Đề tài Giải pháp thúc đẩy hoạt động của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp tại tỉnh Lạng Sơn

DANH MỤC HÌNH VẼ .vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU.vii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT. viii

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ

CHỨC CÔNG ĐOÀN TRONG DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM .7

1.1 Cơ sở lý luận về công đoàn và hoạt động của công đoàn trong doanh nghiệp ở

Việt Nam .7

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản về công đoàn và hoạt động của tổ chức công đoàn

trong các doanh nghiệp.7

1.1.2 Một số khái niệm chung về hoạt động của tổ chức công đoàn trong doanh

nghiệp.8

1.2 Nội dung hoạt động của tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp ở Việt Nam.9

1.2.1 Chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ.10

1.2.2 Tham gia cơ chế hai bên và các hoạt động góp phần lành mạnh hóa quan hệ

lao động trong doanh nghiệp .10

1.2.3 Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động .11

1.2.4 Công đoàn tham gia trong việc xây dựng và thực hiện các cơ chế quản lý

mới .14

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp tại Việt

Nam .15

1.3.1 Pháp luật liên quan đến hoạt động công đoàn .16

1.3.2 Sự phát triển của trình độ quan hệ lao động trong nền KTTT.17

1.3.3 Công đoàn cấp trên cơ sở.18

1.3.4 Năng lực của người lao động trong doanh nghiệp.20

1.3.5 Năng lực của người sử dụng lao động trong doanh nghiệp.21

1.3.6 Chính sách của doanh nghiệp đối với hoạt động công đoàn .23

1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của các tổ chức công đoàn trong các

