Đề tài Giải pháp tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA của UNDP cho Việt Nam

Trong đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước thì nguồn vốn viện trợ chính thức (ODA) nói chung và của ODA của UNDP nói riêng thực sự đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam. Việc nghiên cứu cứu và phân tích về tình hình thu hút và sử dụng nguồn ODA của UNDP cho Việt Nam trong thời gian qua đưa ra mội cái nhìn đầy đủ hơn về sự giúp đỡ của UNDP đối với Việt Nam cũng như xu hướng thay đổi của nguồn viện trợ này trong thời gian tới. Nguồn vốn ODA từ UNDP đã, đang và sẽ hỗ trợ Việt Nam rất nhiều trong các lĩnh vực quan trọng đối với đất nước như: bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng bền vững, phát triển nguồn nhân lực, cải cách cơ chế, chính sách, xoá đói giảm nghèo

Việc phát hiện những hạn chế và đề ra giải pháp trong thu hút và sử dụng vốn ODA của UNDP cho Việt Nam có góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác lâu năm giữa UNDP với Chính phủ Việt Nam, tạo điều kiện cho Việt Nam sử dụng hiệu quả nguồn viện trợ quan trọng này. Thêm vào đó, việc hợp tác thành công với UNDP còn giúp Việt Nam ngày càng cải thiện vị thế của mình trong con mắt các nhà tài trợ, để hướng tới khả năng vận động và thu hút tốt hơn nguồn viện trợ phát triển chính thức trong giai đoạn tới

doc91 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1331 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA của UNDP cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hất của cả Chính phủ và UNDP sẽ giúp tập trung nguồn lực và mang lại hiệu quả cao hơn. Cơ cấu viện trợ của UNDP theo quy mô dự án được thể hiện trong hình 2: Hình 2. Cơ cấu viện trợ của UNDP theo quy mô dự án giai đoạn 1997-2008 (Nguồn Bộ Kế hoạch và đầu tư) Trong số các dự án nhỏ ( xét các dự án có quy mô ít hơn 200.000 USD), có tới 54% số dự án là những nghiên cứu và thử nghiệm được với nguồn tài chính lấy từ các quỹ đặc biệt và được điều hành bởi UNDP. Chỉ có 11% số dự án nhỏ thực sự vận hành theo phương thức Quốc gia điều hành dự án ( NEX). Một trong số những quỹ đặc biệt có thể kể đến Quỹ môi trường toàn cầu ( GEF) với 36% nguồn vốn dành cho những dự án thử nghiệm quy mô nhỏ. 2. Tình hình giải ngân ODA từ UNDP 2.1 Mức giải ngân và tỉ lệ giải ngân ODA từ UNDP giai đoạn 1997-2008 Cũng như các nguồn vốn viện trợ không hoàn lại và hỗ trợ kỹ thuật khác, nhìn chung, việc giải ngân từ các dự án do UNDP hỗ trợ tương đối thuận lợi. Mức cam kết của UNDP cho Việt Nam thường thay đổi theo các chu kỳ 5 năm trong Khuôn khổ hợp tác quốc gia. Trong giai đoạn 2001-2005, cam kết vốn trung bình khoảng 14 triệu USD/ năm trong khi trong giai đoạn 2006-2008, mức cam kết của UNDP dành cho Việt Nam vào khoảng 17 triệu USD/ năm. Mức giải ngân hàng năm của UNDP giao động trong biên độ khá nhỏ, xoay quanh con số cam kết trung bình. Cụ thể tình hình giải ngân vốn UNDP choViệt Nam giai đoạn 1997-2008 được thể hiện qua bảng 3 và hình 3 như sau: Bảng 3: Giải ngân của UNDP cho Việt Nam giai đoạn 1997-2008 Năm Cam kết ( triệu USD) Giải ngân (triệu USD) Tỉ lệ giải ngân (%) 1997 21,4 13,5 63 1998 25,7 17,5 68 1999 28,6 21,2 74 2000 22,3 17,2 77 2001 20,6 15,8 73 2002 14,7 11,3 78 2003 13,5 11,5 85 2004 15,9 13,9 87 2005 16,1 15,6 90 2006 16,4 13,9 79 2007 18,4 14,0 76 2008 25,3 21,0 80 ( Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư) Hình 3: So sánh ODA của UNDP cam kết và giải ngân tại Việt Nam giai đoạn 1997-2008 ( Nguồn Bộ Kế hoạch và đầu tư) Qua bảng 3 và hình 3 có thể thấy mức giải ngân vốn vay của UNDP cho Việt Nam đạt cao nhất vào giai đoạn 1999-2000, giai đoạn cuối của chương trình hợp tác quốc gia 1997-2000. Tuy vậy tỉ lệ giải ngân giai đoạn này không cao, chỉ trong khoảng từ 63% đến 77%. Trong giai đoạn thực hiện Khuôn khổ hợp tác quốc gia 2001-2005, mức cam kết và giải ngân thấp hơn, tùy theo những mục tiêu trọng tâm mà Chính phủ và UNDP đã đề ra trong giai đoạn này. Có thể thấy sự chênh lệch giữa mức cam kết và giải ngân không còn lớn như giai đoạn trước, tức tỉ lệ giải ngân đã ngày càng được cải thiện đáng kể. Tỉ lệ giải ngân cao nhất đạt năm 2005 lên tới 90% và thấp nhất năm 2001 cũng là 73%. Giai đoạn 2006-2008 vừa qua, việc giải ngân vốn của UNDP cũng tương đối thuận lợi, riêng năm 2008 Chính Phủ Việt Nam đã nhận được tổng số viện trợ cho các dự án ước tính khoảng 21 triệu USD đạt xấp xỉ 80% cam kết. Với đặc thù nguồn vốn ODA không hoàn lại và chủ yếu trong các dự án nâng cao năng lực và hỗ trợ kỹ thuật, việc tỉ lệ giải ngân cao của UDNP dường như là một điều hiển nhiên. Song cần yếu tố đặc điểm nguồn vốn của UNDP đó là tỉ trọng vốn không thường xuyên hay nguồn vốn huy động thêm từ các nhà tài trợ và tổ chức đa phương khác là rất lớn, thường chiếm tới 2/3 tổng nguồn vốn viện trợ của UNDP. Để đạt được tỉ lệ giải ngân cao như vậy chứng tỏ nỗ lực rất lớn của Chính phủ Việt Nam cũng như UNDP trong công tác huy động viện trợ. 2.2 So sánh tình hình cam kết và giải ngân ODA của UNDP với một số nhà tài trợ và với tỉ lệ chung của cả nước Khi so sánh tỉ lệ giải ngân của UNDP với tỉ lệ giải ngân của cả nước, có thể thấy tỉ lệ này thường cao hơn trong suốt giai đoạn từ 1997 đến 2008. Đặc biệt trong hai chương trình hợp tác gần nhất của UNDP với Việt Nam, CCF giai đoạn 2001-2005 và giai đoạn 2006-2010, tỉ lệ giải ngân của UNDP có nhiều năm gấp đôi tỉ lệ giải ngân ODA chung của cả nước. Ví dụ trong những năm 2005, 2006 và 2007, tỉ lệ giải ngân của UNDP đạt 87%, 90% và 74% trong khi giải ngân chung chỉ đạt trong những năm tương ứng là 48%, 47% và 40%. So sánh tỉ lệ giải ngân của UNDP với tỉ lệ giải ngân chung của cả nước được thể hiện trong hình 4: Hình 4: So sánh tỉ lệ giải ngân của UNDP với tỉ lệ giải ngân cả nước giai đoạn 1997-2008 (Nguồn Bộ Kế hoạch và đầu tư và tính toán của tác giả) Từ bảng 4 có thể thấy tỉ lệ giải ngân của UNDP ở mức cao so với tỉ lệ giải ngân chung toàn quốc. Đặc biệt càng trong giai đoạn trở lại đây, tỉ lệ này ngân của UNDP càng đi vào ổn định. Đây là một trong những thành tựu đáng ghi nhận vì tuy đây là một nguồn vốn viện trợ không hoàn lại song các dự án và chương trình của UNDP luôn cần thu hút một lượng lớn nguồn vốn không thường xuyên từ các nhà tài trợ khác. Việc liên tục đạt tỉ lệ giải ngân vượt trội chứng tỏ nỗ lực của cả Chính phủ Việt Nam và UNDP trong việc thu hút viện trợ. II/ Thực trạng sử dụng ODA của UNDP 1. Tình hình sử dụng ODA trong lĩnh vực quản trị quốc gia theo nguyên tắc dân chủ Tầm quan trọng của công tác quản trị quốc gia theo nguyên tắc dân chủ ở các nước đang phát triển được nêu rõ tại Hội nghị thượng đỉnh Thiên niên kỷ năm 2000, coi đó là điều kiện tiên quyết để phát triển có hiệu quả. Một