Lời mở đầu 1
Phần I: Lý luận chung về thuế GTGT 3
1. Một số nội dung cơ bản của luật thuế GTGT 3
1.1. Khái niệm về thuế GTGT 3
1.2. Sự cần thiết phải áp dụng thuế GTGT ở nước ta 3
1.3. Nội dung cơ bản của Luật thuế GTGT 7
1.3.1. Phạm vi áp dụng 7
1.3.2. Căn cứ tính thuế GTGT 8
1.3.3. Phương pháp tính thuế GTGT 9
1.3.4. Hoàn thuế GTGT 12
1.3.5. Quy định về hoá đơn, chứng từ mua bán hàng hoá, dịch vụ 13
1.3.6. Miễn, giảm thuế GTGT 13
2. Quản lý thu thuế GTGT đối với các DNNQD 13
2.1. Đặc điểm và vai trò của các DNNQD 14
2.2. Thực trạng phát triển của DNNQD 16
2.3. Quy trình quản lý thu thuế GTGT đối với các DNNQD 17
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế GTGT đối với
DNNQD 26
4. Ý nghĩa của việc quản lý thu thuế GTGT đối với các DNNQD 27
Phần II: Thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các NNQD trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh 29
1. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh và các DNNQD 29
1.1. Tỉnh Hà Tĩnh 29
1.2. Các DNNQD 30
1.2.1. Các đối tượng thuộc DNNQD 30
1.2.2. Thực trạng phát triển 31
2. Thực trạng về vấn đề quản lý thu thuế GTGT đối với các DNNQD trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh 34
2.1. Chức năng nhiệm vụ chính của phòng ban trong quá trình quản lý thu thuế đối với các DNNQD 34
2.2. Thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các DNNQD trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh 37
2.2.1. Quản lý công tác đăng ký và cấp mã số thuế cho các DNNQD 37
2.2.2. Công tác xử lý tờ khai 38
2.2.3. Xác định số thuế GTGT phải nộp 39
2.2.4. Xử lý hoàn thuế 41
2.2.5. Quản lý hoá đơn, chứng từ 43
2.2.6. Quản lý việc thu nộp tiền thuế và miễn giảm thuế 44
2.2.7. Công tác thanh tra, kiểm tra thuế 46
3. Đánh giá chung về công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các DNNQD trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh 48
3.1. Kết quả đạt được 48
3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 51
3.2.1. Những mặt hạn chế 51
3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế 52
Phần III: Một số kiến nghị trong công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các DNNQD trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh 54
1. Định hướng hoạt động cục thuế Hà Tĩnh 54
2. Giải pháp tăng cường quản lý thu thuế giá trị gia tăng trên địa bàn
Hà Tĩnh 55
2.1. Tăng cường quản lý các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà Tĩnh 55
2.2. Hoàn thiện công tác quản lý hoá đơn, chứng từ các DNNQD trên địa bàn tỉnh 56
2.3. Nâng cao chất lượng thanh tra, kiểm tra về thuế 59
2.4. Phối hợp với các cơ quan hữu quan trong công tác quản lý thu thuế 60
2.5. Xây dựng đội ngũ cán bộ thuế có trình độ chuyên môn và ý thức trách nhiệm 61
2.6. Xây dựng và kiện toàn bộ máy thu thuế của ngành 62
2.7. Giải pháp thành lập phòng tư vấn thuế công 63
3. Một số kiến nghị 65
3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước 65
3.1.1. Sửa đổi và bổ sung một số quy định về chính sách thuế GTGT 65
3.1.2. Tạo ra môi trường pháp lý về công tác kế toán đối với sự phát triển của các DNNQD 68
3.2. Kiến nghị đối với Bộ Tài chính, Tổng cục thuế về việc quản lý hoá đơn, chứng từ 68
Kết luận 70
75 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1126 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp tăng cường quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của các DNNQD góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà.
DNNQD bao gồm các công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp; các HTX, các hộ kinh doanh công thương nghiệp. Các doanh nghiệp này có điểm chung về sở hữu là mang tính tư hữu về tư liệu sản xuất, quy mô sản xuất vừa và nhỏ, vốn ít và công nghệ còn lạc hậu. Loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay ở tỉnh Hà Tĩnh là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XDCB và TMDV. Để làm rõ hơn chúng ta xem xét phần thực trạng phát triển các doanh nghiệp này.