doanh nghiệp Việt Nam .23

1.5 Kinh nghiệm và hoạt động công đoàn tại một số doanh nghiệp.26

1.5.1 Hoạt động công đoàn ở Công ty TNHH Sao Sáng.26

pdf99 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 21/02/2022 | Lượt xem: 316 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp thúc đẩy hoạt động của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp tại tỉnh Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2 đoàn viên. - Nhóm 2: doanh nghiệp có tổ chức công đoàn nhưng hoạt động của tổ chức công đoàn chưa tốt 35 - Công ty Cổ phần Gạch ngói Hợp Thành Công ty Cổ phần Gạch ngói Hợp Thành được thành lập từ năm 1959. Tiền thân là doanh nghiệp Nhà nước. Đến năm 2005, công ty đã thực hiện cổ phẩn hóa doanh nghiệp với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là sản xuất vật liệu xây dựng và xây dựng nhà các loại. Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, công ty luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh, góp phần vào đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa của tỉnh. Hiện nay công ty có 231 lao động, 120 đoàn viên công đoàn với thu nhập bình quân trên 3 triệu đồng/tháng, các chế độ chính sách được thực hiện đầy đủ theo quy định của Luật Lao động. - Công ty TNHH MTV Xe điện Việt Nhật Công Ty TNHH Mtv Xe Điện Dk Việt Nhật - VINAJA DKBIKE CO., LTD có địa chỉ tại Số 6, đường Lê Quý Đôn - Phường Tam Thanh - Thành phố Lạng với ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất mô tô, xe máy. DKBike là thương hiệu xe điện thuộc sở hữu của CTY TNHH MTV Xe điện Việt Nhật, hãng xe uy tín và bán chạy nhất - Chuyên sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu các sản phẩm xe điện tại Việt Nam. Ngày 15/6/2007, công ty TNHH MTV Xe điện DK Việt Nhật – chủ sở hữu thương hiệu DKBike đã chính thức khai trương nhà máy sản sản xuất và lắp ráp xe điện vào hàng lớn nhất khu vực và cả nước tại Khu công nghiệp Hoàng Đồng, Thành phố Lạng Sơn. Hiện, đơn vị đã có 14 dòng sản phẩm xe đạp, xe máy điện cung cấp ra thị trường. Những dòng sản phẩm nổi tiếng và được khách hàng ưa chuộng phải kể đến như: DK Romas, DK Samurai, DK Mumar 133S Plus, DK 18A Đoàn viên công đoàn của công ty là 120 người. - Nhóm 3: doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn và cần phải triển khai trong thời gian tới. Qua khảo sát tại các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước chưa có tổ chức công đoàn trên địa bàn tỉnh, đến tháng 5/2017 có 72 doanh nghiệp đủ điều kiện nhưng chưa thành lập được công đoàn - Công ty Cổ phần Thương mại Thiên Trường: Công ty được thành lập vào đầu năm 2009, có địa chỉ tại khu đô thị Ƥhú Lộc 4, phường Vĩnh Ƭrại, thành phố Lạng Sơn, với lĩnh vực sản xuất kinh doanh là đầu tư kho, bến bãi, bất động sản, khách sạn và du lịch, công ty có vốn điều lệ 50 tỷ đồng. Đến thời điểm hiện tại số lượng công nhân viên lao động của công ty là khoảng 100 người tuy nhiên công ty vẫn chưa có tổ chức công đoàn. 36 - Công ty TNHH Thần Châu. Là công ty được thành lập từ năm 2007 với ngành nghề chính là xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng. Công ty có trụ sở tại Số 10, đường Lý Thái Tổ, Phường Đông Kinh, Thành phố Lạng Sơn. Hiện nay tổng số lao động của công ty là 52 lao động. Mặc dù đi vào hoạt đồng từ cuối năm 2007 nhưng đến thời điểm này công ty vẫn chưa thành lập tổ chức Công đoàn. 2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp tại Lạng Sơn 2.2.1 Pháp luật liên quan đến hoạt động công đoàn Một là, Luật Công đoàn: Ngay sau khi Luật Công đoàn được ban hành năm 1990, các ngành, các cấp, các cơ quan hữu quan, nhất là tổ chức Công đoàn đã tập trung triển khai, tuyên