Mục lục
Mục lục 1
A-Lời mở đầu . .2
B-Nội dung .4
Chương I: Lý luận chung về xuất khẩu hàng dệt may .4
1.Tổng quan về xuất khẩu .4
2. Đặc điểm ngành dệt may Việt Nam .5
Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu dệt may sang thị trường Nhật Bản của Việt Nam 10
1.Tình hình nhập khẩu dệt may của Nhật Bản .10
2.Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản của Việt Nam qua các năm .16
3.Kết luận tình hình xuất khẩu hàng dệt may nước ta sang thị trường Nhật Bản .26
Chương III: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 30
1.Triển vọng hàng dệt may nước ta xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản .30
2.Định hướng xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản .36
3.Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu dệt may sang thị trường Nhật Bản 37
C-Kết Luận 47
Tài liệu tham khảo .48
48 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4667 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
may
cả nước
1351
1747
1892
1962
2752
3654
4368
4838
5927
7780
9130
Nguồn : www.vietnamtextile.org
Bên cạnh đó, dựa vào Biểu đồ thể hiện kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Nhật Bản từ 1998 tới nay, và ước tính năm 2009, 2010, 2015 ta có thể thấy được xuất khẩu hàng dệt may của nước ta sang Nhật cũng có nhiều biến động, cụ thể là tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may tăng giảm thất thường qua các năm. Trong giai đoạn 1998-2000, kim ngạch xuất khẩu dệt may tăng mạnh từ 321 triệu USD năm 1998 tới năm 2000 kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Nhật đạt 620 triệu USD. Nhưng sau đó lại giảm đi chỉ còn 514 triệu USD năm 2003; từ năm 2003 tới năm 2008 kim ngạch xuất khẩu mới tăng lên mức 820 triệu vào năm 2008.Như vậy, kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Nhật mới chỉ gấp 1,6 lần trong 5 năm trở lại đây. Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, 6 tháng đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may qua thị trường Nhật Bản ước đạt 440 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, các mặt hàng áo thun, áo sơ mi, đồ lót... đều tăng mạnh.
Biểu đồ 1: kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Nhật Bản từ 1998 tới nay, và ước tính năm 2009, 2010, 2015 (đơn vị: triệu USD)
Nguồn : www.vietnamtextile.org
Năm 2009, hàng dệt may của nước ta sang thị trường Nhật Bản không phải chịu thuế nhập khẩu, điều này sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho hàng dệt may xuất khẩu của nước ta. Dự báo, năm 2009, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Nhật Bản tăng 20% so với năm 2008. Và trong tương lai kim ngạch xuất khẩu dệt may của nước ta sang thị trường Nhật Bản sẽ đạt kim ngạch 1,25 tỷ USD vào năm 2010 khi Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản(EPA) bắt đầu được thực hiện. Và đến năm 2015, kim ngạch sẽ chạm mức 2,5 tỷ USD.
2.2.Đánh giá tỷ trọng hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Nhật
Nhìn chung tỷ trọng hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của nước ta đang có xu hướng giảm dần so với các thị trường khác.Thị trường hàng dệt may truyền thống này có những dấu hiệu bất ổn định, mặc dù xét về tổng kim ngạch thì vẫn đang là thị trường tiêu thụ chủ chốt với khả năng tăng tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may khá đều qua các năm.
Dựa vào bảng 3 ta thấy tỷ trọng hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Nhật trong tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may cả nước từ 2000 tới nay có xu hướng giảm dần về tỷ trọng.
