Đề tài Giải pháp tăng thu nhập tăng lợi nhuận tại Công ty TNHH Thương Mại Ngọc Thanh

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I 3

LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP 3

TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3

I- Vai trò của lợi nhuận đối với doanh nghiệptrong nền kinh tế thị trường 3

1. Khái niệm và nguồn gốc của lợi nhuận: 3

1.1. Khái niệm lợi nhuận: 3

1.2. Nguồn gốc của lợi nhuận: 4

2. Vai trò của lợi nhuận trong doanh nghiệp 6

3. Kết cấu của lợi nhuận trong doanh nghiệp 9

II. Phương pháp xác định lợi nhuận 12

1. Xác định lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh 13

2. Xác định lợi nhuận từ hoạt động tài chính 16

3. Xác định lợi nhuận từ hoạt động bất thường (Thu nhập đặc biệt) 17

4. Tỷ suất lợi nhuận 19

III. Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp 21

1. Nhân tố khách quan 22

1.1. Quan hệ cung cầu hàng hoá, dịch vụ trên thị trường 22

1.2. Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước 23

1.3. Sự biến động của giá trị tiền tệ 23

2. Nhân tố chủ quan 24

2.l. Nhân tố con người 24

2.2. Khả năng về vốn 24

2.3. Việc tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm hàng hoá, dịch vụ 25

2.4. Việc tổ chức tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ trên thị trường 26

2.5. Tổ chức quản lý quá trình kinh doanh của doanh nghiệp 28

CHƯƠNG II: 29

TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN Ở CÔNG TY TNHH NGỌC THANH 29

I. Giới thiệu về công ty. 29

1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH thương mại Ngọc Thanh. 29

2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty: 30

2.1. Lựa chọn phương thức và điều kiện thanh toán thích hợp 31

2.2. Quy trình thanh toán. 32

3. Cơ cấu tổ chức của Công ty: 33

II. Tình hình lợi nhuận ở Công ty 34

1. Tổng quan về tình hình tài chính 34

2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH thương mại Ngọc Thanh 35

( Nguồn công ty TNHH Thương mại Ngọc Thanh) 35

3. Tỡnh hỡnh thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. 36

III. Tình hình lợi nhuận của công ty TNHH thương mại ngọc thanh 36

1. Phõn tớch tỡnh hỡnh lợi nhuận của cụng ty. 36

1.1. Phõn tớch chung tỡnh hỡnh thực hiện lợi nhuận của cụng ty. 37

2. Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH thương mại Ngọc Thanh. 38

2.1.Phân tích lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 38

IV. Đánh giá tình hình lợi nhuận của công ty TNHH TM Ngọc Trang kết quả đạt được. 41

1. Những hạn chế và nguyên nhân 42

1.1. Nguyên nhân chủ quan 42

1.2. Nguyên nhân khách quan. 43

CHƯƠNG III 45

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG LỢI NHUẬN Ở CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI NGỌC THANH 45

I. Định hướng mục tiêu năm 2003 của Công ty: 45

1. Những định hướng. 45

2. Mục tiêu cơ bản năm 2003 46

II. Giải pháp chủ yếu nhằm tăng lợi nhuận ở Công ty TNHH thương mại Ngọc Thanh 46

1. Đẩy mạnh doanh thu tiêu thụ sản phẩm 46

2. Phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm 48

3. Quảng cáo xúc tiến bán hàng 49

4. Chính sách giá cả 49

5. Về dịch vụ 50

6. Giảm tối đa chi phí nghiệp vụ kinh doanh 50

7. Nhạy bén linh hoạt trước những quy định của chính sách Nhà nước 51

III. Kiến nghị 52

1. Một số kiến nghị với Nhà nước 52

2. Kiến nghị với các cơ quan ban nghành có liên quan 52

KẾT LUẬN 53

 