truyền, phổ biến Luật Công đoàn với nhiều hình thức sinh động và phong phú. Hiện nay, khoảng 20% công đoàn cơ sở đã xây dựng được quy chế phối hợp công tác giữa chính quyền và cơ quan chuyên môn cùng cấp. Đây là cơ sở quan trọng để tổ chức Công đoàn thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình. Bên cạnh đó, thi hành Luật Công đoàn còn nhiều khó khăn bất cập như: - Trình độ, nhận thức của công đoàn viên cơ sở còn thấp, kỹ năng tuyên truyền, phổ biến Luật Công đoàn chưa có. Nhiều nơi, cán bộ công đoàn chưa nắm vững quy định của pháp luật về những đảm bảo cho tổ chức hoạt động công đoàn để thực hiện và yêu cầu cơ quan nhà nước bảo đảm thực hiện. - Một số doanh nghiệp, nhiều chủ doanh nghiệp tìm cách né tránh, trì hoãn, ít tạo điều kiện thuận lợi để người lao động thực hiện quyền ra nhập, thành lập công đoàn. Sự cản trở, gây khó khăn của chủ doanh nghiệp được thực hiện bằng nhiều hình thức, biên pháp tinh vi nên rất khó cho việc kiến nghị, xử lý theo quy định của pháp luật. Một số doanh nghiệp thì tổ chức công đoàn chỉ mang tính hình thức, đối phó, chưa có hiệu quả. - Thu kinh phí công đoàn trong các doanh nghiệp dân doanh còn gặp nhiều khó khăn. Việc trích nộp kinh phí công đoàn được quy định trong văn bản pháp lý thấp (thông tư) và không thống nhất. Pháp luật công đoàn chưa có các biện pháp, chế tài phù hợp để xử lý các doanh nghiệp trốn tránh không trích nộp kinh phí công đoàn. Quyền công đoàn trong việc trong việc quản lý, hướng dẫn sử dụng ngân sách công đoàn chưa rõ 37 ràng. Hầu hết các doanh nghiệp chưa bố trí, tạo điều kiện và đảm bảo thời gian cho hoạt động công đoàn theo luật định Hai là, Bộ luật Lao động được ban hành năm 1994 và được sửa đổi qua các năm 2002, 2006, 2007, 2012 với gần 300 văn bản ban hành để hướng dẫn thực hiện. Bộ luật Lao động nước ta đã tăng cường đề cao vai trò quản lý nhà nước về lao động và sự phối hợp của các bộ, ngành liên quan, như Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao với chính quyền địa phương, các ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất trong việc triển khai và thực hiện pháp luật lao động. Đề cao công tác thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh những vi phạm pháp luật lao động. Khẩn trương xây dựng và thực hiện những chính sách cụ thể nhằm tạo điều kiện và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, tập thể lao động như nhà ở, việc làm, thu nhập, đi lại, sinh hoạt văn hoá nhất là những nơi phát triển nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các khu công nghiệp tập trung, tạo điều kiện để xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định góp phần phát triển kinh tế xã hội, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”. Mặc dù hệ thống pháp luật về lao động là tương đối hoàn thiện nhưng trong quá trình thực hiện vẫn còn gặp những vướng mắc, chồng chéo bởi quá nhiều văn bản ban hành, có văn bản mới ban hành chưa kịp thực hiện đã có văn bản mới thay thế nên cả người sử dụng lao động và công đoàn cũng không nắm được; Ví dụ: một số quy định của pháp luật và các ngành liên quan về những công việc được coi là nặng nhọc, độc hại đã quy định từ rất lâu, hiện nay có nhiều vấn đề cần được bổ sung nhưng cũng chưa sửa đổi nên trong cùng một công việc có bộ phận được hưởng chế độ độc hại, bộ phận khác cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp nhưng lại không được hưởng. Bên cạnh đó, cho dù pháp luật lao động đã ban hành và sửa đổi nhiều lần nhưng những bất cấp về quy định mức lương cơ bản của người lao động, quy định về trình tự và thủ tục giải quyết tranh chấp lao động và đình công chưa phù hợp với thực tiễn. 2.2.2 