Đề tài Giải pháp tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII:foreign indirect investment)cho quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá ở Việt Nam

Lời nói đầu :tính cấp thiết của đề tài

Các chữ viết tắt trong đề tài

Chương 1 :Tổng quan chung về nguồn vốn FII và công nghiệp hoá-hiện đại hoá ở Việt Nam.

1.1 Khái quát về FII

1.1.1 Khái niệm

1.1.2. Đặc trưng cơ bản của FII

1.1.3 So sánh FII và FDI

1.2 Tác động của nguồn vốn đối với các nước đang phát triển

1.2.1. Tác động tích cực

1.2.2 Tác động tiêu cực

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FII

1.3.1 Những nhân tố mang tính quốc gia

1.3.2 Những nhân tố mang tính thị trường

1.4 Vai trò của vốn FII đối với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt Nam.

1.4.1. Nội dung cơ bản trong thời kì quá độ

1.4.2. Nội dung cụ thể trong giai đoạn trước mắt

1.5 Kinh nghiệm thu hút và quản lí FII của một số nước

1.5.1.Tình hình thu hút vốn FII của các nước đang phát triển trong thời gian vừa qua

1.5.2 Kinh nghiệm thu hút và quản lí FII của Trung quốc,thái lan,mailaxia.

1.5.3 Bài học cho Việt Nam

Chương 2:Thực trạng thu hút và quản lí FII ở Việt Nam

2.1 Thực trạng thu hút và sử dụng vốn cho công nghiệp hóa,hiện đại hóa ở Việt Nam(2001-2006).

2.1.1 Sự cần thiết tăng cường thêm vốn FII

2.1.2 Vài nét về nguồn vốn FII ở Việt Nam

2.1.3 Các chính sách thu hút FII ở Việt Nam

2.2 Thực trạng thu hút FII ở Việt Nam

2.2.1 Giai đoạn 2001-2004

2.2.2 Giai đoạn 2005 tới hiện nay.

2.3 Nhận xét,đánh giá

2.3.1 Thành tựu

2.3.2 Hạn chế

2.3.3 Nguyên nhân hạn chế.

2.3.3.1 Môi trường kinh tế vĩ mô

2.3.3.2 Doanh nghiệp

Chương 3 :Giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường thu hút FII cho quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa ở Việt Nam.

3.1 Những nhân tố thuận lợi cho thu hút FII vào Việt Nam

3.1.1 Nhân tố mang tính quốc gia.

3.1.2 Nhân tố mang tính thị trường

3.2 Dự báo thu hút FII trong thời gian tới(2006-2010)

3.3 Giải pháp tăng cường thu hút FII

3.3.1 Thu thập,xử lí thông tin tài chính ngân hàng

3.3.2 Quản lí nguồn vốn FII

3.3.3 Môi trường kinh tế vĩ mô

3.3.4 Cơ chế,chính sách,pháp luật

3.3.5 Phát triển,nâng cao chất lượng của hệ thống ngân hàng

3.3.6 Phát triển thị trường vốn

3.3.7 Xếp hạng tín nhiệm để đầu tư

3.3.8 Đánh giá đúng vai trò của FII và thực thi chính sách mở cửa thu hút vốn

3.3.9 Chính sách bổ sung khác

3.4 Một số kiến nghị

3.4.1Đối với nhà nước

3.4.2Đối với doanh nghiệp

 

 

 

