Đề tài Giải pháp thu hút vốn đầu tư các khu công nghiệp tại tỉnh Đồng Nai

Đồng Nai hiện đang là tỉnh dẫn đầu cảnước vềsốlượng các KCN với 21

KCN đã được thành lập. Trong đó: Giai đoạn từnăm 1995-2000 có 10 KCN được

thành lập với tổng diện tích 2.718 ha (gồm các KCN Biên Hoà I, Biên Hoà II,

Amata, Loteco, Gò Dầu, HốNai, Sông Mây, Nhơn Trạch I, Nhơn Trạch II và Nhơn

Trạch III); Giai đoạn từnăm 2004-2005 cóthêm 6 KCN được thành lập với tổng

diện tích 1.503ha (gồm các KCN Tam Phước, An Phước, Long Thành, Nhơn Trạch

V, Dệt may Nhơn Trạch và KCN Định Quán (KCN miền núi); Đến cuối năm 2005

– đầu năm 2006 thêm 3 KCN được thành lập với tổng diện tích 572ha, bao gồm:

KCN Nhơn Trạch VI, KCN Nhơn Trạch II – Nhơn Phú và KCN Nhơn Trạch II –

Lộc Khang. Năm 2006 có thêm 2 KCN được thành lập.

Ngoài 21 KCN đã được thành lập, hiện nay một số địa điểm trong quy

hoạch đã được giới thiệu cho một số đơn vịcó khảnăng chuẩn bịcác điều kiện, thủ

tục đểlập dựán xin thành lập KCN. Theo quy hoạch đến năm 2010, tỉnh Đồng Nai

sẽcó tổng cộng 34 KCN với diện tích khoảng 10.700 ha được quy hoạch phát triển

theo hai hướng chủyếu:

+ Hướng thứnhất : Biên Hoà – Long Thành – Nhơn Trạch dọc theo trục lộ51 đang

hình thành các KCN, các trung tâm đô thịmới.

+ Hướng thứhai: Dọc theo Quốc 1, Quốc lộ20 nối Biên Hoà với các huyện miền

Bắc tỉnh. Khu vực này sẽ định hình các vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn

ngày, dài ngày, vật nuôi và nông sản hàng hoá, đây là nguồn nguyên liệu quan trọng

đểphát triển công nghiệp chếbiến phục vụcho tiêu dùng, xuất khẩu và chăn nuôi.

Ngoài ra, tỉnh còn quy hoạch bổsung 28 cụm công nghiệp tổng diện tích

khoảng 1.188 ha.

