MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 4
1.1.Lý luận chung về xuất khẩu hàng hóa 4
1.1.1.Khái niệm và vai trò 4
1.1.2.Các hình thức xuất khẩu 7
1.1.3.Nội dung xuất khẩu 9
1.1.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu 11
1.2.Sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong điều kiện hội nhập KTQT 14
1.3.Kinh nghiệm của Trung Quốc trong đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Hoa Kỳ 16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP 19
2.1.Thị trường Hoa Kỳ 19
2.1.1.Những đặc điểm cơ bản của thị trường Hoa Kỳ 19
2.1.2.Rào cản thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ 24
2.2.Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 30
2.3.Thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ 32
2.3.1.Xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ trước khi BTA có hiệu lực 32
2.3.2.Xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ từ khi BTA có hiệu lực 37
2.4.Đánh giá hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ sau khi bình thường hóa quan hệ 46
2.4.1.Những kết quả đã đạt được 46
2.4.2.Hạn chế trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ 48
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 52
3.1.Những dự báo về nhu cầu thị trường Hoa Kỳ đối với hàng hóa của Việt Nam 52
3.2.Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ 55
3.3.1.Giải pháp từ phía Nhà nước 55
3.3.2.Giải pháp từ phía doanh nghiệp 61
KẾT LUẬN 66
73 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1513 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g tiêu chuẩn HACCP thì nhà sản xuất phải có cơ sở sản xuất theo các quy chuẩn về an toàn vệ sinh phổ biến trên thế giới như GMP hay SSOP. Tiêu chuẩn HACCP được áp dụng các thực phẩm đóng hộp, dược phẩm và hóa Hoa Kỳ phẩm.
Quy định về trách nhiệm xã hội
Với mỗi sản phẩm được nhập khẩu vào Hoa Kỳ đều phải chứng minh được sản phẩm đó không vi phạm các quy định về trách nhiệm xã hội trong SA8000, đó là:
Không được sử dụng lao động trẻ em (vị thành niên)
Không được sử dụng lao động khi không đảm bảo các điều kiện sức khỏe cho người lao động
Tôn trọng quyền tự do hiệp hội và quyền thỏa ước tập thể
Không phân biệt đối xử lao động về: tuyển dụng, lương bổng, đào tạo
Không áp dụng hình phạt thể xác, tinh thần, không vi phạm tiêu chuẩn làm việc
Đảm bảo tiền lương và thời gian làm việc theo quy định của pháp luật
Bảo đảm an toàn lao động và đền bù cho lao động khi xảy ra tai nạn
Quy định về nhãn mác sản phẩm
Luật pháp Hoa Kỳ quy định các nhãn hiệu hàng hóa phải được đăng ký tại Cục Hải quan Hoa Kỳ. Đạo luật về nhãn hiệu năm 1946 cấm nhập khẩu những sản phẩm làm nhái theo những thương hiệu đã được đăng ký tại Hoa Kỳ, hoặc những nhãn hiệu tương tự đến mức gây nhầm lẫn. Với những hàng hóa nhập khẩu không đáp ứng được yêu cầu về ghi mác sẽ bị giữ ở khu vực hải quan Hoa Kỳ cho tới khi người nhập khẩu hoàn tất thủ tục để tái xuất trở lại hoặc phá hủy. Nếu nhãn hàng hóa có ghi bằng tiếng nước ngoài thì trên nhãn đó bắt buộc phải ghi cả bằng tiếng anh tất cả những thông tin theo quy định đặc biệt là tên nước xuất xứ. Với tên nước xuất xứ, Luật hải quan của Hoa Kỳ quy định mọi hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ đều phải ghi vào một vị trí dễ thấy, bằng cách không thể phai mờ và tùy theo bản chất hàng hóa cho phép, tên nước xuất xứ phải ghi bằng tiếng anh – trừ một số mặt hàng theo danh sách riêng được miễn ghi tên nước xuất xứTất cả những quy định chi tiết về ghi nhãn mác sản phẩm đều tuân theo điều Luật 21CFR – 101.