docx47 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3837 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII:foreign indirect investment)cho quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n thiết. Qui mô huy động và sử dụng vốn nước ngoài còn phụ thuộc vào môi trường vĩ mô.Môi trường vĩ mô càng thuận lợi thì qui mô huy động và hiệu quả sử dụng ngày càng cao.Do đó tạo môi trường vĩ mô thuận lợi cho các hoạt động đầu tư là giảI pháp kinh tế quan trọng.Xây dựng môI trường vĩ mô thuận lợi tức là giữ ổn định về chính trị,xây dựng cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế,xây dựng chính sách kinh tế phù hợp… Với điều kiện của Việt Nam hiện nay có rất nhiều nhà đầu tư muốn vào Việt Nam đầu tư.Cần phải tận dụng lợi thế để huy động vốn cho công nghiệp hoá,hiện đại hoá. 1.5 Kinh nghiệm thu hút và quản lí FII của một số nước 1.5.1Tình hình thu hút vốn FII của một số nước đang phát triển trong thời kỳ vừa qua Việc thu hút vốn FII của các nước đang phát triển trong khu vực châu á đang dần phục hồi và tăng nhanh trong các năm gần đây. Trong năm 2003, dòng vốn cổ phần gián tiếp ròng chảy vào các nước đang phát triển đã tăng mạnh và đạt mức khoảng 14,3 tỷ đôla Mỹ,tăng 9.4 tỷ đôla mỹ so với năm 2002. Trong đó đáng lưu ý là sự tăng lên mạnh mẽ của dòng vốn vào ấn Độ(và ở quy mô thấp hơn là Trung Quốc).Sự phục hồi của các nền kinh tếs mới nổi cùng với việc lãi suất thấp trên toàn thế giới là những yếu tố chủ chốt kích thích thu hút được nguồn vốn FII.Năm 2004 đạt mức 22tỷ đôla,năm 2005 là 27 tỷ USD và năm 2006 là 29.8 tỷ USD. Ngoài ra các nền kinh tế mới nổi hay các nước đang phát triển thuộc khu vực châu á đang có những cải cách về hệ thống tài chính ngân hàng mang lại niềm tin cho nhà đầu tư.Theo dự báo của WB thì số lượng FII vào các nước này sẽ tiếp tục tăng mạnh đặc biệt là khu vực ASEAN khoảng 35 tỷ USD vào năm 2007. Các nước thu hút FII và sử dụng,quản lí hiệu quả là Trung quốc và Malaixia ,singapo trong khu vực châu á. 1.5.2 Kinh nghiệm của Trung quốc và malaixia,Thái lan * Trung quốc và Malaxia Vốn đầu tư gián tiếp FII là nguồn vốn có tính thanh khoản cao,ngắn hạn,bất ổn định,dễ bị đảo ngược cũng như tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau và rất phức tạp.Có nhiều nước thu hút và sử dụng thành công nguồn vốn này cho quá trình phát triển đất nước,có những nước lại lâm vào tình trạng khủng hoảng khi sử dụng nguồn vốn này tiêu biểu là khủng hoảng tài chính năm 1997 tại các nước châu á. Trung quốc và Malaxia được coi là hai nước thu hút và sử dụng thành công nguồn vốn FII và thoát khỏi tình trạng quay ra của nguồn vốn không làm ảnh hưởng tới phát triển kinh tế.Các nước đã sử dụng một số chính sách sau: - Đưa ra môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và khai thác tiềm năng đất nước,quảng bá môi trường đầu tư,hệ thống pháp luật nhất quán ….khuyến khích thu hút đầu tư. - Xác định rõ mục tiêu của thu hút FII và sử dụng,quản lí:đảm bảo ổn định tài chính,tính cạnh tranh của tỷ giá hối đoáI,tính độc lập của chính sách tiền tệ và tránh sự lây lan của khủng hoảng từ bên ngoài;thay đổi cơ cấu của dòng vốn này thông qua việc khuyến khích dài hạn và hạn chế ngắn hạn; đảm bảo sự độc lập chính trị;trợ giúp chính sách công nghiệp,thực hiện quá trình tự do hoá từ từ và có thể kiểm soát được,tăng tiết kiệm nội địa và dự trữ ngoại tệ. -áp dụng đa dạng các biện pháp để điều tiết sự di chuyển của vốn gián tiếp nước ngoài như đánh thuế dòng vốn vào,kiểm soát dòng vốn ra,chính sách tài khoá thắt chặt…. Kết quả thu được là tăng được nguồn vốn nàyvà kiểm soát được dòng vốn này và có biện pháp thay đổi nhanh khi dòng vốn này có xu hướng quay ra.Các chính sách trên đã thay đổi được cơ cấu và thời hạn của dòng vốn vào trong nước tăng dài hạn,giảm ngắn hạn.