Trình độ và năng lực của cán bộ công đoàn cơ sở Trong 4 doanh nghiệp đã có tổ chức công đoàn, sau Đại hội công đoàn nhiệm kỳ 2012 - 2015 đã kiện toàn đội ngũ cán bộ công đoàn từ các tổ, bộ phận. Tổng số cán bộ công 38 đoàn từ tổ phó trở lên là 62 người trong đó ủy viên Ban chấp hành CĐCS là 32, cả 4 chủ tịch CĐCS của doanh nghiệp là kiêm nhiệm. Về tuổi đời đa phần còn trẻ, mới tham gia hoạt động công đoàn lần đầu; trong 4 chủ tịch CĐCS thì có cả 4 đều trình độ đại học; môi trường hoạt động lại đông CNLĐ và phức tạp trong mối quan hệ lao động nên sự am hiểu về tổ chức công đoàn Việt nam chưa nhiều. Đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở là cán bộ kiêm nhiệm nên chưa có kinh nghiệm, am hiểu về kỹ năng, phương pháp, hình thức để triển khai thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức công đoàn tại cơ sở, nhất là kỹ năng vận động, thuyết phục, giải quyết các vấn đề vướng mắc phát sinh trong quan hệ lao động, kỹ năng đàm phán, thương lượng với người sử dụng lao động, giải quyết tranh chấp lao động và đình công còn gặp khó khăn.[13] Cán bộ công đoàn cơ sở đều hưởng lương theo chức trách nhiệm vụ chuyên môn và chịu sự quản lý của người sử dụng lao động về mọi mặt, trong doanh nghiệp thì cán bộ công đoàn do người sử dụng lao động trả lương. Trong khi đó để thực hiện các chức năng của tổ chức công đoàn nhất là chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động là điều không hề dễ dàng nhất, nếu cán bộ công đoàn có bản lĩnh đấu tranh quyền lợi cho người lao động thì nguy cơ mất việc làm của cán bộ công đoàn sẽ rất cao. Tuy nhiên thì hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp có những thuận lợi đó là trách nhiệm của doanh nghiệp trong chấp hành các quy định của pháp luật Việt Nam là tương đối tốt nhất là các quy định về thu kinh phí công đoàn, các chế độ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hộ lao động và những vấn đề khác liên quan; đây là điều kiện thuận lợi để cán bộ công đoàn thực hiện tốt hơn chức năng của tổ chức công đoàn. Vì vậy xác định đầu tiên là công đoàn cấp trên cơ sở tăng cường trong việc hướng dẫn cho cán bộ công đoàn cơ sở hiểu được nhiệm vụ của tổ chức công đoàn, nhiệm vụ của Chủ tịch công đoàn, phương pháp và kỹ năng hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp thông qua các lớp tập huấn, trao đổi đã giúp cho đội ngũ cán bộ công đoàn tự tin và thực hiện tốt hơn vai trò của tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp; một số cán bộ công đoàn đã thể hiện được năng lực của mình trong tham gia phối hợp với người sự dụng lao động tạo được sự ủng hộ tích cực hơn, trách 39 nhiệm hơn của doanh nghiệp đối với người lao động, tổ chức được nhiều hoạt động cho CNLĐ. Mặc dù vậy, đa phần cán bộ công đoàn là tổ trưởng, tổ phó công đoàn của các CĐCS chưa có điều kiện để tiếp cận các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ riêng cho cán bộ công đoàn (mới có 2 doanh nghiệp tổ chức lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ Công đoàn tại doanh nghiệp hàng năm đó là Bảo Long, Công ty CP Cấp thoát nước) nên phương pháp, kỹ năng, kinh nghiệm chưa nhiều, còn cứng nhắc, thậm chí một số còn né tránh, e dè khi thực hiện vai trò của cán bộ công đoàn, chưa nhiệt tình, trách nhiệm với hoạt động công đoàn, còn bị áp lực bởi công việc chuyên môn vì đa phần cũng là công nhân ở các tổ đội sản xuất. 2.2.3 Thực trạng năng lực và trình độ của người lao động trong các doanh nghiệp Lạng Sơn Trong tổng số gần 5.000 CNLĐ đang làm việc trong các doanh nghiệp của tỉnh Lạng Sơn thì tỷ lệ nữ chiếm 38,7%, tập trung phân bố đều ở các lĩnh vực như nông nghiệp, vận tải, xây