Đề tài Giải pháp trên sở gia dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh tại Công ty cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk

Tiêu chuẩn niêm yết thông thường do Sở giao dịch Chứng khoán của quốc gia quy định, dựa trên cơ sở thực trạng của nền kinh tế. Tiêu chuẩn này bao gồm các điều kiện về tài chính của các công ty, chính sách khuyến khích hay hạn chế niêm yết. Nội dung và sự phát triển của các quy định niêm yết mỗi nước hay mỗi Sở giao dịch Chứng khoán được quy định khác nhau. Thông thường, ở các quốc gia có thị trường chứng khoán phát triển, các tiêu chuẩn niêm yết chặt chẽ hơn các thị trường mới nổi. Tiêu chuẩn về niêm yết được quy định dưới hai hình thức: Tiêu chuẩn định tính và Tiêu chuẩn định lượng.

doc14 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/02/2022 | Lượt xem: 541 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giải pháp trên sở gia dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh tại Công ty cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong xu hướng hội nhập của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam đã và đang có những bước phát triển đáng kể trong những năm gần đây. Trong đó, phải kể đến sự phát triển khả nóng của thị trường chứng khoán (TTCK). Thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7 năm 2000 với phiên giao dịch đầu tiên tại Trung tâm giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (nay là sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh). Trải qua gần 20 năm hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể. Cho đến nay, thị trường chứng khoán Việt Nam có khoảng 100 công ty chứng khoán đã đi vào hoạt động và rất nhiều công ty chứng khoán đang chờ được cấp phép. Trong số đó, kể đến sự phát triển mạnh mẽ về chứng khoán của công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk). Từ khi hoạt động trên các sở giao dịch cho đến nay cổ phiếu của Vinamilk luôn thu hút được các nhà đầu tư quan tâm và đánh giá cao. Dựa vào đó để hoàn thiện bài tiểu luận của nhóm em chọn "Công ty Cổ phần sữa Việt Nam _ VINAMILK" với mã chứng khoán niêm yết là VNM. Bài tiểu luận của nhóm gồm 5 phần: Phần I: Khái quát chung về sở gia dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk). Phần II: Hoạt động niêm yết của công ty. Phần III: Phân tích các tiêu chuẩn định tính và định lượng mà công ty đã đạt được tại thời điển đăng ký niêm yết. Phần IV: Những bất cập và giải pháp trên sở gia dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Do còn chưa hiểu biết nhiều về mặt lý luận và kinh nghiệm thực tiễn trên sàn giao dịch chứng khoán, bài tập cuối môn của chúng em còn nhiều những sai sót. Nhóm chúng em rất mong nhận được sự góp ý kiến của cô giáo Trần Thị Hoa để bài tiểu luận cuối môn của chúng em hoàn thiện hơn. Nhóm xin chân thành cảm ơn cô giáo Trần Thị Hoa trong suốt 15 tuần học vừa qua đã giảng dạy chúng em rất nhiệt tình! PHẦN I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SỞ GIA DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMILK). SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. HOSE là tên viết tắt của Ho Chi Minh Stock Exchange – Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) được thành lập tháng 7 năm 2000, là một đơn vị trực thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và quản lý hệ thống giao dịch chứng khoán niêm yết của Việt Nam. Chỉ số giá cổ phiếu trong một thời gian nhất định (phiên giao dịch, ngày giao dịch) của các công ty niêm yết tại trung tâm này được gọi là VN-Index. Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh hoạt động như một công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà nước với số vốn điều lệ là một nghìn tỷ đồng. Hiện nay các sở giao dịch chứng khoán trên thế giới thường hoạt động dưới dạng công ty cổ phần. Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh cũng có một thể chế chính thức mà thông qua đó các trái phiếu chính phủ mới được phát hành và nó có chức năng như thị trường thứ cấp cho một số phát hành trái phiếu hiện hữu. Tất cả các chứng khoán niêm yết trên trung tâm giao dịch chứng khoán Việt Nam là bằng đồng Việt Nam. Ban lãnh đạo tại Sở giao dịch chứng khoán hiện nay: Ông Lê Hải Trà – Phụ trách Hội đồng quan trị. Ông Nguyễn Vũ Quang Trung – Thành viên Hội đồng quản trị, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Ban Điều hành Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Phương thức giao dịch cổ phiếu: Mệnh giá của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được quy định là 10.000 đồng, đơn giá trái phiếu là 100.000 đồng. Việc giao dịch được thực hiện từ thứ 2 đến thứ 6 trong tuần. Với các thời gian cụ thể: Đợt 1: Đợt 1: Từ 9h00 - 9h15 là giao dịch khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa (ATO). Đợt 2: Từ 9h15 - 11h30 là giao dịch khớp lệnh liên tục đợt 1. Nghỉ giữa giờ từ 11h30 - 13h. Đợt 3: Từ 13h - 14h30 là giao dịch khớp lệnh liên tục đợt 2. Đợt 4: Từ 14h30 - 14h45 là giao dịch khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa (ATC). Giao dịch thỏa thuận 9h – 11h30, 13h – 15h (Cổ phiếu+Trái phiếu). GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM- VINAMILK. Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk thành lập ngày 20 tháng 8 năm 1976 đến nay Vinamilk đã trở thành công ty hàng đầu Việt Nam về chế biến và cung cấp sản phẩm về sữa, được xếp trong Top 30 công ty sữa lớn nhất trên thế giới. Vinamilk không những chiếm lĩnh 75% thị phần sữa trong nước mà còn xuất khẩu các sản phẩm của mình ra nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, Nhật Bản khu vực Trung Đông, Đông Nam Á... Hoạt động hơn 10 năm trong cơ chế bao cấp, cũng như nhiều doanh nghiệp khác chỉ sản xuất theo kế hoạch, nhưng khi bước vào kinh tế thị trường, Vinamilk đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, không ngững đổi mới công nghệ, đầu tư cơ sở hạ tầng, đa dạng hóa sản phẩm để chuẩn bị cho một hành trình mới. Từ 3 nhà máy chuyên sản xuất sữa là Thống Nhất, Trường Thọ, Dielac. Vinamilk đã không ngừng xây dựng hệ thống phân phối tạo tiền đề cho sự phát triển. Với định hướng đúng, các nhà máy sữa như: Hà Nội, liên doanh Bình Định, Cần Thơ, Sài Gòn, Nghệ An, Tuyên Quang, Thanh Hóa, lần lượt ra đời, chế biến, phân phối sữa và các sản phẩm sữa phủ kín thị trường trong nước không ngừng mở rộng sản xuất xây dựng thêm nhiều nhà máy khắp trên cả nước. Không ngừng mở rộng sản xuất, xây dựng thêm nhiều nhà máy và các trang trại bò trên khắp cả nước, Vinamilk đạt doanh thu hơn 56 nghìn tỷ đồng (số liệu thống kê năm 2019). Công ty hiện cung cấp hơn 250 mặt hàng sữa và các sản phẩm liên quan đến ngành hàng sữa như: sữa đặc, sữa bột cho trẻ em và người lớn, bột dinh dưỡng, sữa tươi, sữa chua uống, sữa đậu nành, kem, phô-mai, nước ép trái cây, nước tinh khiết, cà phê, trà, Các sản phẩm đều đạt chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Vinamilk cũng đã thiết lập được hệ thống phân phối sâu và rộng, xem đó là xương sống cho chiến lược kinh doanh dài hạn. Hiện nay, công ty có 575 cửa hàng phân phối trực tiếp, 212.000 điểm bán lẻ phủ rộng khắp toàn quốc. Sản phẩn của Vinamilk cũng có mặt ở gần 