Điều này đã giảm thiểu rủi ro.Đồng thời đã đảm bảo được sự ổn định tài chính và tránh được nguy cơ lây lan khủng hoảng,đảm bảo được sự độc lập của chính sách tiền tệ…Các kết quả trên đã làm cho lượng vốn dài hạn tăng,giảm thiểu được rủi ro lớn. Thành công của những chính sách trên phảI kể đến vai trò của chính phủ.Chính phủ có quyết tâm và năng lực trong viêc thiết lập chính sách và thực hiện nhất quán linh hoạt,mềm dẻo theo sự thay đổi của tình hình thực tế.Mặt khác phảI kể đến nền tảng kinh tế vĩ mô lành mạnh và tiến hành tự do hoá nền kinh tế một cách từ từ. Bên cạnh những thành công không có hạn chế của những chính sách trên.Đó là tăng chi phí vốn cho nền kinh tế,tăng tình trạng tham nhũng,tăng những khoản cho vay không hiệu quả của hệ thống ngân hàng. * Thái lan Thái lan có biện pháp thu hút được rất nhiều vốn gián tiếp do môi trường đầu tư hấp dẫn.Nhưng hậu quả khủng hoảng tài chính là Thái lan thu hút ồ ạt mà trước đó không hề đưa ra biện pháp quản lí kiểm soát nguồn vốn này và làm thế nào hạn chế rủi ro.Hệ thống tài chính của Thái lan chưa thực sự mạnh cho nên trong thời gian đó chưa đem lại kết quả khi luồng vốn quay ra.Hơn nữa các biện pháp của TháI lan không có sự thống nhất trong thực hiện,quá trình tự do hóa tài khoản vốn ở tháI lan diễn ra quá nhanh và không có sự giám sát điều tiết của hệ thống ngân hàng nội địa,chính phủ đứng ra bảo lãnh cho hoạt động của hệ thống tài chính dẫn tới rủi ro đạo đức. 1.5.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Từ kinh nghiệm thu hút và quản lí giảm thiểu rủi ro của các nước trên có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: Tạo điều kiện môi trường đầu tư thuận lợi cho thu hút vốn vào Việt nam.Môi trường này bao gồm cả chính sách của chính phủ,hệ thống pháp luật,tiềm năng phát triển của đất nước về tăng trưởng kinh tế,sự ổn định về chính trị.Đây là những nhân tố Việt Nam có thể làm được. Song song với việc thu hút cần xây dựng biện pháp quản lí kiểm soát nguồn vốn này.Hệ thống tài chính ngân hàng cần được xây dựng lớn mạnh đủ sức kiểm soát nguồn vốn trên.Xây dựng chính sách tiền tệ, tỷ giá hối đoáI linh hoạt phù hợp với sự biến đổi kinh tế.Đồng thời tự do hoá nền kinh tế từ từ,chuyển đầu tư ngắn hạn sang thành dài hạn như vậy giúp vốn ở lại lâu hơn ,thuận tiện cho mục đích sử dụng….. Tóm lại,trong khi xây dựng chính sách thu hút vốn cần học tập của các nước để xây dựng cho đúng và đưa ra các biện pháp giảm thiểu rủi ro cho phù hợp. Chương 2:Thực trạng thu hút FII vào Việt Nam 1.Thực trạng của việc thu hút và sử dụng vốn cho quá trình công nghiệp hoá,hiện đại hoá ở Việt Nam Để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa,hiện đại hoá đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng nước kém phát triển vào năm 2010 và trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 thì trong những năm(2001-2006) Việt Nam đã huy động một lượng vốn khổng lồ cho quá trình này.Nguồn vốn được huy động nhiều cho quá trình này là nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài:ODA ,FDI,FII.Những nguồn vốn này liên tục gia tăng,năm sau luôn cao hơn năm trước. 1.1. Sự cần thiết của nguồn vốn FII. Lượng vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu là FDI và ODA vào Việt Nam khá nhiều song trên thực tế đưa vào các dự án chỉ đạt được khoảng 70-80% giai đoạn 2001-2006.Sau đây là bảng số liệu về lượng vốn đầu tư nước ngoài trong tổng số vốn đầu tư: Năm ĐTNN (t ỷ USD) Tổng vốn đầu tư 2000 13.3 27.9 2001 13.8 30 2002 13.8 33.7 2003 14.5 35.9 2004 17 36.3 2005 18.5 38.7 Nguồn :CEMS Sau đây là biểu đồ miêu tả vốn đầu tư nước ngoài và tổng đầu tư: Nguồn vốn FDI là nguồn vốn đầu tư trực tiếp,nhà đầu tư quan tâm xem xét đến hoạt