LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: VAI TRÒ CỦA VỐN VÀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
I. Những nghiệp vụ cơ bản của Ngân hàng Thương mại. 3
1. Định nghĩa Ngân hàng Thương mại. 3
2. Những nghiệp vụ cơ bản của Ngân hàng Thương mại. 4
II. Vai trò của vốn đối với Ngân hàng thương mại. 8
1. Vốn của Ngân hàng thương mại. 8
2. Vai trò của vốn đối với Ngân hàng thương mại. 12
III. Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng thương mại. 15
1. Các hình thức huy động tiền gửi của Ngân hàng Thương mại. 16
2. Chứng thư tiền gửi loại lớn. 18
3. Vay ngắn hạn tại Ngân hàng Trung Ương. 19
4. Vay ngắn hạn thông qua hợp đồng mua lại. 19
5. Vay ngắn hạn bằng giấy nợ phụ. 20
6. Vay của Ngân hàng Trung Ương. 21
7. Các khoản vay từ công ty mẹ. 21
IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của NHTM 22
1. Các nhân tố bên ngoài 22
2. Các yếu tố thuộc về ngân hàng. 23
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BẾN THUỶ 26
I. Khái quát về chi nhánh Ngân hàng Công thương Bến Thuỷ 26
1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển 26
2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh ngân hàng Công thương Bến Thuỷ. 26
3. Kết quả hoạt động kinh doanh những năm qua. 28
II. Thực trạng hoạt động huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bến Thuỷ những năm qua(1998-2002). 33
1. Tình hình huy động vốn ngắn hạn. 39
2. Tình hình huy động vốn trung - dài hạn. 41
III. Đánh giá chung về công tác huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng công thương Bến Thuỷ trong những năm qua. 43
1. Những kết quả đạt được. 44
2. Những hạn chế và nguyên nhân. 45
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BẾN THUỶ 48
I. Mục tiêu của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bến Thuỷ năm tới. 48
II. Các giải pháp để tăng cường huy động vốn cho ngân hàng. 49
1. Có định hướng, kế hoạch về phát triển nguồn vốn phù hợp. 49
2. Mở rộng mạng lưới huy động, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn 50
3. Đơn giản hoá các thủ tục trong hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng 52
4. Phải có chính sách lãi suất huy động phù hợp. 52
5. Thực hiện tốt chính sách khách hàng 54
6. Ngân hàng không ngừng hoàn thiện các tiện ích. 55
7. Hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả trong kinh doanh 56
8. Đào tạo đội ngũ cán bộ nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao, hết lòng phục vụ khách hàng 56
9. Tăng cường hoạt động Marketing trong ngân hàng 57
III. Một số kiến nghị . 58
1. Đối với Ngân hàng Công thương Việt nam. 58
2. Một số kiến nghị đối với Ngân hàng Trung Ương. 60
KẾT LUẬN 67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
71 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1101 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bến Thuỷ – Thành phố Vinh – Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đối với nền kinh tế. Bao gồm: huy động các nguồn tiền gửi doanh nghiệp, các loại tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn. Thuộc cơ cấu phòng còn bao gồm các quy tiết kiệm số 1, số 2, số 3, số4, số5, số 7.
2.7. Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ
Phòng gồm 4 cán bộ công nhân viên. Chức năng chính của phòng là kiểm tra kiểm soát mọi nghiệp vụ ngân hàng theo văn bản hiện hành. Tham mưu cho giám đốc trong việc chỉ đạo hoạt động kinh doanh của chi nhánh để kịp thời khắc phục, chấn chỉnh hoạt động ngân hàng. Tham gia cùng bộ phận tín dụng của phòng Kinh doanh, phòng Giao dịch phòng giao dịch xử lý, thu hồi nợ, nợ quá hạn.
2. 8. Phòng giao dịch Trường thi
Phòng gồm 19 cán bộ. Phòng thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ của một chi nhánh ngân hàng thương mạinhư: tín dụng, nhận gửi, bảo lãnh, kế toán giao dịch và các nghiệp vụ khác của ngân hàng như thanh toán hộ, chuyển tiền...
Phòng bao gồm hội sở chính và Quỹ tiết kiêm trực thuộc số 6. Đây là phòng giao dịch ngoài chức năng chính là cho vay các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và thu nợ còn tiến hành cho vay các doanh nghiệp Nhà nước là các thành viên của Tổng công ty 90,91 như Công ty xây dựng công trình giao thông 423, 479, 473, 484, 492 là những đơn vị trực thuộc Tổng công ty xây dựng công trình giao thông IV.