pdf54 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2246 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp thu hút vốn đầu tư các khu công nghiệp tại tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n lý trực tiếp các KCN, KKT trên địa bàn, quá trình thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền, Ban quản lý KCN, KKT đã đóng góp nhiều ý kiến trong quá trình xây dựng Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và các Nghị định hướng dẫn; tham gia đề xuất, góp ý vào quá trình xây dựng, điều chỉnh chính sách phát triển KCN, KKT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ban, ngành. Qua cơ chế phân cấp theo Nghị định mới, Ban quản lý được thực hiện quyền hạn, trách nhiệm một cách chủ động, đồng thời gắn chặt chẽ với các chế tài giám sát, định hướng, điều chỉnh của các cơ quan trung ương qua công tác quy hoạch, hướng dẫn, thẩm định dự án… 22 Như vậy, những thành tựu trên đã thể hiện hệ thống KCN, KKT đã tích cực chuyển sang một giai đoạn phát triển mới phù hợp với yêu cầu của thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đảm bảo duy trì tốc độ và chất lượng tăng trưởng theo hướng ổn định, bền vững. 2.1.3 Các điều kiện và tiêu chí hình thành các KCN trên địa bàn lãnh thổ: + Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch và tình hình phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của từng địa phương. + Có điều kiện thuận lợi hoặc có khả năng xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng và hạ tầng xã hội, triển khai đồng bộ và kết hợp chặt chẽ giữa quy hoạch phát triển KCN, KCX với quy hoạch phát triển đô thị, phân bổ dân cư, nhà ở và các công trình xã hội phục vụ cho công nhân trong KCN, KCX. + Có quỹ dự trữ để phát triển và có điều kiện liên kết thành cụm các KCN; riêng đối với địa phương thuần tuý đất nông nghiệp, khi phát triển các KCN để thực hiện mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế cần tiến hành phân kỳ đầu tư chặt chẽ nhằm đảm bảo sử dụng đất có hiệu qủa. + Có khả năng thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. + Có khả năng cung cấp và đáp ứng nhu cầu về lao động. + Đảm bảo các yêu cầu về an ninh quốc phòng. + Đối với các địa phương đã phát triển KCN, việc thành lập mới các KCN chỉ được thực hiện khi tổng diện tích đất công nghiệp của các KCN hiện có đã được cho thuê ít nhất 60%. + Việc mở rộng các KCN hiện có chỉ được thực hiện khi tổng diện tích đất công nghiệp của KCN đó đã được cho thuê ít nhất là 60% và đã xây dựng xong công trình xử lý nước thải tập trung. + Đối với KCN có quy mô diện tích trên 50 ha và có nhiều chủ đầu tư tham gia đầu tư xây dựng – kinh doanh kết cấu hạ tầng, phải tiến hành lập quy hoạch chung xây dựng KCN theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng trước khi lập quy hoạch chi 23 tiết KCN để đảm bảo tính thống nhất và tính đồng bộ của hệ thống hạ tầng kỹ thuật KCN. + Trong KCN, KCX không có dân cư. Trong KCN có thể có KCX, doanh nghiệp chế xuất. 2.1.4 Hạn chế các KCN hiện nay Trong bối cảnh phải thích nghi nhanh với hệ thống pháp luật mới, với yêu cầu mới của quá trình gia nhập WTO, hệ thống KCN, KKT vẫn bộc lộ một số hạn chế chưa được khắc phục và xuất hiện một số điểm yếu như sau: Một là, công tác xây dựng quy hoạch về cơ bản đã đạt kết quả tốt, song vẫn còn một số địa phương muốn xây dựng thêm KCN không thuộc quy hoạch phát triển KCN do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mà không có luận chứng thuyết phục sự cần thiết phải bổ sung quy hoạch. Hai là, nhiều Ban quản lý KCN chưa thực sự thích nghi kịp với hệ thống cơ chế, chính sách mới đã được điều chỉnh. Một số Ban quản