doc55 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1570 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp tăng thu nhập tăng lợi nhuận tại Công ty TNHH Thương Mại Ngọc Thanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hi nhầm hay bỏ sót khi vào sổ. + Chênh lệch phải thu khó đòi và dự phòng phải thu khó đòi (không đủ hoặc khoản thu khó đòi mất ngay chắc chắn chưa lập dự phòng). Lợi nhuận bất thường = Tổng số thu nhập hoạt động bất thường - Tổng chi phí hoạt động bất thường Nhìn chung việc xác định thu nhập và chi phí của hoạt động tài chính và hoạt động bất thường tương đối đơn giản hơn nhiều so với hoạt động sản xuất kinh doanh. Đó chỉ đơn thuần là các dòng tiền không thường xuyên. Mọi phát sinh thu nhập chi phí của hoạt động này được hạch toán gọn trong một kỳ kinh doanh. Việc xác định lợi nhuận của doanh nghiệp trong một kỳ kinh đoanh phải xuất phát từ việc xác định lợi nhuận bộ phận của doanh nghiệp. Nhưng doanh nghiệp là một bộ phận độc lập với môi trường và thống nhất trong nội bộ, bởi vậy việc phân bổ chi phí chung cũng như việc phân định chi phí riêng cho từng bộ phận hoạt động thực sự là công việc khó khăn nhất trong việc xác định lợi nhuận. Nếu không sẽ dẫn tới sự phản ánh không trung thực chi phí sản xuất kinh doanh (trùng 1ặp hoặc bỏ sót) làm sai lệch chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp. 4. Tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp nói lên kết quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng không vì thế mà nó là chỉ tiêu duy nhất để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh và cũng không thể chỉ dùng nó để so sánh hiệu quả của các đoanh nghiệp với nhau, bởi vì: - Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng, nó chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố- nhân tố chủ quan, nhân tố khách quan- và có sự bù trừ lẫn nhau. - Các đoanh nghiệp cùng loại nếu quy mô sản xuất khác nhau thì lợi nhuận thu được khác nhau. ở những doanh nghiệp lớn, vốn lớn thì lợi nhuận lớn; nhưng chưa thể kết luận rằng sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp có quy mô nhỏ vốn ít hơn lại có lợi nhuận thấp. Do vậy không nên đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp bằng một chỉ tiêu lợi nhuận mà phải sử dụng nhiều chỉ tiêu khác. Vì vậy để đánh giá so sánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, ngoài chỉ tiêu 1ợi nhuận tuyệt đối, còn phải dùng chỉ tiêu lợi nhuận tương đối, đó là tỷ suất lợi nhuận (hoặc doanh lợi) Tỷ suất lợi nhuận cao cho thấy hiệu quả kinh tế cao và ngược lại. Hơn nữa tỷ suất lợi nhuận còn cho hai mặt. + Một là tổng lợi nhuận tạo ra các tác động của toàn bộ chi phí đã bỏ ra là tốt hay xấu. + Hai là lợi nhuận tạo ra trên một đơn vị chi phí cao hay thấp. Do yêu cầu nghiên cứu phân tích và đánh giá khác nhau đối với từng doanh nghiệp mà có nhiều phương pháp tính tỷ suất lợi nhuận khác nhau. Sau đây là một số chỉ tiêu phổ biến thường sử dụng để đánh giá hiệu quả SXKD của doanh nghiệp: a) Hệ số đoanh thu tiêu thụ sản phẩm hay còn gợi 1à tỷ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng được xác định bằng cách chia lợi nhuận thuần cho doanh thu thuần. Công thức tính: Hệ số doanh lợi = Tỷ suất doanh lợi doanh thu thể hlện trong một đồng doanh thu mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ có mấy đồng lợi nhuận. b) Tỷ suất lợi nhuận giá thành: Chỉ tiêu này được xác định bằng cách lấy lợi nhuận trước thuế chia cho giá thành tơàn bộ của sản phẩm hàng hoá tiêu thụ. Chỉ tiêu này phản ánh hiệt quả của chi phí bỏ vào sản xuất. Cụ thề 100 đ chi phí thì sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận giá thành = Tỷ suất lợi nhuận giá thành càng cao càng tốt. Nó thể hiện doanh nghiệp quản lý tiết kiệm chi phí làm tăng lợi nhuận. c) Doanh lợi vốn tự có: Chỉ tiêu doanh lợi vốn tự có được xác định bằng cách chia lợi nhuận sau thuế cho vốn tự có: Hệ số doanh lợi vốn chủ sở hữu = Căn cứ vào chỉ tiêu này nhà quản trị có thể ra quyết định hay không ra quyết định bỏ vốn tiếp tục hay không tiếp tục vào một lĩnh vực nào đó. Đây cũng là chỉ tiêu quan trọng đánh giá được hiệu quả của vốn. d) Doanh lợi vốn của vốn kinh doanh. Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh đem lại mấy đồng lợi nhuận. Cách tính như sau: Hệ số sinh lợi của vốn KD = Chỉ tiêu này càng lớn so với các kỳ trước hay so với các doanh nghiệp khác chứng tỏ khả năng sinh lợi của đoanh nghiệp càng cao, hiệu quả kinh doanh càng lớn. e) Hệ số sinh lợi của tài sản: Hệ số khả năng sinh của tài sản = Lợi nhuận sau thuế + Số lãi tiền vay phải trả Trị giá tài sản bình quân Chỉ tiêu này không chịu ảnh hưởng của cơ cấu vốn. Số lần trả lãi tiền vay phản ánh khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp lấy từ lợi nhuận ròng thuộc hoạt động sản xuất kinh doanh (trước thuế lợi tức) Số lần trả lãi vay = Lợi nhuận ròng trước thuế từ hoạt động SXKD Số lãi tiền vay phải trả Như vậy nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận phản ánh một cách tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất kinh doanh và là căn cứ quan trọng đê các nhà quản trị ra quyết định đầu tư trong tương lai. III. Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp Tối đa hoá lợi nhuận là mục tiêu, là động lực, là đòn bẩy kinh tế mà các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh đơanh đều muốn hướng tới. Bởi vậy để đạt được cái đích đó thì các nhà đoanh nghiệp phải tìm hiểu, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp, từ đó tiến hành phân tích, đưa ra các biện pháp khắc phục hạn chế các nhân tố tiêu cực, hoặc những nhân tố chủ quan để góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận 1à một khái niệm rất phức tạp, nó chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố, các khâu, các mặt trong quá trình sản xuất kinh doanh ngay từ khâu các nhân tố, các khâu tìm hiểu nhu cầu thị trường đến khi quyết định sản xuất hàng hoá, và tung sản phẩm ra thị trường, cũng như chiến lược hoặc mục tiêu lợi nhuận trong từng giai đoạn cụ thể mà bị các nhân tố khác nhau tác động. Điều đó chứng tỏ lợi nhuận của doanh nghiệp chịu sự tác động tổng hợp của nhiều nhân tố kinh tế, kỹ thuật, tổ chức và xã hội, thị trường trong và ngoài nước, tình hình kinh tế chính trị của đất nước. .. Nhưng có thể chia các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận thành hai nhóm chính- Nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan. 1. Nhân tố khách quan 1.1. Quan hệ cung cầu hàng hoá, dịch vụ trên thị trường Mục đích kinh doanh là cái mà nhà kinh doanh cần đạt tới. Lãi là cái cuối cùng xuyên suốt quá trình kinh doanh. Nhưng để có lãi nhà kinh doanh đụng chạm tới nhiều đối tượng. Người quyết định sự phát triển hay phá sản của nhà kinh doanh chính là người tiêu dùng hay là thị trường, do quy luật cung cầu của thị trường quyết định. Bởi vì doanh nghiệp thương mại cung cấp hàng hoá ra thị trường là nhằm mục đích phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng để kiếm lợi. Sự biến động của cung và cầu trên thị trường ảnh hưởng đến khối lượng hàng hoá bán ra của doanh nghiệp. Nếu cung lớn hơn cầu chứng tỏ nhu cầu về mặt hàng kinh doanh đã được đáp ứng tương đối đầy đủ, người tiêu dùng không còn ham tiêu thụ mặt hàng đó cho dù doanh nghiệp có dùng những biện pháp khuyến khích khách hàng.... Lúc này việc tăng khối lượng hàng bán ra rất khó khăn và cuối cùng lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ giảm. Ngược lại, nếu cung nhỏ hơn cầu chứng tỏ mặt hàng đang kinh doanh của doanh nghiệp được người tiêu dùng quan tâm và ưa thích, nói cách khác doanh nghiệp chưa đáp ứng hết nhu cầu trên thị trường, lúc này doanh nghiệp dễ dàng đẩy mạnh hoạt động bán ra, tăng doanh thu và lợi nhuận. Khi nhắc đến thị trường, ta không thề bỏ qua yếu tố cạnh tranh. Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một yếu tố xảy ra giữa các nhà kinh doanh cùng bán một loại hàng hoá, những loại hàng hoá có thể thay thế lẫn nhau làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. 1.2. Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước Doanh nghiệp là một tế bào của hệ thống kinh tế quốc dân, hoạt động của nó không chl chịu tác động của các quy luật kinh tế thị trường (bàn tay vô hình) mà còn chịu sự chi phối của nhà nước thông qua chính sách vĩ mô. Nền kinh tế thị trường của Việt nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước, do đó vai trò chủ đạo của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường được thể hiện thông qua việc điều tiết hoạt động kinh tế ở tầm vĩ mô. Nhà nước khuyến khích định hướng, hay hạn chế hoạt động của các tổ chức kinh tế nói chung và doanh nghiệp thương mại nói riêng, bằng các chính sách, luật lệ và công cụ tài chính. Trong đó thuế là công cụ giúp cho nhà nước thực hiện tốt công việc điều tiết vĩ mô của mình. Thuế và các chính sách kinh tế khác của Nhà nước ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề đầu tư, tiêu dùng xã hội, giá cả hàng hoá dịch vụ trên thị trường. .. vì vậy nó tác động rất lớn đến các mặt hoạt động của đoanh nghiệp và ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. 1.3. Sự biến động của giá trị tiền tệ Là nhân tố khách quan ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Khi giá trị đồng tiền trong nước thay đổi thì tỷ giá hối đoái giữa ngoại tệ với đồng đó sẽ biến động tăng hoặc giảm; và điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp, đặc biệt là đoanh nghiệp thương mại có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Nếu tỷ giá hối đoái tăng thì lợi nhuận của nhà nhập khẩu lại giảm và ngược lại. Mặt khác, khi giá trị đồng tiền thay đổi dẫn đến khả năng phục vụ sản xuất kinh doanh của đồng vốn cũng thay đổi và nếu các nhà quản lý không chú ý tới việc bảo toàn phát triển vốn thì rất có thể đây là hiện tượng lãi giả lỗ thật. 2. Nhân tố chủ quan Bên cạnh các nhân tố khách quan kể trên, các nhân tố chủ quan ảnh hưởng rất 1ớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp đó là: 2.l. Nhân tố con người Có thể nói con người luôn đóng vai trò trọng tâm và có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh hiện nay. Khi các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau một cách gay gắt thì con người lại càng khẳng định được mình là yếu tố quyết định tạo ra lợi nhuận. Trình độ quản lý, trình độ chuyên môn cũng như sự nhanh nhạy của người lãnh đạo. Tính linh hoạt, sáng tạo, mạo hiểm trước sự biến động của thị trường cũng như môi trường kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh đa đạng phong phú, đòi hỏi nhà doanh nghiệp phải biết lựa chọn, nắm bắt được cơ hội, đứng trước nguồn vốn có hạn, sao cho có hiệu quả nhất. Bởi vậy yếu tố con người ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Với một phương án kinh doanh khả thi và trình độ tổ chức thực hiện phương án một cách linh hoạt, mềm dẻo sẽ giúp doanh nghiệp đạt được lợi nhuận tối ưu. Bên cạnh đó, trình độ công nhân viên cũng rất quan trọng quyết định đến sự thành công của mỗi doanh nghiệp. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ cao thích ứng với yêu cầu của thị trường, doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả lao động, từ đó tạo điều kiện nâng cao lợi nhuận. 