3. Kết quả hoạt động kinh doanh những năm qua.
Để giải quyết những khó khăn còn vướng mắc và tiếp tục phát huy những điều kiện thuận lợi, Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bến Thuỷ với nỗ lực và quyết tâm cao đã đạt được kết quả tốt đẹp.
Tình hình cụ thể như sau:
3.1. Về huy động vốn.
Chi nhánh NHCT Bến Thuỷ với tư cách là một ngân hàng thương mại hoạt động tương đối độc lập, tự chủ trong hạch toán kinh doanh, huy động vốn được coi là vấn đề chiến lược hàng đầu với mục tiêu mở rộng thị phần tín dụng và hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Mặc dù nằm ở địa bàn không mấy thuận lợi, dân cư chủ yếu là công nhân, thợ thủ công, buôn bán nhỏ nên thu nhập thấp tích luỹ ít nhưng nhờ vào việc bố trí sắp xếp lao động, đổi mới phong cách thái độ phục vụ và gắn với các hình thức huy động vốn phong phú, đặc biệt là áp dụng thành công nghiệp vụ tiết kiệm gắn liền với dịch vụ thanh toán chuyển tiền nên đã tạo được sức thu hút khá lớn lượng khách hàng đến giao dịch.
Tính đến ngày 31/12/2001 tổng số vốn huy động tại chỗ của ngân hàng đạt 268,517 tỷ đồng chiếm 58% tổng số vốn huy động; tăng hơn 44% so với đầu năm. Cho đến 31/12/2002, tổng số vốn huy động tại chỗ đạt 300,636 tỷ đồng, chiếm 51% tổng số vốn huy động; tăng 13% so với năm 2001.
Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn huy động từ 2000-2002
Đơn vị: Tỉ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
Tốc độ tăng trưởng(%)
I. Nguồn huy động
185.972
267.517
300.636
112
1.TG của TCKT
22.357
38.654
42.627
110
2.TGTK
163.615
214.366
215.933
102
3.Phát hành KP, TP
-
14.497
42.076
30
II.Nguồn nhân điều hoà
234.714
189.422
280.445
148
1.Trong kế hoạch
210.816
189.422
272.164
144
2.Điều chuyển vốn khác
23.848
8.281
Tổng số
420.686
456.939
581.081
128
(Nguồn: Báo cáo tổng kết 2000,2001, 2002 Chi nhánh NHCT Bến Thuỷ và báo cáo tình hình thực tế năm 2001, 2002)
Như vậy, nguồn vốn huy động được tiếp tục tăng trưởng vững chắc với lượng khách hàng đến với ngân hàng ngày càng nhiều. Cán bộ công nhân viên luôn có tinh thần cải tiến lề lối phục vụ, thực sự đổi mới tác phong, thái độ phục vụ, giữ chữ tín đối với khách hàng.
Đồng thời với việc tích cực khai thác và huy động nguồn vốn tại chỗ, ngân hàng đã tranh thủ được sự hỗ trợ kịp thời, có hiệu quả về nguồn vốn trong nội bộ Ngân hàng Công thương Việt Nam đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu hợp lý về vốn của khách hàng.
3.2. Về hoạt động cho vay đầu tư kinh doanh
Tổng dư nợ cho vay và đầu tư kinh doanh đến ngày 31/12/2001 đạt 396,993 tỷ đồng tăng 6% so với năm 2000.
Trong đó:
- Dư nợ ngắn hạn đạt 225,281 tỷ đồng chiếm gần 64% tổng dư nợ
- Dư nợ trung, dài hạn đạt gần 149,597 tỷ đồng, chiếm trên 36% tổng dư nợ.
Với sự nỗ lực không ngừng của toàn thể ngân hàng thì tổng dư nợ các khoản cho vay đến 31/12/2002 đạt 533,617 tỷ đồng. Trong đó:
- Dư nợ ngắn hạn là 247,902 tỷ đồng, tăng 110% so với năm 2001.
- Dư nợ cho vay trung dài hạn là 233,480 tỷ đồng, tăng 162% so với năm 2001 và chiếm gần 44% trong tổng dư nợ.
Năm 2002 thì cơ cấu dư nợ đã có sự dịch chuyển đáng kể, đó là tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn đã tăng rõ rệt, từ 36% tổng dư nợ năm 2001 lên 44% tổng dư nợ năm 2002.