dựng, thương mại Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi trong các doanh nghiệp thì nhóm công nhân từ 18 – 30 tuổi chiếm 60,3%, còn lại là từ 31 – 45 tuổi. Trình độ học vấn của công nhân có trình độ trung học phổ thông chiếm 44,3%, trình độ THCS là 52%, tiểu học là 2,6%. Trình độ chuyên môn tay nghề của công nhân lao động giản đơn chưa qua đào tạo 77%, công nhân kỹ thuật 17%, công nhân có trình độ trung cấp chiến 4,5%, cao đẳng, đại học chiếm 1,5%; Phân theo giới tính tỷ lệ nam giới có trình độ cao đẳng, đại học là 14,6%, nữ là 9,2%; công nhân kỹ thuật tỷ lệ nam 26,9%, nữ 11,5%; công nhân chưa qua đào tạo nghề 40,5%, nam 31%. Tỷ lệ thợ bậc cao từ bậc 6 trở lên chiếm tỷ lệ rất thấp. 40 Hình 2.1: Trình độ học vấn của công nhân và cán bộ trong DN (Nguồn: Liên đoàn lao động tỉnh) Hình 2.2: Trình độ tay nghề của công nhân viên lao động trong DN (Nguồn: Liên đoàn lao động tỉnh) 2.2.4 Năng lực của người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp tại Lạng Sơn Thời điểm đầu khi doanh nghiệp mới thành lập và đi vào hoạt động, nhìn chung người sử dụng lao động đều không muốn hợp tác với tổ chức công đoàn để thành lập CĐCS trong doanh nghiệp, một trong những nguyên nhân vì họ chưa hiểu rõ về tổ chức công đoàn, mục đích hoạt động của Công đoàn trong doanh nghiệp, nhưng sau khi xảy ra một số mâu thuẫn trong của người lao động, lúc đó Công đoàn tỉnh, huyện đã phối hợp với các cơ quan chức năng để giải quyết thì họ đã hiểu hoạt động của công đoàn, tổ chức công đoàn ngoài thực hiện chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, còn tuyên truyền, vận động, giải thích để người lao động hiểu rõ hơn những việc làm của mình đã đúng hay chưa đúng với pháp luật lao động, giúp người lao động biết chia sẻ, thông cảm và mục đích cuối cùng luôn đồng hành để doanh nghiệp ổn định và phát triển, người lao động có việc làm, thu nhập ổn định. Sau khi các mâu thuẫn được giải quyết nhanh chóng thì một số chủ doanh nghiệp đã chủ động 41 liên hệ với Liên đoàn lao động tỉnh để thành lập tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp, phối hợp với công đoàn cấp trên để chuẩn bị nhân sự cho Ban chấp hành công đoàn và có sự hợp tác thiện chí với công đoàn cấp trên. Đối với hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp cũng tôn trọng tính độc lập của tổ chức công đoàn, trong một số hoạt động do Công đoàn tổ chức thì doanh nghiệp tạo điều kiện về thời gian, bố trí cho người lao động nghỉ việc những vẫn được hưởng lương để tham gia hoạt động, một số doanh nghiệp còn chi phí kinh phí để Công đoàn tổ chức các hoạt động hội diễn văn nghệ, giao hữu thể thao, quay số trúng thưởng vào dịp cuối năm Trong các vấn đề phát sinh mà công đoàn tập hợp từ phía người lao động, nhìn chung các doanh nghiệp đều có tinh thần phối hợp để cùng trao đổi, thỏa thuận nên tình hình sớm ổn định, và người sử dụng lao động thay đổi nhận thức và có trách nhiệm phối hợp với các cấp công đoàn để giải quyết tình hình xảy ra. 2.2.5 Chính sách hoạt động công đoàn trong các doanh nghiệp tại Lạng Sơn Theo quy định của pháp luật lao động về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với hoạt động của công đoàn trong doanh nghiệp thì cơ bản các doanh nghiệp đều đảm bảo được, tuy nhiên mức độ đầu tư chưa nhiều. Về cơ sở vật chất: Chủ tịch công đoàn đều được trang bị bàn ghế, máy tính để làm việc nhưng đa phần là phải làm việc chung với các bộ phận khác, duy nhất. Về chính sách cán bộ: Hầu hết tại những doanh nghiệp khảo sát, thu nhập của người cán bộ công đoàn vẫn được người sử dụng lao động trả lương. Cán bộ công đoàn cơ sở thường là chức vụ kiêm nhiệm nên thu nhập vẫn