Đề tài Giải pháp tăng cường nguồn cung lao động Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020

MỤC LỤC

Lời nói đầu .1

I. Lý Thuyết về lao động và nguồn cung lao động

1 Một số khái niệm về lao động và nguồn cung lao động

1.1 Khái niệm về lao động .2

1.2 Khái niệm về thị trường lao động . 2

1.3 Khái niệm về nguồn cung lao động . 3

1.4 Vai trò của nguồn lao động đối với phát triển xã hội . .3

2. Đặc điểm của nguồn cung lao động ở Việt Nam hiện nay

2.1 Số lượng tăng nhanh nhưng chất lượng chưa đảm bảo .5

2.2 Phần lớn lao động ở nông thôn . . 8

2.3 Còn một bộ phận lớn chưa được sử dụng .9

3 Các yếu tố ảnh hưởng tới nguồn cung lao động ở Việt Nam.

3.1 Dân số .10

3.2 Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động 10

3.3 Một số yếu tố khác ảnh hưởng tới chất lượng của cung lao động Việt Nam

- a, Giáo dục và trình độ lao động 10

- b, Sức khỏe người lao động 11

- c, Yếu tố trách nhiệm và tác phong công nghiệp . 12

II. Thực trang nguồn cung lao động ở Việt Nam hiện nay.

* Tổng quan về cơ cấu nguồn lao động ở Việt Nam giai đoạn 1990-2009

1. Cơ cấu lao động chia theo nhóm ngành kinh tế .13

2. Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế . .15

3. Cơ cấu lao động theo loại hình doanh nghiệp 16

4. Cơ câu lao động theo vùng thành thị và nông thôn . .17

5. Cơ cấu lao động theo vùng và lãnh thổ .18

** Thực trạng chung về nguồn lao động Việt Nam

1. Tỷ lệ tham gia vào lao động giảm . .20

2. Tỷ lệ người trẻ tuổi trong lao động còn thấp .21

3. Người lao động ở nông thôn giàu tiềm năng nhưng chưa được quan tâm đúng mức và sử dụng hợp lý . .22

4. Một số thực trạng khác về chất lượng thấp của nguồn cung lao động Việt Nam.

- a, Thực trang chất lương lao động theo trình độ học vấn và tay nghề . .25

- b, Thực trạng chất lượng lao đông theo sức khỏe . .28

- c, Thực trạng chất lượng lao động theo ý thức kỷ luật và tác phong

công nghiệp .31

Nguyên nhân của những thực trạng trên

Nguyên nhân của tỷ lệ người lao động giảm . .33

Nguyên nhân của sự chưa quan tâm và sử dụng hợp lý

nguồn lao động ở nông thôn . .34

Nguyên nhân thực trang chất lượng lao động thấp .35

III. Biện pháp tăng cường nguồn cung lao động ở Việt Nam giai đoạn 2010-2020.

Đánh giá chung về nguồn lao động ở Việt Nam trong năm những năm 2010-2020 . . . 37

Những định hướng cho phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam giai đoạn 2010-2020 . . .40

* Các giải pháp tăng cường cho nguồn cung lao động ở Việt Nam giai đoạn 2010-2020

 

1. Nâng cao chất lượng của người lao động trong tương lai cả về tay nghề và sức khỏe . 42

2. Xây dựng các chương trình đào tạo nguồn

lao động một cách hợp lý, hiệu quả . .45

3. Xây dựng các đường lối hợp lý cho việc sử dụng nguồn nhân lực ở nông thôn

a, Xây dựng cơ cấu nông nghiệp hợp lý . .49

b, Phát triển công nghiệp nông thôn bao gồm cả tiểu thủ công nghiệp, phát triển dịch vụ nông thôn có ý nghĩa quan trọng trong việc sử dụng nguồn nhân lực, phát triển sản xuất và nâng cao đời sống nông thôn .50

c, Phát triển dạy nghề, nâng cao trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ cho lao động nông thôn . . 51

4. Một số biện pháp khác tác động đến thị trường lao động

a, Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế thị trường lao động . 52

b Hoàn thiện hệ thống giao dịch của thị trường lao động . .52

c, Mở rộng và phát triển thị trường lao động ngoài nước . . . . . .52

IV. Kết luận . .53

 

 

 