lý KCN mới đựoc thành lập còn chưa xác định rõ chức năng, nhiệm vụ mới của mình về quản lý nhà nước về đầu tư đối với các KCN. Có hệ thống pháp luật mới đã quy định, nhưng một số Ban quản lý còn nhầm lẫn giữa Giấy phép đầu tư và Giấy chứng nhận đầu tư, thẩm quyền cấp phép dự án cơ sở hạ tầng KCN thuộc UBND tỉnh, hoặc một số dự án thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước đây nay thuôc thẩm quyền của Ban quản lý KCN… Ba là, cơ chế, chính sách về quản lý về KCN, KKT theo Luật Đầu tư mới còn nhiều điểm chưa thống nhất và chưa được đầy đủ. Các cơ chế, chính sách trên các lĩnh vực khác còn chưa điều chỉnh kịp theo Luật mới, nhiều quy định trong Nghị định hướng dẫn còn thiếu, gây khó khăn cho các Ban trong quá trình áp dụng (chẳng hạn về quy hoạch chi tiết KCN, về một số nội dung quản lý nhà nước đối với KCN, KKT…). Bốn là, đời sống của người lao động trong KCN đã được quan tâm hơn nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đảm bảo cuộc sống với thu nhập ổn định cho người công nhân và gia đình. 24 Năm là, công tác bảo vệ môi trường chưa được đẩy mạnh đúng mức. Trong năm qua, chưa có thêm được KCN nào hoàn thành hệ thống xử lý nước thải tập trung, cả nước mặc dù đã có 139 KCN nhưng vẫn chỉ có 33 KCN đã vận hành nhà máy xử lý nước thải tập trung; có thêm một số KCN chuẩn bị xây dựng như một số KCN ở Đồng Nai… Sáu là, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các KCN vẫn còn hạn chế xét về nhiều khía cạnh (lĩnh vực hoạt động, phạm vi hoạt động, chất lượng kết quả thanh tra, chế tài thanh tra, kiểm tra…). Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong công tác thanh tra còn chưa thật chặt chẽ, chưa có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng. Đội ngũ cán bộ thanh tra, kiểm tra còn mỏng, phương tiện làm việc còn hạn chế (đặc biệt là công tác thanh tra kiểm tra công tác bảo vệ môi trường). Các chế tài xử lý vi phạm trong hoạt động của KCN về các lĩnh vực kế hoạch, đầu tư, môi trường… còn thiếu và chưa đảm bảo tính cương quyết. 2.1.5 Những vấn đề cần khắc phục để KCN phát huy hơn nữa vai trò là nhân tố tích cực trong việc chủ động, tích cực hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Để thực hiện tốt vai trò quan trọng đó, các KCN đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức cần giải quyết: + Trình độ phát triển các KCN chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu của thời kỳ đổi mới, kể cả tại những địa bàn trọng điểm thu hút vốn đầu tư như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Hiệu quả hoạt động của các KCN trên cùng một địa bàn cũng như giữa các địa bàn không đồng đều. + Hiệu qủa công tác quy hoạch và điều hành thực hiện quy hoạch. Các dự án tập trung chủ yếu ở những địa bàn thuận lợi như ở các thành phố lớn, gần cảng biển và sân bay quốc tế . Chưa hình thành hệ thống các KCN gắn với địa bàn nông nghiệp, nông thôn. Cần tập trung giải quyết các vướng mắc để tiếp tục triển khai đối với các khu, cụm công nghiệp đã phê duyệt, đảm bảo triển khai thông thoáng nhưng chặt chẽ. + Kết hợp với việc lấp đầy diện tích các KCN với việc nâng cao chất lượng các dự án đầu tư vào KCN bằng cách chọn lọc và khuyến khích thu hút các dự án có 25 sức cạnh tranh cao và phát triển bền vững. Hiện mức đầu tư/ha đất KCN bình quân của cả nước khoảng 2 –3 triệuđ/m2 . Số dự án công nghiệp có hàm lượng chất xám cao, hàm lượng lao động thấp, hiện nay được đánh giá chiếm 18,18%. Trong quy hoạch và xây dựng các KCN, tình trạng “quy hoạch treo” cũng như tình trạng “dự án treo” đều xãy ra ở nhiều nơi. Do nóng vội trong đầu tư phát triển công nghiệp và dự báo về khả năng đầu tư không