d) Quy định về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm
Trong điều Luật 21CFR 103 – 169 đã nêu chi tiết các tiêu chuẩn thực phẩm của FDA. Tiêu chuẩn về nhận diện sản phẩm định nghĩa các loại thực phẩm, xác định tên gọi, các thành phần và các yêu cầu về nhãn mác. Còn tiêu chuẩn về chất lượng là các tiêu chuẩn tối thiểu về chất lượng trên mức yêu cầu theo luật FDCAMột cách khái quát, các sản phẩm hàng hóa khi muốn được chấp nhận tại thị trường Hoa Kỳ thì trước hết phải đáp ứng được các yêu cầu tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ đưa ra. Ngoài các quy định tiêu chuẩn cơ bản, luật pháp Hoa Kỳ còn đưa ra những quy định về kiểm dịch hàng hóa nhập khẩu, quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩmVới những kiểm soát chặt chẽ mọi mặt như thế buộc nhà xuất khẩu nước ngoài phải nghiên cứu rất kỹ và tuyệt đối nghiêm chỉnh chấp hành.
2.2.Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ
Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được chính thức thiết lập với một thời gian ngắn, tuy nhiên nền tảng của quan hệ thương mại hiện tại mới là quan hệ buôn bán hàng hóa giữa hai quốc gia đã tồn tại từ lâu – vào khoảng thế kỷ XIX – khi các tàu buôn của Hoa Kỳ đưa hàng vào bán tại Việt Nam, đó là các mặt hàng dầu hỏa và đèn thắp bằng dầu hỏa (đèn Hoa Kỳ). Cho đến sau Cách mạng tháng 8 và trong cả thời kỳ kháng chiến chống Pháp, thông qua con đường viện trợ và cung ứng của Hoa Kỳ cho thực dân Pháp mà hàng hóa của Hoa Kỳ đã được tiêu dùng rất nhiều bao gồm cả quân dụng và dân dụng, hàng tiêu dùng, vũ khí và các phương tiện chiến tranh khác.
Năm 1954, sau Hiệp định Giơnevơ, miền Bắc được giải phóng, Hoa Kỳ trực tiếp tham chiến tại miền Nam Việt Nam, theo đó, Hoa Kỳ thực hiện viện trợ hàng hóa cho ngụy quyền chính vì thế trong giai đoạn này có khoảng 90% hàng hóa lưu thông ở miền Nam là hàng hóa Hoa Kỳ.
Sau ngày 30/04/1975, Hoa Kỳ đã chấm dứt quan hệ mọi mặt với Việt Nam, thực hiện cấm vận kinh tế và cô lập nước ta kéo dài gần 20 năm. Trong thời gian này, mặc dù Chính phủ Hoa Kỳ ngăn cản quan hệ thương mại giữa hai nước nhưng trên thực tế hàng hóa của Việt Nam và Hoa Kỳ vẫn được lưu thông với nhau một cách không chính thức thông qua các cầu nối trung gian. Năm 1990 kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Hoa Kỳ là 0,61 triệu USD, đến năm 1993 là 4 triệu USD
Đến năm 1993, sau gần 20 năm cấm vận, tổng thống B.Clinton tuyên bố bắt đầu thực hiện lộ trình bình thường hóa quan hệ với Việt Nam với các dấu mốc quan trọng:
Ngày 3/2/1994 Chính phủ Hoa Kỳ tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận với Việt Nam
Ngày 11/7/1995 Hoa Kỳ tuyên bố chính thức bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, quan hệ ngoại giao giữa hai nước bắt đầu được nối lại.
Ngày 5/8/1995 Bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Chritopher thăm chính thức Việt Nam
Ngày 5/9/1995 cựu tổng thống Bush thăm Việt Nam
Tháng 4/1996 Hoa Kỳ trao cho Việt Nam bản yếu tố bình thường hóa quan hệ kinh tế - thương mại với Việt Nam
Tháng 7/1996 Việt Nam trao cho Hoa Kỳ “Năm nguyên tắc bình thường hóa quan hệ kinh tế - thương mại và đàm phán về Hiệp định thương mại”
Ngày 10/3/1998 Hoa Kỳ tuyên bố miễn thi hành điều luật Jackson – Vanik với Việt Nam
Tháng 9/1996 bắt đầu đàm phán về Hiệp định thương mại song phương
Ngày 13/7/2000 quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã được đánh dấu một bước phát triển quan trọng bằng việc ký kết Hiệp định thương mại song phương (viết tắt là BTA) – một hiệp định đã mở ra cơ hội lớn cho các nhà xuất khẩu Việt Nam thâm nhập vào một trong những thị trường lớn nhất thế giới. Và đến ngày 10/12/2001, BTA được Quốc hội hai nước phê chuẩn và chính thức có hiệu lực.