Tình hình cụ thể như sau:
Bảng 2: Cơ cấu dư nợ của Ngân hàng từ 2000-2002
Đơn vị: Tỉ đồng
Năm Chỉ tiêu
2000
2001
2002
Tốc độ(%)
I. Theo loại hình cho vay
375.568
397.015
533.617
134
1. Cho vay ngắn hạn
263.014
255.281
247.902
110
1.1. Trong han
254.385
216.920
234.218
101
1.2.Quá hạn
8.629
8.361
13.684
164
2.Cho vay trung dài han
75.688
149.597
233.480
156
2.1. Trong han
68.461
142.064
227.278
160
2.2. Quá hạn
7.227
7.533
6.202
82
3. Cho vay vốn tài trợ
7.237
6.797
5.824
86
4.Cho vay TTCN
226
226
226
100
5.CK nợ CXL có TS GN, XN
18.125
4.911
4.572
93
6.CKN có TS liên quan vụ án
1.100
-
-
-
7. NCV được khoanh
10.181
10.181
10.181
100
8.Đầu tư kinh doanh khác
-
-
31.432
-
II.Phân theo thành phần kinh tế
375.568
397.015
533.617
134
1.Quốc doanh
319.480
359.479
491.973
137
2.Ngoài quốc doanh
56.091
37.514
41.644
111
(Nguồn: Báo cáo tổng kết 2000, 2001, 2002 Chi nhánh NHCT Bến Thuỷ và Báo cáo Tình hình thực tế năm 2001, 2002)
3.3. Các hoạt động khác.
3.3.1. Về kế toán, điện toán, kinh doanh đối ngoại:
Công việc hạch toán, thanh toán kịp thời, chính xác góp phần tham gia điều hoà vốn kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh toán nhanh, an toàn và hiệu quả.
Công tác điện toán được chú trọng đầu tư. Đã hoàn thành việc cài đặt và sử dụng nhiều chương trình mới giúp cho việc xử lý và cung cấp một cách nhanh chóng kịp thời, chính xác, truyền và nhận thông tin thông suốt trong hệ thống Ngân hàng Công thương.
Từ năm 2001, hoạt động kinh doanh đối ngoại đã có bước phát triển nhanh chóng. Công tác huy động vốn ngoại tệ, mua bán ngoại tệ và thanh toán quốc tế đều có sự tăng trưởng cao. Số dư tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ tại chi nhánh tăng gần 63% so với năm 2000, đạt trên 4,6 triệu USD. Năm 2002, doanh số thanh toán ước đạt 6,902 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2001.Bên cạnh đó đã tiến hành mở và thanh toán nhiều bộ L/C nhập khẩu trị giá gần 3,8 triệu USD tăng nhiều lần so với năm 2001. Các dịch vụ khác như chuyển tiền quốc tế, UNT, UNC, chi trả kiều hối cũng được chú trọng khai thác và mở rộng. Doanh thu từ nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại ngày một tăng cao. Đến nay có thể khẳng định Chi nhánh NHCT Bến Thuỷ có khả năng đáp ứng tốt các nhu cầu về dịch vụ đối ngoại với các doanh nghiệp, dân cư và xã hội. Năm 2002, hoạt động dịch vụ đạt 764 triệu đồng, chiếm 2% tổng thu nhập.
3.3.2. Công tác tiền tệ- kho quỹ:
Xác định rõ vị trí và tầm quan trọng của công việc mà mình đảm nhiệm, mỗi cán bộ phòng ngân quỹ đã tận tình, hoà nhã với khách hàng, thận trọng, chính xác trong khâu kiểm đếm tiền để loại ra những tờ tiền hư hỏng, tiền không đủ tiêu chuẩn quy định, xác định tiền thật, tiền giả thực hiện quy chế của ngành và làm tăng niềm tin đối với khách hàng.
Khối lượng tiền mặt qua ngân hàng ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước. Nếu như năm 2000 khối lượng thu tiền mặt đạt 663,7 tỷ đồng, chi tiền mặt đạt 417,4 tỷ đồng thì đến năm 2001 tổng thu tiền mặt đạt 784,1 tỷ đồng tăng gấp 1,2 lần; tổng chi tiền mặt đạt 426,3tỷ đồng tăng gấp một lần so với năm 2000. Năm 2002 thì tổng thu tiền mặt đạt 845.415 tỷ đồng 107% so với 2001, tổng chi là 497,066 tỷ đồng tăng 116% so với năm 2001.