sát với thực tế hoặc thiếu các giải pháp hữu hiệu để thu hút vốn đầu tư nên nhiều địa phương thu hồi đất của dân, san lấp mặt bằng nhưng phải để đất trống trong nhiều năm vì chưa có nhà đầu tư phù hợp. Một số nơi vội giao đất cho nhà đầu tư không năng lực nên dự án không triển khai đúng tiến độ, có khi qua 5 năm mà dự án chưa hoàn thành. Một số địa phương đã có chính sách phù hợp để điều tiết hợp lý giá cho thuê đất để xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN và giá cho thuê lại đất trong KCN + Khó khăn về tiếp cận nguồn vốn do những hạn chế về thủ tục, quy định, thiếu thông tin. Để đầu tư xây dựng các hạng mục công trình hạ tầng, mở rộng quy mô sản xuất…doanh nghiệp trong KCX rất cần đến nguồn vốn của ngân hàng, nhất là đối với nhà đầu tư nước ngoài. + Chất lượng nguồn nhân lực trong các KCN chưa cao. Nguồn nhân lực đầu vào của các KCN chất lượng còn hạn chế , và do nhiều nguyên nhân thường xuyên biến động. + Điều kiện làm việc và sinh hoạt của công nhân trong KCN chưa đảm bảo. + Vấn đề môi trường tại và xung quanh các KCN đang trở nên bức xúc. Bên cạnh những tác động của các KCN đối với việc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà còn đặt ra những vấn đề cần phải quan tâm như: + Xu thế chung của các nhà đầu tư nước ngoài là thường tìm cách đưa công nghệ lạc hậu vào các nước đang phát triển nhằm lợi dụng nguồn nhân lực rẻ gia công sản phẩm cho chính quốc và trong góp vốn hợp tác, liên doanh sản xuất thì tìm cách khai tăng giá trị cho máy móc, thiết bị cao hơn giá trị thực của chúng. + Quan điểm nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý chủ chốt của các địa phương về vị trí, vai trò của KCN còn có sự khác nhau và thiếu 26 nhất quán dẫn đến chủ trương quy hoạch phát triển KCN chưa đồng bộ chưa gắn với chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá vùng. + Những thành quả thu được trong việc xây dựng và phát triển KCN hiện nay chưa có được từ đầu tư chiều sâu mang tính dài hạn. + Việc phân bố các KCN giữa các vùng còn bất hợp lý. Thành lập quá nhiều KCN ở cùng một vùng trong khi khả năng thu hút đầu tư hạn chế, không phát huy được hiệu quả của vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và xã hội cho các KCN. + Xu hướng đầu tư vào KCN của các doanh nghiệp trong và ngoài nước đang ngày càng tăng nhưng cơ cấu đầu tư còn nhiều bất cập đa số là các dự án công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm… + Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN đang có xu hướng giảm sút. Các KCN nước ta chưa đủ sức hấp dẫn những nhà đầu tư từ công ty lớn xuyên quốc gia nắm giữ công nghệ gốc, sản xuất những sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, chủ yếu thu hút đầu tư phần lớn là các nước Châu Á. + Công tác đền bù giải toả mặt bằng ở các KCN còn nhiều bất cập, giá cho thuê đất ở trong KCN nhiều khi cao hơn giá thuê đất ở bên ngoài KCN làm giảm tính hấp dẫn của KCN. + Phát triển KCN chưa hài hoà phát triển các công trình xã hội, vấn đề môi trường đang đặt ra cần giải quyết. 2.1.6 Những nghịch lý trong phát triển KCN + Góp phần thúc đẩy CNH – HĐH đất nước, song cũng có phần làm chậm lại quá trình phát triển , hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Có những tác động tích cực nhưng nghịch lý chênh lệch giữa tốc độ phát triển công nghiệp và nông nghiệp, các KCN có ít sản phẩm và hoạt động trực tiếp hỗ trợ phát triển nông nghiệp và nông thôn. + Góp phần tạo việc làm mới, cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng lao động, song cũng có phần làm tăng căng thẳng xã hội. Có những bất cập trong quá 27 trình cưỡng chế giải phóng mặt bằng lấy