MỤC LỤC
Lời Nói Đầu 1
I/.Sự cần thiết phải đẩy mạnh quan hệ thương mại Việt – Mỹ 2
1.Phát triển và mở rộng được một thị trường lớn nhất thế giới: 2
2.Lợi ích từ hệ thống ưu đãi thuế quan chung (GSP) và triển vọng gia nhập WTO. 4
3.Lợi ích từ việc thu hút được nhiều nguồn đầu tư trực tiếp (FDI) từ nước ngoài vào Việt Nam. 4
4." Thêm bạn bớt thù" trong quan hệ quốc tế, nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. 5
1. Phát triển thị trường xuất khẩu. 5
2. Lợi ích từ việc mở rộng nguồn cung cấp một số nguyên vật liệu từ Việt Nam. 6
3. Là thị trường tiêu thụ những máy móc thiết bị đã khấu hao hết của Mỹ, các dây chuyền sản xuất của thập kỷ 80 nhưng vẫn phù hợp với điều kiện của Việt Nam. 7
Phần II: Thực trạng quan hệ thương mại Việt-Mỹ trong thời gian qua. 8
I/.Giai đoạn trước khi Mỹ huỷ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam. 8
1. Thời kỳ trước năm 1975: 8
2. Giai đoạn từ 1975 tới 1993: 8
II/. Giai đoạn sau khi lệnh cấm vận bị huỷ bỏ: 9
1.Quan hệ Ngoại thương Việt Mỹ sau khi lệnh cấm vận bị loại bỏ 9
2.Những thành quả ban đầu: 10
Phần III: GiảI pháp đẩy mạnh quan hệ thương mại Việt – Mỹ 18
I.Triển vọng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ khi hiệp định thương mại song phương có hiệu lực: 18
3.Hàng dệt và may mặc: 19
6.Một số mặt hàng khác: 20
II.Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu sang Mỹ. 21
1.Giải pháp từ phía nhà nước: 21
2.Giải pháp từ phía doanh nghiệp: 23
Kết luận 26
Tài liệu tham khảo 27
29 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1487 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp thúc đẩy phát triển quan hệ ngoại thương Việt - Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nguồn cung cấp nguyên vật liệu thì Mỹ rất quan tâm đến một số sản phẩm sơ chế của Việt Nam như dầu thô, gạo, cà phê, cao su... Các doanh nghiệp Mỹ có thể nhập được những nguyên vật liệu rẻ, làm cho giá thành sản phẩm giảm xuống, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá chế biến Mỹ. Việc nhập khẩu một số sản phẩm sơ chế từ Việt Nam cũng góp phần làm ổn định hơn nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho nền sản xuất của Mỹ.
3. Là thị trường tiêu thụ những máy móc thiết bị đã khấu hao hết của Mỹ, các dây chuyền sản xuất của thập kỷ 80 nhưng vẫn phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
Việt Nam là một nước đang phát triển, đang trong quá trình xây dựng nền kinh tế hướng vào xuất khẩu, công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước nhu cầu về máy móc thiết bị dây chuyền sản xuất là rất lớn. Có thể thấy cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu là thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệ. Do vậy các doanh nghiệp Mỹ đã có thêm một thị trường về thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệ lớn, có nhu cầu cao và nắm được tâm lý là người Việt Nam muốn nhập công nghệ nguồn. Do đó đây cũng là một lợi thế của Việt Nam do có thể tiếp cận được công nghệ nguồn về thiết bị, máy móc, dây chuyền công nghệ, sản xuất hàng xuất khẩu mà Việt Nam có lợi thế.
Phần II: Thực trạng quan hệ thương mại Việt-Mỹ trong thời gian qua.
I/.Giai đoạn trước khi Mỹ huỷ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam.
1. Thời kỳ trước năm 1975:
Trước năm 1975, Mỹ có quan hệ kinh tế thương mại với chính quyền Sài Gòn cũ. Kim ngạch buôn bán không lớn, chủ yếu là hàng nhập khẩu bằng viện trợ Mỹ để phục vụ cuộc chiến tranh xâm lược. Về xuất khẩu sang Mỹ có một số mặt hàng như cao su, gỗ hải sản, súc sản, đồ gốm... nhưng kim ngạch xuất khẩu không đáng kể.
Tháng 5/1964, áp dụng đạo luật buôn bán với kẻ thù, Mỹ cấm vận chống miền Bắc nước ta và tháng 4/1975 mở rộng cấm vận trên toàn cõi Việt Nam trong tất cả các lĩnh vực thương mại, tài chính tín dụng ngân hàng và tài sản. Đồng thời áp dụng chế tài khống chế các nước đồng minh và các tổ chức quốc tế do Mỹ thao túng trong mọi quan hệ kinh tế thương mại với Việt Nam.