3.3.3. Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ:
Chi nhánh đã thực hiện tốt việc lập chương trình kiểm tra, kiểm toán và xét khiếu tố theo các văn bản chỉ đạo của ngân hàng cấp trên. Tiến hành kiểm tra hồ sơ tín dụng, bảo lãnh, chứng từ kế toán, phát hiện kịp thời những tồn tại để đóng góp ý kiến với các bộ phận nghiệp vụ, giúp sự lãnh đạo, chỉ đạo sát thực hơn. Tích cực tham gia cùng cán bộ tín dụng đôn đốc khách hàng trả nợ, xử lý nợ quá hạn, nợ đọng, lãi treo...
3.3.4. Công tác tổ chức điều hành
Bộ máy tổ chức từng bước được kiện toàn. Quy chế quản lý điều hành từ ban giám đốc đến các phòng, ban, bộ phận và nhân viên được xây dựng và thực hiện một cách nghiêm túc. Cán bộ được sắp xếp, bố trí hợp lý đã góp phần tăng hiệu quả lao động, tăng hiệu quả kinh doanh.
Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tạo nên sự thống nhất cao, điều hành hoạt động của chi nhánh có kỷ luật, tạo nếp sống văn minh trong công việc và sinh hoạt hàng ngày. Vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của người lao động trong đơn vị được nâng cao
3.4. Kết quả kinh doanh
Kế thừa và phát huy những kết quả của những năm trước, hiệu quả kinh doanh của chi nhánh đã đạt được thành công vượt bậc. Khắc phục các khó khăn tồn tại của nền kinh tế, của áp lực giảm lãi suất cho vay, môi trường cạnh tranh và những tồn tại để lại giai đoạn 1997, 1998 do nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan Chi nhánh đã bị thua lỗ. Có thể nói đây là những ngày khó khăn nhất đối với quá trình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Nợ quá hạn, nợ đóng băng, lãi treo phát sinh quá nhiều, hàng loạt khách hàng bị thua lỗ, phá sản không có khả năng trả nợ gốc và lãi, chủ yếu là khách hàng ngoài quốc doanh. Trong bối cảnh ấy Chi nhánh đã phải "gồng" mình lên để tồn tại và phát triển. Với sự phấn đấu không mệt mỏi, năm 2000 có lãi trên 3,600 tỷ đồng; năm 2001 Chi nhánh đạt 570 triệu đồng (sở dĩ năm 2001 lợi nhuận thu được thấp hơn năm 2000 là do Chi nhánh đã trích lập quỹ dự phòng rủi ro là 1,750 tỉ đồng; Chi bảo hiểm tiền gửi của khách hàng là 1,952 tỷ đồng...). Năm 2002, tổng thu nhập của Chi nhánh là 37,3 tỷ đồng; tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng chi phí 36,3 tỷ; trích dự phòng rủi ro trên 1,5 tỷ; bảo hiểm tiền gửi trên 250 triệu đồng. Kết quả kinh doanh có lãi 1,045 tỷ đồng, đạt 105% kế hoạch đề ra và gấp 2 lần Ngân hàng Công thương Việt nam giao.
II. Thực trạng hoạt động huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bến Thuỷ những năm qua(1998-2002).
Huy động vốn là một nghiệp vụ chính, không thể thiếu được trong hoạt động của Chi nhánh NHCT Bến Thuỷ nói riêng và ngân hàng thương mại nói chung vì vốn hoạt động của ngân hàng chủ yếu được hình thành từ nguồn vốn huy động. Hoạt động huy động vốn không bao giờ tồn tại độc lập mà nó gắn liền với các nghiệp vụ sử dụng vốn và các nghiệp vụ trung gian khác. Như vậy công tác huy động vốn của ngân hàng đóng vai trò quyết định trong sự tồn tại và phát triển của Chi nhánh NHCT Bến Thuỷ cũng như hệ thống ngân hàng thương mại. Các ngân hàng đầu năm hoạt động sẽ xây dựng cho mình một chiến lược huy động vốn phù hợp dựa trên các dự đoán về tình hình sử dụng vốn trong năm đó.
Nguồn vốn huy động được của Chi nhánh NHCT Bến Thuỷ tăng nhanh qua các năm. Trong 5 năm gần đây từ 1998 tổng nguồn vốn là 199,224 tỉ đồng; đến năm 2002 tổng nguồn vốn của ngân hàng là 581,081 tỉ đồng tăng gấp 2,9 lần so với năm 1998. Đây là sự tăng trưởng vượt bậc, là sự cố gắng nỗ lực lớn của tập thể cán bộ công nhân viên của ngân hàng. Nguyên nhân của sự tăng trưởng cao của nguồn vốn mà ngân hàng huy động là:
- Đa dạng hoá các hình thức huy động. Tận dụng được nguồn vốn trong nội bộ Ngân hàng Công thương ngoài việc cố găng huy động nguồn vốn tại chỗ.