 

doc59 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2952 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp tăng cường nguồn cung lao động Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động chưa đáp ứng yêu cầu. Thậm chí một số khu công nghiệp vẫn còn công nhân lao động mù chữ và tái mù chữ. Vì vậy đã có nghịch lý, các doanh nghiệp thiếu thị trường lao động kỹ thuật cao còn người lao động lại thiếu  việc làm. Mục tiêu đề ra, phấn đấu đến năm 2010 phải xoá mù chữ cho công nhân lao động, phổ cập giáo dục tiểu học cho công nhân lao động vùng sâu, vùng xa, tiến tới phổ cập trung học cơ sở cho công nhân lao động cả nước. Các khu công nghiệp, thành phố lớn phấn đấu 95% công nhân lao động có trình dộ học vấn trung học phổ thông trở lên, giảm tỷ lệ công nhân chưa qua đào tạo xuống còn 10% vào 2010. Theo báo cáo tổng kết của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam về thực trạng trình độ, học vấn, kỹ năng nghề nghiệp công nhân lao động hiện nay trong cả nước còn khá chênh lệch, ở các vùng miền khu vực kinh tế. Tây Nguyên có tới 8,5% công nhân lao động có trình độ tiểu học, còn bậc trung học phổ thông, ở Hà Nội là 76,4%, Tp.HCM là 35,79%, Đồng Nai 38,9%, Tây Nguyên 49,8%. Thậm chí nhiều khu công nghiệp ở Tây Nguyên vẫn còn nhiều công nhân lao động còn mù chữ và nhiều nơi công nhân lao động còn tái mù chữ. Mặt khác, do người sử dụng lao động yêu cầu tuyển chọn công nhân có trình độ từ trung học cơ sở, nhưng thực tế họ mới học hết tiểu học và dở dang trung học cơ sở. Trình độ học vấn thấp kéo theo trình độ chuyên môn của công nhân lao động còn thấp. Hà Nội tỷ lệ công nhân lao động chưa qua đào tạo chuyên môn là 8,8%, Quảng Ninh là 14,5%, Điện Biên 16,27%, Tây Nguyên là 63,3%, Đồng Nai 37,9% Tp.HCM là 52,5%. Công nhân lao dộng có trình độ đại học ở Hà Nội là 34,5%, Tp.HCM là 35,1%, Quảng Ninh là 37% trong khi Tây Nguyên chỉ đạt tới 6,7%. Trình độ công nhân thấp nhưng việc đầu tư và nâng cao trình độ chuyên môn cho công nhân không được coi trọng. Theo khảo sát nghiên cứu của Ban tuyên giáo cho thấy, việc đầu tư kinh phí nâng cao trình độ chuyên môn cho công nhân lao động hàng năm được thực hiện chủ yếu tại các doanh nghiệp quốc doanh còn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hầu như không có kinh phi cho lĩnh vực này. Trong khi đó công nhân lao động có tay nghề bậc 1, 2, 3 là 16,9%; bậc 4, 5 là 18,5% và bậc 6,7 chỉ có 7,6%. Đặc biệt, do có những bất cập trong danh mục bậc thợ, tiêu chuẩn bậc thợ và những hạn chế trong công tác nâng bậc hàng năm tại các doanh nghiêp, nhiều công nhân lao động không được xếp bậc thợ. Qua khảo sát, có tới trên 30% công nhân lao động không biết hiện mình được xếp bậc mấy.Một trong những nguyên nhân học vấn chuyên môn, kỹ thuật của công nhân lao động thấp là do các doanh nghiệp ít tạo điều kiện thuận lợi để người lao động có thể học tập nên số công nhân lao động được đào tạo, nâng cao không nhiều.Hiện nay mới chỉ có 13,2% công nhân lao động được nâng cao trình độ học vấn phổ thông và 23,1% công nhân lao động được bồi dưỡng nâng cao bậc thợ, trong khi chúng ta còn gần 24% công nhân lao động có trình độ tiểu học và trung học cơ sở, 32,3% công nhận lao động chưa qua đào tạo và 16,9% công nhân lao động mới có tay nghề bậc 1,3. Bên cạnh đó, nguyên nhân do mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở mới chỉ được chú trọng tới vùng nông thôn, miền núi, chưa chú trọng tới đào tạo công nhân lao động. Việc quản lý văn bằng, chứng chỉ tại trung tâm giáo dục thường xuyên còn hạn chế. Cơ sở dạy nghề còn nhỏ lẻ, phân tán, thiết bị lạc hậu nội dung chương trình dạy