2. Giai đoạn từ 1975 tới 1993:
Đây là giai đoạn Việt Nam bị cấm vận hoàn toàn. Tuy nhiên thông qua con đường trực tiếp hay gián tiếp Việt Nam vẫn có quan hệ kinh tế và viện trợ phát triển với nhiều nước, nhiều tổ chức và các tổ chức phi chính phủ. Ngay chính nhiều công ty của Mỹ qua con đường gián tiếp cũng đã có hàng xuất khẩu vào Việt Nam. Năm 1987 hàng nhập vào Việt Nam có trị giá 23 triệu USD, năm 1988 đạt 15 triệu USD, năm 1989 đạt 11 triệu USD (theo số liệu của Bộ thương mại Mỹ tháng 7/1994).
Trong những năm 1988-1993, tuy còn cấm vận song một số công ty Mỹ thông qua các chi nhánh hoặc liên doanh đăng ký tại các nưóc khác đã có 6 dự án đầu tư trực tiếp tại Việt Nam với số vốn đăng ký khoảng 3,3 triệu USD. Từ tháng 4/1992 Mỹ bắt đầu đi vào lộ trình hướng tới bãi bỏ lệnh cấm vận mở đầu bằng việc cho phép xuất khẩu sang Việt Nam hàng hoá đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con người. Tiếp đó cho phép các công ty Mỹ mở văn phòng đại diện, tiến hành nghiên cứu khả thi rồi cho phép các hãng Mỹ tham gia đấu thầu các công trình tại Việt Nam, ra quy định về cấp giấy phép buôn bán với Việt Nam. Hoạt động ngoại thương hai nước trong những năm đầu thập kỷ 90 này đã có những bước đột phá ban đầu. Theo số liệu thống kê, nếu xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ thời kỳ 1986-1989 hầu như không có gì, thì năm 1990 đã xuất khẩu được lượng hàng trị giá khoảng 5000 USD, tăng lên 9000 USD năm 1991, 11000 USD năm 1992 và lên 58000 USD năm 1993. Về nhập khẩu trong ba năm 1991-1993, giá trị hàng nhập khẩu vào Việt Nam đạt gần 7 triệu USD so với 5 triệu USD của cả thời kỳ 1986-1990.
II/. Giai đoạn sau khi lệnh cấm vận bị huỷ bỏ:
1.Quan hệ Ngoại thương Việt Mỹ sau khi lệnh cấm vận bị loại bỏ
Ngày 11 tháng 7 năm 1995, Tổng thống Bill Clinton đã chính thức “tuyên bố bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Việt Nam”. Từ đó đến nay đã được 5 năm, ta có thể tóm tắt quá trình đó qua các sự kiện như sau:
Tháng 11/1995: đoàn liên bộ Mỹ thăm Việt Nam tìm hiểu hệ thống luật lệ thương mại đầu tư của Việt Nam.
Tháng 4/1996: Mỹ trao cho Việt Nam bản “những yếu tố bình thường hoá quan hệ kinh tế thương mại với Việt Nam”
Tháng 7/1996: Việt Nam trao cho Mỹ bản “Năm nguyên tắc bình thường hoá quan hệ kinh tế thương mại và đàm phán hiệp định thương mại với Mỹ” đáp lại văn bản nói trên.
Tháng 9/1996: Bắt đầu quá trình đàm phán hiệp định thương mại Việt-Mỹ.
Ngày 10/3/1998 Tổng thống Mỹ tuyên bố bãi bỏ việc áp dụng điều luật bổ sung Jacson-Vannic đối với Việt Nam. Đây là điều luật ngăn cấm việc dành cho các nước XHCN quy chế MFN trong thương mại. Điều luật này không cho phép các quốc gia XHCN tham gia vào mọi chương trình của chính phủ Mỹ, trong đó có cả hoạt động cung cấp tín dụng, bảo đảm tín dụng, bảo đảm đầu tư dưới hình thức trực tiếp và gián tiếp. Đáng chú ý hơn là điều luật bổ sung Jacson-Vannic còn cấm ngân hàng xuất khẩu (EXIMBANK) trợ cấp tín dụng giúp các công ty Mỹ xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ sang Việt Nam hoặc tài trợ trực tiếp cho Việt Nam để mua hàng hoá của Mỹ. Do vậy việc tuyên bố bãi bỏ việc áp dụng điều luật bổ sung Jacson-Vannic đã góp phần thúc đẩy bình thường hoá quan hệ thương mại. Hàng năm quyết định này đều được tiếp tục gia hạn như ngày 3/6/1999 và tháng 6/2000.