Kể từ khi quan hệ Việt Hoa Kỳ chính thức được bình thường hóa, thương mại giữa hai quốc gia đã có những bước phát triển nhảy vọt. Theo số liệu của Hải quan Hoa Kỳ, năm 1993 Việt Nam chưa xuất khẩu sang Hoa Kỳ một sản phẩm nào thì đến ngay năm đầu tiên sau khi lệnh cấm vận được bãi bỏ trị giá xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 50,5 triệu USD và sau khi BTA có hiệu lực thì con số này đã tăng lên 1,026 tỷ USD (năm 2001) và đến năm 2004 đạt 4,992 tỷ USD sau 10 năm bình thường hóa, đưa Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với tỷ trọng xuất khẩu sang Hoa Kỳ chiếm 18,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (thị trường Nhật Bản chiếm 18,2% và EU chiếm 18,5%).
2.3.Thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ
2.3.1.Xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ trước khi BTA có hiệu lực
2.3.1.1.Kim ngạch xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam sang Hoa Kỳ
Mặc dù quan hệ thương mại Việt Hoa Kỳ chính thức nối lại từ năm 1995 nhưng cho đến trước khi ký BTA (2001) tiến trình phát triển thương mại giữa hai quốc gia vẫn còn nhiều trở ngại lớn do Hoa Kỳ chưa dành cho Việt Nam quy chế MFN hay PNTR, vì vậy hầu hết hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ phải chịu mức thuế cao hơn rất nhiều so với nhiều quốc gia khác, do đó trong giai đoạn này chỉ một số mặt hàng có lợi thế cạnh tranh của Việt Nam mới có thể duy trì mức tăng trưởng tại thị trường này và nhìn chung kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ vẫn tăng qua các năm: 50,6 triệu năm 1994 tăng lên 325,30 triệu USD vào năm 2001; thặng dư thương mại cũng luôn đạt được tăng trưởng từ 101,9 triệu USD năm 1997 lên 453,8 triệu USD năm 2000. Ở giai đoạn này, Việt Nam luôn là nước nhập siêu trong quan hệ thương mại với Hoa Kỳ, điều này được thể hiện khá rõ ở bảng 2.2:
Bảng 2.2.Quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 1992 – 2001
Đơn vị: Triệu USD
Năm
Nhập
Xuất
Tổng kim ngạch XNK
Cán cân
1992
4,50
0
4,50
- 4,50
1993
7,00
0
7,00
- 7,00
1994
172,70
50,60
223,30
- 122,10
1995
252,50
198,90
451,40
- 53,60
1996
616,40
331,80
948,20
- 284,60
1997
286,60
388,50
675,10
+ 101,90
1998
274,10
554,10
282,20
+ 280,00
1999
291,50
608,30
899,80
+ 316,80
2000
367,60
821,40
1.189,00
+ 453,80
Tổng số
2.272,9
2.953,6
5.226,5
+ 680,7
(Nguồn: Tổng hợp số liệu của US Census Bureau, Foreign Trade Division)
Qua bảng trên có thể thấy, trong giai đoạn từ 1992 – 1996 Việt Nam luôn trong tình trạng nhập siêu. Nguyên nhân của điều này là do Việt Nam chưa được hưởng ưu đãi thuế quan nên hàng hóa của ta khó có thể cạnh tranh với hàng hóa các nước khác trên thị trường Hoa Kỳ trong khi đó hàng hóa Hoa Kỳ vào Việt Nam lại được hưởng quy chế ngang bằng bình đẳng không phân biệt xuất xứ. Mặt khác, do mới tái thiết quan hệ nên hai bên chưa có những hiểu biết tốt về thị trường và luật pháp của nhau, đặc biệt từ phia Việt Nam nên chưa có những biện pháp hữu hiệu để tăng cường hoạt động xuất khẩu.