1.500 siêu thị lớn nhỏ và gần 600 cửa hàng tiện lợi trên toàn quốc. Vinamilk đã được xuất khẩu đi 43 quốc gia và vùng lãnh thổ. Vì thế trong bối cảnh có hàng trăm các nhãn hiệu sữa của nhiều tập đoàn sữa trong nước cũng như tập đoàn đa quốc gia cạnh tranh quyết liệt, Vinamilk vẫn đứng vững và khẳng định ví trí dẫn đầu trên thị trường sữa Việt Nam. Ngoài việc sản xuất kinh doanh, Công ty VINAMILK còn cung cấp dinh dưỡng cho cộng đồng người Việt Nam trong tương lai có một sức khỏe mạnh hơn và thông minh hơn. Vì lẽ đó, trong nhiều năm qua Công ty Vinamilk luôn quan tâm đến công tác tài trợ cho các hoạt động liên quan đến thế hệ trẻ thông qua các quỹ tài trợ như: Quỹ học bổng mang tên “VINAMILK ươm mầm tài năng trẻ Việt Nam” hàng năm giành cho các em học sinh giỏi tại các tỉnh/ thành phố trên toàn quốc. Quỹ hoc bổng, quỹ thưởng dành cho các em học sinh, cán bộ đoàn xuất sắc. Quỹ phòng chống suy dinh dưỡng quốc gia hàng năm. Chương trình “Sữa học đường” cho các em học sinh trên toàn quốc. Tài trợ phương tiện học tập cho trẻ em nghèo tại các tỉnh khó khăn. VINAMILK luôn hướng tới sự phát triển bền vững với các bên liên quan: Người tiêu dùng: Cung cấp các sản phẩm an toàn và chất lượng hàng đầu, đã dạng hóa các cản phẩm và tạo ra những giá trị mới cho sản phẩm để cải thiện và nâng cao sức khỏe con người, sản phẩm được tạo ra với mức giá phù hợp. Cổ đông: Đảm bảo cho các cổ đông một khoản đầu tư an toàn, sinh lợi 1 cách bền vững. Nhà nước: Tuân thủ các chính sách, quy định nhà nước của tất cả các quốc gia Vinamilk hoạt động. Nhân viên: Mang đến sự thỏa mãn, hài lòng của nhân viên về môi trường làm việc an toàn, phát triển bản thân và thu nhập cạnh tranh. Đối tác: Hợp tác phát triển dựa trên cơ sở cùng có lợi, minh bạch và có trách nhiệm với xã hội. Cộng đồng: Có trách nhiệm, chia sẻ giá trị và chung tay phát triển cộng đồng. Các sản phẩm của Vinamilk PHẦN II. HOẠT ĐỘNG NIÊM YẾT CỦA CÔNG TY. 1. Khái niệm niêm yết chứng khoán và điều kiện niêm yết chứng khoán. a). Khái niệm: Niêm yết chứng khoán là thủ tục cho phép một chứng khoán được phép giao dịch trên SGDCK sau khi đã đáp ứng đủ tiêu chuẩn. Cụ thể đây là quá trình SGDCK chấp nhận cho công ty phát hành có chứng khoán được phép niêm yết và giao dịch trên SGDCK nếu công ty đó đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn về định lượng cũng như định tính do SGDCK đề ra. b). Điều kiện niêm yết chứng khoán và thực hienj các quy định sau niêm yết. Niêm yết chứng khoán thường bao hàm việc yết tên công ty phát hành và giá chứng khoán. Hoạt động niêm yết chứng khoán phải dảm bảo độ tin cậy đối với thị trường cho các nhà đầu tư. Cụ thể các công ty xin niêm yết phải đảm bảo đủ các điều kiện niêm yết. Điều kiện này được quy định cụ thể trong quy chế niêm yết của sở giao dịch chưng khoán ban hành. Thông thường, có hai quy định chính về niêm yết là yêu cầu công bố về thông tin của công ty và tính khả mại của chứng khoán. Các nhà đầu tư và công chúng phải nắm được đầy đủ thông tin có cơ hội nắm bắt thông tin do công ty phát hành công bố ngang nhau, đảm bảo sự công bằng trong tiếp cận thông tin kể cả thông tin mang tính chất định kỳ hoặc thông tin có tính tức thời có tác động đến giá cả, khối lượng chứng khoán giao dịch. Điều kiện Vinamilk đáp ứng để có thể niêm yết chứng khoán trên sở giao dịch. Ngày 19- 1- 2006 cổ phiếu của VINAMILK chính thức được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). Nhóm ngành sản xuất là ngành chính của Vinamilk. Ngành: Các sản phẩm từ sữa, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, Vốn điều