Đề tài Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội

LỜI MỞ ĐẦU.1

Chơng 1: Lý luận chung về hoạt động huy động vốn tại NHTM.4

1.1 . Tổng quan về NHTM.4

1.1.1. Khái niệm NHTM.4

1.1.2. Các hoạt động cơ bản của NHTM.4

1.1.3. Nguồn vốn của NHTM.5

1.1.3.1. Vốn của chủ sở hữu.6

1.1.3.2. Vốn nợ.8

1.2. Những vấn đề cơ bản về huy động vốn từ bên ngoài của NHTM.10

1.2.1. Các hình thức huy động vốn từ bên ngoài của NHTM.10

1.2.1.1. Huy động vốn tiền gửi, vay.10

1.2.1.2. Huy động vốn nội tệ-ngoại tệ.15

1.2.1.3. Huy động vốn trong nớc và ngoài nớc.17

1.2.1.4. Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn từ thị trờng.20

1.2.1.5. Huy động vốn từ các cá nhân, hộ gia đình và của các TCKT.22

1.2.1.6. Huy động vốn từ các nguồn khác.24

1.2.2. Công tác huy động vốn từ bên ngoài của NHTM.25

1.2.2.1. Mục tiêu.25

1.2.2.2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn từ bên ngoài.26

1.2.3. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hởng đến huy động vốn từ bên ngoài.35

1.2.3.1. Nhân tố thuộc về ngân hàng.35

1.2.3.2. Nhân tố khách quan.38

Chơng 2: Thực trạng hoạt động huy động vốn từ bên ngoài của NHTM CP

 Quân đội thời gian qua.40

2.1. Tổng quan về NHTM CP Quân đội.40

2.1.1. Giới thiệu chung về NHTM CP Quân đội.40

2.1.2. Các sản phẩm dịch vụ.40

2.1.3. Mô hình tổ chức.42

2.1.4. Kết quả kinh doanh trong những năm qua.43

2.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn từ bên ngoài của NHTM CP Quân đội.53

2.2.1. Tổng quan về sự biến động nguồn vốn của NHTM CP Quân đội.53

2.2.2. Phân tích hoạt động huy động vốn theo loại tiền.55

2.2.2.1. Huy động vốn nội tệ của NHTM CP Quân đội.55

2.2.2.2. Huy động vốn ngoại tệ của NHTM CP Quân đội.58

2.2.3. Phân tích hoạt động huy động vốn theo kỳ hạn và đối tợng.60

2.3. Đánh giá hoạt động huy động vốn của NHTM CP Quân đội thời gian qua.64

2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn từ bên ngoài.64

2.3.1.1. Chi phí vốn.64

2.3.1.2. Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn.67

 