Từ năm 1997, Việt Nam luôn có thặng dư thương mại với Hoa Kỳ, năm 1997 là 101,90 triệu USD và năm 2000 là 453,80 triệu USD. Tính từ năm 1992 đến hết năm 2000 Việt Nam đã xuất siêu sang Hoa Kỳ tổng giá trị là 680,70 triệu USD.
2.3.1.2.Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong giai đoạn này chủ yếu nghiêng về các mặt hàng nông sản, nguyên liệu thô, chỉ tập trung vào một số ít mặt hàng cơ bản, khả năng đa dạng hóa thấp. Cơ cấu mặt hàng này đã thể hiện trình độ phát triển kinh tế thấp của nước ta:
Bảng 2.3.Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Hoa Kỳ
Đơn vị: Triệu USD
Mặt hàng
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Cà phê
146,455
109,48
90
125,126
145,5
9,09
Dầu thô
0
80,6
34,6
79,21
76,0
16,47
Hải sản
19,58
33,86
42,5
81,55
98,8
6,91
Dệt may
16,867
19,74
20
26,34
34,5
4,2
Rau quả
7,75
7,6
11,6
25,6
26
9,10
(Nguồn: Bộ Thương mại Việt Nam, 3/2000)
Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là những mặt hàng có tiềm năng phát triển, có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên cũng như các nguồn lực sẵn có: nguồn lao động rẻ, có kỹ thuật khai thác nguồn thủy hải sản đồng thời đây phát triển các mặt hàng này cũng giúp Việt Nam khắc phục được những hạn chế về thiếu vốn và thiếu kỹ thuật công nghệ cao.
Cà phê
Trước khi BTA được ký kết, cà phê luôn giữ vị trí số 1 trong số các mặt hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ: trị giá xuất khẩu năm 1994 chiếm 59,4% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ, đến năm 1995 là 72,97%. Cà phê là loại đồ uống được người Hoa Kỳ ưa thích do đó sức tiêu thụ của thị trường này lớn, cùng với lợi thế không bị đánh thuế nhập khẩu và được hưởng chính sách không phân biệt đối xử nên mặt hàng này của Việt Nam có nhiều cơ hội gia tăng lượng xuất khẩu cũng như có điều kiện cạnh tranh bình đẳng với các quốc gia xuất khẩu khác.
Dầu thô
Với những số liệu trên cho thấy lượng và giá trị dầu thô mà chúng ta xuất khẩu sang Hoa Kỳ là không ổn định, thường xuyên biến động. Có thể lý giải một phần của điều này là lượng dầu thô chúng ta dùng để xuất khẩu không phải do các doanh nghiệp Việt Nam trực tiếp khai thác, chúng ta chưa có đủ khả năng do đó việc khai thác được tiến hành bởi các công ty Nhật Bản, sản lượng dầu thô mà chúng ta dùng để xuất khẩu vì thế cũng lệ thuộc vào năng suất cũng như công nghệ của các công ty này.
Hải sản
Hải sản cũng là một trong những mặt hàng được miễn thuế nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ chủ yếu là tôm cua đông lạnh, động vật thân mềm, cá tươilà những loại sản phẩm mà Việt Nam có thế mạnh nhờ vùng biển khai thác rộng lớn. Tuy nhiên khả năng mở rộng xuất khẩu hải sản sang Hoa Kỳ là hạn chế bởi các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều yếu kém trong khâu chế biến, bảo quản sản phẩm và chưa khai thác được tài nguyên đánh bắt xa bờ.