lệ: 12.000.621.930.000 Giá ngày giao dịch đầu tiên: 53,000 đồng. Số cổ phiếu niêm yết lần đầu: 159.000.000 Số phiếu niêm yết hiện tại: 2.089.955.445 Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 289.089.645.346 PHẦN IV: PHÂN TICH DIỄN BIẾN GIÁ VÀ KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH CỦA CHỨNG KHOÁN. PHẦN III. PHÂN TÍCH CÁC TIÊU CHUẨN ĐỊNH TÍNH VÀ ĐỊNH LƯỢNG CỦA VINAMILK TẠI THỜI ĐIỂM ĐĂNG KÝ NIÊM YẾT Tiêu chuẩn niêm yết thông thường do Sở giao dịch Chứng khoán của quốc gia quy định, dựa trên cơ sở thực trạng của nền kinh tế. Tiêu chuẩn này bao gồm các điều kiện về tài chính của các công ty, chính sách khuyến khích hay hạn chế niêm yết... Nội dung và sự phát triển của các quy định niêm yết mỗi nước hay mỗi Sở giao dịch Chứng khoán được quy định khác nhau. Thông thường, ở các quốc gia có thị trường chứng khoán phát triển, các tiêu chuẩn niêm yết chặt chẽ hơn các thị trường mới nổi. Tiêu chuẩn về niêm yết được quy định dưới hai hình thức: Tiêu chuẩn định tính và Tiêu chuẩn định lượng. Tiêu chuẩn định tính. Một cổ phiếu muốn được niêm yết trên sàn giao dịch phải có đầy đủ các tiêu chuẩn niêm yết. Việc quy định điều kiện niêm yết cho cổ phiếu nhằm mục đích tạo thị trường ổn định, tạo niềm tin cho công chúng đầu tư vào chứng khoán, khuyến khích các công ty hoạt động hiệu quả đưa cổ phiếu lên niêm yết tại sàn giao dịch. Các tiêu chuẩn định tính: Triển vọng của công ty. Phương án khả thi về sử dụng vốn của đợt phát hành. Cơ cấu tổ chức hoạt động của công ty (Hội đồng quản trị và ban giám đốc điều hành). Mẫu chứng chỉ chứng khoán. Lợi ích mang lại đối với ngành nghề trong nền kinh tế quốc dân. Tổ chức công bố thông tin. Tiêu chuẩn định lượng. Thời gian hoạt động từ khi thành lập công ty: công ty niêm yết phải có một nền tảng kinh doanh hiệu quả và thời gian hoạt động liên tục trong một số năm nhất định đến thời điểm niêm yết. Thông thường, đối với các thị trường truyền thống của công ty niêm yết phải có thời gian hoạt động tối thiểu là 3 - 5 năm, hoặc cổ phiếu đã được giao dịch trên thị trường phi tập trung. Quy mô và cơ cấu sở hữu cổ phần công ty: Quy mô công ty niêm yết phải đủ lớn để tạo nên tính thanh khoản tối thiểu cho chứng khoán của công ty. Lợi suất thu được từ vốn cổ phần: Mức sinh lợi trên vốn đầu tư (cổ tức) phải cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng kỳ hạn 1 năm. Hoặc số năm hoạt động kinh doanh có lãi tính đến thời điểm niêm yết là 2 - 3 năm. Tiêu chuẩn định lượng Nghị Định 58 Vốn điều lệ thực góp 120 tỷ VNĐ Thời gian Ít nhất 2 năm hoạt động hình thức công ty cổ phần Lãi/ Lỗ Lãi 2 năm liền kề trước năm niêm yết Không lỗ lũy kế tới năm niêm yết. Nợ Không có các khoản nợ quá hạn hoặc trên 1 năm. ROE (lợi nhuân trên vốn chủ sở hữu) >=5% Cơ cấu cổ đông 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 300 cổ đông không phải cổ đông lớn nắm giữ. Ràng buộc đối với cổ đông là thành viên -Nắm giữ 100% cổ phiếu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết & 5-% cổ phiếu trong 6 tháng tiếp -Công khai mọi khoản nợ đối với công ty của các đối tượng này và những người có liên quan. Tỷ lệ nợ: có thể là tỷ lệ nợ trên tài sản ròng của công ty, hoặc tỷ lệ vốn khả dụng điều chỉnh trên tổng tài sản nợ của công ty ở mức cho phép, nhằm đảm bảo duy trì tình hình tài chính lành mạnh của doanh nghiệp. Sự phân bố cổ đông: là dựa trên số lượng và tỷ lệ cổ phiếu cho các cổ đông thiểu số nắm giữ thông thường là (1%) và các cổ đông lớn (5%); tỷ lệ cổ phiếu cho cổ đông sáng lập và cổ đông ngoài công chúng nắm giữ mức tối thiểu. Phân tích các tiêu