động của quá trình sản xuất.Do đó nguồn vốn này phân bố không đồng đều. Nguồn vốn này vẫn chiếm tỷ trọng khá nhỏ.FDI chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp và xây dựng khoảng 65%,nông lâm ngư nghiệp khoảng 5%;dịch vụ khoảng 30%. Xét về phân bố vốn theo vùng thì tập trung chủ yếu ở các tỉnh thành phố:Hồ chí Minh,Hà Nội,Bình Dương, Đồng Nai,Bà rỵa vũng tàu, Đà Nẵng.Những tỉnh này có điều kiện phát triển từ trước và có nhiều khu công nghiệp,có điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư. Điều này dẫn đến sự phát triển không đồng đều giữa các vùng kinh tế. Khu vực đầu tư 1991-1995 1995-2000 2001-2005 Phía Nam 53.7% 46.2% 63.6% Phía Bắc 25.8% 30.8% 17.5% Phía Trung 2% 2% 2% Phân bố đầu tư của vốn đầu tư nước ngoài.(nguồn tổng cục thống kê) Việc sử dụng FDI có tác dụng phát triển kinh tế của một số vùng,ngành trọng điểm.Do đó làm kinh tế cả nước phát triển song dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo,chênh lệch giữa các vùng miền của đất nước cao,bất bình đẳng ngày càng gia tăng.Mặt khác, FDI tập trung ở những khu công nghiệp phát triển làm cho quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh,làm tăng di dân,gây ra tình trạng khó quản lí dân cư…Đây là những hạn chế của FDI. Nguồn vốn ODA: Đây là nguồn vốn viện trợ phát triển chủ yếu đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng của chính phủ các nước nhằm mục tiêu tạo điều kiện cho doanh nghiệp của họ vào đầu tư thuận lợi.Nguồn vốn này liên tục tăng qua các năm.Nhưng so với tổng nguồn vốn cần cho nền kinh tế thực sự là thấp.Sử dụng ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng như giao thông vận tải,cho xây dựng cải cách bộ máy hành chính,phát triển y tế và giáo dục vùng xa…Nhưng do quản lí chưa tốt cộng thêm giải ngân chậm,nguồn vốn này bị thất thoát khá nhiều.Và năm 2006 nhà nước đã ban hành pháp lệnh về việc quản lí nguồn vốn này chặt chẽ hơn. Nguồn vốn này không đủ đáp ứng nhu cầu cho xây dựng lại hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém của Việt Nam.Thực tế,chúng ta thấy đường xá vẫn chưa tốt,chưa thuận tiện cho việc đi lại,công trình xây dựng cầu đường do cung vốn có hạn nên phải cân nhắc lựa chọn đầu tư có trọng điểm…Vốn còn khá nhỏ không đáp ứng được nhu cầu cho dự án như tiền giải phóng mặt bằng, đền bù,xây dựng cơ bản…làm cho quá trình thực hiện dự án chậm.Đồng thời phải chấp nhận một số thỏa thuận của nhà đầu tư. Tóm lại ,cả 2 nguồn vốn trên mới đáp ứng khoảng 25% so với nhu cầu vốn thực tế trong giai đoạn qua.Mà theo như mục tiêu của chính phủ trong những năm tới nguồn vốn nước ngoài này chiếm khoảng 35%,trong khi đó dự báo hai nguồn vốn này chỉ đáp ứng được khoảng 25%.Do đó rất cần có mặt của nguồn vốn FII để có thể phát triển kinh tế đồng đều giữa các vùng cũng như các khu vực.FII là nguồn vốn mà nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào doanh nghiệp Việt Nam và chỉ để ý tới lợi nhuận không quan tâm tới việc sử dụng vốn. Đây là điểm thuận lợi để chúng ta khai thác nguồn vốn này khắc phục những nhược điểm của 2 nguồn vốn trên. Vài nét về nguồn vốn FII tại Việt Nam FII tại Việt Nam là một nguồn vốn hoàn toàn mới đối với người dân Việt.Nguồn vốn này có rất nhiều hình thức biểu hiện song ở Việt Nam có 2 hình thức chính là thông qua bán trái phiếu chính phủ và thông qua phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán trong nước.Trong tương lai không xa sẽ có thêm hình thức phát hành cổ phiếu trên thị trường quốc tế. -Hình thức bán trái phiếu chính phủ thực hiện lần đầu tiên vào năm 2005 với số lượng là 750 triệu USD.Đây là nguồn vốn dài hạn mà chính phủ có thể sử dụng cho phát triển kinh tế không có thêm ràng buộc.