Dệt may
Dệt may là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ ba sau cà phê và dầu thô trong kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Với những số liệu trên có thể thấy trị giá của hàng dệt may tăng đều qua các năm, nhưng mức độ gia tăng này là thấp so với các mặt hàng khác cũng như so với mức độ tăng trưởng chung (thể hiện ở trị giá xuất khẩu của tăng nhưng kim ngạch xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung lại giảm). Thực tế là mặt hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ mới chỉ chiếm 2% kim ngạch xuất khẩu toàn ngành, tức là thị phần của thị trường này vẫn còn rất nhỏ. Nguyên nhân của tình trạng này là do trong giai đoạn đầu này chúng ta chưa thực sự coi trọng thị trường Hoa Kỳ, mặt khác hàng dệt may của Việt Nam chưa được hưởng quy chế MFN cùng với sự chênh lệch thuế suất MFN và Non – MFN là tương đối lớn đã khiến cho hàng Việt Nam bị yếu thế so với các nước được hưởng MFN xuất khẩu dệt may khác ( thuế MFN là 20 – 25% trong khi Việt Nam phải chịu mức thuế là 40 – 90%). Ngoài ra còn phải kể đến những rào cản thương mại đối với hàng dệt may của Việt Nam còn khá nghiêm ngặt, tính phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng của hàng Việt Nam chưa cao (yếu tố thời trang trong hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam còn thấp) .
Rau quả
Rau quả là mặt hàng có tỷ trọng xuất khẩu sang Hoa Kỳ thấp nhưng tăng nhanh về giá trị và tương đối ổn định. Thực tế này có thể được lý giải bởi hai nguyên nhân cơ bản:
Thứ nhất, giá của các mặt hàng rau quả của Việt Nam còn cao so với sản phẩm cùng loại đến từ các quốc gia khác do chúng ta chưa được hưởng quy chế MFN
Thứ hai, thị trường Hoa Kỳ luôn muốn nhập rau quả “sạch” trong khi nước ta chưa có vùng chuyên canh lớn trồng rau sạch cho xuất khẩu, chúng ta lại thiếu những nhà máy chế biến rau quả hiện đại vì vậy hiệu quả sản xuất chế biến rau quả còn thấp.
Giày dép
Dung lượng thị trường của mặt hàng giày dép tại Hoa Kỳ không ngừng được mở rộng. Tuy nhiên tốc độ tăng trường của mặt hàng này càng về sau càng có chiều hướng giảm do trong giai đoạn đầu mặt hàng này của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ có mức chênh lệch thuế suất MFN và Non – MFN không nhiều (thuế có MFN là 20% và không có MFN là 35%) nên giày dép của ta có điều kiện cạnh tranh bình đẳng và tăng nhanh về lượng bán, nhưng đến giai đoạn sau mức chênh lệch này tăng lên (mức thuế có MFN chỉ còn 8,5% - 10%) khiến cho hàng của Việt Nam bị bất lợi hơn về giá do đó lượng hàng bán được cũng bị giảm nhanh chóng.
2.3.1.3.Hình thức xuất khẩu
Do mới tái thiết lập quan hệ với Hoa Kỳ nên các doanh nghiệp Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trong hợp tác thương mại với thị trường này, do đó hình thức xuất khẩu chủ yếu của hàng hóa Việt Nam trong những năm đầu bình thường hóa quan hệ này là thông qua các trung gian thương mại, các doanh nghiệp Việt Nam không trực tiếp cung cấp hàng hóa tới tay người tiêu dùng mà chủ yếu xuất khẩu cho các công ty thương mại của Mỹ hoặc một nước thức ba. Thực tế là trong thời kỳ này, hàng hóa bán cho các trung gian thương mại cũng không phải là hàng tiêu dùng mà các doanh nghiệp Việt Nam tập trung vào xuất khẩu nguyên liệu thô, các sản phẩm sơ chế mà chưa có khả năng xuất khẩu sản phẩm chế biến, đây là hiện tượng phổ biến ở các mặt hàng nông thủy sản. Còn hàng dệt may, giày dép chúng ta chủ yếu xuất khẩu gia công cho các doanh nghiệp nước ngoài, điều này khiến cho giá trị gia tăng trong sản phẩm của Việt Nam là thấp.
