PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I
VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở NƯỚC TA. 4
1.1-/ Công nghiệp hàng tiêu dùng, nhu cầu, vai trò của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trong nền kinh tế quốc dân và với thủ đô. 4
1.1.1- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và những đặc điểm của nó: 4
1.1.2 - Vai trò của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trong nền kinh tế quốc dân và với Hà nội: 8
1.2-/ Tín dụng ngân hàng và vai trò của tín dụng thúc đẩy phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. 10
1.2.1 - Tín dụng trong nền kinh tế thị trường: 10
1.2.2 -Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. 16
1.3-/ Kinh nghiệm đầu tư tín dụng ngân hàng đối với CNSXHTD ở một số nước 21
1.3.1 -Tổng quan những kinh nghiệm trong việc sử dụng vai trò công cụ tài chính và tín dụng đối với CNSXHTD ở các nước công nghiệp mới Châu Á (NIEs) và các nước ASEAN. 21
1.3.2 - Những kinh nghiệm phát triển và đầu tư tín dụng đối với 23
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 29
2.1-/ Đặc điểm kinh tế xã hội và tình hình phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội 29
2.1.1 - Đặc điểm kinh tế xã hội của thủ đô Hà Nội 29
2.1.2 - Tình hình phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội. 32
2.2 - Thực trạng tình hình đầu tư tín dụng ngân hàng đối với việc phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội. 47
2.2.1-Các hình thức đầu tư tín dụng ngân hàng cho các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hà Nội 47
2.2.2 - Những kết quả đạt được, những tồn tại trong cho vay sản xuất hàng tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội 55
CHƯƠNG III
CÁC GIẢI PHÁP TÍN DỤNG NGÂN HÀNG NHẰM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 63
3.1 - Phương hướng phát triển sản xuất và đầu tư tín dụng Ngân hàng đối với công nghiệp nói chung và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nói riêng: 63
3.1.1 - Phương hướng phát triển nền sản xuất côg nghiệp nói chung và công nghiệp hành tiêu dùng nói riêng: 63
3.1.2: Định hướng đầu tư tín dụng ngân hàng đối với công nghiệp thành phố nói chung và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nói riêng: 75
3.2. Những giải pháp cơ bản phát huy vai trò tín dụng ngân hàng đối với việc phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội. 80
3.2.1.Các giải pháp về huy động vốn: 80
3.2.2. Các giải pháp về sử dụng vốn: 86
3.2.3 - Một số giải pháp liên quan: 91
3.3 - Những kiến nghị nhằm tạo điều kiện thực thi các giải pháp. 92
3.3.1 Kiến nghị đối với chính hphủ và UBND thành phố Hà Nội. 92
3.3.2 - Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước : 94
3.3.3 - Đối với các Ngân hàng thương mại trên cùng địa bản thành phố. 96
KẾT LUẬN 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
102 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1115 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
địa phương, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chiếm tỉ trọng cao nhất và ngày một tăng 47.4% năm 1998 đến năm 2001 tỉ trọng chiếm 58,8% công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng như các ngành dệt, may, giấy giầy da, đồ nhựa, sản xuất sơn, chế biến lương thực thực phẩm... trình độ công nghệ đã được cải thiện rõ rệt qua đổi mới và chuyển giao công nghệ. Do nhiều mặt hàng sản xuất đã được nâng cao về chất lượng, đa dạng về mẫu mã. Có nhiều sản phẩm đã đứng vững trên thị trường nội địa và tham gia xuất khẩu đã cạnh tranh với sản phẩm cùng loại trên thị trường thế giới, góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Hàng hoá được xuất sang thị trường các nước Hồng Kông, Singapore, Thái Lan, Nhật Bản, Pháp, Ru ma ni, SNG, Trung Quốc.
- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng một ngành công nghiệp với vốn đầu tư xây dựng không lớn, thời gian thi công ngắn nhưng đem lại lợi nhuận cao đóng góp đáng kể vào ngân sách trên địa bàn Hà Nội.