chuẩn định lượng. Tiêu chuẩn Định lượng Điều kiện đáp ứng Đủ điều kiện niêm yết Vốn điều lệ thực góp 12.006.621.930.000>12 tỷ VNĐ Thời gian hoạt động Công ty cổ phần từ năm 2003 cho đến bây giờ 17 năm và hoạt động dưới hình thức này là > 2 năm. Lãi/ Lỗ Công ty luôn có lãi 2 năm liền kề trước năm niêm yết. Đủ điều kiện niêm yết. Nợ Công ty không có các khoản nợ quá hạn Đủ điều kiện niêm yết. ROE ( Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) =30,45% Cơ cấu cổ đông 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết do có ít nhất 300 cổ đông không phải cổ đông lớn nắm giữ. Đủ điều kiện niêm yết. Ràng buộc đối với cổ đông là thành viên -Nắm giữ 100% cổ phiếu trong 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% cổ phiếu đủ điều kiện niêm yết trong 6 tháng tiếp. -Công khai mọi khoản nợ đối với công ty của các đối tượng này và những người có liên quan. PHẦN V: NHỮNG BẤT CẬP VÀ GIẢI PHÁP TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. Bất cập. Chi phí niêm yết khá tốn kém: để chứng khoán có thể niêm yết được, VNM phải bỏ ra rất nhiều khoản chi phí như hội họp, thuê tư vấn, kiểm toán, chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ, quảng cáo... Áp lực đối với lãnh đạo doanh nghiệp VNM về kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh: tổ chức niêm yết luôn phải chịu áp lực giám sát của xã hội, áp lực phải nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh nhằm duy trì và tăng giá cổ phiếu trên TTCK và những người đứng đầu doanh nghiệp hiển nhiên sẽ chịu áp lực lớn nhất. Quyền kiểm soát có thể bị đe doạ: khi niêm yết, việc giao dịch chứng khoán khiến cơ cấu cổ đông thường thay đổi, dẫn đến sự biến đổi và bất ổn định trong quá trình quản lý của doanh nghiệp VNM và có thể đe doạ đến quyền kiểm soát của các cổ đông lớn. Chịu nhiều nghĩa vụ công bố thông tin và các ràng buộc khác: khi niêm yết chứng khoán, VNM phải công bố ra bên ngoài các thông tin như số lượng chứng khoán do các nhân vật chủ chốt nắm giữ; thông tin về tình hình tài chính, doanh thu, chi phí, định hướng, chiến lược phát triển... điều này đòi hỏi nguồn lực về tài chính và con người. Mặt khác, chính việc công bố này đôi khi cũng bất lợi cho doanh nghiệp, khi đối thủ cạnh tranh nắm được thông tin. Chú ý: Sự thành công của việc niêm yết chứng khoán phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: điều kiện chung của nền kinh tế, luật pháp, chính sách... đặc biệt là trạng thái hay xu hướng của TTCK. Khi TTCK đang lên, việc niêm yết rất thuận lợi và giá chứng khoán tăng cao. Ngược lại, trong trường hợp thị trường đang đi xuống, việc niêm yết sẽ gặp những khó khăn nhất định và khả năng doanh nghiệp huy động được vốn qua kênh này trở nên rất khó khăn. Đôi khi, chính doanh nghiệp chủ động tạm dừng niêm yết để chờ tín hiệu tích cực từ thị trường, thậm chí một số doanh nghiệp đã được cấp phép niêm yết còn chần chừ chưa muốn lên sàn. Song, theo quy định, trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp quyết định chấp thuận đăng ký niêm yết, tổ chức niêm yết buộc phải chính thức giao dịch chứng khoán niêm yết. Giải pháp Thông tin phải mang tính chất đồng bộ và chặt chẽ hơn đối với các DN khi tham gia GDCK. Đa dạng hóa và nâng cao các phương tiện công bố thông tin để đám bảo tính độc lập chuyên nghiệp và uy tín hơn. Có quy định mang tính bắt buộc tất cả các chủ thể trên TTCK thực hiện công bố thông tin bằng tiếng Việt và cả tiếng Anh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docde_tai_giai_phap_tren_so_gia_dich_chung_khoan_thanh_pho_ho_c.doc
Tài liệu liên quan