doc98 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1100 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ố vốn chủ sở hữu là 398,4 tỷ, tăng 19,9 lần so với năm 1994. Mục tiêu ban đầu của Ngân hàng là đáp ứng nhu cầu về vốn và các dịch vụ tài chính của các Doanh nghiệp Quân đội làm kinh tế. Cùng với quá trình phát triển kinh tế của đất nước, với đường lối chính sách đứng đắn, NHTM CP Quân đội đã gặt hái được nhiều thành công, không những đáp ứng nhu cầu của các Doanh nghiệp Quân đội mà còn phục vụ có hiệu quả tất cả các thành phần kinh tế, đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển của các khách hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Đối với cổ đông, NHTM CP Quân đội luôn đảm bảo tốt quyền lợi của cổ đông, duy trì mức cổ tức hàng năm từ 15 – 20%/năm. Đối với nhân viên, Ngân hàng không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân viên, đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho người lao động. 2.1.2. Các sản phẩm dịch vụ do ngân hàng cung cấp Với phương châm luôn mang lại những sản phẩm dịch vụ tiền ích đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng, NHTM CP Quân đội đã không ngừng nâng cao chất lượng những sản phẩm dịch vụ hiện có cũng như nghiên cứu và phát triển các sản phẩm dịch vụ mới. Các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng Quân đội bao gồm: Huy động vốn từ các doanh nghiệp, các tổ chức và dân cư: Các sản phẩm huy động vốn của NHTM CP Quân đội rất đa dạng gồm tiết kiệm và tài khoản tiền gửi cá nhân và doanh nghiệp. Dòng sản phẩm tiết kiệm của Ngân hàng gồm các sản phẩm Tiết kiệm truyền thống, tiết kiệm tích luỹ, tiết kiệm trả trước với nhiều kỳ hạn và lãi suất khác nhau. Ngoài ra, Ngân hàng còn nhận vốn uỷ thác đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Hoạt động tín dụng – bảo lãnh: cung cấp cho khách hàng một dòng sản phẩm tín dụng rất đa dạng và phong phú bao gồm Cho vay vốn ngắn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ; Tài trợ, đồng tài trợ cho các dự án; Cho vay trả góp tiêu dùng, sinh hoạt gia đình; Cho vay mua ô tô trả góp; Cho vay trả góp mua, xây dựng và sửa chữa nhà; Cho vay du học; Cho vay mua cổ phần của các doanh nghiệp cổ phần hoá. Dịch vụ bảo lãnh gồm bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo hành sản phẩm... Thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu: Với mạng lưới gần 300 Ngân hàng đại lý ở gần 70 nước trên thế giới, NHTM CP Quân đội cung cấp một cách nhanh chóng và an toàn cho các khách hàng những sản phẩm dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế. Thẻ ngân hàng: Nhằm nâng cao hơn nữa dịch vụ tiện ích cho khách hàng, năm 2004, Ngân hàng đã triển khai dịch vụ thẻ ATM Active Plus cho khách hàng. Thẻ này mang lại cho khách hàng những tính năng ưu việt hơn hẳn những sản phẩm thẻ của các Ngân hàng khác như cung cấp cho chủ thẻ dịch vụ bảo hiểm cá nhân tại công ty Bảo hiểm Viễn Đông. Ngoài ra, nhờ việc kết nối thành công với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, khách hàng có thể thực hiện giao dịch tại tất cả những điểm chấp nhận thẻ của NHTM CP Quân đội và hệ thống ATM của VCB trên toàn quốc. Kinh doanh mua bán ngoại tệ: là lĩnh vực khá mạnh của Ngân hàng Quân đội. Với đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp và hệ thống hỗ trợ hiện đại, Ngân hàng có thể đáp ứng tốt nhu cầu ngoại tệ của khách hàng với mức giá cả cạnh tranh hợp lý với thủ tục nhanh chóng thuận tiện. Ngoài ra, Ngân hàng còn có thể tư vấn cho khách hàng để quản lý, phòng ngừa rủi ro và các hình thức kinh doanh phù hợp có lợi. Các dịch vụ khác: Ngoài các sản phẩm trên, Ngân hàng còn cung cấp cho