Bảng 5: Tình hình thu ngân sách trên lãnh thổ Hà Nội
Đơn vị tính: Triệu đồng
1998
1999
2000
2001
Tổng thu ngân sách
4.985.165
5.767.352
5.951.608
6.206.980
Trong đó
QD trung ương
4.432.529
5.033.086
5.184.714
5.436.319
QD địa phương
273.089
283.064
283.458
245.128
Ngoài quốc doanh
279.547
451.202
483.436
525.533
Riêng ngành công nghiệp
947.150
1.211.072
1.246.250
1.490.731
Tỷ trọng so với tổng thu ngân sách
19%
21%
25%
25.3%
(Nguồn niên giám thống kê - Cục thống kê Hà Nội)
Qua số liệu trên cho thấy nguồn thu ngân sách từ ngành công nghiệp hàng năm đều đặn tăng và chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng thu ngân sách trên địa bàn Hà Nội, nguồn thu chủ yếu trong ngành công nghiệp lại tập trung vào các doanh nghiệp ngành công nghiệp TW.
Trên đây bài viết đã trình bày khái quát những thành tựu của công nghiệp nói chung và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nói riêng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Dưới đây là những tồn tại nguyên nhân và những vấn đề đặt ra để phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của thủ đô Hà Nội.
2.1.2.3 - Những hạn chế, nguyên nhân và các vấn đề đặt ra.
a, Những hạn chế và nguyên nhân.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được công nghiệp Hà Nội nói chung mà chủ yếu là công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nói riêng chưa phát huy được ưu thế của thủ đô và đang còn nhiều yếu kém, các ngành công nghiệp cơ bản còn yếu, các ngành công nghiệp mũi nhọn chưa chiếm được vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Hầu hết các doanh nghiệp đến xây dựng từ lâu, trang thiết bị kỹ thuật lạc hậu thấp kém.
Trước hết: Nói về năng lực và tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng chưa vững chắc và chưa tương xứng với tiềm năng của thủ đô. Sản phẩm công nghiệp của thành phố chưa làm chủ được thị trường trong nước. Những sản phẩm xuất khẩu của Hà Nội vẫn đang bị cạnh tranh ác liệt nhất là về giá cả sau đó là chất lượng.
Việc quản lý xuất nhập khẩu còn yếu kém hàng nhập lậu nhiều do đó giá hàng ngoại nhập lậu rẻ hơn giá thành sản phẩm sản xuất trong nước. Việc nhập khẩu hàng tiêu dùng trong những năm qua nhập vào nhiều và tăng cụ thể: giá trị nhập khẩu về hàng tiêu dùng năm 1998: 49.118.000 USD; năm 1999: 96.406.000 USD; năm 2000: 48.816.000 USD; năm 2001: 50.000 USD phần lớn các hàng hoá nhập khẩu đều thông qua phương thức mua hàng trả chậm hoặc nhập lậu đã tạo ra thế cạnh tranh khốc liệt trên thị trường nội địa làm cho các doanh nghiệp trong nước khó mở rộng và phát triển. Ngoài ra các biện pháp kích cầu chưa có hiệu lực thực sự. Sức mua của dân cư và xã hội - trong nước không tăng thậm chí còn giảm nhất là năm 2001 và 6 tháng năm 2002 do tiền lương cơ bản không tăng trong khi giá tiêu dùng xã hội hàng năm vẫn tăng lên đáng kể: Tâm lý “ưa chuộng hàng ngoài vẫn còn phổ biến” dẫn đến một số ngành sản xuất giảm sút, sản phẩm sản xuất ra bị ứ đọng một số doanh nghiệp phải chuyển hướng sản xuất.
Thứ hai: Về vốn sản xuất kinh doanh
Hầu hết các doanh nghiệp đều thiếu vốn sản xuất kinh doanh. Vốn tự có của đa số các xí nghiệp rất thấp so với nhu cầu cần thiết để duy trì và phát triển sản xuất, chủ yếu phải đi vay ngân hàng hoặc huy động từ các nguồn khác. Từ đó làm cho các doanh nghiệp thiếu tự chủ về sản xuất kinh doanh, hạn cyhế đến việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Sau đây là số liệu điển hình về tình hình vốn của một số doanh nghiệp.
Thứ ba: Về công nghệ
Qua khảo sát thực tế cho thấy nguyên nhân gây trở ngại bắt nguồn từ trang thiết bị máy móc cũ kỹ, phần lớn trang thiết bị lẻ từ những năm của thập kỷ 60, 70 trình độ công nghệ lạc hậu đến 2/3 thế hệ so với thế giới. Hệ số đổi mới công nghệ rất thấp rất ít doanh nghiệp được trang bị đồng bộ. Mặc dù mấy năm qua Hà Nội cũng đã có sự đổi mới trang thiết bị và đầu tư chiều sâu nhưng còn mang tính nặng về giải pháp tình thế chưa có chương trình chiến lược hoàn chỉnh.