- Ngân hàng ngày càng có uy tín với khách hàng .
- Ngân hàng tích cực mở rộng mạng lưới các quỹ tiết kiệm, kết hợp quỹ tiết kiệm với các dịch vụ chuyển tiền, thanh toán phục vụ khách hàng (đây là vấn đề mới được áp dụng nhưng nhận được hiệu quả cao) .
- Cán bộ công nhân viên được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Nền kinh tế phát triển ổn định. Người dân càng ngày càng tin tưởng và hiểu rõ lợi ích mà ngân hàng có thể đem lại.
Trong 5 năm gần đây, Chi nhánh NHCT Bến Thuỷ đã có mức tăng trưởng nguồn vốn khá cao, dù sự tăng trưởng nguồn vốn chưa phản ánh được bản chất hoạt động kinh doanh của ngân hàng là tốt hay xấu nhưng điều đó cho thấy rằng hoạt động huy động vốn của ngân hàng diễn ra tốt trong điều kiện phải cạnh tranh với những ngân hàng khác trên địa bàn. Chi nhánh NHCT Bến Thuỷ đã và đang xâm nhập tốt và ngày càng có uy tín lớn với khách hàng, tạo đà cho từng bước phát triển trong hoạt động khai thác nguồn vốn , mở rộng hoạt động đầu tư, cho vay của ngân hàng.
Hiện nay, Chi nhánh NHCT Bến Thuỷ đang thực hiện các phương thức huy động vốn như sau:
+ Nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế : có kỳ hạn và không có kỳ hạn
+ Nhận tiền gửi tiết kiệm dân cư: có kỳ hạn và không có kỳ hạn.
+ Phát hành các giấy tờ có giá: kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng.
+ Nhận nguồn vốn điều hoà từ Ngân hàng Công thương Việt Nam: là nguồn huy động vốn trong nội bộ Ngân hàng Công thương.
Để thấy được kết cấu nguồn vốn của Chi nhánh NHCT Bến Thuỷ ta xem bảng 3:
Bảng 3: Kết cấu nguồn vốn huy động của Chi nhánh NHCT Bến Thuỷ từ 1998-2002
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
2002
1. Tổng nguồn vốn huy động.
138.820
169.709
185.972
267.517
300.636
-Tiền gửi TCKT
29.679
22.640
22.357
38.654
42.627
-Tiền gửi tiết kiệm
96.691
146.843
163.615
214.366
215.933
- Phát hành kỳ phiếu
12.450
-
-
14.497
22.076
-Phát hành trái phiếu
-
-
-
-
19.5
2.Nguồn vốn nhận điều hoà
60.404
118.414
234.714
189.422
280.455
- Trong kế hoạch
60.404
104.086
210.816
189.422
272.164
- Ngoài kế hoạch
-
14.328
23.848
-
8.281
3. Tổng nguồn huy vốn động.
199.224
288.123
420.686
456.939
581.081
( Nguồn: Bảng cân đối kế toán các năm 1998-2002)
Nhìn vào bảng 3 ta thấy tiền gửi của các tổ chức kinh tế là tiền gửi không kỳ hạn. Các doanh nghiệp gửi tiền vào Chi nhánh chủ yếu là để hưởng các dịch vụ của ngân hàng. Do điều kiện khách quan là Chi nhánh đóng trên tỉnh Nghệ An còn nghèo, nền công nghiệp chưa phát triển nên số các doanh nghiệp còn ít, trong đó lại chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước nên tỷ trọng của loại hình tiền gửi này trong tổng nguồn vốn huy động còn nhỏ. Năm 1998 thì tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế là 14,8%, năm 1999 là 7,8% ; năm 2000 là 5,3%; năm 2001 là 8.5%; năm 2002 là 7,3%. Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn khách quan là những nhân tố chủ quan. Đó là ngân hàng chưa có những chính sách thu hút khách hàng là các doanh nghiệp, chưa có các kênh huy động vốn phù hợp, chưa thực sự tạo được uy tín trong lòng các doanh nghiệp...