khách hàng nhiều dịch vụ khác như Dịch vụ tư vấn tài chính, dịch vụ ngân quỹ, chi trả lương hộ cho doanh nghiệp, dịch vụ chuyển tiền nhanh trong nước, dịch vụ kiều hối... 2.1.3. Mô hình tổ chức NHTMCP Quân đội được tổ chức dưới hình thức Công ty Cổ phần của những người chủ sở hữu tài sản và các doanh nghiệp theo luật định, trong đó các doanh nghiệp Quân đội chiếm số lượng vốn lớn trong tổng số vốn của ngân hàng. Cơ quan quyết định cao nhất của NHTMCP Quân đội là Đại hội cổ đông. Đại hội cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát. Điều hành ngân hàng là Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị chọn và bổ nhiệm, được Thống đốc NHNN chấp thuận. 2.1.4. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng trong những năm qua Trong 10 năm qua, hoạt động kinh doanh của NHTM CP Quân đội đã liên tục phát triển về quy mô, vốn điều lệ, mạng lưới, tổ chức, hoạt động đảm bảo an toàn, kết quả kinh doanh có lãi, liên tục được Ngân hàng Nhà nước xếp loại A với số điểm đánh giá từ 92-98 điểm/100 điểm. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM CP Quân đội được thể hiện tóm tắt trên bảng số liệu sau: Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 29/10/04 KH04 - Vốn chủ sở hữu 250,91 278,88 340 398,45 420 +Vốn điều lệ 209,05 229,05 280 330 350 + Vốn bổ sung 41,86 49,83 60 68,45 70 - Vốn huy động 2548,97 3118,81 3488 4010,7 4100 - Tổng tài sản 3034,46 3966,61 4320 5687,5 5100 - Tổng dư nợ 1743,77 2071,07 2951 3510,8 3600 + Tỷ lệ nợ quá hạn 0,99% 1,62% 0,79% 1,3% <2% - LNTT (sau khi đã trích dự phòng) 57,039 61,857 72,463 91,208 83 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh, kiểm toán của NHTM CP Quân đội qua các năm). Về vốn huy động: Biểu 1: tổng vốn huy động Đơn vị: Tỷ đồng (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh, kiểm toán của NHTM CP Quân đội qua các năm) Đến 29/10/2004, tổng vốn huy động của Ngân hàng đạt 4010,7 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2003 và tăng 434,1 lần so với năm 1994 với các hình thức sản phẩm dịch vụ huy động vốn đa dạng phong phú, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Chính vì vậy, lượng vốn huy động từ dân cư của Ngân hàng ngày càng tăng, lượng vốn huy động trên thị trường liên Ngân hàng ngày càng giảm. Huy động vốn đạt tốc độ tăng trưởng tốt, đáp ứng kịp thời nhu cầu về tín dụng và hoạt động đầu tư. Đặc biệt, với chất lượng hoạt động hiệu quả và tình hình tài chính lành mạnh, uy tín ngày càng tăng nên lượng vốn huy động từ dân cư của Ngân hàng trong những năm gần đây tăng nhanh, đặc biệt là năm 2004 mặc dù lãi suất huy động vốn không phải ở mức cao nhất trong các ngân hàng cổ phần. Biểu 2: Tốc độ tăng trưởng vốn huy động Đơn vị: % (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh, kiểm toán của NHTM CP Quân đội qua các năm) Về hoạt động tín dụng: Nhiều năm qua vẫn chiếm một vị trí rất quan trọng, mang lại cho Ngân hàng một nguồn thu nhập đáng kể. Đây sẽ là mảng hoạt động rất được Ngân hàng chú trọng đầu tư cả về thị trường sản phẩm và chất lượng kinh doanh. Vì vậy, mặc dù tốc độ tăng trưởng dư nợ hàng năm không cao nhưng nhờ có chất lượng tín dụng tốt, quy trình quy chế chặt chẽ, nên tỷ lệ nợ quá hạn luôn ở mức thấp, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh. Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng dư nợ và tỷ lệ nợ quá hạn Chỉ tiêu 2001 2002 2003 29/10/04 KH04 +/- (%) Tổng dư nợ - +18,75% +42,49% +18,66% +2,55% Tỷ lệ nợ quá hạn 0,99% 1,62% 0,79% 1,3% <2% (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh, kiểm toán của NHTM CP Quân đội qua các năm). Cụ thể về tổng dư nợ từ năm 1994 đến 29/10/04 như sau: Biểu 3: Tổng dư nợ Đơn vị: Tỷ đồng (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh, kiểm toán của NHTM CP Quân đội qua các năm) Tổng dư nợ của Ngân hàng đến 29/10/2004 đạt 3501.8 tỷ đồng, tăng 234 lần so với năm 1994. Cơ cấu và loại hình cho vay của Ngân hàng cũng ngày càng đa dạng. Bên cạnh các sản phẩm truyền thống, Ngân hàng Quân đội còn phát triển thành công một loạt các sản phẩm mới như cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay tiêu dùng, tài trợ xuất nhập khẩu, cho vay mua ô tô trả góp, cho vay du học, đi lao động nước ngoài, cho vay cổ phần hoá... Chất lượng tín dụng luôn được Ngân hàng quan tâm chú trọng. Tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng luôn ở mức thấp và nhỏ hơn mức 2%. Về hoạt động cung cấp dịch vụ: - Với nhiệm vụ là trung tâm thanh toán, NHTM CP Quân đội đã cung cấp những sản phẩm ngày càng phong phú, đa dạng, thực hiện một cách nhanh chóng, an toàn, thuận tiện phù hợp với quy định hiện hành và thông lệ quốc tế. Hoạt động thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng đã có những bước phát triển vững chắc. Từ chỗ phát hành gần 200 thư tín dụng năm 1996 tương đương 63 triệu USD thì 9 tháng đầu năm 2004 tổng giá trị thanh toán XNK đã đạt 700 triệu USD. Với mạng lưới gần 300 Ngân hàng đại lý ở gần 70 quốc gia trên toàn thế giới, Ngân hàng cung cấp một cách nhanh chóng và an toàn cho các khách hàng những sản phẩm dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế, chất lượng dịch vụ tốt, được khách hàng và đối tác đánh gia cao. Trong năm 2004 Ngân hàng đã nhận được giải thưởng “thanh toán và quản lý tiền tệ trên thị trường quốc tế năm 2004” do Ngân hàng HSBC trao tặng. - Dịch vụ bảo lãnh cũng được Ngân hàng thực hiện rất thành công. Kể từ ngày được thành lập, NHTM CP Quân đội đã phát hành trên 14.000 thư bảo lãnh, góp phần mang lại cho Ngân hàng nhiều chục tỷ đồng lợi nhuận. - Bên cạnh đó, các dịch vụ khác như kinh doanh mua bán ngoại tệ, thu chi hộ, chiết khấu chứng từ có giá đều có những bước phát triển vượt bậc. Đặc biệt, từ 07/01/2004 Ngân hàng còn mang lại cho khách hàng sản phẩm thẻ ATM Active Plus - Connect 24 kết hợp với dịch vụ bảo hiểm_một sản phẩm lần đầu tiên có mặt ở Việt Nam. Đây là sản phẩm của sự hợp tác giữa Ngân hàng TMCP Quân đội, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam và công ty bảo hiểm Viễn Đông, theo đó có thể giao dịch tại tất cả các máy ATM và hàng ngàn POS của hai ngân hàng, đồng thời được bảo hiểm an toàn cá nhân 24/24 tại công ty Viễn Đông với mức bảo hiểm tối đa đến 10 triệu VNĐ. Sau 3 tháng phát hành thẻ, Ngân hàng đã có 600 khách hàng sử dụng, với trên 6.000 giao dịch và doanh số giao dịch 9 tỷ. Tính đến cuối năm 2004 số thẻ đã phát hành lên đến 5.000 thẻ. Kết quả tài chính: Thu nhập và chi phí là các chỉ tiêu tài chính tổng hợp, đánh giá kết quả kinh doanh của ngân hàng trong năm. Theo Qui định của Hội đồng Quản trị NHTMCP Quân đội kết quả kinh doanh thể hiện thông qua các chỉ tiêu tổng thu, tổng chi và lợi nhuận sau thuế. Tổng thu Thu nhập của NHTM bao gồm: thu từ lãi và thu nhập không phải từ lãi, đối với NHTMCP Quân đội thu nhập bao gồm: thu từ lãi; thu ngoài lãi gồm thu từ các khoản phí và dịch vụ, thu từ tham gia thị trường tiền tệ, lãi từ kinh doanh ngoại hối và thu khác. Bảng 3: Cơ cấu tổng thu Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 29/10/04 I. Thu từ lãi Tỷ trọng (%) 125.736 88,95% 144.321 89,03% 205.095 94,87% 219.805 86,02% 245.939 86,93% II. Thu ngoài lãi Tỷ trọng (%) 15.620 11,05% 17.787 10,97% 11.091 5,13% 35.733 13,98% 36.973 13,07% 1. thu từ các khoản phí và dịch vụ Tỷ trọng (%) 3.114 2,20% 7.624 4,70% 3.545 1,64% 13.043 5,10% 