được hưởng theo công việc chính đảm nhận. Không có doanh nghiệp nào có cán bộ công đoàn cơ sở chuyên trách và được trả lương theo bằng cấp đào tạo. Ngoài ra, có 2 doanh nghiệp (đối tượng khảo sát) đã có chính sách hỗ trợ cho ủy viên Ban chấp hành hàng tháng, đó là: - Công ty THHH Huy Hoàng: Chủ tịch: 500.000đ/quý; Phó chủ tịch: 300.000Đ/ quý, ủy viên: 200.000đ/ quý /người - Công ty CP Cấp thoát nước Lạng Sơn: hỗ trợ thành viên trong BCH Công đoàn 100.000đ/tháng/người. Bên cạnh đó, tại một số doanh nghiệp đã tạo điều kiện để cán bộ công đoàn tham gia các lớp tập huấn, các hoạt động do công đoàn cấp trên tổ chức và có thái độ hợp tác với công đoàn cấp trên. 42 Về tổ chức các hoạt động của công đoàn: Hỗ trợ kinh phí để tổ chức các hoạt động, kinh phí thăm hỏi tặng quà cho CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn, khen thưởng cho CNLĐ đạt thành tích xuất sắc hàng năm; quà trong các ngày lễ lớn của đất nước. 2.3 Thực trạng hoạt động của các tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp tại Lạng Sơn 2.3.1 Chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động được các cấp công đoàn Lạng Sơn xác định là nhiệm vụ quan trọng nhất, trong đó đối với công nhân lao động trong doanh nghiệp đặt lên hàng đầu, bởi vì môi trường này số lượng công nhân lao động nhiều, đa dạng thành phần, việc tăng ca thường xuyên diễn ra. Vì vậy để thực hiện tốt nhiệm vụ này, với sự chỉ đạo của công đoàn các khu công nghiệp, các công đoàn trong doanh nghiệp đã thực hiện một số giải pháp, biện pháp sau: Thứ nhất, CĐCS hướng dẫn người lao động giao kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động theo những quy định của pháp luật. Đại diện thương lượng và ký TƯLĐTT, giám sát việc thực hiện và bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp điều kiện và tình hình thực tế. CĐCS đại diện người lao động thương lượng ký thỏa ước lao động tập thể với những nội dung về việc làm và bảo đảm việc làm; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; Tiền lương, phụ cấp lương, tiền thưởng; định mức lao động; an toàn vệ sinh lao động; bảo hiểm xã hội và một số vấn đề khác như giải quyết tranh chấp lao động, ăn ca, phúc lợi tập thể, trợ cấp hiếu, hỷ.... Tuy nhiên đa phần nội dung đưa vào thỏa ước lao động tập thể mới chỉ là những vấn đề đảm bảo theo quy định của pháp luật lao động, trong khi mục tiêu ký kết thỏa ước lao động tập thể phải là đưa vào những nội dung có lợi hơn quy định của pháp luật. Việc ký kết được thỏa ước lao động tập thể, xây dựng nội quy lao động trong doanh nghiệp là căn cứ pháp lý quan trọng để giải quyết các cuộc tranh chấp liên quan đến quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động; thỏa ước lao động tập thể được bổ sung thường xuyên hàng năm theo sự thỏa thuận giữa Công đoàn và người sử dụng lao động. Trong những doanh nghiệp khảo sát và đã thành lập công đoàn cơ sở, những doanh nghiệp thuộc nhóm 1 là những nơi công đoàn cơ sở đã thực hiện khá tốt nội dung hoạt động này. 100% người lao động ký hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể. 43 Đối với những doanh nghiệp khảo sát thuộc nhóm 2 thì nội dung này vẫn còn chưa được triển khai như công ty TNHH MTV xe điện Việt Nhật chưa ký thỏa ước lao động tập thể vì công đoàn mới thành lập. Thứ hai, công đoàn cơ sở tham gia xây dựng nội quy quy chế cho người lao động: Ở công ty THHH Bảo Long, Công đoàn tham gia với Ban giám đốc công ty xây dựng nội quy lao động, đại diện người lao động ký thỏa ước lao động tập thể với những điều khoản có lợi hơn pháp luật quy định, xây dựng quy chế tiền lương, tiền thưởng và thường xuyên giám sát việc thực hiện chế độ tiền