Một loại hình huy động khác rất đáng lưu tâm, đó là tiền gửi tiết kiệm của dân cư. Loại hình này đã chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn huy động tại chỗ. Năm 1998 thì tỷ trọng trong tổng nguồn là 48,2%; năm 1999 là 50,7%; năm 2000 là38,8%; năm 2001 là 46,3%; năm 2002 là 37,1%. Đây là loại hình huy động đã góp phần không nhỏ vào hoạt động huy động vốn của Chi nhánh. Từ năm 1998 đến năm 2002, Chi nhánh đã có mức tăng trưởng đáng kể từ 96,691 tỷ đồng lên 214,366 tỷ đồng năm 2001 và 215,933 tỷ đồng năm 2002. Đây là kết quả đáng khích lệ vì như thế ngân hàng đã tạo được uy tín đối với khách hàng dân cư, là sự ghi nhận những chính sách thu hút khách hàng của ngân hàng ngày càng có hiệu quả.
Bên cạnh đó, Chi nhánh còn có những hình thức huy động vốn khác như: phát hành kỳ phiếu, trái phiếu. Những hình thức huy động vốn này chưa thực sự thu hút được khách hàng. Tỷ trọng của các hình thức huy động vốn này rất nhỏ so với tổng nguồn huy động.
Tuy nhiên, hoạt động huy động vốn đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Chúng ta có thể thấy rõ được tình hình tăng trưởng huy động vốn qua bảng 4 sau:
Bảng 4: Biến động nguồn vốn huy động từ 1998- 2002.
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
2002
1. Nguồn huy động tại chỗ
138.820
169.709
185.972
267.517
300.636
Tăng trưởng tuyệt đối
30.889
16.263
81.545
33.119
Tốc độ tăng trưởng
22.3
9.6
43.8
12.4
2. Nguồn nhận điều hoà
60.404
118.414
234.714
189.422
280.445
Tăng trưởng tuyệt đối
58.010
116.300
-45.292
91.023
Tốc độ tăng trưởng
96.0
98.2
-19.3
48.1
3.Tổng nguồn vốn huy động
199.224
288.123
420.686
456.939
581.081
Tăng trưởng tuyệt đối
88.899
132.563
36.253
124.142
Tốc độ tăng trưởng
44.2
46.1
8.58
27.2
(Nguồn: Phòng tổng hợp- Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bến Thuỷ)
Năm 1998 nguồn vốn huy động tại chỗ đạt 138,820 tỉ đồng chiếm 69,68% tổng nguồn vốn huy động và nguồn vốn điều hoà đạt 60,404 tỉ đồng chiếm 30,32% tổng nguồn vốn huy động trong năm. Năm 1999 nguồn vốn huy động tại chỗ của ngân hàng đạt 169,709 tỉ đồng chiếm 58,90% và nguồn điều hoà đạt 118,414 tỉ đồng chiếm 41,10% tổng nguồn vốn huy động trong năm. Năm 2001 nguồn vốn huy động tại chỗ của ngân hàng đạt 267,517 tỉ đồng chiếm 58,5% và nguồn nhận điều hoà đạt 189,422 tỉ đồng chiếm 41,4% tổng nguồn vốn ngân hàng nhận được trong năm, tới cuối năm 2002 thì tổng nguồn vốn huy động đạt 300,636 tỷ đồng chiếm 51,2% tổng nguồn huy động trong khi nguồn nhận điều hoà là 280,455 tỷ đồng chiếm 48.8% tổng nguồn huy động trong năm. Qua số liệu trên ta thấy tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động tại chỗ có sự tăng trưởng khá. Tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động tại chỗ cao hơn tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn điều hoà trong các năm 1998, 1999 và 2001, 2002; riêng năm 2000 nguồn vốn nhận điều hoà cao hơn nguồn vốn huy động là 48,742 tỉ đồng. Đây không phải là do nguồn vốn Chi nhánh huy động có sự sụt giảm mà do năm 2002 có sự bùng lên của đầu tư cho vay. Tuy nhiên, nhìn chung nguồn vốn huy động của ngân hàng tiếp tục tăng trưởng vững chắc và trong cơ cấu nguồn vốn huy động, mỗi nguồn có một đặc điểm riêng và biến động của nó ảnh hưởng trực tiếp đến tổng nguồn vốn mà ngân hàng huy động được.
Sau đây, chúng ta hãy xem xét tổng nguồn huy động tại chỗ so với nhu cầu thực tế tại Chi nhánh qua bảng 5:
Bảng 5: Tình hình huy động tại chỗ và nhu cầu thực tế.
