. Hình thức huy động kỳ phiếu là hình thức huy động vốn không thường xuyên nhưng do làm tốt công tác tuyên truyền, quảng cáo với lãi suất hấp dẫn thời gian hợp lý nên đã thu hút được sự chú ý của đông đảo khách hàng. Theo báo cáo tổng kết năm 2001 của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Lưu Xá tính đến ngày 31/12/01 tiền gửi tiết kiệm và kỳ phiếu đạt 109.763 triệu đồng chiếm tỷ trọng 77,6% trong tổng nguồn huy động, tăng so với năm 2000 là 22.548 triệu đồng. Do chi nhánh rất cố gắng trong việc khơi tăng nguồn vốn huy động tiết kiệm. Cải tiến phong cách giao dịch, chấp hành nghiêm chỉnh giờ giấc làm việc, thực hiện đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào quy trình nghiệp vụ để đảm bảo phục vụ mọi nhu cầu gửi và rút tiền của khách hàng một cách nhanh gọn an toàn và chính xác. Đạt được những kết quả là do sự quan tâm đến công tác nguồn vốn của ban lãnh đạo Chi nhánh Ngân hàng Công thương Lưu Xá đã chủ động, bố trí hợp lý về lao động tại qũy tiết kiệm. Thường xuyên kiểm tra hoạt động của các quỹ tiết kiệm để kịp thời uốn nắn những sai sót không để xẩy ra tham ô lợi dụng, đảm bảo uy tín của ngân hàng. 2. Tiền gửi các tài chính kế toán. Nguồn tiền gửi này chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn tính đến 31/12/01 đạt 31.731triệu đồng chiém tỷ trọng 29,2% tổng nguồn vốn huy động, nhưng là nguồn vốn rất quan trọng của ngân hàng, bởi khả năng tiềm tàng và hấp dẫn của nó có tác dụng kéo lãi suất bình quân “đầu vào” giảm thấp để hoạt động kinh doanh của ngân hàng có kết quả cao hơn. Nhận thấy rõ vấn đề này nên trong chỉ đạo điều hành ban lãnh đạo Chi nhánh Ngân hàng Công thương Lưu Xá đã thể hiện tính chủ động, linh hoạt sao cho phù hợp với cơ chế thị trường do đó nguồn vốn này luôn được duy trì ở mức tương đối ổn định, kết quả đạt được như trên là do sự áp dụng tổng hợp của nhiều biện pháp thể hiện qua nhiều điểm sau: Xây dựng chính sách khách hàng đôi bên cùng có lợi, thiét lập tốt mối quan hệ bạn hàng ổn định, tin cậy lẫn nhau để hợp tác lâu dài, nhất là đối với những khách hàng lớn có tầm cỡ hoặc đầu mối của những ngành quan trọng như: Công ty Gang thép Thái Nguyên, Công ty Kim loại màu… Kết hợp chặt chẽ giữa các mặt nghiệp vụ ngân hàng nhất là giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, ngoài ra còn hướng khách hàng sử dụng các hình thức thanh toán séc, thanh toán điện tử…trên cơ sở đó đảm bảo giúp khách hàng thanh toán cho bên bán nhanh chóng, đầy đủ. Mặt khác còn sử dụng số dư tạm thời nhàn rỗi trên tài khoản của khách hàng để làm nguồn vốn cho vay ngắn hạn Đáp ứng kịp thời đầy đủ mọi nhu cầu của khách hàng về vốn, tiền mặt không khất, chịu, hoãn thu dù là món tiền lớn hay nhỏ để khỏi làm ảnh hưởng không tốt đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của khách hàng Nâng cao chất lượng phục vụ bằng cách không ngừng hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, đảm bảo chuyển số liệu nhanh chóng, chính xác và an toàn tài sản, thái độ phục vụ khách hàng tận tình, văn minh lịch sự III. Đánh giá chung về công tác huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Lưu Xá 1. Những thuận lợi Chi nhánh Ngân hàng Công thương Lưu Xá là một chi nhánh trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Thái Nguyên, hoạt động trên một địa bàn gồm 7 phường xã với gần 7 vạn người trong đó