Bảng 3: Bảng thể hiện tỷ trọng hàng dệt may xuất khẩu sang Nhật trong tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may cả nước (đơn vị :%)
Năm
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Tỷ trọng (%)
23,8
23,9
32,8
30,0
18,9
14,0
12,1
12,5
10,7
9,0
9,0
Nguồn: tự tổng hợp
Giai đoạn trước năm 2000 là giai đoạn hàng dệt may xuất khẩu sang Nhật đạt tỷ trọng lớn với tốc độ tăng kim ngạch mạnh mẽ, sang giai đoạn từ sau năm 2000 tỷ trọng hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản trong cơ cấu thị trường hàng dệt may nước ta bắt đầu đi xuống. Năm 2000, kim ngạch hàng dệt may sang Nhật chiếm 32,8% kim ngạch xuất khẩu dệt may cả nước tới năm 2008 chỉ còn 9%, mức giảm bình quân là 2,5% một năm.
Bên cạnh đó, ta cũng có thể thấy rõ sự suy giảm về tỷ trọng hàng dệt may xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nói chung sang Nhật Bản (bảng 4). Mặt hàng dệt may không thể giữ được mức tăng tỷ trọng như những năm trước năm 2000 mà đang có những biểu hiện giảm dần về tỷ trọng hàng dệt may trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật Bản từ sau năm 2000. Bằng chứng là từ 2000 tới năm 2008, hàng dệt may đã giảm đi 2,5 lần từ 24,07% xuống còn 9,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nước ta sang thị trường Nhật Bản
Bảng 4: Bảng thể hiện tỷ trọng hàng dệt may trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nước ta sang Nhật Bản (đơn vị: triệuUSD)
Nguồn: tự tổng hợpNăm
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
KN XK dệt may sang Nhật
321
417
620
588
521
514
531
604
636
700
820
Tổng KN XK
sang Nhật
1514
1786
2575
2510
2437
2909
3542
4340
5240
6090
8538
Tỷ trọng (%)
21.19
23.34
24.07
23.43
21.37
17.67
14.99
13.92
12.14
11.49
9.6
Tuy tỷ trọng hàng dệt may xuất khẩu sang Nhật có xu hướng giảm đi nhưng tỷ trọng hàng dệt may xuất khẩu sang các thị trường khác đang tăng lên không cả về giá trị lẫn sản lượng tiêu thụ. Điều này chứng tỏ hàng dệt may nước ta đã giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường Nhật. Đặc biệt là sự gia tăng tỷ trọng của hàng dệt may tiêu thụ ở thị trường trong nước. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do trong thời gian gần đây,Nhà nước ta đang khuyến khích tiêu thụ hàng dệt may ở thị trường nội địa, các thương hiệu dệt may Việt Nam đang tìm được chỗ đứng của mình trong lòng người tiêu dùng. Điều này chứng tỏ công tác xúc tiến tiêu dùng hàng dệt may ở thị trường trong nước và trên thị trường xuất khẩu dệt may mới đang hoạt động có hiệu quả.
2.3.Đánh giá tốc độ tăng kim ngạch hàng dệt may Việt Nam sang Nhật Bản
Nhìn chung, xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản những năm gần đây luôn tăng trưởng ở mức 9-10%, song còn chậm hơn nhiều so với các thị trường Mỹ, EU. Từ năm 1998 tới năm 2008, Mỹ có tốc độ tăng kim ngạch cao nhất trên 196 lần trong vòng 10 năm trở lại đây với mức tăng kim ngạch bình quân gần 507,4 triệu USD/năm, EU có tốc độ tăng khiêm tốn hơn gần 3,3 lần với mức tăng kim ngạch bình quân 117,9 là triệu USD/năm, còn tốc độ tăng kim ngạch hàng dệt may nước ta trên thị trường Nhật chỉ đạt 2,5 lần với mức tăng kim ngạch bình quân tương ứng khoảng 49,9 triệu USD/năm.