số vấn đề chủ yếu trong công tác này gồm tăng cường năng lực thể chế của các ngành hành pháp, lập pháp và tư pháp; làm rõ và nâng cao trách nhiệm của Quốc hội và Hội đồng nhân dân; cải cách hành chính công để nâng cao trách nhiệm giải trình và tăng cường thực hiện chủ trương phân cấp để đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của các cấp chính quyền. Đây cũng là một trong những lĩnh vực trọng tâm mà UNDP luôn ưu tiên kể từ ngày tiên hợp tác với Việt Nam. Với vị thế thuận lợi là đối tác lâu dài, có được sự tôn trọng và gần gũi với Chính phủ Việt Nam và các đối tác phát triển khác, UNDP ngày càng tỏ rõ vai trò quan trọng trong việc tăng cường công tác điều phối tài trợ và đối thoại chính sách chung về cải cải chính trị, hành chính và tài chính. Đặc biệt, sự  hỗ trợ của UNDP ở lĩnh vực quản trị quốc gia theo nguyên tắc dân chủ tại Việt Nam hướng tới việc xúc tiến các khái niệm cơ bản về trách nhiệm giải trình, tính minh bạch và sự tham gia của người dân. Ba khía cạnh then chốt của UNDP trong công tác xúc tiến quản trị quốc gia theo nguyên tắc dân chủ trong thời gian qua tại Việt Nam là: Cải cách hành chính, đặc biệt nhấn mạnh các cơ chế nhằm tăng cường sự tham gia của người dân và nâng cao trách nhiệm giải trình đối với ngân sách và dịch vụ của Chính phủ cho người dân. Chế độ pháp quyền và tiếp cận công lý, trong đó có tiếp tục hỗ trợ các biện pháp cải cách luật pháp và tư pháp Tăng cường năng lực của cơ quan dân cử, tập trung vào việc tăng cường năng lực của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân trong việc thực thi các chức năng cơ bản của mình và đại diện quyền lợi của người nghèo. 1.1 Tình hình sử dụng ODA của UNDP trong lĩnh vực cải cách hành chính công. Thực tế đã chứng minh, nếu chỉ cải cách kinh tế mà không cải cách hành chính (CCHC) thì những thành tựu kinh tế thu được sẽ rất hạn chế và thiếu tính bền vững. Một nền hành chính có năng lực tốt có thể tạo ra sự minh bạch và nhất quán cần thiết để Việt Nam thực hiện các ưu tiên quốc gia và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Bởi vậy đây là một trong những lĩnh vực trọng tâm trong quan hệ hợp tác giữa UNDP và Việt Nam. UNDP chính là nhà tài trợ quốc tế đầu tiên hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực cải cách hành chính (CCHC) đầy khó khăn phức tạp này. Mục tiêu của UNDP trong việc tham gia quá trình CCHC ở Việt Nam là hỗ trợ việc xây dựng các hệ thống và quy trình có ý thức trách nhiệm hơn, minh bạch hơn và có sự tham gia nhiều hơn của người dân, qua đó góp phần thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội quốc gia. Việc hỗ trợ CCHC của UNDP tại Việt Nam khởi nguồn từ đầu những năm 1991, với dự án: “ Tăng cường năng lực cho Ban tổ chức cán bộ Chính phủ”. Dự án được đánh giá gieo mầm cho công cuộc cải cách hành chính của Việt Nam. Các nội dung quan trọng trong dự án có thể kể đến như: hỗ trợ cải tiến quy trình xây dựng ngân sách Trung Ương, hỗ trợ dự thảo Pháp lệnh công chức năm 1998, hỗ trợ soạn thảo Nghị quyết 8, khóa VII về chuyên đề CCHC ...Có thể nói thành tựu cụ thể và nổi bật nhất mà dự án mang lại chính là lần đầu tiên Việt Nam được tiếp cận và hiểu rõ nội dung của CCHC ở cả 3 phương diện: thể chế, tổ chức và nhân sự. Thành tựu lớn nhất trong quá trình hợp tác giữa UNDP và Việt Nam đề CCHC chính là việc phê duyệt Chương trình