1.2.2. Thực trạng phát triển
Trong những năm gần đây, đặc biệt từ khi có luật DN ra đời, các chỉ tiêu thành lập doanh nghiệp đơn giản hơn thì tốc độ thành lập DN tăng nhanh. Theo số liệu thống kê tại Sở Kế hoạch Đầu tư và Phòng quản lý doanh nghiệp Ngoài Quốc doanh và Quốc doanh quận huyện - Cục thuế tỉnh thì đến ngày 31 tháng 1 năm 2003 đã có 375 doanh nghiệp được thành lập (con số đó vào năm 1999 là 130 doanh nghiệp). Cụ thể có 287 doanh nghiệp tư nhân, 72 công ty TNHH 2 thành viên; 6 công ty TNHH 1 thành viên, 10 công ty cổ phần trong đó phòng quản lý NQD quản lý 128 DN chiếm 34,3% trên tổng số và ở các chi cục là 217 doanh nghiệp chiếm 57,8%, số còn lại 30 doanh nghiệp chưa có cấp nào quản lý theo luật DN.
Trong số 345 doanh nghiệp đã đưa vào quản lý, khoảng 80 % doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, số doanh nghiệp còn lại thì vẫn còn nhiều chưa có báo cáo tài chính hàng năm, nếu có báo cáo tài chính thì không có quyết toán thuế hàng năm và ngược lại có quyết toán thuế thì không có báo cáo tài chính hoặc nộp báo cáo tài chính chậm so với luật định.
Về cơ cấu ngành nghề thì Hà Tĩnh chủ yếu là ngành nghề XDCB và TMDV trong khi thế mạnh chính của Hà Tĩnh là nông, lâm nghiệp thì lại chiếm một tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm dần, lĩnh vực công nghiệp, TTCN, được coi là một lĩnh vực quan trọng để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn lại chiếm một tỷ lệ không đáng kể và cũng có xu thế giảm dần). (Chi tiết xem ở biểu sau - biểu số 1).
Nguyên nhân của tình trạng trên là do doanh nghiệp nhỏ ít vốn, thành lập theo lối mỳ ăn liền. XDCB chọn công trình nhỏ chủ yếu đào đắp, thuê mướn nhân công là chính không cần nhiều vốn, lao động là thủ công hoạt động thương nghiệp có thể mua chịu và bán chịu trong khi lĩnh vực chế biến nông lâm thủy sản và sản xuất tiểu thủ công nghiệp lại đòi hỏi vốn lớn, công nghệ hiện đại, mặt hàng có tính cạnh tranh cao, thị trường phải mở rộng quản lý phức tạp cho nên nhà đầu tư không muốn đầu tư vào sản xuất.
Về trình độ quản lý của các DNNQD thì trong số các doanh nghiệp được thành lập chỉ có khoảng 10% giám đốc doanh nghiệp có trình độ đại học, 50% có trình độ trung sơ cấp, còn lại khoảng 40% chưa qua một trường lớp đào tạo nào. Chính trình độ yếu kém như vậy nên việc thực hiện và thi hành luật thuế chưa được bảo đảm một cách nghiêm minh.
Còn nhiều doanh nghiệp được thành lập không có bộ phận kế toán chuyên trách, mà chủ yếu thuê kế toán của các đơn vị hành chính sự nghiệp Nhà nước các DNNN để làm. Thậm chí, có những doanh nghiệp không có sổ sách, chứng từ kế toán mà cuối năm thuê một người có trình độ dựng lên một báo cáo tài chính rồi gửi đi cơ quan thuế. Một số bộ phận doanh nghiệp có kế toán thì chủ yếu trình độ trung cấp và vừa mới ra trường chưa biết làm tờ khai thuế, tình tự luân chuyển chứng từ, mở sổ sách kế toán. Do đó, càng gây khó khăn cho công tác quản lý thu thuế trên địa bàn, đặc biệt với việc quản lý thu thuế GTGT - một loại thuế mới mẻ, có những yêu cầu nghiêm ngặt về chế độ kế toán và sổ sách chứng từ. Còn có những doanh nghiệp chỉ thành lập ra không phải vì mục đích kinh doanh mà để dùng hồ sơ cho các doanh nghiệp khác đi thuê đấu thầu công trình. Bộ phận thương nghiệp dịch vụ thì không xuất hóa đơn, không kê khai hóa đơn đầu vào, không kê khai doanh số đầu ra để trốn thuế. Chính vì vậy mà việc nâng cao hiệu quả thu đối với các doanh nghiệp này là hết sức cần thiết, vừa hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện đúng luật thuế, tránh vi phạm luật thuế. Vừa tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương.