chưa kịp đổi mới. Nhiều trường đào tạo công nhân chỉ có 35% giáo viên có trình độ đại học và trên đại học. Trang thiết bị cũ không còn phù hợp với đổi mới công nghệ nhưng trên thực tế học sinh ra trường không làm được việc ngay, thậm chí có nơi phải đào tạo lại.Bên cạnh đó, người sử dụng chưa quan tâm đúng mức đến việc nâng cao trình độ học vấn, tay nghề cho công nhân lao động, vì vậy Nhà nước cần sớm ban hành bộ giáo trình chuẩn và danh mục bậc thợ, tiêu chuẩn bậc thợ để việc tổ chức đào tạo và cách đánh giá thợ chính xác thống nhất. Quy định buộc doanh nghiệp phải có kinh phí đào tạo và đào tạo lại tránh tình trạng “ăn sẵn”. b. Thực trạng về sức khỏe của lao động việt nam hiện nay. Sức khỏe luôn là một vấn đề được mọi xã hội quan tâm, đặc biệt là ở Việt nam, thì vấn đề này luôn là một vấn đề nóng. Nhận xét về sức khỏe người Việt Nam nói chung và những người trong độ tuổi lao động nói riêng thì Việt Nam là một quốc gia mà dân số có thể lực lực kém, xét về thể hình cũng như thể lực thì Việt Nam luôn bị xếp ở vị trí thấp. Hầu hết người Việt Nam có chiều cao ở mức trung bình so với thế giới và thể lực không đủ đảm bảo để làm một số công việc thuộc về ngành công nghiệp nặng. Theo như số liệu của Viện dinh dưỡng Việt Nam thì chiều cao trung bình của nam giới Việt Nam là 165cm và nữ giới là 155cm, chiều cao này chỉ cao hơn Lào, Campuchia và còn kém Nhật Bản 10cm, có thể thấy đây là một thiệt thòi lớn cho những người Việt Nam có nhu cầu tìm việc làm. Tình hình sức khỏe của những người trong độ tuổi lao động của người Việt Nam cũng không được đảm bảo. Phần lớn dân số trong độ tuổi lao động của người Việt Nam là ở khu vực nông nghiệp, với những điều kiện hiện tại của nông thôn Việt Nam thì điều kiện và chế độ dinh dưỡng của những nhóm người này không được đảm bảo. Những công việc thuộc về ngành nông nghiệp và công nghiệp khai thác luôn đòi hỏi sức lao động lớn tuy nhiên về điều kiện dinh dưỡng lại không đủ đáp ứng cho những lao động chủ yếu dùng sức khỏe của cơ thể và tay chân. Một yếu tố rất quan trọng của nguồn cung lao động ở Việt Nam đó là trẻ em và lực lượng cận kề độ tuổi lao động, đây là một lực lượng có yếu tố quyết định đến tương lai của một quốc gia, vì vậy để tăng “chất” cho cung lao động ở Việt Nam thì vấn để bảo đảm sức khỏe cho trẻ em và vị thành niên là một công việc tất yếu. Bên cạnh việc giáo dục văn hóa để đảm bảo đào tạo ra những lao động có tay nghề cao, trình độ tốt có tư cách đạo đức thì việc bảo đảm sức khỏe cho trẻ nhỏ và thanh niên cũng phải được lưu tâm đến. Tuy nhiên, thực trang sức khỏe trẻ nhỏ của Việt Nam đang rất lo ngại, theo đánh giá được Viện Dinh dưỡng đưa ra ngày 17/1/2008, tỷ lệ suy dinh dưỡng và thiếu vi chất ở trẻ em Việt Nam xếp vào loại cao nhất thế giới. Cho dù đã đạt được một số tiến bộ, suy dinh dưỡng ở bà mẹ và trẻ em vẫn đang là mối quan tâm của toàn xã hội. Tuy Việt Nam đã giảm được 1/3 tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp cân, nhưng tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi vẫn chiếm ở 1/3 số trẻ em Việt Nam, đặc biệt là về chiều cao của trẻ em nông thôn và các dân tộc thiểu số. Các bệnh thiếu vi chất cơ bản - sắt, vitamin A, kẽm và iốt vẫn còn tác động rất lớn đến tình trạng tử vong và sống còn, đến tăng trưởng và phát triển nhận thức ở bà mẹ và trẻ em. Tuy nhiên với những chính sách của nhà nước nhằm tạo ra một lực lượng lao động mới có sức khỏe tốt thì Việt Nam cũng đạt được những thành tựu trong việc nâng cao sức khỏe cho trẻ nhỏ và người lao động. Từ 1980 đến 2001, mỗi năm Việt Nam giảm được khoảng 1,2% số trẻ suy dinh dưỡng; riêng trong giai đoạn từ 1995 đến nay, con số này là 2,16%. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em năm 2001 chỉ còn 32%, trong đó 26% là suy dinh dưỡng độ 1. Hiện đồng bằng sông Hồng và miền Đông Nam bộ (tính cả Hà Nội và TP HCM) là hai khu vực có tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp nhất cả nước. Đông Nam bộ có 25% trẻ em bị suy dinh dưỡng, con số mà toàn quốc chỉ đạt được vào năm 2005. Bên cạnh sức khỏe và thể hình thì độ tuổi của người lao động cũng nói lên chất lượng của nguồn lao động. Nếu một quốc gia mà số người trong độ tuổi lao động thấp hoặc số người ở ngoài độ tuổi có thể lực tốt nhất thì cũng không thể đảm bảo được chất lượng lao động tốt. Bảng12: số liệu về tỷ lệ lao động ở các độ tuổi 2005 tỷ trọng(%) 2006 tỷ trọng(%) 2007 tỷ trọng(%) Tổng dân số 83106,3 84136,8 85171,7 DS dưới tuổi LĐ 21923,44 26,38% 22111,15 26,28% 21727,3 25,51% DS trong tuổi LĐ 55016,37 66,20% 56102,42 66,68% 57329,07 67,31% DS trên tuổi LĐ 6166,487 7,42% 5923,231 7,04% 6115,328 7,18% Số liệu theo tổng cục thống kê Dân số tăng cho nên tỷ lệ dân số trẻ tuổi cũng tăng đáng kể. Số người trong độ tuổi tham gia vao lao động năm 2005 chiếm 66,20%dân số, năm 2006 là 66.68%, năm 2007 là 67,31%. Từ đây ta thấy được rằng Việt Nam có lực lượng lao động lớn để cung cấp cho thị trường lao động. và mỗi năm chúng ta bổ sung gần một triệu lao động. với lượng cung lao động lớn như vậy thì chắc chắn sẽ có một lượng không có việc làm vì mức tăng việc làm sẽ không đáp ứng đủ so với mức tăng của lao động. c. Thực trạng về chất lượng lao động theo ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp. Chất lượng lao động được đánh giá không chỉ định lượng theo trình độ học vấn chuyên môn kỹ thuật và sức khỏe mà còn được đánh giá thông qua cách nhìn nhận, đánh giá của các doanh nghiệp là nơi tiếp nhận, sát hạch lao động trước khi vào làm việc chính thức. Qua một khảo sát của Tổng cục Dạy nghề, yêu cầu về kỹ năng của người lao động được đánh giá như sau: Các kết quả trên cho thấy đối với lao động kỹ thuật có bằng, yêu cầu đầu tiên được đông đảo các doanh nghiệp cho ý kiến tập trung nhất (81%) và là quan trọng nhất, đó là “kỹ năng kỹ thuật liên quan tới công việc”. Yêu cầu của các doanh nghiệp đối với lao động ở các trình độ khác nhau tuy có khác về thứ tự các yêu cầu nhưng nhìn chung đều tập trung vào các yêu cầu về: Kỹ năng kỹ thuật liên quan tới công việc; Tinh thần phối hợp, hiệp đồng tốt trong nhóm; Kỹ năng thực hành liên quan tới công nghệ, Có tinh thần học hỏi; Lịch sử bản thân và gia đình tốt; ý thức kỷ luật lao động; Các đánh giá cho thấy, lao động trẻ làm việc trong các doanh nghiệp còn có những hạn chế sau: - Thể lực còn yếu. - Chấp hành kỷ luật công nghệ chưa nghiêm minh. - Lao động sáng tạo còn hạn chế. - Thiếu tác phong công nghiệp. - Tính văn minh công nghiệp thấp. Các tồn tại, khiếm khuyết của lao động trẻ nước ta là trở ngại lớn đối với việc nâng cao chất lượng lao động trong các doanh nghiệp. Trong đó, đặc biệt cần nhấn mạnh đến các tồn tại về phẩm chất kỷ luật công nghệ, tác phong công nghiệp và văn minh công nghiệp, hạn chế lao động sáng tạo. Nếu khắc phục được các phẩm chất này thì chất lượng lao động trẻ nước ta có thể được nâng lên rõ rệt không chỉ về mặt chất lượng mà còn cả về trình độ chuyện môn. Cùng với sự phát triển các cơ sở dạy nghề, những năm gần đây, quy mô đào tạo tăng nhanh, chỉ tính giai đoạn 2001-2006, cả nước đã dạy nghề cho 6,7 triệu người, tăng bình quân hàng năm 6,5%; trong đó dạy nghề cho nông dân là 1,8 triệu người, dạy nghề cho bộ đội xuất ngũ là 0,3 triệu người và cho hàng ngàn người khuyết tật; thí