Qua nghiên cứu ở một số nhóm ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chủ chốt cho thấy: Ngành dệt da, may đóng góp khoảng 15% tổng GDP của toàn ngành công nghiệp Hà Nội giải quyết việc làm cho 5 vạn lao động. Sản phẩm làm ra hàng năm lớn 80% sản phẩm dệt được đưa ra khỏi Hà Nội cung cấp phần lớn cho các tỉnh phía Bắc và một phần cho các tỉnh phía Nam và xuất khẩu ra nước ngoài nhưng mức độ đổi mới trang thiết bị còn thấp (giá trị đổi mới thiết bị trên tổng giá trị thiết bị) mới đạt khoảng 44% như nhà máy dệt 8/3 chỉ đạt trên 5%; Công ty dệt kim Đông Xuân 60%, liên hiệp sợi dệt kim gần 3%, da Thuỵ Khê 4% (nguồn báo cáo quy hoạch tổng thể kinh tế Hà Nội 2001). Ngành cơ khí dân dụng và đồ điện, đóng góp 23% tổng GDP công nghiệp thành phố thu hút 3,8 vạn lao động nhìn chung trang thiết bị thuộc thế hệ cũ không đồng bộ, hư hỏng nhiều tính năng công nghệ đạt mức thấp hệ số sử dụng vật liệu chỉ đạt 58% (trong khi của thế giới trung bình tiên tiến là 70% phế phẩm lên tới 20%).
Thứ tư: Về chất lượng lao động:
Như trên đã nêu chất lượng nguồn lao động của Hà Nội so với cả nước là tương đối cao, đứng vào loại nhất trong cả nước nhưng so với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá còn yếu, cơ cấu đào tạo và việc bố trí sử dụng nguồn nhân lực còn bất hợp lý giữa các thành phần các khu vực tập trung chủ yếu trong khu vực quốc doanh, công nghiệp và hành chính, khu vực ngoài quốc doanh còn thấp. Công nhân kỹ thuật và thợ lành nghề bậc cao rất thiếu.
b, Những vấn đề cần đặt ra:
Qua đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp nói chung và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nói riêng trên địa bàn Hà Nội trong những năm qua đã rút ra những vấn đề sau:
Thứ nhất: Đổi mới trang thiết bị công nghệ mặt hàng xuất khẩu
Để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành sản phẩm hợp lý thì yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất là phải đổi mới trang thiết bị công nghệ cải tiến cơ cấu sản xuất với phương châm ưu tiên những ngành đòi hỏi kỹ thuật tiên tiến lao động lành nghề chứa đựng hàm lượng chất xám cao và hiện đại hoá kỹ thuật công nghệ.
Thứ hai: Sử dụng có hiệu quả tiềm năng sản xuất
Hiện nay năng lực sản xuất công nghiệp trên địa bàn vừa thừa, vừa thiếu, thừa năng lực sản xuất hàng hoá chất lượng thấp, thiếu năng lực sản xuất hàng hoá cao cấp, sản phẩm xuất khẩu, nhiều lợi thế có ý nghĩa quan trọng như vị trí địa lý, vai trò vị trí của thủ đô chưa được phát huy đầy đủ đúng mức vì vậy phải tổ chức lại sản xuất, nhất là đẩy nhanh các ngành công nghiệp quốc doanh, phát huy vai trò các ngành công nghiệp chủ đạo để nhằm phát triển ngành công nghiệp với tốc độ nhanh, hiệu quả lớn. Đẩy mạnh sản xuất những sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thay thế nhập khẩu, tăng cường sản xuất mặt hàng xuất khẩu.
Thứ ba: Đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh:
Hầu hết các doanh nghiệp đều thiếu vốn phục vụ cho sản xuất và kinh doanh vì vậy tạo vốn cho đầu tư phát triển là vấn đề bức xúc cho các ngành công nghiệp có thể tạo vốn bằng nhiều nguồn: Huy động trong dân cư, vốn đầu tư nước ngoài, vốn trong nước...