2. Thực trạng về vấn đề quản lý thu thuế GTGT đối với các DNNQD trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
2.1 Chức năng nhiệm vụ chính của các phòng ban trong quá trình quản lý thu thuế đối với các DNNQD
Hiệu quả của việc quản lý thu thuế GTGT đối với các DNNN nói chung và DNNQD nói riêng phụ thuộc rất lớn vào bộ phận trực tiếp hành thu. Việc xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các đối tượng đó là rất cần thiết, nhằm đảm bảo cho quá trình quản lý thu được chặt chẽ và theo đúng định hướng, mục tiêu mà Nhà nước đề ra.
Theo Quyết định 1368/TCT/QĐ/TCCB ngày 16-12-1998 các bộ phận chính trực tiếp thực hiện hành thu là các phòng: Phòng Quản lý thu các DNNQD, Phòng Kế hoạch KT-TK, Phòng máy tính, Phòng TT-XLTT. Chức năng; nhiệm vụ chính của các bộ phận này trong quá trình quản lý thu là:
+ Phòng quản lý thu:
Quản lý đối tượng nộp thuế: Theo dõi tình hình biến động về đối tượng nộp thuế trên lĩnh vực, địa bàn quản lý như: nắm số doanh nghiệp phát sinh, doanh nghiệp phá sản, giải thể, sát nhập, liên doanh, liên kết... Phân tích tình hình thu nộp, tham gia việc lập dự toán thu, khai thác nguồn thu trong lĩnh vực được giao quản lý. Tham mưu, đề xuất với lãnh đạo Cục các biện pháp quản lý thuế.
- Hướng dẫn ĐTNT các thủ tục kê khai đăng ký thuế, kê khai thuế, lập hồ sơ miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế và quyết toán thuế... Giải đáp các thắc mắc của ĐTNT liên quan đến việc tính thuế, thu nộp thuế. Lập và tổ chức lưu giữ hồ sơ các doanh nghiệp.
- Thực hiện kiểm tra các chỉ tiêu kê khai các tờ khai đăng ký kinh doanh, kê khai nộp thuế, hồ sơ đề nghị miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế và quyết toán thuế. Liên hệ với ĐTNT để chỉnh sửa việc kê khai theo đúng quy định.
- Đề xuất và tham mưu cho lãnh đạo Cục giải quyết các trường hợp đề nghị miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế. Lập các thủ tục xét miễn, giảm, hoàn thuế theo quy định. Kiểm tra hồ sơ quyết toán thuế, xác định số thuế quyết toán của từng ĐTNT. Cung cấp các thông tin về kết quả xét miễn, giảm, hoàn thuế và quyết toán thuế cho bộ phận tính thuế.
- Thực hiện việc ấn định thuế cho các ĐTNT không nộp hoặc chậm nộp tờ khai thuế. Xác định các ĐTNT cần phát hành lệnh thu hoặc phạt hành chính thuế.
- Theo dõi tình hình nộp thuế để thực hiện việc đôn đốc, nhắc nhở nộp thuê đầy đủ và đúng hạn và ngân sách Nhà nước. Phối hợp với Phòng TT-XLTT thực hiện kiểm tra sổ sách kế toán, hóa đơn, chứng từ mua, bán của các đối tượng có hiện tượng khai man thuế, trốn, lậu thuế, nợ đọng tiền thuế...
+ Phòng KH- TK và phòng máy tính
a) Căn cứ số liệu về tình hình phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương, phân tích số liệu thống kê thuế để lập dự toán thu hàng năm của toàn đơn vị. Phân bổ kế hoạch và theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch của các chi cục và các phòng quản lý thu. Tham mưu cho lãnh đạo Cục về khai thác các nguồn thu, bồi dưỡng nguồn thu và các biện pháp chỉ đạo thu.
b) Thực hiện nhập tờ khai đăng ký thuế và quản lý hệ thống cấp mã số đối tượng nộp thuế, in giấy chứng nhận đăng ký thuế.
c) Xử lý tính thuế, tính nợ, tính phạt nộp chậm, in thông báo thuế, nhận giấy nộp tiền từ Kho bạc, chấm nợ. Nhận các kết quả xét miễn, giảm, hoàn thuế, quyết toán thuế và các kết quả thanh ra, kiểm tra từ các Phòng Quản lý thu và Phòng TT-XLTT để tính điều chỉnh số thuế phải nộp của từng đối tượng nộp thuế. Tổng hợp tình hình thu nộp thuế của các ĐTNT theo các chỉ tiêu khác nhau để cung cấp thông tin cho các phòng quản lý thu, phòng TT-XLTT và phòng nghiệp vụ, thực hiện các biện pháp quản lý thu nộp thuế.
d) Thực hiện công tác kế toán, thống kê thuế theo chế độ quy định. Kiểm tra, đối chiếu số thu và Kho bạc.
e) Triển khai và phát triển công tác tin cho Cục thuế và các Chi cục thuế trực thuộc Cục.