Ngày 19/3/1998: Mỹ chính thức ký kết hiệp định để OPIC (Quỹ đầu tư tư nhân hải ngoại- cơ quan bảo hiểm và xúc tiến đầu tư Mỹ sang các nước đang phát triển) được hoạt động tại Việt Nam. Ngày 26/3/1998 Việt Nam cũng chính thức ký hiệp định này.
Ngày 9/12/1999: TạI Hà Nội, ngân hàng nhà nước Việt Nam và ngân hàng xuất khẩu Mỹ (EXIMBANK) ký hai hiệp định bảo lãnh khung và khuyến khích các dự án đầu tư của Mỹ tại Việt Nam .
Ngày 14/7/2000: Việt Nam và Mỹ ký hiệp định thương mại song phương, hoàn tất quá trình bình thường hoá hoàn toàn quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ.
2.Những thành quả ban đầu:
Từ năm 1994 đến nay, sau khi quan hệ ngoại giao được bình thường hoá, quan hệ buôn bán giữa Việt Nam và Hoa kỳ vẫn còn gặp những trở ngại lớn do trong thời gian này hai bên Việt Nam và Mỹ chưa ký được hiệp định thương mại song phương và do Mỹ chưa dành cho Việt Nam quy chế MFN. Do đó hầu hết hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ còn phải chịu mức thuế cao. Tuy nhiên, hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã tăng lên một cách nhanh chóng (xem bảng 2).
Đối với hàng hoá Mỹ tại Việt Nam, tuy chưa có con số thống kê chính xác là hàng Mỹ chiếm bao nhiêu thị phần ở Việt Nam, song có thể dễ dàng nhận thấy hầu hết các hãng nổi tiếng như Microsoft, General, caltex, Esso, Peppsi, Coca-cola, Carrier, Dial, Ford, Cargill... đều đã có mặt tại Việt Nam. Mặc dù đến muộn hơn so với các nước khác song với nguồn vốn lớn, chiến lược Marketing độc đáo, sản phẩm chất lượng cao, các sản phẩm của Mỹ đã nhanh chóng giành được cảm tình lớn của người Việt Nam và tăng mạnh thị phần của mình trên thị trường này.
a. Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ:
Bảng 2: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ từ 1995 đến quý I/2000 ( Đơn vị :1000 USD).
Mặt hàng
1995
1996
1997
1998
1999
QuýI/2000
1.Cá và hải sản
19.583
33.990
46.376
79.500
108100
46.400
2.Quả và hạt
901
7.973
15.900
23.400
23.700
10.000
3.Cà phê, chè, gia vị
146455
110910
108208
142600
100100
55.300
4.Ngũ cốc
5
5.845
20.995
5.300
5.Chế phẩm từ thịt cá
11
75
10.477
13.800
1.500
2.400
6.Chế phẩm từ ngũ cốc, bột mì
412
1.150
1.828
-
-
-
7.Chế phẩm từ rau
195
1.987
2.917
-
-
-
8. Chất đốt khoáng, dầu mỏ
15
80.650
36.670
66.100
83.800
32.700
9.Cao su và sản phẩm từ cao su
1.572
564
3.031
2.900
3.500
3.900
10.Hàng dệt kim
1.775
3.588
5.326
-
-
-
11.Quần áo
15.092
20.013
20.602
27.900
36.400
16.200
12.Giày dép
3.308
39.169
97.644
114900
145700
47.700
Nguồn: Hải quan Mỹ( Vietnam Economic Times ).
Năm 1999 so với 1994, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ gấp 12 lần, bình quân một năm tăng 64,2%, cao gấp 2,8 lần tốc độ tăng xuất khẩu tương ứng của cả nước. So với tổng kim ngạch xuất khẩu thì xuất khẩu sang Mỹ chiếm 1,2%( năm 1994) lên 5,2% (năm 1999). Cân đối xuất nhập chuyển từ nhập siêu sang xuất siêu (xem bảng 2). Xét về mặt cơ cấu xuất khẩu, hàng nông sản chiếm phần chủ yếu và thường tập trung vào một số ít loại mặt hàng, chưa được đa dạng hoá. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu:
Cà phê: nhìn bảng 2 số liệu ở trên ta thấy đây là mặt hàng có giá trị kim ngạch lớn nhất. Hàng năm ta xuất khẩu với kim ngạch đều trên 100 triệu USD. Việt Nam bắt đầu xuất khẩu cà phê robusta vào Mỹ từ năm 1994 và ngay năm đầu tiên đã đạt 32 triệu USD. Sau khi suy giảm vào các năm 1996-1997, kim ngạch đã tăng trở lại vào năm 1998 đạt 142,6 triệu USD. Ước tính năm 2000 có thể đạt kim ngạch 160 triệu USD. Hiện nay Việt Nam đã vươn lên đứng vị trí thứ 7 về trị giá trong số các nước xuất khẩu cà phê vào Mỹ (theo số liệu thống kê của hải quan Mỹ).