Thứ tư: Tổ chức hợp lý các khu công nghiệp theo lãnh thổ
Phát triển mạnh các khu công nghiệp tập trung hạn chế việc bố trí rải rác và đơn vị lẻ các xí nghiệp, củng cố hoàn thiện các khu công nghiệp hiện có, nhanh chóng hình thành các khu chế xuất, các khu công nghệ tập trung kỹ nghệ cao.
Thứ năm: Tạo lập thị trường tiêu thụ.
Một hiện tượng thực tế cho thấy hàng tiêu dùng sản xuất trong nước đang trở nên ế ẩm, khó bán, đã và đang cản trở việc mở rộng qui mô sản xuất của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng thực trạng này bắt nguồn từ sức mua của thị trường nội địa tăng chậm, những biện pháp kích cầu chưa có hiệu lực thực sự, hiện nay tình trạng hàng nhập lậu tràn lan vượt ra ngoài tầm kiểm soát của Nhà nước. Hàng nhập lậu trốn thuế nên giá rẻ tạo nên sự cạnh tranh giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập ngoại.
Vì vậy đòi hỏi phải có những chính sách phù hợp để tạo lập và mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước nhất là mở rộng thị trường tiêu thụ ở nông thôn một thị trường rộng lớn với gần 80% dân số nhưng hiện nay lại quá nghèo.
2.2 - Thực trạng tình hình đầu tư tín dụng ngân hàng đối với việc phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội.
Như đã phân tích ở trên thế mạnh của Hà Nội là công nghiệp và dịch vụ. Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp thì công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chiếm tuyệt đại bộ phận do vậy trong phạm vi bài viết dưới đây nói về đầu tư tín dụng cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
2.2.1-Các hình thức đầu tư tín dụng ngân hàng cho các doanh
nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hà Nội
Trên địa bàn thành phố Hà Nội tính đến 31/12/2001 có:
+ 24 chi nhánh ngân hàng thương mại quốc doanh.
+ 15 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần.
+ 13 chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
+ 3 ngân hàng liên doanh
+ 11 quỹ tín dụng nhân dân theo mô hình mới.
+ 12 chi nhánh ngân hàng phục vụ người nghèo.
Và với hệ thống các phòng giao dịch, các quỹ tiết kiệm (nguồn 10 năm đổi mới 1988 - 2001 của ngân hàng Nhà nước Hà Nội), nhằm thu hút nguồn vốn, mở rộng cho vay tới mọi đối tượng, mọi thành phần kinh tế, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chu chuyển vốn trong nền kinh tế và của thủ đô. Hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Hà Nội mang nội dung đa dạng, từng bước đa năng hoạt động trong đa lĩnh vực với quy mô mở rộng đến tất cả các thành phần kinh tế.
Thực hiện chính sách lãi suất dương, xoá bỏ bao cấp qua tín dụng, sử dụng nhiều thể thức và phương thức huy động cho vay vốn, thực hiện phương châm “đi vay để cho vay” tăng trưởng nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế của thủ đô nói chung và phát triển sản xuất hàng tiêu dùng nói riêng.
Trong những năm qua tổng nguồn vốn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội liên tục tăng trưởng được thể hiện qua bảng dưới đây.
Bảng 7: Tình hình huy động vốn qua hệ thống ngân hàng tại Hà Nội
(Bao gồm tất cả các ngân hàng và 4 sở giao dịch ngân hàng thương mại)
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
Phần tăng thêm 1999 - 2001
So sánh %
(2001/1998)
Tổng huy động vốn của các tổ chức tín dụng
21.850
26.673
32.021
40.318
18.468
184.5%
1. Phân theo cơ cấu tiền gửi
- Tiền gửi dân cư
8.953
10.570
12.052
19.479
10.525
217.5
Trong đó: Kỳ phiếu, trái phiếu
1.100
1.580
2.210
3.175
2.075
288.6
- Tiền gửi các tổ chức KT
12.897
16.103
19.969
20.840
7.943
161.5
2. Phân theo loại tiền
- VNĐ
11.581
14.209
18.815
22.557
10.975
194.7
- Ngoại tệ quy đổi.
10.269
12.464
13.206
17.762
7.493
172.9
3. Phân theo kỳ hạn
- Có kỳ hạn
9.642
10.928
13.416
16.068
6.426
166.6
- Không kỳ hạn
12.208
15.745
18.605
24.251
12.042
198.6
(Nguồn báo cáo thống kê của NHNN Hà Nội 1998 - 2001)
Qua bảng số liệu trên cho thấy tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội liên tục tăng trưởng cả về số tuyệt đối và số tương đối.