2.2. Khả năng về vốn Vốn là tiền đề vật chất cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, do vậy nó là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận của đoanh nghiệp. Trong quá trình cạnh tranh trên thị trường, doanh nghiệp nào trường vốn, có lợi thế về vốn thì sẽ có lợi thế kinh doanh. Khả năng về vốn dồi dào sẽ giúp doanh nghiệp giành được thời cơ trong kinh doanh, có điều kiện để mở rộng thị trường từ đó tại đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng doanh thu và tăng lợi nhuận. 2.3. Việc tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm hàng hoá, dịch vụ Tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm hàng hoá là quá trình thực hiện sự kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố lao động, vật tư, kỹ thuật. .. để tạo ra sản phẩm hàng hoá. Quá trình này tiến hành tốt hay xấu sẽ ảnh hưởng rất 1ớn đến việc tạo ra số lượng sản phẩm, đặc biệt là chất lượng sản phẩm và chi phí sử dụng các yếu tố để sản xuất ra hàng hoá (giá thành). Vấn đề được đặt ra ở đây là sau khi đã lựa chọn được quy mô sản xuất kinh doanh tối ưu, các doanh nghiệp cần tiếp tục lựa chọn vấn đề kinh tế cơ bản không kém phần quan trọng là sản xuất nó như thế nào để có chi phí đầu vào và chi phí đầu ra là thấp nhất, đảm bảo chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao. Việc quyết định sản xuất như thế nào đòi hỏi các doanh nghiệp phải lựa chọn các đầu vào: lao động, vật tư, thiết bị, công nghệ có chất lượng và với giá mua thấp. Các đầu vào được lựa chọn tối ưu sẽ tạo khả năng tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất và giảm giá thành từ đó có cơ sở để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vấn đề thứ hai là các doanh nghiệp phải lựa chọn phương pháp thích hợp để kết hợp tối ưu các đầu vào trơng quá trình sản xuất ra sản phẩm. Việc phấn đấu để tìm mọi biện pháp tổ chức tốt quá trình sản xuất sản phẩm hàng hoá là nhân tố đầu vào, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng sản lượng để tăng lợi của doanh nghiệp. Như vậy nhân tố có liên quan chặt chẽ tới quá trình sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ và ảnh hưởng tới lợi nhuận là giá vốn hàng bán. Giá vốn hàng bán là một trong những nhân tố quan trọng, chủ yếu ảnh hưởng tới lợi nhuận. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sản xuất, thu mua liên quan đến hàng tiêu thụ sẽ làm cho lợi nhuận bán hàng tăng lên và ngược lại. Để giảm được chi phí sản xuất của doanh nghiệp (thương mại) đòi hỏi đoanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ các khoản mục chi phí, xây dựng các định mức tiêu hao, tổ chức tốt các khâu trong quá trình sản xuất, lựa chọn nguồn hàng thích hợp để tối thiểu hoá các khoản chi phí có liên quan. 2.4. Việc tổ chức tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ trên thị trường Sau khi hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra theo những quyết định tối ưu về sản xuất thì vấn đề tiếp theo của quá trình kinh đoanh là phải tổ chức bán hàng hoá dịch vụ ra thị trường nhằm thu lợi nhuận để tiếp tục quá trình tái sản xuất và mở rộng. Lợi nhuận chỉ có thể thu được sau quá trình tiêu thụ và thu được tiền về. Việc tổ chức tốt công tác tiêu thụ 1àm cho thu nhập tiêu thụ tăng lên, chi phí lưu thông giảm do đó góp phần làm tăng 1ợi nhuận. Để làm tốt công tác này các doanh nghiệp cần tiến hành tốt các hoạt động về quảng cáo, kinh doanh hàng hoá. Mục đích của việc thực hiện công tác tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ trên thị trường là nhằm tăng tổng doanh thu tiêu thụ. Vì doanh thu tiêu thụ là nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới sự tăng giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong khi các điều kiện khác không thay đổi, doanh thu tiêu thụ có quan hệ tỷ lệ với lợi nhuận- doanh thu tăng lợi nhuận tăng và ngược lại. Sự biến động