Đây là một trong những ưu điểm của vốn FII dài hạn. Hình thức bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán ở Việt nam mới phát triển vào năm 2001.Hình thức này thu hút vốn vẫn nhỏ lẻ,đầu tư ngắn hạn,tiềm ẩn nhiều rủi ro. -FII theo sự phát triển của thị trường chứng khoán,theo nhu cầu của nhà đầu tư và của nước tiếp nhận đầu tư.Việt nam là nước đang phát triển có nhu cầu thu hút FII nên đã mở cửa thị trường chứng khoán ,cho phép vốn được lưu thông tự do.Nhưng sự lưu thông tự do này vẫn có sự kiểm soát để việc lưu thông tự do diễn ra từ từ không làm ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế.Trong 2 năm gần đây thị trường chứng khoán Việt Nam rất sôi động. Đây là một nguồn vốn mới ,mấy năm gần đây mới được quan tâm thu hút.Song nguồn vốn này cũng chứa nhiều rủi ro,vì vậy cần có sự quan tâm kiểm soát chặt chẽ của chính phủ,của cơ quan có chức năng,của các doanh nghiệp. 1.3 Các cơ chế chính sách của Việt Nam thu hút đầu tư gián tiếp FII. Do nhu cầu sử dụng vốn quá lớn trong thời gian tới lại mong có tính chủ động trong sử dụng vốn,Việt Nam đã đưa ra các chính sách thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài.(trước đó Việt Nam không quan tâm đến thu hút nguồn vốn này mà chỉ quan tâm thu hút FDI và ODA). Việc thu hút nguồn vốn này đồng nghĩa với việc phát triển thị trường chứng khoán bởi vì FII là việc nhà đầu tư tham gia mua bán các giấy tờ có giá trên thị trường vốn(TTCK). Để thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường này,Việt Nam đã có một số cải cách mở cửa kêu gọi nhà đầu tư: - Hệ thống pháp luật ngày một hoàn thiện hơn.Năm 2003 luật chứng khoán qui định nhà đầu tư nước ngoài không được nắm giữ quá 30% cổ phiếu của công ty,năm 2006 cho phép lên tới 49% và hiện nay đang dự kiến cho phép là 100% đối với những ngành nghề không quan trọng.Nhưng hiện nay trong luật vẫn chưa ghi rõ là những ngành nào. Đây là một hạn chế của luật. Đồng thời luật doanh nghiệp,luật đầu tư và luật chứng khoán năm 2007 đã cùng có hiệu lực. Điều này giúp nhà đầu tư an tâm hơn trong cơ chế chính sách đầu tư. -Quản lí tài khoản vãng lai của nhà đầu tư nước ngoài. Đây là một vấn đề khá nhạy cảm.Nếu quản lí chặt quá nhà đầu tư không thích,quản lí lỏng thì không kiểm soát được nguồn vốn này lại lâm vào tình trạng khủng hoảng giống của Thái lan.Hiện nay nhà nước đã ban hành pháp lệnh về quản lí tài khoản vãng lai của nhà đầu tư nước ngoài.Theo đánh giá của một số chuyên gia thì việc quản lí hiện nay có phần thận trọng quá làm cho việc thanh toán của nhà đầu tư nước ngoài khó khăn cộng thêm sự yếu kém trong lĩnh vực ngân hàng.Không một nhà đầu tư nào muốn tài sản của mình bị khống chế.Do đó tự do hóa tài khoản vãng lai là chuyện phải làm song cần phải từ từ để dễ kiểm soát.Hi vọng việc kiểm soát này được nới lỏng hơn. - Việc qui định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài còn khá chặt như yêu cầu thông qua quĩ khác,thành lập các chi nhánh,qui định về thời gian hoạt động…Điều này hạn chế 80% FII vào Việt Nam vì thực tế thị trường chứng khoán của chúng ta đối với nhà đầu tư lớn thì quá nhỏ chưa cần thiết phải mở thêm chi nhánh,quĩ của mình… Có thể nói,Việt Nam mở cửa thu hút đầu tư song sự mở cửa này rất hạn chế,dè dặt.Vì vậy,lượng vốn vào cũng tương xứng tiềm năng. 3 Thực trạng thu hút FII Nguồn vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam là một con số còn khá mới mẻ .Trước năm 2002 thì gần như là không có vì kinh tế nước ta còn kém phát triển chưa có sự tham gia của thị trường chứng khoán.Từ năm 2003 trở đi thì có sự góp vốn FII nhưng trong giai đoạn đó(2003-2005) con số này là rất nhỏ gần như không đáng kể.