điểm và triển khai dạy nghề cho hàng ngàn thanh niên dân tộc thiểu số nội trú. Riêng năm 2006 đã dạy nghề cho 1,34 triệu người, tăng gần 2 lần so với năm 2001. Dạy nghề dài hạn đạt 1,14 triệu người, tăng bình quân 15%/năm, riêng năm 2006 là 260 ngàn người, tăng 2 lần so với năm 2001. Dạy nghề ngắn hạn đạt 5,46 triệu người, tăng bình quân gần 6%/năm, riêng năm 2006 là 1,08 triệu người, tăng gần 1,7 lần so với năm 2001. Như vậy có thể nói dạy nghề ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn (trên 83%) trong tổng quy mô đào tạo nghề và xu hướng này còn duy trì trong thời gian tới. Dạy nghề ngắn hạn được thực hiện ở hầu hết các loại cơ sở dạy nghề, nhất là ở các trung tâm dạy nghề, các cơ sở dạy nghề trong doanh nghiệp. Tuyệt đại bộ phận người được học nghề là những người trong độ tuổi thanh niên và lao động trẻ. Việc tăng quy mô dạy nghề trong những năm qua đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề từ 13,4% năm 2001 lên khoảng 20% năm 2006. Nhiều mô hình dạy nghề năng động, linh hoạt gắn đào tạo với sử dụng lao động theo hướng cầu của thị trường lao động để đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của từng vùng, từng địa phương đã được áp dụng, như dạy nghề tại doanh nghiệp, dạy nghề cho bộ đội xuất ngũ, dạy nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số, dạy nghề cho lao động trẻ nông thôn… Về chất lượng, hàng năm tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đều đạt trên 95%; trong đó loại giỏi và xuất sắc chiếm 6%, khá 23%, trung bình khá 24%, trung bình 47%; số học sinh xếp loại đạo đức khá, tốt chiếm 87% và chỉ có dưới 1,5% xếp loại yếu. Theo đánh giá của các doanh nghiệp, khoảng 33% học sinh học nghề có kiến thức chuyên môn từ khá trở lên; 29% có kỹ năng thực hành nghề tốt…. ở một số ngành, chất lượng đào tạo nghề đã đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp , điển hinh là các ngành nghề như công nghệ thông tin và điện tử. Đào tạo nghề đã góp phần tích cực đáp ứng được yêu cầu của chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trong nông thôn. Đào tạo nghề cho lao động, nhất là cho lao động trẻ nông thôn những năm gần đây phát triển nhanh chóng, đã bước đầu đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động trẻ qua đào tạo nghề tại các địa phương và các vùng. Đào tạo nghề cũng góp phần tích cực giải quyết việc làm tại chỗ, hạn chế dòng di dân lao động trẻ ra các khu đô thị. Song song với đó, đào tạo nghề trong các doanh nghiệp cũng được đẩy mạnh, nhằm đáp ứng nhu cầu thay đổi công nghệ của doanh nghiệp. Khoảng 70% học sinh tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, ở một số nghề và một số cơ sở dạy nghề thuộc doanh nghiệp tỷ lệ này đạt trên 90%. Việc bồi dưỡng, đào tạo lại nghề trong các doanh nghiệp phù hợp với cơ cấu lao động, trình độ trang thiết bị và sự thay đổi của công nghệ; góp phần tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và hạn chế tỷ lệ thất nghiệp do thay đổi công nghệ. Nhìn chung, lao động trẻ qua đào tạo nghề từng bước đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa. Tuy nhiên, cũng qua đánh giá của các doanh nghiệp, khoảng 50% số học sinh học nghề còn yếu về kỹ năng phân tích giải quyết vấn đề, làm việc tập thể và đặc biệt là tác phong công nghiệp và kỹ năng làm việc trong môi trường đa văn hóa. Đây là yếu kém rất lớn cản trở lao động trẻ nước ta được làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia về dạy nghề, các cơ sở đào tạo nghề cần thường xuyên tổ chức những khoá học các kỹ năng này bởi cho dù tuyển dụng ở bất kỳ ngành nghề nào thì những kỹ năng này sẽ không bao giờ thừa