tổng thể CCHC Nhà nước 2001-2010, đánh dấu quyết tâm to lớn của Việt Nam trong việc đẩy mạnh cải cách có hệ thống. Giai đoạn 5 năm đầu của Chương trình đã có những thành tựu nhất định như hoàn thành khuôn khổ pháp lý cho công cuộc cải cách, khởi đầu chuẩn bị các khuôn khổ pháp lý cho việc chống tham nhũng, tăng cường sự tham gia của người dân và cải tiến hệ thống quản lý nhân sự và chế độ thù lao. Các dự án lớn trong lĩnh vực CCHC của UNDP dành cho Chính phủ Việt Nam giai đoạn 2001-2010 được thể hiện trong bảng 4: Bảng 4 Danh sách dự án của ODA cho Việt Nam trong lĩnh vực cải cách hành chính 2001-2010 Tên dự án Thời gian Nguồn tài chính cam kết Lượng ODA đã thực hiện Vốn ODA Vốn đối ứng Hỗ trợ chương trình cải cách hành chính công tại TP Hồ Chí Minh (giai đoạn 2) 2003-2005 1.800.000 USD 200.000 USD bằng hiện vật 2 triệu USD ( đạt 100% ) Hỗ trợ cải cách hành chính ở Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn 2003-2006 2.330.000 USD 257.000 USD 1.815.000 USD ( đạt 66%) Hỗ trợ cải cách hành chính tại TP Hồ Chí Minh 2008-2011 2008-2011 3.317.000 USD 335.000 USD 958.000 USD ( hết 2008) Tổng 7. 239.000 ( Nguồn : www.undp.org.vn và www.dad.mpi.gov.vn ) Nhìn chung trong thời gian quan việc sử dụng ODA của UNDP trong lĩnh vực CCHC là tương đối thuận lợi. Lượng ODA mà UNDP cam kết viện trợ trong giai đoạn 2001-2010 cho công cuộc CCHC tại Việt Nam lên đến trên 7 triệu USD. Thành phố Hồ Chí Minh ( HCM) được chọn làm địa phương thí điểm cho nhiều chương trình và dự án CCHC. Sau 2 Chương trình CCHC giai đoạn 1 ( 1999-2002) và giai đoạn II ( 2003-2005), nhiều sáng kiến thí điểm như cơ chế “ Một cửa, một dấu”, dịch vụ đăng ký kinh doanh trực tuyến cung cấp 24 giờ trong ngày dần dần được nhân rộng ra các địa phương khác trong cả nước. Tuy vậy dự án thí điểm ban đầu cho CCHC tại Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn lại chỉ đạt trên 66% lượng vốn cam kết mà nguyên nhân chính chỉ ra đó là do văn kiện dự án chưa xét hết những thay đổi có thể xảy ra trong khoảng thời gia 4 năm do đó một số đầu ra bị trùng lặp với chương trình hỗ trợ của nhà tài trợ khác. Tuy vậy dự án cũng đã thực hiện được 16 trong số 44 đầu ra mà Chương trình tổng thể CCHC công đặt ra, một kết quả đáng khích lệ cho một dự án thí điểm. Mới đây UNDP lại tiếp tục mở rộng việc hỗ trợ CCHC cho TP HCM bằng Dự án ”Hỗ trợ cải cách hành chính tại TP Hồ Chí Minh 2008-2011” mà mục tiêu chính là nâng cao Năng lực các cơ quan hành chính trong thành phố, Tăng cường hiệu quả và chất lượng thực thi công vụ của bộ máy hành chính, xây dựng một hệ thống thông tin quản lý MIS/GIS để thông tin có hiệu quả hơn cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp. Tính riêng trong năm 2008, dự án đã nhận được lượng giải ngân 958.000 USD, đạt kế hoạch đặt ra. 1.2 Tình hình sử dụng ODA của UNDP trong lĩnh vực tăng cường năng lực của Quốc hội và các cơ quan dân cử. Từ giữa những năm 1990, UNDP đã hỗ trợ Quốc hội và Hội đồng Nhân dân tỉnh trong việc nâng cao năng lực của đại biểu ở tất cả các chức năng: chức năng đại diện, chức năng giám sát và chức năng làm luật. Trọng tâm hỗ trợ hiện nay là chia sẻ tri thức và thiết lập mạng lưới nhằm cải tiến các quy trình làm việc của cơ quan dân cử; nâng cao chất lượng của các đại biểu, đặc biệt là đại biểu nữ và những người được bầu lần đầu. Sự trợ giúp của UNDP bao