13.086 4,62% 2. thu từ tham gia thị trường tiền tệ Tỷ trọng (%) 1.960 3,39% 3.940 2,43% 1.845 0,85% 1.705 0,67% 2.638 0,93% 3. lãi từ kinh doanh ngoại hối Tỷ trọng (%) 3.119 2,20% 3.163 1,95% 3.199 1,48% 3.216 1,26% 3.374 1,19% 4. thu khác Tỷ trọng (%) 9.191 3,26% 3.060 1,89% 2.502 1,16% 17.769 6,95% 17.875 6,33% Tổng thu +/- (%) 141.356 162.108 +14,68 216.186 +33,36 255.538 +18,20 282.912 +10,71 Nguồn: Báo cáo quyết toán NHTM CP Quân đội từ năm2000 đến 29/10/04 Như vậy, trong các khoản mục thu nhập thì thu từ lãi có qui mô, cơ cấu lớn nhất và ổn định ở mức trên 86% qua các năm (năm 2000 là 125.736 triệu đồng; năm 2001 là 144.321 triệu đồng, tăng 15% so với năm 2000; năm 2002 tăng mạnh so với năm 2000, 2001, chiếm tỷ trọng 94,87%; hai năm tiếp theo tỷ trọng giảm nhưng ổn định ở mức 86,5%). Sở dĩ thu từ lãi tăng nhanh và mạnh trong năm 2002 là do trong năm NHNN thực hiện cơ chế cho vay theo thoả thuận, các NHTM và NHTMCP Quân đội có điều kiện mở rộng dư nợ tín dụng. Các năm tiếp theo, thu từ lãi tăng đều ở mức năm sau tăng khoảng 9% so với năm trước. Thu ngoài lãi có tốc độ tăng trưởng không ổn định (năm 2000, 2001 thu ngoài lãi chiếm tỷ trọng khoảng 10,97%; nhưng đến năm 2002, thu ngoài lãi giảm mạnh so với 2 năm trước đó, chỉ chiếm 5,13%; sau đó lại tăng ở các năm tiếp theo chiếm khoảng 13% tổng thu, năm 2003 là 13,98% và 29/10/04 tỷ trọng là 13,07%). Trong các khoản mục thu ngoài lãi, lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng trưởng ổn định, tốc độ tăng khoảng 1,5%/năm. Nguyên nhân là do đây là một trong những thế mạnh của NHTM CP Quân đội với những cán bộ ngoại hối rất giàu kinh nghiệm. Còn các khoản thu còn lại có qui mô nhỏ, tỷ trọng nhỏ, tăng trưởng ổn định (sự biến động qua các năm là không đáng kể). Nhìn vào các khoản thu qua hai năm 2003 và tính đến 29/10/04 thì tỷ trọng của các khoản thu rất ổn định (thu từ lãi chiếm khoảng 86,5%, thu ngoài lãi tỷ trọng là13,5%). Điều này cho thấy cơ cấu tổng thu của NHTM CP Quân đội đã đi vào ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng thực hiện các chiến lược kinh doanh của mình. Tóm lại, khoản mục thu nhập từ lãi đóng vai trò quan trọng đối với NHTMCP Quân đội và là kết quả tài chính quan trọng được ngân hàng quan tâm hàng đầu. Chi phí Các khoản mục chi phí của NHTMCP Quân đội bao gồm : Chi phí huy động vốn (chi trả lãi); chi khác về hoạt động huy động vốn và dịch vụ, chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí; chi cho cán bộ công nhân viên, chi phí quản lý khác. Bảng 4: Cơ cấu chi phí Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 29/10/04 I. Chi phí trả lãi Tỷ trọng (%) 58.671 66,94% 69.545 66,19% 110.005 71,28% 124.282 67,88% 130.326 67,98% II. Chi phí ngoài lãi Tỷ trọng (%) 28.979 33,06% 35.524 33,81% 44.324 28,72% 58.793 32,12% 61.378 32,02% 1. chi khác về hđ huy động vốn, dịch vụ Tỷ trọng (%) 2.340 2,67% 1.388 1,32% 1.778 1,15% 13.043 7,12% 12.366 6,45% 2. chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí Tỷ trọng (%) 103 0,12% 307 0,29% 428 0,28% 694 0,38% 997 0,52% 3. chi cho cán bộ công nhân viên Tỷ trọng (%) 4.664 5,32% 5.447 5,18% 8.175 5,30% 10.984 6% 11.328 5,91% 4. chi phí quản lý khác Tỷ trọng (%) 21.872 24,95% 28.382 27,02% 33.943 21,99% 34.072 18,62% 36.687 19,14% Tổng chi +/- (%) 87.650 105.069 +19,87 154.329 +46,88 183.075 +18,63 191.704 +4,71 Nguồn:Báo cáo quyết toán của NHTMCP Quân đội từ năm2000 đến 29/10/04 Tương ứng với sự tăng của tổng thu nhập, tổng chi phí của NHTM CP Quân đội cũng tăng dần qua các năm (Tổng chi phí năm 2001 tăng +19,87% so với năm 2000; tổng chi năm 2002 tăng mạnh so với năm 2001 là +46,88%; năm 2003 tăng +18,63% so