đất lập KCN với mức đền bù không thoả đáng, nhà ở cho công nhân lao động. + Góp phần cải thiện môi trường đầu tư, song cũng có phần tạo sự cạnh tranh thiếu bình đẳng và hạn chế hiệu lực, hiệu qủa quản lý của nhà nước. + Góp phần nâng cao hiệu qủa sử dụng đất, song cũng vẫn có phần làm lãng phí đất đai. Sự lãng phí đất (do đó lãng phí vốn đầu tư và các nguồn lực xã hội khác) gắn với các hoạt động KCN không chỉ do tình trạng các quy hoạch KCN “treo” quá lâu, thiếu tính khả thi, chậm triển khai hoặc không thể lấp đầy quá 60% diện tích (mức tối thiểu để đánh giá các KCN có lãi, thành công hay không theo thông lệ quốc tế) vì vị trí của KCN, do kém trong công tác xúc tiến đầu tư. + Phát triển mạnh càng tiềm ẩn nhiều yếu tố bền vững thiếu KCN công nghệ cao, các KCN chuyên ngành, tình trạng ô nhiễm môi trường. 2.1.7 Những yêu cầu cơ bản trong phát triển KCN, KKT trong năm 2007 và giai đoạn tiếp theo như sau: Thứ nhất là , các Ban Quản lý KCN, KKT triển khai áp dụng các quy định của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và Nghị định hướng dẫn theo các Thông tu, Quyết định và hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành có liên quan. Các Ban quản lý cần xác định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ mới của mình trong quản lý nhà nước về đầu tư, chủ động thực hiện công tác thẩm tra, đăng ký cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư vào KCN, KKT và xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN trên cơ sở phối hợp với các Bộ, ngành liên quan khi cần thiết. Thứ hai là, các cơ quan trung ương bên cạnh việc hướng dẫn các Ban Quản lý KCN, KKT triển khai công tác, cần phải nhanh chóng triển khai nghiên cứu, rà soát, điều chỉnh các văn bản pháp quy hiện hành trên các lĩnh vực lao động, thương mại, tài chính, môi trường, xây dựng.. phù hợp với xu hướng phân cấp quản lý theo Luật Đầu tư mới; cần sớm ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các Ban quản lý KCN, KKT. 28 Thứ ba là, hoàn thiện các văn bản pháp quy về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong thời gian tới, đặc biệt là thanh tra trong lĩnh vực quy hoạch, môi trường, lao động. Thứ tư là, tăng cường các chế tài và thống nhất các quy định về lĩnh vực môi trường, nhằm thực hiện mục tiêu đến năm 2010 tất cả các KCN có nhà máy xử lý nước thải tập trung theo Nghị Quyết tại Đại hội Đảng X. Thứ năm là, triển khai quy hoạch KCN, KKT một cách chặt chẽ theo quy hoạch KCN, KKT được Thủ tường Chính phủ phê duyệt; nghiên cứu, rà soát các cơ chế, chính sách đối với KKT nhằm áp dụng thống nhất các quy định về KKT. Thứ sáu là, sớm nghiên cứu, điều chỉnh quy định về hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN, KKT; cơ chế huy động vốn và khuyến khích xây dựng nhà ở cho công nhân, bảo vệ môi trường trong KCN, KKT. 2.2 Tình hình xây dựng và phát triển các KCN của Tỉnh Đồng Nai 2.2.1 Những thành tựu trong phát triển các KCN của Tỉnh Đồng Nai Hoạt động của các KCN ở Đồng Nai có nhiều điểm đứng nhất nước: Đồng Nai hiện đang là tỉnh dẫn đầu cả nước về số lượng các KCN với 21 KCN đã được thành lập. Trong đó: Giai đoạn từ năm 1995-2000 có 10 KCN được thành lập với tổng diện tích 2.718 ha (gồm các KCN Biên Hoà I, Biên Hoà II, Amata, Loteco, Gò Dầu, Hố Nai, Sông Mây, Nhơn Trạch I, Nhơn Trạch II và Nhơn Trạch III); Giai đoạn từ năm 2004-2005 có thêm 6 KCN được thành lập với tổng diện tích 1.503ha (gồm các KCN Tam Phước, An Phước, Long Thành, Nhơn Trạch V, Dệt may Nhơn Trạch và KCN Định Quán (KCN miền núi); Đến cuối năm 2005 – đầu năm 2006 thêm 3 KCN được thành lập với tổng diện tích 572ha, bao gồm: KCN Nhơn Trạch VI, KCN Nhơn