gồm cả những hoạt động đang tiến hành tại Văn phòng quốc hội và Ủy ban ngân sách và kinh tế của Quốc hội. Các nhóm dự án chính bao gồm: Tổ chức đào tạo, tập huấn nhằm đáp ứng các nhu cầu cụ thể của các Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân. Tăng cường năng lực của một số Ủy ban trực thuộc Quốc hội trong việc nghiên cứu, thẩm định các văn bản pháp luật và giám sát. Tăng cường năng lực của Hội đồng Nhân dân nhằm thực hiện nhiệm vụ được giao cho họ trong quá trình phân cấp quản lý. Xây dựng cơ chế đối tác nhằm tăng cường cuộc đối thoại chính sách và điều phối các nguồn trợ giúp cho Quốc hội và Hội đồng Nhân dân. Danh sách dự án lớn mà UNDP tài trợ cho Việt Nam trong lĩnh vực tăng cường năng lực của Quốc hội và các cơ quan dân cử được thể hiện trong bảng 5 Bảng 5: Danh sách dự án của UNDP trong lĩnh vực tăng cường năng lực của Quốc hội và các cơ quan dân cử Tên dự án Thời gian Nguồn tài chính cam kết Lượng ODA đã thực hiện Vốn ODA từ UNDP Vốn đối ứng từ CP Tăng cường năng lực của các cơ quan dân cử 2003-2006 3.000.000 USD 200.000 USD 3.200.000 USD ( đạt 100%) Tăng cường năng lực thẩm tra, quyết định và giám sát ngân sách nhà nước của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân 2003-2008 3.000.000 USD 200.000 USD 2.675.000 USD ( Tính đến 15/2/08) Tăng cường năng lực cho các cơ quan đại diện Việt Nam giai đoạn 3 2007-2012 7.265.000 USD ( từ Quỹ chung của sáng kiến Một LHQ) 3.200.000 USD Chưa có thống kê ( Nguồn www.undp.org.vn và www.dad.mpi.gov.vn) Ngoài những dự án làm việc trực tiếp với Ủy ban thường vụ Quốc hội, cho đến nay, rất nhiều tỉnh thành trong cả nước đã được tiếp cận với sự hỗ trợ của UNDP trong việc nâng cao năng lực của Hội đồng nhân dân và cũng như chính quyền địa phương để có thể xây dựng, thực hiện và theo dõi kế hoạch phát triển kinh tế xã hội một cách có hiệu quả nhất. Trong đó Hà Nội thường là địa phương được chọn để thí điểm nhiều nhất. Việc sử dụng vốn là tuơng đối hiệu quả, làm tiền đề cho, UNDP tiếp tục mở rộng quy mô dự án, đảm bảo tính liên tục trong việc nâng cao năng lực Đại Biểu Quốc hội, đặc biệt là khi tại Quốc hội khóa XII, có tới 70% ( 345 trên 493) số đại biểu Quốc hội là đại biểu tham gia quốc hội lần đầu. Sau những thành tựu nhất định của dự án “ Tăng cường năng lực của các cơ quan dân cử Việt Nam” năm 2003 thí điểm tại Hà Nội và 14 tỉnh thành khác, dự án “ Tăng cường năng lực cho các cơ quan đại diện ở Việt Nam- giai đoạn 3” với lượng vốn tăng lên gấp đôi hơn 7 triệu USD. 1.3. Tình hình sử dụng ODA của UNDP trong lĩnh vực Chế độ pháp quyền và tiếp cận công lý Thông qua các dự án hỗ trợ kỹ thuật với các cơ quan Việt Nam, UNDP đã thực hiện một loạt các hoạt động hỗ trợ xây dựng khung pháp luật kinh tế cho Việt Nam, cụ thể như: tổ chức nghiên cứu chuyên đề, cung cấp chuyên gia tư vấn pháp luật quốc tế hay tổ chức tọa đàm. Nhiều chủ đề của khung pháp luật kinh tế đã được dự án của UNDP hỗ trợ tổ chức nghiên cứu sâu với sự tham gia của nhiều chuyên gia tư vấn quốc tế có kinh nghiệm. Các hoạt động này góp phần đáng kể giúp Việt Nam xây dựng được một hệ thống pháp luật kinh tế đồng bộ, toàn diện, minh bạch và có tính khả thi cao hơn. Một số dự án quan trọng trong lĩnh vực Chế độ pháp quyền và tiếp cận công lý giai đoạn 2001-2010 được thể hiện trong bảng 6: Bảng 6: Danh sách dự án thuộc lĩnh vực Chế độ pháp