với năm 2002; tính đến 29/10/04 tăng so với năm 2003 +4,71% và dự kiện sẽ tăng mạnh trong 2 tháng cuối năm). Trong các khoản mục chi phí thì chi trả lãi có qui mô, cơ cấu lớn nhất chiếm từ 66% - 71%. Chi phí tăng mạnh chủ yếu là chi phí trả lãi tăng. Năm 2001, qui mô, cơ cấu chi phí trả lãi tuy có tăng nhưng chiếm 66,19% tổng chi so với 66,94% tổng chi của năm 2000 là do: NHNN qui định giảm dự trữ bắt buộc nên nguồn ngắn hạn sử dụng để cho vay tăng (tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi dưới 12 tháng là 3% đối với VND, tiền gửi từ 12 tháng trở lên không phải dự trữ bắt buộc). Trong năm 2002, nhu cầu về vốn tăng mạnh. Điều này là do: Một là, nền kinh tế nước ta chuyển biến khá, tốc độ tăng trưởng cao, hàng loạt dự án lớn và quan trọng được thực hiện. Do đó nhu cầu vốn tăng; Hai là, ngành ngân hàng tập trung tháo gỡ mọi khó khăn để đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Qui chế cho vay mới 1627 do Thống đốc ngân hàng đã tạo điều kiện cho các ngân hàng chủ động hơn trong hoạt động cho vay, mở rộng dư nợ, nhu cầu về vốn tăng; Ba là, thị trường bất động sản và thị trường vàng quốc tế nóng lên, người dân chuyển sang tiết kiệm bằng vàng hoặc đầu tư bất động sản; Bốn là, từ chương trình thực hiện Luật doanh nghiệp, hàng loạt các doanh nghiệp ra đời đòi hỏi nguồn vốn để hình thành và hoạt động.... ), hệ quả là làm cho lãi suất huy động chung của hệ thống NHTM tăng. Cũng giống như tổng thu hai năm tiếp theo 2003 và tính đến 29/10/04 tỷ trọng chi phí trả lãi tuy có giảm nhưng bắt đầu đi vào ổn định ở mức 67,93%. Chi phí ngoài lãi chiếm tỷ trọng ổn định qua các năm trung bình chiếm 31,95%. Trong các khoản mục chi phí ngoài lãi, chi phí quản lý chiếm tỷ trọng từ 18% - 27% tổng chi. Bảng 5: Lợi nhuận sau thuế Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 29/10/04 Tổng thu 141.356 162.108 216.186 255.538 282.912 Tổng chi 87.650 105.068 154.329 183.075 191.704 LNTT 53.706 57.039 61.857 72.463 91.208 Thuế thu nhập DN 17.186 18.252 19.794 23.188 29.186 LNST 36.520 38.787 42.063 49.275 62.022 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh, kiểm toán của NHTM CP Quân đội qua các năm) Nếu nhìn về tổng thể kể từ năm NHTM CP Quân đội được thành lập cho đến nay thì: biểu 4: lợi nhuận sau thuế Đơn vị: Tỷ đồng (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh, kiểm toán của NHTM CP Quân đội qua các năm) Lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng đều tăng trưởng ổn định. Mức lợi nhuận của Ngân hàng tăng từ 0,16 tỷ đồng trong năm tài chính 1994, lên 49,275 tỷ đồng năm 2003, và xấp xỉ 62 tỷ đồng trong 10 tháng đầu năm 2004, bằng 100% kế hoạch cả năm. Kết quả đó đã đưa NHTM CP Quân đội trở thành một trong những Ngân hàng có lợi nhuận trước thuế cao nhất trong hệ thống các NHTM CP trên địa bàn Hà Nội. Nếu xét chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu thì NHTM CP Quân đội luôn duy trì được mức ROE trên 20% trong những năm vừa qua. Chính vì vậy, tỷ lệ chia cổ tức hàng năm đạt 15 - 20%. Bảng 6: Chỉ tiêu ROE Đơn vị: % Chỉ tiêu ROE 2001 2002 2003 NHTM CP Quân đội 22,86 19,8 21,49 NHTM CP khác 13 15,6 17,2 (Nguồn: Báo cáo kết quả kiểm toán của các NHTM CP qua các năm) Các chỉ tiêu về vốn luôn đảm bảo yêu cầu NHNN quy định. Tốc độ tăng trưởng về vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu của Ngân hàng là khá cao, phù hợp với tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản. Tuy nhiên, để đảm bảo hoạt động an toàn và đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển thì việc tăng vốn chủ sở hữu của Ngân hàng là hết sức cần thiết. Bảng 7: Tốc độ tăng trưởng của một số chỉ tiêu Đơn vị: %năm