Theo Thông tư 110/1998/TT/BTC ngày 3-8-1998 và Công văn 3669/TCT/TCCB ngày 23-10-1998 về hướng dẫn sửa đổi, bổ sung cơ cấu bộ máy Cục thuế thì nếu Cục thuế có đủ điều kiện thành lập phòng máy tính thì phòng máy tính có trách nhiệm thực hiện các công việc ghi tại điểm a, b, c, d, e, còn Phòng KT-KT-TK sẽ thực hiện nhiệm vụ ghi tại điểm a. Nếu chưa đủ điều kiện để thành lập phòng máy tính và tổ máy tính vẫn trực thuộc Phòng KH-KT-TK thì các chức năng này do Phòng KH-KT-TK xử lý. Các tỉnh đã tách tổ Máy tính theo Quyết định của lãnh đạo Tổng cục nếu đã đảm nhiệm tốt nhiệm vụ phát triển công tác tin học thì cần được duy trì, củng cố để phát triển thành phòng Máy tính để đảm nhiệm thêm việc xử lý dữ triệu về thuế của Cục thuế. Do hiện nay, tổ chức của bộ phận này của các Cục thuế rất khác nhau nên trong phần mô tả chi tiết quy trình, các chức năng trên sẽ ghi chung là do Phòng KH-KT-TK (MT) xử lý.
+ Phòng thanh tra, xử lý tố tụng:
- Kiểm tra phát hiện các đối tượng có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhưng không kê khai đăng ký nộp thuế để đưa vào diện quản lý thu thuế.
- Căn cứ vào các thông tin do bộ phận quản lý và bộ phận tính thuế cung cấp về tình hình nộp tờ khai thuế, nộp thuế và các nguồn thông tin khác để xác định các đối tượng cần thanh tra, kiểm tra về thuế. Lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra trình lãnh đạo Cục duyệt. Tổ chức lực lượng kiểm tra và tiến hành kiểm tra các đối tượng cần kiểm tra về hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, kiểm tra sổ sách kế toán, hóa đơn, chứng từ mua bán hàng hóa... phát hiện kịp thời các hành vi khai man thuế, trốn lậu thuế, đề xuất các hình thức xử lý theo pháp luật.
- Hỗ trợ các phòng Quản lý thu để quản lý, đôn đốc thu nộp và thực hiện các biện pháp cưỡng chế thu đối với những đối tượng chây ì, cố tình vi phạm Luật thuế.
- Kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý thu và tính thuế của các bộ phận quản lý thu và bộ phận tính thuế để kịp thời chấn chỉnh những sai sót trong công tác quản lý thu thuế.
2.2. Thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các DNNQD trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
2.2.1. Quản lý công tác đăng ký và cấp mã số thuế cho các DNNQD
Theo điều 11 luật thuế GTGT quy định: Tất cả các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo quy định của Luật thuế GTGT kể cả các đơn vị chi nhánh trực thuộc cơ sở kinh doanh chính đều phải đăng ký với cơ quan thuế. Theo số liệu tại sở kế hoạch và đầu tư, hiện nay Hà Tĩnh có 375 doanh nghiệp ngoài quốc doanh được cấp giấy phép nhưng trong số 375 doanh nghiệp đó Cục thuế Hà Tĩnh mới đăng ký và cấp mã số thuế cho 345 DNNQD trong đó văn phòng Cục trực tiếp quản lý 128 DNNQD, 217 doanh nghiệp trực tiếp do các chi cục quản lý. Số doanh nghiệp còn lại chưa đưa vào quản lý được. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự phối hợp giữa cơ quan cấp giấy phép kinh doanh và cơ quan quản lý chưa được chặt chẽ, ngành thuế không thường xuyên phối hợp với cơ quan cấp giấy phép kinh doanh để thông báo thuế cho các doanh nghiệp đến để đăng ký thuế; một số doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh nhưng Chi cục vẫn quan niệm thu thuế như hộ cá thể. Trước thực tế đó đòi hỏi các cấp nghành phải phối hợp chặt chẽ hơn nữa để đưa loại hình doanh nghiệp này vào quản lý 100%.