quyền và tiếp cận công lý giai đoạn 2001-2010: Tên dự án Thời gian Nguồn vốn cam kết Lượng ODA thực hiện Hỗ trợ thực hiện chiến lược phát triển hệ thống pháp luật ở Việt Nam 2003-2007 4.900.000 USD 3.9556.000 USD ( Tính đến 15/2/2008) ( đạt 79.6%) Tăng cường năng lực cho Hội Luật gia Việt Nam 2006-2009 602.000 USD 466.560 USD ( tính đến tháng 9/2008) ( 77,5%) Tăng cường năng lực thể chế trong việc xây dựng và thực thi luật và chính sách cạnh tranh ở Việt Nam 2001-2004 140.000 USD 140.000 USD ( đạt 100%) Tổng 5.112.000 USD ( Nguồn www.undp.org.vn và www.dad.mpi.gov.vn) Có thể thấy các dự án của UNDP trong lĩnh vực tư pháp khá đồng bộ và toàn diện, từ hoàn thiện công tác xây dựng pháp luật, tăng cường năng lực của các cơ quan thực thi pháp luật, cho tới hài hòa khuôn khổ pháp lý của Việt Nam với quốc tế thông qua việc thúc đẩy thực thi công ước nhân quyền. Qua đó tăng thêm tính nhất quán, đồng bộ của chế độ pháp quyền và khả năng tiếp cận công lý cho mọi người dân. Với 3 dự án lớn kể trên, UNDP đã đầu tư trên 5 triệu USD cho lĩnh vực tư pháp của Việt Nam. Việc sử dụng ODA của UNDP cho lĩnh vực này nhìn chung không gặp khó khăn. Hai dự án gần đến ngày bàn giao cũng đã thực hiện được xấp xỉ 80% lượng vốn ODA cam kết. 2. Tình hình sử dụng ODA trong lĩnh vực môi trường, năng lượng và quản lý rủi ro thiên tai Môi trường, năng lượng và phòng chống thiên tai trở thành vấn đề ưu tiên trong hợp tác giữa Việt Nam với UNDP kể từ năm 1990. Các dự án của UNDP trong lĩnh vực này tập trung vào 2 mặt: nâng cao nhận thức của cộng đồng về môi trường và nâng cao năng lực quản lý tài nguyên và môi trường để phát triển bền vững. 2.1 Với lĩnh vực năng lượng và môi trường Nhận thức được quản lý môi trường và năng lượng dài hạn là yếu tố then chốt để bảo đảm phát triển bền vững, UNDP đã cam kết cung cấp tri thức chuyên môn, nguồn lực và tuyên truyền vận động nhằm giúp Việt Nam bảo vệ sức khỏe và bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên. 3 vấn đề mà UNDP quan tâm nhất khi hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực tài nguyên môi trường và năng lượng là bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý môi trường và năng lượng bền vững. Cụ thể danh sách dự án trong lĩnh vực môi trường, năng lượng và tài nguyên của UNDP giành cho Việt Nam trong giai đoạn 2001-2010 được thể hiện trong bảng 7: Bảng 7: Danh sách dự án trong lĩnh vực bảo vệ môi trường giai đoạn 2001-2010 Tên dự án Thời gian ODA cam kết Lượng ODA thực hiện Bảo tồn nguyên vị các giống bản địa và họ hàng hoang dại của chúng tại Việt Nam 2002-2005 904.000 USD 900.000 USD Hài hoà mục tiêu giảm nghèo và môi trường trong xây dựng và lập kế hoạch hướng tới mục tiêu phát triển bền vững 2005-2009 3.700.000 USD 2.091.924 USD ( hết 15/2/2008) ( 85%) Tăng cường năng lực và hoàn thiện kế hoạch cải tạo môi trường ở những vùng nhiễm Dioxin nặng tại Việt Nam 2007-2008 350.000 USD 350.000 USD Tăng cường bảo tồn năng lượng tại các xí nghiệp vừa và nhỏ 2002-2003 384.000 USD 384.000 USD Thu hồi và tái chế CFC-12 trong ngành điều hoà di động 2002-2005 47.000 USD 47.000 USD Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam 2005-2010 5.460.000 USD 3.232.000 USD (hết 2008, đạt 60%) Chiếu sáng công cộng hiệu suất cao ở Việt Nam 2006-2010 3.000.000 USD 1.977.647 USD (hết 2008, đạt 63%) Tổng 11.601.000 USD 6.192.571 