Hải sản: Việt Nam bắt đầu xuất khẩu hải sản vào Hoa Kỳ từ năm 1994 với trị giá gần 6 triệu USD, Năm 1998 đạt 79,5 triệu USD, năm 1999 đạt 108,1 triệu USD. Tính đến 6 tháng đầu năm 2000 Việt Nam xuất sang Mỹ gần 123 triệu USD, gấp 2,1 lần cùng kỳ năm 1999 và chiếm 22,2% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của nước ta. Mỹ trở thành thị trường lớn thứ hai sau Nhật Bản về kim ngạch xuất khẩu. Sản phẩm chính là tôm và và cua đông lạnh, trong đó chủ yếu là tôm. Kim ngạch tôm đông lạnh năm 1997 đạt 55 triệu USD, năm 1998 đạt 62 triệu USD chiếm 77% kim ngạch xuất khẩu hải sản nói chung. Việt Nam hiện đang đứng hàng thứ 9 trong tổng số các nước xuất khẩu tôm vào Hoa Kỳ.
Ngoài tôm và cua, cá đông lạnh đang được xuất khẩu sang Hoa Kỳ với số lượng ngày càng tăng. Kim ngạch năm 1997 đạt khoảng 10 triệu USD, năm 1998 đạt 16 triệu USD.
Giày dép: Mặt hàng này tuy phải chịu mức thuế phi MFN, nhưng kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào Hoa Kỳ đã tăng lên rất nhanh từ 69.000 USD vào năm 1994 lên đến 145,7 triệu USD năm 1999. Việt Nam chiếm vị trí thứ 12 trong danh sách các nước xuất khẩu giày dép nhiều nhất vào Hoa Kỳ, đứng trên cả Canada (là nước được hưởng thuế nhập khẩu rất thấp theo NAFTA), Hồng Kông và Philippin. Tuy nhiên, chủng loại giày dép xuất khẩu của ta vào Mỹ chưa đa dạng chủ yếu tập trung ở những sản phẩm có mức chênh lệch giữa thuế MFN và phi MFN thấp như giày nam, giày trẻ em, các loại dép đi trong nhà và dép tắm biển.
Hàng may mặc và dệt may: Mặt hàng này do không được hưởng quy chế MFN của Mỹ nên phải chịu mức thuế suất cực kỳ cao, gấp gần 2,5 lần so với mức MFN. Do vậy hàng may mặc của Việt Nam vào thị trường Mỹ trong thời gian qua là do các công ty nước ngoài đặt Viêt Nam gia công và sẵn sàng chấp nhận lợi nhuận thấp, thậm chí lỗ khi đưa hàng vào Hoa Kỳ để chuẩn bị thị trường cho thời kỳ “hậu hiệp định thương mại”. Một số công ty dệt may như Thành Công, Thắng Lợi cũng đã có sản phẩm sang Hoa Kỳ nhưng kim ngạch còn nhỏ. Kim ngạch năm 1999 chỉ dạt 36,4 triệu trong khi nhu cầu về mặt hàng này của Mỹ hàng năm lên tới hàng chục tỷ USD.
Một số hàng nông sản khác:
Đối với sản phẩm chè: Việt Nam xuất sang Mỹ 903.000 USD năm 1994. Năm 1998 đạt 842.000 USD đứng thứ 15 trong số các nước xuất khẩu chè vào Mỹ. Năm 1999 xuất khẩu chè đạt kim ngạch 1 triệu USD. Do thuế nhập khẩu chè đen là 0% cho cả MFN và phi MFN nên chè đen của ta có khả năng tăng kim ngạch trên thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới. Mức tăng bình quân có thể đạt trên 20%/năm
Hạt tiêu: có mặt trên thị trường Hoa Kỳ sau cà phê, năm 1997 đạt kim ngạch 2,1 triệu USD. Năm 1998 tăng lên 3,6 triệu đứng thứ 9 trong số các nước xuất khẩu hạt tiêu vào Mỹ. Ta xuất sang Mỹ chủ yếu là loại hạt tiêu đen loại chưa xay, chưa nghiền (có mức thuế phi MFN là 0%).