Trước năm 1999, khi chưa có sự ra đời 2 luật thuế mới, các DNNQD được quản lý bởi các chi cục thuế. Sau năm 1999 vì áp dụng hai luật thuế mới nên các doanh nghiệp này chuyển về Cục thuế quản lý nhưng việc quản lý theo trên đã không đạt được hiệu quả, năm 2000 do có chủ trương của cục thuế, những doanh nghiệp mới thành lập chưa có bộ máy hoàn chỉnh thì giao cho các chi cục quản lý. Đến thời điểm hiện tại, việc phân cấp quản lý đối với các DNNQD đã được thống nhất, nhất quán.
Nhìn chung, DNNQD đã thực hiện nghiêm thúc các thủ tục để được đăng ký và cấp mã số thuế.
Về phía cục thuế, do được trang bị hệ thống máy tính trong quản lý, các chương trình quản lý về thuế, quản lý ấn chỉ, tổ chức cán bộ đã được thực hiện có hiệu quả trên máy tính; Nâng cấp, chuyển đổi kịp thời chương trình quản lý thuế các doanh nghiệp. Do vậy, việc đăng ký và cấp mã số thuế đã được quan tâm và phối hợp tương đối chặt chẽ với các phòng, các chi cục nên sau khi có thủ tục kê khai đăng ký thuế các doanh nghiệp đều đã được cấp mã số kịp thời.
2.2.2 Công tác xử lý tờ khai
Tờ khai thuế, chứng từ nộp là căn cứ quan trọng để đối tượng nộp thuế nộp tiền vào KBNN. Vì vậy, công tác kiểm tra tờ khai thuế sau đó dự án ra thông báo thuế cho đối tượng nộp thuế có vai trò quyết định đến số thu ngân sách.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, các cán bộ thuế luôn hướng dẫn và nhắc nhở các doanh nghiệp lập tờ khai theo đúng mẫu quy định của Bộ Tài chính và nộp cho cơ quan tờ khai thuế đúng hạn trong 10 ngày đầu của tháng tiếp theo đúng quy định. Tờ khai thuế được nộp tại phòng hành chính, ở đó cán bộ thuế kiểm tra tờ khai ban đầu và cho thấy những sai sót chủ yếu mắc phải của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là: Ghi thiếu các chỉ tiêu trên tờ khai, thường là chỉ tiêu về doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng hay số thuế giá trị gia tăng đầu vào; tính toán sai và áp dụng sai thuế suất;.. ; lỗi thường gặp nhất là sự chênh lệch giữa tờ khai và bảng kê. Cụ thể về công tác xử lý tờ khai ở toàn ngành thuế Hà Tĩnh như sau:
+ ở Cục thuế, 100% các doanh nghiệp là có tờ khai có chất lượng, tờ khai đã hạn chế được sai sót, số liệu phản ánh được cập nhật, các tiêu thức phản ánh đầy đủ. Sáu tháng đầu năm 2001, phòng ngoài quốc doanh và quốc doanh quận huyện quản lý 105 doanh nghiệp trong năm chỉ xảy ra 43 doanh nghiệp nộp tờ khai chậm tỷ lệ là 30% trên tổng số các doanh nghiệp phải nộp tờ khai, đến 6 tháng cuối năm đều đạt 100% và vẫn duy trì cho đến nay.Qua đó cho thấy Công tác xử lý tờ khai đã trở thành nề nếp và dần dần đi vào chất lượng.
+ Còn ở các chi cục thuế công tác này còn nhiều bất cập. Trong số các doanh nghiệp thuộc chi cục quản lý, số lượng doanh nghiệp có tờ khai hoàn chỉnh giao động trong khoảng 50%-70% trên tổng số các doanh nghiệp phải nộp tờ khai.Còn có nhiều doanh nghiệp chưa có kế toán chuyên trách do đó hàng năm các doanh nghiệp này vẫn chưa có báo cáo tài chính, nhiều chi cục quản lý thu thuế chưa theo quy trình 1368 của Tổng cục thuế mà vẫn con theo quy trình 1354 trước đây, những doanh nghiệp đã được quản lý theo quy trình 1368 thì vẫn chưa thực hiện được hoàn chỉnh. Trước tình hình đó Cục thuế đã đưa ra những giải pháp để kịp thời uốn nắn những thiếu sót tồn tại mà các chi cục, đội trạm, từng cá nhân vi phạm và nâng cao chất lượng quản lý ở các chi cục, nhờ đó chất lượng tờ khai của các doanh nghiệp do các chi cục quản lý ngày càng tăng, và hai tháng cuối năm 2002 số doanh nghiệp có tờ khai hoàn chỉnh đã đạt 90%.