Trạch II – Nhơn Phú và KCN Nhơn Trạch II – Lộc Khang. Năm 2006 có thêm 2 KCN được thành lập. Ngoài 21 KCN đã được thành lập, hiện nay một số địa điểm trong quy hoạch đã được giới thiệu cho một số đơn vị có khả năng chuẩn bị các điều kiện, thủ tục để lập dự án xin thành lập KCN. Theo quy hoạch đến năm 2010, tỉnh Đồng Nai 29 sẽ có tổng cộng 34 KCN với diện tích khoảng 10.700 ha được quy hoạch phát triển theo hai hướng chủ yếu: + Hướng thứ nhất : Biên Hoà – Long Thành – Nhơn Trạch dọc theo trục lộ 51 đang hình thành các KCN, các trung tâm đô thị mới. + Hướng thứ hai: Dọc theo Quốc 1, Quốc lộ 20 nối Biên Hoà với các huyện miền Bắc tỉnh. Khu vực này sẽ định hình các vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày, vật nuôi và nông sản hàng hoá, đây là nguồn nguyên liệu quan trọng để phát triển công nghiệp chế biến phục vụ cho tiêu dùng, xuất khẩu và chăn nuôi. Ngoài ra, tỉnh còn quy hoạch bổ sung 28 cụm công nghiệp tổng diện tích khoảng 1.188 ha. Như vậy, đến nay tỉnh Đồng Nai cơ bản đã quy hoạch xong mạng lưới các KCN phân bổ rãi đều từ Thành phố Biên Hoà đến các huyện của tỉnh, tổng diện tích các khu và cụm công nghiệp được quy hoạch khoảng 10.700ha. Tốc độ phát triển KCN trên địa bàn Tỉnh trong năm 2006 tăng khá nhanh từ 17 KCN đến nay đã có 21 KCN có quyết định thành lập nâng diện tích đất KCN từ 5.124 ha lên 5.918ha. 2.2.1.1 So với tình hình xây dựng KCN của các tỉnh thành có KCN trên cả nước cho thấy: + Tỉnh Đồng Nai có diện tích, số lượng KCN nhiều nhất. + Tốc độ phát triển các KCN nhanh . + Có nhiều KCN đạt tỷ lệ lấp đầy cao hơn tỷ lệ bình quân cả nước. + Các KCN Đồng Nai thu hút lượng vốn đầu tư, số dự án và lao động rất lớn, các chỉ số lấp đầy diện tích, suất đầu tư theo diện tích, theo dự án đều cao hơn cả nước. + Các KCN Đồng Nai thu hút nhiều dự án có vốn đầu tư nước ngoài nhất. Và trong nhiều năm, đặc biệt năm 2004, Đồng Nai là địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài. 2.2.1.2 Kết qủa phát triển KCN tại Đồng Nai: 30 + Góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý cải tiến thủ tục hành chính. + Sự phát triển các KCN và thu hút đầu tư đã góp phần quan trọng phát triển đô thị và kết cấu hạ tầng kỹ thuật: hoạt động KCN và đầu tư đã góp phần quan trọng trong việc quy hoạch, hình thành và phát triển khu đô thị, khu dân cư trên địa bàn vì quy hoạch khu dân cư là bộ phận gắn liền với quy hoạch KCN. Hệ thống lưới điện đã phát triển mạnh mẽ, hệ thống cấp nước đã từng bước đầu tư xây dựng đồng bộ, mạng lưới bưu chính – viễn thông từ chỗ lạc hậu về kỹ thuật, nghèo nàn về dịch vụ đến nay đã thay đổi cơ bản. Hệ thống giao thông phát triển nhanh, liên hoàn, thông suốt. + Phát triển KCN đã thu hút mạnh mẽ các dự án trong và ngoài nước trên địa bàn. Tính đến ngày 31/12/2006, tổng số dự án luỹ kế được cấp giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư trong 21 KCN là 840 dự án với tổng vốn đầu tư 8.579,3triệu USD. Trong đó: có 598 dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký là 7.191,6 triệu USD đến từ 31 quốc gia ; 201 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký 609,9 triệu USD; và 41 dự án liên doanh với tổng vốn là 778,6triệu USD. + Sự phát triển KCN đã góp phần đổi mới công nghệ, hiện đại hoá nông thôn. Nhơn Trạch được coi là điển hình về công nghiệp hoá nông thôn thông qua hình thức phát triển KCN. + Sự phát triển các KCN đã góp phần hình thành và tăng nhanh các hoạt động dịch vụ. + Phát triển KCN và thu hút đầu tư đã góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm, khuyến khích học tập, nâng cao dân trí và thực hiện các chính sách xã hội. + Sự phát triển mạnh mẽ các