Quế: đây cũng là sản phẩm có mức thuế phi MFN là 0% nên mặt hàng này xuất sang Mỹ năm 1996 đạt 878.000 USD. Năm 1998 giảm xuống còn 596.000 USD nhưng vẫn đứng thứ ba trong số các nước xuất khẩu quế vào Hoa Kỳ. Khả năng tăng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này còn tăng. Tuy nhiên mức tăng này còn bị giới hạn bởi lượng quế của nước ta không nhiều. Dự kiến năm 2005 sẽ xuất sang Hoa Kỳ khoảng 2 triệu USD chiếm 40% kim ngạch xuất khẩu quế của Việt Nam.
Một số sản phẩm như rau tươi, quả và hạt ăn dược; rau quả chế biến và thực phẩm chế biến cũng được xuất sang Mỹ. Trong đó thực phẩm chế biến đạt kim ngạch 13,5 triệu USD vào năm 1998. Trong sản phẩm quả và hạt ăn được thì hạt điều là sản phẩm chủ yếu. Năm 1996 kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này đạt 7,6 triệu USD tới năm 1998 là 22,5 triệu USD đứng vị trí thứ 3 sau ấn Độ và Brazil.
Mặt hàng gốm sứ cũng đã được thâm nhập được vào thị trường Mỹ mặc dù kim ngạch còn nhỏ bé. Năm 1998 mặt hàng này chỉ đạt 2,5 triệu USD. Nguyên nhân chính là do thuế phi MFN quá chênh lệch so với thuế MFN.
Đối với nhóm hàng cao su và các sản phẩm cao su bao gồm cao su dùng trong công nghiệp và y tế, quần áo bảo hộ lao động v.v… Đây là nhóm hàng có nhu cầu rất lớn ở Hoa Kỳ. Năm 1998 Hoa Kỳ nhập hơn 9 tỉ USD cao su và các sản phẩm cao su. Các nước xuất khẩu lớn là Canada, Nhật Bản, Malaysia, Indonesia, Thái Lan. Việt Nam chỉ xuất được gần 3 triệu USD do chủng loại chưa phù hợp với nhu cầu của thị trường Hoa Kỳ.
Tóm lại, ta có thể nhận xét thực trạng hàng Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ như sau: Mặc dù bị kiềm hãm đáng kể do chưa được hưởng thuế suất MFN nhưng kim ngạch xuất khẩu chung của Việt Nam sang Hoa Kỳ vẫn tăng nhanh. Tuy nhiên những mặt hàng xuất khẩu tăng mạnh cả về số lượng lẫn kim ngạch chủ yếu là những mặt hàng chịu mức thuế phi MFN ngang bằng với mức MFN hoặc có sự chênh lệch không đáng kể. Nếu hiệp định thương mại song phương được hai nước phê chuẩn có hiệu lực thì khả năng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ sẽ tăng ở mức cao. Đặc biệt là ngành thuỷ sản, ngành may mặc sẽ có điều kiện tăng tốc về kim ngạch xuất khẩu.
b. Nhập khẩu Việt Nam từ Mỹ:
Ngay năm đầu tiên, sau khi Mỹ huỷ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam, hàng nhập khẩu từ Mỹ đã tăng mạnh về số lượng và phong phú, đa dạng về chủng loại. Năm 1993 chỉ có 4 nhóm hàng được phép xuất khẩu sang Việt Nam, nhưng trong năm 1994 số nhóm hàng đã tăng lên con số 35. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang Việt Nam là máy móc và thiết bị, phân bón, máy móc xây dựng, ô tô, thiết bị điện tử viễn thông.
Kim ngạch nhập khẩu hàng từ Mỹ năm 1994 đạt 172 triệu USD. Năm 1995 tăng lên 252 triệu, năm 1996 đạt 616 triệu nhưng những năm tiếp theo giảm dần 278 triệu USD (1997), 269,5 triệu USD (1998) và 277,3 triệu USD (1999).
Bảng 3: Cơ cấu hàng xuất khẩu của Mỹ sang Việt Nam (Đơn vị: 1000USD).