Để thấy rõ hơn thực tế về công tác xử lý tờ khai đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ta xem biểu số liệu sau.
Biểu số 2: Tổng hợp tình hình chấp hành luật thuế qua các năm.
Năm
Cấp quản lý
DN có tờ khai hoàn chỉnh
DN chưa có tờ khai hoàn chỉnh
DN đã có kế toán
DN chưa
có kế toán
SL DN
Tỷ lệ(%)
SL DN
Tỷ lệ(%)
SL DN
Tỷlệ
(%)
SL DN
Tỷ lệ(%)
Năm 2001
Cục thuế
105
100%
0
100
105
100
0
100%
Chi cục
49
54%
41
46
52
58
38
42%
Năm 2002
Cục thuế
128
100%
0
100%
128
100%
0
100%
Chi cục
152
70%
65
30%
178
82%
39
18%
( Nguồn: Phòng quản lý thu thuế NQD – Cục thuế Hà Tĩnh)
2.2.3. Xác định số thuế GTGT phải nộp
Số thuế GTGT Thuế GTGT Thuế GTGT
phải nộp = đầu ra - đầu vào
* Xác định thuế GTGT đầu ra
Thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ đó.
Mặc dù các doanh nghiệp chỉ là người thu thuế GTGT từ dân cư giúp nhà nước nhưng không phải tất cả các doanh nghiệp đều thực hiện tốt trách nhiệm của mình. Khá nhiều doanh nghiệp đã gian lận tiền thuế của nhà nước bằng cách khai giảm đầu ra và tăng đầu vào được khấu trừ để giảm số thuế phải nộp ngân sách.
Trong quá trình quản lý, cán bộ thuế thường thấy nổi lên một số vấn đề:
+ Không kê khai thuế GTGT đầu vào do đó không kê khai thuế GTGT đầu ra, trốn doanh thu chịu thuế dẫn đến trốn thuế.
+ Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng bán ra được ghi giá thấp hơn giá trên thị trường.
+ áp dụng sai mức thuế suất được quy định trong luật định. Điển hình trường hợp Công ty TNHH Đông Nam tháng 8-2001 áp dụng thuế suất 5% đối với mặt hàng đường và sữa theo luật quy định thì phải áp dụng mức thuế suất 10% nên đã kê khai giảm số thuế GTGT đầu ra là 9.128.509 đồng.
* Xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Trước tháng 1-2003, cán bộ thuế thực hiện đúng quy định của luật thuế về điều chỉnh được tính khấu trừ thuế để giảm bớt số thuế phải nộp.
Các DNNQD ở Hà Tĩnh được khấu trừ theo 2 trường hợp:
+ Khấu trừ số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa dịch vụ.
+ Số thuế GTGT được khấu trừ theo tỷ lệ %.
Kể từ năm 2003 những hạn chế từ việc khấu trừ thuế đầu vào theo tỷ lệ % đã được khắc phục. Không còn các mức khấu trừ % nữa mà các hàng hóa dịch vụ trước đây được khấu trừ thì nay không được khấu trừ và phải tính thuế như những mặt hàng khác.
Nhìn chung, một số doanh nghiệp đã chấp hành rất tốt các luật thuế GTGT. Tuy nhiên vẫn tồn tại một số DN đã và đang có rất nhiều sai phạm với trường hợp hàng hóa dịch vụ mua vào có hóa đơn GTGT thì sai phạm chủ yếu là việc làm tăng số thuế GTGT đầu vào như đã đề cập, các DNNQD có đặc điểm mang tính tư hữu về tư liệu sản xuất, họ bỏ tiền ra kinh doanh và kiếm lợi do đó việc thực hiện nghĩa vụ đóng thuế đối với chẳng khác gì bỏ tiền túi ra để nộp. Để tránh và trốn thuế họ thường dấu số thuế GTGT đầu vào bằng cách không kê khai số hàng hóa dịch vụ mua vào. Trường hợp có hóa đơn mua vào thì người mua yêu cầu người bán ghi hóa đơn theo ý muốn của mình, do đó không tránh được việc khai không chính xác hàng hóa mua vào trên thực tế.
Số thuế GTGT phát sinh hàng tháng của các DNNQD chủ yếu là phát sinh âm, số thuế phát sinh dương thường rất ít. Nguyên nhân chủ yếu là do một số DN hoạt động kém hiệu quả và làm ăn thua lỗ. Hàng hóa sản xuất ra không bán được hoặc bán được rất ít; một số khác thuộc diện thực hiện dự án, nguồn vốn do ODA cung cấp họ không phải chịu thuế đầu ra và đầu vào thì được hoàn.