thành phần kinh tế , đặc biệt khối doanh nghiệp dân doanh và đầu tư nước ngoài đã góp thêm kinh nghiệm thành lập các tổ chức chính trị, xã hội trong doanh nghiệp. + Phát triển KCN và thu hút đầu tư đã góp phần phát triển quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế. 31 2.2.2 Những khó khăn cần tiếp tục nghiên cứu: + Chất lượng quy hoạch còn thấp và tổ chức thực hiện quy hoạch chưa triệt để. Tuy phát triển nhiều KCN nhưng Đồng Nai chưa có KCN cao và KCN chuyên ngành. + Công tác bồi thường giải toả còn gặp nhiều khó khăn. + Việc đầu tư xây dựng hạ tầng tại một vài KCN còn chậm trễ, đầu tư các công trình bên ngoài KCN chưa theo sự phát triển và thường đi sau sự phát triển của các KCN. + Trong thu hút đầu tư, thời gian qua chưa chú trọng chọn lọc dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cao, chưa thu hút các doanh nghiệp trong nước mà chủ yếu thu hút các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. + Vai trò của KCN đối với việc CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn còn hạn chế. Hiện nay, ngoại trừ KCN Định Quán là KCN miền núi duy nhất có nhiều dự án đầu tư, các KCN miền núi tại các huyện Tân Phú, Xuân Lộc… việc thu hút dự án đầu tư vẫn còn rất khó khăn. + Phát triển công nghiệp đang có ảnh hưởng nhất định đến môi trường sống. + Các dịch vụ phục vụ KCN vẫn chưa phát triển đồng bộ. Đào tạo chưa gắn kết với nhu cầu tuyển dụng, giữa đào tạo của nhà trường với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp vẫn còn một khoảng cách lớn. Các vấn đề an ninh, trật tự an toàn xã hội tuy không xãy ra các vụ việc nghiêm trọng, nhưng vẫn còn tình trạng đình công và tranh chấp lao động, những sai phạm trong quan hệ lao động, kinh tế. 2.3 Phân tích tình hình thu hút đầu tư các KCN trên địa bàn tỉnh 2.3.1 Về nguồn vốn đầu tư vào KCN Đồng Nai Nhìn nhận một cách tổng thể trong chịến lược phát triển kinh tế thì cơ cấu vốn đầu tư theo quốc gia vào KCN Đồng Nai là chưa cân đối. Trong khi các nước Châu Á chiếm tỷ lệ vốn đầu tư lớn (khoảng 80%) thì các nước Châu Âu (đặc biệt là Tây Âu), Châu Mỹ là những nước có tiềm năng rất lớn về vốn và công nghệ cao, có 32 năng lực cạnh tranh và trình độ quản lý kinh tế tốt; có thị phần trên thế giới lớn và ổn định lại chiếm tỷ lệ thấp. 2.3.2 Thu hút vốn đầu tư theo địa bàn xây dựng các KCN Tính đến ngày 31/12/2006 tổng vốn đã đầu tư hạ tầng là 244,43 tr USD, trong đó năm 2006 là 29,558 triệu USD. Trong 21 KCN thì chỉ có 3 KCN lấp đầy diện tích đã cho thuê là Biên Hoà I, Biên Hoà II, Tam Phước. Diện tích đã cho thuê so với diện tích dùng cho thuê đạt 58,76%, có nhiều KCN chưa cho thuê được như KCN Hố Nai giai đoạn II, Nhơn Trạch VI, Nhơn Trạch II- Nhơn Phú. Ta thấy cơ cấu đầu tư theo địa bàn các KCN trong giai đoạn vừa qua luôn gắn bó rất chặt chẽ với phát triển cơ sở hạ tầng của vùng, khu vực, lấy đó làm cơ sở để hình thành và phát triển. Mặt khác, các KCN tại Đồng Nai dù được đánh giá là thành công song chưa phát triển đồng đều, chưa khai thác hết quỹ đất quy hoạch KCN đưa vào sử dụng, tiềm năng phát triển công nghiệp tại Đồng Nai trong thời gian tới vẫn còn rất lớn, hiện tại chỉ khai thác 58,76% diện tích đất dùng cho thuê. 2.3.3 Thu hút đầu tư theo ngành nghề, lĩnh vực Các dự án đầu tư vào KCN Đồng Nai có ngành nghề đa dạng, với quy mô và trình độ công nghệ khác nhau. Về tỷ trọng vốn đầu tư, ngành dệt đứng đầu kế đến là ngành thực phẩm, ngành giày da, còn lại là các ngành khác như: sản xuất gỗ, vật liệu xây dựng, cơ khí… Có nhiều yếu tố tác động để hình thành tương quan ngành nghề như hiện nay, trong đó có sự tham gia điều chỉnh của Nhà nước được quy định tại danh mục các