Mặt hàng
1995
1996
1997
Sản phẩmtừ sữa, trứng, mật ong
751
655
6.962
Quả và hạt
3.599
4.075
2.417
Ngũ cốc
1.847
5.602
3.806
Chế phẩm khác
4.709
3.782
8.071
Chất thừa và chất phế thải từ ngành thực phẩm
1.763
1.787
2.350
Chất đốt khoáng, dầu mỏ
734
4.719
4.844
Hợp chất hoá vô cơ và hữu cơ
769
1.309
2.139
Hoá hữu cơ
2.467
6.100
4.891
Dược phẩm
2.790
4.146
4.137
Phân bón
35.909
52.259
8.943
Nhựa và các sản phẩm từ nhựa
4.057
7.381
7.392
Cao su và sản phẩm từ cao su
120
667
1.349
Bột gỗ và chất cellulo
632
1.547
1.339
Giấy, bìa giấy, các sản phẩm bột giấy
9.586
10.684
4.111
Bông và sợi bông
7.259
11.590
12.091
Giầy dép
1.357
14.196
16.405
Nhôm và các sản phẩm nhôm
4.266
11.154
13.679
Lò hạt nhân, nồi hơi, máy
65.025
67.667
53.251
Máy và thiết bị, thiết bị đIện
24.583
42.114
43.942
Phương tiện vận tải
37.138
23.742
19.920
Thiết bị quang học, phim ảnh
8.691
12.375
15.281
Nguồn: Bộ Thương Mại Việt Nam.
Trong giai đoạn 1994-1996, Việt Nam luôn nhập siêu lớn trong buôn bán từ 200 đến 300 triệu USD. Lượng này chủ yếu do Việt Nam mua máy bay của Mỹ. Năm 1994 kim ngạch nhập khẩu máy bay là 72 triệu USD. Năm 1996 Việt Nam mua máy bay và phương tiện hàng không đạt trị giá 281 triệu USD.
Xét về cơ cấu nhập khẩu, nhóm máy móc thiết bị nói chung chiếm phần lớn tổng kim ngạch nhập khẩu từ Mỹ. Điều này phản ánh đúng định hướng nhập khẩu của ta cũng như đặc điểm cơ cấu xuất khẩu của Mỹ. Nhóm mặt hàng nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất cũng chiếm phần kim ngạch đáng kể chủ yếu là phân bón, bông sợi, xăng dầu, sắt thép, một số loại hoá chất… Những mặt hàng trong nước chưa sản xuất được và sản xuất chưa đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ. Năm 1995 tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này là 55 triệu USD, tăng hơn 52% so với mức 36,4 triệu USD (năm 1994). Trong nhóm hàng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất nhập từ Mỹ, phân bón có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất: năm1994 là 16,533 triệu USD, năm 1995 là 35,909 triệu USD, năm 1996 là 52,29 triệu USD, năm1998 là 42,3 triệu USD.
c. Trở ngại đối với cả hai nước:
Trở ngại lớn nhất hiện nay đó là việc hiệp định thương mại Việt-Mỹ chưa có hiệu lực và do đó từ lúc ký kết hiệp định thương mại đến khi hiệp định có hiệu lực thì hàng hoá của Việt Nam vẫn phải chịu mức thuế nhập khẩu cao hơn hàng của các nước khác. Điều này làm ảnh hương đến khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam tại thị trường Mỹ.
Hơn nữa, Hàng Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ chủ yếu là hàng nông sản mà tiêu chuẩn của Mỹ đối với các mặt hàng này là rất cao phải đáp ứng được những đòi hỏi hết sức khắt khe về chất lượng. Chất lượng sản phẩm được coi trọng hàng đầu và là chìa khoá mở cửa thị trường Mỹ. Do vậy, các sản phẩm của Việt Nam cần phải đạt được các tiêu chuẩn quốc tế( ISO 9000, 14000, 18000…). Đây là điều rất quan trọng để thâm nhập được vào thị trường Mỹ.
Một trở ngại khác khi thâm nhập vào thị trường Mỹ đó là hệ thống luật pháp của Mỹ. Do hệ thống luật của Mỹ rất phức tạp và mỗi bang lại có những thể lệ riêng nên các doanh nghiệp không thể chủ quan áp dụng từ thị trường này sang thị trường kia. Hiện nay, việc thiếu thông tin về thị trường Mỹ cũng đang là trở ngại lớn cho các nhà kinh doanh Việt Nam.