2.3.2.Xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ từ khi BTA có hiệu lực
2.3.2.1.Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ
Hiệp định thương mại song phương BTA được ký ngày 13/07/2000 đã đánh dấu mốc quan trọng trong quan hệ thương mại giữa hai quốc gia, nhiều cơ hội kinh doanh mới mở ra cho các nhà xuất khẩu Việt Nam khi mà sau khi ký kết Hiệp định này, thuế suất nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ sẽ được giảm xuống. Và thực tế cho thấy từ năm 2001 tới nay kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ luôn tăng nhanh và duy trì ở mức cao. Với cơ sở pháp lý là Hiệp định thương mại, mức thuế đánh vào hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ đã giảm từ 40% xuống còn 3 – 4% điều đó mang lại nhiều lợi ích cho hàng hóa nội địa. Sự tăng trưởng trong quan hệ thương mại hai quốc gia có thể thấy rõ qua bảng 2.6:
Bảng 2.4. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ
giai đoạn 2001 - 2006
Đơn vị: Triệu USD
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Xuất khẩu
1.053
2.400
4.000
5.276
6.400
7.829
% tăng năm sau so năm trước
127,92%
66,67%
31,9%
21,3%
22,33%
Có thể thấy mức tăng trưởng trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam cao nhất là vào năm 2002 tức là một năm sau khi BTA có hiệu lực và càng về sau mức tăng trưởng này giảm dần. Một phần nguyên nhân của sự giảm sút này là do việc bảo hộ thị trường trong nước bằng những rào cản thương mại từ phía thị trường Hoa Kỳ đối với hàng hóa của Việt Nam như các vụ kiến bán phá giá, hạn ngạch hay những quy định tiêu chuẩn kỹ thuật khác. Đến năm 2006 tốc độ trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng nhẹ do tác động của việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO và Hoa Kỳ cho Việt Nam hưởng quy chế PNTR. Với cơ sở này, trong tương lai, khả năng “cung” hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng nhanh bởi vào WTO sẽ tạo sức ép buộc các doanh nghiệp trong nước phải vươn lên, đổi mới, tạo ra nhiều hàng xuất khẩu hơn. Hơn nữa, khi đã vào WTO, Việt Nam sẽ thu hút nhiều đầu tư nước ngoài hơn đặc biệt là những nhà đầu tư Hoa Kỳ khi vào đầu tư sản xuất tại Việt Nam không chỉ xuất khẩu sang các thị trường khác mà họ rất coi trọng việc xuất khẩu trở lại Hoa Kỳ.
2.3.2.2.Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ
Thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng mở rộng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm và tăng cường xuất khẩu các sản phẩm chế biến có giá trị cao, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trong vài năm trở lại đây đã dần hoàn thiện. Tuy nhiên với thị trường Hoa Kỳ thì mặt hàng dệt may vẫn là mặt hàng chủ lực chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng đang có chiều hướng giảm dần, thay vào đó là sự tăng trưởng xuất khẩu của các mặt hàng đồ nội thất, các sản phẩm điện tử Cùng với dệt may, giày dép, thủy sản vẫn là những mặt hàng cơ bản của Việt Nam tại Hoa Kỳ. Có thể thấy sự thay đổi trong kim ngạch xuất khẩu từng mặt hàng qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.5.Các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ
Đơn vị: 1000 USD
Mặt hàng
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
So sánh
06/05 (%)
Dệt may
2.474.382
2.602.902
3.044.579
16,97
Dầu thô
364.902
471.701
1.013.789
114,92
Giày dép
415.510
611.050
802.760
31,37
Gỗ và sản phẩm gỗ
318.856
566.968
744.083
31,24
Hải sản
599.220
631.481
664.829
5,28
Sản phẩm điện tử
57.549
118.532
210.471
77,56
Dây điện và cáp điện
2.661
3.441
46.710
1257,45
Sản phẩm chất dẻo
24.789
47.965
74.476
55,27
Chè
1.605
1.027
1.585
54,33
Cà phê
88.771
97.542
166.428
70,62
(Nguồn: Tổng kết tình hình thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ năm 2006 của Bộ TM)
Dệt may
Các sản phẩm dệt may của Việt Nam đã có mặt tại thị trường Hoa Kỳ trong vài năm trở lại đây, chủ yếu là hàng gia công cho các công ty nước ngoài, còn sản phẩm của các công ty trong nước chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Tính đến năm 2006, tỷ trọng hàng dệt may trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 40%.