của doanh thu lại chịu tác động của các nhân tố sau: * Khối lượng tiêu thụ Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, sự tăng giảm của sản lượng tiêu thụ có quan hệ tỷ lệ thuận với lợi nhuận: Sản lượng tăng thì lợi nhuận tăng và ngược lại. Nhân tố này được coi là nhân tố chủ quan phản ánh trình độ tổ chức, quản lý, bảo quản và các chính sách tiêu thụ hàng hoá. Tăng sản lượng tiêu thụ phản ánh kết quả tích cực của doanh nghiệp từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm. * Cơ cấu mặt hàng tiêu thụ Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm rủi ro trong kinh doanh, các doanh nghiệp thường kinh doanh nhiều loại mặt hàng khác nhau, Tuy nhiên tốc độ tiêu thụ, mức độ phù hợp với thị hiếu tiêu dùng các loại hàng hoá khác nhau là khác nhau. Từ đó cho thấy cơ cấu mặt hàng kinh doanh cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Một cơ cấu mặt hàng kinh doanh hợp lý với chủng loại và tỷ trọng của mỗi loại hàng hoá phù hợp sẽ tránh được tình trạng ứ đọng hàng hoá khi lượng hàng hoá dự trữ quá lớn so với mức cầu của thị trường hoặc có thể bỏ lỡ cơ hội tốt trong kinh đoanh khi nhu cầu của thị trường lớn nhưng doanh nghiệp 1ại dự trữ quá ít. * Giá bán sản phẩm Là nhân tố có quan hệ cùng chiều với lợi nhuận trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, khi giá bán tăng thì doanh thu tăng dẫn đến lợi nhuận tăng và ngược lại. Vậy để có thể tăng lợi nhuận thì doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một chính sách giá cả hợp lý, thích hợp với từng loại mặt hàng, từng thời điểm sao cho vừa bù đắp được chi phí vừa thu được lãi. * Các khoản giảm trừ Giảm giá bán hàng có thể là biện pháp khuyến khích người mua (Bớt giá hồi khấu) cũng có thể là do yếu kém của doanh nghiệp (giảm giá thực sự). Tuy nhiên do giảm giá hàng bán làm giảm lợi nhuận nên ngay cả khi bớt giá cũng phải liên hệ với lợi nhuận, sao cho lợi nhuận tăng về tổng số. Nghĩa là trong trường hợp khuyến khích người mua doanh nghiệp xác định mức giảm giá cần căn cứ vào các chi phí liên quan tới việc bán hàng như vận chuyển, bảo quản, thuê kho thuê bãi. .. vì vậy doanh nghiệp phải tính toán sao cho các khoản giảm trừ chỉ giới hạn trong phần chi phí tiết kiệm được do tiêu thụ được nhiều hàng hoá. Trong trường hợp giảm giá thực sự do yếu kém của doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần phải tìm mọi biện pháp khắc phục. * Doanh thu hàng bị trả lại Phản ánh doanh thu của số hàng tiêu thụ bị trả lại trong kỳ. Hàng bị trả lại thường là hàng kém phẩm chất không đảm bảo chất lượng, hoặc hàng giao không đúng chủng loại, thời gian hay giao thừa. Nhân tố này phản ánh những yếu kém của doanh nghiệp trong việc quản lý chất lượng cũng như tổ chức tiêu thụ. 2.5. Tổ chức quản lý quá trình kinh doanh của doanh nghiệp Tổ chức quản lý quá trình kinh doanh là rất quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Quá trình quản lý bao gồm các khâu cơ bản như: Định hướng chiến 1ược phát triển doanh nghiệp, xây dựng chiến lược kinh doanh, xây dựng phương án kinh doanh, tổ chức các hoạt động kinh doanh, kiểm tra đánh giá và điều chỉnh các hơạt động kinh doanh. Các khâu của quá trình quản lý hoạt động kinh doanh làm tốt sẽ làm tăng sản lượng, nâng cao chất lượng hạ giá thành sản phẩm, nhờ giảm được chi phí quản lý và chi phí bán hàng. Đó là điều kiện quan trọng để tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là các chi phí liên quan tới việc tiêu thụ hàng hoá và quản lý doanh nghiệp. Các chi phí này phát sinh sẽ làm giảm lợi nhuận và ngược lại. Đây là các khoản chi phí có ảnh hưởng tương đối đến lợi nhuận của doanh nghiệp (đặc biệt là đoanh nghiệp thương mại), nhưng chi phí bán hàng tăng do quy mô tăng thì không phải là không tốt. Vì vậy vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp giảm hai loại chi phí này, bằng việc giám sát, kiểm tra, quản lý chặt chẽ, xây dựng các khoản mục chi phí cho phù hợp, có như vậy mới góp phần tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp. Trên đây là những nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Mỗi một nhân tố có một mức độ ảnh hưởng khác nhau tác động tới lợi nhuận của doanh nghiệp, chúng đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, mỗi một nhân tố đều chứa đựng các mặt kinh tế, xã hội, tổ chức kỹ thuật. Việc nghiên cứu sự ảnh hưởng của chúng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với hiệu quả tối ưu nhất. Chương II: Tình hình lợi nhuận ở công ty TNHH Ngọc Thanh I. Giới thiệu về công ty. 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH thương mại Ngọc Thanh. Công ty TNHH Thương mại Ngọc Thanh được thành lập theo Quyết định số 2515/GPUB, ngày 06 tháng 06 năm 1996 do UBND thành phố Hà Nội cấp. Số đăng ký kinh doanh: 048675, ngày 10/06/1996 do ủy ban Kế hoạch thành phố Hà Nội cấp Công ty đặt trụ sở giao dịch tại 21 Tôn Đản - Hà Nội. Vốn điều lệ : 1.600.000.000đ Sau gần 5 năm thành lập từ một Công ty non trẻ đến nay Công ty không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức của mình tìm tòi cho mình một hướng đi đúng đắn nhằm đạt được kết quả cao.Cùng với sự trưởng thành và phát triển của mình Công ty từng bước chuyển mình cho phù hợp với môi trường kinh doanh.Để theo kịp sự phát triển của nền kinh tế Công ty luôn tìm cách nâng cao hiệu quả kinh doanh, từ đó đề ra các chính sách, chiến lược để đạt được lợi nhuận lớn nhất. Sau nhiều năm củng cố và rút kinh nghiệm đến nay Công ty có một bộ máy lãnh đạo khá hoàn chỉnh có trình độ đại học với kinh nghiệm quản lý tốt. Trong quá trình phát triển,Công ty luôn tìm nguồn hàng phù hợp để thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng đáp ứng nhu cầu của xã hội đảm bảo tăng thu nhập cho người lao động tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước. Trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt cũng như bao doanh nghiệp tư nhân khác Công ty chịu sự cạnh tranh quyết liệt từ các thành phần kinh tế khác nên cũng gặp rất nhiều khó khăn. Với sự quyết tâm vươn lên để tự khẳng định mình cùng với sự nỗ lực của của Ban Giám đốc và đội ngũ nhân viên còn trẻ năng động công ty đã thu được những kết quả đáng kể, các chỉ tiêu tổng doanh thu lương bình quân của nhân viên tăng lên rất nhiều 2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty: Công ty TNHH Thương mại Ngọc Thanh là một công ty kinh doanh buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, dịch vụ thương mại, đại lý mua bán ký gửi hàng hoá,thiết bị điện tử viễn thông, xe gắn máy Do sở thích và nhu cầu của thị trường luôn luôn thay đổi đòi hỏi Công ty phải thường xuyên tổ chức nghiên cứu thị trường nâng cao chất lượng kinh doanh nhằm chiếm lĩnh thị trường. Xây dựng tổ chức tốt công tác kinh doanh cung ứng mở rộng phạm vi tiêu thụ, tìm thêm nguồn hàng mới thích hợp, quản lý khai thác và sử dụng nguồn vốn vay có hiệu quả nhằm đảm bảo và phát triển nguồn vốn cho Công ty. Công ty luôn hoạt động theo đúng phát luật thực hiện và tuân thủ các chế độ nguyên tắc quản lý của Nhà nước ban hành, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước, kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký. Xây dựng các dự án thầu với các đài truyền hình địa phương để lắp đặt hệ thống thu phát truyền hình trên cả nước - Lắp đặt hệ thống truyền hình ở các tỉnh vùng sâu, vùg xa như Lào Cai, Yên Bái. Với chức năng là một công ty thương mại ccông ty đã nhập khẩu thêm một số mặt hàng như nhập khâue xe gắn máy về thị trường Việt Nam. Năm 2000 công ty chỉ có một trụ sở tại 21 Tông Đản đến năm 2002 công ty