Bảng 5: Bảng thể hiện sự thay đổi trong kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản từ năm 1998 tới năm 2008
1999
So với
1998
2000
So với
1999
2001
So với
2000
2002
So với
2001
2003
So với
2002
2004
So với
2003
2005
So với
2004
2006
So với
2005
2007
So với
2006
2008
So với
2007
Chênh lệch KN
(triệuUSD)
96
203
-32
-67
-7
17
73
32
64
120
Tỷ lệ %
thay đổi
29,9
48,7
-5,2
-11,4
-1,3
3,3
13,7
5,3
10,1
17,1
Nguồn: tự tổng hợp
Dựa vào bảng 5, từ năm 1997 tới năm 2000 là giai đoạn kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Nhật của nước ta đạt tốc độ tăng cao nhất trung bình 100 triệu USD mỗi năm. Tuy nhiên, hàng dệt may nước ta không thể giữ được mức tăng trưởng này, sau khi đạt đỉnh vào năm 2000 (620 triệu USD), kim ngạch xuất khẩu dệt may sang thị trường Nhật Bản quay đầu sụt giảm trong suốt 3 năm liên tiếp từ năm 2001 tới năm 2003 với mức giảm trung bình 35,3 triệu USD/năm, tương ứng với mức giảm 6% mỗi năm. Sau khi chạm đáy 514 triệu USD năm 2003, hàng dệt may sang Nhật của nước ta có dấu hiệu phục hồi. Xét cả giai đoạn 2003-2008 mỗi năm tăng gần 62,1 triệu USD, với mức tăng tương ứng là 9,9% mỗi năm.
Đặc biệt, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong năm 2008, xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 820 triệu USD, tăng 17,1 % so với năm 2007, cao hơn nhiều so với mức tăng 12% của năm 2007 so với năm 2006.Dự kiến sau khi Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản(EPA) bắt đầu được thực hiện thì tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu dệt may nước ta còn cao hơn nữa. Cụ thể, giai đoạn 2010-2015 có tốc độ gia tăng kim ngạch xuất khẩu dệt may khoảng 208,3 triệu USD mỗi năm lớn gấp 4 lần con số 51 triệu USD mỗi năm của giai đoạn 2003-2008.
2.4.Cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu nước ta sang thị trường Nhật Bản
Về mặt cơ cấu, trong năm 2008, xuất khẩu hàng dệt may của nước ta sang thị trường Nhật Bản đạt được mức tăng trưởng khá chủ yếu nhờ kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng áo kimono, áo thun, áo sơ mi, khăn bông, váy… tăng mạnh so với năm 2007. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu áo kimono sang Nhật Bản đạt cao nhất với mức tăng trưởng mạnh, gần 131 triệu USD, tăng 43,2% so với năm 2007. Tiếp đến là mặt hàng quần, đạt 118,29 triệu USD, nhưng giảm 5,7% so với năm 2007, áo thun là mặt hàng có tốc độ tăng mạnh nhất với 161,1%, đạt 81,37 triệu USD. Ngoài ra, một số mặt hàng cũng đạt được tốc độ tăng trưởng cao như áo sơ mi tăng 36,3%, váy tăng 59%…
Trong 17 nhóm hàng dệt may (trên 10 triệu USD) mà Nhật Bản nhập khẩu từ Việt Nam thì có đến 11 nhóm hàng đang trong xu hướng tăng, trong đó có nhóm áo thun tăng đến trên 161%, tiếp đến là nhóm váy tăng trên 58%, áo kimono tăng 43% và áo sơ mi tăng 36,5%. Việc gia tăng nhập khẩu hàng dệt may từ Việt Nam của Nhật Bản cho thấy, hàng dệt may Việt Nam đã từng bước chinh phục được giới tiêu dùng khó tính của nước này.
Theo VITAS đánh giá kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Nhật Bản tăng cao trong thời gian gần đây chủ yếu nhờ sự vực dậy của mặt hàng áo kimono, áo sơ my, áo thun.... Còn những sản phẩm chủ lực khác như đồ lót, tơ tằm, khăn bông lại giảm. Điều này cho thấy tăng trưởng xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào Nhật Bản chưa thực sự bền vững. Nhật Bản là thị trường không hạn ngạch lớn nhất của hàng dệt may Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh, đặc biệt từ năm 1994. Vào thời điểm năm 1997, Việt Nam đã trở thành một trong 7 nước xuất khẩu quần áo lớn nhất vào Nhật Bản với thị phần hàng dệt thoi là 3,6% và dệt kim là 2,3%.