Từ ngày 11/01/2007, Việt Nam đã chính thức được hưởng quy chế thành viên chính thức của WTO và hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam không còn bị hạn chế bởi hạn ngạch. Nhưng riêng đối với thị trường Hoa Kỳ, hàng dệt may của nước ta vẫn phải chịu cơ chế giám sát và điều tra chống bán phá giá. Với đặc điểm là một ngành có thế mạnh, xuất khẩu dệt may của nước ta sang Hoa Kỳ chiếm trên 55% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may cả nước và chiếm 3,8% thị phần hàng dệt may tại Hoa Kỳ. Tính đến năm 2005, mức xuất khẩu bình quân của mặt hàng này sang Hoa Kỳ đạt 2,74 tỷ USD/năm và năm 2006 đã tăng lên 3,05 tỷ USD/năm. Theo dự kiến tốc độ tăng trưởng của mặt hàng này năm 2007 sẽ là 20% đạt khoảng 4 tỷ USD, với kết quả này sẽ đưa Việt Nam lên xếp hàng thứ 7 trong số các nước dẫn đầu xuất khẩu dệt may vào Hoa Kỳ (sau Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Mêhico, Canada và Banglades).
Thuỷ sản
Bắt đầu từ năm 1998, khi Việt Nam và Hoa Kỳ ký biên bản thoả thuận hợp tác nghề cá giữa hai nước, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ không ngừng tăng lên. Trong các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu, có hai mặt hàng giữ vị trí chiến lược là tôm và cá đông lạnh với tỷ trọng luôn dẫn đầu. Tổng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ năm 2006 đạt 650 triệu USD, tăng khoảng 4% so với năm 2005 đưa thị trường Hoa Kỳ chiếm 25,1% thị phần trong tổng số các thị trường mà Việt Nam có quan hệ buôn bán thuỷ hải sản. Nhìn chung, các mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang Hoa Kỳ luôn đạt được một mức tăng trưởng qua từng năm trong đó tăng nhiều nhất là các loài cá ngừ chế biến năm 2006 đạt 20,6 triệu USD tăng 48% so với năm 2005; tiếp theo là cua, ghẹ chế biến đạt 35,91 triệu USD tăng 18,1%; tôm chế biến đạt 64,6 triệu USD tăng 9,6%. Đó là những mặt hàng chế biến, còn đối với những mặt hàng chưa chế biến cũng đạt được kết quả tăng trưởng khả quan, cụ thể: các loại filê cá đạt trị giá xuất khẩu là 50,24 triệu USD tăng 14,8% so với năm 2005; cua ghẹ đông lạnh đạt 3,52 triệu USD tăng 10% và tôm đông lạnh đạt 233,12 triệu USD tăng 0,3%. Sở dĩ các mặt hàng tôm có mức thấp hơn là do mặt hàng này phải chịu thuế bán phá giá cùng với nguồn cung ứng bị hạn chế do tăng lượng xuất khẩu ở những thị trường khác, sự gia tăng trị giá xuất khẩu tôm sang thị trường Hoa Kỳ chủ yếu là do sự tăng giá của mặt hàng này.
Giày dép
Được coi là một trong những có lợi thế của Việt Nam, năm 2006 xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 802,76 nghìn USD tăng 33% so với năm 2005. Tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu giày dép của Việt Nam năm 2006 đã chậm lại so với mức 51% của năm 2005. Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã vượt qua Brazil để trở thành nước xuất khẩu giày dép lớn thứ 3 sang Hoa Kỳ so với vị trí thứ 4 (sau Trung Quốc, Italia, Brazil) vào năm 2005. Nguyên nhân của việc tăng trưởng xuất khẩu mặt hàng này là do khả năng cung ứng cũng như cạnh tranh về giá cả và chất lượng của hàng Việt Nam nâng lên, các sản phẩm của Việt Nam có thêm nhiều cơ hội kinh doanh do các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ có xu hướng tìm kiếm các nhà cung cấp khác ngoài Trung Quốc để thực hiện việc đa dạng hoá nguồn hàng cho thị trường mình. Mặc dù mới chỉ chiếm 2% thị phần, nhưng mức tăng trưởng bình quân của các mặt hàng giày dép Việt Nam là khá cao đạt 40 – 50%/ năm cùng với nhu cầu nhập khẩu ngày một tăng từ phía thị trường này, điều này hứa hẹn nhiều tín hiệu đáng mừng cho các nhà sản xuất Việt Nam trong thời gian tới.