USD (Nguồn www.undp.org.vn và www.dad.mpi.gov.vn) Với việc đồng quản lý Quỹ môi trường toàn cầu GEF, UNDP có lợi thế trong việc hỗ trợ Việt Nam bảo vệ môi trường và sử dụng năng lượng một cách bền vững. Các dự án quy mô nhỏ mà GEF đã tiến hành tại Việt Nam tuy không lớn về mặt tài chính song lại trải rộng trên nhiều mặt của công tác bảo vệ môi trường với các mục tiêu cụ thể và chi tiết. Kể từ 1999, từ viện trợ không hoàn lại của GEF đã có 43 dự án về đa dạng sinh học, 10 dự án về thoái hóa đất và hoang mạc hóa, 7 dự án về biến đổi khí hậu và 1 dự án về các chất hữu cơ khó phân hủy, 1 dự án về nước quốc tế và 12 dự án đa lĩnh vực đã và đang được thực hiện tại Việt Nam. Về mặt chính sách, chính sự giúp đỡ từ UNDP đã giúp Chính phủ xây dựng được các văn kiện quan trọng như Chiến lược Quốc gia về bảo vệ môi trường giai đoạn I (1991- 2000) và giai đoạn II (2001-2010); Luật Bảo vệ môi trường; và Kế hoạch hành động quốc gia về bảo vệ môi trường 2001-2005 Xét về phía các dự án cụ thể, có thể thấy UNDP là một trong số ít những đối tác quan tâm mạnh mẽ tới việc sử dụng năng lượng bền vững tại Việt Nam. Đặc biệt các dự án hướng tới mục tiêu này thường đòi hỏi sự tham gia tích cực từ cả các cơ quan Trung ương, địa phương và cả các doanh nghiệp và tổ chức có liên quan mới có thể đạt được hiệu quả cao nhất. Các dự án có mức cam kết lên tới trên 11 triệu USD và tính tới 15/2/2008 thì lượng ODA sử dụng đã đạt 6,1 triệu USD. Trong đó 3 dự án lớn vẫn đang trong giai đoạn tiến hành thuận lợi. 2.2 Trong lĩnh vực quản lý rủi ro thiên tai Trong suốt thời gian quan, UNDP đã hợp tác chặt chẽ với Chính phủ, các cộng đồng địa phương và các đối tác quốc tế nhằm giúp Việt Nam chuẩn bị sẵn sàng và đối phó hiệu quả với thiên tai, cũng như thu hẹp khoảng cách giữa cứu trợ khẩn cấp và phát triển dài hạn. Nếu như trước đây UNDP chủ yếu cung cấp trợ giúp kỹ thuật và điều phối viện trợ thì ngày nay UNDP hỗ trợ Chính phủ trong việc lập kế hoạch và quản lý rủi ro do thiên tai gây ra. UNDP chủ truơng giúp đỡ Chính phủ trong công tác quản lý rủi ro thiên tai trên 2 mặt: giảm nhẹ rủi ro thiên tai thông qua thông tin và điều phối cứu trợ khẩn cấp. + Trong mục tiêu giảm nhẹ rủi ro thiên tai thông qua thông tin, UNDP đã hỗ trợ Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Ban chỉ đạo phòng chống lũ lụt trung ương trong việc thành lập Đơn vị quản lý thiên tai. Đơn vị này đã cải thiện công tác phòng chống và quản lý thông tin về thiên tai ở khắp nước Việt Nam thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông. Đến nay 61 tỉnh thành trong cả nước đã được kết nối với mạng điện tử cung cấp thông tin cập nhật về tình hình bão lũ trên toàn quốc. Đơn vị này cũng góp phần soạn thảo Chiến lược quốc gia thứ hai và Kế hoạch hành động về giảm nhẹ và quản lý rủi ro thiên tai đến năm 2010. + Trong điều phối cứu trợ khẩn cấp, UNDP hoạt động chủ yếu thông qua Tổ công tác về quản lý thiên tai của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam. Tổ công tác này có vai trò điều phối cứu trợ khẩn cấp giữa các tổ chức thuộc Liên Hợp Quốc và các tổ chức phi chính phủ, với sự phối hợp của Chính phủ và Hội chữ thập đỏ. Ngày nay trọng tâm của Tổ công tác đang chuyển hướng từ việc cung cấp cứu trợ khẩn cấp một cách đơn thuần sang hỗ trợ phục hồi sau thiên tai và phòng chống/giảm nhẹ rủi ro thiên tai về lâu