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
Huy động vốn tại chỗ
Cho vay đầu tư
Huy động vốn tại chỗ - cho vay đầu tư
1998
138.820
182.470
-43.65
1999
169.709
251.092
-81.383
2000
185.972
375.568
-189.596
2001
267.517
397.015
-129.498
2002
300.636
533.617
-232.981
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 1998- 2002 Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bến Thuỷ )
Nguồn nhận điều hoà là một hình thức huy động vốn của Chi nhánh, trong đó thì Ngân hàng nhận nguồn vốn điều chuyển từ Ngân hàng Công thương Việt nam. Qua bảng 5 ta thấy, tổng nguồn huy động tại chỗ qua 5 năm đều thiếu hụt so với nhu cầu đầu tư cho vay. Năm 1998 sự thiếu hụt giữa nguồn huy động tại chỗ với cho vay đầu tư thực tế là 43,65 tỷ đồng; năm 1999 là 81,383 tỷ đồng; năm 2000là 189,596 tỷ đồng; năm 2001 là 129,489 và năm 2002 là 232,981 tỷ đồng. Như vậy, từ năm 1998- 2000 thì tốc độ tăng trưởng của nguồn nhận điều hoà là rất lớn. Nhưng năm 2001 thì Chi nhánh có nguồn nhận điều hoà sụt giảm từ 189,596 xuống còn 129,498 tỷ đồng. Đây không phải là do đầu tư cho vay sụt giảm mà Chi nhánh đã có sự tăng trưởng tốt trong huy động vốn. Hàng năm Chi nhánh đều nhận nguồn vốn điều hoà từ Ngân hàng Công thương Việt Nam . Tốc độ tăng trưởng của nguồn nhận điều hoà tăng nhanh qua các năm 1998- 2000: từ 60.404 tỷ đồng năm 1998 lên 118.414 tỷ đồng năm 1999 và 234.714 tỷ đồng năm 2000. Điều này cho thấy được rằng tốc độ huy động vốn tăng không kịp với tốc độ cho vay đầu tư. Tuy nhiên, đến năm 2001 thì nguồn nhận điều hoà từ Ngân hàng Trung ương chỉ còn là 189.442 tỷ đồng so với 234.7114 tỷ đồng năm 2000, và năm 2002 là 280.445 tỷ đồng.
Từ những số liệu phân tích trên chúng ta thấy được rằng tổng nguồn vốn huy động tại chỗ chưa đáp ứng nhu cầu đầu tư cho vay của Chi nhánh. Do vậy, Chi nhánh hàng năm phải nhận nguồn vốn điều hoà từ Ngân hàng Công thương Việt Nam. Kết quả trên là do những yếu tố chủ quan cũng như khách quan mà chi nhánh phải đối mặt và giải quyết trong những năm tới.
Sau đây chúng ta sẽ phân tích cụ thể từng nguồn vốn trong tổng nguồn vốn huy động và với nhu cầu cho vay đầu tư trong những năm qua.
1. Tình hình huy động vốn ngắn hạn.
Chi nhánh hiện nay đang huy động vốn ngắn hạn bằng những hình thức sau:
- Nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế không kỳ hạn (TG KKH) và có kỳ hạn dưới 12 tháng(TG CKH ).
- Nhận tiền gửi tiết kiệm của dân cư kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng (TGTK CKH).
- Phát hành các giấy tờ có giá: kỳ phiếu thương mại kỳ hạn 1 tháng, 6 tháng.
Chi nhánh đã coi nguồn vốn huy động tại chỗ góp phần hết sức quan trọng trong việc huy động vốn cho đầu tư cho vay. Để “ phát huy nội lực” Ngân hàng đã thực hiện đa dạng hoá các hình thức, biện pháp, kênh huy động vốn khác nhau và đã đạt được những thành quả đáng kể. Tình hình cụ thể như sau:
Bảng 6: Tình hình huy động vốn ngắn hạn.
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
2002
TG KKH
29.679
22.640
20.074
41.041
36.317
TG CKH dưới 12 tháng
0
0
0.982
0.694
0
TG TK KKH
4.012
2.418
1.126
2.575
2.634
TGTK CKH dưới 12 tháng
60.608
87.858
102.717
116.280
135.524
Kỳ phiếu
12.450
0
0
14.497
22.564
Tổng số
106.749
112.916
124.899
175.087
197.039
( Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 1998- 2002 Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bến Thuỷ)
Nhìn vào bảng 6 ta thấy tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn của dân cư chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn huy động tại chỗ và không tăng bao nhiêu qua các năm 1998- 2002. Năm 1998 là 4,012 tỷ đồng và tăng không đáng kể qua các năm 1999- 2002. Từ 2,418 tỷ đồng năm 1999, năm 2000 là 2,727 tỷ đồng và năm 2002 là 2,634 tỷ đồng. Bởi vì, thường thì tiền gửi tiết kiệm của dân cư là họ tiết kiệm để được hưởng lãi và dành dụm tiền để mua sắm trong tương lai. Do vậy ta thấy tỷ trọng nguồn tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng là khá lớn. Năm 1998 là 76%; năm 1999 là 66%; năm 2000 là 80%; năm 2001 là 65%; năm 2002 là 66%. Lượng tăng tuyệt đối qua các năm là tương đối lớn, năm 1998-1999 là 17 tỷ đồng, 1999-2000 là 13 tỷ đồng, năm 2000-2001 là 14 tỷ đồng, tới năm 2002 Chi nhánh huy động được 135,524 tỷ đồng so với 116 tỷ đồng năm 2001, tăng19 tỷ đồng. Như vậy, khối lượng tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dưới 12 tháng qua các năm có sự tăng trưởng ổn định và vững chắc, năm sau cao hơn năm trước.