Đồ gỗ
Mặt hàng đồ gỗ Việt Nam mới có cơ hội thâm nhập thị trường Hoa Kỳ từ cuối năm 2001 – khi BTA bắt đầu có hiệu lực, nhưng chỉ sau vài năm, tốc độ tăng trưởng của mặt hàng này luôn duy trì ở mức cao khiến đây trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu đầy tiềm năng tại thị trường mục tiêu này. Năm 2006 kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 744,1 triệu USD tăng 30% so với năm 2005 đưa đồ gỗ trở thành mặt hàng đứng vị trí thứ 3 trong tổng số các mặt hàng được đưa sang thị trường này. Thực tế cho thấy, các sản phẩm đồ gỗ do Việt Nam cung cấp khá phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Hoa Kỳ, đó là những mặt hang trung và cao cấp được làm từ loại gỗ cứng với nguồn nguyên liệu chính từ nước Hoa Kỳ và Bắc Hoa Kỳ, được chứng nhận về an toàn cho rừng nên được tiêu thụ nhiều. Mặc dù xuất khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng nhưng thị phần của nó tại thị trường này vẫn nhỏ - chỉ chiếm 2% tổng kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm gỗ của Hoa Kỳ, hơn nữa tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của mặt hàng này lại đang có xu hướng giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau như năng lực cung ứng tăng chậm trong khi nhu cầu thị trường lại tăng nhanh, cơ sở hạ tầng kém chưa có khả năng đáp ứng được các đơn đặt hàng lớn, giá cước cao, khả năng tiếp thị giới thiệu sản phẩm còn hạn chế.trong đó nguyên nhân cơ bản là do các sản phẩm của Việt Nam còn quá đơn điệu về kiểu dáng và chủng loại. Các sản phẩm gỗ của nước ta phần lớn đều mang một kiểu dáng mang tính truyền thống ít thay đổi trong khi nhu cầu của thị trường Hoa Kỳ lại luôn muốn thay đổi, thích những cái mới mang tính đột phá. Sản phẩm gỗ của Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ hiện nay đang gây thất vọng cho các nhà nhập khẩu khi mà có quá nhiều doanh nghiệp sản xuất cùng một chủng loại sản phẩm mang kiểu dáng tương tự nhau, doanh nghiệp của ta sản xuất sản phẩm chủ yếu dựa trên mẫu mã kiểu dáng của các đơn đặt hàng có sẵn với nguyên liệu gỗ nhập khẩu từ nước ngoài, tính chủ động sáng tạo trong từng sản phẩm của ta rất hạn chế, “dường như không tìm thấy nét riêng của doanh nghiệp đồ gỗ Việt Nam, họ cùng kinh doanh những sản phẩm giống nhau cả về kiểu dáng lẫn chất lượng. Chính điều này đã khiến cho họ phải tự cạnh tranh lẫn nhau, họ đã không biết khai thác lợi thế kinh doanh của mình đó là sự khác biệt trong từng sản phẩm sẽ khiến doanh nghiệp không bị nhầm lẫn với bất cứ ai”1 Phát biểu của ông August Wingardh – đại diện công ty thương mại IKEA, một công ty chuyên mua các sản phẩm gỗ của Việt Nam từ năm 1999 đến nay.
. Chính điều này đã khiến cho giá trị gia tăng trên các sản phẩm xuất khẩu không cao (chỉ khoảng 10% - 15%). Các doanh nghiệp Việt Nam còn chậm trong việc nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng, người Hoa Kỳ luôn thích thể hiện cá tính riêng của mình do đó sản phẩm mà họ tiêu dùng cũng phải mang một nét gì đó khác biệt “họ không muốn mua sản phẩm giống như người hàng xóm”.
Các mặt hàng nông sản
Trong cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ thì rau quả là mặt hàng giữ vai vị trí chủ chốt. Mặc dù là quốc gia xuất khẩu rau quả lớn nhất thế g
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5273.doc