đối với nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất đang có nhu cầu tuyển dụng lớn đối với lực lượng lao động trẻ. Nguyên nhân của những thực trạng trên. Nguyên nhân của tỷ lệ tham gia lực lượng lao động giảm. Tỷ lệ lực lượng lao động giảm có thể thấy rõ được trong những năm gần đây, nguyên nhân chính dẫn đến việc này đó là các chính sách về dân số của nhà nước. Vào những năm đầu của thập kỷ 90 khi dân số chưa phải là vấn để hàng đầu của quốc gia, tỷ lệ tăng dân số luôn ở mức cao, dân số tăng đồng nghĩa với nó là hàng năm một tỷ lệ người tham gia vào lao động tăng, do đó nguồn lao động của nước ta luôn luôn có tỷ lệ tham gia lực lượng lao động lớn. Vào những năm gần đây, khi chủ chương công nghiệp hóa hiện đại hóa được đạt ra thì mục tiêu lớn của mọi chính sách đề ra đó là thực hiện công việc một cách hiệu quả nhất, do đó số lượng lao động nhiều hay ít không phải là điều quyết định, bên cạnh đó việc bùng nổ dân số thế giới hiện nay đang là bài toán khó cho các quốc gia trên thế giới, và đặc biệt là với các nước đang phát triển như Việt Nam trong việc giải quyết tạo chỗ ở và công ăn việc làm cho một số lượng lớn những người lao động. Chính vì vậy chính sách về dân số luôn được đặt ra hàng đầu cho Việt Nam trong những năm gần đây, chính vì vậy, tỷ lệ tăng dân số trong những năm cuối của thập niên XX, đã giảm do đó đã dẫn đến việc tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đã giảm. Nguyên nhân của việc chưa quan tâm và sử dụng hợp lý nguồn lao động ở nông thôn. Có thể thấy được rõ nguyên nhân của việc chưa quan tâm và sử dụng hợp lý nguồn lao động ở nông thôn của Việt Nam đó là việc tập trung chủ yếu vào công nghiệp trong những năm gần đây. Sau năm 1986, chủ trương đổi mới xây dựng đất nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nhà nước ta đã làm mờ đi vai trò của nông nghiệp, dẫn đến sự thiếu quan tâm tới nông nghiệp cả nước nói chung và lực lượng lao động ở nông thôn nói riêng. Bên cạnh đó, nông nghiệp là một ngành chiếm tỷ trong lớn trong hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, song hiệu quả mà nông nghiệp đem lại rất khiếm tốn so với các ngành công nghiệp và dịch vụ. Xu hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ càng được nhấn mạnh khi Việt Nam gia nhập thi trường WTO, một thị trường mà sẽ giúp Việt Nam có cơ hội giao thương với nước ngoài, và tạo đà cho ngành công nghiệp dịch vụ phát triển, do đó các chính sách về nông nghiệp và nông thôn sẽ không còn được quan tâm như trước. Tuy nhiên, với một nước như Việt Nam mà ngành nông nghiệp luôn chiếm một vị trí quan trong trong nền kinh tế quốc dân thì việc thiếu sự quan tâm đúng mức tới nông nghiệp và nguồn lao động nông thôn sẽ là một việc dẫn đến hậu quả không tốt sau này. Nguồn lao động của nông thôn là nguồn lao động rất phong phú, với mức giá nhân công rẻ, đất đai rộng lớn, cùng với nhu cầu viêc làm cao luôn là lợi thế của nông thôn Việt Nam, nếu không quan tâm đúng mức sẽ dẫn đến một số lượng lớn người dân không có việc làm, đất đai dư thừa bỏ không, và nhiều sự ảnh hưởng khác, vì vậy trong giai đoạn từ 2010 – 2020 Việt Nam cần phải có những chính sách thích hợp để khuyến khích nông thôn phát triển và tạo điều kiện để người lao động ở nông thôn có thể tận dụng hết khả năng của mình. Nguyên nhân của thực trạng chất lượng nguồn lao động thấp. Thứ nhât, về vấn đề trình độ tay nghề của người lao động Việt Nam hiện nay, hầu hết các lao động của Việt Nam đều là những “con người của lý thuyết”, các chương trình học đều nặng về phần hướng dẫn trên sách vở, ít các chương trình mang tính thực tế, theo nghiên cứu từ 