2.2.4. Xử lý hoàn thuế
Việc thực hiện hoàn thuế giá trị gia tăng được thực hiện theo đúng qui định tại phần D thông tư số 122/2000/TT – BTC ngày 29/12/2000 của Bộ Tài chính. Thời gian qua Cục thuế Hà Tĩnh đã giải quyết hoàn thuế cho các doanh nghiệp để tạo thuận lợi về vốn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tình hình thực tế như sau:
+ Năm 2000 hoàn thuế cho 2 doanh nghiệp với tiền là 96.925.871 đồng.
+ Năm 2001 hoàn thuế cho 2 doanh nghiệp với số tiền là 369.604.293 đồng. Trong đó Xí nghiệp lâm sản Ngọc Anh được hoàn với số thuế khá lớn là 296.321.518 đồng.
+ Năm 2002 hoàn thuế cho 11 doanh nghiệp, tổng số tiền 858.941.355 đồng. Trong đó có 3 doanh nghiệp không được xét hoàn thuế, số thuế là 380.195.055 đồng.
Qua xem xét hồ sơ xin hoàn thuế mà các đơn vị đã gửi lên Cục thuế thì hầu hết các đơn vị đó thường xét hoàn thuế trong các trường hợp sau:
+ Doanh nghiệp trong 3 tháng liên tục trở lên có luỹ kế số thuế đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế đầu ra. Số thuế được hoàn là số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết của thời gian xin hoàn thuế.
+ Hoàn thuế GTGT đã trả đối với các dự án sử dụng vốn ODA.
+ Doanh nghiệp trong tháng có hàng hóa xuất khẩu, có số thuế đầu vào và chưa được khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên thì được xét hoàn thuế.
Các doanh nghiệp xin hoàn thuế là các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, sản xuất và xây dựng. Trong đó một số doanh nghiệp xuất khẩu đã thành lập công ty “ ma ”, các công ty này chuyên lập bảng kê mua hàng hoá sau đó xuất hoá đơn giá trị gia tăng cho doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp khi xuất hàng sẽ được hoàn lại toàn bộ số thuế giá trị gia tăng đầu vào và như vậy doanh nghiệp thêm một lần nữa được khấu trừ khống thuế giá trị gia tăng đầu vào. Một số khác thì kê khai không chính xác để tăng số thuế được hoàn, hiện tượng này tập trung phần lớn ở các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại, dịch vụ.
Trong năm 2002, có 3/11 không được xét hoàn thuế nguyên nhân là do hồ sơ xin hoàn thuế mà các doanh nghiệp này gửi lên chưa đầy đủ duy chỉ có Công ty thương mại nam Hà Tĩnh xin hoàn thuế lớn với số tiền 289.789.157 đồng, cán bộ thuế thấy còn có nhiều vấn đề nghi vấn nên đã kiên quyết không hoàn thuế và đang điều tra xem xét để sớm giải quyết vấn đề vốn cho doanh nghiệp này.
Trường hợp với các doanh nghiệp có mặt hàng xuất khẩu theo quy định của luật thuế GTGT những mặt hàng này được áp dụng mức thuế suất 0%. Đơn vị có hàng xuất khẩu không những không phải nộp thuế GTGT mà còn được hoàn lại toàn bộ số thuế đã nộp đầu vào có liên quan tới lô hàng thực tế xuất khẩu.
Với chính sách ưu đãi này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu có thể nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh cá thể. Tuy nhiên có trường hợp doanh nghiệp vẫn được hoàn thuế GTGT mà hàng hóa đó lại tiêu thụ trong nước gây ra bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Sở dĩ có tình trạng trên là do doanh nghiệp tư thông liên kết với hải quan, hải quan xác nhận số hàng đó đã xuất qua biên giới sau đó doanh nghiệp đó lập hồ sơ xin được hoàn thuế đầu vào, khi đã có đầy đủ các thủ tục cơ quan thuế phải hoàn thuế kịp thời cho doanh nghiệp, đã gây thất thoát ngân sách Nhà nước với số tiền không nhỏ
2.2.5 Quản lý hoá đơn, chứng từ.
Hoá đơn chứng từ và sổ sách kế toán là điều kiện cơ bản để thực hiện luật thuế giá trị gia tăng, đó là căn cứ để xây dựng giá trị gia tăng ở từng khâu tính thuế, xác định số thuế đầu ra, thuế đầu vào khấu trừ và số thuế phải nộp. Đây là vấn đề tập trung nhiều sự quan tâm nhất hiện nay của các nhà quản lý và cũng là vấn đề nóng bỏng không của riêng ai.