Đồng thời Việt nam cũng gần như không quan tâm tổng hợp về số liệu này ngoài con số về bán tráI phiếu chính phủ ra nước ngoài (năm 2006 mới tổng hợp lại). Tuy nhiên với những chính sách phù hợp cộng với tiềm năng của đất nước năm 2006 đã thu hút được một lượng vốn FII tương đối.Kết quả này coi như là khá thành công. 3.1 Giai đoạn 2001-2004 Sau khủng hoảng năm 1997,nguồn vốn FII vào Việt Nam có xu hướng tăng,nhưng qui mô còn nhỏ và chiếm tỉ lệ thấp. Các nhà đầu tư nước ngoài thực sự vào đầu tư chứng khoán tại thị trường Việt nam từ năm 2001.Đầu tư gián tiếp vào thị trường chứng khoán của nước ngoài được điều tiết bởi nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11-7-1998 của chính phủ,sau đó được điều chỉnh bởi các văn bản quyết định số 139/1999/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ;quyết định 146/2003/QĐ-ttg của thủ tướng. Theo những qui định điều tiết trên trước năm 2003,các nhà đầu tư nước ngoài chỉ được nắm giữ 20% cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức phát hành,trong đó một thể chế nước ngoài nắm giữ tối đa 7% và cá nhân nắm giữ tối đa 3%.Năm 2003 ,số cổ phiếu mà nhà đầu tư nước ngoài tăng lên mức 30%,ngang bằng với mức cổ phần mà nhà đầu tư nước ngoài có thể nắm giữ theo qui định về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Số lượng nhà đầu tư nước ngoài vào Việt nam còn ít và đa sốlà nhà đầu tư cá thể.Tính đến tháng 10-2002 các nhà đầu tư này đã mua vào 11triêu cổ phiếu và bán ra gần 920000 cổ phiếu.Trên khía cạnh giá trị thì chiếm 15.5 triệu USD trong tổng số 172 triệu.Thời gian này toàn đầu tư ngắn hạn. Sau đây là bảng số liệu về thu hút FII ở Việt nam những năm gần đây do VOF tổng kết: Năm Tỉ lệ thu hút FII so với FDI 2002 1.2% 2003 2.3% 2004 3.7% Trong khi đó tỉ lệ này ở Thái lan,Malaysia,Trung Quốc khoảng 30-40%. 3.2 Giai đoạn 2005 trở lại đây. Tuy nhiên ,thực tế cũng thấy,đầu tư FII vào Việt Nam có xu hướng tăng nhanh,năm 2005 vốn FII là 875triệu USD và tới năm 2006 đã xuất hiện thêm nhiều quĩ mới ,cũng như sự cam kết tăng vốn của các quĩ hiện tại.Quĩ VOF vừa thông báo tăng thêm 76 triệu USD nữa nâng qui mô vốn đến thời điểm hiện tại lên 171 triệu USD.Phía Vina capital,đơn vị quản lí VOF,kì vọng sẽ đầu tư hết khoản vốn tăng thêm này trong vòng 6 đến 9 tháng ;sau đó sẽ tiếp tục gọi vốn để tăng qui mô của quĩ VOF lên 250 triệu USD vào cuối năm 2006.Theo bản báo cáo của Citigroup ngày 27-9-2006,nhóm nghiên cứu của Citigroup nhận định Việt Nam là thế lực mới nổi lên “powerhouse”của khu vực Đông Nam á và cho rằng đô thị hoá là một thách thức quan trọng.Do vậy chính phủ sẽ có những ưu đãi để thu hút vốn đầu tư gián tiếp vào lĩnh vực này. Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam tăng theo sự phát triển cuả Thị trường chứng khoán là một thực tế đã được thừa nhận.Những phân tích tác động của nguồn vốn này đối với sụ phát triển của nền kinh tế đã được đưa ra.Tuy nhiên con số thực tế về nguồn vốn này đang là bao nhiêu thì vẫn chưa có con số chính xác.Những số liệu sau được coi là số liệu duy nhất về vấn đề này và được sử dụng làm tài liệu trong các buổi họp liên quan đến đầu tư gián tiếp. Vào giữa năm 2006,bộ tài chính đã công bố về vốn gián tiếp,đến thời điểm đó có 19 quĩ đầu tư nước ngoài với tống số vốn gần 2tỷ USD hoạt động tai Việt Nam.Đây được xem là con số chính thức đầu tiên về vốn gián tiếp tại Việt Nam.Những năm trước đó chúng ta không kiểm soát và thống kê được.Năm 2007 đã có 23 quĩ hoạt động tại Việt Nam. Theo Vụ chính sách tiền tệ-Ngân hàng nhà nước ứơc tính thì nguồn vốn đầu tư gián tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam được phản ánh trên cán cân thanh toán ngày càng tăng.Đến quí 1/2006 khoảng 189 triệu USD,quí 2 khoảng 283 triệu USD,quí 3 là 202 triệu USD,quí 4 là 626 triệu USD.Tính chung cho cả năm 2006 là khoảng 1.3 tỷ USD.