2.5.Đánh giá thị phần hàng dệt may Việt Nam ở Nhật Bản
Như ta đã biết, thị phần hàng dệt may ở Nhật Bản của Trung Quốc là lớn nhất chiếm 60-80%.Và Nhật Bản cũng nhập khẩu hàng dệt may từ rất nhiều nước khác trên thế giới. Do đó, nước ta chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ ở Nhật Bản.
Bảng 5 : Thị phần hàng dệt may trên thị trường Nhật năm 2007
Nước
Trị giá
(triệu USD)
Thị phần
(%)
China
19,795
82.5
EU-27
1,652
6.9
Vietnam
717
3
Thailand
271
1.1
S. Korea
258
1.1
United States
198
0.8
Malaysia
170
0.7
India
157
0.7
Indonesia
134
0.6
Myanmar
95
0.4
Philippines
78
0.3
Taiwan
61
0.3
Nguồn : Số liệu do Viatas tổng hợp từ Emergingtextiles
Tuy nhiên, thị phần hàng dệt may của Việt Nam đang có xu hướng tăng nhẹ, từ chỗ chỉ chiếm dưới 1% năm 2001nay đã đạt trên 3% năm 2007. Như vậy, thị phần hàng dệt may nước ta ở Nhật tuy cao so với các nước ASEAN nhưng vẫn còn rất thấp so với Trung Quốc, tốc độ tăng thị phần của hàng dệt may nước ta ở Nhật chưa thật sự cao, trong 6 năm mới chỉ thêm được 2%.
Tuy vậy, hàng dệt may nước ta hoàn toàn có thể mở rộng hơn nữa thị phần trong tương lai. Nguyên nhân là do Nhật Bản đã điều chỉnh chính sách nhập khẩu chủ yếu từ nguồn cung cấp của Trung Quốc trong nhiều năm qua sang các nhà cung cấp hàng giá rẻ khác từ châu Á như Ấn độ, Banladesh, Việt Nam... Hiệp định EPA đã và đang được thực hiện, hàng dệt may nước ta có thêm được lợi thế về thuế suất. Ngoài ra phải kể tới sức cạnh tranh của hàng dệt may nước ta ngày càng được cải thiện.
2.6.Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản
Nhật Bản là một thị trường truyền thống của ngành dệt may Việt Nam. Các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dệt-May Việt Nam như Dệt kim Đông Xuân, May Nhà Bè, May 10, Dệt-May Nam Định, Phong Phú... đã trở thành nhà cung cấp hàng dệt kim, hàng Veston, hàng sơ mi, khăn các loại… nhiều năm cho các công ty thương mại Nhật Bản. Theo số liệu thống kê, năm 2008 có 575 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản, tăng 10 doanh nghiệp so với năm 2007. Trong đó, số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu lần đầu sang thị trường này khá lớn và nhiều doanh nghiệp đạt được kim ngạch xuất khẩu cao. Có khoảng 10 doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1-5 triệu USD.
Trong năm 2008, Tổng công ty may Việt Tiến là đơn vị đi đầu trong xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản cả về trị giá và tốc độ tăng trưởng, đạt 56,3 triệu USD, tăng 36% so với năm 2007.Sang tháng 1/2009, nước ta có 290 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản, tăng 20 đơn vị so với cùng thời điểm này năm 2008.
3.Kết luận về tình hình xuất khẩu hàng dệt may nước ta sang thị trường Nhật Bản:
Đã trên 35 năm trôi qua kể từ ngày Việt Nam và Nhật bản chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973, quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước đã trải qua rất nhiều thăng trầm. Ngành dệt may nước ta xuất khẩu sang Nhật cũng đã đạt được rất nhiều thành tựu song cũng có không ít những hạn chế còn tồn tại.