Trên cơ sở nguồn vốn huy động được ngày càng lớn, tăng trưởng ổn định là một điều kiện rất cơ bản để các ngân hàng thương mại chủ động trong kinh doanh, mở rộng tín dụng phát triển nền kinh tế trong đó một phần lớn đầu tư cho công nghiệp nhất là công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng thế mạnh của thủ đô Hà Nội
Các hình thức đầu tư tín dụng chủ yếu là tín dụng ngắn hạn, trung dài hạn (bằng nội tệ, ngoại tệ) cho vay bằng vốn tài trợ theo chương trình hiệp định hợp tác với ngoài, bảo lãnh (chủ yếu bảo lãnh mở L/C để mua hàng trả chậm nước ngoài).
2.2.1.1- Tín dụng ngắn hạn:
Ngân hàng cho các doanh nghiệp vay vốn ngắn hạn (cả nội và ngoại tệ) để nhằm bổ xung vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua bảng số liệu dưới đây ta thấy được quy mô hoạt động của tín dụng ngắn hạn và sự tăng trưởng dư nợ qua các năm.
Bảng 8: Tình hình đầu tư vốn tín dụng ngắn hạn qua các năm 1998 - 2001 của hệ thống ngân hàng ở Hà Nội.
(Bao gồm các ngân hàng và 4 sở giao dịch NHTM)
Đơn vị: tỷ đồng
TP KT
Năm
Doanh số cho vay
Doanh số thu nợ
Dư nợ ngắn hạn
Trong đó dư nợ ngành công nghiệp
1998
18.586
15.962
9.010
1999
37.698
35.699
11.009
2000
39.671
36.225
14.455
2001
58.086
56.441
16.600
(Nguồn báo cáo thống kê cho vay ngắn hạn năm 1998 - 2001 NHNN HN)
So với năm 1998 doanh số cho vay ngắn hạn năm 2001 đã tăng gấp 3,2 lần. Dư nợ cho vay ngắn hạn tăng 1.8 lần, doanh số thu nợ tăng 3,5 lần, điều đó thể hiện vốn tín dụng ngắn hạn đã đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cùng với sự tăng trưởng chung, tình hình đầu tư vốn tín dụng ngắn hạn cho các ngành công nghiệp chủ yếu là công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng cũng liên tục tăng qua các năm: từ ?tỷ đồng cuối 1998 tăng lên ?tỷ đồng vào cuối năm 2001 tỷ lệ ? %.
Sự gia tăng của vốn tín dụng ngắn hạn đã phản ánh sự đóng góp tích cực của hoạt động ngân hàng trong việc cung ứng vốn cho các ngành sản xuất trên địa bàn được phát triển.
2.2.1.2 - Tín dụng trung và dài hạn
Trong những năm gần đây, chiến lược huy động vốn trung và dài hạn đã được xây dựng và triển khai với nhiều hình thức phong phú đa dạng. Ngoài việc huy động tiết kiệm có tời hạn, việc phát hành kỳ phiếu trái phiếu ngân hàng, tiết kiệm xây dựng nhà ở, tiết kiệm có đảm bảo bằng vàng và ngoại tệ... Đã khơi tăng nguồn vốn có thời hạn tại các ngân hàng thương mại. Năm 2001 tổng nguồn vốn huy động có thời hạn đạt ở mức 16.068 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 39.8% so với tổng nguồn vốn huy động. Nhờ đó các ngân hàng thương mại trên địa bàn đã mở rộng và tăng đầu tư cho vay trung dài hạn đối với các thành phần kinh tế được thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 9: Tình hình đầu tư vốn tín dụng trung dài hạn qua các năm (1998 - 2001) của hệ thống NH ở Hà Nội
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Doanh số cho vay
Doanh số thu nợ
Dư nợ trung, dài hạn
Trong đó: Dư nợ ngành CN
1998
12.530
10.376
5.510
3.536
1999
14.852
13.108
7.254
4.715
2000
16.376
15.666
7.964
5.216
2001
18.457
15.226
11.295
6.906
Nguồn báo cáo thống kê năm 1998 - 2001 NHNN HN
Cơ cấu dư nợ theo thời hạn cho vay
Nguồn: 10 năm đổi mới hoạt động NHNN Hà Nội.