Đây là con số tương đối giống bộ tài chính công bố đối với loại hình đầu tư qua thị trường chứng khoán.Những con số này được sử dụng và theo dõi sự di chuyển của vốn đầu tư gián tiếp vì trước năm 2006,vốn gián tiếp vào Việt nam là rất nhỏ trên thị trường chứng khoán.(số liệu theo giá thị trường của chứng khoán do nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ) Theo bản báo cáo cập nhật tình hình kinh tế khu vực Đông á-Thái Bình Dương được WB công bố mới nhất là tháng 4-2007,con số đầu tư gián tiếp vào Việt Nam khoảng 4 tỷ USD trong tổng số 22.4 tỷ USD của thị trường chứng khoán.Đây là con số vượt qua dự đoán của nhiều người nhưng đây gần như là con số duy nhất mà mọi người có thể sử dụng một cách chính thức và được dùng trong rất nhiều diễn đàn và các cuộc thảo luận về thị trường chứng khoán.Nhưng theo các chuyên gia kinh tế trong nước và các bộ ngành có liên quan thì thực sự đầu tư gián tiếp đổ vào Việt Nam là khoảng 2 tỷ USD,và trên thị trường con số này tính ra là 4tỷ USD.Con số này tính theo giá thị trường chứngkhoán.Đây cũng là một con số khá lớn trên thị trường chứng khoán nước ta khi mà tổng giá trị vốn trên TTCK đạt 221,156 tỷ đồng tương đương với 14tỷ USD,nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ 25-30% số cổ phiếu niêm yết con số này tương đương với 3.5-4.2tỷ USD.Nhà nước ta đang huy động để cho số này chiếm khoảng 49% theo luật đầu tư chứng khoán. Theo số liệu thống kê thì đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt nam thông qua hình thức bán trái phiếu chính phủ là 750 triệu USD.Như vậy tống số tiền mà nhà đầu tư nước ngoài đổ vào Việt nam là khoảng 2 tỷ USD. Theo các chuyên gia kinh tế thì với số lượng vốn đầu tư gián tiếp vào Việt nam như vậy là tương đối cao trong năm 2006 và 2007.Nhưng so với tiềm năng phát triển của đất nứơc và so với tỉ trọng vốn đầu tư trực tiếp thì con số đó còn khá khiêm tốn. Theo thống kê của cục tiền tệ thì lượng vốn FII trong thời gian này vào trong nước,sau đó lại chảy ra.Đây thường là đầu tư ngắn hạn. Năm FII thực tế đầu tư vào VN(vào-ra) 2005 875triệu USD 2006 1.5 tỷ USD 6 tháng đầu 2007 2.2tỷ USD Qua bảng số liệu ta thấy FII ngày càng tăng.Theo dự báo thì lượng vốn này sẽ tiếp tục tăng mạnh và sẽ có xu hướng chuyển một phần sang đầu tư dài hạn. Biểu đồ miêu tả vốn FII vào Việt Nam giai đoạn 2004-2007 Nguồn: CIEM 4.Nhận xét,đánh giá. 4.1 Thành tựu - Kết quả số liệu mà chúng ta nhận thấy ở trên có thể coi đó là thành công trong thời gian ngắn như vậy.Ban đầu chỉ là 15.5tr USD năm 2002 đã lên tới 4 tỷ USD vào tháng 4 năm 2007.Đây cũng là lượng vốn quan trọng góp phần phát triển kinh tế. Chúng ta có nguồn vốn đầu tư gián tiếp cao như vậy là nhờ môi trường đầu tư vĩ mô của chúng ta ngày càng thông thoáng ổn định.Các chính sách ,định chế tài chính của chúng ta đều tập trung thu hút vốn cho phát triển đất nước.Điều này đã làm cho môi trường đầu tư tại Việt Nam càng hấp dẫn hơn.Đầu năm 2007 luật đầu tư chứng khoán đã có hiệu lực và đã cho phép nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ 49% vốn của công ty.Hai điều khoản này cơ bản đã làm cho vốn đầu tư gián tiếp tăng nhanh. Mặt khác vốn đầu tư gián tiếp tăng nhanh là còn do Việt Nam là nơi đầu tư thu hồi siêu lợi nhuận.Theo thông tin có 2 quĩ đã trả lại cho nhà đầu tư khoảng 140%,tức là nhà đầu tư bỏ ra 1USD được trả 1.4USD.Một quĩ khác là đầu tư vào bất động sản chưa thể có lãi ngay nên trả chừng 60% tức bỏ vào 1 nhận được 0.6USD.Lợi nhuận lớn từ thị trường Việt Nam tạo nên một hấp lực lơn đối với giới đầu tư nước ngoài.Hiện nay có 70 quĩ đầu tư chờ phê duyệt vào Việt Nam. -Thu hút được vốn đầu tư gián tiếp làm cho thị trường vốn của chúng ta ngày càng phát triển sâu và rộng hơn,minh bạch hơn trong điều hành quản lí hoạt động. - Tăng cường tính thanh khoản của thị trường vốn nước ta.Vốn FII từ nước ngoài đổ vào thông qua mua-bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán,do đó thúc đẩy tính thanh khoản.Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu của thị trường. -Góp phần cải thiện kĩ năng kinh doanh của khu vực tài chính.Khi mà thị trường vốn chưa phát triển thì trình độ kinh doanh của khu vực tài chính nói chung là yếu kém.Khi tham gia thị trường cao cấp có sự hội nhập bắt buộc phải nâng cao trình độ nếu không muốn bị đào thải,bị phá sản.Đây là một trong những vấn đề quan trọng mà chính phủ quan tâm. -Do nhu cầu phát triển của thị trường,trình độ nguồn nhân lực cũng được nâng lên.Đây là thành tựu quan trọng mà chúng ta đạt được vì nguồn nhân lực giữ vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế. Với thực trạng trên và so với tiềm năng đất nước khi mà tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định 8% như hiện nay thì con số đầu tư trên là khá khiêm tốn.Mặt khác những con số trên chưa thật sự đầy đủ về đầu tư gián tiếp vì chúng ta chưa quản lí được thị trường OTC.Đây là thị trường đầy tiềm năng mà các nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm.Với lượng vốn gián tiếp như hiện nay cùng với sự dè dặt của cả chính phủ và doanh nghiệp chúng ta không thể có tập đoàn lớn cho riêng mình. 4.2 Hạn chế Bên cạnh thành tựu đạt được trong một thời gian ngắn như vậy thì chúng ta vẫn còn rất nhiều hạn chế trong việc thu hút FII.So với tiềm năng của đất nước khi mà tốc độ tăng trưởng ổn định 8%/năm trong thời gian dài và là nước ổn định sau Singapo trong khu vực thì những con số trên là còn quá nhỏ. Đối với các nước đang phát triển như Việt nam ,FII chiếm khoảng 30-40% mà ở Việt nam hiện nay chưa tới 5%Hiện nay con số 4 tỷ USD được chấp nhận so với lượng vốn mà nền kinh tế cần là 140 tỷ USD quá nhỏ. Mặt khác chúng ta vẫn chưa thực sự kiểm soát được nguồn vốn này.Những con số mà chúng ta thống kê được chỉ là con số trên sàn giao dịch còn OTC chính phủ không thể kiểm soát.Đây lại là thị trường tiềm năng mà các nhà đầu tư nước ngoài hay nhắm vào.Hạn chế này đã làm giảm tính minh bạch của thị trường và chính nó đã không thu hút được các tổ chức,quĩ đầu tư lớn.Đồng thời không quản lí được nguồn vốn này khi mà có sự quay ra của nguồn vốn làm thị trường tài chính bị khủng hoảng giống như khủng hoảng 1997. Hơn nữa đây được coi là thời điểm vàng của đầu tư tại Việt nam.Do vậy hàng tỷ USD đã được đổ vào Việt Nam,xong việc giảI ngân còn rất chậm,trong đó một số quĩ hoạt động mang tính thăm dò do phần nhiều các doanh nghiệp cổ phần hoá chưa kiểm toán,định giá tín nhiệm…Tất cả những yếu tố trên làm cho FII vào Việt Nam còn hạn chế. Một hạn chế khác trong thu hút và quản lí FII là việc thị trường chứng khoán của chúng ta khá non trẻ,phụ thuộc khá nhiều vào các nhà đầu tư nước ngoài.Khi mà các nhà đầu tư nước ngoài bán ra,các nhà đầu tư trong nước cũng đồng loạt bán ra khiến thị trường mất điểm liên tục.Khi mà thị trường tăng điểm cũng có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài lại cũng quan tâm đến chính sách tỷ giá của đồng Việt nam so với đồng USD.Do đó lại làm cho nền kinh tế của chúng ta lâm vào tình trạng bị động.Điều này làm tăng rủi ro cho nhà đầu tư nội địa và cả nền kinh tế khi mà tỉ lệ dự trữ của chúng ta là khá nhỏ. 4.3 Nguyên nhân hạn chế Việt Nam gia nhập WTO, vận nước đang lên…là những cơ hội rất thuận lợi để Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, để tận dụng cơ hội này cần có sự nỗ lực mạnh mẽ từ phía Nhà nước, chính phủ và các doanh n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxMột số biện pháp tăng thu hút thêm nguồn vốn nhằm đáp ứng đủ vốn cho quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa ở Việt Nam.docx
Tài liệu liên quan