sau/năm trước Chỉ tiêu 2001 2002 2003 29/10/04 Vốn và quỹ Ngân hàng 125 111 122 117 Vốn điều lệ 122 110 122 118 Tổng tài sản 115 131 109 132 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh, kiểm toán của NHTM CP Quân đội qua các năm) Như vậy, qua việc phân tích các số liệu trên, chúng ta có kết luận về kết quả kinh doanh như sau: Nguồn vốn và tài sản của NHTMCP Quân đội tăng trưởng mạnh qua các năm đã tạo điều kiện cho ngân hàng tăng cường huy động vốn, cơ cấu lại dư nợ tín dụng, mở rộng hoạt động kinh doanh, tái cấu trúc nguồn vốn, tạo tiền đề tăng vốn điều lệ, từ đó tăng tính cạnh tranh, nâng cao uy tín của ngân hàng. 2.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn từ bên ngoài của NHTM CP Quân đội 2.2.1. Tổng quan về sự biến động nguồn vốn của NHTM CP Quân đội thời gian qua Nguồn vốn của NHTM CP Quân đội cũng như các ngân hàng khác chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là vốn huy động từ bên ngoài. Ngân hàng Quân đội chủ yếu huy động vốn thông qua hình thức tiền gửi, trong trường hợp đặc biệt ngân hàng huy động qua hình thức tiền vay của các TCTD khác (vay để đáp ứng nhu cầu thanh khoản). Cụ thể : + Tiền gửi của khách hàng: bao gồm tiền gửi của các tầng lớp dân cư và của các TCKT khác. + Hiện nay, NHTMCP Quân đội chưa huy động vốn qua hình thức phát hành giấy tờ có giá (kỳ phiếu, trái phiếu). Và cũng chưa vay NHNN. + Tiền vay của các TCTD khác. Để đạt được mục tiêu kinh doanh mà trực tiếp là tối đa hoá giá trị tài sản chủ sở hữu, tối đa hoá lợi nhuận, chỉ tiêu được xác định trên cơ sở nguồn thu nhập và chi phí, NHTMCP Quân đội đã khai thác đa vốn huy động từ bên ngoài và nâng cao hiệu suất sử dụng vốn nhằm tăng cường qui mô tài sản sinh lời. Để thấy được điều này, ta xét biến động nguồn vốn của NHTM CP Quân đội trong thời gian qua: Bảng 8: Nguồn vốn tại NHTMCP Quân đội Đơn vị: Triệu đồng (VND, ngoại tệ qui đổi); Tỷ trọng: % Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 29/10/04 Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng 1.Vốn huy động 2.548.968 84,00 3.118.756 78,61 3.485.111 80,67 4.341.500 76,34 + Tiền gửi của các TCKT-XH 1.323.220 43,61 1.841.523 46,42 1.561.768 36,15 1.892.724 33,28 + Tiền gửi của các tầng lớp dân cư 510.448 16,82 633.219 15,96 816.047 18,89 1.197.605 21,06 + Tiền gửi của các TCTD khác 501.271 16,52 284.983 7,18 785.838 18,19 913.308 16,06 + Tiền vay của các TCTD khác 214.029 7,05 359.031 9,05 321.458 7,44 337.863 5,94 2. Vốn và quĩ của ngân hàng 250.906 8,27 277.883 7,00 340.028 7,87 398.450 7,00 3. Nguồn khác 232.590 7,73 569.976 14,39 495.628 11,46 947.550 16,66 Nguồn vốn 3.034.464 3.966.615 4.320.767 5.687.500 Nguồn:Báo cáo quyết toán niên độ NHTM CP Quân đội từ năm 2001 đến 29/10/04 Trong tổng nguồn vốn thì vốn huy động có qui mô lớn và tăng qua các năm. Năm 2002, vốn huy động tăng 22% so với năm 2001; năm 2003, vốn huy động tăng 12% so với năm 2002; đến 29/10/04, vốn huy động tăng 25% so với năm 2003. Vốn huy động về cơ cấu chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Năm 2001 chiếm 76,95%; năm 2002 chiếm 78,61%, năm 2003 chiếm 80,67%, tính đến 29/10/04 chiếm 76,34% nhưng được dự báo tăng mạnh trong hai tháng cuối năm. Diễn biến nguồn huy động cụ thể như sau: Bảng 9: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động Đơn vị: % Chỉ tiêu +/-(%) 2002 với 2001 +/-(%) 2003 với 2002 +/-(%) 29/10/04 với 03 Vốn huy động + 22 + 12 + 25 + Tiền gửi của các TCKT-XH + 39 - 18 + 21 + Tiền gửi của các tầng lớp dân cư + 24 + 29 + 47 + Tiền gửi của các TCTD khác - 76 + 176 + 16 + Tiền vay của các TCTD khác + 68 - 12 + 5 Như vậy, về quy mô thì nguồn tiền gửi của các TCKT-XH chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng tốc độ tăng trưởng không ổn định. Còn về cơ cấu, nguồn tiền gửi này tỷ trọng có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do nguồn tiền gửi của các tầng lớp dân cư tỷ trọng có xu hướng tăng với tốc độ tăng trưởng khá nhanh tính đến 29/10/04 tốc độ này là 49% so với năm 2003. Với tốc độ gia tăng như vậy nguồn ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn huy động. Có thể nói đây là nguồn chủ lực cần huy động tối đa. Nguồn tiền gửi, vay của các TCTD khác có quy mô, cơ cấu không ổn dịnh. Tốc độ tăng trưởng của không ổn định, có thể tăng đến 176% nhưng cũng có thể giảm 76%, nguyên do đây hầu hết đều là nguồn ngắn hạn thậm chí chỉ là cho vay overnight (qua đêm). Dưới đây, chúng ta sẽ phân tích thực trạng huy động vốn mà trọng tâm là phân tích qui mô, cơ cấu các nguồn huy động theo loại tiền và các nguồn phân loại theo kỳ hạn, đối tượng của NHTM CP Quân đội. 2.2.2. Phân tích hoạt động huy động vốn theo loại tiền 2.2.2.1. Huy động vốn nội tệ của NHTM CP Quân đội Như đã trình bày ở chương 1, huy động vốn có rất nhiều cách phân loại tuỳ theo các tiêu chí, mục đích huy động khác nhau. Đối với NHTM CP Quân đội họ rất quan tâm đến hình thức huy động vốn theo loại tiền. Cũng giống các NHTM Việt Nam khác, trong hình thức huy động này, huy động vốn bằng nội tệ chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với huy động vốn ngoại tệ. Số liệu cụ thể như sau: Bảng 10: Huy động vốn nội tệ Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 29/10/04 Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Tiền gửi của các TCKT-XH +/- (%) 721.307 54,68% 983.537 +13,64 58,29% 960.095 -2,44 41,58% 1.181.942 +23,11 40,62% Tiền gửi của các tầng lớp dân cư +/- (%) 270.537 20,51% 291.216 +7,64 17,26% 515.754 +77,1 22,34% 821.138 +59,21 28,22% Tiền gửi của các TCTD khác +/- (%) 225.826 17,12% 278.648 +23,39 16,52% 749.167 +168,86 32,45% 818.584 +9,27 28,13% Tiền vay của các TCTD khác +/- (%) 101.546 7,69% 133.719 +31,68 7,93% 83.819 -37,32 3,63% 87.932 +4,9 3,03% Tổng +/- (%) 1.319.216 1.687.120 +27,89 2.308.835 +36,85 2.909.596 +26,02 Nguồn:Báo cáo quyết toán niên độ NHTM CP Quân đội từ năm 2001 đến 29/10/04 Theo số liệu trên, nguồn vốn bằng nội tệ liên tục tăng qua các năm, tốc độ luôn đạt trên 26%. Diễn biến nguồn huy động này như sau: Tiền gửi của các TCKT-XH: Nguồn tiền này có qui mô, cơ cấu lớn nhất trong tổng nguồn huy động, tỷ trọng dao động từ 40 – 60%. Tuy vậy, tiền gửi của các tổ chức kinh tế trong 3 năm trở lại đây có xu hướng giảm về cơ cấu. Về cơ cấu: năm 2002 chiếm 58,29%, năm 2003 giảm -16,71% chỉ chiếm 41,58%, tính đến 29/10/04 giảm –0,96% chỉ còn chiếm 40,62%. Quy mô không ổn định khi năm 2002 tốc độ tăng trưởng 13,64% nhưng ngay một năm sau đó tốc độ lại đạt –2,44%. Thực trạng cho thấy, trong những năm qua lượng vốn lớn với chi phí rẻ từ các công ty, các doanh nghiệp gửi tại NHTMCP Quân đội ngày càng giảm, không đều qua các năm. Nguyên nhân là vì tiền gửi nội tệ của các TCKT-XH gửi tại NHTMCP Quân đội chủ yếu là của các công ty hoạt động trong ngành quốc phòng và một số các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh, tiền gửi này thường là tiền gửi giao dịch hoặc có kỳ hạn ngắn, hưởng lãi suất thấp vì các doanh nghiệp đều có tốc độ quay vòng của vốn khá nhanh. Hơn nữa trong những năm qua ngoại trừ một số tên tuổi như Viettel... kinh doanh có lãi còn hầu hết các doanh nghiệp quốc phòng khác chỉ kinh doanh cầm chừng không có lãi. Nguồn vốn này giảm đối với ngân hàng sẽ rất không có lợi vì nếu ngân hàng huy động được nhiều để cho vay v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6973.doc