Quản lý sử dụng hoá đơn bán hàng thống nhất, đầy đủ có ý nghĩa quan trọng đối với các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế. Việc này tác động tích cực góp phần thiết lập trật trự, kỷ cương trong công tác quản lý tài chính và lành mạnh trong các quan hệ kinh tế- xã hội. Đảm bảo quyền lợi người kinh doanh công bằng, hợp lý cho Ngân sách Nhà nước và mở rộng lưu thông hàng hoá trên thị trường theo các quy định của Nhà nước. Quản lý hoá đơn chứng sẽ thúc đẩy công tác hạch toán, kế toán, và thúc đẩy việc thực hiện mua, bán hàng hoá có hoá đơn chứng từ hợp pháp.
Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh là dùng hoá đơn do Bộ Tài chính phát hành, hàng tháng những doanh nghiệp có nhu cầu mua hoá đơn thuế giá trị gia tăng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình đều lập phiếu đề nghị mua hoá đơn gửi tới cán bộ trực tiếp quản lý. Cán bộ thuế căn cứ vào quy mô hoạt động, thực trạng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại thời điểm đó, tình hình nộp thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp một số tháng trước để quyết định số lượng hoá đơn doanh ghiệp được phép mua. Khi có đề nghị của cán bộ thuế, doanh nghiệp mua hoá đơn tại bộ phận ấn chỉ.
Nhìn chung việc quản lý sử dụng hoá đơn giá trị gia tăng tại các doanh nghiệp thực hiện quản lý và ghi chép tốt. Công tác quản lý ấn chỉ đã có nhiều tiến bộ, đảm bảo về số lượng. Các nội dung trong quy trình quản lý từ việc in ấn, xuất, nhập, báo soát, thực hiện chế độ kế toán, kiểm tra lưu trữ, thanh huỷ ít sai sót và tốt hơn. Đến nay về cơ bản công tác quản lý ấn chỉđược xử lý trên máy, tiết kiệm được thời gian để tăng cường cho công tác thanh tra, kiểm tra.. Một số các doanh nghiệp tự in hoá đơn đã thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các thủ tục đăng ký tự in hoá đơn.
Tuy nhiên vấn đề nổi cộm nhất hiện nay là: vẫn còn một số doanh nghiệp quản lý và sử dụng hoá đơn giá trị gia tăng chưa chặt chẽ, hiện tượng mua bán hàng hoá không có hoá đơn, dùng hoá đơn giả, dùng hoá đơn ghi trong to ngoài nhỏ, hoá đơn khống để trốn thuế.
Thông qua kiểm tra, đối chiếu hoá đơn của một số doanh nghiệp đã thu hồi 3.884 số hoá đơn của 51 Doanh nghiệp không thực hiện quyết toán hoá đơn và không ghi đóng số hoá đơn theo quy định. Kiểm tra phát hiện HTX Hải Giang sử dụng hoá đơn ghi sai mục đích để trốn thuế, lập khống hoá đơn 210 triệu đồng, kiểm tra sử dụng vé mát xa ở Doanh nghiệp Hùng vương (Khách sạn Ngân Hà) phát hiện một quyển vé không đăng ký sử dụng với cơ quan thuế. Trong năm 2001 cục thuế đã đối chiếu trả lời được 165 phiếu đề nghị xác minh, 847 số hoá đơn cho 23 cục thuế tỉnh, thành phố. Qua xác minh hoá đơn liên 2 ở Hà Tĩnh có 173 số không có doanh nghiệp đóng trên địa bàn, 22 số có chênh lệch liên 1 và liên 2.
Do tính đa dạng, phức tạp trong việc quản lý sử dụng hoá đơn để thực hiện tốt các luật thuế, đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, đối chiếu rà soát phát hiện việc mua bán không dùng hoá đơn, dùng hoá đơn giả, hoá đơn ghi trong to ngoài nhỏ để trốn thuế. Một thực trạng nhức nhối đang diễn ra không chỉ ở Hà Tĩnh mà còn là phạm vi cả nước.
2.2.6 Quản lý việc thu nộp tiền thuế và miễn giảm thuế.
* Quản lý thu nộp thuế: Nộp chậm là vấn đề nan giải đối với tất cả các cơ quan thuế trong quá trình thực hiện thu thuế đối với các doanh nghiệp của mình. Các DNNQD ở Hà Tĩnh cũng không tránh khỏi tình trạng này. Việc chậm trễ trong việc nộp thuế vào kho bạc của doanh nghiệp là một hìn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6688.doc