PHần III: GiảI pháp đẩy mạnh quan hệ thương mại việt – mỹ
I.Triển vọng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ khi hiệp định thương mại song phương có hiệu lực:
Mỹ là thị trường lớn với sức mua khổng lồ và đa dạng. Trong cơ cấu nhập khẩu của Mỹ thì hàng tiêu dùng có vị trí quan trọng chiếm 20% tổng kim ngạch nhập khẩu. Việt Nam hiện tại đứng thứ 72 trong số 229 nước xuất khẩu vào Hoa Kỳ về kim ngạch buôn bán. Tuy nhiên tỷ trọng hàng hoá Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ mới chỉ chiếm khoảng 0,05% trong tổng số giá trị nhập khẩu của Hoa Kỳ; Đây là con số chưa xứng với tiềm năng của hai nước. Khi hiệp định song phương Việt-Mỹ có hiệu lực, ta có thể thấy triển vọng một số hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ của Việt Nam như sau:
1.Cà phê: Đây là một mặt hàng có đầy tiềm năng và là loại hàng không bị đánh thuế nhập khẩu đối với cà phê chưa qua chế biến. Mặt khác đây là mặt hàng có lợi thế của Việt Nam. Nếu chương trình trồng cà phê arabica của ta thành công thì kim ngạch còn có thể tăng hơn nữa vì Hoa Kỳ chủ yéu tiêu thụ cà phê arabica. Dự báo xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Mỹ có thể đạt kim ngạch 200 triệu USD vào năm 2005 và 350 triệu USD vào năm 2010.
2.Hàng thuỷ sản: Mỹ là một thị trường tiêu thụ lớn thứ hai thế giới sau Nhật Bản vượt qua cả EU và Singapore. Do đó đây là một thị trường lớn và chủ yếu của Việt Nam trong thời gian tới. Hiện nay, một số doanh nghiệp Việt Nam đã có công nghệ chế biến thuỷ sản tiên tiến thậm chí vượt cả các doanh nghiệp trong khu vực đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh an toàn của Mỹ và có khả năng cạnh tranh. Các sản phẩm lại được người tiêu dùng Mỹ ưa thích như tôm sú, cua, cá ba sa, cá tra… Mặt khác ta lại có kinh nghiệm nhiều về thị trường trong quan hệ buôn bán mặt hàng này với các nước EU và Nhật Bản từ trước. Do đó kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này trong thời gian tới là rất cao, dự đoán có thể đạt mức 600 triệu vào năm 2005.
3.Hàng dệt và may mặc:
Với lợi thế nhân công rẻ, lành nghề, đội ngũ cán bộ ngoại thương có kinh nghiệm trong xuất khẩu mặt hàng này cho nên trong thời gian tới kim ngạch sẽ tăng mạnh mẽ. Mặt khác, người tiêu dùng Mỹ mỗi năm tiêu thụ gần 100 tỷ USD cho loại hàng này trong khi đó hơn một nửa là phải nhập từ bên ngoài vào. Vì vậy thị trường dệt và may mặc ở Mỹ là rất lớn. Do mức thuế phi MFN đối với hàng dệt là 55,5% (mức thuế MFN chỉ có 10,2%); đối với quần áo mặc mức phi MFN là 69,3% trong khi mức thuế MFN là 13,4% cho nên những sản phẩm này thời gian vừa qua Việt Nam xuất sang còn rất hạn chế. Nếu hiệp định thương mại song phương mà có hiệu lực, Mỹ dành cho Việt Nam quy chế tối huệ quốc MFN, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc sẽ tăng lên đáng kể và những mặt hàng này có thể xâm nhập vào thị trường Mỹ dễ dàng hơn, cạnh tranh bình đẳng hơn với hàng dệt và may mặc của các nước khác trên thị trường Mỹ. Dự kiến kim ngạch có thể đạt gần 1 tỷ USD ngay trong 1-2 năm đầu tiên. Tuy nhiên, mức tăng trưởng chắc chắn sẽ bị hạn chế vào những năm tiếp theo bởi Hoa Kỳ sẽ tìm đủ mọi cách, kể cả bằng những quyết định đơn phương để kìm hãm xuất khẩu hàng dệt may của ta. Nếu xét theo giác độ này, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ chỉ có thể đạt tới mức 1,5 tỷ USD vào năm 2005.
4.Dầu thô: Tuy dầu khí là ngành công nghiệp non trẻ của Việt Nam nhưng kim ngạch xuất khẩu dầu khí, chất đốt khoáng, dầu mỏ hàng năm của Việt Nam nói chung và thị trường Mỹ nói riêng lại rất lớn. Có thể những năm sau khi nhà máy lọc dầu, hoá dầu Dung Quất của Việt Nam đi vào hoạt động (khoảng sau năm 2004), lượng xuất khẩu dầu thô sẽ giảm. Nhưng cùng với việc khám phá ra những mỏ dầu khí mới ngoài biển Đông và trong những năm nhà máy lọc, hoá dầu của Việt Nam chưa đi vào hoạt động thì xuất khẩu dầu thô vẫn là chủ yếu. Cùng với việc đẩy mạnh phát triển thị trường xuất khẩu dầu thô thì thị trường có nhu cầu nhập khẩu dầu thô ngày càng tăng của Việt Nam là Mỹ (trừ hai thị trường truyền thống là Nhật Bản và Singapore).