có 2 xí nghiệp sản xuất và khai thác công nghiệp nặng cấp trung ương đóng trên địa bàn cho nên khả năng thu hút vốn và đầu tư khá thuận lợi, vững chắc vì vậy đây là địa bàn có nhu cầu vốn rất lớn. Song được sự quan tâm đặc biệt của ngân hàng cấp trên nên nguồn vốn đầu tư cho sản xuất và kinh doanh của csac thành phần kinh tế trên địa bàn đều được đáp ứng kịp thời đầy đủ Nhìn chung tình hình sản xuất kinh doanh và kinh tế xã hội trên địa bàn hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Lưu Xá có nhiều thuận lợi. Mặc dù Q4/1999 sốd ư tiền gửi tiết kiệm có giảm so với Q3/1999 nhưng không ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tổng nguồn vốn, 6 tháng cuối năm hàng hoá tiêu thụ nhanh hơn như các mặt hàng sắt thép, vật liệu xây dựng… Do đó nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp tăng có ảnh hưởng tốt đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng dã tìm mọi biện pháp huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong các thành phần kinh tế để đáp ứng nhu cầu vốn cho các tổ chức kinh tế do vậy số dư nợ tăng lên. Song với nhu cầu đầu tư cảu khách hàng ngày một tăng thì nguồn vốn huy động tại chỗ của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Lưu Xá có những quý chỉ đáp ứng được từ 70% đến 92% số còn thiếu phải nhận vốn điều hoà của ngân hàng cấp trên 2. Những khó khăn Bên cạnh những thuận lợi còn có những khó khăn nhất định làm ảnh hưởng đến công tác huy động nguồn vốn của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Lưu Xá: Một là: Huy động vốn trong thị trường có sự cạnh tranh. Trong nền kinh tế hiện nay các doanh nghiệp và nhiều tổ chức kinh tế khác trên địa bàn đều sử dụng nhiều hình thức huy động vốn trong nền kinh tế và trong dân cư, một số xí nghiệp sản xuất có nhu cầu vốn đã trực tiếp huy động nguồn vốn từ tiền nhàn rỗi của cán bộ công nhân viên trong đơn vị mình dưới hình thức tiền gửi hoặc đóng cổ phần cho công ty Sự chênh lệch lớn về lãi suất huy động vốn của ngân hàng trên cùng địa bàn đã làm ảnh hưởng lớn tới công tác huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Lưu Xá Hai là: Những khó khăn về sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế đóng trên địa bàn: do sự lạc hậu, lỗi thời về máy móc thiết bị, trình độ công nghệ còn bất cập, trình đọ quản lý non kém dẫn đến tình trạng sản xuất kinh daonh thua lỗ… làm ảnh hưởng tốt mức thu nhập và tích luỹ của người lao động làm cho công tác huy động vốn của ngân hàng gặp nhiều khó khăn Ba là: ngân hàng chưa có nghiệp vụ tiết kiệm tiền gửi bằng ngoại tệ như vậy đã để cho một khối lương ngoại tệ đáng kể, trong dân cư trên địa bàn chuyển đi nơi khác làm ảnh hưởng lớn tới sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động tại chỗ trên địa bàn Bốn là: Việc thực thi các chính sách lãi suất còn phụ thuộc vào sự chỉ đạo của ngân hàng công thương cấp trên Tuy nhuên trong công tác huy động nguồn vốn Chi nhánh Ngân hàng Công thương Lưu Xá vẫn còn một số điểm tồn tại sau: + Hình thức hy động vốn còn đơn điệu chưa đa dạng ở chỗ: chỉ có loại tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, không có loại tiền gửi tiết kiệm từ 2 năm, 3 năm…và chủ yếu gửi bằng đồng nội tệ nên chưa khuyến khích được khách hàng gửi nhiều tiền vào ngân hàng +

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0368.doc
Tài liệu liên quan