3.1.Thành tựu
Tốc độ tăng trưởng nhanh và mạnh của ngành may mặc Việt Nam càng được khẳng định. Xuất khẩu dệt may sang thị trường Nhật Bản đang được hồi phục, tổng kim ngạch hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đã tăng gấp 2,5 lần từ 321 triệu USD lên 820 triệu USD từ năm 1998 tới năm 2008. Dự kiến trong thời gian tới kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này còn lên cao hơn nữa khi quan hệ thương mại Việt-Nhật ngày càng phát triển. Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam-Nhật bản(Hiệp định EPA) là một mốc đánh dấu quan trọng cho mối quan hệ song phương ấy.
Hiện nay, thị trường Nhật đã trở thành thị trường xuất khẩu dệt may lớn thứ 3 của Việt Nam sau Mỹ, EU. Thị phần hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Nhật Bản đang được cải thiện, chiếm khoảng 3% năm 2007. Tuy thấp hơn rất nhiều so với Trung Quốc nhưng thị phần hàng dệt may nước ta ở Nhật vẫn cao hơn rất nhiều các nước trong ASEAN.
Số lượng doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Nhật ngày càng tăng. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp dệt may nước ta đã và đang thích ứng với những nhu cầu khắt khe của người tiêu dùng Nhật Bản.
Ngành dệt may phát triển góp phần nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may nói riêng, hàng hóa Việt Nam nói chung không chỉ ở thị trường Nhật mà ở cả nhiều thị trường khác. Hiện nay, Việt Nam đã trở thành một trong 10 nước xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới. Bởi vì thị trường Nhật nổi tiếng là khó tính, khi đã chinh phục được thị trường này hàng dệt may nước ta hoàn toàn có thể tự tin mở rộng sang các thị trường khác.
Ngành dệt may Việt Nam là một trong trong số ít những ngành có tỷ lệ tăng trưởng ổn định qua các năm. Ngành dệt may đã đóng góp 17% cho GDP của Việt Nam năm 2006; kim ngạch xuất khẩu của ngành năm 2006 đạt đến con số rất ấn tượng 5,9 tỷ USD, tăng 22% với năm 2005.3.2.Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đạt được nêu trên, hàng dệt may nước ta sang Nhật còn tồn tại những mặt còn hạn chế như sau :
Mặt hạn chế đầu tiên mà ta có thể dễ dàng nhận thấy là thị phần hàng dệt may trên thị trường Nhật Bản của nước ta hiện nay vẫn còn quá nhỏ bé chỉ khoảng từ 1% tới 3%. Con số này thấp hơn rất nhiều so với Trung Quốc (từ 60% tới 80%). Khả năng mở rộng thị phần hàng dệt may nước ta trên thị trường Nhật Bản trong những năm trước 2008 vẫn còn chưa tương xứng với quan hệ hai nước. Trong 5 năm từ 2001 tới 2007 mới chỉ chiếm được 2% thị phần.Tuy vậy, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng sẽ mở rông thị phần hơn nữa trong thời gian tới khi Hiệp định EPA đi vào thực tiễn, hàng dệt may nước ta sẽ có thêm lợi thế ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản.
Hai là xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật vẫn chưa thật sự bền vững, ổn định. Ta có thể thấy rõ điều này khi kim ngạch dệt may thay đổi thất thường trong những năm trở lại đây. Giai đoạn 1998-2000, kim ngạch xuất khẩu dệt may tăng mạnh từ 321 triệu USD năm 1998 tới năm 2000 kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Nhật đạt 620 triệu USD. Nhưng sau đó lại giảm đi chỉ còn 514 triệu USD năm 2003; từ năm 2003 tới năm 2008 kim ngạch xuất khẩu mới tăng nhẹ lên mức 820 triệu vào năm 2008. Bên cạnh đó, trong tỷ trọng hàng dệt may nước ta trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước và tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nước ta sang thị trường truyền thống này có dấu hiệu suy giảm. Năm 2000, kim ngạch hàng dệt may sang Nhật chiếm 32,8% kim ngạch xuất khẩu dệt may cả nước tới năm 2008 chỉ còn 9%.