Với việc Mỹ đảm bảo cung ứng đủ nhu cầu năng lượng và nhất là dầu mỏ cho sự tăng trưởng kinh tế là ưu tiên chiến lược, thêm vào đó là sự hợp tác của các tập đoàn dầu khí khổng lồ của Mỹ như Mobil Oil, Unocal, Caltex… tại Việt Nam trong việc thăm dò khai thác dầu thô. Những hiện thực trên cho thấy triển vọng xuất khẩu dầu thô sang Mỹ và các cơ sở chế biến dầu thô của các công ty Mỹ ở các nước khác là rất lớn trong thời gian tới.
5.Giày dép: Hàng năm Mỹ nhập khẩu khoảng 14 tỷ USD giày dép các loại với mức tăng 1%/năm. Với lợi thế có lực lượng nhân công rẻ, lành nghề; đội ngũ phát triển thị trường có kinh nghiệm làm thị trường ở EU và Nhật Bản, khi hiệp định thương mại Việt-Mỹ có hiệu lực, thuế suất đối với hàng giày dép Việt Nam sẽ giảm hơn 10% so với trước lại được hưởng ưu đãi thuế quan từ hệ thống GSP mà Mỹ dành cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam về một số mặt hàng trong đó có mặt hàng này. Mặt khác, năng lực sản xuất trong nước hoàn toàn có thể đáp ứng được những đơn đặt hàng lớn của các doanh nghiệp Mỹ. Ta tin tưởng rằng Việt Nam có thể giành được 10% thị phần giày da ở Mỹ so với 0,1% (năm 1999), đạt kim ngạch khoảng 1 tỷ USD vào năm 2005.
6.Một số mặt hàng khác:
Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam trong 5 năm có mặt trên thị trường Mỹ như gốm sứ, đồ mây tre đan, sơn mài, sản phẩm thêu… nhưng kim ngạch không nhiều trong khi nhu cầu của Mỹ về những sản phẩm này là rất lớn, chẳng hạn năm 1999 Mỹ nhập 14 tỷ USD đồ gỗ, 4 tỷ USD sành sứ, 5 tỷ USD hàng thủ công mây tre đan và nhu cầu luôn tăng hàng năm. Do đó Mỹ là một thị trường đầy tiềm năng của Việt Nam về những mặt hàng này. Nếu ta biết nắm bắt thị hiếu của thị trường, tích cực thay đổi mẫu mã, màu sắc, có chất lượng đồng đều có khả năng cạnh tranh so với hang của Trung Quốc, Nhật Bản thì dự kiến những mặt hàng này sẽ có kim ngach tăng cao trong thời gian tới.
Ngoài ra, cao su tự nhiên, các sản phẩm từ cao su, thực phẩm đồ uống, rau, hoa quả, ngũ cốc… cũng có triển vọng tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố đặc biệt là khả năng tiếp thị và xâm nhập thị trường Mỹ của các doanh nghiệp Việt Nam. Việc tăng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng riêng rẽ sẽ giúp tăng tổng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ nói riêng, của đất nước nói chung.
II.Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu SANG Mỹ.
1.Giải pháp từ phía nhà nước:
Để đạt mục tiêu tăng kim ngạch xuất khẩu của Viẹt Nam sang Mỹ tăng 30-40%/năm, để đến năm 2005 sẽ đạt 2,8-3 tỷ USD và đạt mức 11 tỷ USD vào năm 2010 trở thành hiện thực, Chính phủ nên tiến hành, có những biện pháp thoả đáng giúp các doanh nghiệp phát huy hết nội lực của mình để tạo ra nhiều hàng hoá chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trương trong nước và thị trường Hoa Kỳ.
Trong thời gian vừa qua, để khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu, chính phủ và các bộ ngành cũng đã có những nỗ lực giúp cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, tìm kiếm mở rộng thị trường rất nhiều như việc đa dạng hoá chủ thể hoạt động xuất khẩu bằng cách ban hành nghị định số 57?CP ngày 31/7/1998 và ban hành các thông tư hướng dẫn nghị định trên; Luật doanh nghiệp đã đi vào thực tế từ đầu năm 2000 đã tạo điều kiện thông thoáng cho doanh nghiệp rất nhiều. Tuy nhiên để phát huy toàn diện nghị định 57/CP trong thực tiễn thì việc đảm bảo môi trường bình đẳng cho tất cả các chủ thể tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu là điều
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29564.doc