Qua bảng số liệu trên đã thể hiện doanh số cho vay trung dài hạn qua các năm của Ngân hàng Thương mại trên địa bàn tăng lên đáng kể. Dư nợ cho vay trung dài hạn từ 5.510 tỷ đồng năm 1998 tăng lên 11.295 tỷ đồng vào cuối năm 2001. Như vậy đến cuối năm 2001 dư nợ tín dụng trung và dài hạn tăng lên 2 lần so với 1998.
Trước hết phải kể đến sự thay đổi cơ cấu đầu tư của các Ngân hàng Thương mại theo hướng nâng cao dần tỷ trọng cho vay trung dài hạn nhằm phục vụ chủ trương phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Để giải quyết nhu cầu vốn cho việc tạo mới, mở rộng cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến, ngoài việc sử dụng nguồn vốn huy động có thời hạn các Ngân hàng Thương mại còn sử dụng một tỷ lệ thích hợp vốn huy động ngắn hạn sang cho vay trung và dài hạn.
Nhìn vào cơ cấu dư nợ theo thời hạn cho vay ta thấy tỷ trọng đầu tư tín dụng trung dài hạn tăng trưởng đáng kể từ 6.7% trong tổng dư nợ năm 1988 lên 24.2% năm 1996 và 41% năm 2001.
Trong tổng vốn đầu tư trung dài hạn cho các ngành kinh tế cũng đã dành một tỷ lệ khá lớn cho ngành công nghiệp, tỷ lệ đầu tư cho ngành công nghiệp chiếm ? % trong tổng dơ nợ cho vay trung và dài hạn. Sự chuyển hướng này được coi là một tác động tích cực của Ngân hàng trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phát triển theo chiều sâu, thay đổi kỹ thuật công nghệ, tạo ra sản phẩm mới có chất lượng cao, giá thành hạ, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và ở nước ngoài.
2.2.1.3- Cho vay bằng nguồn vốn tài trợ theo chương trình hiệp định hợp tác với nước ngoài:
Ngoài việc đầu tư tín dụng trung dài hạn bằng nguồn vốn huy động trong nước đã nêu ở trên, trong thời gian qua để tạo thêm nguồn vốn đầu tư qua Ngân hàng Thương mại (cụ thể là: các ngân hàng trong hệ thống Ngân hàng Công thương trên địa bàn Hà Nội) đã ký hiệp định với Ngân hàng Chaotung Bank Đài Loan vay 7.5 triệu USD trong thời hạn 10 năm nhằm mục đích cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hà Nội, vay vốn để phát triển mở rộng sản xuất, nâng cấp các cơ sở thiết bị máy móc phục vụ cho phát triển sản xuất hàng tiêu dùng và sản xuất hàng hoá xuất khẩu tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Tính đến 31-12-2001 Ngân hàng đã đầu tư cho 118 dự án với tổng số tiền là 20.981.000 USD. Số tiền đã thu hồi là 14.001.000 USD dư nợ còn lại là 7.980.000 USD trong đó nợ quá hạn là 1.600.000 USD.
2.2.1.4- Bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá.
Khi chuyển đổi hoạt động ngân hàng phục vụ nền kinh tế theo cơ chế thị trường, nghiệp vụ bảo lãnh đã xuất hiện như một tất yếu khách quan của quá trình hội nhập với thương trường quốc tế.
Bảo lãnh - phép màu của các doanh nghiệp thiếu vốn, lợi ích mang lại không nhỏ đối với hàng hoá nhập khẩu do phí bảo lãnh thấp hơn so với lãi suấ tiền vay của các ngân hàng trong nước. Tuy nhiên nghiệp vụ bảo lãnh nhập hàng trả chậm có tính hai mặt:
- Mặt tích cực: Hỗ trợ cho các doanh nghiệp qua hình thức mua hàng trả chậm, giải quyết được nhu cầu nguyên liệu thiết bị, phân bón những mặt hàng trong nước chưa thể đáp ứng được, làm gia tăng khối lượng hàng hoá trong nước chưa thể đáp ứng được làm gia tăng khối lượng hàng hoá trong nước, đa dạng hoá chủng loại sản phẩm, đáp ứng một phần nhu cầu tiêu dùng đổi mới máy móc thiết bị, cung cấp nguyên liệu phân bón cho sản xuất. Mặt khác đã hình thành nguồn vốn cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Mặt tồn tại: Đối với sản xuất trong nước, việc nhập hàng tiêu dùng, vật tư thiết bị trong nước sản xuất được gây khó khăn cho sản xuất, tạo nên áp lực cạnh tranh mạnh với hàng sản xuất trong nước (đặc biệt là hàng tiêu dùng) và là một trong những nguyên nhân làm đình trệ sản xuất trong nước.