lương, tiền công và các chính sách liên quan, đề nghị ban giám đốc công ty có chính sách hỗ trợ tiền xăng xe, tiền ăn ca cho công nhân; 100% công nhân được ký hợp đồng làm việc đều được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, công nhân khi vào làm việc đều phải học về nội quy, quy định của công ty và học các quy trình, quy định về an toàn vệ sinh lao động... Thứ ba, công đoàn thể hiện vai trò đại diện của người lao động thông qua cử người đại diện công đoàn tham gia đối thoại trong Hội đồng hòa giải; Hội đồng thi đua, kỷ luật; Hội đồng Bảo hộ lao động...Tham gia với NSDLĐ, cải thiện điều kiện làm việc, môi trường làm việc; hướng dẫn mạng lưới ATVSLĐ hoạt động. Tại công ty Cổ phần Cấp thoát nước Lạng Sơn, vai trò của công đoàn ngày càng được khẳng định rõ nét, tiếng nói của công đoàn tham gia với người sử dụng lao động có hiệu quả trong các hội đồng. Để thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động, Công đoàn đã phối hợp với công ty thành lập Hội đồng bảo hộ lao động, hàng năm được tập huấn về an toàn vệ sinh lao động, đối với công nhân khi vào làm việc trong công ty đều phải qua lớp huấn luyện về kỹ thuật; công đoàn đã đề nghị công ty mua sắm them nhiều thiết bị máy móc nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho công nhân công ty làm việc Thứ tư, quan tâm công tác chăm lo hoạt động xã hội; vận động xây dựng các loại quỹ và đẩy mạnh các hoạt động tình nghĩa, tương trợ, thăm hỏi đối với CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn, tổ chức các hoạt động vui chơi, văn nghệ, thể thao nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động. Hoạt động này được các công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp thực hiện tương đối tốt, phần kinh phí giành cho hoạt động này chiếm 50% tổng nguồn quỹ, so với quy định về chi tiêu tài chính chưa đảm bảo đúng nhưng do đặc thù đông CNLĐ, trong đó đối tượng có hoàn cảnh khó khăn còn nhiều. 44 Kết quả khảo sát thực tế về “Hoạt động chăm lo đời sống cho người lao động” tại một số doanh nghiệp khảo sát trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn Công ty THHH Bảo Long: Trong quy chế chi tiêu tài chính của Ban chấp hành công đoàn công ty đã quy định rất cụ thể những nội dung chi theo quy định sử dụng nguồn kinh phí công đoàn, ngoài ra Ban chấp hành công đoàn rất quan tâm chăm lo đến đời sống tinh thần của người lao động như quy định tặng quà sinh nhật hàng tháng cho đoàn viên công đoàn, thăm hỏi, tặng quà cho đoàn viên có việc hiếu, hỉ, tặng quà cho đoàn viên nhân ngày lễ, tết cổ truyền, ngày lễ 30.4 và 1.5, tặng quà cho đoàn viên nữ dịp mùng 8.3; tổ chức các hoạt động văn nghệ, thành lập đội bóng đá nam giữa các bộ phận để thi đấu giao hữu, tặng quà cho con công nhân lao động có thành tích xuất sắc trong học tập dịp tết trung thu... Ngoài ra công đoàn công ty rất quan tâm đến các hoạt động xã hội, thăm hỏi giúp đỡ công nhân có hoàn cảnh gia đình khó khăn, tích cực tham gia ủng hộ quỹ "Vì người nghèo", ủng hộ đồng bào lũ lụt Miền Trung. Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Lạng Sơn: Các hoạt động xã hội, chăm lo, quan tâm tới công nhân có hoàn cảnh khó khăn được công đoàn thường xuyên quan tâm thông qua các cuộc vận động quyên góp toàn công ty, thông qua nguồn kinh phí hoạt động; thành lập đội văn nghệ, đội bóng đá, cầu lông để tổ chức trong các hoạt động của công đoàn, tham gia thi đấu do Liên đoàn lao động tỉnh tổ chức và đều đạt giải cao; ngoài ra công đoàn đã phối hợp với công ty thăm hỏi, tặng quà cho 120 công nhân lao động ốm đau, sinh con..., tặng quà nhân các ngày lễ lớn như 30/4, 1/5, 2/9, tết Nguyên đán cho công nhân