20 trường đại hoc, và cao đẳng về khối ngành kinh tế, kỹ thuật thì có đến hơn 80% các sinh viên chỉ biết đến nội dung của chuyên ngành mình lựa chọn qua sách vở, ít có cơ hội để được đi thực tế khi ngồi trên ghế nhà trường, có thể nói đó là những thiệt thòi vô cùng lớn của sinh viên, học sinh Việt Nam khi so sánh với những trường của nước ngoài. Các chương trình đào tạo nghề của Việt Nam vẫn còn hạn chế cả về số lượng và chất lương. Hầu hết các trường đào tạo nghề chỉ đào tạo học sinh với thời gian ngắn, và với những trang thiết bị còn ít ỏi, ít được nâng cấp. Nguồn kinh phí ít và lượng giáo viên hướng dẫn hạn chế là những rào cản để có thể đáp ứng một lượng sinh viên có nhu cầu học tập cao là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng kém về chuyên môn của người lao động Việt Nam. Bên cạnh đó, môi trường lao động của nước ta cũng không đáp ứng được nhu cầu người lao động, phần lớn các sinh viên ra trường đều làm trái ngành nghề được đào tạo do đó ảnh hưởng rất nhiều đến chuyên môn cũng như trình độ, tay nghề. Thứ hai, về vấn đề sức khỏe của nguồn lao động, có thể nói sức khỏe là một vấn đề nan giản của người lao động Việt Nam nói riêng và toàn bộ người Việt Nam nói chung. Từ trước tới nay thì sức khỏe chưa bao giờ là niềm tự hào của người Việt Nam, chỉ so với những nước trong khu vực Đông Nam Á thì nước ta vẫn còn thua kém nhiều về mặt thể lực, tuy nhiên đó cũng chỉ là một phần do điều kiện tự nhiên và khí hậu của nước ta không thuận lợi, nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động là sự quan tâm chưa đúng mức tới sức khỏe của người dân trong các chính sách của nhà nước. Hiện nay, khi các chương trình để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nhà nước được đưa ra thì nó gắn liền với các mục tiêu tăng trưởng, đảm bảo thực hiện đầy đủ những điều kiện để đưa đất nước tiến lên XHCN. Các chỉ tiêu về sức khỏe luôn đứng sau các chỉ tiêu về kinh tế, tăng trưởng. Nguồn kinh phí để hỗ trợ cho những dịch vụ chăm sóc sức khỏe còn bị hạn chế, những chương trình sức khỏe quốc gia chưa đạt tới hiệu quả cao nhất do vẫn còn những thiếu sót trong việc thu thập thông tin, phân bổ ngân sách và bên cạnh đó nạn tham nhũng, bớt xén vẫn còn tồn tại. Việc chú ý tới sức khỏe người lao động của Việt Nam vẫn chưa được thỏa đáng, nhiều công nhân vẫn lao động trong khu vực nguy hiểm như hầm lo, nhà cao tầng, thủy điện, khu vực độc hại... vẫn chưa có những trang thiết bị bảo vệ đầy đủ, nhu cầu dinh dưỡng của công nhân và người dân, trẻ nhỏ, đặc biệt là ở những vùng nông thôn, vùng núi không được đảm bảo, có thế nói đó là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng kém về thể lực của người lao động Việt Nam. Thứ ba, với người lao động Việt Nam thì việc nâng cao tính kỷ luật, ý thức trách nhiệm trong lao động là một vấn đề không dễ dàng, nó bị chi phối bởi các nguyên nhân cả về chủ quan và khách quan. Trước hết, về phía những người lao động thì việc thiếu trách nhiệm và sự nhiệt tình với công việc được giao là do thói quen được hình thành trong quá trình làm việc, do tiến trình công việc không đòi hỏi nhiều sự gấp gáp cũng như số lượng lao động lớn so với thực tế đòi hỏi do đó người lao động thường có thói quen ỷ lại và chờ đợi, bên cạnh đó với một nước mà nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao thì nền công nghiệp của nước ta chưa thể phát triển như các nước trên thế giới do đó nhịp độ chung của công việc chưa đòi hỏi người lao động phải tăng năng suất lao động của mình, nền công nghiệp dựa chủ yếu vào lao động tay chân cũng khiến cho người lao động không có được sự nhiệt tình cao nhất vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của họ. Ngoài lý do chủ quan từ những người lao động thì các yếu tố bên ngoài cũng tác động lớn đến tác phong công nghiệp cũng như sự nhiệt tình của người lao động, hiện nay các chính sách tiền lương cho người lao động chưa được thỏa đáng so với sức lực họ bỏ ra , đa số những người lao động tay chân chỉ đủ khả năng chi trả cho những nhu cầu tối thiểu của mình, điều kiên lao động chưa được bảo đảm, nhiều lao động vẫn phải làm việc ở những nơi có điều kiện khó khăn và nguy hiểm ( các ngành công nghiệp về khai thác và thủy điện), sự quan tâm và quản lý của các doanh nghiệp và các công ty dành cho người lao động của mình còn ít, đó là những nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu nhiệt tình trong công việc và kém về ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp của người lao động Việt Nam hiện nay. III. Biện pháp tăng cường nguồn cung lao động ở Việt Nam giai đoạn 2010-2020. * Đánh giá chung về nguồn nhân lực Việt Nam. Bước sang năm 2010 và những năm kế tiếp, nguồn nhân lực của Việt Nam tiếp tục phát triển. Qua những cuộc khủng hoảng kinh tế cho thấy một vấn đề rất quan trọng để giải quyết khủng hoảng là vấn đề con người quản lý kinh tế, tài chính, những chuyên gia giỏi có khả năng ngăn ngừa khủng hoảng, phát triển kinh tế, ổn định tài chính, cho nên tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đối với Việt Nam trong hiện tại và tương lai là nhiệm vụ phải được đặt lên hàng đầu.  Kết quả điều tra dân số đến tháng 4-2009, Việt Nam có gần 86 triệu người, tăng 9,47 triệu người so với năm 1999. Tỷ lệ tăng dân số bình quân trong giai đoạn 1999-2009 là 1,2%/năm. Điều này, phản ánh nguồn nhân lực của Việt Nam đang phát triển.  Nguồn nhân lực Việt Nam được cấu thành chủ yếu là nông dân, công nhân, trí thức, doanh nhân, dịch vụ và nhân lực của các ngành, nghề. Đến nay, nguồn nhân lực nông dân có gần 62 triệu người, bằng hơn 70 % dân số của cả nước. Nguồn nhân lực công nhân là 9,5 triệu người, bằng gần 10% dân số của cả nước. Nguồn nhân lực trí thức, tốt nghiệp từ đại học, cao đẳng trở lên là hơn 2,5 triệu người, bằng 2,15% dân số của cả nước. Nguồn nhân lực từ các doanh nghiệp khoảng 2 triệu người, trong đó, khối doanh nghiệp trung ương gần 1 triệu người. Sự xuất hiện của giới doanh nghiệp trẻ được xem như một nhân tố mới trong nguồn nhân lực. Đó là một nguồn nhân lực dồi dào của đất nước. Nếu biết khai thác, bồi dưỡng, sử dụng tốt sẽ giải quyết được nhiều vấn đề trọng đại trong phát triển kinh tế, xã hội.  Việt Nam hiện nay đang hình thành 2 loại hình nhân lực: nhân lực phổ thông và nhân lực chất lượng cao. Nhân lực phổ thông hiện tại vẫn chiếm số đông, trong khi đó, tỷ lệ nhân lực chất lượng cao lại chiếm tỷ lệ rất thấp. Cái thiếu của Việt Nam hiện nay không phải là nhân lực phổ thông, mà là nhân lực chất lượng cao. Nhân lực phổ thông dồi dào. Nhân lực chất lượng cao hiếm hoi. Vì vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là phải  đẩy mạnh nguồn nhân lực chất lượng cao từ nguồn nhân lực phổ thông.  Việt Nam hiện có 150 trường đại học và 226 trường cao đẳng, khoảng gần 1 triệu đơn vị đào tạo nghề, gần 1.200 tổ chức khoa học và công nghệ với gần 53 nghìn cán bộ khoa học và công nghệ, là những cơ sở quan trọng để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao.  Mấu chốt để phát triển nguồn nhân lực nói chung ở Việt Nam trước mắt và lâu dài là phải tính đến yếu tố chất lượng sinh đẻ và yếu tố bồi dưỡng sức dân. Không thể nói đến phát triển nguồn nhân l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc112214.doc
Tài liệu liên quan