+ Đối với ngân hàng: Không kiểm soát hết được số lượng L/C trả chậm đã mở qua ngân hàng, rủi ro trong bảo lãnh nghiệp vụ rất cao, nhiều doanh nghiệp sử dụng vốn sau khi bán hàng chưa đến hạn trả vào mục đích kinh doanh khác dẫn đến mất vốn không trả được dẫn đến ngân hàng phải trả thay.
Trong những năm qua nhất là năm 1999 - 2000 các doanh nghiệp sử dụng nhiều hình thức nhập hàng trả chậm mà chủ yếu nhập hàng tiêu dùng.
Trên địa bàn thành phố Hà Nội doanh số phát sinh.
Năm 1999 giá trị mở L/C trả chậm trong năm : 1.823 tỷ đồng
Số dư L/C trả chậm chưa thanh toán : 1.641 tỷ đồng
Năm 2000 giá trị mở L/C trả chậm trong năm : 383 tỷ đồng
Số dư L/C trả chậm chưa thanh toán : 1.097 tỷ đồng
Năm 2001 giá trị mở L/C trả chậm trong năm : 345 tỷ đồng
Số dư L/C trả chậm chưa thanh toán : 1.325 tỷ đồng.
Như vậy trong ba năm các ngân hàng đã mở L/C trả chậm cho các doanh nghiệp là 2.551 tỷ đồng số thu được 1.226 tỷ đồng, còn dư: 1.325 tỷ đồng.
Những cái được, cái mất của nghiệp vụ bảo lãnh đã được các ngân hàng phân tích nhiều. Tuy nhiên vấn đề quản lý của các cơ quan chức năng đối với hoạt động này như thế nào để đáp ứng được mục tiêu về hàng hoá, vốn cho kinh doanh, đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng.
2.2.2 - Những kết quả đạt được, những tồn tại trong cho vay sản
xuất hàng tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội
2.2.2.1- Những kết quả đạt được.
Trong những năm gần đây đặc biệt là trong hai năm 2000 - 2001 khối lượng tín dụng liên tục tăng mạnh đã góp phần phục vụ đắc lực cho việc thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển và chuyển hoạt động sản xuất kinh doanh sang cơ chế thị trường. Có thể nói đây là sự thể hiện trực tiếp rõ nét nhất vai trò của tín dụng ngân hàng trong việc thúc đẩy kinh tế thủ đô phát triển. Vốn tín dụng ngân hàng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, mở rộng sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động. Kết quả cho vay và đầu tư của các ngân hàng thương mại trên địa bàn đã góp phần to lớn trong việc sắp xếp lại sản xuất kinh doanh chuyển dịch và đổi mới cơ cấu kinh tế theo chính sách phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần và chiến lược công nghiệp hoá hiện đại hoá nền kinh tế.
Xét trên phương diện hiệu quả vốn đầu tư. Qua bảng tổng hợp số 11 cho thấy tốc độ đầu tư tín dụng tăng trưởng qua các năm đã góp phần tích cực vào việc ổn định và phát triển sản xuất, lưu thông hàng hoá trong những năm qua.
Dư nợ chủ yếu tập trung ở các khu vực các cơ sở sản xuất kinh doanh trọng điểm của thành phố. Với việc đầu tư tín dụng trung dài hạn ngân hàng đã giúp cho các doanh nghiệp trang bị thêm máy móc, cải thiện được cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng được sức cạnh tranh trên thị trường.
Trong những năm qua Ngân hàng đã tích cực chủ động trong việc chuyển đổi cơ cấu cho vay phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Ngân hàng đã mở rộng cho vay đến tất cả các thành phần kinh tế nhưng kinh tế quốc doanh vẫn giữ vai trò chủ đạo (Đến cuối năm 2001 dư nợ kinh tế quốc doanh là 55%) đã góp phần thực hiện chủ trương phát triển cơ chế kinh tế nhiều thành phần và huy động năng lực sản xuất của toàn xã hội. Đồng thời vốn tín dụng đầu tư cho các ngành kinh tế cũng thay đổi theo hướng phù hợp với quá trình phát triển kinh tế trên địa bàn thủ đô năm 2001 tỷ trọng dư nợ cho vay sản xuất công nghiệp chiếm 58,5%, ngành thương mại du lịch và dịch vụ là 18,3%, ngành xây dựng vận tải là 11%, sản xuất nông nghiệp là 4,5%, các ngành khác 8,2%.