toàn công ty... trao thưởng cho 16 công nhân tiêu biểu có sáng kiến sáng tạo, cho nữ công nhân lao động đạt danh hiệu "Giỏi việc nước - đảm việc nhà" hàng năm; tổ chức phát thưởng hơn 100 xuất quà cho con công nhân lao động đạt thành tích xuất sắc trong các năm học và biểu dương các gia đình tiêu biểu trong tháng "Hành động vì trẻ em và ngày gia đình Việt Nam". Thứ năm, tăng cường theo dõi việc thực hiện chế độ chính sách theo quy định pháp luật. Tham gia giải quyết đơn thư, khiếu nại của đoàn viên, NLĐ, tham gia giải quyết tranh chấp lao động tập thể; lãnh đạo đình công. Hoạt động này các CĐCS trong DN tiến hành thường xuyên thông qua phản ánh của 45 người lao động đối với các tổ công đoàn, qua hòm thư góp ý; tiếp nhận và xử lý thông tin, giải quyết những đơn thư khiếu nại của người lao động đối hoạt động công đoàn và phối hợp với người sử dụng lao động giải quyết những khiếu nại về công tác quản lý nhân sự, thực hiện chế độ chính sách, phối hợp giải quyết những tranh chấp lao động phát sinh. Trong 3 năm qua, chưa có cuộc ngừng việc tập thể xảy ra trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, điều đó cũng thể hiện vai trò trách nhiệm của CĐCS trong việc kịp thời phản ánh với công đoàn cấp trên và tích cực phối hợp giải thích, tuyên truyền và thương lương đối với cả người lao động và người sử dụng lao động để cơ bản giải quyết những yêu cầu của người lao động theo quy định của pháp luật và tình hình thực tế của doanh nghiệp. Bảng 2.1: Đánh giá việc thực hiện nội dung chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người lao động Doanh nghiệp Ký TƯLĐTT Xây dựng nội quy, quy chế Tham gia các hội đồng hòa giải, hội đồng thi đua, kỷ luật Chăm lo đời sống NLĐ và xd các quỹ Theo dõi thực hiện các chế độ, chính sách Giải quyết TCLĐTT lãnh đạo đình công Nhóm 1 x x x x x o Nhóm 2 x x o x o o Nhóm 3 o o o o o o (X - đã thực hiện được; O - chưa thực hiện được) (Nguồn: Điều tra phỏng vấn của tác giả) 2.3.2 Tham gia cơ chế hai bên và các hoạt động góp phần lành mạnh hóa quan hệ lao động trong doanh nghiệp. Trong loại hình doanh nghiệp này chủ yếu thực hiện cơ chế hai bên giữa một bên là người sử dụng lao động và một bên là người lao động. Vai trò của Công đoàn trong tham gia giải quyết mối quan hệ 2 bên này rất quan trọng, là người đứng giữa để giải thích, yêu cầu, tuyên truyền, vận động nâng cao trách nhiệm của cả hai bên trong quan hệ lao động. Thực tế đã chứng minh ở những doanh nghiệp CĐCS phát huy được vai trò trong cơ chế hai bên thì môi trường lao động ở đó tương đối thuận lợi, mối quan hệ hai bên được hài hòa, đảm bảo hơn.[14] Hoạt động của công đoàn góp phần lành mạnh hóa quan hệ lao động trong doanh nghiệp thường tập trung vào một số hoạt động sau: 46 -Tham gia đối thoại để xây dựng nội quy, quy chế, thỏa ước lao động tập thể và các vấn đề liên quan đến quyền lợi hai bên thông qua các hội đồng. - Phối hợp với người sử dụng tổ chức các buổi đối thoại thường xuyên hàng tháng giữa người sử dụng lao động và người lao động về tình hình sản xuất kinh doanh, về các nội dung trong thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động liên quan đến trách nhiệm thực hiện của cả hai bên... một số CĐCS duy trì đều hàng tháng như Công ty THHH Bảo Long, Công ty cổ phần Cấp thoát nước Lạng Sơn. Tại những doanh nghiệp này, Công đoàn đã lựa chọn hình thức tổ chức đối thoại giữa người lao động và người sử dụng lao động trong đó công đoàn với vai trò là người gợi mở các vấn đề hiện đang phát sinh để các bên cùng nhau

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_giai_phap_thuc_day_hoat_dong_cua_to_chuc_cong_doan_tr.pdf
Tài liệu liên quan