đã mở thêm chi nhánh tai số 5 Trần Khánh Dư. Với mục tiêu chất lượng và giá cả công ty luôn tìm kiếm thị trường,cải tiến chất lượng mẫu mã hàng hoá phù hợpvới thị hiếu và nhu cầu của khách hàng. Các sản phẩm chủ yếu của công ty: Hàng tiêu dùng Hoá chất Thiết bị điện tử viễn thông Xe gắn máy 2.1. Lựa chọn phương thức và điều kiện thanh toán thích hợp Với đặc thu của công ty là hàng thiết bị viễn thông và xe găn máy nên nhập khẩu là chủ yếu. Vì vậy công ty canà lựa chọn bên bán sao cho việc nhập hàng đựoc nhanh chóng và thanh toán thuận tiện lợi. Tuy thuộc vào quy mô của hợp đồng ngoại thương mà hợp đồng nhập khẩu có thể được thanh toán bằng điện chuyển tiền T/T(. .) trả trước hoặc sau khi nhận hàng, thưu ítn dụgn không huỷ ngay (irerocable L/C) trả tiền ngay hoặc trả chậm sau 30 ngày, 60 ngày hay, 90 ngày. Vơi các lô hàng lớn hoặc với khách hàng lần đầu giao dịch, công ty FPT thường thanh toán bằng L/C không huỷ ngang mở qua Việt Combank và luôn cố gắng đàm phán với các nhà cung cấp chấp nhận phương thức thanh toán trả chậm. đối với các nhà cung cấp mà công ty thường xuyên đặt hàng thì chấp nhận trả chậm 60 ngày. với một số hàng đặt hàng ít thường xuyên hơn thì họ chỉ chấp nhận dùng phương thức trả chậm 30 ngày. Trong các hợp đồng thanh toán hàng nhập khẩu, công ty phahỉ chú trọng đến các điều kiện về tiền tệ, thời gian thanh toán, phương thức thanh toán và ngan hàng mở, ngần hàng bên bán. Bởi những điều kiện này ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch thanh toán của công ty cho nên công ty thường sử dụng 2 phương thức thanh toán T/T và L/C, bởi do những đặc tính ưu việt của 2 phương thức này và chúng cũng phù hợp với khả năng thanh toán của công ty. Ngoài các điêu khoản chủ yếu của hợp đồng giao dịch như chủng loại hàng hoá, mẫu mã, tiêu chuẩn đóng gói, giá FOB hay CIF Công ty luôn chọn cách thanh toán với đồng tiền mạnh ít chịu ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái mà chủ yuêú là thanh toán bằng đồng USD. Trong suốt thời gain dài trước năm 1997 việt nam áp dụng khác chính sách tỷ giá hối đoái ổn định giữa VNĐ và USD, kiền chế lạm phát, ổn định sức mua của dân cư, tạo môi trường làm ăn thuận lợi và đặc biệt là mở rộng thị trường hàgn điện tử viễn thông. Vấn đề L/C trả chậm liên quan đến tín dụng vốn không tạo điều kiện cho công ty bán xong mới trả tiền. Tuy nhiên do quy định của ngân hàng ngoại thương việt nam phải ký quỹ (Deposit) đối với các loại L/C trả chậm để làm hạn chế nhiều đến công việc kinh doanh của công ty Thông thường tỷ lệ ký quỹ là 30% của toàn bộ giá trị L/C. Ngược lại đối với số lượng hàng có giá trị nhỏ, nhập hàng đơn lẻ công ty thường thanh toán bằng điện chuyển tiền T?T. Thanh toán bằng L/C không huỷ ngang đảm bảo quyền lợi cho công ty và khi gặp điều không may còn có cơ sở để kiện tụng, xem xét các vấn đề liên quan. Để cho qúa trình thanh toán hàng nhập khẩu diễn ra một cách nhịp nhàng thuận tiện thì các khẩu đầu tiên như đàm phán, ký kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng của công ty theo đúng nguyên tắc, đúng quy định pháp luật và tiết kiệm chi phí nhất. 2.2. Quy trình thanh toán. Thanh toán bằng điện chuyển tiền T/T (Telegraphic Transfer) sau khi công ty ký kết hợp đồng ngoại thương với các đối tác nước ngoài để nhập khẩu máy móc hoặc và khi nhận được hàng hoá thì công ty sẽ yêu cầu ngân hàng trả tiền cho bên bán bằng điện chuyển tiền. Đây là phương thức thanh toán phổ biến áp dụng cho các hợp đồng có giá trị nhỏ từ vai chục ngàn USD mỹ trở xuống chủ yếu là chuyển tiền sau khi nhận hàng tạo điều kiện phần nào về vốn kinh doanh cho công ty. Thanh toán bằng T/T trước cũng được áp dụng ở công ty trong những trường hợ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0306.doc
Tài liệu liên quan