Trong tổng số vốn hoạt động của doanh nghiệp, vốn tín dụng Ngân hàng đóng vai trò hết sức quan trọng, đóng vai trò chủ chốt trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tình trạng hiện nay của các doanh nghiệp hầu như vốn tự có rất thấp chỉ chiếm từ 15-20% còn lại chủ yếu là vốn vay ngân hàng, kể cả trong tín dụng ngắn và trung dài hạn.
2.2.2.2- Hạn chế và nguyên nhân:
a. Về phía ngân hàng:
Bên cạnh những kết quả đạt được đã nêu trên, trong thực tế hoạt động kinh doanh tín dụng nói chung và cho vay sản xuất hàng tiêu dùng nói riêng trên địa bàn Hà Nội hiện nay đang còn tồn tại:
- Như trên đã phân tích một trong những hạn chế phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội là do tình trạng công nghệ của các doanh nghiệp còn lạc hậu nên đòi hỏi nhu cầu vốn tín dụng trung dài hạn rất lớn, vậy mà nguồn vốn tín dụng trung dài hạn của ngân hàng còn chưa đáp ứng được yêu cầu đó để phục vụ cho công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
- Nợ quá hạn và rủi ro tín dụng đang là một trong những vấn đề nổi cộm đáng quan tâm. Theo báo cáo của ngân hàng Nhà nước thành phố Hà Nội thì tổng dư nợ quá hạn đến 31-12-2001 là chiếm tỷ trọng % so với tổng dự nợ.
Vốn tín dụng Đài Loan nợ quá hạn lớn nhiều dự án phải giãn nợ, ra hạn nợ.
Dự nợ Đài Loan đến 31-12-2001 : 7.980.000 USD.
Trong đó nợ quá hạn : 1.600.000 USD.
Chiếm tỷ lệ : xấp xỉ 20%.
Có những dự án từ khi đầu tư 1998 đến nay không thu được nợ, hoặc có thu thì thu quá ít số đến hạn phải chuyển sang nợ quá hạn.
Đơn cử: Công ty sản xuất kinh doanh bao bì hàng xuất nhập khẩu dây chuyền máy in cắt thổi bai bì màng mỏng với dự toán 3.300 triệu VNĐ vay ngân hàng 2.200 triệu VNĐ từ cuối 1999 thời hạn 2005 mới trả được nợ 522,5 triệu VNĐ dư nợ đến 31 - 12 - 2001; 1.667,5 triệu VNĐ trong đó nợ quá hạn 660 triệu.
Công ty TNHH Hoà Bình nhập dây chuyền máy may công nghiệp với tổng dự toán 8.73? triệu đồng vay ngân hàng 2.652 triệu đồng số còn thiếu vay các nguồn khác từ năm 1997 đến nay đã hết thời hạn thu nợ vậy mà công ty mới trả được 792 triệu số còn lại 1860 triệu VNĐ phải chuyển sang nợ quá hạn.
Quá trình hoạt động vôndtự có của doanh nghiệp trong tổng số vốn đầu tư còn thấp nêu hiệu quả cho vay giảm, chứa đựng nhiều rủi ro cho ngân hàng, nhiều doanh nghiệp không duy trì được vốn tự có, hiệu quả sử dụng vồn thấp.
Nguyên nhân dẫn đén nợ quá hạn và rủi ro trên là do việc tuân thủ các nguyên tắc, điều kiện tín dụng nhiều khi không được thực hiện triệt để, việc định giá tài sản thế chấp chưa sát thực tế. Mặt khác đối với các dự án cho vay với khối lượng tín dụng lớn, thủ tục phức tạp đòi hỏi liên quan đến nhiều ngành nhưng sự phối hợp giữa ngân hàng và khách hàng chưa tốt.
Trong số nợ quá hạn có một số bộ phận được đảm bảo bằng tài sản thế chấp (là bất động sản) ngân
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0037.doc