Thứ ba, số lượng doanh nghiệp dệt may nước ta có thể xuất khẩu sang Nhật tuy có tăng qua các năm nhưng chỉ chiếm một phần nhỏ trên tổng số hơn 2000 doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may nước ta năm 2008.
3.3.Nguyên nhân những hạn chế
Những hạn chế kể trên của hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản chủ yếu xuất phát từ các điểm yếu của các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam và cả những rủi ro từ phía môi trường kinh doanh trong nước, thế giới đem lại. Sau đây em xin đưa ra một vài lý do chủ yếu:
Một là do nguyên phụ liệu dệt may nước ta chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc (chiếm 70% tổng giá trị nguyên phụ liệu nhập khẩu) nên hàng dệt may nước ta luôn có giá thành sản xuất cao hơn so với Trung Quốc. Do đó, hàng dệt may nước ta khó có thể cạnh tranh được về giá so với hàng của Trung Quốc trên thị trường Nhật Bản nói riêng, thế giới nói chung.
Hai là do hậu quả của khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong thời gian vừa qua làm cho giá cả biến động khó lường. Nhiều nguyên phụ liệu dệt may đang trên đà tăng giá mạnh mẽ. Giá cả các yếu tố đầu vào khác cũng tăng cao khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may nước ta vô cùng khốn đốn.
Nguyên nhân thứ ba mà ta phải kể tới là sự gia tăng áp lực cạnh tranh hàng dệt may trên thị trường Nhật Bản. Bên cạnh các đối thủ cạnh tranh truyền thống là Trung Quốc, EU, các nước khác trong ASEAN, chúng ta cũng bắt gặp thêm không ít đối thủ khác thuộc khu vực Châu Phi, Trung Mỹ, Nam Mỹ, Trung Đông. Các đối thủ cạnh tranh ấy đều có tham vọng mở rộng thị phần tại Nhật nên ra sức nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
Thứ tư, trình độ công nghệ và năng lực sản xuất của các doanh nghiệp may Việt Nam hiện nay vẫn còn thấp hơn 30 – 50% so với mặt bằng chung của khu vực, 90% số doanh nghiệp trong ngành dệt may vẫn còn xa lạ với ba chữ ERP (hệ thống quản lý tích hợp nguồn lực)... Lao động có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm còn chiếm tỷ lệ nhỏ. Bên cạnh đó, mức độ ổn định của nguồn lao động trong ngành may mặc không cao khiến cho các doanh nghiệp may thường xuyên phải quan tâm đến việc tuyển dụng lao động mới.
Thứ năm, kiểu dáng và mẫu mã hàng dệt may nước ta khó có thể theo kịp các nước khác trong khu vực, nhất là Trung Quốc. Khả năng tự thiết kế của nước ta còn yếu, phần lớn là làm theo mẫu mã đặt hàng của phía nước ngoài để xuất khẩu.
Thứ sáu, sản phẩm dệt may nước ta chỉ có một số ít doanh nghiệp có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, cũng như nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản. Một vài doanh nghiệp có thể kể đến là Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến, Công ty Yotsuba Dress Việt Nam, Công ty cổ phần may Sài Gòn 3…
Thứ bảy, nhiều doanh nghiệp dệt may chưa chú trọng vấn đề xây dựng thương hiệu riêng cho mình. Đối với nhiều doanh nghiệp thương hiệu vẫn là khái niệm khá mới mẻ, và không được quan tâm đúng mức. Vì thiếu hiểu biết về vấn đề thương hiệu nên nhiều doanh nghiệp dệt may nước ta không chủ động được kênh phân phối và thị trường tiêu thụ trên thị trường.