ngành nghề cấm đầu tư, khuyến khích đầu tư và đặc biệt khuyến khích đầu tư. Tuy nhiên, trong thời gian qua, các công ty phát triển hạ tầng hoàn toàn chủ động trong lựa chọn, thu hút các dự án. Phần nhiều các công ty này đều cố gắng mau chóng lấp đầy diện tích KCN trong thời gian sớm nhất, ít quan tâm tới quy mô, ngành nghề, số lao động, hiệu qủa sử dụng đất; trình độ công nghệ các dự 33 án…Chính vì vậy, cơ cấu đầu tư theo ngành nghề, lĩnh vực được hình thành có khuynh hướng tự phát. Hiện nay, tỉnh Đồng Nai cũng như các địa phương khác đang hết sức nỗ lực thu hút đầu tư vào sản xuất công nghiệp, việc tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút đuợc thật nhiều dự án vào KCN là vấn đề hết sức quan trọng, đã đến lúc phải quan tâm đến việc thu hút đầu tư một cách lựa chọn. Trong đó, lựa chọn dự án và ngành nghề là yếu tố rất quan trọng. Cần có chủ trương cho phép các địa phương tập trung phát triển công nghiệp được quy định về định hướng thu hút đầu tư, như khu vực thành phố Biên Hoà, Nhơn Trạch, Long Thành chỉ thu hút các dự án vốn lớn, công nghệ cao, ít lao động, tập trung vào các ngành phục vụ phát triển các ngành khác như năng lượng, vật liệu mới, các ngành cơ bản và bảo vệ môi trường. Khuyến khích thu hút đầu tư vào các khu vực chưa phát triển mạnh KCN. Thực hiện thu hút đầu tư có trọng điểm nhằm mục đích giữ vững động lực phát triển, chuẩn bị tốt cho khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong tiến trình tham gia hội nhập kinh tế thế giới. Cải thiện được cơ cấu vốn FDI, hướng đầu tư vào các ngành, các vùng khuyến khích, tận dụng được FDI để tái cơ cấu kinh tế, đồng thời nâng cấp các ngành công nghiệp trong nước. Hạn chế tối đa không để ảnh hưởng tiêu cực của FDI khi phải giải quyết các gánh nặng xã hội. Mặt khác, cần cân đối quỹ đất, hiện trạng phát triển và tiềm năng phát triển Đồng Nai, tập trung chuyển đổi thu hút các lĩnh vực sản xuất thông thường sang các ngành công nghiệp ưu tiên, các ngành kỹ thuật cao đi đôi với phát triển hạ tầng. 2.4 Đánh giá hiệu qủa của các công ty kinh doanh hạ tầng KCN 2.4.1 Xí nghiệp dịch vụ và phát triển KCN Tam Phước Tính đến ngày 31/12/2006 tổng số nhà đầu tư thuê đất là 51 nhà đầu tư , diện tích cho thuê đạt 100%. Về tình hình triển khai thực hiện dự án đầu tư của 51 nhà đầu tư của tại KCN Tam Phước trong đó đã hoạt động sản xuất có 36 nhà đầu tư , tiến hành xây dựng có 3 nhà đầu tư, đang làm thủ tục đầu tư có 11 nhà đầu tư, 01 nhà đầu tư (Công Ty Tân Sài Gòn) đang làm thủ tục thu hồi đất. Trong dự án 34 nước ngoài là 32 với vốn đăng ký là 247,647 triệu USD và 19 dự án trong nước với vốn đăng ký là 38,805 tỷ đồng. Công tác đầu tư xây dựng cơ bản : Xí nghiệp có 10 tuyến đường nội bộ, trong đó có 02 con đường chưa hoàn thành xong do còn vướng đền bù giải toả chưa bàn giao xong mặt bằng. Hệ thống điện chiếu sáng đã thi công xong. Hệ thống xử lý nước thải đang được triển khai thi công , tháng 06/2007 đưa vào vận hành thử. Số vốn đầu tư của KCN Tam Phước đến ngày 31/12/2006 là: 13.224.363.659đồng (xây dựng dở dang) và tài sản cố định có nguyên giá là: 93.479.249.567 đồng. 2.4.2 Xí nghiệp dịch vụ và phát triển KCN Nhơn Trạch KCN Nhơn Trạch 3 giai đoạn I đã cho tập đoàn Formosa thuê với diện tích là 300ha, với vốn đăng ký là 482,225triệu USD. Tình hình cho thuê đất: trong năm 2006 có 4 nhà đầu tư thuê đất giai đoạn 2 với tổng diện tích đất cho thuê 12,65ha. Tính đến 31/12/2006 diện tích đất đã cho thuê của KCN Nhơn Tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfGiải pháp thu hút vốn đầu tư vào các Khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai.pdf
Tài liệu liên quan