dài. Một số dự án quan trọng mà UNDP tài trợ cho Việt Nam trong lĩnh vực quản lý rủi ro thiên tai được thể hiện trong bảng 8: Bảng 8: Danh sách dự án trong lĩnh vực quản lý rủi ro thiên tai giai đoạn 2001-2010. Tên dự án Thời gian Nguồn vốn cam kết Lượng ODA thực hiện Tăng cường năng lực giảm nhẹ thiên tai ở Việt Nam 2002-2005 1.400.000 USD 1.400.000 USD Tăng cường khả năng chống lũ cho các hộ nghèo tại ĐBSCL Việt Nam 2006-2010 173.000 USD 120.000 USD (tính đến hết 2008) Xây dựng năng lực phòng chống và ứng phó của cộng đồng đối với thiên tai, đặc biệt là lũ quét ở vùng cao 2007-2009 550.589 USD 330.000 USD (tính đến 15/2/2008) Tổng 2.573.000 USD (Nguồn www.undp.org.vn và www.dad.mpi.gov.vn ) Dự án “Tăng cường năng lực giảm nhẹ thiên tai ở Việt Nam” được thực hiện trên toàn quốc. Dự án hỗ trợ việc lồng ghép nội dung giảm nhẹ thiên tai vào công tác lập kế hoạch xoá đói giảm nghèo và phát triển bền vững ở Việt Nam. Một trong những mục tiêu quan trọng của dự án là đảm bảo cho việc thiết kế, thẩm định và phê duyệt các dự án phát triển đều phải có tính đến các khía cạnh của công tác giảm nhẹ thiên tai. Dự án thực hiện thành công đạt 100% cam kết vốn đặt ra. Dự án “Tăng cường khả năng chống lũ cho các hộ nghèo tại ĐBSCL Việt Nam” được thực hiện thí điểm tại tỉnh An Giang với 2 hoạt động chính cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để tăng cường khả năng chống lũ của loại móng nhà được gia cố bằng vật liệu địa tổng hợp cao cấp với giá thành thấp cho các xã nghèo ven biển và trong đất liền của hai huyện tỉnh An Giang và cung cấp chương trình tập huấn cho các cộng đồng về cách thức xây dựng và bảo trì móng nền đã gia cố để duy trì hiệu quả bền vững cho dự án và làm tiền đề nhân rộng ra các tỉnh có cùng điều kiện tự nhiên thuộc ĐBSCL Dự án “Xây dựng năng lực phòng chống và ứng phó của cộng đồng đối với thiên tai, đặc biệt là lũ quét ở vùng cao” thực hiện tại 2 tỉnh Lào Cai và Kon Tum có mục tiêu giảm tình trạng dễ bị tổn thương tại 06 xã vùng cao thông qua nâng cao năng lực của ứng phó của Chính quyền địa phương cũng như khả năng lồng ghép vấn đề phòng chống lũ quét và sạt lở đất trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Theo ước tính sơ bộ khoảng 68,000 người dân địa phương tại 10 xã tại tỉnh Lào Cai và Kon tum sẽ hưởng lợi từ các hoạt động nâng cao ý thức của dự án. 3. Tình hình sử dụng ODA trong lĩnh vực xoá đói, giảm nghèo và phát triển xã hội. Từ năm 1993 UNDP đã hỗ trợ chính phủ Việt Nam trong việc xây dựng và thực hiện các chiến lược, chương trình xoá đói giảm nghèo. Đặc biệt các chương trình của UNDP nhấn mạnh sự tham gia của người dân, phân cấp quản lý và tăng cường năng lực ở cấp cơ sở. Hoạt động của UNDP trong lĩnh vực này có thể thành các 4 trọng tâm: Xóa đói giảm nghèo; giới; phát triển khu vực tư nhân và HIV/ AIDS. 3.1 Với lĩnh vực xóa đói giảm nghèo Các mục tiêu chính của UNDP trong lĩnh vực này là nhằm thiết kế tốt hơn và có hiệu quả hơn các chương trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo. Một trong số nhiều kết quả hoạt động của UNDP trong xóa đói giảm nghèo chính là việc ra đời của Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói, giảm nghèo; Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo và Chương trình phát triển k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2035.doc
Tài liệu liên quan