Chương III: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
1.Triển vọng hàng dệt may nước ta xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản
1.1Những thuận lợi:
Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản phát triển trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Điều này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa nói chung, dệt may nói riêng. Sau hơn 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hai nước ngày càng phát triển. Bằng chứng cụ thể nhất là sự gia tăng kinh ngạch hai chiều giữa hai nước ,tổng kinh ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Nhật từ 2509.8 triệu USD (2001) tới 8537.9 triệu USD (2008). Riêng ngành dệt may có mức tăng từ 591.1 triệu USD (2001) lên 820 triệu USD năm (2008).Nhật Bản luôn coi Việt Nam là một đối tác, bạn hàng tin cậy.
Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO từ ngày 11/1/2001, với cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu hàng hóa từ mức bình quan 17,4% xuống còn 13,4% trong vòng 5-7 năm. Đây là cơ hội rất tốt để các doanh nghiệp dệt may tận dụng những ưu đãi này để nhập khẩu nguồn nguyên vật liệu và công nghệ để sản xuất các sản phẩm có giá cả ,chất lượng phù hợp, đáp ứng tốt nhu cầu về hàng dệt may xuất khẩu trên thị trường Nhật Bản.
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP) đã được ký vào ngày 1/4/2008 và có hiệu lực từ ngày 24/6/2009. Theo Bộ Công thương có 7264 trên tổng số 9111 dòng sản phẩm hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Nhật đều được hưởng mức thuế suất 0% kể từ khi ký kết trong vòng 10 năm.. Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN–Nhật Bản (AJCEP) là hiệp định toàn diện, chứa đựng các quy tắc căn bản về thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư và các hoạt động hợp tác kinh tế khác. Trong đó, quan trọng nhất là các cam kết về lộ trình giảm thuế, tiến tới loại bỏ phần lớn thuế nhập khẩu giữa các nước ASEAN và Nhật Bản. Theo kế hoạch, đến năm 2018, ASEAN và Nhật Bản cơ bản trở thành một khu vực thương mại tự do về hàng hoá.
Ngoài ra, Việt Nam và Nhật còn ký Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam-Nhật Bản (EPA) vào ngày 25/12/2008. Hiệp định EPA là cơ sở cho việc miễn giảm thuế 98% giá trị thương mại song phương trong 10 năm tới . Theo cam kết của phía Nhật Bản, thuế suất bình quân đối với hàng Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản sẽ giảm dần xuống 2,8% vào năm 2018. Khi Hiệp định có hiệu lực ít nhất 86% hàng nông lâm thủy sản và 97% hàng công nghiệp Việt Nam xuất sang Nhật được hưởng ưu đãi thuế. Đổi lại, thuế suất bình quân đối với hàng nhập khẩu từ Nhật vào Việt Nam sẽ giảm dần xuống còn 7% vào năm 2018. Các mặt hàng thủy sản, nông sản, dệt may, sắt thép, hóa chất, linh kiện điện tử sẽ có mức cam kết tự do hóa mạnh mẽ nhất. Ngành dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Nhật cũng được hưởng nhiều ưu đãi nếu đáp ứng yêu cầu xuất xứ, sử dụng nguyên phụ liệu của Nhật, Việt Nam và các nước ASEAN. Cụ thể, hàng dệt may sẽ được hưởng ưu đãi với thuế suất 0% so với mức thuế suất 5% đến 10% trước đây. Dự kiến hàng dệt may xuất khẩu sang Nhật trong năm 2009 sẽ đạt từ 900 triệu đến 1 tỷ USD.