Việc phát hành kỳ phiếu cũng là một phương thức huy động vốn của Chi nhánh. Tuy nhiên, hình thức này chưa thực sự mang lại hiệu quả. Năm 1998, Chi nhánh huy động được 12,45 tỷ đồng, chiếm 9% trong tổng nguồn huy động tại chỗ. Trong 2 năm tiếp theo Chi nhánh không sử dụng hình thức này thì đến năm 2001 ngân hàng huy động qua hình thức này là 14,497 tỷ đồng, chiếm 5%. Năm 2002 là 22,564 tỷ đồng chiếm 7% tổng nguồn vốn huy động tại chỗ. Vì thế, Chi nhánh cần phát huy tốt hơn nữa hình thức huy động này để thu hút vốn. Tuy nhiên, khó khăn là ở chỗ Chi nhánh chỉ được phát hành tín phiếu, trái phiếu khi Ngân hàng Công thương Việt nam cho phép vào những thời điểm Chi nhánh thiếu hụt vốn đầu tư cho vay. Do đó, Chi nhánh không tự chủ được số vốn huy động được thông qua hình thức này.
Tuy nhiên, mức tăng trưởng huy động vốn ngắn hạn là khá lớn qua các năm. Chúng ta sẽ so sánh qua bảng 7 sau:
Bảng 7: Tình hình tăng trưởng của nguồn vốn ngắn hạn.
Năm
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
2002
Tổng số huy động
106.749
112.916
124.899
175.087
197.039
Tăng trưởng tuyệt đối
-
6.167
1.983
50.188
21.952
Tốc độ tăng trưởng
-
5.7
1.7
40.2
12.5
( Nguồn: Phòng tổng hợp – Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bến Thuỷ )
Ta thấy, nguồn vốn ngắn hạn huy động được qua các năm đều có sự tăng trưởng. Từ năm 2001, Chi nhánh đã có sự gia tăng nhanh trong huy động vốn ngắn hạn. Năm 2001 tăng hơn 50 tỷ đồng so với năm 2000, tốc độ tăng trưởng là 40%. Đây là mốc đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ trong công tác huy động vốn, là nền tảng cho công tac huy động vốn những năm sau.
Trên đây chúng ta đã xem xét thực trạng huy động vốn của Chi nhánh 5 năm qua. Nhìn chung, tình hình huy động đã có bước chuyển biến tích cực trong các năm, đó là tỷ lệ tăng trưởng tuyệt đối tăng đều qua các năm. Tuy nhiên, số lượng huy động vốn thực tế vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đầu tư cho vay của Chi nhánh. Cho nên hàng năm ngân hàng vẫn phải nhận nguồn vốn điều hoà từ Ngân hàng Công thương Việt nam.
2. Tình hình huy động vốn trung - dài hạn.
Chi nhánh hiện nay đang sử dụng các hình thức huy động vốn trung- dài hạn bằng các hình thức sau đây:
Nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế có kỳ hạn 12 tháng và trên 12 tháng(TG CKH).
Nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 12 tháng.
Phát hành trái phiếu có kỳ hạn 1 năm, 2 năm.
Trong 5 năm qua, Chi nhánh tình hình huy động vốn trung-dài hạn thực tế như sau:
Bảng 8: Tình hình huy động vốn trung- dài hạn
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
2002
Tiền gửi CKH
2.012
2.546
1.250
0
0
Tiền gửi TK
30.059
54.247
59.823
92.430
84.097
Trái phiếu
0
0
0
0
19.500
Tổng số
32.071
56.793
61.073
92.430
103.597
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm1998-2002 Chi nhánh Ngân hàng Công thương
Bến Thuỷ)
Nhìn vào bảng 7 ta dễ dàng nhận thấy tổng số vốn huy động trung- dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ, cũng n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0325.doc