Nhiều nhà nhập khẩu Nhật Bản đang nhập hàng từ Trung Quốc có xu hướng chuyển sang nhập từ Việt Nam để tận dụng lợi thế thuế nhập khẩu thấp hơn theo Hiệp định hợp tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản. Trong nửa đầu năm 2009, hàng dệt may xuất khẩu sang Nhật Bản của Việt Nam tăng 20%, đạt 440 triệu USD. Nhiều nhà phân tích dự báo rằng con số này sẽ vượt quá 1 tỷ USD vào năm nay.
Hiện nay, Việt Nam đã trở thành một trong 10 nước xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới. Điều này chứng tỏ hàng dệt may Việt Nam đã được thế giới công nhận, có sức cạnh tranh ngày càng cao.
Ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu, các mặt hàng thời trang cao cấp bị hạn chế trong tiêu thụ, thay vào đó các sản phẩm cấp thấp hơn được người tiêu dùng Nhật lựa chọn. Do vậy, các đơn hàng có đơn giá thấp, chất lượng ở mức bình thường không cao lắm có được lợi thế và gia tăng xuất khẩu vào Nhật. Đây cũng là một lợi thế cho các doanh nghiệp dệt may nước ta vào Nhật trong thời điểm hiện nay khi mà gói kích cầu đang phát huy tác dụng.
Tổ chức tài chính quốc tế (IFC) cùng với Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cho biết họ đang cung cấp một dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng lao động trong ngành dệt may ở các tỉnh thành miền Nam Việt Nam. Chương trình trị giá 2,5 triệu USD này sẽ giúp các công ty có cơ hội thực hiện đánh giá các hoạt động của mình theo các tiêu chuẩn lao động quốc gia và quốc tế. Các nhà quản lý, giám sát và công nhân sẽ được tư vấn và đào tạo. Chương trình này mang tên "Better Work Vietnam" (Việc làm tốt hơn tại Việt Nam) sẽ giúp nâng cao đời sống của khoảng 700.000 lao động ở các tỉnh thành phía Nam.
Ngành dệt may nước ta đang được hưởng nhiều khuyến khích từ các chính sách của Chính Phủ. Chính phủ đã đưa ra các biện pháp thu thuế mới vào cuối tháng 4 nhằm khuyến khích tiêu dùng và có một số biện pháp riêng cho mặt hàng dệt may. Thuế suất VAT được giảm một nửa cho mặt hàng dệt, quần áo và một vài sản phẩm khác. Thời hạn nộp thuế VAT cũng được gia hạn cho một số mặt hàng nhập khẩu. Thêm vào đó, các công ty giày dép và quần áo cũng được hưởng lợi từ việc được miễn trừ một vài loại thuế thu nhập. Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã thông qua một chương trình trị giá 3.500 tỷ đồng trồng và phát triển cây bông tại vùng cao nguyên miền trung trong giai đoạn 2008-2010, nhằm tăng sản lượng bông và đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước.Sáu ngân hàng và một tổ chức tài chính đã cho công ty Petro Việt Nam - Vinatex Đình Vũ (PVTex), chi nhánh của công ty Petro Việt Nam vay 225 triệu USD để đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất sợi polyester tại khu công nghiệp Đình Vũ, Hải Phòng.Sau khi hoàn thành dự án xây dựng, dự tính năng lực sản xuất của nhà máy là 175.000 tấn sợi polyester mỗi năm …
1.2.Những khó khăn:
Cho tới nay, khó khăn lớn nhất của ngành dệt may nước ta vẫn chưa chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào. Hiện nay, 70% nguyên phụ liệu phục vụ cho xuất khẩu dệt may là hàng nhập khẩu, chiếm phần lớn là hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuy đã được chú trọng đầu tư về công nghệ, dây chuyền sản xuất hiện đại hơn nhưng nguyên liệu sản xuất trong nước hoặc không đủ cho nhu cầu sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu, hoặc không đáp ứng được tiêu chuẩn của khách hàng nước ngoài. Nhiều đơn đặt hàng, phía nước ngoài cũng chỉ định luôn nhà cung cấp nguyên vật liệu khiến c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 112440.doc